Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TIÊU CHUẨN VỀ ĐIỆN

Số lần sửa đổi 1


Ngày sửa đổi: 9/12/2019
I. Quy định về Tủ điện
1. Quy định về vỏ tủ điện
1.1. Màu sơn
- Sử dụng màu sơn 5Y7/1
- Tùy từng khu vực có thể sử dụng khác ( theo yêu cầu )
- Màu sơn của ống ghen điện ( nếu có yêu cầu ) màu 2.5YR 7/6 , sơn dài 100mm , 30m sơn 1
đoạn
- Độ dày của sơn mặt ngoài trên 50μm, mặt trong là trên 40μm
1.2. Kích thước
- Chiều cao tối đa 1900mm ( không bao gồm thang tủ điện )
- Chiểu rộng trên 1000mm thì sẽ dùng 2 cánh tủ
- Chiều sâu tủ trong khoảng 200-400mm ( tùy thuộc vào thực tế )
- Chiều cao từ mặt đất đến phần thao tác lý tưởng là 1600mm ( trừ trường hợp đặc biệt sẽ bàn bạc
để thay đổi )
1.3. Vật liệu
- Sử dụng vật liệu thép tủ là thép mạ kẽm SECC có độ dày trên 2,3mm gia công gập uốn kim loại
tấm(có thể sử dụng sản phẩm tương đương hàng gia công sẵn)
- Sử dụng thép tấm, sử dụng muối để xử lý tấm thép, gia công gấp. Sau đó sơn tĩnh điện theo quy
định
- Với các box điện, tủ thao tác nhỏ sử dụng loại thép dày 1.7mm
1.4. Cánh tủ điện
- Có khay chứa bản vẽ
- Cửa phải có khóa ( ưu tiên sử dụng khòa Taikighen )
- Về cơ bản cánh tủ sẽ thiết kế mở sang bên phải
- Trường hợp độ rộng >1000mm phải sử dụng loại 2 cánh tủ ( Trường hợp <1000mm muốn sử
dụng loại 2 cánh thì cần bàn bạc lại )
- Phải có chốt chặn cánh tủ khi mở
- Các thiết bị ngoài cánh tủ cần có cover (trường hợp vướng hoặc quá nhỏ thì cần thảo luận thêm)
- Không in logo nhà sản xuất mặt ngoài tủ điện.
1.5. Tiếp địa
- Cần có tiếp địa từ cánh tủ điện vào trong tủ điện
- Cần có vị trí tiếp địa phía trên cho việc kết nối thang cáp với tủ điện
1
- Các thiết bị như quạt thông gió, đèn … trong tủ điện phải bổ sung đầy đủ tiếp địa
- Dây tiếp địa phải có cover ( dây nhựa ) đối với vị trí giữa 2 phần tiếp xúc ( cánh tủ , vỏ tủ )
- Các tiếp địa sẽ được gom về 1 vị trí cầu tiếp địa
1.6. Khóa tủ điện
- Ưu tiên sử dụng khóa hãng Taikigen
- Mã chìa khóa sử dụng loại D200
- Các vị trí chốt cửa, vị trí tiếp xúc cơ khí cần có tấm nót tránh cho hỏng vỏ tủ điện
- Chốt trên, chốt dưới phải có 2 vị trí đỡ giữ chốt
- Sử dụng khóa tay hoặc khóa gài loại dễ dàng sử dụn
1.7. Khả năng chống nước bụi
- Về cơ bản độ lớn của tủ có thừa để thừa ra, có cấu tạo làm sao để bụi không đọng lại .
- Tủ trong nhà cấp độ bảo vệ phải đảm bảo lớn hơn IP44
- Tủ ngoài nhà có mái che và có cấp độ bảo vệ phải đảm bảo lớn hơn IP54
- Tủ trong nhà có chức năng hạn chế nước vào
1.8. Quạt thông gió
- Tủ biến tần phải có quạt thông gió ( Trừ trường hợp đặc biệt )
- Sử dụng cảm biến nhiệt độ , nhiệt độ cài đặt là 35oC
- Quạt phải có filter lọc bụi ( trừ trường hợp phòng sạch )
- Thiết kế quạt thổi vào ở dưới và hút ra ở trên
1.9. Đèn chiếu sang trong tủ điện
- Phải sử dụng limit switch khi mở cửa thì đèn sang
- Sử dụng loại đèn Led
1.10 . Cover
- Phải lắp đặt cover sao cho trong trạng thái cánh tủ mở cũng không thể sờ vào được bộ phận nguồn
sạc điện (tấm nhựa phít, meka …)
- Cover các thiết bị ngoài cánh tủ .
- Cover các thiết bị trong tủ nếu có nguy cơ dò điện
- Cầu đấu, attomat phải có cover
1.11. Phần đi của cable
- Các tủ cable sẽ đi từ dưới lên trên
- Trường hợp đặc biệt sẽ bàn bạc cùng các bên
1.12. Quy định về thiết kế một số thiết bị trong tủ
- Về đi dây trong tủ cơ bản phải sử dụng gen điên . Đối với kích thước gen điện sao cho thoải mái.
Đặc biệt là đi dây động lực thì phải xem xét tới điều kiện phát nhiệt. Ngoài ra, đối với gen điện phải
có đánh dấu A-A , B-B …
2
- Thiết kế khoảng không gian spare là 20% cho việc lắp đặt thêm trong tương lại
- Tụ điện lắp đặt cần chú ý về cháy nổ sẽ không ảnh hưởng đến thiết bị khác
2. Các thiết bị điện trong tủ điện
2.1. Vị trí lắp đặt
- Các thiết bị tránh nước, tránh sương , tránh bụi
- Vị trí thao tác dễ dàng
- Chiều cao từ mặt đất đến thiết bị thao tác khoảng 1600mm
2.2. Nút dừng khẩn cấp
- Sử dụng loại đặc chủng : ấn -> OFF ; Xoay -> reset
- Có cover tránh việc thao tác nhầm
- Sử dụng loại hình nấm
2.3. Nút ấn khởi động
- Sử dụng loại có cover tránh việc thao tác nhầm
- Nên sử dụng loại có đèn ( màu xanh )
2.4. Công tắc chọn vị trí
- Sử dụng theo quy tắc chung, bên phải là ON, AUTO
- Sử dụng theo quy tắc chung, bên trái là OFF, MAN
- Trường hợp cần an toàn thì sử dụng loại Keyswitch
2.5. Màu sắc của các thiết bị ( Có thể sử dụng khác tùy từng vị trí )
- Công tắc (COS) - sử dụng màu đen
- Nút khởi động - Sử dụng màu xanh lá
- Nút tắt - Sử dụng màu đỏ
- Vận hành thuận - sử dụng màu xanh lá
- Vận hành ngược - sử dụng màu đen
- Reset, tắt còi ..- Sử dụng màu vàng
- Dừng khẩn cấp - Sử dụng màu đỏ
- Đèn báo nguồn - Sử dụng màu trắng
- Đèn báo trạng thái vận hành - Sử dụng màu trắng
- Đèn báo hành auto - Sử dụng màu trắng
- Đèn báo điểm gốc - Sử dụng màu xanh lá
- Đèn báo chú ý, cảnh báo - Sử dụng màu vàng
- Đèn báo lỗi, sự cố - Sử dụng màu đỏ
Màu công tắc Màu đèn hiển thị

Select swich Đen Hiển thị điện nguồn chính Trắng sữa

3
Chuẩn bị vận hành – Bật Xanh Đèn vị trí lựa chọn Trắng sữa
Mệnh lệnh khởi động – bật (tự động, Chuẩn bị vận hành – Hiển
Xanh Xanh
vận hành tuần hoàn vvv) thị bật
Mệnh lệnh vận hành Manual – bật Xanh Vận hành manual – bật Xanh
Mệnh lệnh vận hành phía thuận
Xanh Hiển thị tác động Trắng sữa
(quay thuận chiều, nâng,đưa ra)
Mệnh lệnh vận hành phía
Đen Hiển thị đang vận hành auto Trắng sữa
ngược(quay ngược, xuống, kéo vào)
Mệnh lệnh dừng Đỏ Hiển thị chú ý, cảnh báo Vàng
Phục hồi về điển gốc Vàng Hiển thị vị trí gốc Xanh
Reset bất thường(cho khắc phục sự
Vàng Hiển thị kết thúc thao tác Xanh
cố)
Test run vàng Hiển thị các loại bất thường Đỏ
Đèn hiển thị 3 màu (bất
Reset còi vàng Đỏ
thường)
Dừng khẩn Đỏ Đèn hiển thị 3 màu (chú ý) vàng
Chú ý : Trường hợp màu giống nhau khó phân biệt thì có thể bàn bạc lại rồi mới
quyết định
2.6. Đèn hiển thị
- Sử dụng loại đèn Led
- Sử dụng đèn khối nếu nhiều đèn hiển thị cùng nhau
2.7. Keyswitch
- Sử dụng với các thiết bị yêu cầu an toàn
- Sử dụng nhiều loại Key khác nhau nếu yêu cầu khác nhau về an toàn
- Sử dụng loại ở trạng thái bình thường sẽ rút được chìa, ở trạng thái mất an toàn sẽ không cho rút
chìa khóa
- Tham khảo sử dụng loại chìa Key no. 24401 IDEC
2.8. Rơle trung gian
- Phải có phần kẹp role ( ví dụ mã PYC-A1 )
- Sử dụng loại có đèn báo hoạt động.
2.9. Quy định về hãng thiết bị ( Tham khảo )
Thiết bị Hãng sử dụng
MCCB, ELCB, CB Mitsubishi, Hitachi, Fujitsu, Panasonic
Khởi động từ Mitsubishi, Hitachi, Fujitsu

4
Rơ le Mitsubishi, Omron, Fujitsu, IDEC
Timer Omron, Panasonic
Đèn hiển thị IDEC, Fujitsu, Maruyasu
Swich chuyển đổi IDEC, Fujitsu, NKK Switches
Công tắc nút ấn IDEC, Fujitsu
Đồng hồ đo dòng, đo áp Mitsubishi, Hitachi
Tụ hạ áp Mitsubishi, Nichikon, Shizuki
Công tắc báo mức Omron
Swich hành trình Omron, AZBIL
Swich điện quang Omron, Keyence, Panasonic
Swich tiệm cận Omron, Keyence, AZBIL, Hokuyo, Koyoele
Swich áp lực AZBIL, Saginomiya, SMC
Key swich IDEC, Fujitsu, Maruyasu
PLC(Tuần tự) Mitsubishi, Omron, Keyence, Hitachi
Màn hình cảm ứng Mitsubishi, Keyence, Digital
2.10. Cầu đấu
- Sử dụng loại cầu đấu có nhiều mắt
- Số dư mắt cầu đấu là 20%
2.11. Đèn quay PTL – Đèn tháp
- Màu xanh : chế độ auto
- Màu vàng: chú ý
- Màu đỏ sự cố
2.12. Điện áp thiết bị
- Sử dụng điện áp xoay chiều AC220V, AC380V
- Sử dụng điện áp 1 chiều DC24V
- Sử dụng UPS đối với thiết bị cần duy trì khi có sự cố mất điện
2.13. Attomat
- Sử dụng loại attomat phải có cover ( có mã kèm theo )
- Sử dụng loại attomat chống dò tại các vị trí có nguy cơ mất an toàn, ẩm ướt …
- Lựa chọn attomat theo nguyên tắc chung dòng AC200V là 30mA、100V là 15mA
- Sử dụng bộ báo dòng dò nếu cần
3. Quy định về hiện thị Nameplate
3.1. Ngôn ngữ
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng anh ( hiển thị thêm tiếng Việt bên cạnh)

5
- Sử dụng font chữ Gotic
- Chữ đen nền trắng
- Chữ khắc mặt sau tấm hiển thị
- Dán hoặc bắt vít
3.2. Vị trí
- Hiển thị trạng thái các thiết bị thao tác
- Hiển thị tên thiết bị sau cánh tủ
- Hiển thị tên thiết bị lên thiết bị
- Hiển thị tên thiết bị trên máng ghen điện
- Hiển thị các vị trí nắp máng điện giao nhau
- Hiển thị cảnh báo điện áp nguy hiểm các vị trí cover
3.3. Kích thước
- Tùy vào thiết bị, thiết kế độ lớn tấm hiển thị phù hợp
- Độ dày tối thiểu là 2mm
- Sử dụng cùng kích cỡ, cùng font, size các thiết bị tương đương
Dọc Ngang
6.3 20
8 25
10 25 31.5 40
12.5 31.5 40 50
16 40 50 63 80
20 50 63 80 100
25 63 80 100 125 160
31.5 80 100 125 160 200
40 160 200 250
50 200 250 315
63 200 250 315 400
Tỉ lệ
dọc 1:2.5 1:3.15 1:4 1:5 1:6.3
ngang
3.4. Quy định khác
- Vị trí lắp không vướng vào các vị trí thao tác
- Name plate được gắn đơn giản, chắc chắn
- Tên nhà sản xuất dán tại bên trong góc bên dưới cánh tủ phải

6
4. Quy định về tube (bọc màu) sử dụng trong tủ điện ( Ngoài tủ điện không cần áp dụng theo
quy định này )
4.1. Tiết diện dây
- Dây điều khiển sử dụng dây tiết diện 0.5~ 1,25mm2
- Đối với tải động lực, các thiết bị động lực theo tiêu chuẩn
Dòng điện A Tiết diện mm2
15 2
20 4
30 6
50 16
75 25
100 38
150 60
200 100
300 150
350 200
4.2. Cost
- Sử dụng loại cos NICHIFU ( Nhật bản )
- Cos điều khiển sử dụng loại cos chữ Y, Cos động lực sử dụng loại cos tròn ( Đối với các thiết bị
ngoài tủ điện nên sử dụng là cos tròn ) . Sử dụng Bọc màu và tube đúng quy định .

4.3. Màu dây điện và Tube


- Màu dây điện và bọc màu trong tủ điện.
AC 380 CAP COLOR WIRE COLOR

R RED BLACK

S WHITE BLACK

T BLUE BLACK

N BLACK BLACK
YELLOW/
E GREEN
GRREN

TUBE COLOR WIRE COLOR

24VDC WHITE RED

0VDC WHITE BLUE

E GREEN BLACK

220V-VAC WHITE YELLOW

7 N220V-VAC WHITE YELLOW


STT Mạch Pha Màu dây Cos Tube
1 Mạch 3 pha
Pha thứ 1(Pha R) Đen O
Pha thứ 2(Pha S) Đen O
Pha thứ 3(Pha T) Đen O
Dây trung tính Đen O
Tube quá trình thiết kế
2 Mạch điều khiển AC 220V
và thi công cần có phần
Pha thứ nhất(Pha R) Vàng Y
sheet bản vẽ
Dây trung tính Vàng Y
3 Mạch điều khiển DC ( 12V-24V)
Cực dương Đỏ Y
Cực âm Xanh da trời Y
4 Dây tiếp địa vàng - xanh lá Y

4.4 Chiều chữ trong tủ của tube như sau:

4.5. Cách hiển thị Tube


- Tên Tube phải có sheet no bản vẽ
- Sử dụng loại tube đúng kích thước dây dẫn
- Đối với dây động lực kích thước lớn có thể sử dụng dây thít, thít qua tube ngoài đầu bọc màu.
5. Hình ảnh chú ý về tủ điện
5.1. Bên ngoài tủ điện

8
5.2. Bên trong tủ điện

9
5.3. Cánh tủ điện

II. Một số tiêu chuẩn về các thiết bị bên ngoài tủ điện


1. Thiết bị cảm biến
- Thiết bị cảm biến về cơ bản sẽ không lắp đặt tại vị trí có môi trường không tốt như có nước và
dầu bắn vào... Trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải lắp đặt thì phải sử dụng thiết bị có thông số
như dưới đây.
- Vị trí ẩm ướt Loại chống nước
- Vị trí có nước bắn vào Loại chống nước hay phải lắp đặt cover che chắn
- Bu lông sử dụng cho lắp đặt bằng chất liệu SUS
- Về dây dẫn cho thiết bị cảm biến lựa chọn loại dây có đủ độ dài để có thể kết nối tại
vị trí nước không bắn vào
- Sử dụng thiết bị cảm biến loại có gắn đèn hiển thị hoạt động
- Phần bản mã gắn thiết bị cảm biến phải sử dụng vật liệu gia công thép có độ dầy trên 3.2mm
- Phần bản mã thiết bị cảm biến cấu tạo sao cho có thể điều chỉnh được vị trí cảm biến
- Vị trí lắp đặt thiết bị cảm biến phải tính toán trong giai đoạn thiết kế thiết bị
- Về lắp đặt thiết bị cảm biến phải sử dụng loại bu lông thích hợp
- Thiết bị cảm biến về cơ bản sử dụng loại không tiếp xúc. Tuy nhiên trường hợp mong muốn nhận
biết tính cơ khí của thiết bị như over run thì không giới hạn ở điều kiện trên
- Về tác động của thiết bị cảm biến có tính năng truyền chuyển động như công tắc hành trình thì
theo nguyên tắc cơ bản sẽ không tác động trực tiếp lên thiết bị mà phải lắp đặt tấm thép chuyên
10
dụng
- Tấm thép nhận biết tác động của thiết bị cảm biến phải gia công sao cho có thể điều chỉnh được
vị trí
- Về thiết bị cảm biến lắp đặt tại vị trí con người khó có thể vô tình tác động vào được
- Thiết bị cảm biến lắp đặt tại những vị trí dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng
- Thiết bị cảm biến của phía đầu cuối hành trình thì phải lắp đặt tại những vị trí không gây xước
cho thiết bị cảm biến
- Đối với thiết bị cảm biến phải lắp đặt name plate, treo tên hiển thị số thiết bị, điện chỉ thiết bị (
nếu có ) …
- Đối với dây bán dẫn của thiết bị cảm biến sẽ không sử dụng loại cáp sử dụng cho chuyển động
2. Van điện từ
- Về cơ bản van điện từ sẽ không lắp đặt tại những vị trí có nước hay dầu bắn vào. Trường hợp bất
khả kháng bắt buộc lắp đặt thì phải cho vào trong hộp BOX
- Về nguyên tắc cơ bản phải sử dụng loại van điện từ có đèn hiển thị hoạt động
- Đối với van điện từ phải lắp đặt name plate hiển thị số thiết bị …
- Van điện từ sử dụng loại có thể thao tác dễ dàng,có thể thao tác bằng tay nếu cần
- Van điện từ lắp đặt tại những nơi dễ dàng kiểm tra sửa chữa
3. Động cơ điện
- Động cơ điện không lắp đặt tại môi trường như có nước hay dầu bắn vào. Trong trường hợp bắt
buộc phải lắp đặt thì phải sử dụng loại mô tơ có chức năng đặc biệt .
- Về cấu tạo của động cơ điện phải sử dụng loại động cơ kín làm mát bằng cánh quạt
- Động cơ điện phải sử dụng loại bán trên thị thường (Không sử dụng loại gia công)
- Lựa chọn cấp cách điện của động cơ điện theo môi trường sử dụng.
- Về cơ bản sẽ lắp đặt name plate hiển thị số thiết bị (Trường hợp có nhiều động cơ điện)
- Lắp đặt tại nơi dễ dàng kiểm tra sửa chữa.
4. Một số thiết bị khác
- Theo nguyên tắc cơ bản các loại động cơ điện khác phải sử dụng loại ổ cắm 220V có gắn tiếp địa
2P15A. Tuy nhiên, trường hợp có sự giới hạn phụ thuộc vào vị trí lắp đặt hay thông số thì phải bàn
bạc kĩ lưỡng rồi mới quyết định.
- Về mạch điện chiếu sáng thì cùng với chiếu sáng tổng quan hay cục bộ sẽ sử dụng loại 220V và
tuyệt đối phải lắp dây tiếp địa.
- Ngoài ra trường hợp sử dụng ổ cắm thì phích cắm hay ổ cắm đều phải sử dụng loại thông số
220V và tuyệt đối phải có dây tiếp địa .
III. Quy định về dây điện
1. Dây điện trong tủ điện
11
- Tuân thủ theo quy định về màu và kích thước như ở trên
- Đi dây trong tủ đi trong các máng ghen điện, đi gọn gàng , một số phần không đi đước ghen điện
thì cần được bọc gọn gàng.
- Trong các phần cố định dây điện không được để dây điện chạm trực tiếp vào
- Về đi dây cho bộ phận di chuyển như cánh tủ phải thêm 10% dây cho dự phòng
- Trường hợp đi dây qua tấm thép kim loại trong tủ thì phần lỗ đi dây phải đảm bảo bằng vật liệu
cách điện .
- Về kết nối tới phía thứ cấp của MCCB tổng thì 1P đối đa chỉ được 2 dây. Trường hợp trên 2 dây
phỉ sử dụng thanh cái để phân nhánh. Để tránh không bị rò rỉ điện sử dụng tấm mica trong suốt để
cover bảo vệ.
- Các thiết bị có phần cầu nối, chỉ được để 2 dây cho 1 cầu đấu.
- Phải sử dụng đầu cost, trường hợp được biệt cần bàn bạc lại
- Máng ghen điện trong tủ không chiếm quá 50% diện tích tủ
- Đầu cost sử dụng cho mạch động lực thì tất cả phải sử dụng cost tròn
- Bộ phận đầu cost làm sao để có thể kiểm tra bảo dưỡng dễ dàng
- Về dung lượng cầu đấu sử dụng trong tủ thì sử dụng loại có dòng điện định mức trên 15A và điện
áp định mức trên 600V. Tuy nhiên trường hợp cầu đấu bố trí cho mạch điều khiển có dòng điện nhỏ
hay cho mạch 1 chiều thì không giới hạn bởi điều kiện trên
- Sau khi xiết chặt đầu cost, tiến hành marking
- Về cầu đấu sử dụng loại có thể ghi được số dây lên trên cầu đấu
- Sử dụng loại cầu đấu có kèm theo cover
- Trường hợp cáp có điện áp khác nhau kết nối vào 1 cầu đấu thì nhất định phải lắp đặt cách ra với
khoảng cách trên 1 đầu cost
- Bố trí số lượng cầu đấu sao cho 1 dây kết nối 1 đầu cost cho đi dây bên ngoài (chân Com thì 1 đầu
cost tối đa là 2 dây)
- Theo nguyên tắc cơ bản thì trong tủ đầu cost không được đi dây ngang qua. Tuy nhiên dây tiếp
địa hay dây Com là trường hợp ngoại lệ nên phải xem xét kĩ lưỡng dòng điện cho phép
- Trường hợp cần thiết trong tủ sẽ lắp đặt giá đỡ cho cáp kéo từ bên ngoài vào
- Đối với bộ phận đầu cost kết nối của mạch động lực phải bố trí dây bọp cách điện
- Trường hợp cần thiết để có thể theo dõi sự gia tăng nhiệt độ thì dán tem nhiệt độ tại phía thứ cấp
của MCCB
- Trường hợp cần thiết để có thể theo dõi sự gia tăng nhiệt độ thì dán tem nhiệt độ tại bộ phận đầu
cost của mạch động lực
- Về những thiết bị quan trong phải tiến hành xiết lại đầu cost sau khi vận hành 1 thời gian ( Thời
gian từ 1~3 tháng tùy vào sản xuất của TVN )
12
2. Công tác đi dây bên ngoài
2. Chủng loại&kích thước dây điện (cáp)
- Về dây điện & cáp điện lựa chọn sau khi tính toán đến đến tính chịu uốn, chịu xoắn, chịu kéo vvv
cũng như thỏa mãn đầy đủ tính năng đặc biệt khi tụt điện áp hay đoản mạch. Ngoài ra cũng phải
xem xét tới môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, dầu vvv
- Về cáp bố trí cho đi dây nguồn sơ cấp sẽ theo quy định sau
+ Sử dụng cáp trên 3.5sq
+ Đối với đi dây sơ cấp từ tuyến cáp chính phân nhánh ra thì không tiến hành công tác
tại bộ phận có các thiết bị chuyển động. Đối với thiết bị có tủ điện lắp đặt tại bộ phận chuyển động
phải lắp đặt MCCB đi dây của phần phân nhánh tai vị trí có thể cố định dây điện
- Về cáp bố trí trong mạch động lực thứ cấp sẽ như sau: Sử dụng cáp trên 2.0sq
- Về cáp bố trí trong mạch điều khiển phía thứ cấp sẽ như sau: Sử dụng cáp trên 0.75sq
3. Phân biệt màu dây
- Trường hợp sử dụng dây cách điện 600V (IV) thì màu dây sẽ như sau (Kể cả ngoài chủng loại dây
IV đi nữa cũng cần thiết màu phải giống như thế này)
Mạch 3 pha Pha 1(Pha R) Đỏ
Pha 2(Pha S) Vàng
Pha 3(Pha T) Xanh
Pha trung tính Đen
Mạch 1 chiều Cực dương(Cực P) Đỏ
Cực âm(Cực N) Xanh
Dây tiếp địa: Vàng - xanh
4. Chi thiết thông số đi dây
- Về đầu cost phải bố trí đệm bằng hay đệm vênh để siết chặt. Ngoài ra, đối với các bộ phận có rung
lắc lớn hay có nguy cơ bị lỏng thì phải sử dụng ốc hãm.
- Việc đi dây giữa tủ điều khiển và tủ cầu đấu thì phải bố trí 10% spare
- Đối với 2 đầu cáp phải dán nhãn ghi tên nhà thầu thi công, số cáp, tên vị trí kéo đến.
- Đối với đi dây giữa tủ điều khiển và tủ đầu cost phải sử dụng cáp nhiều lõi. Về nguyên tắc cơ bản
sẽ không đấu qua tủ trung gian khác mà sẽ đi dây trực tiếp.
- Nếu đi dây cho chủng loại điện áp khác nhau sẽ không dùng 1 loại cáp giống nhau
- Cho dù điện áp giống nhau nhưng điện nguồn khác nhau thì cũng không dùng chung cáp
- Dây bán dẫn của thiết bị có gán dây bán dẫn thì sẽ không dùng cho các thiết bị chuyển động (Nếu
trường hợp đi dây bên trong thiết bị không chuyển động thì có thể dùng)
- Về lộ đi của dây hay phương pháp đi dây bên trong thiết bị máy móc hay bộ phận chuyển động

13
thì tại thời điểm thiết kế thiết bị phải tính toắn kĩ lưỡng
- Về cáp lắp tại bộ phận chuyển động phải cố định 2 đầu.
- Về đi dây hay đi gen thì thi công sao cho không ảnh hưởng đến công tác sửa chữa bảo dưỡng
- Về ổ cắm phải có cực tiếp địa
- Về lỗ mở tại tủ phải bịt kín
- Trường hợp đi dây qua tường hay sàn thì phải xử lý đảm bảo yêu cầu phòng cháy
IV. Quy định về ghen điện, máng điện
1. Công tác đi công gen kim loại
- Ghen kim loại cách tối thiểu 300mm với bộ phận nhiệt đô cao nếu không có bảo ôn
- Về ghen kim loại hay support kim loại về cơ bản sẽ không sơn
Tuy nhiên, để phân biệt màu với các ống khác thì cứ 30m sẽ bọc băng dải khổ hoặc
sơn rộng 10mmm (Mã màu 2.5YR 7/6). Đối với ống thông giữa các tầng thì tối nhiểu tại mỗi tầng
sẽ có 1 vị trí hiển thị cũng trước sau phần ống phân nhánh cũng vậy phải hiển thị tại những vị trí
thích hợp ( Mã màu 2.5YR 7/6)
2. Công tác ống ghen nhựa
- Về biến dạng ống ghen nhựa tiến hành làm sao khi tác động 1 nhiệt dưới 140℃ không bị cháy
- Ghen nhựa cách tối thiểu 500mm với bộ phận nhiệt đô cao nếu không có bảo ôn
- Khoảng cách cần thiết phải có suport của ống ghen nhựa là dưới 1m. Tuy nhiên đối với đường
ống có đường kính trên 54mm thì cứ dưới 1,5m tiến hành lắp supost cũng được
- Kết nối các ống với nhau phải kết nối bằng các phụ kiện đúng .
3. Công tác ống ghen điện mềm
- Có thể sử dụng ống ghen điện mềm loại 1 có vỏ cách điện hoặc loại 2 có vỏ cách điện. Tuy nhiên
trường hợp khu vực lắp đặt có độ ẩm lớn thì phải sử dụng gen điện mềm loại 2 có vỏ cách điện
- Để không gây xước cho cáp thì đối với đầu ống ghen phải sử dụng đầu bịt cách điện để đi dây
4. Công tác thi công Trunking điện
- Gia công bằng thép dày trên 1.6mm (Có thể sử dụng hàng gia công sẵn). Tuy nhiên trường hợp
lắp đặt ngoài nhà hay những khu vực có độ ẩm cao thì sử dụng vật liệu là nhôm, SUS hay kim loại
mạ kẽm
- Phải sơn tĩnh điện theo màu chỉ định . Tuy nhiên trường hợp vật liệu là nhôm, SUS hay kim loại
mạ kẽm thì không giới hạn là bắt buộc phải sơn (Có thể sử dụng hàng gia công sẵn)
- Lắp trunking phải là hàng gia công dập uốn. Sử dụng bu lông , vít đề cố định lắp máng. Phần đầu
bu lông thò bên trong ống duct phải xử lý không để quá dài sẽ chạm cáp. Trường hợp trọng tải của
lắp máng điện quá nặng phải tính toán lắp đặt tay cầm để có thể tháo ra dễ dàng (có thể sử dụng
hàng gia công chế tạo sẵn)
- Lắp trunking về nguyên tắc cơ bản 1 lắp máng điện không dài quá 2m
14
- Theo nguyên tắc cơ bản bên trong máng điện sẽ lắp đặt suport và khoảng cách giữa các suport về
phương ngang dưới 600mm và về phương dọc là dưới 900mm
- Theo nguyên tắc cơ bản khoảng cách suport cho bên ngoài máng điện về phương nằm ngang sẽ
dưới 2m và phương dọc sẽ dưới 3m .
- Bu lông treo trunking thì nếu độ rộng máng điện dưới 600mm sẽ dùng bu lông treo loại trên 10mm
còn nếu máng điện trên 600mm sẽ dùng bu lông treo trên 12mm
- Cáp động lực và cáp điện nhẹ không lắp đặt trong cùng 1 máng cáp. Tuy nhiên trường hợp trong
máng có lắp đặt tấm mica cách điện để phân cách thì không bị giới hạn tại điều kiện trên
- Đối với các điểm góc của máng điện phải gia công phù hợp với kích thước của cáp
- Về công tác đi dây trên dưới máng điện tiến hành sao cho lực kéo không tác động lên cáp
- Đối với cáp bên trong máng điện tại điểm quan trọng phải dán tên hiển thị và phải ghi rõ nội dung
cần thiết nên tên hiển thị đó
- Trường hợp máng điện lắp đặt ngoài trời thì phải tiến hành đối sách chống nước đọng trong máng
như lắp đặt lỗ thoát nước vvv
5. Công tác thi công thang cáp điện
- Về thang cáp phải sử dụng vằng vật liệu làm bằng thép sơn tĩnh điện (có thể sử dụng sản phẩm có
chất lượng tương đương). Tuy nhiên, trường hợp cáp rack lắp đặt ngoài trời hay tại vị trí cho độ ẩm
cao phải sử dụng chất liệu bằng nhôm hay SUS hoặc thép mạ kẽm nhúng nóng
- Trường hợp kết nối giữa thanh sống thang và các thanh nan thì phải sử dụng hàn, hay vít tán hoặc
vít cố định đảm bảo kết nối vững chắc đáp ứng yêu cầu chuyên môn điện.
- Chiều dài của 1 thanh sống thang phần chạy thẳng đảm bảo dưới 3000mm và khoảng cách giữa
các nan đảm bảo dưới 300mm.
- Mặt tiếp xúc với cáp đảm bảo nhẵn nhụi để không gâp xước cho vỏ cáp
- Đối với điểm cuối của thang cáp phải lắp đặt bích bịt
- Về tải trọng cho phép của thang cáp trong thời gian dài phải đảm bảo trên 2 lần trọng tải của bản
thân cáp điện. Đồng thời, khoảng cách giữa các tit reo phương nằm ngang là dưới 2m và phương
nằm dọc là dưới 3m
- Giữa các thang cáp trên cùng 1 rack tổng phải đảm bảo kết nối vững chắc đảm bảo yêu cầu chuyên
môn điện
- Bu lông treo của thang cáp sử dụng loại trên 10mm
- Về kết nối hay phân nhánh cáp phải sử dụng hộp Box trung gian
- Về cáp đi trên thang cáp cứ 5m phải dùng dây cách điện vvv để cố định cáp với thanh nan
- Đối với thang cáp phải thực hiện công tác tiếp địa loại D
6. Công tác đi dây cáp truyền thông
- Về nguyên tắc cơ bản cáp truyền thông tin phải đi trong gen kim loại
15
- Về cáp truyền thông phải sử dụng loại 2 lớp bảo vệ
- Về đi dây truyền tín hiệu thông tin phải cách điện với mặt đất
- Đối với cáp chống nhiễu 1 đầu kết nối với cầu tiếp địa

V. Cách lên bản vẽ điện


1. Chủng loại bản vẽ
Đối với trang thiết bị (liên quan đến điện) về nguyên tắc chung sẽ sử dụng bản vẽ và tài
liệu như bên dưới để tiến hành gia công chế tạo (hình thức thiết kế dữ liệu mềm)
Khổ
STT Nội dung File
giấy
Bảng tên name plate các tủ điều khiển, tủ thao tác cũng như các
1 .xlsx A3, A4
box điện khác
Bản vẽ hình dạng tủ điều khiển, tủ thao tác, các hộp box điện
2 .dwg A3
khác và bản vẽ layout bố trí thiết bị trong tủ điện
Bản vẽ kết nối triển khai tủ điều khiển, thao tác hay các box điện
3 .dwg A3
khác (bản sơ đồ 1 sợi)
Bản vẽ layout cầu đấu của tủ điều khiển, thao tác hay các hộp
4 .dwg A3
box khác
5 Bản vẽ hệ thống đi dây bên ngoài .dwg A3
6 Bản vẽ bố trí thiết bị bên ngoài .dwg A3
7 Flow sheet hay time chars .xlsx A3
8 Bản vẽ mạch điện- áp dầu, điện- áp khí .dwg A3
Tài liệu hướng dẫn chi tiết thiết bị sử dụng (Catalog, hướng dẫn .xlsx
9 A3, A4
sử dụng …) .pdf
Tài liệu hướng dẫn sử dụng trang thiết bị (Phương pháp thao tác, .xlsx
10 A3, A4
ghi chép cách xử lý sự cố …) .pdf
11 Bảng biểu thiết bị chung .xlsx A3, A4
12 Bản cấu thành thiết bị input&output (I/O) ( PLC, HMI ) .dwg A4
.dwg
13 Bảng phân chia input&output (I/O) (PLC) A4
.xlsx
14 Dữ liệu mềm (có commen tất cả các điện chỉ bằng tiếng anh)
15 Dữ liệu màn hình
16 Sổ tay thiết bị A3, A4

16
2. Cách vẽ bản kết nối triển khai
2.1 Kí hiệu sử dụng trên bản vẽ
- Về kí hiệu sử dụng trên bản vẽ theo nguyên tắc chung phải sử dụng kí hiệu bản vẽ hiển thị như
bên dưới và kí hiệu bằng kí tự:
- Kết hợp giữa (Kí hiệu bản vẽ sử dụng cho điện - JIS C 0617) và (Bản vẽ kết nối triển khai cho
điều khiển trình tự, bản vẽ 1 sợi - JIS C 0401) hay (Kí hiệu thiết bị điều khiển - JEM 1090)
2.2 Phương pháp đánh số
- Về nguyên tắc chung trên bản vẽ phải ghi địa chỉ số trang
- Đối với bản vẽ theo nguyên tắc cơ bản phải ghi số Sheet No
Sheet No: Mỗi bản vẽ phải ghi số sheet No vào trong khung phía dưới bên trái trong bản
vẽ. Ngoài ra, Trường hợp số lượng bản vẽ nhiều quá thì trước chữ số phải ghi kí tự bảng chữ cái
để làm sao có thể dễ nhận biệt được bản vẽ của các lộ khác nhau:
STT Bản vẽ Sheet no. Ví dụ
Bản vẽ layout thiết bị trong và ngoài tủ điện, các
1 Axx A01, A111
phụ kiện đính kèm ở ngoài
2 Bản kê list thiết bị trong tủ điện Bxx B01, B222
3 Bản vẽ phần động lực, nguồn Cxx C01, C333

4 Bản vẽ phần điều khiển trang bị điện, các thiết bị Dxx D01, D444

5 Bản vẽ tín hiệu I/O của PLC Exx E01, E555


6 Bản vẽ phần cầu đấu Txx T01, T666

7 Bản yêu cầu các thông số chung thiết kế tủ Sxx S00, S777

( Chú ý: Nếu trường hợp đặc biệt tùy thực tế có thể chọn phương án đặt sheet no. cho phù hợp )
- Số đi dây: Đánh số cho các vị trí đi dây ( + sheet no.)
- Đánh số đầu tiếp điểm của cuộn coin vvv
- Về số thiết bị thì sử dụng số trên bản vẽ. Tuy nhiên trường hợp sử dụng PLC thì sử dụng luôn số
in/out
- Về số dây thì sử dụng số trên bản vẽ. Trường hợp số không đủ thì cuối dòng của số thêm kí tự
bảng chữ cái
2.3 Hạng mục chú ý khi làm bản vẽ
Trạng thái của thiết bị thể hiện tại bản vẽ làm như sau:
- Thể hiện trạng thái ở điện nguồn OFF
- Về rất nhiều trạng thái như là phục hồi hay là khi dừng (Trạng thái thông thường)

17
- Những thiết bị được thao tác bằng tay, thì trạng thái sẽ là tay không thể sờ chạm vào được bộ
phận thao tác
- Về mạch điều khiển tuần tự phải viết theo thứ tự điều khiển. Về cơ bản trên bản vẽ kết nối triển
khai thao từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
- Đối với tiếp điểm hay thiết bị trong bản vẽ mạch phải ghi rõ tên điều khiển phù hợp với cơ năng
thiết bị sao cho dễ hiểu mục đích sử dụng. Ngoài ra, nếu cần thiết phải ghi cả điều kiện hoạt động.
- Về những tiếp điểm nhận tác động từ trang bản vẽ khác, thiết bị khác thì phải khoanh bằng
đường nét đứt ( có ghi chú nếu cần )
- Đối với các thiết bị đặc biệt, để hiểu rõ sơ đồ trình tự hoặc hiển thị các chức năng thì sẽ cần phải
ghi giới hạn nhỏ nhất, ngoài ra thì cần kèm theo bản giải thích và bản vẽ chi tiết tương ứng.

18

You might also like