Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI 5.

MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ TRUNG ĐẠI


1. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

Thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã


Thành tựu
- Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái A, B, C và cư dân La Mã
đã kế thừa, phát triển thành chữ La-tinh.
Chữ viết
- Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái
quát hóa.
- Văn học Hy Lạp cổ đại phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần
thoại,...).
Văn học - Tiêu biểu là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch “Ơ-đíp làm
vua” của Xô-phốc-lơ.
Kiến trúc, - Cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo nên nhiều công trình như: Đền
điêu khắc, Pác-tê-nông ở A-ten (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, tượng lực sĩ
hội họa ném đĩa, tượng Vệ nữ thành Mi-lô.
- Đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Nhiều nhà khoa học đã tìm ra những định lí, định đề, tiên đề khoa học:
Khoa học + Toán học: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít.
+ Vật lí: Ác-si-mét.
- Y học: Hi-pô-crát.
- Sử học: Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít.
Tư tưởng - Tư tưởng: Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chia làm hai trường phái
chính: triết học duy vật và triết học duy tâm. Triết học được xem là những
thành tựu rực rỡ của nền văn minh phương Tây.Các nhà triết học tiêu biểu
như Ta-lét, Hê-ra-clít, Xô-crat, pla-tôn…

Tôn giáo - Tôn giáo: Sự ra đời của Cơ Đốc giáo (thế kỉ I).Sau đó trở thành một trong
những tôn giáo lớn trên thế giới.

Thể thao - Ô-lim-píc là Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hi Lạp cổ đại. Đại hội được tổ
chức bốn năm một lần vào mùa hè ở Ô-lim-pi-a, với nhiều môn thi đấu.

Ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã


- Cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo nên nền văn minh rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.
- Thể hiện sự sáng tạo phi thường của cư dân Hi Lạp – Lã Mã cổ đại.
- Văn minh Hy Lạp - La Mã là cơ sở đầu tiên của nền văn minh phương Tây sau này.
- Những thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã đã đóng góp to lớn vào nền văn minh
nhân loại.
2. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh thời Phục hưng
1/ Thành tựu
Nội dung Thành tựu
- Nhiều tác phẩm tiêu biểu: Thần khúc (Đan tê), Đôn Ki hô tê (Xéc
Văn học
van tét), Rô-mê-ô và Giu li-ết của Sếch - xpia ..
- Kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề
Tư tưởng
cao tri thức, lí trí con người tiêu biểu như Bê-cơn, Đề-các-tơ...
- Sự đóng góp của các nhà khoa học trên các lĩnh vực Toán, Thiên
Khoa học văn học; tiêu biểu là Cô-pec-ních, Bru-nô và Ga-li-lê …

- Bức họa nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ô-na đờ Vanh-
Nghệ thuật xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam, Tượng Đức mẹ sầu bi (Mi-
ken-lăng-giơ),…
2/ Nội dung
- Lên án, châm biếm giáo hội Thiên chúa, đấu tranh chống phong kiến
- Đề cao giá trị con người, quyền cá nhân
- Đề cao chủ nghĩa duy vật , khoa học tiến bộ, coi trọng các ngành KH tự nhiên, gắn
với cuộc sống.
3/ Ý nghĩa
- Những thành tựu của nền văn minh Tây Âu thời Phục hưng có ý nghĩa to lớn đối với
Tây Âu và nhân loại
-- Lên án gay gắt Giáo hội Cơ đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn chống lại chế độ
phong kiến, đề cao giá trị con người….
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư
sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời.
- Là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản.
- Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại" mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa
châu Âu và văn hóa nhân loại.

BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI


1.Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Thời
Lĩnh vực Người phát minh Tên sản phẩm
gian
1764 Giêm-ha-gri-vơ Máy kéo sợi Gienni
Máy móc 1769 Ác-rai Máy kéo sợi chạy bằng sức nước
1784 Giêm Oát Máy hơi nước
1784 Hen-ri-Cót Lò luyện quặng theo phương pháp “ Pút
Luyện kim
đinh”
Giao thông 1807 Phơn -tơn Tầu thủy
vận tải 1814 Xtiphen Xơn Đầu máy xe lửa đầu tiên

2.Nnhững phát minh cơ bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Lĩnh vực Tên thành tựu
- Nhờ các phát minh về điện của các nhà bác học như: Ê-đi-
xơn, Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Pha-ra-đây, Pre-xcốt Giun, Ni-cô-la
Các phát minh về
Tét-la... đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
điện
- Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn đã phát minh ra bóng đèn điện.
- 1876 A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo phát minh ra điện thoại
Kĩ thuật luyện kim được cải tiến với việc sử dụng cao trong
Luyện kim
luyệ kim của Hen-ri Bê-sơ-mơ
- Năm 1886, chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới được Các Ben
phát minh.
Giao thông vận tải
- Năm 1903, Hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Oóc-vin
Rai đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên
3. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
*kinh tế
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động lớn đối với sự phát triển kinh
tế
- Làm thay đổi cách thức sản xuất, đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao
động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hóa. nâng cao năng xuất
lao động
-Tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông
nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc…
- Góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người…
* Về xã hội
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản hình thành.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm xuất hiện nhiều trung
tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân.
* văn hóa
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại dẫn đến những chuyển biến lớn lao trong
đời sống văn hóa
- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp…
- Làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người ngày càng phong phú, đa dạng hơn
- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.

You might also like