Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 2.

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN


NAY
2.3. Đề xuất giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian tới
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chỉ rõ nguyên nhân của việc cắt giảm lao
động hiện nay là do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng bởi kinh tế các nước gặp khó
khăn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt nên sức mua sụt giảm… Những điều
đó khiến nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam gặp tình trạng hàng tồn kho nhiều không
xuất khẩu được, không có đơn hàng mới. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao khiến
nhiều doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh. Một số thị trường lớn của Việt Nam
đặt ra yêu cầu mới về tiêu chuẩn hàng hóa và có sự thay đổi quan điểm thị hiếu của
người tiêu dùng nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc sắp xếp lại hoạt động sản
xuất. Trong khi, sau đại dịch Covid-19 nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp
không còn đủ để thực hiện. Từ thực tế trên, chúng ta có một số đề xuất giải pháp để
tháo gỡ khó khăn về việc làm cho người lao động trong thời gian tới như sau:

Đầu tiên, tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc
làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện
pháp luật trong các lĩnh vực trên, nhất là thực hiện pháp luật tại các khu công nghiệp
và khu chế xuất. Cùng với đó, xây dựng cơ chế và triển khai thực hiện các chương
trình, đề ra phương án hỗ trợ tạo việc làm cho các nhóm lao động đặc thù (người
khuyết tật; người lao động dân tộc thiểu số; lao động khu vực nông thôn,…). Trong đó
tập trung vào 3 nội dung: Kỹ năng và trình độ lao động, việc làm ổn định và an sinh
xã hội bền vững, nghiên cứu xây dựng mạng lưới an sinh xã hội theo hướng mở rộng
quy mô phạm vi, đối tượng trên cả 3 khâu (phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi
ro).

Thứ hai, hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao
động. Xây dựng, triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người
lao động, lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung theo cấp vùng, cấp tỉnh và trung ương,
có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, bảo hiểm xã hội để hoàn thiện hệ thống
thông tin của thị trường lao động, thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách chính sách
bảo hiểm xã hội, hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới chủ động ngăn
ngừa, phòng tránh thất nghiệp. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ việc thu thập,
lưu trữ dữ liệu, phân tích và dự báo về cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu của các
vấn đề quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động. Rà soát,
đánh giá cơ sở vật chất hiện có của trung tâm dịch vụ việc làm nhằm xác định nhu cầu
đầu tư bảo đảm cho việc thực hiện kết nối cung - cầu lao động chuyên nghiệp, hiện đại
và hiệu quả.

Thứ ba, triển khai các giải pháp hỗ trợ, thu hút đầu tư nước ngoài có thể tạo ra việc
làm và tăng cường năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa các nguồn vốn để thúc đẩy
tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, thúc đẩy các xu thế chuyển dịch lao động
tìm kiếm việc làm theo không gian, thời gian trên thị trường lao động. Các xu thế đó
bao gồm: từ việc làm ở khu vực nông thôn, nông nghiệp sang việc làm ở khu vực công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ, từ việc làm ở khu vực không chính thức sang khu vực
chính thức, dịch chuyển lao động từ các khu vực ngoài vào bên trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp.

Thứ tư, cần thúc đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển hệ
thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại với nhiều mô
hình, phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của công nhân
lao động. Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp
mới,thích ứng với các khủng hoảng có thể xảy ra, gắn kết và huy động doanh nghiệp
tham gia giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho công nhân lao động,
nhằm hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu: như hỗ trợ đào tạo, phát triển nghề nghiệp
mới, chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo tái hoà nhập thị trường lao động, hỗ trợ người
lao động quay trở lại thị trường...

Thứ năm, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình,
thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời
nhằm kích thích nền kinh tế, cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Hơn nữa cần
khuyến khích các hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ những chính sách ưu tiên vì đây sẽ
lực lượng phục hồi nhanh hơn so với các loại hình khác và tạo nhiều chỗ làm việc để
thu hút người lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp, nhà
sản xuất và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập và
còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Thứ sáu, đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội, tổ chức cung cấp thông tin và
dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho người lao động trong các khu công nghiệp nói
riêng, cho người lao động nói chung, tập trung phát triển nhà ở xã hội và hạ tầng, công
trình xã hội khác cho công nhân, thêm các chính sách hỗ trợ tín dụng để giải quyết vấn
đề về chỗ ở cho người lao động.

Thứ bảy, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bằng nhiều hình thức
đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về
đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an sinh xã hội,
tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách, bảo đảm đúng đối tượng,
đúng chế độ. Cải thiện các chính sách bảo vệ người lao động, đảm bảo lương công
bằng và tạo điều kiện công ăn việc làm an toàn thoải mái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://kinhtedothi.vn/5-giai-phap-ho-tro-tao-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong.html
https://www.baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/202212/de-xuat-8-giai-phap-dao-
tao-bao-dam-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong--965891/
https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=64162

You might also like