Đề Cương Hóa 9 Hk1 Năm 23 -24

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ÔN TẬP HK 1

I – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ:

OXIT BAZƠ OXIT AXIT


+ Axit + Bazơ
+ Oxit axit + Oxit bazơ
Nhiệt
+ H2O MUỐI + H2O
phân
+ Bazơ + Kim loại + Axit
hủy + Axit
+ Bazơ
+ Oxit axit
+ Oxit bazơ
+ Muối
AXIT
BAZƠ + Muối

II. Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
a) S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4
b) SO2 Na2SO3 Na2SO4 NaOH Na2CO3.
c) CaO  CaCO3  CaO
(1) ( 2)
Ca(OH)2 CaCO3 CaSO4
d) Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 FeCl3.
e) Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeSO4.
f) Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu CuSO4.
g) Al2O3 Al AlCl3 NaCl NaOH Cu(OH)2.

ĐỀ HK1 NĂM 18-19


Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl =
35,5; Fe = 56; Ba = 137.
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm).
Câu 1: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần từ trái qua
phải là:
A. Cu, Zn, Mg. B. Zn, Mg, Cu. C. Mg, Cu, Zn. D. Cu, Mg, Zn.
Câu 2: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. KCl. B. NaHSO4. C. K2HPO4. D. NaHCO3.
Câu 3: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,4.
Câu 4: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaCl.
Câu 5: Quặng bôxit là nguyên liệu để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 6: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. photpho. B. kali. C. cacbon. D. nitơ.
Câu 7: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng khí CO (dư) ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 1,68 gam. B. 1,44 gam. C. 3,36 gam. D. 2,52 gam.
Câu 8: Oxit nào sau đây không tác dụng được với nước ở điều kiện thường?
A. CuO. B. K2O. C. CaO. D. SO3.
Câu 9: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe. D. Fe2O3.
Câu 10: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?
A. KCl. B. KNO3. C. NaCl. D. HNO3.
Câu 11: Cho dãy các chất: CuO, FeSO 4, Cu, Mg(OH)2, AgNO3, Zn. Số chất trong dãy tác dụng được với dung
dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 12: Cho dãy các chất: K2SO4, CO, HNO3, P2O5, NaOH, Fe3O4 và Al2O3. Trong dãy đã cho, số chất thuộc
loại oxit là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch Ca(OH)2 (dư). Khí bị hấp thụ là
A. H2. B. O2. C. CO2. D. N2.
Câu 14: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?
A. FeCl2. B. MgCl2. C. KNO3. D. CuSO4.
Câu 15: Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH thì dung dịch chuyển thành
A. màu hồng. B. màu vàng. C. màu cam. D. màu xanh.
Câu 16: Dùng dung dịch chất nào sau đây để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2 được đựng riêng
biệt trong hai lọ bị mất nhãn?
A. KCl. B. K2SO4. C. KOH. D. KNO3.
Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các axit mạnh?
A. HCl, H2CO3, HNO3. B. HCl, H2SO4, H2CO3.
C. H2S, H2SO4, HNO3. D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 18: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ
thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?
A. CuSO4. B. AlCl3. C. MgCl2. D. Fe(NO3)3.
Câu 19: Công thức hóa học của sắt(II) hiđroxit là
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 20: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch
A. NaNO3. B. NaCl. C. KCl. D. CaCl2.
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm).
Câu 1. (2,5 điểm)
Viết các phương trình hoá học để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:
K K2O KOH K2SO4 KCl KNO3
Câu 2. (2,5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4
loãng, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của từng chất trong
X.
b. Cho từ từ dung dịch Ba(OH) 2 tới dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
ĐỀ HK 1 NĂM 19-20
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Fe = 56; Cu = 64.
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Kim loại nào sau đây hoạt động hóa học mạnh nhất?
A. Fe. B. Mg. C. Al. D. K.
Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Zn, Fe, Al. B. Fe, Cu, Mg. C. Zn, Fe, Cu. D. Fe, Zn, Ag.
Câu 3: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. kali. B. photpho. C. cacbon. D. nitơ.
Câu 4: Khí tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 là
A. O2. B. CO. C. N2. D. CO2.
Câu 5: Chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là
A. P2O5. B. Na2O. C. CuO. D. SO2.
Câu 6: Thành phần chính của muối ăn là
A. NaCl. B. CaCO3. C. BaCl2. D. Mg(NO3)2.
Câu 7: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. SO2. B. CO. C. CaO. D. P2O5.
Câu 8: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?
A. KNO3. B. FeCl2. C. CuSO4. D. MgCl2.
Câu 9: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. K2HPO4. B. KCl. C. NaHSO4. D. NaHCO3.
Câu 10: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Na. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 11: Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào tan tốt trong nước?
A. Cu(OH)2. B. Fe(OH)3. C. KOH. D. Fe(OH)2.
Câu 12: Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím chuyển màu đỏ?
A. HCl. B. Na2SO4. C. KOH. D. K2SO3.
Câu 13: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 14: Muối nào sau đây khi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa trắng?
A. MgCO3. B. BaCl2. C. ZnCl2. D. KNO3.
Câu 15: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch kiềm?
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Al.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. H2CO3 là axit yếu. B. P2O5 là oxit axit.
C. SO2 là oxit trung tính. D. Na2O là oxit bazơ.
Câu 17: Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO 4 (dư), thứ tự các kim loại tác
dụng với muối lần lượt là:
A. Fe, Zn, Mg. B. Mg, Fe, Zn. C. Zn, Mg, Fe. D. Mg, Zn, Fe.
Câu 18: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 (dư), thu được 19,2 gam Cu. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 8,4. C. 16,8. D. 14.
Câu 19: Dung dịch chất nào sau đây phân biệt được dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4?
A. K2CO3. B. H2SO4. C. BaCl2. D. HNO3.
Câu 20: Dùng lượng dư dung dịch chất nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag?
A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. NaOH. D. H2SO4.
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm) Viết các phương trình hoá học để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:
Na Na2O NaOH Na2CO3 Na2SO4 NaCl NaNO3
Câu 2: (1,0 điểm) Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch riêng biệt sau
(đựng trong các lọ bị mất nhãn): H2SO4, HCl, BaCl2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 3: (1,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH (dư), thu
được 15,68 lít khí H2 (đktc). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
ĐỀ HK 1 NĂM 20-21
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56;
Cu = 64; Ba = 137.
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm).
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H 2SO4
loãng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 2: Công thức hóa học của axit sunfuric là
A. H2S. B. HNO3. C. H2SO4. D. H2SO3.
Câu 3: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2?
A. Na2CO3. B. NaNO3. C. KCl. D. Fe2O3.
Câu 4: Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. Kali. B. Photpho. C. Lưu huỳnh. D. Nitơ.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na 2O vào nước, thu được 2 lít dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X

A. 0,05M. B. 0,20M. C. 0,10M. D. 0,15M.
Câu 6: Cho dãy các chất: CO2, MgCl2, HNO3, NaNO3, Na2SO4. Số chất trong dãy phản ứng được với dung
dịch Ba(OH)2 là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 7: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CaO. B. SiO2. C. SO2. D. CO.
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây dùng làm thuốc thử để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H 2SO4
(loãng) đựng riêng biệt trong hai lọ bị mất nhãn?
A. AlCl3. B. NaCl. C. BaCl2. D. MgCl2.
Câu 9: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 10: Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO 4 0,01 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng kết tủa thu được là
A. 3,31 gam. B. 0,98 gam. C. 2,33 gam. D. 1,71 gam.
Câu 11: Axit nào sau đây thuộc loại axit mạnh?
A. H2SO3. B. HCl, H2SO4 và HNO3 C. H2S. D. H2CO3.
Câu 12: Oxit nào sau đây phản ứng với nước (dư), thu được dung dịch axit?
A. CaO. B. Al2O3. C. Na2O. D. P2O5.
Câu 13: Kim loại Zn không phản ứng với dung dịch
A. AgNO3. B. NaCl. C. CuSO4. D. HCl.
Câu 14: Nhỏ dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, quan sát hiện tượng thấy màu quỳ tím chuyển thành
A. màu vàng. B. màu đen. C. màu đỏ. D. màu xanh.
Câu 15: Kim loại nào sau đây hoạt động hóa học mạnh nhất?
A. Fe. B. K. C. Mg. D. Al.
Câu 16: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với chất nào sau đây?
A. CaCl2. B. BaSO4. C. KCl. D. Mg(OH)2.
Câu 17: Quặng bôxit( tp chính là Al2O3) được dùng làm nguyên liệu để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Na.
Câu 18: Cho kim loại Fe lần lượt vào các dung dịch: Cu(NO 3)2, AlCl3, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra
phản ứng hóa học là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 19: Chất nào sau đây là muối axit?
A. KNO3. B. KHCO3. C. KCl. D. K2CO3.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,8. B. 11,2. C. 5,6. D. 8,4.
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm).
Câu 1(2,5 điểm): Viết các phương trình hoá học để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:
Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeSO4 FeCl2 Fe(OH)2
Câu 2 (2,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe bằng một lượng dư dung dịch HCl,
thu được 6,72 lít khí H2 (đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của từng chất trong
X.
b. Khi cho 11,1 gam X phản ứng hết với khí Cl 2 (dư) thì có q mol Cl 2 tham gia phản ứng. Tính giá trị
của q.
c. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày sơ đồ tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp X.
ĐỀ HK 1 NĂM 21- 22
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg =24; Al = 27; S = 32;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối
kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là
A. K2CO3. B. NaCl. C. KCl. D. KOH.
Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. KCl. B. KNO3. C. NaCl. D. HNO3.
Câu 3: Cho 12,6 gam MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,24. C. 1,12. D. 4,48.
Câu 4: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu
được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?
A. CuSO4. B. Al(NO3)3. C. MgSO4. D. Fe(NO3)3.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch KOH loãng?
A. Al(OH)3. B. Cu(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 6: Cho dãy các chất: MgO, Fe(OH)3, AgNO3, Cu. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Oxit nào sau đây phản ứng với H2O (dư), thu được dung dịch axit?
A. K2O. B. P2O5. C. CaO. D. Al2O3.
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây dùng làm thuốc thử để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H 2SO4
(loãng) đựng riêng biệt trong hai lọ bị mất nhãn?
A. NaNO3. B. Al(NO3)3. C. Ba(NO3)2. D. Mg(NO3)3.
Câu 9: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Dung dịch Ca(OH)2

bị vẩn đục

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?


to
A. Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O.
to
B. CuO + CO  Cu + CO2.
to
C. 2C + Fe3O4  3Fe + 2CO2.
to
D. Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O.
Câu 10: Khi phân hủy canxi cacbonat ở nhiệt độ khoảng 1000°C thì thu được sản phẩm gồm CO 2 và chất nào
sau đây?
A. Ca(HCO3)2. B. Ca. C. CO. D. CaO.
Câu 11: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. CaCO3. B. BaO. C. Mg. D. Mg(OH)2.
Câu 12: Ở nhiệt độ thường, Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được sản phẩm gồm H2 và chất nào
sau đây?
A. Fe2O3. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. Fe(OH)2.
Câu 13: Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong
nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit là
A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Ca(OH)2.
Câu 14: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CaO. B. CO. C. SiO2. D. NO2.
Câu 15: Cho 0,384 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 (dư), thu được 1,296
gam Ag. Kim loại R là
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Mg.
Câu 16: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2. B. NaCl. C. NaOH. D. AgNO3.
Câu 17: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?
A. Al. B. Mg. C. Ag. D. Fe.
Câu 18: Muối Fe2(SO4)3 dễ tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe 2(SO4)3.9H2O. Tên
gọi của Fe2(SO4)3 là
A. sắt(III) sunfat. B. sắt(II) sunfit. C. sắt(II) sunfua. D. sắt(II) sunfat.
Câu 19: Hợp chất nào sau đây là muối axit?
A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. NaHCO3.
Câu 20: Kim loại nào sau đây tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Cu. B. Au. C. Ag. D. Na.
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau:

a. SO3 + H2O b. Fe2O3 + HCl

c. Al(OH)3 + H2SO4 d. Na2SO4 + BaCl2


Câu 2. (3,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe bằng một lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, thu được
7,28 lít khí H2 (đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính phần trăm khối lượng của từng chất trong X.
2. Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3. Trong hỗn hợp X, nguyên tố nitơ chiếm 17,38% về
khối lượng. Từ 14,5 gam hỗn hợp X có thể điều chế được tối đa m gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại Fe và Al.
Tính giá trị của m.
ĐỀ 22-23
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg =24; Al = 27; S =
32; Cl =35,5; K =39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Cho dãy các chất: CuCl2, HNO3, CO2, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Muối nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. K2SO4. B. CaCO3. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam một kim loại X hoá trị (II) bằng lượng dư dung dịch HCl, thu được 3,36 lít
khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. Mg. B. Fe. C. Ca. D. Zn.
Câu 4: Để trung hòa V ml dung dịch HCl 0,1M cần dùng 20 ml dung dịch KOH 0,2M. Giá trị của V là
A. 40. B. 20. C. 10. D. 30.
Câu 5: Cho dãy các kim loại: Zn, Ag, Al, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học?
A. Zn, Fe, Mg. B. Al, Zn, Fe. C. Fe, Cu, Zn. D. Mg, K, Al.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al, Na có số mol bằng nhau vào nước dư, thu được 4,48 lít khí H2
(đktc). Giá trị của m là
A. 10. B. 14,6. C. 7,3. D. 5.
Câu 8: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có
thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí cacbon monooxit. Công thức hoá học của cacbon
monooxit là
A. CO. B. CO2. C. SO2. D. CaO.
Câu 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al. B. Ag. C. Mg. D. Fe.
Câu 10: Dùng dung dịch chất nào sau đây để phân biệt dung dịch Al(NO 3)3 và dung dịch Al2(SO4)3 được đựng
riêng biệt trong hai lọ bị mất nhãn?
A. KCl. B. NaOH. C. NaNO3. D. Ba(OH)2.
Câu 11: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?
A. H2SO4. B. HCl. C. NaCl. D. CuCl2.
Câu 12: Một mẫu khí thải có chứa CO2, HCl, CO và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Trong bốn
khí đó, số khí bị hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như
hình vẽ sau:
Khí X là khí nào trong các khí sau?
A. O2. B. H2. C. SO2. D. N2.
Câu 14: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe(OH)3.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam Zn vào dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Giá trị
của m là
A. 13. B. 6,5. C. 3,25. D. 9,75.
Câu 16: Dung dịch AlCl3 bị lẫn tạp chất là CuCl 2. Dùng lượng dư kim loại nào sau đây để loại bỏ CuCl 2, thu
được dung dịch AlCl3 không bị lẫn tạp chất?
A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Câu 17: Urê (một loại phân đạm) có công thức là
A. (NH2)2CO. B. NH4Cl. C. (NH4)2CO3. D. NH4NO3.
Câu 18: Oxit nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. MgO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Al2O3.
Câu 19: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. Na2SO4. B. NaNO3. C. CaCl2. D. K2CO3.
Câu 20: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch Ba(OH)2?
A. Fe2(SO4)3. B. CuCl2. C. KNO3. D. Na2SO4.
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1:(2,0 điểm) Hãy chọn chất thích hợp điền vào dấu “...” và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a) H2SO4 + … ZnSO4 + H2O

b) NaOH + … Na2SO4 + H2O

c) AgNO3 + … AgCl + HNO3

d) CO2 + … K2CO3 + H2O


Câu 2: (3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 21,4 gam hỗn hợp X gồm Al 2O3 và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X.
c) Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc kết tủa đem
nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.

You might also like