Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NGÀNH KIẾN TRÚC

1. Kiến Trúc là j
Môi trường, thẩm mỹ, đời sống, tiện ích, sự hữu dụng, thể hiện văn hóa,... Đó là một số những
tiêu chí chính mà ngành kiến trúc muốn hướng đến.

2.Kiến Trúc Sư là j
Kiến trúc sư là người phụ trách việc lên ý tưởng, thiết kế các công trình, kiến trúc, nội
thất, cảnh quan,… Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây
dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt
ra.
Khi thiết kế kiến trúc sư phải dựa trên cơ sở các giải pháp về công năng, kỹ thuật và tính
thẩm mỹ để tạo nên các công trình với kiến trúc tổng thể mới lạ, đẹp mắt và phù hợp với
cảnh quan xung quanh.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư còn đưa ra các dự báo về xu hướng cách tân và phát triển của
các công trình xây dựng hay thiết kế quy hoạch vùng, khu dân cư, khu công nghiệp và
cảnh quan đô thị. Họ cũng cung cấp giải pháp kiến trúc cho những khách hàng có nhu
cầu xây dựng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên
những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Họ sẽ chuyển đổi
nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ cho những dự án mới hoặc cải tạo,
nâng cấp, sửa chữa các dự án cũ theo yêu cầu của khách hàng.

Trong quá trình thực hiện một dự án kiến trúc, các kiến trúc sư thường giữ các vai

trò quan trọng sau:

Thứ nhất, tư vấn. Đây là bước đầu tiên để tạo nên một công trình xây dựng. Tại bước
này kiến trúc sư có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến công
trình như giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, vật liệu sử dụng, biện pháp thi công,…
Các tư vấn này cần dựa trên nhu cầu của khách hàng. Kết quả quá trình tư vấn có thể là
các tài liệu, báo cáo, bản vẽ sơ bộ về ý tưởng, định hướng phát triển dự án, hoặc tất cả
những thứ trên.
Thứ hai, thiết kế. Sau giai đoạn tư vấn, kiến trúc sư sẽ cụ thể hóa các ý tưởng, giải pháp
được nhắc đến trước đó thành các thiết kế cụ thể. Các bản vẽ này bao gồm cả số liệu,
kích thước, chủng loại vật liệu, màu sắc,… sao cho các ý tưởng ban đầu được triển khai
phù hợp với thực tế, bao gồm kinh tế, khả năng cung ứng vật liệu và giải pháp thi công.
Thứ ba, quản lý. Với tư cách là “tác giả” hay “chủ nhiệm” công trình, dự án, kiến trúc sư
có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn trong quá trình tư vấn và thiết kế công trình
đó. Để hoàn thành một công trình từ các bản vẽ thiết kế phải trải qua nhiều giai đoạn và
tốn không ít thời gian cùng nhân lực. Vì vậy, kiến trúc sư phải nắm được tổng thể công
trình và điều phối, kết nối các giai đoạn, hạng mục, bộ phận,… của công trình đó hiệu
quả

3. Công việc của kiến trúc sư

Công việc chính của kiến trúc sư là tạo ra các bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, phụ thuộc vào
từng lĩnh vực mà sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng khi thiết kế. Dựa trên yêu cầu
của khách hàng kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng và lập kế hoạch để tạo nên những mô hình,
màu sắc ban đầu cho mỗi công trình.
Sau đây là những công việc mà kiến trúc sư thường làm:
+ Lên kế hoạch thiết kế
+ Hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng và các lĩnh vực khác để đưa
ra những giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế có kiến trúc
mới lạ và đẹp mắt.
+ Quản lý công tác thiết kế.
+ Gặp khách hàng, trình bày thiết kế với họ, đề xuất các phương án và dự tính ngân sách
thi công dự án.
+ Thiết kế các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật thi công cho các dự án, công trình xây
dựng,…
+ Làm việc với các chuyên gia xây dựng, kỹ sư xây dựng, nhà thầu thi công và các bên
liên quan để đưa ra lịch thi công phù hợp cho các dự án, công trình xây dựng, đảm bảo
hoàn thành công trình đúng tiến độ.
+ Quản lý công tác thi công, đảm bảo công trình hoàn thành theo đúng thiết kế kiến trúc,
quy hoạch ban đầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng đã xác định từ trước.
+ Xác định các loại nguyên vật liệu sử dụng cho dự án.

You might also like