Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


This Photo by Unknown Author is

This Photo by Unknown Author is licensed

MÔN HỌC: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT BÁNH
MÌ CỦA CỬA HÀNG THE BREAD BOX

GVHD: TS. TRẦN THỊ TUYẾT PHƯƠNG

SVTH:

1.LÊ TIẾN ĐẠT 22145341

2 TRƯƠNG THÁI ANH 22145302

3.BÙI THANH SANG 22159046

4.LÊ THANH BÌNH 22151178


This Photo by Unknown Author is

Mã lớp học: IQMA220205_12


This Photo by Unknown

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC

A.NỘI DUNG

I. MÔ TẢ DOANH NGHIỆP

1.1 Giới thiệu cửa hàng.......................................................................…1

1.2 Mục tiêu cửa hàng..............................................................................1

1.3 Thị trường..........................................................................................2

1.4 Cơ hội và tiềm năng của ngành bánh mì...........................................3

1.5 Quy trình sản xuất bánh mì...............................................................3

II. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

2.1. Hoạch định chất lượng...............................................................................6

2.2. Đảm bảo chất lượng............................................................……………...7

2.3. Kiểm soát chất lượng đầu vào.................................................…………...7

2.4. Kiểm soát thiết bị máy móc.......................................................................7

2.5. Quản lý nhân viên......................................................................................8

2.6. Cải tiến chất lượng.....................................................................................8

III. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG & LỢI ÍCH ĐAT ĐƯỢC

3.1. Các công cụ quản lý mà doanh nghiệp áp dụng.........................................8

3.2. Những lợi ích đạt được...............................................................................15

B.KẾT LUẬN............................................................................................................16
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022-2023

Nhóm số 5

Tên đề tài: PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH TỶ LỆ % HOÀN


VIÊN THÀNH
1 Lê Tiến Đạt 22145341 100%
2 Trương Thái Anh 22145302 100%
3 Bùi Thanh Sang 22159046 100%
4 Lê Thanh Bình 22151178 100%

______________________________________________________________________

Nhận xét của giảng viên

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.......................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Ngày tháng năm 2022

Điểm của giảng viên


A NỘI DUNG

I. MÔ TẢ DOANH NGHIỆP

1 Giới thiệu cửa hàng

-Số tiền vốn: 250.000.000 VNĐ


- Sản phẩm chính: bánh mì truyền thống
-Hình thức kinh doanh và quản lý
+ Sản xuất và bán trực tiếp tại cửa hàng

+ Địa điểm: thành phố Thủ Đức

+ Tên cửa hàng: The bread box

-Quy mô dự án

+ Quy mô nhỏ, dạng cửa hàng vừa sản xuất vừa bán trực tiếp.

+ Phục vụ chủ yếu cho khách hàng tại thành phố Thủ Đức.

2. Mục tiêu của cửa hàng

a) Mục tiêu ngắn hạn

- Cung cấp những sản phẩm bánh mì chất lượng với giá cả hợp lý.

- Giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản (chủ yếu là khoai lang, thanh long.)

- Mức độ đáp ứng nhu cầu trên 70% khi khảo sát khách hàng.

b) Mục tiêu dài hạn

- Giải quyết đầu ra lâu dài cho nông sản Việt.

- Đáp ứng nhu cầu ăn uống ở một tầm cao hơn cho người Việt.

- Thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm làm từ các loại nông sản mới.

- Tương lai mở thêm nhiều cửa hàng, chi nhánh tại các quận khác.
1
3. Thị trường
-Trong thời đại hiện nay, thị trường ẩm thực được coi là hấp dẫn, nhiều người tìm kiếm cơ hội
chen chân vào. Ở TP. Hồ Chí Minh có mật độ dân cư cao, nhân viên văn phòng, nội trợ, học
sinh – sinh viên… là nguồn khách hàng vô cùng tiềm năng để phát triển và mở rộng mô hình
kinh doanh này. Do thời gian công việc quá bận rộn, người tiêu dùng thường tìm đến những
quán xá bán thức ăn nhanh, nên không thể có được một bữa ăn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng.
Trong các cuộc phỏng vấn gần 400 người tiêu dùng Việt Nam, có đến 35% người ăn tại quán
hơn 3 lần/tuần (TP HCM:51,4%, Hà Nội 18,6%); 50% người cho biết họ ăn lặt vặt suốt cả ngày
thay vì trước đây chỉ ăn 3 bữa ăn chính. Trong khi đó đến 70% trẻ em cũng ăn uống không điều
độ. Cửa hàng nhận thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ăn nhanh, các sản phẩm tiện lợi ngày
càng tăng do tính chất công việc cũng như thời gian làm việc bị hạn hẹp. Khách hàng luôn
mong muốn có một bữa ăn nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được dinh dưỡng.
-Lượng tiêu thụ bánh mì của người Việt rất lớn. Theo khảo sát của ứng dụng Go-Viet vào tháng
3/2020, khách hàng đã đặt 4,5 triệu ổ bánh mì trên nền tảng.Thống kê diễn ra ở thời điểm Go-
Food mới xuất hiện ở TP HCM 16 tháng và ở Hà Nội 12 tháng.Thực tế ấy cho thấy nhu cầu
tiêu thụ bánh mì nội địa vẫn rất cao.Thị trường bánh mì trong những năm vừa qua được nhận
định là có sự tăng trưởng 20- 30% mỗi năm cùng với dân số gần 100 triệu người được đánh giá
là thị trường lớn (theo ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á
Châu (ABCBakery)

-Bánh mì là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt, từ lề đường vỉa hè cho đến nhà hàng
sang trọng dường như đều có sự xuất hiện của món ăn này. Những xe bánh mì thịt luôn đầy ắp
người mỗi buổi sáng có thể phản ánh chân thực sự yêu thích của người tiêu dùng đối với món
ăn dân dã. Theo một số khảo sát, trung bình mỗi xe bánh mì hằng ngày có thể bán ra từ vài
trăm cho đến cả ngàn ổ bánh mì.

2
4. Cơ hội và tiềm năng của ngành bánh mì

-Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành được Chính phủ lựa chọn
ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Kinh doanh về lĩnh vực F&B
đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh tốt nhất hiện nay vì có nguồn lợi nhuận cao. Bắt
kịp xu hướng tiêu dùng thức ăn làm từ nông sản trong cộng đồng như: bánh mì thanh long,
bánh mì bí đỏ, … rất thu hút người tiêu dùng nhằm tạo nên điều mới mẻ, riêng biệt và độc nhất
trên thị trường hiện tại trong ẩm thực Việt Nam. Sự tiện lợi dâng trào với các trang mạng xã hội
(Facebook, Zalo…), app giao hàng (Baemin, Now, Be, Gojek,…) là một điều kiện thuận lợi
nhằm đáp ứng “lỗ hổng” trên thị trường.

5. Quy trình sản xuất bánh mỳ.

a. Nguyên vật liệu.

-Số lượng: Dự kiến 700kg nguyên liệu/tháng.

-Kế hoạch thu mua: Chủ yếu cung cấp các sản phẩm độc đáo, phần lớn các nguyên liệu có thể
bảo quản trong một khoảng thời gian nhất định. Do sản phẩm đặc thù là bánh, sản xuất phục vụ
nhu cầu khách hàng nhiều nên số lượng nguyên vật liệu được tính toán mua theo tháng.

+Nguồn cung cấp:

Nguyên liệu Nhà cung cấp


Bột bánh các loại: (Bột mì là chính). Cửa hàng cung cấp nguyên liệu làm
Ngoài ra còn một số loại bột tạo thêm bánh Abby
hương vị: bột khoai lang tím,…

3
Các nguyên liệu phụ (men), đồ trang trí, Cửa hàng cung cấp nguyên liệu làm
bao bì sản phẩm. bánh Abby
Sữa tươi, bơ lạt Công ty phân phối thực phẩm Việt Nam
(chuyên cung cấp các sản phẩm từ sữa,
sữa nguyên chất làm bánh, đảm bảo chất
lượng)
Trứng gà Công Ty TNHH Thương Mại Sản Xuất
Trại Việt
Đường, muối Công ty TNHH Dịch vụ Vạn Phú Vĩnh
An
Khoai lang tím, thanh long, bí đỏ,… Nguồn nguyên liệu được nhập thông
qua thu mua nông dân tại tỉnh Vĩnh
Long, quá trình thu mua được lựa chọn
đảm bảo chất lượng nôngsản. Nhà cung
cấp cam kết đảm bảo cung ứng đầy đủ
và lâu dài cho cửa hàng

-Chất lượng: Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho cửa hàng cần phải có nguồn gốc rõ ràng,
độ uy tín cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phần lớn bánh được làm từ bột nên quá trình
bảo quản phải ở nhiệt độ thích hợp để giữ được chất lượng. Nông sản được lựa chọn kỹ lưỡng
và được bảo quản trong thời gian nhất định.
-Chi phí: Nhập hàng tại mức giá thương lượng với các nhà cung cấp và đơn vị đối tác. Chi phí
nguyên liệu chính (bột mì 9.000 VNĐ/kg) và một số loại nguyên liệu khác.
b.Quy trình sản xuất.
-Cân các nguyên liệu: khô và ướt. Tùy theo từng loại bánh mỳ khác nhau mà thành phần và tỷ
lệ sẽ khác.

4
-Trộn: Trộn các loại nguyên liệu với nhau thành 1 khối.Yêu cầu: trộn đều các nguyên liệu theo
đúng công thức tạo điều kiện cho protein của bột mì kết hợp với nước tạo ra mạng lưới gluten
ướt.
-Nhào bột: Khâu này rất quan trọng nếu muốn bánh thật bông và mềm. Bột nhào chưa đủ hoặc
nhào kĩ quá đều giảm khả năng nở của bột. Khối bột được nhào đủ sẽ cho cảm giác trơn mịn,
dẻo và dai, không dính.
-Lên men: Để bánh mỳ có được độ bông xốp, cần cho nó lên men. Lên men là quá trình men
tương tác với đường và tinh bột để sản sinh ra CO2và cồn. Bột chưa lên men đủ sẽ không thể
đạt được thể tích chuẩn, kết cấu bánh sẽ bị thô. Bột bị lên men ở nhiệt độ quá cao hoặc trong
thời gian quá lâu sẽ trở nên dính, khó thao tác và hơi chua.
-Ép khí (gập hay đấm bột): khi bột lên men, khí CO2 sẽ sinh ra, cần được ép hết đi, phân tán
men và nhiệt độ đều hơn trong toàn khối bột.
-Chia bột thành các phần thích hợp. Tùy theo độ lớn nhỏ chiếc bánh mì định làm mà chia khối
bột to thành những khối bột nhỏ hơn có cân nặng bằng nhau. Thao tác này nên làm nhanh để
tránh khối bột có thêm thời gian mà bị lên men quá đà.
-Nặn tròn: sau khi chia bột thành những khối đều nhau, từng khối bột nhỏ được nặn thành
những khối cầu, bề mặt nhẵn mịn. Đây cũng là hình dáng tạo điều kiện cho bột nở tốt nhất
trong quá trình để bột nghỉ trước khi nướng.
-Để bột nghỉ: từng khối bột tròn sẽ được nghỉ10 –20 phút. Bột được đặt trên mặt phẳng, dùng
dụng cụ nào đó như cái xoong, nồi, hộp để úp khối bột vào trong.
-Tạo hình, nặn bột thành những hình dáng tùy theo ý thích và công thức. Tạo hình bánh gồm
các bước chia khỏi bột nhào thành ting mẫu, về mẫu bột nhào, lên men ổn định sơ bộ, tạo hình
và lên men ổn định kết thúc + Khỏi bột nhào được chia thành từng mẫu và có khối lượng theo
từng loại bánh + Sau khi chia cấu trúc của mẫu bột nhào bị phá vỡ, phải qua quá trình vẽ để ổn
định lại cấu trúc. Nếu vệ tốt, bánh sẽ nở đều và giữ được hình dạng theo yêu cầu. Tốt nhất là vẽ
thành hình cầu sau đó lấn thành hình trụ + Sau khi chia và vẽ tròn xong cục bột được để yên
khoảng 5 phút nhằm phục hỏi lại khung gluten và tinh chất vật lí của bột nhào. Thời gian này
gọi là thời gian lên men ổn định sơ bộ. Trưởng hợp sản xuất cơ giới hoặc thủ công thì không

5
cần thời gian này. + Sau khi lên men ổn định sơ bộ, khỏi bột được chuyển qua giai đoạn tạo
hình, Sau đó chuyển qua giai đoạn lên men ổn định kết thúc -Cho bánh nở; sau quá trình này
bánh sẽ nở to giàn bằng kích thước của sản phẩm. những đường rạch trên bánh có tác dụng làm
bánh nở tốt hơn trong quâ -Rạch bánh, trình nướng. Thường thì có loại dao chuyên dụng để
rạch thì đường rạch sẽ sắc nét và chuẩn hơn -Nướng bánh Nướng là giai đoạn cuối cùng và
cũng là khẩu quan trọng trong sản xuất bánh mì. Bánh có khối lượng 100g, nướng trong 12-15
phút . bánh có khối lượng 200g thì nướng trong 15-18 phút, nhiệt độ lò nướng từ 220-240 độ C

II. Quy trình quản lý chất lượng

2.1.Hoạch định chất lượng


-Hoạch định chất lượng là bước khởi đầu trong quy trình quản lý chất lượng. Nhiệm vụ của
hoạch định chất lượng là:

- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu, khẩu vị của khách hàng về các loại bánh mì bán
ra, từ đó xác định các yêu cầu về chất lượng, hương vị của bánh mì sao cho phù hợp với thị
hiếu khách hàng.

+Trong tình hình những năm vừa qua, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid–19 gây ảnh hưởng
trầm trọng đến nền kinh tế thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Việc xuất khẩu một số loại trái
cây, nông sản bị trì trệ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân, khiến sản
phẩm mất giá, bị bỏ phí. Trong bối cảnh này, chúng tôi quyết định kinh doanh món bánh mì
được làm từ các loại nông sản để góp phần vào chiến dịch giúp bà con giải cứu nông sản, tạo
nguồn cầu trên thị trường nhằm giảm thiệt hại cho người nông dân.Ngoài ra, mục đích lâu dài
của kinh doanh này là đáp ứng nhu cầu ăn uống ngày càng cao, ngày càng đòi hỏi nhiều yếu tố
mới lạ của khách hàng. Bánh mì nông sản là một món ăn phù hợp với mọi đối tượng thuộc mọi
lứa tuổi và ngành nghề, vì từ lâu bánh mì đã không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Nay
món ăn này đã được biến tấu trở nên mới lạ và hấp dẫn hơn khi kết hợp giúp tại nên một hương
vị vô cùng đặc biệt, chưa bị trùng lặp với bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường. Bên cạnh vị
ngon độc đáo, món ăn cũng đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho một bữa ăn của
mọi người một cách nhanh gọn và tiện lợi nhất.

- Xác định chính sách và mục tiêu chất lượng

+Mũi bánh thơm, vì ngọt dễ chịu, không chua không đáng không mốc, không mùi vị lạ không
có bụi sạn cắt

6
+Ruột bánh xốp,có tính đàn hồi,phải dính liền với cùi. Trong ruột, không được lẫn những bội
chưa chín, hoặc đặc quánh, không xốp.

+Củi bánh có màu vàng sẫm, nhẫn, không có vết cháy đen (nướng quá lửa) hoặc màu trắng
(nướng chưa đủ).

+Củi bánh dày 3 – 5 mm. Tỷ lệ cùi nằm trong khoảng 15 – 42% khối lượng bánh, tỷ lệ cùi
không cố định mà tùy theo người ăn.

- Chuyển kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp

-Hoạch định chất lượng được đặc biệt chú trọng trong các giai đoạn tiền sản xuất. Lý do chủ
yếu là do các lỗi phát sinh có thể dễ dàng được phát hiện và loại từ sớm bằng các biện pháp
thích hợp. Và trong các giai đoạn tiền sản xuất này, chi phí loại bỏ các sai sót đó bằng một
phần nhỏ so với chi phí loại bỏ lỗi phát sinh trong hoặc sau quá trình sản xuất.

2.2. Đảm bảo chất lượng


-Đảm bảo chất lượng là hệ thống các công việc tập trung vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và
đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất của quán theo một chuẩn mực chất lượng. Đảm bảo
chất lượng sẽ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu
nghiên cứu thị trường, thiết kế … cho đến khâu sản xuất ra bánh mì cuối cùng và bán hàng, tiêu
thụ trên thị trường.

2.3. Kiểm soát chất lượng đầu vào

- Kiểm soát chất lượng là một trong những phần quan trọng trong quản lý chất lượng. Quy trình
này sẽ tập trung thực hiện các yêu cầu kiểm tra, rà soát chất lượng bánh mì. Trong đó yếu tố là
chính nguyên vật liệu đầu vào, đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa,
sản phẩm. Vì để hàng hóa, sản phẩm đầu ra đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu thì trước
tiên nguyên vật liệu đầu vào phải yếu tố đảm bảo được chất lượng trước đã.
- Để tăng doanh thu cũng như đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thực khách, khi kinh doanh
bánh mì, quán có vào thực đơn nhiều loại nhân, xốt bánh mì như: thịt nguội, chả lụa, xá xíu,
xíu mại, pate, thịt nướng, xốt dầu trứng, đồ chua… Tuy nhiên, những nguyên liệu này vô cùng
dễ oxi hóa cũng như là hư hại trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, quán sẽ có một quản lý có
nhiệm vụ xem xét và đánh giá chất lượng đầu vào của các nguyên liệu.

2.4.Kiểm soát thiết bị máy móc

-Bên cạnh yếu tố nguyên vật liệu đầu vào thì các thiết bị sản xuất và công nghệ chế biến chính
là yếu tố có tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành kiểu dáng cũng như chất
lượng bánh mì.

7
-Các thiết bị như: máy trộn bột, máy cán bột, tủ ủ bột,… phải:

+ Phù hợp với yêu cầu trong quy trình sản xuất.

+ Được thay thế, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên.

2.5.Quản lý nhân viên

-Tất cả nhân viên phải có kỹ năng sử dụng máy móc, thực hiện trong quá trình sản xuất, nắm
được thông tin về công việc, nhiệm vụ được giao. Do vậy, những nhân viên sẽ được những
nhân viên cũ chỉ dạy các quy trình, công thức và thái độ phục vụ khách hàng.

2.6.Cải tiến chất lượng

-Cải tiến chất lượng là những hoạt động được tiến hành trong quán nhằm nâng cao hiệu quả của
các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho quán. Các nhân viên cũng như quản lý sẽ
tiếp thu những ý kiến của khách hang để không ngừng nâng cao chất lượng của bánh nhằm
ngày càng tiến gần, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
III.Các công cụ quản lý chất lượng doanh nghiệp đang áp dụng và những lợi ích đạt được.
3.1. Các công cụ quản lý
a. Phiếu kiểm tra

Phiểu kiểm tra quá trình sản xuất bánh mì


Lý do xảy ra Ngày xảy ra Tổng
lỗi Thứ Thứ ba Thứ tư Thứ Thứ Thứ Chủ cộng
hai năm sáu bảy nhật
Nguyên liệu 1 1 1 1 6 4 5 19
không đủ
Máy móc 0 0 0 0 3 2 2 7
không được
vệ sinh kĩ
Người làm 4 8 7 1 1 1 1 23
nghỉ
Máy móc có 0 0 0 0 1 1 1 3
trục chặt
Xe vận 0 0 0 0 1 0 0 1
chuyển gặp
vấn đề
Có vấn đề về 0 0 0 0 0 0 1 1
8
hỏa hoạn
Người làm 0 0 0 0 1 0 0 1
gặp sự cố
trong công
việc

9
b. Lưu đồ

Bắt đầu

Nhận đơn hàng

Báo cáo nhà cung cấp

Nhập nguyên liệu

Làm bột bánh

Bỏ vào lò nướng

Lấy bánh ra khỏi lò

Kiểm tra sản


phẩm Bỏ sản phẩm
Chưa
đạt
chất
lượng
Đạt
chất
lượng

Chuyển vào kho

Đưa sản phẩm ra thị trường

10
Thanh toán
Kết thúc

11
c. Sơ đồ nhân quả

Man Machine

Chưa có kinh Bảo trì không tốt

Không được vệ sinh sạch


Làm tổn hại đến danh tiếng

Chất lượng máy kém


Không làm việc chung với

Chưa
đạt đủ
doanh
thu

Không được bảo quản Dây truyền xử lý chưa tốt

Chất lượng kém


Người quản lý thiếu trách

Không được giao đúng thời gian

Material Methol

12
13
d. Biểu đồ Pareto
Sự cố Số lần Lũy kế Lũy kế tỷ lệ %
Người làm nghỉ 23 23 42%
Nguyên liệu không đủ 19 42 76%
Máy móc không được vệ sinh kĩ 7 49 89%
Máy móc có trục chặt 3 52 95%
Xe vận chuyển gặp vấn đề 1 53 96%
Có vấn đề về hỏa hoạn 1 54 98%
Người làm gặp sự cố trong công việc 1 55 100%
Tổng 55

14
3.2. Những lợi ích đạt được
-Sau khi sử dụng các công cụ quản lý chất lượng doanh nghiệp, ta có thể điều tra dược lý do
tại sao lại xảy ra vấn đề và tìm cách khắc phục.
a. Đối với nhân viên.
-Trong quá trình tuyển chọn nhân viên, ưu tiên các nhân viên đã có kinh nghiệm ít nhất là 4
năm trong nghề. Các nhân viên đã làm việc từ 10 năm hoặc có sự vượt trội trong quá trình
làm việc nên được thăng chức làm quản lý. Các quản lý này sẽ được nhận công việc đào tạo
các lính mới và tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề khu vực mình quản lý.
-Các nhân viên chỉ được phép làm việc 8h/ngày, không được phép làm tăng ca, làm phụ và
phải có 1h nghỉ giải lao sau 4h làm việc. Điều này sẽ giúp cho nhân viên không bị kiệt sức
quá mức, không dẫn đến tình trạng nghỉ việc do bệnh nặng, đồng thời làm tăng hiệu suất
làm việc.
-Các quản lý phải có công việc giám sát xem coi có mẫu thuẫn gì xảy ra trong công việc và
xử lý thoải đáng hai bên. Không công bằng trong công việc sẽ dẫn đến mất tính tập thể, hiệu
suất công việc giảm.
b. Đối với máy móc.
-Xác định được chính xác thời gian đóng xưởng sản xuất để bắt đầu quá trình dọn dẹp và
kiểm tra. Lau chùi máy móc sạch để chuẩn bị ho ngày hôm sau. Kiểm tra các thiết bị để
không xảy ra các sự cố trong quá trình sản xuất.
c. Đối với nguyên liệu
-Kiểm tra các thùng nguyên liệu ngay khi được chuyển tới xưởng. Xử lý ngay lập tức đối
với các thùng hàng đã hơi và liên lạc với đối tác đối với các thùng hàng chưa được chuyển
tới. Lập tức mua các nguyên liệu với nguồn gốc an toàn thay thế đối với các nguyên liệu hư
hoặc bị hủy. Các thùng hàng sau khi được kiểm tra cần được đưa vào khu bảo quản.
d. Đối với phương pháp.
-Nếu tốc độ sản xuất thấp do bang truyền thì phải tìm cách sắp xếp hợp lý hơn.
-Nếu tốc độ sản xuất thấp do người quản lý không đủ năng lực thì phải lập tức thay thế.

15
B. KẾT LUẬN
Khép lại bài tiểu luận, chúng ta cũng phần nào tìm hiểu rõ hơn được về hệ thống quản lý
chất lượng của cửa hàng The Bread Box. Tuy doanh nghiệp còn nhỏ và mới đuọc thành lập
chưa lâu nhưng nhà quản lý lại rất đầu tư vào chất lượng trên mọi phương diện từ sản phẩm,
cửa hàng, máy móc, nhân viên,...
Trong thị trường cạnh tranh hết sức nhộn nhịp và năng động ở T.p Thủ Đức thì việc đảm
bảo được giá thành đi đôi với chất lượng là vô cùng quan trọng chính vì vậy cửa hàng cần
phải luôn làm mới hệ thống quản lý chất lượng trở nên hoàn thiện để có thể giải quyết các
vấn đề sảy ra trong tương lai, cũng như nâng cao được chất lượng của cửa hàng. Đặc biệt là
trong khâu chất lượng của sản phẩm và marketing phải luôn đảm bảo để cho khách hàng
yên tâm và mua hàng.

16

You might also like