Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 111

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ


MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÁ BASA VỚI CÔNG
SUẤT 450 M3/ NGÀY. ĐÊM

SVTH: LƯƠNG MỸ PHỤNG


GVHD: ThS. TRẦN THỊ VÂN TRINH

TP.HCM, THÁNG 06/2023


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ


MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÁ BASA VỚI CÔNG
SUẤT 450 M3/ NGÀY. ĐÊM

SVTH: LƯƠNG MỸ PHỤNG


GVHD: ThS. TRẦN THỊ VÂN TRINH

TP.HCM, THÁNG 06/2023


Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Họ và tên sinh viên: Lương Mỹ Phụng
Lớp: 09_ĐH_MT2
Ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường
1. Ngày giao đồ án: 07/10/2022
2. Ngày hoàn thành đồ án: 27/06/2023
3. Đầu đề đồ án: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa
với công suất 450 m3/ ngày.đêm
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:
- Tổng quan về ngành thủy sản.
- Thu thập những số liệu sẵn có về lượng nước thải thủy sản phát sinh, thành phần và tính
chất nước thải thủy sản.
- Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý.
5. Các bản vẽ kỹ thuật:
- Sơ đồ mặt cắt công nghệ: 01 bản vẽ khổ A2 và A3
- Chi tiết công trình đơn vị hoàn chỉnh (công trình chính): 3 bản vẽ khổ A2 và A3
- Mặt bằng bố trí công trình: 01 bản vẽ khổ A2 và A3

TP.HCM, Ngày 27 tháng 06 năm 2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Trần Thị Vân Trinh

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên: Lương Mỹ Phụng MSSV: 0950020036
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

TP.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2023


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Trần Thị Vân Trinh

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên em xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để cho chúng em học tập tại
trường.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường đã giảng dạy cho chúng em
nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như giúp chúng em có đủ cơ sở lý thuyết để hoàn
thành tốt đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô ThS. Trần Thị Vân Trinh đã hướng dẫn em
trong suốt quá trình làm đồ án. Do nhận thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên khó
tránh khỏi thiếu sót, em kính mong nhận được sự thông cảm cùng sự góp ý của quý thầy,
cô để chúng em rút kinh nghiệm và làm tốt hơn với những đồ án khác trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Lương Mỹ Phụng

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN...................................................11
1.1 Tổng quan ngành thủy sản:.......................................................................................11
1.1.1 Đặc điểm và sản lượng khai thác:.......................................................................11
1.1.2 Một số sơ đồ chế biến thủy sản hiện nay:...........................................................12
1.2 Khái quát hiện trạng nước thải trong chế biến thủy sản:...........................................12
1.2.2 Thành phần và tính chất nước thải thủy sản:......................................................13
1.2.2.1 Thành phần:.................................................................................................13
1.2.2.2 Tính chất:....................................................................................................14
1.2.3 Giá trị đầu vào các thông số nước thải thủy sản của một số công ty nước ta:....15
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CHẾ BIẾN
THỦY SẢN........................................................................................................................17
2.1 Tổng quan các phương pháp xử lý:...........................................................................17
2.1.1 Phương pháp xử lý cơ học:..................................................................................17
2.1.2 Phương pháp xử lý hóa lý:...................................................................................25
2.1.3 Phương pháp hóa học:.........................................................................................28
2.1.4 Phương pháp sinh học:.......................................................................................29
2.1.5 Phương pháp xử lý bùn cặn:...............................................................................38
2.2 Một số công nghệ xử lý nước thải thủy sản đã áp dụng:...........................................39
2.2.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH thực phẩm Đồng Tháp...............39
2.2.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng)
.....................................................................................................................................40
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI..................41
3.1 Các thông số nước thải của Công ty chế biến thủy sản phi lê cá Basa:....................41
3.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ:........................................................................................42
3.2.1 Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ dựa vào các yếu tố:............................................42
3.2.2 Cơ sở đề xuất phương án:....................................................................................42
3.3 đề xuất công nghệ và lựa chọn công nghệ:...............................................................42
3.3.1 Phương án 1:........................................................................................................42
3.2.2 Phương án 2.........................................................................................................46
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ..............................................52

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ PHƯƠNG ÁN 1..................................................53


4.1 Song chắn rác cơ giới:...............................................................................................53
4.1.1 Nhiệm vụ:............................................................................................................53
4.1.2 Tính toán:............................................................................................................53
4.2 Bể thu gom:..............................................................................................................55
4.2.1 Nhiệm vụ:...........................................................................................................55
4.2.2 Tính toán:...........................................................................................................55
4.3. Tính toán bể tuyển nổi:............................................................................................57
4.3.1 Nhiệm vụ:............................................................................................................57
4.4 Bể điều hòa sục khí...................................................................................................64
4.4.1. Nhiệm vụ:..........................................................................................................64
4.4.2. Tính toán:...........................................................................................................64
4.5 Bể Anoxic:................................................................................................................70
4.5.1.Nhiệm vụ:...........................................................................................................70
4.5.2.Tính toán:............................................................................................................70
4.6. Bể Aerotank:............................................................................................................74
4.6.1 Nhiệm vụ:...........................................................................................................74
4.6.2 Tính toán:............................................................................................................75
4.7 Bể Lắng 2:.................................................................................................................87
4.7.1 Nhiệm vụ:...........................................................................................................87
4.7.2 Tính toán:............................................................................................................87
4.8. Bể khử trùng:............................................................................................................94
4.8.1 Nhiệm vụ:...........................................................................................................94
4.8.2 Tính toán:............................................................................................................94
4.9 Bể nén bùn:...............................................................................................................99
4.9.1 Nhiệm vụ:...........................................................................................................99
4.9.2 Tính toán:............................................................................................................99
4.10. Máy ép bùn:..........................................................................................................104
4.10.1 Nhiệm vụ:.......................................................................................................104
4.10.2 Tính toán:........................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................105
SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1. 1: Biểu đồ sản lượng khác thác 4 vùng khai thác trọng điểm, giải đoạn 2018-2022.
(đv: tấn)..............................................................................................................................10
Hình 1. 2: Quy trình chế biến cá tra, basa đông lạnh của Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng &
Thương Mại Trường Thịnh................................................................................................11
Hình 2. 1: Cấu tạo song chắn rác........................................................................................17
Hình 2. 2: Bể điều hòa........................................................................................................20
Hình 2. 3:Bể lắng đứng......................................................................................................21
Hình 2. 4: Bể lắng ngang....................................................................................................22
Hình 2. 5: Bể lắng ly tâm....................................................................................................23
Hình 2. 6: Bể tách dầu mỡ..................................................................................................24
Hình 2. 7: Bể keo tụ tạo bông.............................................................................................25
Hình 2. 8:Bể tuyển nổi.......................................................................................................27
Hình 2. 9: Nguyên lí hoạt động Aerotank..........................................................................34
Hình 2. 10: Bể MBBR........................................................................................................35
Hình 2. 11: Sơ đồ hoạt động của hệ thống SBR.................................................................36
Hình 2. 12: Hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH thực phẩm Đồng Pháp..................39
Hình 2. 13: Hệ thống xử lý nước thải Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi......................39

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Thành phần nước thải chế biến thủy sản...........................................................14


Bảng 1. 2: Đặc tính nước thải đầu vào của Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi (Sóc
Trăng).................................................................................................................................14
Bảng 1. 3: Đặc tính nước thải đầu vào của công ty TNHH thực phẩm Đồng Tháp...........15
Bảng 2. 1: Ứng dụng quá trình xử lý hóa học....................................................................27
Bảng 3. 1: Thành phần thải của nhà máy chế biến thủy sản phi lê cá Basa.......................40
Bảng 3. 2: Bảng hiệu suất phương án 1..............................................................................44
Bảng 3. 3: Bảng hiệu suất phương án 2..............................................................................49
Bảng 3. 4: So sánh 2 công nghệ.........................................................................................51
Bảng 4. 1: Hệ số không điều hòa chung K0........................................................................53
Bảng 4. 2: Thông số thiết kế song chắn rác........................................................................56
Bảng 4. 3: Tổng hợp thông số tính toán hố thu gom..........................................................58
Bảng 4. 4: Thông số tính toán cho bể tuyển nổi khí hòa tan..............................................59
Bảng 4. 5: Tổng hợp thông số tính toán bể tuyển nổi........................................................64
Bảng 4. 6: Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí..........................................................66
Bảng 4. 7: Tổng hợp Thông số tính toán bể điều hòa........................................................71
Bảng 4. 8: Tóm tắt thông số tính toán của bể Anoxic........................................................75
Bảng 4. 9: Các thông số đặc trưng cho kích thước bể Aerotank........................................78
Bảng 4. 10: Tóm tắt thông số tính toán của bể Aerotank...................................................87
Bảng 4. 11: Tóm tắt thông số tính toán của bể lắng đứng đợt 2.........................................94
Bảng 4. 12: Tóm tắt thông số tính toán của bể khử trùng..................................................99
Bảng 4. 13: Tóm tắt thông số thiết kế bể nén bùn............................................................104

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


1 TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
2 QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
3 TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
4 DO: nồng độ oxy hòa tan.
5 COD: lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong khoảng
thời gian nhất định.
6 BOD: lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa các chất bao gồm cả vô cơ và
hữu cơ trong khoảng thời gian nhất định.
7 SS: hàm lượng cặn lơ lửng.
8 VSV: vi sinh vật.

SVTH: Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN


1.1 Tổng quan ngành thủy sản:
1.1.1 Đặc điểm và sản lượng khai thác:
 Đặc điểm:
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,
có diện tích khoảng 3,448,000 km², có bờ biển dài 3,260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải
rộng 226,000 km², vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km² với hơn 4,000 hòn
đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1,160 km² được che chắn tốt dễ trú đậu
tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát
tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng
11,000 loài sinh vật đã được phát hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày
đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy
sản.
 Tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2018 – 2020:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng khai thác của cả nước năm
2020 là 3.863,7 nghìn tấn đạt 102,3% so với năm 2019. Tổng sản lượng khai thác của
2019 và 2018 lần lượt là 3.777,7 nghìn tấn và 3.606,3 nghìn tấn. Có thể thấy rằng, mặc dù
tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhưng sản lượng thủy sản khai thác của
nước ta vẫn tăng, mặc dù không nhiều.

Hình 1. 1: Biểu đồ sản lượng khác thác 4 vùng khai thác trọng điểm, giải đoạn 2018-
2022.(đv: tấn)

SVTH: Lương Mỹ Phụng 1


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

1.1.2 Một số sơ đồ chế biến thủy sản hiện nay:

Hình 1. 2: Quy trình chế biến cá tra, basa đông lạnh của Công ty CP Đầu Tư Xây
Dựng & Thương Mại Trường Thịnh.
1.2 Khái quát hiện trạng nước thải trong chế biến thủy sản:

1.2.1 Tác động của quá trình chế biến thủy sản đóng hộp đến môi trường nước:
Nguồn thứ nhất: nguồn nước thải từ quá trình vệ sinh các phương tiện vận chuyển, dụng
cụ bốc xếp cá tươi,…
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Nguồn thứ hai: nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồ hộp, đặc biệt là trong quá
trình rửa sạch nguyên liệu.
Nguồn thứ ba: Một lượng nước thải không định kỳ khác là nước thải sinh ra trong quá
trình bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị. Nguồn nước thải này có thành phần ô
nhiễm chính là dầu mỡ và chất rắn lơ lửng.
Nước thải sản xuất có chứa nhiều các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng và vi sinh.
Nước thải chế biến thủy sản phi lê có hàm lượng các chất ô nhiễm cao (các hợp
chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp chất nitơ và photpho cao) nếu không
được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.
Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến đồ hộp có thể thấm xuống đất và
gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi
trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt.
Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ
sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật.
1.2.2 Thành phần và tính chất nước thải thủy sản:
1.2.2.1 Thành phần:
 Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến đồ hộp chủ yếu là dễ bị phân hủy.
Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo... khi xả vào nguồn
nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan
để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây
ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài
nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm
chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
 Chất rắn lơ lửng
Chủ yếu là các chất khoáng vô cơ, đất cát bám trên nguyên liệu, các mảnh vụn
chứa thịt, xương và vẩy cá, những loại này rất dễ lắng. Nồng độ các chất lơ lửng dao động
tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước
đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng
tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ
đục nguồn nước).
 Chất dinh dưỡng (N, P)
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài
tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu
nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước
của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên
dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất
cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh,
nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước.
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá, từ 1,2
 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu
nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.
 Vi sinh vật
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là
nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các
nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt,
nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
 Mùi
Mùi Amoni (NH4): Có 2 nguồn dẫn đến hình thành amoni. NH3 Là sản phẩm phụ
của quá trình chuyển hóa (phân hủy xác) động vật. Nguồn thứ hai là sự phân hủy protein
từ thức ăn và chất thải của động vật. NH3 chuyển thành dạng liên kết đọc hại hơn NH3 khi
pH cao.
Mùi H2S sinh ra từ các chất thải tích tụ, từ các chất protein bị thối rửa. Càng dư
thừa chất hữu cơ, nồng độ H2S càng cao.
Ngoài ra còn có mùi Clo do quá trình vệ sinh, tẩy rửa.
1.2.2.2 Tính chất:
Nước thải từ quá trình tiếp nhận và chế biến sản phẩm thường có màu nâu xám do
sự phân hủy của các lipit, phot phat với mùi đặc trưng của quá trình thối rửa, do các vi
khuẩn yếm khí ký sinh sống trong cơ thể và các loại vi khuẩn hiếu khí sống ở da và mang
cá phân giải các loại axit amin thành các chất gây mùi như H 2S, CH4, NH3... tùy thuộc vào

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

chủng loại sản phẩm mà mùi có thể dao động từ mùi nhẹ đến nặng. Đặc biệt là nước thải
từ quá trình chế biến tôm, mực, bạch tuộc có mùi rất nặng.
Màu sắc của nước thải thay đổi theo sản phẩm chính chế biến trong ngày. Màu
nước thải từ màu ít đến màu rất đậm. Riêng nước thải tại các bể tập trung thường có màu
xám đến đen do quá trình tự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi các nhóm men nhu
proteaza, lipaza, polipeptid.
Cho nên nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không
được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực.
Nguyên liệu ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng, từ các loại thủy hải
sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng khá đa dạng tùy
theo từng mặt hàng nguyên liệu và đặc tính loại sản phẩm. Vì thế, mỗi cơ sở chế biến, sản
xuất thủy sản sẽ khác nhau, nương theo thị trường cũng như nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng mà công nghệ chế biến sẽ ngày càng hiện đại và an toàn.
1.2.3 Giá trị đầu vào các thông số nước thải thủy sản của một số công ty nước ta:
Bảng 1. 1: Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Nguồn: Tổng cục môi trường 2009.

Bảng 1. 2: Đặc tính nước thải đầu vào của Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi (Sóc
Trăng)

QCVN 11:2015/BTNMT,
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu vào
Cột A

pH - 6,6 6-9

SS mg/l 700 50
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

COD mg/l 1634 75

BOD5 mg/l 1250 30

Tổng Nito mg/l 119 30

Tổng photpho mg/l 48 10

Dầu mỡ mg/l 80 10

Colifom MNP/100ml 3x104 3000


Nguồn: Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng).

Bảng 1. 3: Đặc tính nước thải đầu vào của công ty TNHH thực phẩm Đồng Tháp

Nồng độ QCVN
Thông số Đơn vị 11:2015/BTNMT,
đầu vào Cột A

pH - 6,9 6-9

SS mg/l 500 50

COD mgO2/l 2400 75

BOD5 mgO2/l 1400 30

T-N mg/l 150 30

T-P mg/l 52 10

Dầu và mỡ mg/l 66,7 10

Colifom MNP/100ml 21×104 3000


Nguồn: Công ty TNHH thực phẩm Đồng Tháp.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CHẾ BIẾN
THỦY SẢN
2.1 Tổng quan các phương pháp xử lý:
2.1.1 Phương pháp xử lý cơ học:
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải
được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song chắn
rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ… Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại chỗ tách
các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý
nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, người ta thường dùng các quá trình thủy
cơ (gián đoạn hoặc liên tục): lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực
trọng trường hoặc lực ly tâm và lọc. Việc lưa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào kích
thước hạt, tính chất hóa lý, nồng độ lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần
thiết.
Nếu kết hợp làm thoáng sơ bộ thì phương pháp xử lý cơ học có thể tăng hiệu quả
xử lý. Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá trình
xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của
các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
a. Song chắn rác:
 Công dụng
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và các tạp
chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước
thải ở phía sau hoạt động ổn định.
 Điều kiện áp dụng
Các song chắn được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn, nghiêng một
góc 60 – 70%. Thanh song chắn có thể có tiết diện tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Thanh song
chắn có tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật bị giữ lại. Do đó
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

thông dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc ở phía sau và cạnh tròn
ở phía trước hướng đối diện với dòng chảy. Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, người
ta chia song chắn thành 2 loại: song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100
mm và song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Để tính kích thước
song chắn, dựa vào tốc độ nước thải chảy qua khe giữa các thanh, thường lấy bằng 0,8 – 1
m/s.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và
trước các công trình xử lý nước thải.

Hình 2. 1: Cấu tạo song chắn rác.


 Các yếu tố ảnh hưởng
Kiểu mạng ống thu gom: hệ thống mạng lưới thu gom riêng biệt không có các vật
rắn có thể tích rất lớn.
Mức nước đến: các ống gom càng chôn sâu thì thiết bị chắn rác càng phải cao để
dâng chất thải đến độ cao cho phép vận hành và loại chúng ra ở bề mặt.
Vận tốc trung bình khoảng 0.6-1 m/s để ép sát các chất thải vào các thanh nhưng
không cho chúng đi qua khe.
Các song chắn hoạt động trong môi trường ẩm và ăn mòn.
 Ưu điểm
+ Đơn giản, rẻ tiền, dễ lắp đặt.

+ Giữ lại tất cả các tạp chất lớn.

 Nhược điểm
+ Không xử lý, chỉ giữ lại tạm thời các tạp vật lớn.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

+ Làm tăng trở lực hệ thống theo thời gian.

+ Phải xử lý rác thứ cấp.


b. Thiết bị nghiền rác:
 Công dụng
Là thiết bị có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt nhỏ lơ lửng trong nước
thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm.
 Điều kiện áp dụng
Trong thực tế cho thấy việc sử dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác
đã gây nhiều khó khăn cho các công đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên sẽ làm tắc
nghẽn hệ thống phân phối khí và các thiết bị làm thoáng trong các bể (đĩa, lỗ phân phối
khí và dính bám vào các tua bin
c. Bể lắng cát:
 Công dụng
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh,
mảnh kim loại, tro tán, thanh vụn, vải vụn… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn,
giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo.
 Điều kiện áp dụng
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, bể lắng đợt 1.
Bể lắng cát gồm các loại sau:
+ Bể lắng cát ngang: có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể. Bể
có tiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
+ Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên theo chân bể. Nước được dẫn theo
ống tiếp tuyến với phần hình trụ vào bể. Chế độ dòng chảy khá phức tạp, nước
trong bể chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tịnh tiến đi lên, trong khi đó
các hạt cát dồn về trung tâm và rơi xuống đáy.
+ Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào bể
theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
+ Bể lắng cát làm thoáng: để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệu quả
xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bị phun khí. Dàn

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy bể với
một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các phẩn tử
nặng có thể lắng.
d. Bể điều hòa:
 Công dụng
Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD5, SS.
Khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải lượng dòng vào,
đảm bảo hiệu quả các công trình xử lý phía sau, đảm bảo đầu ra xử lý, giảm chi phí và
kích thước của các thiết bị sau này.
 Điều kiện áp dụng
Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay ngoài
dòng thải xử lý. Phương án điều hòa trên dòng thải có thể làm giảm đáng kể dao động
thành phần nước thải đi vào công trình phía sau, còn phương án điều hòa lưu lượng ngoài
dòng thải chỉ giảm được một phần nhỏ đó. Vị trí tốt nhất để điều hòa cần được xác định
cụ thể cho từng hệ thống xử lý, phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom
cũng như đặc tính của nước thải.
 Ưu điểm
+ Xử lý sinh học được nâng cao, giảm nhẹ quá tải, pha loãng các chất gây ức chế
sinh học và pH được ổn định;
+ Chất lượng đầu ra và hiệu quả nén bùn của bể lắng đợt 2 được cải thiện do bông
cặn đặc chắc hơn;
+ Diện tích bề mặt lọc giảm, hiệu quả lọc được nâng cao, và hơn nữa chu kì rửa lọc
đồng đều hơn do tải lượng thuỷ lực thấp hơn;
+ Trong xử lý hoá học, ổn định tải lượng sẽ dể dàng điều khiển giai đoạn chuẩn bị và
châm hoá chất , tăng cường độ tin cậy của quy trình.
 Nhược điểm
+ Diện tích mặt bằng hoặc chỗ xây dựng cần tương đối lớn.

+ Bể điều hoà hoà ở những nơi gần khu dân cư cần được che kín để hạn chế mùi

+ Đòi hỏi phải khuấy trộn và bảo dưỡng

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

+ Chi phí đầu tư tăng

Hình 2. 2: Bể điều hòa.


e. Bể lắng:
 Công dụng
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng
riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ từ
từ nổi lên bề mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận chuyển lên
công trình xử lý cặn.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng
Lưu lượng nước thô; Nồng độ pH trong nguồn nước; Thời gian lắng; Khối lượng
riêng và tải lượng tính theo SS; Tải lượng thủy lực; Sự keo tụ các hạt rắn; Vận tốc dòng
chảy trong bể; Nhiệt độ nước thải; Kích thước bể lắng.
Dựa vào chứa năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:
Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các chất rắn
lơ lửng không hòa tan.
Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các cặn vi sinh,
bùn trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Dựa vào cấu tạo bể lắng được chia thành các dạng bể lắng như:
 Bể lắng đứng:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Bể lắng đứng thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông, đáy dạng nón hay chóp
cụt.
+ Nguyên lý hoạt động:
Nước được đưa vào ống trung tâm và di chuyển xuống theo phương đứng và kết
thúc ống trung tâm tại miệng loa hình phễu.
Sau khi ra khỏi ống trung tâm dòng nước va vào tấm hắt hình phễu và thay đổi
hướng đứng sang hướng ngang rồi dâng lên theo thân bể, khi đó cặn lắng xuống đáy bể
theo hướng ngược lại với dòng nước.
Nước sau khi lắng trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và đi ra ngoài
theo ống dẫn nước ra đến công trình xử lý tiếp theo.
+ Ưu điểm: Thiết kế gọn, diện tích đất xây dựng không nhiều, thuận tiện trong xả
bùn hoặc tuần hoàn bùn.
+ Nhược điểm: Hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang, chi phí xây dựng tốn
kém, hiệu suất xử lý không cao.
+ Phạm vi ứng dụng: Ứng dụng cho trạm có công suất nhỏ (công suất đến
20.000m3/ngày.đêm) (TCVN 51-1984).

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hình 2. 3:Bể lắng đứng.

 Bể lắng ngang:
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều dài không nhỏ
hơn 1/4 và chiều sâu đến 4m. Nước thải theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn
thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng. Đối diện ở cuối bể
cũng xây máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mực
nước 0,15 – 0,2 m và không sâu quá 0,25 – 0,5 m. Để thu và xả chất nổi, người ta đặt một
máng đặc biệt ngay sát kề tấm chắn. Bể lắng ngang có thể làm một hố thu cặn ở đầu bể
hoặc có thể làm nhiều hố thu cặn dọc theo chiều dài của bể.
+ Ưu điểm: Gọn, có thể làm hố thu cặn ở đầu bể và cũng có thể làm nhiều hố thu cặn
dọc theo chiều dài của bể; Hiệu quả xử lý cao.
+ Nhược điểm: Có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy làm giảm khả năng
lắng của các hạt cặn. Giá thành cao.
+ Phạm vi ứng dụng: Sử dụng cho trạm có công suất > 15.000 m 3/ngày.đêm (TCVN
51-1984) đối với trường hợp xử lý nước có dùng phèn và áp dụng với bất kỳ công
suất nào cho các trạm xử lý không dùng phèn.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hình 2. 4: Bể lắng ngang.

 Bể lắng ly tâm:
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn, đường kính có thể từ 5m trở lên. Nguồn nước đi
vào xiclon ở phần trên theo phương tiếp tuyến với tiết diện ngang và quay xung quanh
trục của xiclon rồi đi vào ống thu dặt trên đỉnh đồng trục với xiclon. Cặn bị văn ra thành
xiclon tuột xuống dưới đi vào côn thu rồi từ đó được tháo liên tục ra ngoài qua ống đặt ở
đáy.
+ Nguyên lý hoạt động:
Bể lắng ly tâm là loại bể lắng trung gian giữa bể lắng ngang và bể lắng đứng. Nước
từ vùng lắng chuyển động từ trong ra ngoài và từ dưới lên.Nước cần xử lý vào ống trung
tâm rồi vào giữa ngăn phân phối, rồi được phân phối vào vùng lắng. Trong vùng lắng
nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra.
+ Phạm vi ứng dụng:
Bể lắng ly tâm được ứng dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng
20.000m3/ngày.đêm (TCVN 51-1984). Thường dùng để sơ lắng nguồn nước có hàm lượng
cặn cao CO > 2000mg/l.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hình 2. 5: Bể lắng ly tâm.

f. Bể tách dầu mỡ:


 Công dụng
Bể tách dầu mỡ nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước,
chúng gây ảnh hưởng xấu tới các công trình thoát nước (mạng lưới và công trình xử lý),
các chất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học và phá hủy
cấu trúc bùn hoạt tính của bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn. Áp
dụng trọng lực tự nhiên, các hạt dầu nổi lên do tỷ trọng riêng của chúng và được vớt ra
ngoài.
 Điều kiện áp dụng
Bể tách dầu mỡ thường dùng cho nước thải có hàm lượng dầu mỡ > 100 mg/l. Vận
tốc nước trong bể tách dầu có thể dao động từ 0,005 – 0,01 m/s. Đối với các hạt dầu có
đường kính 80 ÷ 100μm, vận tốc nổi lên của hạt bằng 1 đến 4 mm/s. Bể tách dầu thường
có 2 ngăn trở lên. Chiều rộng từ 2÷3m, chiều sâu lớp nước từ 1,2 ÷ 1,5m.
Có 2 quá trình tách dầu:
 Dùng trọng lực tự nhiên: các hạt dầu từ nổi lên do tỷ trọng riêng của chúng
 Dùng trọng lực nhân tạo: dùng lực ly tâm hay cyclone  tăng trưởng trọng lực.

Hình 2. 6: Bể tách dầu mỡ.


2.1.2 Phương pháp xử lý hóa lý:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá
trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra
khỏi nước thải.
a. Bể keo tụ, tạo bông:
 Công dụng
Giảm độ đục, khử màu, khử các chất ô nhiễm hòa tan (kim loại nặng) cặn lơ lửng
và vi sinh vật kích thước nhỏ. Các loại chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại
bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời
gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt,
polymer… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành
các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn, nên sẽ lắng nhanh hơn.
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl,
KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3
hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp.
 Điều kiện áp dụng
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo
bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất
phân tán không tan gây ra màu. Theo nghiên cứu của CIBA GELGY Service Limited
(1993) thì phèn nhôm và phèn sắt có thể loại bỏ 40% COD và 80% Crom tổng cộng từ
0,6mg/l xuống còn 0,1mg/l. Nghiên cứu Turkman (1991) cho thấy với liều lượng phèn sắt
500mg/l hiệu quả khử độ đục là 98,3%.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hình 2. 7: Bể keo tụ tạo bông.

b. Bể tuyển nổi:
 Công dụng
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất rắn không tan
hoặc tan hoặc lỏng có tỉ trọng nhỏ hơn làm nền. Nếu sự khác nhau về tỉ trọng đủ để tách,
gọi là tuyển nổi tự nhiên.
 Điều kiện áp dụng
Trong xử lý nước thải, về nguyên tắc, tuyển nổi thường được sử dùng để khử các
chất lơ lửng và nén bùn cặn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục bọt khí nhỏ (thường là không
khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các
bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với
nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
 Ưu điểm
Có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Khi các hạt
đã nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu bằng bộ phận vớt bọt.
Có các loại tuyển nổi như:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học;


 Tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm khí nén (qua các vòi phun, qua các
tấm xốp);
 Tuyển nổi với tách không khí từ nước (tuyển nổi chân không; tuyển nổi không áp;
tuyển nổi có áp hoặc bơm hỗn hợp khí nước);
 Tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hoá học.

Hình 2. 8:Bể tuyển nổi.


2.1.3 Phương pháp hóa học:
Bảng 2. 1: Ứng dụng quá trình xử lý hóa học

Quá trình Ứng dụng

Trung hoà Để trung hoà các nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.

Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp thường sử dụng
là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine, ozone…

Các quá trình Nhiều loại hoá chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất
khác định nào đó. Ví dụ như dùng hoá chất để kết tủa các kim loại nặng
trong nước thải.

 Điều kiện áp dụng


SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Phương pháp xử lý hóa học là đưa hóa chất vào nước thải để gây tác động với các
tạp chất, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng (kết tủa) hoặc phân hủy chất độc hại tạo dạng
chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý hóa học có thể bao gồm: phương pháp trung hòa nước thải
chứa axit hay kiềm, phương pháp oxy hóa khử, phương pháp điện hóa, phương pháp sinh
học…
 Ưu điểm:
Hóa chất dễ kiếm trên thị trường, công trình tốn ít diện tích, không gian xử lí nhỏ,
hiệu quả xử lí cao, tốn ít thời gian xử lí so với các phương pháp khác.
 Nhược điểm:
Chi phí cho hóa chất cao, tính toán xử lí phức tạp, đòi hỏi kĩ sư phải có chuyên
môn, sản phẩm cuối của quá trình cần có biện pháp xử lí hiện đại.
2.1.4 Phương pháp sinh học:
Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh
vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ
này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Quá trình xử lý nước thải
được dựa trên sự oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoà tan. Nếu
oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình sinh học hiếu
khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hoà tan trong nước
nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự
nhiên.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Quá trình xử lý được dựa trên
cơ sở phân huỷ các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí. Đối với
các hệ thống thoát nước qui mô vừa và nhỏ người ta thường dùng các công trình kết hợp
với việc tách cặn lắng với phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng.
 Điều kiện áp dụng
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt
động của vi sinh vật có khả năng phân hóa những hợp chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong
nước. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh
dưỡng và tạo năng lượng.Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận các chất dinh dưỡng để

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình
phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Có hai loại công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:
 Xử lý trong điều kiện tự nhiên
 Xử lý trong điều kiện nhân tạo
a. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên:
 Ưu điểm:
+ Đảm bảo hiệu suất xử lý cao và ổn định;

+ Chi phí đầu tư xây dựng thấp;

+ Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp;

+ Yêu cầu kỹ năng vận hành không cao so với các công nghệ thông thường khác;
Tuổi thọ dài hơn so với tuổi thọ các công nghệ xử lý có sử dụng các thiết bị điện –
cơ khí;
+ Ít phụ thuộc các yếu tố như công tác xây dựng, các thiết bị điện, cơ khí;

+ Công nghệ/quá trình xử lý đơn giản, hiệu quả xử lý ổn định và lâu dài;

+ Nhu cầu bảo dưỡng và vận hành ít;

+ Có khả năng vận hành độc lập;

+ Có khả năng tuần hoàn, tái sử dụng tối đa nước sau xử lý và các sản phẩm có ích từ
chất gây ô nhiễm;
+ Có thiết kế đơn giản, phổ biến với bất kì quy mô nào từ nhỏ đến lớn;

+ Tạo cảnh quan.

 Nhược điểm:
+ Yêu cầu vệ sinh định kỳ bùn lắng;

+ Giá thành xây dựng có thể tăng đáng kể;

+ Ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết;

+ Các vấn đề về mùi;

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

+ Có thể mất khả năng xử lý do sự quá tải về chất rắn hoặc ammonia.
a1. Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc:
Đó là khu đất được chuẩn bị riêng biệt để sử dụng đồng thời cho hai mục đích xử
lý nước thải và gieo trồng. Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên diễn ra dưới tác dụng
của hệ thực vật dưới đất, mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của thực vật.
Trong cánh đồng tưới có vi khuẩn, men, nấm, rêu tảo, động vật nguyên sinh và
động vật không xương sống. Nước thải chủ yếu là vi khuẩn. Trong lớp đất tích cực xuất
hiện sự tương tác phức tạp của vi sinh vật có bậc cạnh tranh.
Số lượng vi sinh vật trong đất cánh đồng tưới phụ thuộc vào thời tiết trong năm.
Vào mùa đông, số lượng vi sinh vật nhỏ hơn nhiều so với mùa hè. Nếu trên các cánh đồng
không gieo, trồng cây nông nghiệp và chúng chỉ được dùng để gieo trồng cây có hạt và
cây ăn tươi, cỏ, rau cũng như để trồng cây lớn và cây nhỏ.
 Nguyên tắc hoạt động:
Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc dựa trên khả năng giữ các
cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua màng lọc, nhờ có oxy trong lỗ
hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu khí hoặt động phân hủy các chất
hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống đất, lượng oxy càng ít và quá trình oxy hóa các chất
hữu cơ giảm xuống dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra quá trình khử nitrat. Đã xác
định được quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt sâu 1,5m. Vì vậy các cánh
đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có mực nước nguồn thấp hơn
1,5m so với mặt đất.
 Nguyên tắc xây dựng:
Cánh đồng tưới và bãi lọc là những mảnh đất được san phẳng hoặc tạo dốc không
đáng kể và được ngăn cách tạo thành ô bằng các bờ đất. Nước thải phân bố vào các ô
bằng hệ thống mạng lưới phân phối gồm: mương chính, máng phân phối và hệ thống tưới
trong các ô. Nếu khu đất chỉ dùng xử lý nước thải, hoặc chứa nước thải khi cần thiết gọi là
bãi lọc.
Các cánh đồng tưới có ưu điểm so với Aerotank:
+ Giảm chi phí đầu tư và vận hành

+ Không thải nước ra ngoài phạm vi diện tích tưới

+ Bảo đảm được mùa cây nông nghiệp lớn và bền


SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

+ Phục hồi đất bạc màu


a2. Hồ sinh học:
 Cấu tạo:
Hồ sinh học là nơi có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hóa, hồ
ổn định nước thải… Trong hồ sinh học diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ
nhờ các loại vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác.
 Nguyên tắc hoạt động:
Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy
hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat
amoni sinh ra từ sự phân hủy, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động
bình thường cần phải giữ pH và nhiệt độ tối ưu hóa. Nhiệt độ không được thấp hơn 60C.
Theo quá trình sinh hóa, người ta chia hồ sinh học ra các loại: hồ hiếu khí, hồ kỵ
khí, hồ tùy nghi.
 Hồ kỵ khí: Dùng để lắng và phân hủy cặn bằng phương pháp sinh hóa tự nhiên dựa
trên cơ sở sống và hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí, loại hồ này thường được sử
dụng để xử lý nước thải có độ nhiễm bẩn lớn.
 Hồ tùy nghi: Trong loại hồ này thường xảy ra hai quá trình song song: quá trình
oxy hóa hiếu khí và quá trình oxy hóa kỵ khí. Nguồn oxy cung cấp cho quá trình
oxy chủ yếu là oxy do khí trời khuếch tán qua mặt nước và oxy do sự quang hợp
của rong tảo, quá trình này chỉ đạt hiệu quả ở lớp nước phía trên, độ sâu khoảng
1m. Quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn ở đáy hồ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.
Chiều sâu của hồ có ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn tới các quá trình oxy hóa và
phân hủy của hồ. Chiều sâu của hồ tùy nghi thường lấy trong khoảng 0,9 – 1,5m.
 Hồ hiếu khí: Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Người
ra phân loại hồ này thành hai nhóm: hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân
tạo. Hồ làm thoáng tự nhiên để đảm bảo ánh sáng có thể xuyên qua, chiều sâu hồ
khoảng 30 - 40cm. Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 3 -12 ngày. Hồ hiếu khí
làm thoáng nhân tạo hoặc bằng máy khuấy cơ học. Chiều sâu của hồ khoảng 2 –
4,5m.
b. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo:
b1. Xử lý sinh học trong điều kiện thiếu khí (Bể Anoxic):

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Nguyên tắc của quá trình này là trong điều kiện thiếu khí oxy (hàm lượng oxy hòa
tan được giữ trong nước là 1mg/l) thì các chất dinh dưỡng như N,P có trong nước thải sẽ
bị các VSV tùy nghi phân hủy. Thực hiện quá trình khử Nitrat:
VSV nitrosomonas
NO3- NO2- NO2-
VSV nitrosomonas
NO2- + CHC N2+ N2 + CO2 + H2O...
b2. Quá trình xử lý hiếu khí:
Trong quá trình bùn hoạt tính, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra khi nước thải
tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục.
Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu:
+ Cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ
lửng.
+ Xáo trộn đều vi sinh vật và chất hữu cơ trong nước thải và chúng sử dụng chất hữu
cơ như nguồn thức ăn.
+ Khi vi sinh vật phát triển và được xáo trộn bởi không khí chúng sẽ kết thành khối
với nhau tạo thành bùn hoạt tính – bông bùn sinh học.
+ Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải sau khi ra khỏi bể aerotank được đưa đến bể
lắng đợt 2 và được lắng giữ tại đây.
+ Phần lớn bùn hoạt tính (> 50%) được tuần hoàn trở lại bể aerotank (gọi là bùn tuần
hoàn) để duy trì mật độ vi sinh vật đáp ứng khả năng phân hủy chất hữu cơ tốt.
+ Phần lớn bùn hoạt tính còn lại trong bể lắng (bùn hoạt tính dư) được đưa đến bể
nén bùn để giảm độ ẩm và sau đó xử lý chúng bằng các phương pháp thích hợp.
b2.1 Bể Aerotank:
 Nguyên lý hoạt động:
Nước thải được bơm vào bể Aerotank. Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật
sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong
điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và
duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa
sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để oxy hóa các hợp chất hóa học
trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Tiếp theo diễn ra quá trình khử nitơ và nitrat hóa.
Hợp chất hữu cơ chứa nitơ NH 4+, sinh khối tế bào vi sinh vật, tế bào sống và tế bào chết
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

theo bùn ra ngoài. Do quá trình thủy phân bởi enzyme của vi khuẩn và quá trình đồng hóa
khử nito tạo ra các khí NO2, O2 chúng sẽ thoát vào không khí. Để các quá trình trong
Aerotank diễn ra thuận lợi thì phải tiến hành khuấy trộn hoàn toàn để nén sục oxy tinh
khiết.
 Nguyên lý cấu tạo:
Bể có hình chữ nhật, hình tròn, hình khối trụ. Tại Việt Nam thông dụng là hình chữ
nhật. Bể có cấu tạo đơn giản là một khối hình chữ nhật, bên trong được bố trí hệ thống
phân phối khí nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan. Bể Aerotank có chiều cao từ 2,5 m trở
lên nhằm mục đích khi sục khí vào thì lượng không khí kịp hòa tan vào trong nước, nếu
chiều cao thấp thì không khí sẽ thóat hết không có oxy hòa tan. Trừ 1 số loại có thể phân
phối khí dưới dạng nano hay ion.
 Ưu điểm:
+ Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90% ;

+ Loại bỏ được Nitơ trong nước thải;

+ Vận hành đơn giản, an toàn;

+ Thích hợp với nhiều loại nước thải;

+ Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.

 Nhược điểm
+ Thể tích công trình lớn và chiếm nhiều mặt bằng hơn;

+ Chi phí xây dựng công trình và đầu tư thiết bị lớn hơn;

+ Chi phí vận hành đặc biệt chi phí cho năng lượng sục khí tương đối cao, không có
khả năng thu hồi năng lượng;
+ Không chịu được những thay đổi đột ngột về tải trọng hữu cơ.

 Các yếu tố ảnh hưởng:


+ Lượng oxy hoà tan trong nước;

+ Thành phần dinh dưỡng đối với vi sinh vật;

+ Nồng độ chất bẩn hữu cơ trong nước thải;

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

+ Các chất độc tính trong nước thải;

+ pH, nhiệt độ và nồng độ chất lơ lửng của nước thải.

 Yêu cầu:
Nước thải được đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l
(TCVN 51-1984), hàm lượng sản phẩm dầu mỡ không quá 25 mg/l, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt
t = (6 - 370C).
Điều kiện áp dụng:
Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân
cư, bệnh viện, thủy sản…

Hình 2. 9: Nguyên lí hoạt động Aerotank.


b2.2 Bể MBBR:
MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các
giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều
kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải
đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục
trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ
dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các
chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xã vi sinh sẽ phát triển và
dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt
đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do
không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong
nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp
chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học
hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các
hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi sinh vật
bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp
vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh hoạt, nito
chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển
hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử
dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite về dạng
khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học.
Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này
rất tốt.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta
thêm vao bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều
chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là < 50% thể tích bể.
Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch
tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu
khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.

Bể MBBR hiếu khí Bể MBBR thiếu khí


Hình 2. 10: Bể MBBR.
b2.3 Bể sinh học dạng mẻ SBR:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hệ thống aerotank làm việc theo mẻ kế tiếp (SBR) là quá trình bùn hoạt tính hay
được sử dụng để xử lý nước thài đô thị và công nghiệp. Quá trình gồm 5 giai đọan:
1) Làm đầy- Fill- Có hoặc không có sục khí tùy thuộc mục đích quá trình
2) Phản ứng- React- Sục khí làm thoáng tương tự Aerotank
3) Lắng tĩnh- Settle- Điều kiện lắng bùn lý tưởng tạo môi trường yếm khí
4) Gạn nước- Decant- Rút nước trong bằng hệ thống decanter
5) Chờ- Idle- Giai đoạn phụ có hoặc không tùy theo thiết kế
Do nước vào, phản ứng (kị khí, hiếu khí, thiếu khí), lắng, tháo nước ra, nạp mẻ
mới được thực hiện trong cùng 1 bể phản ứng, do đó rất tiết kiệm diện tích xây dựng.
Đồng thời, bùn hoạt tính không cần tuần hoàn để duy trì nồng độ bùn trong bể như các
quá trình bùn hoạt tính khác. SBR có hiệu quả cao khi xử lý nước có hàm lượng chất hữu
cơ hòa tan và chất dinh dưỡng cao. Nó còn được áp dụng để xử lý nước thải nhiễm
phenol, benzoic axit, các chất béo.

Hình 2. 11: Sơ đồ hoạt động của hệ thống SBR.


b3. Quá trình xử lý kỵ khí:
Phân hủy kỵ khí (Anaerobic Descomposotion) là quá trình phân hủy các chất hữu
cơ thành chất khí (CH4 và CO2) trong điều kiện không có ôxy. Việc chuyển hoá các axit

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

hữu cơ thành khí mêtan sản sinh ra ít năng lượng. Lượng chất hữu cơ chuyển hoá thành
khí vào khoảng 80 ÷ 90%.
Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiệt độ nước thải, pH, nồng độ MLSS. Nhiệt độ
thích hợp cho phản ứng sinh khí là từ 32 ÷ 35oC.
Ưu điểm nổi bật của quá trình xử lý kỵ khí là lượng bùn sản sinh ra rất thấp, vì thế
chi phí cho việc xử lý bùn thấp hơn nhiều so với các quá trình xử lý hiếu khí.
Bể UASB
Cả ba quá trình phân hủy – lắng bùn – tách khí được lắp đặt trong cùng một công
trình. Tạo thành các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật cao và tốc độ lắng vượt xa so với
bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng.
Bể UASB gồm dòng nước thải chảy ngược lên đi xuyên qua tầng bùn mật độ cao
với hoạt tính của vi sinh vật cao.
Nồng độ bùn thay đổi dọc theo chiều cao của bể.
Quá trình biến đổi chất hữu cơ xảy ra trong vùng phân hủy.
Nước thải và bùn được xáo trộn đều với nhau nhờ dòng vào các bọt khí.
Nước thải đi vào ở đáy và đi ra qua vùng lắng và máng thu nước phía trên.
Bộ phận tách khí đặt ở dưới vùng lắng để đảm bảo điều kiện lắng tốt nhất cho bông
bùn.
Bông bùn (1 – 5 mm) sau khi tách khí rơi trở lại vùng phân hủy (đệm bùn và tầng
bùn dãn nở)
Thời gian lưu bùn hay tuổi bùn (SRT): > 30 ngày
 Ưu điểm:
+ Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, COD = 15.000mg/l;

+ Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80%;

+ Yêu cầu về dinh dưỡng (N, P) của hệ thống của công nghệ sinh học kỵ khí thấp
hơn hệ thống xử lý hiếu khí do sự tăng trưởng và sinh sản của vi sinh vật kỵ khí
thấp hơn vi sinh vật hiếu khí;
+ Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống;

+ Hệ thống xử lý kỵ khí tiêu thụ rất ít năng lượng trong quá trình vận hành.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Nhược điểm:
+ Cần diện tích và không gian lớn để xử lý chất thải;

+ Quá trình tạo bùn hạt tốn nhiều thời gian và khó kiểm soát.
2.1.5 Phương pháp xử lý bùn cặn:
Nhiệm vụ của xử lý bùn cặn (bùn cặn được tạo ra trong quá trình xử lý nước thải)
là: Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn; Ổn định cặn; Khử trùng và sử dụng lại cặn cho
các mục đích khác nhau: bón ruộng, cải tạo đất, san lấp.
Rác (gồm các tạp chất không tan kích thước lớn, cặn bã thực vật, giấy, giẻ lau…)
được giữ lại ở song chắn rác có thể chở đến bãi rác (nếu lượng rác không lớn) hay nghiền
rác và sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi bùn để làm ráo nước và chở đi sử dụng vào
mục đích khác nhau.
Cặn tươi từ bể lắng 1 được dẫn đến bể mêtan để xử lý.
Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng 2 được dẫn trở lại Aerotank
để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn), phần còn lại (gọi là
bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được
dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Đối với các trạm xử lý sử dụng bể biophin với quá trình sinh vật bám dính, bùn
lắng từ bể lắng đợt 2 được gọi là màng vi sinh vật (màng sinh học) và được dẫn trực tiếp
đến bể mêtan hoặc có thể dẫn về trước bể lắng 1.
Cặn ra khỏi bể mêtan thường có độ ẩm cao (96 - 97%). Để giảm thể tích bùn cặn
và làm ráo nước, có thể sử dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: sân
phơi bùn, hồ chứa bùn hoặc trong điều kiện nhân tạo như: thiết bị lọc chân không, thiết bị
lọc ép dây đai, thiết bị li tâm cặn…). Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55 - 75%.
Để tiếp tục làm giảm thể tích bùn cặn, có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều
dạng khác nhau như: thiết bị sấy dạng trống, dạng khí nén, băng tải… Sau khi sấy, độ ẩm
còn 25 - 30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý nước thải công suất nhỏ, việc xử lý bùn cặn có thể tiến hành
đơn giản hơn, nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi bùn trên nền cát có hệ thống thu
nước bên dưới.
2.2 Một số công nghệ xử lý nước thải thủy sản đã áp dụng:
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

2.2.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH thực phẩm Đồng Tháp
Sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh
Công suất của nhà máy: 180 tấn nguyên liệu/ngày
Nguyên liệu: Cá tra. Nước thải phát sinh: 20 m 3/tấn sản phẩm (với Công suất 3.600
m3/ngày đêm)
Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hình 2. 12: Hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH thực phẩm Đồng Pháp
2.2.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng)
Sản phẩm: Từ cá tra và cá basa
Công suất của nhà máy: 70 tấn nguyên liệu/ngày.
Nguyên liệu: Cá tra và cá basa
Nước thải phát sinh: 11,4 m3/tấn sản phẩm (với Công suất 800 m3/ngày đêm)
Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy:

Hình 2. 13: Hệ thống xử lý nước thải Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI


3.1 Các thông số nước thải của Công ty chế biến thủy sản phi lê cá Basa:
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng, thông tin về lưu lượng và thành phần, tính chất của
nước thải Nhà máy chế biến thủy sản phi lê cá Basa. Lưu lượng nước thải của nhà máy là
450 m3/ngày.đêm và thành phần, đặc tính nước thải được thể hiện ở bản sau:
Bảng 3. 1: Thành phần thải của nhà máy chế biến thủy sản phi lê cá Basa

QCVN Cmax Trạng thái của


STT Thông số Đơn vị Giá trị 11:2015/BTNMT (Kq=1; thông số so với
(CỘT B) Kf=1) QCVN

1 pH - 7,2 5,5-9 5-9 Đạt

2 BOD5 mg/l 960 50 50 Vượt 19,2 lần

3 COD mg/l 1260 150 150 Vượt 8,4 lần

4 SS mg/l 600 100 100 Vượt 6 lần

5 Dầu mỡ mg/l 400 20 20 Vượt 20 lần

Tổng
6 mg/l 130 30 30 Vượt 4,3 lần
Nitơ

Tổng
7 mg/l 28 20 20 Vượt 1,4 lần
Photpho

MPN/100
8 Coliform 3 x 104 5000 5000 Vượt 6 lần
ml

Nhận xét: Qua các thông số tính chất nước thải ta nhận thấy đây là loại nước thải có tính
chất ô nhiễm cao, nhưng lại phù hợp với công nghệ xử lý sinh học thông qua tỷ lệ
BOD5/COD = 0,76 > 0,5. Các nồng độ SS, BOD 5, COD, Tổng nitơ, Phốt pho đều vượt
khá cao so với cột B QCVN 11:2015/BTNMT, cụ thề nồng độ COD vượt 8,4 lần, SS vượt
6 lần, BOD5 vượt 19,2 lần, tổng nitơ vượt 4,3 lần, phốt pho vượt 1,4 lần, dầu mỡ vượt 20
lần so với quy chuẩn. Với yêu cầu nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN
11:2015/BTNMT.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

3.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ:


3.2.1 Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ dựa vào các yếu tố:
 Lưu lượng nước thải.
 Thành phần và đặc tính của nước thải.
 Tiêu chuẩn xả thải vào các nguồn tiếp nhận tương ứng (Nước đầu ra phải đạt cột B
theo QCVN 11:2015/BTNMT).
 Phương pháp xử lý cặn.
 Khả năng tận dụng các công trình có sẵn.
 Điều kiện mặt bằng và địa điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng.
 Khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thông xử lí.
 Chi phí đầu tư xây dựng, quản lí, vận hành và bảo trì.
3.2.2 Cơ sở đề xuất phương án:
 Xử lý COD và BOD: Các loại bể thường được sử dụng để xử lý BOD, COD như:
Aerotank, bể UASB, công nghệ MBBR, công nghệ AAO, công nghệ SBR...
 Xử lý chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng có thể được loại bỏ ở song chắn rác, các loại
bể lắng, bể keo tụ tạo bông, bể tuyển nổi, bể lọc áp lực...
 Xử lý dầu mỡ: Dầu mỡ có thề được loại bỏ ở các loại bể tách dầu mở, bể tuyển nổi…
 Xử lý cặn, bùn: Có thề dùng bể nén bùn với máy ép bùn hoặc sân phơi bùn…
 Xử lý vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Khử trùng bằng hóa chất như chlorine hoặc javel,
khử trùng bằng ozon, bằng tia UV...
3.3 đề xuất công nghệ và lựa chọn công nghệ:
3.3.1 Phương án 1:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Nước thải đầu vào

Song chắn Chở đi xử lý


rác
Hố thu gom

Bể tuyển nổi Dầu mỡ,


Bồn áp lực váng nổi

Máy thổi Bể điều hòa thổi khí


khí

Bể Anoxic
tuần
hoàn Nước sau
nước ép bùn
Nước
Máy thổi khí Bể Aerotank Bùn
sau ép
tuần
bùn
hoàn

Bể lắng đứng Bể Nén bùn

Chlorine Bể khử trùng Máy ép bùn

Nguồn thải
(QCVN
11-2015/BTNMT: Cột B) Chở đi xử lý

Chú thích:
‘ Đường nước
Đường bùn
Đường khí
Đường hóa chất
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hiệu suất phương án 1


Bảng 3. 2: Bảng hiệu suất phương án 1

Dầu Colifom
Công trình đơn BOD5 COD SS Nito Photph
mỡ MPN/10
vị mg/l mg/l mg/l mg/l o mg/l
mg/l 0ml

Vào 800 1000 600 400 3×104 130 28


Song 5
chắn rác H (%) 5 5 - - - -
cơ khí 17

Ra 760 950 570 400 3×104 130 28

Vào 760 950 570 400 3×104 130 28


Bể
Tuyển 15 15
H (%) 75 90 - - -
nổi áp 20 25
lực
Ra 646 807,5 142,5 40 3×104 130 28

Bể điều Vào 646 807,5 142,5 40 3×104 130 28


hòa
H (%) 5 5 - - - - -
khuấy
trộn Ra 613,7 767,13 142,5 40 3×104 130 28

Vào) 613,7 767,13 142,5 40 3×104 130 28


Bể
H (%) 20 20 - 20 - 80 -
Anoxic
Ra 490,96 613,7 142,5 32 3×104 26 28

Vào 490,96 613,7 142,5 32 3×104 26 28


Bể
H (%) 90 90 - 50 - (*) (**)
Aerotank
Ra 49,09 61,37 142,5 16 3×104 6,12 24,02

Bể lắng Vào 49,09 61,37 142,5 16 3×104 6,12 24,02

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

H (%) - - 70 - - - 60
sinh học
Ra 49,09 61,37 42,75 16 3×104 6,12 9,61

Vào 49,09 61,37 42,75 16 3×104 6,12 9,61


Bể khử
H (%) - - - - 90 - -
trùng
Ra 49,09 61,37 42,75 16 3000 6,12 9,61

Nguồn tiếp nhận 50 150 100 20 5000 60 20

Tính toán lượng N và P ở bể Aerotank


Nồng độ dòng vào bể Aerotank là BOD5 = 490,96 mg/l, N = 26 mg/l, P = 28 mg/l,
H = 90%.
Ta có tỷ lệ BOD5 : N : P = 100 : 5 : 1
Dùng qui tắc tam suất:
BOD 5 100 BOD5 × H ×5 490 , 96 × 0 , 9× 5
= →N= = =19 , 88 mg/l (*)
N 5 100 100
N đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở bể Aerontank là 19,88 mg/l
N dòng ra bể Aerotank là: 26 - 19,88 = 6,12 mg/l
BOD 5 100 BOD5 × H ×1 490 , 96 × 0 ,9 × 1
= → P= = =3 ,98 mg /l (**)
P 1 100 100
P đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở bể Aerontank là 3,98 mg/l
P dòng ra bể Aerotank là 28 - 3,98 = 24,02 mg/l
Thuyết minh quy trình công nghệ 1
 Song chắn rác cơ khí + bể thu gom
Nước thải trong quá trình sản xuất qua song chắn rác cơ khí về hố thu gom nước thải
trước khi đi vào các bể xử lí chính. Mực nước tại bể thu gom được tự động đo bằng thiết
bị đo mức, làm cơ sở để điều khiển hoạt động của bơm để gom cũng như sở để điều khiển
hoạt động của bơm để gom cũng như số lượng bơm hoạt động
 Bể tuyển nổi

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Nước được đưa về bể tuyển nổi. Tai đây, nhờ lực đẩy và tỉ trong nhỏ hơn nước , các
hạt nhỏ hoặc mỡ kết dính với nhạu thành những hạt lớn hơn và nổi lên bề mặt, tại đây sẽ
được bố trí một hệ thống gạt để thu hồi lại. Nước sau khi qua bể tuyển nổi sẽ tự chảy vào
bể điều hòa, nước thải chảy vào bể điều hòa với thời gian lưu nước thải đủ để khử một
phần BOD,COD5.
 Bể điều hòa khuấy trộn
Nước thải bơm vào bể điều hòa, với thời gian lưu nước thải vừa đủ để khử khoảng
5% BOD và COD5. Nước thải vào bể điều hòa sẽ được làm cân bằng các thay đổi lớn về
lưu lượng, nồng độ và các chất ô nhiễm PH, bảo đảm cho công đoạn xử lí chính của
HTXLNT hoạt động ổn định. Bước ổn định này rất quan trọng vì đảm bảo được hoạt
động đồng nhất của từng thiết bị xử lí và không gây xáo trộn trong quá trình sinh học. Để
tránh hiện tượng yếm khí nước thải gây mùi khó chịu và để khuấy trộn đều nước thải
trong bể. Toàn bộ nước thải bể điều hòa được khuấy trộn gián đoạn bằng hệ thống sục khí
đặt chìm
 Bể Anoxic + Bể Aerotank
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào cụm bể Anoxic và bể Aerotank. Bể Anoxic
kết hợp với Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: Khử BOD, nitrat hóa, khử NH +4
và khử NO3- thành N2, khử P. Theo số sách khoa học, dầu mỡ < 100 mg/l có thể xử lý
trong bể sinh học. Bể Aerotank được sục khí dạng chìm dạng bọt mịn, đảm bảo oxy hóa
hiệu quả các chất hữu cơ, không gây mùi khó chịu và mất mỹ quan.
 Bể lắng đứng 2
Nước sau cụm bể Anoxic + Aerotank tự chảy vào bể lắng đứng 2. Nước được phân
phối vào ống trung tâm chả bể lắng và hướng dòng từ trên xuống. Các bông cặn vi sinh sẽ
va chạm, tăng kích thước và khối lượng trong quá trình chuyển động trong óng trung tâm.
Bùn lắng xuống đáy bể. một phần bùn được tuần hoàn bằng bơm chìm vể bể Anoxic, một
phần được đưa về bể nén bùn.
 Bể khử trùng
Tại Bể khử trùng clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới ảnh
hưởng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật có hại trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm
bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn
QCVN 11:2015/BTNMT, cột B và xả ra nguồn tiếp nhận.
3.2.2 Phương án 2

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Nước thải đầu vào


Chất thải rắn
Song chắn rác Chở đi xử lý

Hố thu gom
Bùn thải

Máy khuấy trộn chìm Bể điều hòa


khuấy trộn

PAC + sục khí Dầu mỡ,


Bể keo tụ tuyển nổi váng nổi

Máy thổi khí Nước


Bể MBBR sau ép,
nén bùn

Bể lắng đứng Bể Nén bùn

Chlorine Bể khử trùng Máy ép bùn

Nguồn thải Chở đi xử lý


(QCVN
11-2015/BTNMT: Cột B)

Chú thích:
‘ Đường nước
Đường bùn
Đường khí
Đường hóa chất

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hiệu suất phương án 2


Bảng 3. 3: Bảng hiệu suất phương án 2

Dầu Coliform
Công trình đơn BOD5 COD SS Nito Photph
mỡ MPN/100
vị mg/l mg/l mg/l mg/l o mg/l
mg/l ml

Vào 800 1000 600 400 3×104 130 28

Song chắn H
5 5 5 - - - -
rác cơ khí (%)

Ra 760 950 570 400 3×104 130 28

Vào 760 950 142,5 400 3×104 130 28

Bể điều
H
hòa khuấy 5 5 - - - - -
(%)
trộn
Ra 722 902,5 142,5 400 3×104 130 28

Vào 722 902,5 570 400 3×104 130 28


Bể keo tụ
H
tạo bông 15 15 75 85 - - -
(%)
tuyển nổi
Ra 613,7 767,13 142,5 60 3×104 130 28

Vào 613,7 767,13 142,5 32 3×104 119,77 28

Bể H
90 90 - 40 - 80 (*) (**)
MBBR (%)

Ra 30,68 76,71 142,5 19,2 3×104 14,01 26

Bể lắng Vào 30,68 76,71 142,5 19,2 3×104 14,01 26


đứng
H
- - 70 - - - 60
(%)

Ra 30,68 76,71 42,75 19,2 3×104 14,01 10,4


SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Vào 30,68 76,71 42,75 19,2 3×104 14,01 10,4

Bể khử H
- - - - 90 - -
trùng (%)

Ra 30,68 76,71 42,75 19,2 3000 14,01 10,4

Nguồn tiếp nhận 50 150 100 20 5000 60 20

Tính toán lượng N và P ở bể MBBR


Nồng độ dòng vào bể Aerotank là BOD5 = 441,86 mg/l, N = 26 mg/l, P=22,4 mg/l,
H=90%.
Ta có tỷ lệ BOD5 : N : P = 100 : 5 : 1
Quá trình Thiếu khí:
Hiệu suất xử lý N: H = 80% → N = 119,77 x 20% = 23,95 mg/l
Quá trình Hiếu khí: Dùng qui tắc tam suất:
BOD 5 100 BOD5 × H ×5 220 , 93 ×0 , 9 ×5
= →N= = =9 , 94 mg/l (*)
N 5 100 100
N đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở quá trình hiếu khí là 9,94 mg/l
N dòng ra bể MBBR là: 23,95 - 9,94 = 14,01 mg/l
BOD 5 100 BOD5 × H ×1 220 , 93× 0 , 9 ×1
= → P= = =2 mg/l (**)
P 1 100 100
P đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở quá trình hiếu khí là 2 mg/l
P dòng ra bể MBBR là 28 - 2 = 26 mg/l
Thuyết minh quy trình công nghệ 2
 Song chắn rác cơ khí + bể thu gom
Nước thải trong quá trình sản xuất qua song chắn rác cơ khí về hố thu gom nước thải
trước khi đi vào các bể xử lí chính. Mực nước tại bể thu gom được tự động đo bằng thiết
bị đo mức, làm cơ sở để điều khiển hoạt động của bơm để gom cũng như sở để điều khiển
hoạt động của bơm để gom cũng như số lượng bơm hoạt động.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Bể keo tụ tạo bông


Nước được đưa về bể keo tụ tạo bông. Tại đây, nhờ lực đẩy và tỉ trọng nhỏ hơn
nước, các hạt nhỏ hoặc mỡ kết dính với nhạu thành những hạt lớn hơn và nổi lên bề mặt,
tại đây sẽ được bố trí một hệ thống gạt để thu hồi lại. Nước sau khi qua bể keo tụ tạo bông
sẽ tự chảy vào bể điều hòa, nước thải chảy vào bể điều hòa với thời gian lưu nước thải đủ
để khử một phần BOD5, COD5.
 Bể điều hòa khuấy trộn
Nước thải bơm vào bể điều hòa, với thời gian lưu nước thải vừa đủ để khử khoảng
5% BOD và COD5. Nước thải vào bể điều hòa sẽ được làm cân bằng các thay đổi lớn về
lưu lượng, nồng độ và các chất ô nhiễm pH, bảo đảm cho công đoạn xử lí chính của
HTXLNT hoạt động ổn định. Bước ổn định này rất quan trọng vì đảm bảo được hoạt
động đồng nhất của từng thiết bị xử lí và không gây xáo trộn trong quá trình sinh học. Để
tránh hiện tượng yếm khí nước thải gây mùi khó chịu và để khuấy trộn đều nước thải
trong bể. Toàn bộ nước thải bể điều hòa được khuấy trộn gián đoạn bằng hệ thống khuấy
trộn đặt chìm
 Bể MBBR
Nước thải sau khi qua bể điều hòa khuấy trộn sẽ tự chảy vào bể MBBR. Bể MBBR
là dạng bể có kết hợp kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí. Bể được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử
BOD, nitrat hóa, khử NH4 và CO3- thành N2, khử photpho. Trong bể là qua trình kết hợp
giữa hai quá trình màng sinh học và bùn hoạt tính. Trong đó vi sinh vật phát triển trên bề
mặt giá thể lơ lửng trộn lẫn với nước thải trong bể. khi sinh vật phát triển và tăng lên
nhiều lần, sinh khối trên các đệm cũng tăng lên, lớp màng sinh vật ngày càng dày. Khi đó
sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy hòa tan cơ chất trong bể phản ứng đến tất cả các
sinh vật trên màng sinh học. các VSV ở lớp ngoài cùng màng sinh học thì cần thiết nhất là
oxy hòa tan và cơ chất khuếch tán trong suốt quá trình. Khi oxy hòa tan và cơ chất
khuếch tán qua mỗi lớp màng có sau thì các VSV ở lớp trước đó tiêu thụ càng nhiều.
Lượng oxy hòa tan sẽ giảm dần trong quá trình tạo màng sinh học và sẽ tạo ra các sản
phẩm của sự phân hủy hiếu khí, thiếu khí và yếm khí của các lớp ở màng sinh vật.
 So sánh 2 sơ đồ công nghệ

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Bảng 3. 4: So sánh 2 công nghệ

Bể Anoxic kết hợp Aerotank Bể MBBR

Ưu điểm  Đáp ứng được công suất xử lý. Đạt Đáp ứng được công suất xử lý.
cột B, QCVN 11:2015/BTNMT Đạt cột B,
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  QCVN 11:2015/BTNMT Quy
nước thải chế biến thủy sản. Bể chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
Aerotank thông dụng hơn không thải chế biến thủy sản. Bể
cần sử dụng giá thể. MBBR thường dùng trong công
 Chủ yếu lợi dụng thủy lực và trọng trình tải trọng cao.

lực, áp suất của nước nên không sử Hiệu quả xử lí BOD, COD cao..
dụng điện năng nhiều  ít tốn kém Không tuần hoàn bùn.
kinh phí vận hành hơn  Diện tích xây dựng nhỏ.
 Vận hành đơn giản, an toàn..
 Hiệu quả xử lí BOD cao.
 Loại bỏ N trong nước thải cao.

Khuyết  Diện tích xây dựng khá lớn.  Vận hành phức tạp.
điểm  Lượng bùn sinh ra nhiều và phải
 Chi phí đầu tư lớn.
thu gom định kì.  Khó xác định được thời gian lưu
bùn.
 Cần cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng tránh hiện tượng màng dễ
bị bong tróc.
 Khi vận hành đảm bảo giá thể
chuyển động hoàn toàn trong bể,
cần duy trì độ xáo trộn cần thiết
để lớp màng đủ mỏng để tăng
khả năng khuếch tán của cơ chất
và oxy vào trong lớp màng.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ


Lưu lượng nước thải vào hệ thống theo ngày đêm: Qng đ 3
tb =4 50 m /ngày đêm

ng đ
Q tb 450
Lưu lượng nước thải trung bình giờ: Qhtb = = =18 ,75 m3/h
24 24
h
Q tb 18 , 75 −3
Lưu lượng nước thải trung bình giây: Qstb = = =5 , 21×10 m3/s = 5,21 l/s
24 3600
Hệ số không điều hòa chung lấy theo bảng 4.1, phụ thuộc lưu lượng nước thải trung bình
ngày qtb.
Bảng 4. 1: Hệ số không điều hòa chung K0

Hệ số không Lưu lượng nước thải trung bình qtb (l/s)


điều hòa
chung K0 5 10 20 50 100 300 500 1000 ≥ 5000

K0max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44

K0min 0,38 0,45 0,5 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71

( Nguồn: Bảng 3-1/[5])

Ghi chú:
1. Khi lưu lượng trung bình nằm giữa các số trong bảng 4.1 thì hệ số không điều hòa
chung xác định bằng cách nội suy.
2. Hệ số không điều hòa K0 lấy theo bảng 4.1 cho phép áp dụng khi lượng nước thải sản
xuất không vượt quá 45% tổng lưu lượng nước thải đô thị.
3. Khi lưu lượng trung bình của nước thải nhỏ hơn 5 l/s thì K0 lấy bằng 5.
Với lưu lượng là 5,21 l/s
5 ,21−5 10−5
= → x=K 0 =2 , 48
x−2, 5 2 , 1−2 , 5 max

s s 3
→ Qmax=Q tb × K 0 =5 ,21 ×2 , 48=12 , 92l/ s=0,013 m /s
max

h h 3
→ Qmax=Q tb × K 0 =18 ,75 ×2 , 48=46 ,5 m /h
max

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

5 , 21−5 10−5
= → x=K 0 =0 ,38
x−0 , 38 0 , 45−0 , 38 min

→ Qm∈¿ =Q s s
× K 0 =5 , 21× 0 ,38=1 ,98 l /s =1 , 98× 10−3 m3 /s ¿
tb min

h h 3
→ Qmin =Qtb × K 0 =18 ,75 ×0 ,38=7 , 13 m /h
min

TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ PHƯƠNG ÁN 1

4.1 Song chắn rác cơ giới:


4.1.1 Nhiệm vụ:
Tách các loại chất thải rắn có kích thước nhỏ trong nước thải trước khi đưa nước
thải vào các công trình xử lý phía sau. Việc sử dụng lưới chắn rác trong các công trình xử
lý nước thải tránh được các hiện tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và gây hỏng hóc
bơm.
4.1.2 Tính toán:
Mương dẫn nước thải: mương có dạng hình chữ nhật.
Chọn song chắn rác làm sạch bằng cơ giới.
Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng độ dày tính toán của mương dẫn ứng với
Qmax :
Chọn h1 = hmax = 0,1 m (Trang 118/[2])
 Số khe hở của song chắn rác:

s
Qmax 0,013
n= ×K= × 1, 05=14 k h e (Trang 113/[2])
v × l× h1 0 ,6 × 0,016 ×0 , 1

Trong đó:
n: Số khe hở
s s
Qmax : Lưu lượng lớn nhất của nước thải ( m3/s), với Qmax = 0,013 m3/s.

v: Tốc độ nước chảy qua song chắn từ 0,6 – 1 m/s, chọn v = 0,6 m/s.
l: Khoảng cách giữa các khe hở (mm), từ 16 – 75 mm. Chọn l = 16 mm = 0,016 m. (Trang
113/ [2])

K: Hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K = 1,05.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Chiều rộng song chắn rác:


Bs=s × ( n−1 )+(l× n)=0,008 ×(14−1)+(0,016 ×14 )=0 , 33 m
(Trang 144/[2])

Trong đó:
s: bề dày thanh song chắn, thường lấy s = 0,008m.

 Tổn thất áp lực qua song chắn rác:


2 2
v max 0 ,6
h s=ξ × × K 1=0 ,83 × × 3=0 ,05 m=5 cm
2g 2 ×9 , 81
(Trang 114/[2])

Trong đó:
K1: Hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rác ở song chắn, K = 2÷3, chọn K1 = 3
ξ : Hệ số sức cản cục bộ, xác định theo công thức:

() ( ) ×sin 60 =0 , 83
4 4
s 0,008 o
ξ=β × 3
×sin α =2 , 42 × 3
l 0,016

Với α là góc nghiêng của song chắn so với hướng dòng chảy, chọn α = 600.
β là hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, chọn β = 2,42.

 Chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác:


B s−Bm 0 ,33−0 , 2
L1= = =0 , 2m
2× tan α 2 × tan 20o
(Trang 114/[2])
Trong đó:
Bs: chiều rộng của song chắn rác. Bs = 0,33 m.
Bm: chiều rộng mương dẫn nước vào. Chọn Bm = 0,2 m.
α: góc mở rộng của buồng đặt song chắn rác, α = 15- 200, chọn α =200.

 Chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác:


L1 0 , 2
L2 = = =0 , 1m
2 2
 Chiều dài xây dựng của phần mương để lắp đặt song chắn rác:
L = L1 + L2 + Ls = 0,2 + 0,1 + 1 = 1,3 m.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Trong đó:
Ls: Chiều dài phần mương để lắp đặt song chắn, chọn Ls = 1,m.

 Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt song chắn rác:
H = hmax + hs + 0,5 = 0,1 + 0,05 + 0,5 = 0,65 m
(Trang 115/[2])

Trong đó:
hmax= h1: Độ đầy ứng với chế độ Qmax, hmax = 0,1 m.
0,5: khoảng cách giữa cốt sàn đặt song chắn rác và mực nước cao nhất
hs: tổn thất áp lực ở song chắn rác, hs = 0,05 m.
Bảng 4. 2: Thông số thiết kế song chắn rác
Thông số Đơn vị Giá trị

Số khe hở khe 14
Chiều rộng song chắn rác m 0,33
Chiều rộng khe m 0,016
Bề dày song chắn rác m 0,008

Chiều sâu lớp nước trong mương m 0,1

Chiều sâu xây dựng m 0,65


Chiều dài đoạn trước SCR m 0,2

Chiều dài đoạn sau SCR m 0,1

Chiều rộng mương dẫn m 0,2

Lưới chắn rác được làm bằng lưới thép không gỉ (inox 304)

4.2 Bể thu gom:


4.2.1 Nhiệm vụ:
Thu gom nước thải

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

4.2.2 Tính toán:


Chọn thời gian lưu nước t = 10 – 20 phút. Chọn t = 15 phút.
 Thể tích bể thu gom:
h 15 3
V b =Qmax ×t=46 ,5 × =12 m
60
Chọn chiều sâu hữu ích h = 2 m.
Chọn chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 m
 Chiều sâu tổng cộng:
H = h + hbv = 2 + 0,5 = 2,5 m
Chọn tiết diện bể dạng hình vuông:
 Diện tích bể thu gom:
V b 12 2
A= = =4 ,8 m
H 2,5
Kích thước bể thu gom:
Kích thước bể thu gom: L × B × H = 2,2 m × 2,2 m × 2,5 m
 Tính toán bơm
Lưu lượng mỗi máy bơm, Qhmax = 46,5 m3/h
Chọn vận tốc đẩy của ống bơm v = 1,5 m/s ( Quy phạm v = 0,8 – 2m/s) [3]
 Công suất bơm:
Q × ρ × g × H 0 , 01 3× 1000 ×9 , 81 ×3 , 4
N= = =0 ,54 kW
1000 1000 × 0 ,8
Trong đó:
Q : Lưu lượng nước thải lớn nhất thoe giây, Qsmax =0,013 m3 /s
H : Chiều cao cột áp, H = 0,4 + 0,5 + 2,5 = 3,4 m
hd và hc : Tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ của đường ống, không vượt quá 0,4 m,
chọn 0,4 m
hf : Tổn thất áp lực qua thiết bị phân phối, không vượt quá 0,5 m, chọn hf = 0,5 m
H : Chiều sâu lớp nước trong bể, Hb = 2,5 m

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

: Khối lượng riêng của nước (kg/m3), = 1000 kg/m3

: Hiệu suất chung của bơm từ 0,72 – 0,93, chọn = 0,8


 Công suất thực của máy bơm bằng 1,2 lần so với công suất tính toán, với 1kW =
1,34HP
N = 0,54 × 1,2 = 0,65 kW = 0,87 HP
→ Chọn Máy bơm nước thải Tsurumi 80B21.5

Chiều cao cột áp: Hmax = 16,5 m


Công suất 1,5 kW
Họng xả 80 mm
Xuất xứ: Tsurumi Japan
Đơn giá: 17.421.000đ
Chọn 2 máy bơm chìm từ bể thu gom lên bể tuyển nổi (1 bơm hoạt động, 1 bơm dự
phòng)
 Tính toán ống dẫn nước sang bể tuyển nổi
 Đường ống dẫn nước sang bể tuyển nổi:

D=
√ 4 ×Q
v ×π
=

4 × 0 , 013
2×π
=0 , 09 m

Trong đó:
v: Vận tốc nước đi trong ống đầy của bơm từ v = 1,5 - 2 m/s
s s
Qmax :Lưu lượng nước lớn nhất giờ Qmax = 0,013 m3/s.

→ Chọn đường ống uPVC dẫn nước sang bể điều hòa có D = 100 mm

Bảng 4. 3: Tổng hợp thông số tính toán hố thu gom

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Lưu lượng giờ lớn nhất h


Qmax m3/h 46,5

2 Kích thước hầm tiếp nhận L×B×H m 2,2 × 2,2 × 2,5

3 Thời gian lưu nước t phút 15

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

4 Ống dẫn nước qua bể điều hòa D mm 100

5 Thể tích bể Vb m3 12

4.3. Tính toán bể tuyển nổi:


4.3.1 Nhiệm vụ:
Bể tuyển nổi dùng để tách các dầu mỡ, váng nổi và các tạp chất lơ lửng. Quá trình
tuyển nổi thường được thực hiện bằng áp lực, hỗn hợp khí lớn có áp lực lớn được đưa vào
bể, các hạt khí tách ra thành các hạt khí nhỏ. Các bọt khí đó sẽ kết dính các hạt và khi lực
nổi của tập hợp các bong bóng khí và hạt đủ lớn sẽ xùng nhau nổi lên bề mặt do tỉ trọng
của bọt khí và cặn bám lên đó nhỏ hơn tỉ trọng của nước rất nhiều. Bể còn có tác dụng
khử một phần chất hoạt động bề mặt và cặn lơ lửng.
4.3.2 Tính toán:
Bảng 4. 4: Thông số tính toán cho bể tuyển nổi khí hòa tan

Thông số Đơn vị Khoảng giá trị

A/S ml/mg 0,03 – 0,05

Ck mg 00C 29,2

100C 22,8

200C 18,7

300C 15,7

Tỷ số bão hòa, f 0,5 – 0,8

Áp suất , P atm 30 – 60 psi = 2,1 – 2,4 atm

Thời gian lưu nước, t Bể tuyển nổi, phút 20 – 60

Bồn áp lực, phút 0,5 – 3

Chiều cao lớp nước m 1–3

Hiệu suất khử SS % 60 – 80

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Tải trọng bề mặt m3/m2.ngày 20 – 325

(Nguồn: Trang 450/ [lâm])


Chọn nhiệt độ trung bình là 25°C
25−20 30−20
→ Độ hòa tan không khí: = → x =17 , 2ml /l→ C k =s a=17 ,2 ml /l
x−18 ,7 15 , 7−18 ,7
Ta tính bể tuyển nổi có tuần hoàn nước:
 Áp suất yêu cầu cho cột áp lực:
A 1 , 3 s a (fP−1) R
= (CT 2−16 /trang 49/[l â m])
S SaQ

Trong đó:
A/S: Tỷ số khí/nước, ml không khí cho 1 mg cặn, phụ thuộc vào tính chất của cặn như
kích thước, tỷ trọng và trạng thái bề mặt của từng bông cặn (A/S = 0,03 – 0,05). Lấy A/S
= 0,03
f: Phần khí hòa tan ở áp suất P, lấy f = 0,5 (0,5 ≤ f ≤ 0,8)
Hệ số 1,3: Là trọng lượng của 1 ml không khí tính bằng mg
R: Lưu lượng nước tuần hoàn
Sa: Hàm lượng chất rắn lơ lửng, mg/l. Sa = 570 mg/l
Q: Lưu lượng, Q = 18,75 m3/h
Ck: Độ hòa tan của khí, ml/l. Chọn t = 250C, khi đó Ck = 17,2 ml/l
P: Áp suất, atm; và được xác định như sau:
p+101 , 35
P= ( h ệ SI )
101, 35
Trong đó: p là Áp suất kế hay áp suất vận hành (kPa), chọn p = 330 kPa (270 kPa ≤ f ≤
340 kPa)
p+101 , 35 330+101 , 35
P= = =4 , 26 ( atm ) ≈ 5(atm)
101, 35 101 ,35

 Lưu lượng nước tuần hoàn


A
( )× Sa ×Q
S 0 , 03 ×570 × 18 ,75
R= = =9 ,56 m 3 /h
1 , 3× s a ×(fP−1) 1 , 3 ×17 , 2×(0 ,5 ×5−1)
 Phần trăm nước tuần hoàn:
9 ,56
×100 %=51 %
18 ,75

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Tổng lưu lượng nước vào bể:


3
QT =Q+ R=18 ,75+ 9 ,56=28 , 31m /h

 Đường kính ống tuần hoàn vào bể:

d=
√ 4R
3600 × v × π
=
√4 ×9 , 56
3600 ×1 ,2 × π
=0 , 53 m=6 0 mm

→ Chọn đường kính ống tuần hoàn làm bằng ống nhựa PVC Bình Minh D60 x 1,8MM

Trong đó:
R: Lưu lượng nước tuần hoàn, R = 9,56 m3/h
v: vận tốc nước trong ống, chọn v = 1,2 m/s
 Diện tích bề mặt tuyển nổi:
QT 28 , 31 2 2
A= = =5 , 66 m ≈ 6 m
L 5
L: tải trọng bề mặt tuyển nổi, L = 3 – 10 m3/m2h
 Chọn bể tuyển nổi hình chữ nhật
 Chiều cao xây dựng bể:
Hxd = h1 +h2 + hbv = 1,5 + 1 + 0,5 = 3 m.
Trong đó:
h1: Chiều cao ngăn tạo bọt, chọn h1 = 1,5 m.
h2: Chiều cao vùng lắng, chọn h2 = 1 m.
hbv: Chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0,5 m.
Chọn kích thước của bể: B × L = 2 m × 3 m
 Thể tích của bể tuyển nổi:
3
V =B × L × H =2× 3× 3=18 m

 Kiểm tra lại thời gian lưu nước:


V 18
t= = ×60=38 p h ú t ∈ ( 20 ÷ 40 p )
QT 28 ,31

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Thể tích cột áp lực:


h 18 , 75 3
V a =Q × t= × 2=0 63 m
60
Chọn t = 2 phút ( t = 1 – 3 phút)
 Trên thực tế, thể tích nước chỉ chiếm 2/3 thể tích bồn khí
2 2 3
V n= V a= × 0 ,63=0 , 42 m
3 3
 Chọn chiều cao bồn áp lực là H = 1 m. Vậy đường kính cột áp lực:

Dá p l ự c =
√ √ 4 Vn
πH
=
4 ×0 , 42
π ×1
=0 73 m

 Đường kính ống dẫn khí với vận tốc khí v = 1.5 m/s

Dk h í =
√ 4×R
π × vk h í
=

4 × 9 ,56
π ×1.5 ×3600
=0 ,05 m=50 mm

→ Chọn ống nhựa PVC Bình Minh D60 x 1,8MM


 Tính lượng khí cần cấp
A
=0 , 03 ⟹ A=0 , 03 × S
S
Trong đó:
S: Lượng cặn tách ra trong 1 phút (g).
3
3 450 m /ngđ
S=S a × Q=570 g/m × =178 , 13 g / phút .
24 h ×60 phút
Dưới áp lực dư P = 569 kPa, lượng khí dùng để bảo hòa chọn là 70%. Vậy lượng
khí cung cấp:
0 , 03 ×178 ,13
A= =8 l/ phút
70 %
Vậy chọn máy nén khí có Qk = 8 l/phút. Chọn máy nén khí 1 cấp Jucai AV808S –
1 HP, lưu lượng 80 l/phút.
Đường kính ống dẫn khí với vận tốc khí v = 15 m/s

Dkhí =
√ 4 ×Q k hí
π × vk hí
=
√ 4 ×80
π ×15 × 60× 1000
= 0,01 m = 10 mm.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

→ Chọn đường kính ống nhựa PVC Bình Minh dẫn khí D = 21 x 1,6 (mm)

 Tính đường ống dẫn nước:


Lưu lượng nước thải đầu vào: Qhtb=18 , 75 m3 /h
Vận tốc nước thải đi trong ống: v = 1 m/s (v = 1 – 2 m/s).
 Đường kính ống dẫn nước thải vào bể tuyển nổi:

Dố ng=

4 × Qhtb
π×v
=

4 ×18 , 75
π × 1× 3600
=0 , 08 m

→ Chọn ống dẫn nước thải làm bằng nhựa PVC Bình Minh có Dố ng = 80mm

 Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:


4 ×Q 4 ×18 , 75
v= 2
= 2
≈ 1 m/s
π × D ố ng π × 3600× 0 , 08

→ Thỏa mãn yêu cầu.

 Tính toán bơm nước tuần hoàn về bể tuyển nổi


Lưu lượng bơm tuần hoàn, R = 9,56 m3/h
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿ m
Trong đó:
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

 Cột áp của bơm:


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 3 = 6,6 m
 Chọn công suất bơm ly tâm:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

R × ρ × g × H b 9 ,56 ×1000 × 9 , 81× 6 , 6


N= = =0 , 21 kW
1000 × η 1000 × 0 , 8× 3600
Trong đó:
Lưu lượng nước tuần hoàn R = 9,56 m3/h
Hb: cột áp bơm Hb = 6,6 m
ρ : khối lượng riêng của chất lỏng, ρ = 1000 kg/m3
g: gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2
η: hiệu suất của máy η = 0,8
 Công suất thực tế:
Ntt = 1,5 × N = 1,5 × 0,21= 0,32 kW = 0,42 HP
Trong đó:
N < 1 → β = 1,5 – 2,2.
N > 1 → β = 1,2 – 1,5.
N = 5 – 50 → β = 1,1.
→ Chọn β = 1,5
→ Chọn 2 máy bơm CPM180 1,5 HP, xuất sứ tại Trung Quốc (1 làm việc 1 dự phòng)

Công suất: 1,5 HP


Cột áp max: 42 m.
Xuất xứ: Trung Quốc
Đơn giá: 2.490.000 đồng
Bảng 4. 5: Tổng hợp thông số tính toán bể tuyển nổi

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Thời gian lưu nước θ h 0,63

2 Diện tích bề mặt A m2 6

3 Lưu lượng nước hoàn lưu R m3/h 9,56

4 Chiều dài L m 3

5 Chiều rộng B m 2

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

6 Chiều cao H m 3

4.4 Bể điều hòa sục khí


4.4.1. Nhiệm vụ:
Giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ. Qua đó oxy hóa một phần chất hữu cơ, giảm
kích thước các công trình đơn vị phía sau và tăng hiệu quả xử lý nước thải của trạm.
Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và cân bằng nồng độ các
chất trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể
4.4.2. Tính toán:
 Tính toán Kích thước bể điều hòa
 Thời gian lưu nước tại bể điều hòa: t = 4 – 24 h. chọn 5 h.
V= Qhmax × t = 46,5 × 5 = 232 m3.
 Chiều cao xây dựng: Hxd = H + Hbv = 4 + 0,5 = 4,5 m.
Trong đó:
chiều cao bảo vệ: Hbv = 0,5 m.
chiều cao hữu ích của bể điều hòa: H = 4m
Chọn bể có tiết diện ngang hình chữ nhật
 Tiết diện bể:
V 232 2
F= = =58 m
H 4
Chọn chiều dài bể: L = 8,25 m
Chọn chiều rộng bể: B = 7 m
Kích thước bể điều hòa: L × B × H = 8,25 × 7 × 4,5 (m3) = 260 m3.
 Tính toán hệ thống đĩa, ống phân phối khí
Tính toán hệ thống cấp khí vào bể điều hòa
Trong bể điều hòa bố trí hệ thống ống sục khí để đảm bảo quá trình hòa trộn.
 Lượng khí cần cung cấp cho bể điều hòa:
qkk = R × Vtt = 0,015 × 260 = 3,897 m3/phút = 3897 l/phút = 0,065 m3/s
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Trong đó:
q: Lượng khí cần cung cấp cho 1 m3 dung tích trong bể 1 phút , q = 0,01 - 0,015 m3 khí/
m3.phút. Chọn q = 0,015 m3 khí/ m3.phút (Trang 418/[2]).
Wt: Thể tích xây dựng của bể điều hòa:
Bảng 4. 6: Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí

Lưu lượng khí Hiệu suất chuyển hóa


Loại khuếch tán khí – cách bố trí oxy tiêu chuẩn ở độ
(Lít/phút.cái) sâu 4,6m, %

Đĩa sứ - lưới 11 – 96 25 – 40

Chụp sứ - lưới 14 – 71 27 – 39

Bản sứ - lưới 57 – 142 26 – 33

Ống plastic xốp cứng bố trí:


+ Lưới 68 – 113 28 – 32
+ Hai phía theo chiều dài (dòng 85 – 311 17 – 28
chảy xoắn hai bên)
+ Một phía theo chiều dài (dòng
chảy xoắn một bên) 57 – 340 13 – 25

Ống plasitc xốp mềm bố trí:


+ Lưới 28 – 198 26 – 36
+ Một phía theo chiều dài 57 – 298 19 – 37

Ống màng khoan lỗ


+ Lưới 28 – 113 22 – 29
+ Một phía theo chiều dài 57 – 170 15 – 19

Khuếch tán không xốp (nonporous


diffusers)
+ Hai phía theo chiều dài 93 – 283 12 – 23

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

+ Một phía theo chiều dài 283 – 990 9 – 12

(Nguồn: Trang 419/[2])

Chọn ống khuếch tán khí plastic xốp cứng bố trí theo dạng lưới có lưu lượng khí 100
l/phút.
 Vậy số đĩa khuếch tán là:
qk k 3897
n đĩ a = = =38 ,97 đĩ a
100 100
→ Chọn số đĩa khuếch tán khí trong bể là 40 cái.

Trong đó
Chọn r = 100 (l/phút): Lưu lượng khí, r = 68 – 113 (l/phút)
Với diện tích đáy bể 7,75 m × 6 m, ta cho các ống sục khí đặt dọc theo chiều dài bể, các
ống được đặt trên giá đỡ ở độ cao 20 cm so với đáy bể.
Khoảng cách giữa các ống nhánh là 1,5 m các ống cách tường là 0,5 m. Khi đó, số ống
nhánh được phân bố là:
B−2× 0 ,5 7−2× 0 , 5
n ố ng= +1= +1=5(ố ng n h á n h)
1, 5 1,5
Vận tốc trong ống dẫn khí được duy trì trong khoảng 6 ÷ 33 m/s. Chọn v =15 m/s. (Trang
419/[2])

 Lưu lượng khí đi qua ống chính:


qkk = 3,897 m3/phút = 0,065 m3/s
 Đường kính ống dẫn khí chính:

Dố ng c h í n h=
√ 4 ×q kk
π × v k hí
=
√4 × 0 , 06 5
π ×15
=0 , 074 m=74 mm

→ Chọn ống khí chính là ống thép mạ kẽm SCH 40 có đường kính danh nghĩa DN 80mm,
độ dày 5,49 mm. [9]
 Lưu lượng khí trong ống dẫn khí nhánh:
n qkk 0,897 3
qk hí = = =0 ,78 m /s
n 5

 Đường kính ống dẫn khí nhánh:


SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm


d ố ng n h á n h=

4 × q nk hí
π × v khí
=
4 × 0 ,78
π ×15
=0 ,26 m=26 mm

→ Chọn ống khí nhánh là ống thép mạ kẽm SCH 40 có đường kính danh nghĩa DN
27mm, độ dày 3,56 mm. [9]
 Tính toán áp lực và công suất của hệ thống phân phối khí
 Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí được xác định theo công thức sau:
H tt =hd + hc + hf + H =0 , 4 +0 , 5+4=4 , 9 m

Trong đó:
hd – Tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn (m);
hc – Tổn thất áp lực cục bộ, hd + hc ≤ 0,4m. Chọn hd + hc = 0,4 m.
hf – Tổn thất qua thiết bị phân phối, hf ≤ 0,5m. Chọn hf = 0,5 m.
H – Chiều cao hữu ích của bể điều hòa, H = 4 m.
 Áp lực không khí đầu ra:
10 , 33+ H tt 10 ,33+ 4 , 9
P= = =1 , 47 atm
10 ,33 10 ,33
(Trang 421/[2])

 Công suất máy thổi khí tính theo công thức sau:
34400 × ( P 0 ,29 −1 ) ×q kk 34400 × ( 1 , 47 0 ,29−1 ) ×0 , 0 6 5
Nk = = =3 , 26 KW
102 ×η 102 × 0 ,8
(CT 152/trang 122/[8])

Trong đó:
P: Áp lực không khí, P = 1,47 atm;
qkk: Lưu lượng khí, qkk= 0,05 m3/s;
Η: Hiệu suất máy thổi khí, η = 0,7 – 0,9. Chọn η = 0,8;
 Công suất thực máy thổi khí:
Ntt= 1,2 × Nk= 1,2 × 3,26 = 3,91 kW = 5,25 HP.
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

N < 1→ β = 1,5 - 2,2.


N > 1→ β =1,2-1,5.
N = 5 - 50 → β =1,2.
Chọn β =1,2
→ Chọn máy thổi khí: Máy thổi khí HeyWel RSS – 50 [10]

Công suất: 5,5 HP/4 Kw.


Lưu lượng: 4.13 - 0.67 m3 /phút.
Cột áp: 3 - 7 m
Nguồn điện: 380V/3pha/50Hz
Xuất xứ: Taiwan.
Đơn giá: 25.440.000 đồng.
Bố trí hai máy thổi khí hoạt động luân phiên nhau, một công tác, một dự phòng.
 Tính toán đường ống dẫn nước vào và ra của bể điều hòa
 Đường kính ống dẫn nước vào bể

D=
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 46 , 5
π × 1, 2 ×3600
=0 ,13 m=130 mm

Trong đó:
h h
Qmax : năng suất của bơm Qmax = 46,5 m3/s

v: vận tốc nước chảy trong ống: v = 1,2 m/s


→ Chọn ống dẫn nước là ống nhựa Bình Minh uPVC D125, C1 [11]

 Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:


4×Q 4 × 46 , 5
v= 2
= 2
=1 , 1 m/s
π × D π × 0 , 13 ×3600
→ Thõa mãn điều kiện v = 1 - 2 m/s.
Đường kính ống dẫn nước ra bể: lấy bằng đường kính ống dẫn nước vào bể.
 Tính toán bơm:
Chọn máy bơm: Qsmax = 0,013 m3/s.
 Tổng hệ số ma sát cục bộ
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿ m


Trong đó:
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút.

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút.

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều.

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o.

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực.

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực.

 Cột áp của bơm:


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 4,5 = 8,1 m
 Công suất bơm:
s
Qmax × H × g × ρ 0 , 013 × 8 ,1 ×9 , 81 ×1000
N= = = 1,29 kW
1000 ×η 1000 × 0 ,8

Trong đó:
η: Hiệu suất của máy bơm, η = 0,7 − 0,9. Chọn η = 0,8.
ρ: Khối lượng riêng của nước. ρ = 1000 kg/m3.
 Công suất thực của bơm:
Ntt= 1,2 × N= 1,2×1,29 = 1,55 kW = 2,1 HP.
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
N < 1→ β = 1,5 - 2,2.
N > 1→ β =1,2-1,5.
N = 5 - 50 → β =1,1.
Chọn β =1,2
→ Chọn bơm nước thải: Máy bơm chìm nước thải Tsurumi 80PU22.2 [12]

Công suất: 2,2 kW.


Cột áp max: 18 m.
Xuất xứ: Nhật Bản.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Lưu lượng max: 0,82 m3⁄phút.


Họng xả: 80 mm
Đơn giá: 23.870.000đ
Bảng 4. 7: Tổng hợp Thông số tính toán bể điều hòa

Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị

Chiều dài bể L 8,25 m

Chiều rộng bể R 7 m

Chiều cao bể H 4,5 m

Đường kính ống dẫn nước vào 130 mm

Đường kính ống dẫn nước ra 130 mm

Đường kính ống dẫn khí chính 80 mm

Số ống khí chính 5 Ống

Đường kính ống khí nhánh 32 mm

Số máy thổi khí 2 Cái

4.5 Bể Anoxic:
4.5.1.Nhiệm vụ:
Nước thải từ bể điều hòa và nước tuần hoàn sau bể sinh học hiếu khí Aerotank được
bơm qua bể sinh học thiếu khí Anoxic theo hướng từ dưới lên. Bể sinh học này có nhiệm
vụ khử Nitrogen. Các vi khuẩn hiện diện trên vật liệu. Vi sinh thiếu khí phát triển sinh
khối trên vật liệu Plastic có bề mặt riêng lớn và ở dạng lơ lửng. Nước thải sau khi qua bể
Anoxic sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí Aerotank để tiếp tục xử lý.
4.5.2.Tính toán:
 Tốc độ phát triển của vi khuẩn Nitrat:

μ N =μ N max ( K N+ N )( K DO+ DO ) (e
N O2
0,098 ( T−15 )
) [ 1−0,833 ( 7 ,2−pH ) ]

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

(Trang 81/[3])

Trong đó:
μ N : Tốc độ tăng trưởng dưới các điều kiện nhiệt độ, DO, pH.

μ N : Tốc độ tăng trưởng riêng cực đại từ 0,4 ÷ 2 (ngày-1), chọn μ N =0 , 5 ng à y −1


max max

T : Nhiệt độ thấp nhất, T = 17oC.


DO: Hàm lượng oxy hòa tan DO →Chọn DO = 2,5 mg/l.
K O =1, 3 mg/l
2

pH: Giá trị pH để có tốc độ tăng trưởng riêng của vi khuẩn Nitrate hóa chấp nhận được từ
7,2 ÷ 9, chọn pH = 7,2.
0,051T −1,158 0,051× 17−1,158
K N =10 =10 =0 ,51

N = 130 mg/l

→ μ N =0 , 5 × ( 0 , 51+130
130
)( 1 , 3+2
2, 5
,5 )
(e 0,098 ( 17−15 )
) [ 1−0,833 (7 ,2−7 , 2 ) ]=0 , 3 ng à y−1

 Tốc độ sử dụng NH4+ của vi khuẩn Nitrat hóa ρ N :


KS KN
ρ= → ρN =
K s+ S KN+N

(Trang 81/[3])
μ N 0 ,3 −1
K= = =1, 5 ngày (Y N =0 ,1 ÷ 0 , 3)
Y N 0,2

K N ra 1 ,5 × 26 +¿
ρ N= = =1, 47 mg NH 4 /mg b ù n N ng à y ¿
K N + N ra 0 ,51+26
 Thời gian lưu bùn θCN :
1 −1
=Yρ−K d =0 , 2× 1, 47−0 ,04=0 , 25 ngày
θCN

(Trang 82/[3])
→ θCN =4 ng à y

Tốc độ sử dụng NH4+ của vi khuẩn nitrat hóa, theo yêu cầu nitơ đầu vào là N = 130 mg/l,
nitơ đầu ra Nra = 26 mg/l
 Thành phần hoạt tính của vi khuẩn Nitrat hóa trong bùn hoạt tính:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

0 ,16 ×(NH 4 s ẽ kh ử ) 0 , 16 ×(130−26)


f N= = =0 ,09
0 ,6 ×(BOD5 s ẽ kh ử )+0 , 16 ×(NH 4 s ẽ kh ử ) 0 , 6 ×(736 , 44−441 ,86)+0 , 16 ×(130−26)

→ X N =f N × X=0 , 09× 3000=270 mg/l

(Trang 82/[3])

Trong đó:
X: Nồng độ bùn hoạt tính, X = 3000 mg/l
 Thời gian cần thiết để Nitrat hóa:
V N o−N 130−26
θ N= = = =0 , 26 ng à y=6 ,24 gi ờ
Q ρN X N 1 , 47 ×270
(Trang 82/[3])

 Thể tích hữu ích của bể thiếu khí (Anoxic):

3
V =Q × θN =450× 0 , 26=144 m

 Lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng về bể anoxic:

R=¿ ¿ ¿

→ Qt h (b ù n )=Qhtb × R=18 , 75 ×0 , 73=13 , 69 m3 /h

Trong đó:
R: tỷ số tuần hoàn nước
(NH4+ - N)0: Tổng nitơ amoni đầu vào của bể anoxic = 130 mg/l
(NH4+ - N)e: Tổng nitơ amoni đầu ra của bể anoxic = 26 mg/l
T- NH4+: Tổng nitơ amoni đầu ra theo tiêu chuẩn xả thải = 60 mg/l
 Đường kính ống dẫn tuần hoàn:

Trong đó:
d=
√ π × v ×3600 √
4 ×Qtu ầ n h o à n
=
4 × 13 ,69
π × 2× 3600
=0 , 05 m=50 mm

v: Vận tốc nước tuần hoàn chảy trong ống: v = 2 m/s


SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

→ Chọn ống dẫn nước tuần hoàn là ống nhựa Bình Minh uPVC có D = 60 mm

 Tính toán kích thước bể:


Ta có thể tích hữu ích của bể thiếu khí: V = 144 m3
Chọn chiều cao bể anoxic: h = 4 m
Chiều cao an toàn bv = 0,5 m
Chiều cao tổng cộng:
H = h + hbv = 4 + 0,5 = 4,5 m
 Diện tích hữu ích của bể:
V 144 2
F= = =36 m
h 4

Chọn L × B = 6 m × 6 m
Thể tích xây dựng bể Anoxic: 6 m × 6 m × 4,5 m = 162 m3
 Tính toán đường ống dẫn nước thải:

D=

4 × Qhtb
v×π
=

4 ×18 ,75
2 × π × 3600
=0,082 m

Trong đó:
v: Vận tốc nước đi trong ống đẩy của bơm v = 2 m/s ( giới hạn 1 - 2 m/s)
h h
Qtb : Lưu lượng nước trung bình giờ: Qtb = 18,75 m3/h.

→ Chọn ống dẫn nước thải là ống nhựa Bình Minh uPVC có D = 90 mm
Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong đường ống:
h
4 ×Q tb 4 ×18 , 75
v= 2
= 2
=1 ,8 m/ s
π× D π × 0 , 09 × 3600
 Tính toán máy khuấy
Năng lượng khuấy trộn cần thiết trong vùng Anoxic từ khoảng 8 – 13 kW/103m3 [14]
Chọn năng lượng khuấy bằng 8 kW /103m3.
Công suất máy khuấy: N = V × năng lượng khuấy trộn = 144 × 8 × 10-3 = 1,15 kW
→ Chọn máy khuấy trộn chìm Tsurumi MR31NF/NR1.5 [13]
Công suất: 1,5 kW/380V
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Xuất sứ : Nhật Bản


Đơn giá: 32.430.000đ
Bố trí 4 máy khuấy trộn chìm đặt ở 4 góc.
Bảng 4. 8: Tóm tắt thông số tính toán của bể Anoxic

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Thời gian lưu nước T h 1,5

Chiều dài L m 6

Chiều rộng B m 6

Chiều cao hữu ích H m 4


2 Kích thước bể
Chiều cao xây dựng Hxd m 4,5

3 Thể tích xây dựng bể Wt m3 162

4 Đường kính ống dẫn nước thải ra D mm 90

5 Đường kính ống dẫn nước tuần hoàn Dth mm 60

6 Công suất của máy khuấy N kW 1,5

4.6. Bể Aerotank:
4.6.1 Nhiệm vụ:
Bể Aerotank là nơi diễn ra quá trình vi sinh vật lơ lửng bùn hoạt tính nhằm xử lý
chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Nhờ lượng khí cung cấp vào bể, vi sinh vật hiếu khí sẽ
phát triển và phân hủy chất ô nhiễm thành CO2 và nước và một phần chuyển thành sinh
khối lắng thứ cấp. Hiệu quả xử lý BOD, COD của bể Aerotank đạt từ 75 – 90%, phụ
thuộc vào các yếu tố như : nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, lượng bùn... .
4.6.2 Tính toán:
 Thông số đầu vào:
Lưu lượng nước thải Q= 450 m3/ngày.
Hàm lượng BOD5 ở đầu vào: 441,86 mg/l.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Hàm lượng SS ở đầu vào: 142,5 mg/l


Nhiệt độ duy trì trong bể 30oC .
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn loại B.
BOD ở đầu ra = 44,18 mg/l.
Cặn lơ lửng ở đầu ra SSra = 142,5 mg/L gồm có 65% là cặn có thể phân hủy sinh học.
Nước thải khi vào bể Aerotank có hàm lượng chất rắn lơ lửng bay hơi (nồng độ vi sinh
vật ban đầu): X0 = 0.
Hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20 (BOD hoàn toàn) là 0,68.
Tỷ số giữa lượng chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS) với lượng chất rắn lơ lửng (MLSS)
có trong nước thải là 0,7.
MLVSS
= 0,7 (Độ tro của bùn hoạt tính Z = 0,3)
MLSS
 Xác định nồng độ BOD5 hòa tan trong nước thải đầu ra:
Trong đó:
Q, Qr, Qw , Qe: lưu lượng nước đầu vào , lưu lượng bùn tuần hoàn , lưu lượng bùn xả và
lưu lượng nước đầu ra, m3/ngày.
S0 , S: nồng độ chất nền (tính theo BOD5) ở đầu vào và nồng độ chất nền sau khi qua bể
Aerotank và bể lắng, mg/l.
X, X0, Xr, Xc: nồng độ chất rắn bay hơi trong bể Aerotank , nồng độ bùn trong nước thải
dẫn vào bể, nồng độ bùn tuần hoàn và nồng độ bùn sau khi qua bể lắng đứng II, mg/l.
 Phương trình cân bằng vật chất:
BOD5 ở đầu ra = BOD5 hoà tan đi ra từ bể Aerotank
BOD5 chứa trong lượng cặn lơ lửng ở đầu ra
Trong đó :
BOD5 ở đầu ra: 44,18 mg/L.
BOD5 hoà tan đi ra từ bể Aerotank là S, mg/l.
BOD5 chứa trong cặn lơ lửng ở đầu ra được xác định như sau:
 Lượng cặn có thể phân huỷ sinh học có trong cặn lơ lửng ở đầu ra

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

0,65 × 44,18= 28,71 mg/l


 Lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá hết lượng cặn có thể phân huỷ sinh học là
28,71 × 1,42 (mgO2/mg tế bào) = 40,76 mg/l.
→ Lượng oxy cần cung cấp này chính là giá trị BOD20 của phản ứng.
Quá trình tính toán dựa theo phương trình phản ứng:
C5H7O2N + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + Năng lượng
113 mg/l 160 mg/l
1 mg/l 1,42 mg/l
 Chuyển đổi từ giá trị BOD20 sang BOD5
BOD5 = BOD20 × 0,68 = 40,76 × 0,68 = 27,71 mg/l
Vậy 44,18 mg/l = S + 27,71 mg/l
→ S = BOD5 hòa tan = 16,47 mg/l
 Tính hiệu quả xử lý
 Tính hiệu quả xử lý tính theo BOD:

S 0−S 441, 86−16 , 47


E= × 100 %= ×100 %=96 ,2 %
S0 441, 86
(Trang 67/3])
 Hiệu quả xử lý của toàn bộ sơ đồ:

441 ,86−44 , 18
E0 = ×100 %=90 %
441 ,86

 Kích thước bể Aerotank


 Thể tích bể Aerotank:
Q ×Y ×θ C ×(S0−S) 450 × 0 ,6 × 10×( 441 , 86−16 , 47) 3
V= = =134 , 4 m
X ×(1+ K d ×θ C ) 3500 ×(1+ 0 ,06 × 10)

(CT 5-21/trang 66/[3])

Trong đó
V: Thể tích bể Aerotank , V = 205 m3.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Q: Lưu lượng nước đầu vào Q = 450 m3/ngày.


Y: Hệ số sản lượng cực đại Y= 0,6 mgVSS/mgBOD5.
X: Nồng độ chất rắn bay hơi được duy trì trong bể Aerotank, X= 3500 mg/l.
Kd = 0,06/ ngày.
θC = 10 ngày.

 Thời gian lưu nước trong bể:

V 134 , 4 ×24
HRT =θ= = =6 gi ờ
ng à y
QTB 450

Thời gian lưu nước trong bể t = 4 – 8h → Thỏa

Bảng 4. 9: Các thông số đặc trưng cho kích thước bể Aerotank

Thông số Giá trị

Chiều cao hữu ích (m) 3,0 – 4,6

Chiều cao bảo vệ (m) 0,3 – 0,5

Tỉ số rộng:dài (B:L) 1:1 – 2.2:1

(Nguồn:[2])

Chọn chiều cao hữu ích H = 3,5 m.


Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 m.
Chiều cao tổng cộng của bể:
Hxd = H + hbv = 3,5 + 0,5 = 4 m
 Diện tích mặt bằng bể:
V 134 , 4 2
F= = =38 , 4 m
H 3.5

Chọn chiều dài bể: L = 8 m


Chọn chiều rộng bể: B = 4,8 m
Thể tích thực của bể Aerotank: L × B × H = 8 m × 4,8 m × 4 m =153,6 m3.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Tính lượng bùn cần xử lý


Lượng bùn phải xả ra mỗi ngày:
 Hệ số tính lượng tạo bùn từ việc khử BOD5:
Y 0,6
Yobs = 1+ K ×θ = = 0,375
d c 1+ 0 , 06 ×10
(Trang 94/[3])

 Lượng bùn hoạt tính sinh ra do khử BOD5 (tính theo MLVSS):
ng à y
Y obs ×Q tb ×(S0−S) 0,375 × 450×(441 ,86−16 , 47)
P X ,VSS = = =72 kg /ng à y
1000 1000
ngà y
Y obs ×Qtb ×(S 0−S) 0,375 ×450 ×(441, 86−16 , 47)
PX(VSS) = = = 94,11 kg/ngày. [14]
1000 1000

 Tổng cặn lơ lửng sinh ra trong 1 ngày:


MLVSS MLVSS P (VSS) 72
MLSS
= 0,7 → MLSS = 0 , 7 → Px(SS) = x = 0 ,7 = 103 (kgSS/ngày)
0,7

 Lượng cặn dư hằng ngày phải xả đi:


ng à y
Qtb × Sra 450× 44 ,18
P xả =Px , SS−Pra =P x ,SS− =103− =83 ,12 kgSS /ng à y
1000 1000

 Tính lượng bùn xả ra hằng ngày (Qw) từ đáy bể lắng theo đường tuần hoàn bùn:
VX VX−Qe X e θ c
θc = → Qw =
Qw X r +Q e X e X r θc
(CT 6-6/Trang 93/[3])

Trong đó
V: Thể tích bể Aerotank V = 134,4 m3.
X: Nồng độ chất rắn bay hơi trong bể Aerotank X = 3500 mg/l.
θc : Thời gian lưu bùn θc = 10 ngày.

Qe : Lưu lượng nước đưa ra ngoài từ bể lắng đợt 2 ( lượng nước thải ra khỏi hệ thống).
Xem như lượng nước thất thoát do tuần hoàn bùn là không đáng kể nên
Qe = Q = 450 m3/ngày.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Xe: Nồng độ chất rắn bay hơi ở đầu ra của hệ thống


Xe= 0,7× Sra = 0,7 × 44,18 = 30,92 mg/l.
Xr : Nồng độ chất rắn bay hơi có trong bùn hoạt tính tuần hoàn
Xr = 0,7× 8000 = 5600 mg/l.

134 , 4 × 3500−450 ×30 , 92× 10 3


→ Qw= =5 , 14 m /ng à y
5600 ×10

 Tính hệ số tuần hoàn α bỏ qua lượng bùn hoạt tính tăng lên trong bể:
X 3500
∝= = =0 , 78
X r −X 8000−3500

 Lưu lượng bùn tuần hoàn:


Qt = α × Q = 0,78× 450 = 351 m3/ngày.đêm
 Tính lượng oxy cần cung cấp cho bể Aerotank dựa trên BOD20:
 Lượng oxy cần thiết cho trong điều kiện chuẩn (không cần xử lý nitơ):

Q ×(S 0−S) 450 ×( 441 , 86−16 , 47)


OC 0 = −1 , 42 × P x, VSS = −1, 42 × 94 , 11=369 kg O2 /ng à y
1000 × f 1000 × 0 ,68
(Nguồn: Trang 157/[3])

Trong đó:
f là hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20, f = 0,68.
 Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể:
C S 20 1 1 9 , 08 1 1
OC t =OC 0 × × T −20
× =369 × × 30−20
× =636 ,12 kg O2 /ng à y
βCsh−Cd 1,024 α 7 , 54−2 1,024 0 ,75
(CT 6-16/Trang 106/[3])

Trong đó
β: Hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, lấy β =1.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Cd: nồng độ oxy cần duy trì trong công trình. Khi xử lý nước thải thường lấy Cd = 1,5 – 2
mg/l. Lấy Cd = 2 mg/l.
Cs20 : Nồng độ bão hoà oxy trong nước ở nhiệt độ làm việc Cs20 = 9,08 mg/l.
Csh: nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ứng với nhiệt độ (30˚C). Csh = 7,54 mg/l.
α: hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm lượng cặn, chất
hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng và kích thước bể, có giá trị từ 0,6 –
0,94. Chọn α = 0,75.
 Kiểm tra tỷ số F/M và tải trọng thể tích của bể :
S0 441 , 86 −1
F / M= = =0 ,5 ng à y
θ× X 6
( )×3500
24
(Trang 148/[2])

Giá trị này nằm trong khoảng cho phép của thông số thiết kế bể (0,2 - 0,6) → Thỏa.
 Tải trọng thể tích của bể Aerotank:
S 0 ×Q −3 441 , 86 × 450 −3 3
L= × 10 = × 10 =1 , 48 kg BOD 5 /m ng à y
V 134 , 4
(Trang 148/[2])

Giá trị này trong khoảng thông số cho phép khi thiết kế bể (0,8 -1,9) → Thỏa.
Tính thể tích không khí theo yêu cầu:
Giả sử hiệu quả vận chuyển oxy của thiết bị thổi khí là 9%, hệ số an toàn khi sử dụng
trong thiết kế thực tế là 2.
 Lượng không khí yêu cầu theo lý thuyết (giả sử không khí chứa 21% O 2 theo trọng
lượng và trọng lượng riêng của không khí ở 20 0C là 0,0118 kN/m3 = 1,18 kg/m3)
là:
MO 369
Mkk = 2
= = 1347,9 m3/ ngày (CT 4.151/[3])
23 ,2 % × 1 ,18 1, 18 ×0,232

 Lượng không khí yêu cầu với hiệu quả vận chuyển 9% sẽ bằng
1347 , 9
= 14976,6 m3/ ngày = 10,4 m3/phút.
0 , 09

 Lưu lượng không khí cần cung cấp của máy thổi khí:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

M kk 1 1347 , 9 1
Qkk = SF × × = 1,5 × × = 15,6 m3/ phút = 0,26 m3/ giây
E 1440 0 , 09 1440

SF :hệ số an toàn chọn SF =1,5.


 Tính số đĩa cần phân phối trong bể:
Chọn thiết bị khuếch tán khí dạng đĩa xốp, đường kính D = 168 mm, cường độ thổi khí 6
÷ 24 m3 /h ta chọn 24 m3 /h = 400 l/phút.
Độ sâu ngập nước của đĩa phân phối khí lấy bằng chiều cao hữu ích của H = 3,5 m, đặt sát
đáy.
 Diện tích bề mặt đĩa:
2 2
π ×D π × 0,168
F= = = 0,025 m2
3 3,5

 Số đĩa phân phối trong bể:


Q kk 15 ,6 × 1000
N= = = 39 đĩa
400 400

→ Chọn số đĩa khuếch tán khí trong bể là 40 đĩa.


Với diện tích đáy bể 8 m × 5 m, ống phân phối chính từ máy thổi khí đặt dọc theo chiều
rộng bể, ống đặt trên giá đỡ cách đáy 0,5m.
Số ống nhánh: Chọn số ống nhánh dẫn khí là Nnhánh = 8.
 Số đĩa trên một ống nhánh:
S ố đĩa 40
mn = = = 5 đĩa
S ố ố ng nhánh 8

 Khoảng cách giữa các đĩa trên ống:


L 8
l = m +1 = = 0,88 m
n 8+1

 Lưu lượng khí qua ống nhánh:

n
Qk k 0 ,26
qk hí = = = 0,033(m3/s).
N nhánh 8

 Tính toán đường ống dẫn nước thải ra và đường ống dẫn bùn & nước tuần
hoàn
Chọn vận tốc nước thải trong ống: v = 1,2 m/s, với v = 0,7 - 1,5 m/s.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Lưu lượng nước thải: Q =450 m3 /ngày đêm = 5,21 × 10-3 m3/s.
Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qr = 351 m3/ngày = 4,06 × 10-3 m3/s.
 Lưu lượng nước thải ra khỏi bể Aerotank:
Qv = Q + Qr = 450 + 351 = 801 m3/ngày = 34 m3/h = 9,44 × 10-3 m3/s.
 Đường kính ống dẫn nước thải ra:

Dr =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 9 , 44 ×10−3 = 0,1 mm
π × 1 ,2
→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D120 có đường kính ngoài DN = 120
mm, chiều dài khớp nối L = 132 mm; Lb = 137 mm, chiều dài ống 4 – 6 m.
Kiểm tra lại vận tốc thực
−3
4 ×Q 4 × 9 , 44 × 10
v= 2 = 2 = 0,83 m/s
π ×D π × 0 ,12
→ Thỏa v = 0,7 - 1,5 m/s.

 Lưu lượng bùn và nước tuần hoàn lên bể Anoxic:


Qr = 200% × Qng
tb
ày
= 200% × 450 = 900 m3/ngày.đêm
Chọn vận tốc bùn trong ống: v = 1,2 m/s , với v = 1 - 2m/s .
 Đường kính ống dẫn nước thải tuần hoàn:

Dth =
√ 4 ×Q v
π ×v
=
√ 4 × 900
86400× π × 1, 2
= 0,11 m

→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D12 có đường kính ngoài DN = 120
mm, chiều dài khớp nối L = 132 mm; Lb = 137 mm, chiều dài ống 4 – 6 m
Kiểm tra lại vận tốc thực
4 ×Q 4 × 900
v= 2 = 2 = 0,92 m
π ×D 86400 × π × 0 , 12
→ Thỏa v = 0,7 – 1,5 m/s.
 Tính toán đường ống chính và ống nhánh
 Đường kính ống khí chính:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Vận tốc khí trong ống dẫn khí được duy trì trong khoảng 10 − 15 m/s. Chọn v = 14 m/s.
(Theo bảng 9.9/T419/[2])

dc=
√ 4 × qk h í
π × v ố ng
=
√ 4 × 0 ,26
π × 14
= 0,15 m = 150 mm

→ Chọn ống dẫn khí chính là ống thép mạ kẽm có đường kính danh nghĩa D = 160 mm,
độ dày thành ống 4,78 mm.
Kiểm tra vận tốc ống chính
4 × q kh í 4 × 0 ,26
vc = 2 = 2 = 12,93 m/s.
d ×π
c 0 ,16 × π

→ Thỏa mãn v =10 -15 m/s.


Đường kính ống nhánh: Ống nhánh đặt vuông góc với ống chính và chạy dọc theo chiều
dài bể. Chọn ống nhánh dài 8 m, khoảng cách giữa các ống 0,96m, ống cách tường 0,5m.
 Đường kính ống khí nhánh:

Dn=
√ 4 × q nk hí
π × vk h í
=
√ 4 × 0,065
π ×12
= 0,083 m = 83 mm

→ Chọn ống dẫn khí nhánh làm bằng thép mạ kẽm có đường kính danh nghĩa D = 90
mm, độ dày thành ống 4,78 mm.
Kiểm tra vận tốc ống nhánh
n
4 × q kh í 4 × 0,065
Vc = 2 = 2 = 10,22 m/s.
d ×π
n 0 , 09 × π

→ Thỏa mãn v =10 -15 m/s.


 Tính toán áp lực và công suất của hệ thống phân phối khí
Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí:
Htt = hd + hc + hf + H = 0,4 + 0,5 + 3,5 = 4,4 m
Trong đó:
hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn, m.
hc: tổn thất áp lực cục bộ, hd + hc ≤ 0,4m → Chọn hd + hc = 0,4 m.
hf: tổn thất qua thiết bị phân phối, hf ≤ 0,5m → Chọn hf = 0,5 m.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

H: chiều cao hữu ích của bể sinh học hiếu khí Aerotank, H =3,5 m.
 Áp lực không khí:
10 ,33+ H tt 10 ,33+ 4 , 4
P= = = 1,38 atm
10 , 33 10 , 33

 Công suất máy thổi khí:


0 ,29
34400×(P −1)× qk h í 34400×(1 , 380 , 29−1) ×0 , 26
Nk = = = 10,1 kW
102 ×η 102 ×0 ,9
Trong đó:
P: áp lực chân không, P = 1,38 atm.
qkhí: lưu lượng khí, qkhí = 0,26 m3/s.
η: hiệu suất máy thổi khí, η = 0,7-0,9. Chọn η = 0,9.
 Công suất thực tế:
Nt = 1,1 × 10,1 = 11,11 kW = 14,8 HP
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
N < 1 → β = 1,5-2,2.
N > 1 → β = 1,2-1,5.
N = 5-50 → β =1,1.
→ Chọn β = 1,1.
→ Chọn máy thổi khí LongTech LT-100
Công suất: 15 HP
Xuất xứ: Taiwan
Đơn giá: 48.119.000 đồng
Bố trí hai máy thổi khí hoạt động luân phiên nhau, một công tác, một dự phòng.
 Tính bơm nước thải
 Tổng hệ số ma sát cục bộ:
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
Trong đó:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

 Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 4 + 3,6 = 7,61 m
 Công suất bơm:
Q× H × g × ρ 450 ×7 , 6 × 9 , 81×1053
N= = = 0,67 kW
1000× η 1000 ×0 , 8
Trong đó:
𝜂: Hiệu suất máy nén khí, η = 0,7 − 0,9.Chọn η = 0,8
Khối lượng riêng của bùn tươi là 1053 kg/m3.
Lưu lượng bơm: Q = 450 m3/ngày.
 Công suất thực tế:
Ntt = 1,3 × N = 1,3 × 0,67 = 0,87 kW= 1,16 Hp
Trong đó:
β: Hệ số dự trữ
N < 1 → β = 1,5 - 2,2.
N > 1 → β = 1,2 - 1,5.
N= 5-50 → β =1,1.
→ Chọn β = 1,3.
→ Chọn bơm nước thải: bơm chìm nước thải Tsurumi 80C21.5
Công suất: 1,5 kW.
Cột áp max: 13 m.
Xuất xứ: Nhật Bản.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Lưu lượng max: 0,8 m3/min .


Họng xả: 80 mm
Đơn giá: 17.340.000 đồng
Bố trí 2 bơm hoạt động luân phiên nhau, 1 công tác - 1 dự phòng.
Bảng 4. 10: Tóm tắt thông số tính toán của bể Aerotank

STT Các thông số tính toán Ký hiệu Đơn vị Giá trị


h
1 Lưu lượng nước thải Qtb m3 18,75

2 Kích thước bể L× B× H m 8 × 4,8 × 4

3 Thể tích bể V m3 153,6

4 Thời gian lưu bùn θC ngày 10

5 Thời gian lưu nước t h 6

6 Ống dẫn nước ra bể D mm 120


Aerotank

7 Ống dẫn khí chính D mm 160

8 Ống dẫn khí nhánh D mm 83

9 Số ống nhánh n ống 8

10 Số đĩa phân phối khí n cái 40

4.7 Bể Lắng 2:
4.7.1 Nhiệm vụ:
Loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại trong nước thải sau khi đã qua các công trình xử
lý trước đó. Ở đây, các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống
đáy, các chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước và sẽ được thiết bị gạt cặn tập trung
đến hố ga đặt ở bên ngoài bể.
4.7.2 Tính toán:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm:


Q 450 2
f= = =0 , 4 m
V tt 0 ,03 × 86400

Trong đó:
Q: Lưu lượng nước vào bể lắng (m3/s), Q = 450 m3/ngày.đêm
v tt: Tốc độ chuyển động của nước trong ống trung tâm, lấy không lớn hơn 30 mm/s = 0,03
m/s) [7]. Chọn vtt = 0,03 m/s.
 Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng trong mặt bằng:
Q 450 2
F 0= = =17 , 3 m
v 0 , 7 × 86400

Trong đó:
v : Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng,v = 0,5 – 0,8 m/s [5] . Chọn v =
0,0007 mm/s
Chọn N = 1 bể lắng đứng.
 Diện tích tổng cộng:
F0+ f 17 ,3+ 0 , 4
F= = = 17,7 m2
N 1

 Đường kính bể lắng:

D=
√ 4×F
π
=
√ 4 ×17 ,7
π
= 4,748 m

→ Chọn đường kính D = 4,8 m


Đường kính ống trung tâm:

d=
√ 4×f1
π
=
√ 4×0,4
π
= 0,7 m

→ Chọn ống trung tâm d = 0,7 m


 Chiều cao vùng lắng:

hl ắ ng =v .t=0,0007 ×1 ,5 × 3600=3 , 78 m∈(2 , 7−3 , 8 m)


 Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng:
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

D−d 4 ,8−0 , 7
hn = h1 + h2 = ( ¿× tan α = ( ¿ × tan 55 = 2,93 m.
2 2
Trong đó:
h1: Chiều cao lớp trung hòa, m
h2: Chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể, m
D: Đường kính trong bể lắng, D = 4,8 m
dn: Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn = 0,7 m
α: Góc nghiêng của đáy bể lắng so với phương ngang, lấy không nhỏ hơn 500, chọn α =
550 [5]
 Đường kính miệng loe của ống trung tâm lấy bằng chiều cao của phần ống loe và
bằng 1,35 đường kính ống trung tâm:
d1 = 1,35 × 0,7 = 0,945 m
 Đường kính tấm hắt lấy bằng 1,3 lần đường kính miệng loe:
dh = 1,3 × 0,945= 1,23 m
Góc nghiêng giữa bề mặt tấm hắt với mặt phẳng ngang là 170. [5]
 Khoảng cách giữa mép ngoài cùng của miệng loe đến mép ngoài cùng của bề mặt
tấm hắt:
s
4 ×Qmax 4 × 0,013
L= = = 0,14 m
v k × π ×( D+ d n) 0 , 02× π ×(4 , 8+0 , 7)

Trong đó:
vk : Tốc độ nước chảy qua khe hở giữa miệng loe ống trung tâm và bể mặt tấm hắt
vk: 20 mm/s v k ≤ 20 mm/ s, chọn vk = 0,02 m/s [5]
Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng, chọn hbv = 0,5 m
H = H1 + hn + hbv = 3,78 + 2,93 + 0,5 = 7,21 m
Chiều cao ống trung tâm: lấy bằng chiều cao tính toán vùng lắng và bằng 3,78 m
 Tính toán máng thu nước:
Dùng hệ thống máng vòng chảy chàn xung quanh thành bể để thu nước:
 Đường kính mang thu nước:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Dm = 0,8 × D = 0,8 × 4,8 = 3,84 m


 Bề rộng máng thu nước:
D−Dm 4 ,8−3 , 84
Bm = = = 0,48 m
2 2

Chiều cao máng thu nước hm = 0,2 m


 Diện tích mặt cắt ngang của máng:
Fm = Bm × hm = 0,48 × 0,2 = 0,096 m2
 Chiều dài máng thu nước:
Lm = π × Dm = π × 3,84 = 12,1 m
 Tải trọng thu nước trên 1m chiều dài máng:
Q 450
a= = = 86,79 m3/m.ngày
L m 12 , 1

 Đường kính ống thu nước:

Dthu =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 450
π ×0 , 6 × 86400
= 0,16 m

→ Chọn đường kính D = 160 mm


Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải vào bể lắng II: Q = 450 m3/ngày.đêm
v: Vận tốc nước trong máng thu (theo cơ chế tự chảy v = 0,3 – 0,7 m/s). Chọn v = 0,6
m/s; (Nguồn [1]).
 Tính toán máng răng cưa:
 Đường kính máng răng cưa bằng đường kính trong máng thu:
Drc = Dm = 3,84 m
 Chiều dài máng răng cưa:
Lrc = π × Drc = π × 3,84 = 12,1 m
→ Chọn chiều dài máng răng cưa Lrc = 14,1 m
Chọn số răng cưa trên 1m chiều dài máng răng cưa là 10 khe
Bề rộng răng cưa: Brc = 150 mm.
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Chiều cao răng cưa: 50 mm.


Chiều rộng giữa 2 răng khớp: 50 mm.
Chiều cao tấm răng cưa: 250 mm.
Chiều cao máng thu nước là 200 mm, bề dày máng răng cưa là 5 mm, máng được bắt dính
với thành bể lắng.
 Tổng số khe:
n = 10 × Lrc = 10 ×12,1 = 121 khe. Chọn n = 121 khe
 Lưu lượng nước qua 1 khe:
ng đ
Qtb 450
qk = = = 8,68 m3/khe.ngđ
n 121

 Tải trọng thu nước trên một máng tràn:


ng đ
Q 450
a = tb = = 86,79 m3/.ngày
Lrc 12, 1

 Thể tích xây dựng bể:


 Thể tích phần lắng
π π
Vlắng = × (D2 – d2) × H1 = × (4,82 – 0,72) × 3,78 = 66,94 m3
4 4

 Thể tích phần nón:


π ×Hđ
Vnón = × ( R2 + r2 + R + r)
3
π × 2, 93
= × ( 2,42 + 0,352 + 2,4 +¿ 0,35) = 26,49 m3
3
Trong đó:
R: Đường kính bể lắng, R = D/2 = 4,8/2 = 2,4 m.
r: Đường kính ống trung tâm bể lắng , r = d/2 = 0,7/2 = 0,35 m.
hnón: Chiều cao phần nón chứa bùn, hnón = 3,78 m.
 Thể tích phần bảo vệ:
π π
Vbv = × ( D2 − d2)× Hbv = × ( 4,82 − 0,72)× 0,5 = 11,8 m3
3 3

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Thể tích xây dựng bể:


Vbể = Vlắng + Vnón + Vbv = 66,94 + 26,49 + 11,8 = 105,23 m3
 Tính toán đường ống dẫn nước thải, ống dẫn bùn:
Đường kính dẫn nước thải vào lấy bằng đường kính ống dẫn nước thải ra từ bể
Aerotank Dv = 110 mm.
 Đường kính ống dẫn nước thải ra:

dr =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 450
π ×1 , 5× 86400
= 0,1 m

→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC có Dr = 110 mm,
Trong đó:
v: Vận tốc nước trong máng thu (theo cơ chế tự chảy v = 0,7 − 1,5 m/s). Chọn v = 1,5
m/s.
Q: Lưu lượng nước thải : Q = 450 m3/ngày.đêm
 Tính đường ống dẫn bùn:
Chọn vận tốc bùn chảy trong ống v = 0,3-0,7 m s → Chọn v = 0,7 m/s.
Lưu lượng bùn: Qb = Qt + Qw
Trong đó:
Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn hoạt tính về bể Anoxic, Qt = 351 m3/ngđ.
Giả sử bùn hoạt tính lắng ở đáy bể lắng có hàm lượng chất rắn là 0,8% và khối lượng
riêng là 1,008kg/l.
 Lưu lượng bùn dư cần xử lí là:
Px ả 83 , 12
Qw = = = 16666 l/ngđ = 16,66 m3/ngđ
0,008 ×1.008 0,008 ×1.008

Với Pxả: Lượng cặn xả ra hàng ngày: Pxả = 83 , 12kg/ngày


 Vậy lưu lượng bùn là:
Qb = 351 + 16,66 = 367,66 m3/ngđ = 19,86 m3/h
 Đường kính ống dẫn bùn:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Db =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 ×19 , 86
π ×1 , 5
= 0,068 m

→ Chọn ống bùn là ống PVC có D = 80 mm.


 Tính toán bơm bùn tuần hoàn:
Lưu lượng bơm: Qt = 351 m3/ngđ = 19,175 m3/h
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿ m
Trong đó:
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

 Cột áp của bơm:


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 7,75 + 3,6 = 11,35 m
 Cột áp của bơm H = 11,35 m
Qt × H × g × ρ 19,175× 11, 35× 9 , 81× 1020
N1 = = = 0,75 kW
1000 × η 1000 ×0 , 8 ×3600

Trong đó:
η: Hiệu suất của máy bơm, η = 0,7 − 0,9. Chọn η = 0,8.
ρ: Khối lượng riêng của bùn. ρ = 1020 kg/m3.
→ Chọn 2 bơm bùn Model HSF(M)250-1.75 265(T) 1 hoạt động 1 dự phòng
Công suất: 1Hp
Cột áp: 11m
Hãng sản xuất: NTP
Xuất xứ: Đài Loan

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Đơn giá : 6.655.000đ


 Tính toán bơm bùn dư về bể chứa bùn:
 Lưu lượng bơm:
Qt × H × g × ρ 19 ,86 × 11, 35× 9 , 81× 1020
N2 = = = 0,78 kW
1000 × η 1000 ×0 , 8 ×3600

→ Chọn 2 bơm bùn Model HSF(M)250-1.75 265(T) 1 hoạt động 1 dự phòng


Công suất: 1HP
Cột áp: 11 m
Hãng sản xuất: NTP
Xuất xứ: Đài Loan
Đơn giá : 6.655.000đ
Bảng 4. 11: Tóm tắt thông số tính toán của bể lắng đứng đợt 2

STT Các thông số tính toán Đơn vị Giá trị

1 Thời gian lắng (t) m2 2

2 Diện tích bể (F) m2 17,7

4 Chiều cao vùng lắng (Hu) m 3,78

5 Đường kính mỗi bể (D) m 4,8

6 Đường kính ống trung tâm (d) m 0,7

7 Chiều cao phần nón (hn) m 2,93

8 Chiều cao của bể (H) m 7,21

9 Thể tích xây dựng bể (V) m3 105,23

10 Đường kính ống dẫn nước thải vào (Dv) mm 110

11 Đường kính ống dẫn nước thải ra (Dr) mm 110

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

12 Đường kính ống dẫn bùn (Db) mm 80

13 Công suất bơm tuần hoàn bùn (N1) mm 0,75

14 Công suất bơm bùn dư (N2) mm 0,78

15 Tổng số khe của máng răng cưa (n) mm 102

4.8. Bể khử trùng:


4.8.1 Nhiệm vụ:
Sau các giai đoạn xử lý cơ học, sinh học... song song với việc làm giảm nồng độ các
chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn theo quy định thì số lượng vi trùng cũng giảm đáng kể đến 90
− 95%. Tuy nhiên, lượng vi trùng vẫn còn cao và theo nguyên tắc bảo vệ vệ sinh nguồn
nước là cần phải thực hiện giai đoạn khử trùng.
4.8.2 Tính toán:
Lượng Clo hoạt tính trong nước dùng để khử trùng = 2 ÷ 3 mg/l
→ Chọn lượng Clo là: a = 3 mg/l. (Mục 7.193/T.79/[6])
 Lượng Clo cần thiết châm vào bể trong 1 giờ:
a ×Q 3× 450
G= = = 0,073 kg/h
1000 24 ×1000
(T.172/[2])
Lượng Clo hoạt tính cần thiết trong 1 ngày: 0,073 kg/h × 24 = 1,75 kg/h
Trong Canxi hypolorit CaOCl2, hàm lượng clo hoạt tính chiếm 30 - 40% (chọn
30%). Hóa chất trên được bảo quản dưới dạng bột. Khi đưa vào sử dụng pha chế theo quy
trình : clo hóa chất vào thùng hòa trộn đạt nồng độ 2,5%.
 Dung tích hữu ích của thùng hòa tan:
ng à y
a× Qtb × 100 ×100 3 × 450 ×100 ×100
V= = = 0,18 m3.
1000× 1000 ×b × p × n 1000× 1000 ×2 ,5 × 20× 2

(T.316/[2])
Trong đó:
a: Liều lượng Clo hoạt tính, a = 3 mg/l = 3 g/m3

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

b: Nồng độ dung dịch CaOCl2 , b = 2,5%


p: hHàm lượng clo hoạt tính trong CaOCl2, p = 20%
n: Số lần hòa trộn dung dịch trong 1 ngày đêm, n = 2 - 6, chọn n = 2
 Thể tích tổng cộng của thùng hòa tan tính cả thể tích phần lắng:
Vtổng = 1,15 × V = 1,15 × 0,18 = 0,2 m3.
→ Chọn 1 thùng hòa tan có dung tích 300l có bán sẵn trên thị trường.
→ Chọn bồn nhựa đứng Tân Á Đại Thành N300 (H = 970 mm, D = 650 mm).
Đơn giá: 850.000 đồng.
 Thể tích thùng hòa trộn lấy bằng 40% thể tích thùng hòa tan:
Vtrộn = 0,4 × 0,2 = 0,08 m3
Chiều cao hữu ích của thùng hòa trộn lấy bằng 0,25 m và diện tích của thùng hòa
trộn trên mặt bằng: 0,08/0,25 = 0,32 m 2. Thùng hòa trộn có dạng hình tròn trên mặt bằng
và đường kính là 0,14 m và được bố trí bên trên thùng hòa tan để có thể tháo hết dung
dịch trộn xuống thùng hòa tan.
Dung dịch clorua vôi hòa tan sẽ được bơm định lượng đưa tới máng trộn để trộn đều
với nước thải.
 Lượng dung dịch clorua vôi 2,5% cung cấp qua bơm định lượng:
G× 100× 100 0,073 ×100 ×100
q= = = 14,6 L/h = 0,243 L/phút.
b× p 2 , 5× 20
Bơm định lượng hóa chất được chọn có dãy thang điều chỉnh lưu lượng trong
khoảng 0,3 - 0,9 L/phút và số máy bơm được chọn là 2 (1 công tác - 1 dự phòng).
→ Chọn bơm định lượng hóa chất: chọn bơm định lượng kiểu màng cơ khí OBL model
OBL M 23PPSV.
Công suất: 250 W
Áp lực: 12 bar
Lưu lượng: 23 L/h
Điện áp: 380V.
Đơn giá: 11.413.000đ
Xuất xứ: Ý
 Kích thước bể khử trùng:
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

 Thể tích bể:


450
V=Q×t= × 30 = 12,29 ≈ 12,30 m3.
24 ×60
Trong đó:
t =30 phút: Thời gian tiếp xúc giữa clo và nước thải.
Chọn chiều sâu lớp nước: H = 1,5 m
Chiều cao xây dựng của bể: Hxd = 2 m
 Diện tích mặt bằng bể:
V 12, 3
F= = = 6,15 m2
H 2
Kích thước bể: L × B × Hxd = 3,1 × 2 × 2 = 12,4 m3
 Chiều dài vách ngăn bằng 2/3 chiều rộng của bể:
2 2
L= × B = × 2 = 1,33 m
3 3
Để đảm bảo cho sự tiếp xúc giữa hoá chất và nước thải là đồng đều, trong bể tiếp
xúc khử trùng, ta xây thêm 2 vách ngăn để tạo sự khuấy trộn trong ngăn.
 Khoảng cách giữa các vách ngăn:
L 2,5
Dvách ngăn = = =1 ,25 m
2 2
 Tính toán ống dẫn nước thải
 Đường kính ống nước thải ra

dr =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 450
π ×1 ×86400
= 0,09 m

→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D42 có đường kính ngoài D = 100
mm, chiều dài khớp nối L = 100 mm ,Lb = 128 mm, chiều dài ống 4m - 6m.
Trong đó:
v: Vận tốc nước trong máng thu (theo cơ chế tự chảy v = 0,7 − 1,5 m/s). Chọn v = 1 m/s.
 Vận tốc thực của nước thải:

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

4 ×Q 4 × 450
v= 2 = 2 = 0,7 m/s.
π ×D π × 0 ,1 ×8400
Thỏa v = 0,7 − 1,5 m/s
 Tính bơm nước thải
 Tổng hệ số ma sát cục bộ:
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿ m
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực

 Cột áp của bơm:


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 2,5 = 6,1 m
 Công suất bơm:
Q× H × g × ρ 450 ×6 ,1 ×9 , 81 ×1000
N= = = 0,733 kW
1000× η 1000× 0 , 8 ×86400
Trong đó:
𝜂: Hiệu suất máy nén khí, η = 0,7 − 0,9. Chọn η = 0,8
Khối lượng riêng của bùn nước là 1000 kg/m3
Lưu lượng bơm: Q = 450 m3/ngày
 Công suất thực tế:
Ntt = 1,5 × N = 1,5 × 0,733 = 1,09 kW= 1,46 HP
Trong đó:
β: Hệ số dự trữ
N < 1 → β = 1,5 - 2,2

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

N > 1 → β = 1,2 - 1,5


N= 5-50 → β =1,1
→ Chọn β = 1,5
→ Chọn bơm nước thải: Máy bơm nước thải Tsurumi 80B21.5
Công suất: 1,5 kW.
Cột áp max: 16,5 m.
Xuất xứ: Nhật Bản.
Họng xả: 80 mm
Đơn giá: 16.500.000đ
Bố trí 2 bơm hoạt động luân phiên nhau, 1 công tác - 1 dự phòng.
Bảng 4. 12: Tóm tắt thông số tính toán của bể khử trùng

STT Thông số Giá trị Đơn vị

1 Số bể 1 bể

Chiều dài bể L 3,1 m


2 Chiều rộng bể B 2 m
Chiều cao xây dựng bể Hxd 2 m

Số vách ngăn 2
Chiều dài vách ngăn L 1,33 m
3 Khoảng cách giữa các vách ngăn 1,25 m
Chiều dài mỗi ngăn 0,9 m

4 Đường kính ống nước thải vào 110 mm

5 Đường kính ống nước thải ra 100 mm

6 Công suất bơm nước thải 1,5 kW

4.9 Bể nén bùn:


4.9.1 Nhiệm vụ:
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Bùn từ bể lắng đợt II có độ ẩm cao 99,4 – 99,7%. Nhiệm vụ của bể nén bùn là làm
giảm độ ẩm của bùn hoạt tính dư bằng cách lắng (nén) cơ học để đạt được độ ẩm thích
hợp (94 – 96%) phục vụ cho việc xử lý bùn. Ngoài ra, bể nén bùn còn nén bùn tươi từ bể
lắng đợt I sang. Chọn phương pháp nén bùn trọng lực để tính toán thiết kế cho bể nén
bùn. Nén bùn bằng phương pháp trọng lực thường được thực hiện trong các bể nén bùn có
hình dạng gần giống như bể lắng đứng hoặc bể lắng ly tâm. Bùn hoạt tính dư từ bể lắng
đợt II và bùn tươi từ bể lắng đợt I được đưa vào ống phân phối bùn ở trung tâm bể. Dưới
tác dụng của trọng lực, bùn sẽ lắng và kết chặt lại. Sau khi nén, bùn sẽ được tháo ra ở đáy
bể. So với bể lắng ly tâm thì bể nén bùn kiểu ly tâm có công suất dàn gạt bùn lớn hơn, độ
dốc ở đáy bể lớn hơn. Trong quá trình vận hành, phải giữ lại một lớp bùn ở đáy bể để giúp
bùn kết chặt nhanh hơn.
4.9.2 Tính toán:
 Lượng bùn đưa vào bể nén bùn:
Q = Qw = 16,6 m3 / ngày
 Diện tích bề mặt của bể nén bùn:
Q 16 , 6 ×1000
F1 = v = = 1,487 m2 ≈ 1,49 m2
1 86400 ×0 , 04

Với v1: Vận tốc dòng bùn trong bùn lắng, chọn v1 = 0,04 mm/s, v1 không lớn hơn 0,1
mm/s).
 Diện tích ống trung tâm:
Q 16 , 6× 1000
F2 = V = = 0,0021 m2
2 86400× 28

Với V2: Vận tốc g bùn trong ống trung tâm, chọn V2= 28 mm/s
 Diện tích tổng cộng của bể nén bùn:
F = F1 + F2 = 1,49 + 0,0021 = 1,4921 m2
 Đường kính bể nén bùn:

D=
√ 4 F1
π
=
√ 4 ×1,4921
π
= 1,38 m

 Đường kính ống trung tâm

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

d=
√ 4 × F2
π
=
√ 4 × 0,0021
π
= 0,05 m

 Đường kính phần ống loe của ống trung tâm:


dloe = 1,35 × d = 1,35 × 0,0,05 = 0,0675 m
 Đường kính tấm chắn :
Dc = 1,35 × dloe = 1,31 × 0,0675 = 0,088 m
 Chiều cao phần lắng của bể nén bùn:
h1 = V1×t×3600 = 0,04×10-3 × 12 × 3600 = 1,728 m ≈ 1,73 m
Trong đó:
t: Thời gian lưu bùn: t = 10 – 12 giờ, chọn t = 12 giờ
v1: Vận tốc chuyển động của bùn trong bể (từ dưới lên). v1 = 0,04 mm/s.
Đáy bể được xây dựng dạng hình nón với đáy lớn bằng đường kính bể 1,38 để tiện thi
công ta chọn đáy bé 0,6 m. Góc nghiêng của đáy do với phương ngang là 550.
 Chiều cao phần đáy bể:
1
hđ = tg550 × × (1,4921 - 0,6) = 0,566 m ≈ 0,57 m
2
Chọn chiều cao bảo vệ: hbv = 0,3 m.
Chiều cao tổng của bể nén bùn: Htc = h1 + hđ + hbv = 1,73 + 0,57 + 0,3 = 2,6 m
 Lượng bùn thải từ bể nén bùn:
Qw ×(100− p1) 16 , 6 ×(100−99 , 2) 3
Qbùn = = =1, 37 m /ngđ
(100− p2 ) (100−97)

Trong đó:
Qbùn : Lưu lượng bùn trước khi nén
p1: độ ẩm của bùn trước khi nén, p1 = 99,2%
p2: độ ẩm của bùn sau khi nén, p2 = 97%
 Khối lượng bông bùn hoạt tính từ bể nén bùn:
Mbùn = V × S ×P × ρ = 1,37 × 1,005 × 0,015 ×1000 = 20,65 kg/ngày
Trong đó:
SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

V: thể tích bùn dư trong ngày


S: tỉ trọng của bông bùn hoạt tính, S = 1,005
P: Nồng độ phần trăm của cặn khô, P = 1,5%
ρ: khối lượng riêng của nước: ρ = 1000kg/m3
 Lượng nước dư từ bể nén bùn:
Qnước dư = 16,6 – 1,37 = 15,23 m3/ngày.đêm
 Thể tích bể nén bùn:
 Thể tích phần lắng:
π π
V= × (D2 – d2) × H1 = × (1,372 – 0,052) × 1,73 = 2,55 m3
4 4

 Thể tích phần nón bể:


π × H nón
Vnón = × ( R2 + r2 + R + r)
3
π × 0 ,57
= × (0, 6852 + 0,0252 + 0,685× 0,025) = 0,29 m3
3
Trong đó:
R: Đường kính bể lắng, R = D/2 = 1,37/2 = 0,685 m.
r: Đường kính ống trung tâm bể lắng, r = d/2 = 0,05/2 = 0,025 m.
hnón: Chiều cao phần nón chứa bùn, hnón = 0,57 m.
 Thể tích phần bảo vệ:
π π
V= × ( D2 − d2)× Hbv = × ( 1,32 − 0,052)× 0,5 = 0,98 m3
3 3

 Thể tích xây dựng bể:


Vbể = Vlắng + Vnón + Vbv = 2,55 + 0,29 + 0,98 = 3,82 m3
 Tính toán đường ống dẫn nước thải về bể nén bùn
 Đường kính ống dẫn bùn:
Lưu lượng bùn: Q = 1,37 m3/h.
Chọn vận tốc nước chảy qua ống v = 0,5 m/s ( v = 0,3 – 0,7 m/s)

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

D=
√ 4 ×Q
v ×π
=
√ 4 ×1 ,37
0 ,5 × π ×3600
= 0,03 m = 30 mm
Chọn ống dẫn nước thải làm bằng nhựa uPVC D40 có đường kính ngoài D n = 450 mm,
chiều dài khớp nối L = 41 mm, chiều dài ống 4-6 m.
Kiểm tra lại vận tốc:
4 ×Q 4 ×1 ,37
v= 2 = 2 = 0,31 m/s
π ×D π × 3600× 0 , 04
→ Thỏa v = 0,3 – 0,7 m/s.
 Tính bơm bùn
 Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿m
Trong đó:
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực

 Cột áp của bơm:


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 2,6 = 6,2 m
 Công suất bơm:
Q× H × g × ρ 1, 37 × 6 ,2 × 9 ,81 ×1053
N= = = 0,03 kW
1000× η 1000 × 0 ,8 × 3600
Trong đó:
𝜂: Hiệu suất máy nén khí, η = 0,7 − 0,9.Chọn η = 0,8
 : Khối lượng riêng của bùn nước là 1053 kg/m3
Lưu lượng bơm: Qb = 1,37 m3/ngày.
 Công suất thực tế

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

Ntt = 2,2 × N = 2,2 × 0,03 = 0,07 kW


Trong đó: β: Hệ số dự trữ
N < 1 → β = 1,5 - 2,2
N > 1 → β = 1,2 - 1,5
N= 5-50 → β =1,1
→ Chọn β =2,2
→ Chọn bơm hút bùn: Máy bơm hút bùn ly tâm trục ngang Ebara CMA 0,5M làm bằng
thép không gỉ AISI 304
Công suất: 0,37 kW/0,5 HP
Điện áp: 220V
Cột áp max: 20 - 10,5 m.
Xuất xứ: Ý
Lưu lượng max: 1,2 − 5,4 m3⁄phút.
Họng xả: 34 mm
Đơn giá: 3.379.000đ
Bố trí 2 máy bơm hút bùn, 1 công tác - 1 dự phòng.
Bảng 4. 13: Tóm tắt thông số thiết kế bể nén bùn

Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị

Đường kính bể nén bùn D m 1,38

Đường kính ống trung tâm D m 0,05

Chiều cao phần lắng ht m 1,73

Chiều cao phần đáy bể: hđ m 0,57

Chiều cao tổng của bể nén bùn Htc m 2,6

Thời gian lưu bùn t h 12

4.10. Máy ép bùn:


SVTH: Lương Mỹ Phụng
GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

4.10.1 Nhiệm vụ:


Cặn sau khi qua bể nén bùn có nồng độ từ 3:8% cần đưa qua thiết bị làm khô cặn để
giảm độ ẩm xuống 70: 80% tức là tăng nồng độ cặn khô từ 20-30%, với mục đích:
Giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải. Cặn khô dễ đưa đi chôn lấp hay cải tạo đất
có hiệu quả cao hơn cặn ướt Giảm thể tích nước có thể ngấm vào nước ngầm ở bãi chôn
lấp ...
4.10.2 Tính toán:
Khối lượng bùn đưa đến máy ép mỗi ngày là 20,65 kg/ngày
Xem như máy lọc làm việc 8 giờ trên ngày, một tuần làm việc 6 ngày. Do đó, lượng căn
đưa vào máy trong 1 tuần là: G = 6 × 20,65= 123,9 kg/tuần
 Lượng cặn đưa vào máy trong một giờ:
123 , 9
G= – 2,58 kg/h
6×8
Chọn máy
Dựa vào Catalogue của thiết bị máy lọc ép băng tải ta chọn thiết bị FP500 có chiều
dài băng 0,5 m và năng suất 40 kg/rộng.giờ
Bùn được bơm vào ngăn khuấy trộn cùng polyme rồi đi qua hệ thống băng tải ép
bùn loại nước. Bùn sau khi ép có dạng bánh sẽ được chở đi xử lý đúng theo quy định.
BỐ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ:
Nguyên tắc bố trí đường ống công nghệ: Đường ống được bố trí sao cho dễ quản lý
và sửa chữa khi cần; Tiết kiệm đường ống Đường ống không nên bố trí cắt chéo nhau gây
khó khăn cho việc lắp đặt và quản lý: Khi bố trí ban đầu cần quan tâm tới việc có thể lắp
ráp thêm đường ống khi cần nâng cao lưu lượng xử lý sau này.
BỐ TRÍ MẶT BẰNG:
Nguyên tắc bố trí mặt bằng hệ thống xử lý: Tiết kiệm được tối đa diện tích cho khu xử lý;
Tiết kiệm đường ống; Phải đảm bảo diện tích khi cần mở rộng lúc lưu lượng nước thải
tăng: Phải thuận lợi cho việc quản lý và vận hành: nhà điều hành phải nằm ở vị trí có thể
theo dõi tổng quan ca trạm xử lý; máy ép bùn nên đặt gần với đường bỏ để lấy bùn dễ
dàng.

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án xử lý Nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản cá Basa công suất 450 m3/ngày.đêm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải Công nghiệp, NXB Khoa học kỹ
thuật, 2001
[2] Lâm Minh triết, Xử lý nước thải Đô thị và Công nghiệp. Tính toán thiết kế công trình,
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006
[3] Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng Hà
Nội, 2009
[4] TCXDVN 33 : 2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công nghệ tiêu chuẩn thiết
kế
[5] TCNDVN 51 : 2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết
kế
[6] QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến
thủy sản
[7] Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải, 2008
[8] Hoàng Huệ, Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, 20
[9] https://thinhphatict.com/duong-kinh-danh-nghia
[10] https://maythoikhichinhhang.com/may-thoi-khi-heywel/may-thoi-khi-heywel-rss-50-
55hp/
[11] https://hmlgroups.com/ong-nhua-upvc-binh-minh-class-1-34251563
[12] https://bomchuyendung.com/san-pham/may-bom-chim-hut-nuoc-thai/may-bom-
chim-nuoc-thai-tsurumi-80pu222-22kw.html
[13] https://codienhoangmai.vn/may-khuay-chim-tsurumi-mr31nf-nr1-5/
[14] PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm, Bài giảng môn học_Kỹ thuật xử lý nước thải công
nghiệp
[15]

SVTH: Lương Mỹ Phụng


GVHD: ThS. Trần Thị Vân Trinh
Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế
bãi chôn lấp hợp vệ sinh

SVTH:
GVHD:
Đồ án xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Tính toán, thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho 463,023 dân số từ năm 2024-2043

SVTH:Lương Mỹ Phụng PAGE \* MERGEFORMAT 2


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

You might also like