Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


------------

BÀI TẬP TIẾP THỊ XÃ HỘI


Chủ đề: Thay đổi thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo
đường type 2 từ 45-65 tuổi tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội năm 2022.

LỚP: CNCQDD3-1A
NHÓM 6:
1. Hà Thị Thùy Linh
2. Võ Thị Khánh Chi
3. Nguyễn Thị Xuân
4. Phạm Quỳnh Anh
5. Đỗ Thị Minh Hòa
6. Bùi Thanh Hà

Hà Nội, 2021
BẢN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH TIẾP THỊ XÃ HỘI
Thay đổi thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65
tuổi tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2022.
I. Xác định vấn đề và phân tích đối tượng đích
1. Vấn đề cần can thiệp
Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi có thực hành dinh dưỡng đúng tại
phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thấp.
2. Phân tích vấn đề
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa”- Dự báo
của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành
hiện thực. Trong đó, đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm
phổ biến trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc
điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động
của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên
những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều
cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 ước tính trên thế
giới có khoảng 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh đái tháo đường,
dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm
2045. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các
nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019. Chi tiêu y tế toàn
cầu hàng năm cho bệnh đái tháo đường ước tính là 760 tỷ USD. Dự kiến rằng
chi tiêu sẽ đạt 825 tỷ USD vào năm 2030 và 845 tỷ USD vào năm 2045.
Việt Nam không xếp vào 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đứng đầu về số người
mắc bệnh đái tháo đường nhưng lại là một trong những quốc gia có tốc độ gia
tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới, đặc biệt ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… Theo IDF năm 2019, Việt Nam có 3.8
triệu người trong độ tuổi 20-79 tương đương tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc
đái tháo đường, và dự kiến là 6.3 triệu người năm 2045. Ước tính có hơn 30
nghìn người (20-79 tuổi) tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo
đường trong năm 2019.
Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng
đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Đáng lưu ý, có tới 70%
trường hợp đái tháo đường type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện các
biến chứng bằng tuân thủ lối sống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò
1
quan trọng trong quản lí bệnh đái tháo đường. Vì vậy, nhóm em quyết định thực
hiện chương trình tiếp thị xã hội nhằm: “Thay đổi thực hành dinh dưỡng của
bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi tại phường Đức Thắng, quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội năm 2022”.
3. Phân nhóm và phân tích đối tượng đích
 Đối tượng đích
Bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội.
 Phân nhóm đối tượng đích
 Tuổi, giới
Giới Nam Nữ
Độ tuổi
Lao động 45-60 tuổi 45-55 tuổi
Nghỉ hưu 60-65 tuổi 55-65 tuổi
 Nghề nghiệp
- Công chức, viên chức
- Công nhân, nông dân
- Lao động tự do
- Buôn bán
- Hưu trí
 Phân tích đối tượng đích
 Đặc điểm chung
- Tuổi: 45-65
- Giới: Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh đái tháo đường cao hơn nam giới.
- Nghề nghiệp: công chức, viên chức, nông dân, lao động tự do, buôn
bán, hưu trí bị đái tháo đường chiếm tỉ lệ cao.
- Có trình độ văn hóa.
- Kinh tế ổn định, có nguồn thu nhập nhất định.
- Dân tộc: chủ yếu là dân tộc Kinh.
 Kiến thức
Thông qua chương trình truyền thông giáo dục dinh dưỡng: “Truyền
thông nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho bệnh nhân đái
tháo đường từ 45-65 tuổi tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà
Nội” được thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 3/2021, hầu hết đối
tượng đích đã có kiến thức dinh dưỡng đúng về bệnh đái tháo đường cơ
bản.
2
3
 Thái độ, niềm tin
- Đối tượng đích nhận biết được lợi ích nhưng trong quá trình muốn thay
đổi hành vi gặp phải trở ngại từ phía người thân.
- Một số đối tượng đích đã thay đổi hành vi về chế độ dinh dưỡng nhưng
không thường xuyên.
 Hành vi nguy cơ
Đa số người bệnh hàng ngày có thói quen ăn các thực phẩm có chứa
nhiều đường như bánh kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước có ga,…
 Thói quen tiêu dùng
- Một số bệnh nhân trong gia đình có nhiều người bị mắc đái tháo đường
nên có tâm lý chủ quan, không thực sự nghiêm túc thực hiện hạn chế
mua và sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường.
- Đa số người bệnh ở độ tuổi lao động thường bận rộn dẫn đến họ lựa
chọn sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn
nhanh tại các siêu thị tiện lợi.
- Người bệnh lựa chọn ăn bánh ngọt, bánh kẹo chứa nhiều đường để
giảm stress.
 Những lợi ích nếu thay đổi hành vi
- Giúp kiểm soát tốt đường huyết, phòng biến chứng đái tháo đường:
bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu,…
- Làm giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc
sống của người bệnh.
- Giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất giúp duy trì hoạt động thể lưc
hàng ngày.
- Giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí liên quan đến chăm sóc y tế.
 Rào cản làm người bệnh khó thay thay đổi hành vi
- Thói quen ăn uống của bản thân, gia đình người bệnh.
- Thói quen tiêu dùng của bản thân, gia đình người bệnh.
 Kênh truyền thông mà người bệnh ưa thích
- Truyền thông trực tiếp ở nhà văn hóa phường Đức Thắng, trạm Y tế
phường Đức Thắng, phòng khám đa khoa trường Đại học Y tế Công
cộng.
- Truyền thông gián tiếp qua loa đài phát thanh, mạng xã hội (Facebook,
Zalo, Youtube).
4. Phân tích yếu tố bên ngoài
Đối tác Nhiệm vụ
Trạm Y tế phường Đức Thắng Tổ chức các buổi tập huấn tăng kiến
thức cho bệnh nhân đái tháo đường về
4
lợi ích của việc thực hành dinh dưỡng
đúng.
Phòng khám đa khoa Trường Đại học Hỗ trợ nhân lực, tài liệu cho buổi tiếp
Y tế Công cộng thị xã hội.
 Đối tượng cạnh tranh: Các công ty, nhà sản xuất các thực phẩm chứa nhiều
đường như bánh kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước có ga,…
5. Phân tích yếu tố bên trong
 Nhân lực
- Bộ môn dinh dưỡng và các sinh viên cử nhân chính quy ngành dinh dưỡng
của trường Đại học Y tế Công cộng có trình độ chuyên môn cao, nhiệt
tình.
- Có sự tham gia và hỗ trợ của cán bộ nhân viên Trạm y tế phường Đức
Thắng, Phòng tư vấn dinh dưỡng - Phòng khám đa khoa Trường Đại học
Y tế Công cộng.
- Có kinh nghiệm trong vận động chính sách, hỗ trợ.
- Nắm bắt rõ các bước thực hiện tiếp thị xã hội hiệu quả.
 Tài chính
- Được sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn tài chính của Trường Đại học Y Tế
Công cộng.
II. Tiếp thị hỗn hợp và mục tiêu tiếp thị
1. Yếu tố sản phẩm
Sản phẩm cốt lõi Thực hành dinh dưỡng đúng của bệnh
nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi tại
phường Đức Thắng, quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội.
Sản phẩm hành vi Đối tượng đích thay đổi hành vi sử
dụng các thực phẩm chứa nhiều
đường như bánh kẹo, mứt, các loại
nước ngọt, nước có ga,…

Sản phẩm bổ sung - Poster, banner, tờ rơi truyền thông,


tranh ảnh, video về chế độ dinh
dưỡng hợp lý cho bệnh nhân đái
tháo đường.
- Các bài viết về tác hại của thực
phẩm chứa nhiều đường, cách hạn
chế và chế độ dinh dưỡng hợp lý
cho bệnh nhân đái tháo đường.
- Nhóm trao đổi kiến thức, thực
5
hành dinh dưỡng trên mạng xã hội
(Zalo, Facebook,...)
- Chương trình tư dinh dưỡng cho
người mắc bệnh đái tháo đường tại
trạm Y tế phường Đức Thắng,
phòng khám đa khoa trường Đại
học Y tế Công cộng.
- Quà lưu niệm để tăng thêm động
lực thực hiện hành vi cho đối
tượng đích: Móc chìa khóa, cốc,
mũ, cân điện tử, túi đi chợ, quạt,…

2. Yếu tố giá
 Giá bằng tiền
Giá Yếu tố giảm giá
Thời gian đối tượng bỏ ra: thời gian Tổ chức buổi truyền thông, tư vấn vào
đối tượng tham gia buổi tiếp thị thời gian phù hợp.
hướng dẫn thực hành dinh dưỡng
đúng cho bệnh nhân đái tháo đường.
 Giá không bằng tiền
Giá Yếu tố giảm giá
Lo lắng phải bổ sung nhiều thực phẩm Lựa chọn thực phẩm có giá trị tương
có giá trị dinh dưỡng và giá thành cao đương phù hợp với hoàn cảnh, vùng
miền, sở thích của bệnh nhân.
Phải từ bỏ sở thích, thói quen ăn uống - Tư vấn, trao đổi với đối tượng
giúp đối tượng hình thành sở thích,
thói quen mới có lợi cho sức khỏe.
- Kết nối bệnh nhân ĐTĐ tham gia
trao đổi thông tin, kinh nghiệm,
tạo động lực tích cực duy trì hành
vi.
3. Yếu tố địa điểm
 Kênh truyền thông trực tiếp
- Qua buổi tiếp thị xã hội tại nhà văn hóa phường Đức Thắng: 1 buổi trong
khoảng thời gian từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022.
- Qua các buổi sinh hoạt trao đổi kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bệnh
nhân đái tháo đường: Chủ nhật (2 tuần/lần) từ tháng 3/2022 đến tháng
5/2022 tại nhà văn hóa phường.
 Kênh truyền thông gián tiếp

6
- Truyền thông qua loa phát thanh: hàng tuần vào chiều thứ 7 (từ tháng
3/2022 đến tháng 5/2022)
- Truyền thông qua mạng xã hội: Nhóm trao đổi kiến thức, thực hành dinh
dưỡng trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…)
 Kênh phân phối sản phẩm
- Poster, boucher, tờ rơi về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân đái
tháo đường
- Móc chìa khóa, cốc, mũ, cân điện tử, túi đi chợ, quạt,…
- Video clip ngắn, bài chia sẻ về đái tháo đường đăng trên mạng xã hội:
Youtube, Facebook, Zalo.
4. Mục tiêu tiếp thị
 Mục tiêu tiếp thị
Tháng 5/2022, 80% tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi ở phường
Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có thực hành dinh dưỡng đúng.
 Mục tiêu hành vi
Tháng 5/2022, 80% tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi tại phường
Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa
nhiều đường.
 Mục tiêu truyền thông
 Kiến thức
Tháng 5/2022, 80% tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi ở phường
Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có kiến thức về các thực phẩm chứa
nhiều đường.
 Thái độ
Tháng 5/2022, 80% tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi ở phường
Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ủng hộ các chương trình tiếp thị về
thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường.
 Dự định
Tháng 5/2022, 80% tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường từ 45-65 tuổi tại phường
Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có kế hoạch hạn chế sử dụng các
thực phẩm chứa nhiều đường.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. International Diabetes Federation (IDF), IDF Diabetes Atlas 9th ed.,edition


2019, https://www.diabetesatlas.org/en/

You might also like