Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1: Trình bày và phân tích tiền đề ra đời của kim tự tháp

Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III &
vương triều IV thời Cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc
Tây Nam Cairô ngày nay. Việc xây dựng kim tự tháp phát triển mạnh nhất vào
thời Trung vương quốc. Để xây dựng thành công những công trình kim tự tháp
đồ sộ cần hội tụ đủ các tiền đề sau:
- Về kinh tế: Để xây dựng được kim tự tháp cần phải có tiềm lực kinh tế. Tuy
nhiên ở cả hai thời kì trên thì hoạt động thương nghiệp chưa phát triển mạnh
mẽ nhưng hoạt động canh tác nông nghiệp lại đạt tới sự phát triển đỉnh cao.
Do sự phát triển mạnh mẽ đó của nông nghiệp dẫn đến việc thu hoạch được
nguồn lương thực dồi dào, đủ điều kiện để cung cấp cho các công trường xây
dựng. Bên cạnh đó, việc dư thừa của cải lương thực cũng dẫn đến việc dư
thừa nguồn nhân lực lao động, vậy nên từ đó có đủ điều kiện về nhân công để
tham gia xây dựng kim tự tháp.
- Về chính trị: Đây là thời kì theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền
mạnh nhất với quyền lực tuyệt đối của các Pharaong đã kiểm soát người dân
Ai Cập cổ đại theo con đường vũ lực. Việc xây dựng kim tự tháp còn thể hiện
vương quyền của các Pharaong, với quyền hành tối cao của mình, các
Pharaong đã chỉ đạo người dân Ai Cập xây dựng công trình kim tự tháp đồ
sộ, buộc mọi người phải tuân theo mệnh lệnh ấy.
- Về xã hội: Văn minh Ai Cập cổ đại nằm trong thời kì chế độ chiếm hữu nô lệ
với 2 tầng lớp cơ bản là Chủ nô và nô lệ. Ngoài ra, trong thời kì này cũng
xuất hiện các giai tầng như thợ thủ công, nông dân, thương nhân và “trí thức”
(tư tế). Tất cả đều tham gia vào việc xây dựng kim tự tháp cho các Pharaong
với mỗi nhiệm vụ khác nhau.
- Về KHKT – CN:
 Kim tự tháp được xây dựng theo hình thấp chóp, đáy là hình vuông, 4 mặt
là hìm tam giác đều ngoảnh về đúng 4 hướng đông tây nam bắc. Điều đó
cho thấy người Ai Cập cổ đại đã có những sự hiểu biết nhất định về công
nghệ định vị.
 Để bảo vệ thi thể của các Pharaong người Ai Cập cổ đại đã tiến hành việc
ướp xác. Đây không chỉ thể hiện sự am hiểu của người Ai Cập cổ về công
nghệ ướp xác mà còn là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển y học
của họ.
 Trong quá trình xây dựng các kim tự tháp cũng cho thấy sự phát triển về
công nghệ khai thác nguyên vật liệu của người Ai Cập cổ đại. Việc vận
chuyển đất đá từ những nơi rất xa công trường xây dựng đã đặt ra 2 câu
hỏi cho các nhà khoa học nghiên cứu về sau đó là: Các nguyên liệu được
khai thác bằng cách nào và nó được vận chuyển đến các công trường ra
sao.
 Ngoài ra, các nhà khoa học khi nghiên cứu còn nhận ra công nghệ ghép
các viên đá (2,5 tấn là nhẹ nhất) mà không sử dụng các chất phụ gia kết
dính rất tài tình và bí ẩn của người Ai Cập cổ đại. Hơn nữa, nhiệt độ bên
trong của kim tự tháp cũng giảm xuống thấp hơn nhiệt độ bên ngoài tới
200C.
- Về tôn giáo: Người Ai Cập cổ đại tin rằng cái chết là một lối đi sang thế giới
bên kia hoặc thiên đàng, vì vậy họ tin rằng sau khi chết linh hồn của họ cần
có 1 nơi để an nghỉ. Kim tự tháp là một cấu trúc hoành tráng được sử dụng
làm lăng mộ cho các Pharaong cũng chính bởi vì quan niệm “Chết là về với
thế giới vĩnh hằng” nên người dân nơi đây có suy nghĩ cần phải duy trì thân
xác cho các vị Pharaong của họ.
Câu 2: Trình bày hiểu biết và tính chất của Bộ luật Hammurabi
Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất từ thời vương triều III
của thành bang Ua (thế kỉ XXII – XXI TCN), ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật
cổ nhất thế giới nhưng ngày nay chỉ còn lại được 1 số đoạn.
Bộ luật quan trọng nhất ở nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại là Bộ luật
Hammurabi. Bộ luật này được khắc trên 1 bia đá và được đội khảo cổ học Pháp
phát hiện ở Xuda (phía đông Lưỡng Hà) nay trưng bày ở viện bảo tàng Luvrơ
(Pháp). Đây là bộ luật cổ được hình thành ở thời kì Cổ Babilon, thời phát triển
của nhà nước tập quyền chính thể quân chủ chuyên chế nhưng độc tài. Bộ luật
Hammurabi là bộ luật hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay con người đã phát
hiện được. Nội dung bộ luật này bao gồm 3 phần:
- Phần mở đầu nói về sứ mạng thiêng liêng, uy quyền của vua Hammurabi và
mục đích ban hành bộ luật
- Phần nội dung chính gồm 282 điều luật đề cập đến các vấn đề như thủ tục
kiện tụng các tội hình sự như: trộm cắp gây thương tích hoặc làm chết
người,...; các vấn đề dân sự như hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, thuê người
làm, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng đất, tô thuế, nô lệ,...
- Phần kết luận nhắc lại uy quyền, công đức của vua Hammurabi và tính hiệu
lực của bộ luật.
Bộ luật Hammurabi là bộ luật hoàn mỹ nhất của nền văn minh Lưỡng Hà
với các tính chất tiêu biểu sau:
1. Tính chất chung
- Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phán ánh các hoạt động kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội của vương quốc Babilon
- Giúp bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, công cụ để duy trì, củng cố bộ
máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
- Đánh dấu hoạt động pháp điển hoá đầu tiên, sớm nhất trong pháp luật thế
giới do chính vua Hammurabi biên soạn
- Bộ luật mang tính hà khắc dã man. Phần lớn chế tài dân luật cũng mang tính
hình sự. Thời kì này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tàn dư xã hội nguyên thủy là
nguyên tắc trả thù ngang bằng, thậm chí còn cho phép trừng trị những người
không liên quan đến tội phạm. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra
trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lý, chứ không xét trên phương diện
mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
- Bộ luật Hammurabi thể hiện kĩ thuật lập pháp khá cao, tuy không phân chia
thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng chia thành các nhóm điều khoản có
nội dung khác nhau.
- Bộ luật có nhiều tư tưởng mang tính thời đại tiến bộ: Bên cạnh việc bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp thống trị, pháp luật cũng bảo vệ những người yếu thế,
được xem như là một nguyên tắc pháp luật tiến bộ. Hôn nhân phải có giấy tờ,
phụ nữ và trẻ em trong gia đình được pháp luật bảo vệ.
- Bộ luật thành văn cổ xưa, nguyên thuỷ nhất của nhân loại.
2. Tính chất tiêu biểu cụ thể
- Tính lịch sử rõ nét: Ra đời trong bối cảnh phát triển của nhà nước tập quyền
chính thể quân chủ chuyên chế độc tài. Trong khu vực Lưỡng Hà trước bộ
luật Hammurabi đã có bộ luật của người Sumer, bộ luật của người Eshnunna,
do đó bộ luật Hammurabi là sự phát triển tiếp tục và chép lại các điều luật
thời cổ Sumer có ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp chế Babilon.
- Tính giai cấp: Bộ luật Hammurabi thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
Phần mở đầu vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho
nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết
luận Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và có ý
định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền,
vương quyền và pháp quyền khiến bộ luật trở nên “linh thiêng hoá” nhằm đạt
được mục đích cai trị dân chúng. Bối cảnh xã hội lúc bấy giờ là thời kì chiếm
hữu nô lệ, bộ luật Hammurabi đã phản ánh được xã hội đương thời. Cụ thể có
3 giai cấp (quý tộc, bình dân, nô lệ) nhưng về cơ bản chỉ có 2 giai cấp đối
kháng (chủ nô và nô lệ). Điều này đã tạo nên sự phân hoá giai cấp lớn, mâu
thuẫn trong sự phân tầng, bất bình đảng của giai cấp. Từ đó pháp luật được
coi là một trong những biện pháp cần thiết và chủ yếu để duy trì trật tự thống
trị, đem đến sự đảm bảo về lợi ích cho các giai cấp, đặc biệt là bảo vệ quyền
lợi của tần lớp thống trị.
- Tính toàn diện: Bố cục đầy đủ, rõ ràng, hoàn chỉnh 3 phần (mở, thân, kết).
Nội dung bộ luật hành văn dễ hiểu, đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống,
phản ánh khái quát các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...cũng
như mọi mặt sinh hoạt vật chất và tinh thần với 4 lĩnh vực chủ yếu là dân sự,
hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.
- Tính phổ biến: Sau khi ra đời thì bộ luật Hammurabi đã được áp dụng trên
toàn cõi Lưỡng Hà.
- Tính thương nghiệp: Bộ luật đề cao vai trò của hoạt động thương nghiệp
- Tính tôn giáo: Đề cao vai trò của người đứng đầu nhà nước. Bộ luật chịu sự
chi phối của tôn giáo, những vấn đề khó giải quyết thì để thần linh xét xử.
Người cổ đại tin rằng đấng tối cao đã sáng tạo ra muôn loài, sáng tạo nên nhà
nước và luật pháp.Sự kết hợp giữa thần quyền, vương quyền và pháp quyền
khiến bộ luật trở nên “linh thiêng hoá”.
- Tính bình đẳng: Bộ luật Hammurabi áp dụng nguyên tắc công bằng trong
việc đưa và áp dụng các hình thức xử phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ
phạm tội đã gây ra. Tinh thần nhân đạo, giá trị nhân văn cũng được thể hiện
qua những quy định về cách đối xử với con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ
em, bảo vệ quyền lợi của người tự do, giai cấp chủ nô và cả quyền lợi của nô
lệ,...
- Tính tiến bộ vượt thời đại: Bộ luật đề cao vai trò của người phụ nữ (có
quyền được ly hôn khi chồng đi khỏi nhà không lý do, hoặc khi chồng ngoại
tình) và cho người có tội được minh oan cho chính mình.
Câu 3: Trình bày và phân tích chế độ đẳng cấp Vác-na
Vào giữa thiên niên kỉ thứ II TCN, người Arian (người cao quý) đã di cư
từ Trung Á vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ là vùng lưu vực sông Hằng và
đến khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN tộc người này tiến vào xã hội có nhà nước,
chính từ thời kì này Ấn Độ đã xuất hiện 2 vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và
lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp Varna và đạo Bàlamôn.
Trong thời kì đầu của thời Vêda, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ
còn mang nhiều dấu vết của thời nguyên thuỷ. Đến những thế kỉ đầu của thiên
niên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng
về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã
tập hợp thành tôn giáo lớn là Bàlamôn. Đạo Bàlamon là một tôn giáo đa thần,
trong đó cao nhất là thần Brama (thần sáng tạo), nhưng có nơi lại cho thần Siva
(thần phá hoại) hoặc thần Visnu (thần bảo vệ) mới là cao nhất. Để thống nhất
các giáo phái đạo Bàlamon đã đưa ra quan niệm cả 3 vị thần trên tuy 3 nhưng
vốn là 1. Trong giáo lí của đạo Bàlamon có đề cập đến các nội dung về thuyết
nhân quả, điềm báo luân hồi. Thông qua các học thuyết này đã tạo nên thiết chế
xã hội cho những người theo tôn giáo từ đó cũng hình thành chế độ đẳng cấp
Varna và học thuyết Varna.

Chế độ đẳng cấp Varna hay chế độ chủng tính là 1 chế độ xã hội dựa trên
sự phân biệt về chủng tộc, về tôn giáo và về huyết thống hình thành trong quá
trình người Arian chinh phục và thống trị Ấn Độ. Chế độ đẳng cấp Varna được
chia thành 4 tầng theo học thuyết Varna (Học thuyết giải thích ngồn gốc con
người hình thành từ các bộ phận của thần Brama)

- Sinh ra từ miệng của thần là đẳng cấp Braman (Bà la môn). Đây là đẳng cấp
cao nhất, người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy kinh
Vêda và lo việc cúng tế thần linh.
- Sinh ra từ vai của thần là Ksatơrya là đẳng cấp thứ hai gồm tầng lớp quý tộc,
vương công, vũ sĩ và chiến binh, có thể làm vua và các thứ quan lại.
- Sinh ra từ bắp đùi của thần là đẳng cấp thứ 3 Vaisya gồm tầng lớp nông dân,
thợ thủ công và thương nhân, có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, cung
phụng cho đẳng cấp Braman và Kcatơrya.
- Sinh ra từ ngón chân của thần là đẳng cấp thứ tư Suđra với đa số là cư dân
bản địa bị chinh phục, nô lệ, tôi tớ làm thuê.
- Ngoài ra còn có tầng lớp Dalit thấp kém nằm ngoài các bộ phận của thần.

Chế độ đẳng cấp Varna còn có tính xã hội của tôn giáo và tính chất hôn nhân
như sau:
1. Tính xã hội và tôn giáo
- Đẳng cấp Bàlamon được phép nghiên cứu và giảng dạy Kinh Veda; được
nhận và phân phát của bố thí. Chức năng tôn giáo : Chỉ có 1 đẳng cấp duy
nhất được giảng kinh
- Kcatơrya là tầng lớp được nghiên cứu và học tập kinh Veda; có nhiệm vụ bảo
vệ xã hội là các chiến binh và nhiệm vụ quản lý xã hội là nhà vua.
- Chỉ được phép học tập Kinh Veda, tham gia các nghi lễ tôn giáo là đẳng cấp
thứ 3 Vaisya.
- Đẳng cấp thứ 4 Suđra không được học tập và động đến kinh Veda, có nhiệm
vụ phục vụ cho 3 đẳng cấp trên.
2. Tính chất hôn nhân
- Khuyến khích hôn nhân cùng đẳng cấp. Tuy nhiên vào trường hợp bất khả
kháng thì được phép lấy người thuộc đẳng cấp dưới thấp hơn nhưng không
được phép ngược lại. Nếu ố tình vi phạm thì sẽ chuyển thẳng xuống đẳng cấp
Suđra.
- Nếu người phụ nữ thuộc đẳng cấp Bàlamon quyết tâm lấy người đàn ông
thương nhân giàu có thuộc đẳng cấp Vaisya thì con cái mà họ sinh ra sẽ
chuyển ngay thành đẳng cấp Dalit thấp kém.
- Về mối quan hệ gia đình: Một người thuộc đẳng cấp Bàlamon 10 tuổi và 1
ông vua 100 tuổi có quan hệ cha con thì cha sẽ là đứa trẻ Bàlamon 10 tuổi
còn ông vua 100 tuổi sẽ là con. Tóm lại chế độ đẳng cấp Varna là chế độ
gia đình, đẳng cấp trên là cha của đẳng cấp dưới.

Câu 4: Trình bày hiểu biết về Kito giáo

Cho đến đầu công nguyên, người La Mã vẫn tin vào tín ngưỡng đa thần.
Tuy nhiên từ năm 63 TCN, La Mã thôn tính vùng Palextin nơi mà từ thế kỉ VI
TCN cư dẫn đã theo 1 tôn giáo nhất thần gọi là đạo Do Thái. Sau khi bị La Mã
thống trị và dưới sự ảnh hưởng từ giáo lí của đạo Do Thái, tư tưởng của phái
khắc kỉ và đời sống cực khổ không có lối thoát của nhân dân bị áp bức là những
yếu tố dẫn đến sự ra đời của đạo Kito. Kito giáo ra đời với 3 tiền đề tạo dựng
như sau:

1. Cơ sở về lịch sử - văn hoá


- Thế kỉ I TCN thời kì La Mã đang trên đà phát triển rực rỡ với nền kinh tế đại
điền trang thu được lượng sản phẩm, hàng hoá khổng lồ. Đây cũng là thời kì
nhà nước theo thiết chế chiếm hữu nô lệ phát triển đỉnh cao, các gia tầng
trong xã hội cũng đang phát triển. Trong khi đó sự thống trị hà khắc của tầng
lớp chủ nô đối với tầng lớp nông dân, nô lệ đã gây ra mâu thuẫn xã hội sâu
sắc, từ đó tạo ra các cuộc khởi nghĩa (điển hình là khởi nghĩa Xpaticut).
*Khởi nghĩa Xpaticut:
- Khái quát chung: Là cuộc chiến lần đầu trong lịch sử mà người thấp kém
trong xã hội dám đứng lên chống lại giai cấp thống trị họ. Cuộc khởi nghĩa
được diễn ra trên quy mô rộng lớn và giành được thắng lợi quan trọng góp
phần làm lung chuyển bộ máy chính trị La Mã. Tuy nhiên khởi nghĩa cũng
nhanh chóng thất bại vì sức mạnh của vũ khí và quân đội. Điều này thể hiện
sự bất lực của 1 phong trào.
- Lý do phong trào thất bại: Giai cấp chủ nô đang trong thời kì phát triển
hưng thịnh. Trong xã hội này người nông dân và nô lệ không đại diện cho bất
cứ hình thái kinh tế - xã hội nào. Với tiềm lực kinh tế hùng hậu cùng dàn kỵ
binh được trang bị đầy đủ các vũ khí và hơn hết là sự phân hoá, mâu thuẫn
trong chính nội bộ đã khiến cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại và bị đàn
áp.
- Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa: Thể hiện khát vọng giải phóng thể xác, tinh thần
của tầng lớp bị thống trị được hình thành. Khiến cho những con người thấp
cổ bé họng nhận ra chân lý chỉ dùng vũ lực thì không thể chiến tháng và sẽ
dẫn đến việc bị đàn áp đẫm máu. Từ đây ý thức và mong muốn được giải
phóng tinh thần thôi thúc họ tìm ra con đường giải thoát khác dẫn đến sự ra
đời của tôn giáo là Kito giáo sau này.
2. Tôn giáo về phương Đông

Vào thế kỉ đầu CN đã xuất hiện nhiều lời sấm truyền qua các huyền thoại hay
các câu chuyện truyền thuyết: Người Do Thái là bộ phận cư dân ưu tú được
Chúa lựa chọn để cứu vớt những người khổ đau trong xã hội mà điển hình là
tầng lớp chủ nô (quỷ thần sa ngã) đã lan truyền rộng rãi trong xã hội. Từ đó Do
Thái giáo ra đời tại phương Đông và sau khi người La Mã chiếm đoạt và thống
trị vùng Palextin thì Kito giáo là 1 dòng nhánh từ Do Thái giáo mà ra.

Bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa khắc kỉ phương Tây: con
người nên sống gần gũi, giản đơn, lên án lối sống xa xỉ và chủ nghĩa duy lí: đề
cao vai trò của con người, con người thông minh. Hai quan điểm này có vai trò
như 1 liệu pháp để Kito giáo vượt qua những thách thức lịch sử và phát triển
mạnh mẽ cho đến ngày nay.

3. Đức Giê-su
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Kito giáo là Đức Giê-su - con của chúa
Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh là Đức Mẹ Maria tại vùng Palextin
lãnh thổ của đế quốc La Mã. Ba nguồn gốc dẫn đến hình thành đạo Kitô: Giáo lý
của đạo Do thái, Tư tưởng của phái khắc kỷ, Đời sống cực khổ không lối thoát
của nhân dân. Kinh thánh của Kito giáo bao gồm 2 phần là Cựu ước và Tân
ước, Cựu ước là kinh thánh của Do Thái giáo được Kito giáo tiếp nhận. Đạo
Kito có 7 nghi lễ quan trọng thường gọi là 7 bí tích là:

 Rửa tội: nghi thức vào đạo


 Thêm sức: củng cố lòng tin
 Thánh thể: ăn bánh thánh
 Giải tội: xưng tội để được xá tội
 Xức dầu: xoa nước thánh vào người sắp chết
 Truyền chức: phong chức cho giáo sĩ
 Hôn phối
- Lý do Kito giáo bị đàn áp:
 Về xã hội: Kito giáo mong muốn con người được sống tự do và hoà bình
với nhau nhưng đế chế La Mã lại muốn kiểm soát và sống phân biệt.
 Về tôn giáo: La Mã theo tôn giáo đa thần còn Kito giáo đề cao đức Giê-
su, độc thần, vi phạm với nguyên tắc của người La Mã.
 Về tư tưởng: Đề cao tinh thần nhân dân, mong muốn được giải thoát cho
tầng lớp thấp kém bị thống trị đi ngược lại với giai cấp chủ nô, với tầng
lớp thống trị.
- Sự sáp nhập Kito giáo vào La Mã: Trong thời kì đế quốc La Mã suy yếu cộng
với việc đế chế này phải kiểm soát cả 1 khu vực vô cùng rộng lớn nên có các
giá trị văn hoá khác nhau. Và trong từng khu vực hay trong quá trình đi giao
thương, buôn bán giới chủ nô bị tấn công bởi người dân các dân tộc bản địa,
sự áp lực dài lâu khiến họ cần tìm đến 1 con đường giải thoát về tinh thần.
Mà Kito giáo lại hướng con người đến những điều thiện lâu dần khi noi theo
họ cảm giác được thâm tâm được thanh tịnh hơn nên Kito giáo dần được sáp
nhập vào La Mã.
- Thời kì biến đổi của Kito giáo
 Về tầng lớp: sau khi Kito giáo sáp nhập vào La Mã thì có sự tham gia của
giới quý tộc, tầng lớp thống trị  trở thành tôn giáo nhà nước.
 Về tư tưởng: trước đây Kito giáo chống lại nhà nước, sau khi có sự tham
gia của các tầng lớp quý tộc thì dần được chấp nhận và nó đã trở thành
công cụ để bảo vệ nhà nước  nhà nước và nhà thờ thành 1 thể.
 Về nguyên tắc dâng hiến: ở thời kì đầu chỉ có tầng lớp nông dân, nô lệ
tham gia vào Kito giáo nên họ dâng hiến toàn bộ tài sản của mình và phân
chia theo nguyên tắc công bằng. Sau đó khi có sự tham gia của tầng lớp
thống trị nhiều tiền của thì đã đổi thành dâng hiến 1 phần tài sản.
 Về tính chất: thời kì đầu là sự tham gia của những người thấp kém nên
không có văn hoá, lễ nghi. Về sau khi tầng lớp quý tộc có học thức sâu
rộng chuyển sang mô hình khai sinh nhiều lễ nghi, ngày lễ  sự phản đối
của giới tư sản  tạo ra dòng Tin Lành.
 Có thể thấy từ một tôn giáo của tầng lớp nô lệ, nông dân thấp kém đã
phát triển lớn mạnh thành tôn giáo của nhà nước.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân, điều kiện, diễn biến, hệ quả của các phát
kiến địa lý
Nguyên nhân: Từ thế kỷ XIV nhu cầu giao lưu giữa Tây Âu và phương Đông
trở nên cấp thiết. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa , sự khao khát gia vị, hương
liệu quý, vàng bạc của phương Đông đã thúc đẩy thương nhân tăng cường giao
lưu với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhưng con đường quen thuộc sang phương Đông
ngang qua Bidantin đã bị người Tuốc và người Ả Rập chiếm giữ dẫn đến
phương Tây không có được nguồn hàng hoá từ phương Đông và buộc họ cần
phải tìm kiếm các con đường khác để tiếp tục giao thương, buôn bán từ đó
thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lí.
Điều kiện: KHKT phát triển, thế kỉ XV, người Tây Âu đã có nhiều tiến bộ về
kỹ thuật hàng hải:
- Nhận thức được trái đất hình tròn, biết sử dụng la bàn để đi biển, hoa tiêu đã
xác định vĩ độ, xác định được chỉ số hải lý của vùng gió, mật độ vĩ tuyến của
thủy triều.
- Dùng loại tàu Caraven (có nhiều kiểu) nhanh, nhẹ, được cải tiến để
chở nhiều khách, liên lạc nhanh với các điểm rải rác trên biển.
- Dịch và xuất bản “chỉ dẫn về địa lý” Năm 1502 đã ra đời binh đồ địa cầu gọi
là Bản đồ Cantino. Trên bản đồ này lần đầu tiên đã vẽ đƣờng xích đạo và 2
chí tuyến. Năm 1504, lần đầu tiên trong lịch sử trên một bản đồ Đại Tây
Dương Pedro Reinel đã đưa vào một thang vĩ độ.
Diễn biến:
- Người Bồ Đào Nha đã nhiều lần tổ chức các cuộc đi trên biển để tìm đường
vòng quanh Châu Phi đến Ấn Độ. Từ cuối năm 1416, năm nào cũng có đoàn
đi nhưng rồi lại quay về trong đó có 3 lần đi quan trọng nhất.
- Năm 1487, Điaxơ men theo bờ biển đến được cực Nam Châu Phi, tại đây gặp
sóng lớn nên ông đặt tên là “ Mũi bão táp” về sau vua đặt tên là “ Mũi Hảo
Vọng”.
- Tháng 7/1497, Vaxcô Dơ Gama đã đi qua Mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ
Dương và cuối cùng đến đƣợc Caliút (phía Tây Ấn Độ ) vào ngày 20/5/1498.
- Ngày 3/8/1492, Côlômbô đã vượt Đại Tây Dương đến lục địa Châu Mĩ.
- Từ 1519-1522, Magienlăng thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới.
Nhưng khi đến Philippin, ông bị chết. Đoàn tiếp tục cuộc hành trình về lại
Tây Ban Nha. Lần đầu tiên đã chứng minh trong thực tế quả đất là một quả
cầu mà người ta di vòng quanh được
Hệ quả:
Hệ quả tích cực:
- Về địa lý: tìm ra châu lục mới là châu Mĩ, đại dương mới là Thái Bình
Dương và những con đường biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho
sự tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa.
- Về kinh tế: Mở rộng lãnh thổ thương mại thế giới và phạm vi kinh tế của tư
bản châu Âu, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Hoạt động thương mại
thế giới trở nên sôi động hơn, những tuyến đường thương mại được hình
thành nối liền các châu lục Á, Âu, Phi và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây
Dương (Âu - Phi - Mỹ). Tạo nên sự chuyển dịch trung tâm thƣơng mại: từ
Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương, từ Lixbon đến Amtecdam và Luân Đôn.
Hệ quả quan trọng nhất về mặt kinh tế là cuộc “cách mạng giá cả”, thúc đẩy
nhanh quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
- Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di thực giữa các châu lục trên quy mô lớn
- Về văn hóa: thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa
học phát triển
Hệ quả tiêu cực: Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn cướp bóc thuộc
địa, buôn bán nô lệ da đen.
Câu 6: Hiểu biết của anh chị về phong trào văn hoá phục hưng

1. Bối cảnh lịch sử


- Quan hệ tư bản chủ nghĩa được hình thành, giai cấp tư sản lên ngôi
*Lý do PT VHPH diễn ra ở Ý
 Đây là trung tâm của nền văn minh Hi La, trung tâm của mô hình nhà
nước phân quyền
 Nằm trên bờ Địa Trung Hải – đầu mối giao lưu đông tây với hoạt động
thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển; là thị trường, nơi lưu thông
hàng hoá của châu Âu.
 Hình thành cư dân mới: thương nhân, giới chủ giàu có
 Khát vọng hướng đến xã hội mới (vì là người có tiềm lực kinh tế
nhưng không có chính trị)  tìm hệ tư tưởng bộ đỡ.
 Trung tâm của Kito giáo, thời kì này có nhiều quan điểm lỗi thời là bảo vệ
nhà thờ và chế độ phong kiến  Kìm hãm sự phát triển của giới tư sản
 Mong muốn thay đổi
- Thế kỉ (XV-XVI) phong trào lan sang châu Âu và kết thúc và thế kỉ XVII.
2. Thành tựu chính
- Đã đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực như: văn học, nghệ
thuật, KHTN và triết học.
3. Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng
- Sáng tạo ra nền văn hoá mới gồm: giá trị mới, tinh thần mới, tư tưởng mới.
- Khẳng định vị thế và vai trò của giai cấp tư sản. Ban đầu là đòi quyền lợi sau
đó là chống lại phong kiến.
- Quan điểm: Thần thánh không là nhân vật trung tâm vũ trụ, kinh thánh không
còn là chân lí.
- Bản chất: Là 1 phong trào phục hồi lại những giá trị về văn hoá đã từng phát
triển huy hoàng nhưng chỉ muốn kế thừa, chắt lọc giá trị hiện hữu  phục vụ
tư sản.
4. Mục đích PTVHPH
- Đề cao tinh thần dân chủ, tinh thần sáng tạo
- Con người là trung tâm
- Khát vọng sự tự do và giải thoát
5. Tính chất và tư tưởng cốt lõi
- Con người tự do và sáng tạo
- Thể hiện tính nhân văn cao cả
 Đề cao vai trò, quyền tự do con người
 Đề cao vẻ đẹp tự nhiên con người
 Đề cao trí tuệ, tinh thần sáng tạo của con người  con người hoàn mỹ
- Chống lại nhà thờ  công trình xây dựng chủ yếu trong nhà thờ
6. Ý nghĩa phong trào
- Mở ra thời đại văn hoá mới
- Chống lại trào lưu văn hoá và tư tưởng nhà thờ
- Nền tảng tạo giá trị văn hoá mới
- Tiền đề phát triển khoa học kĩ thuật

You might also like