Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ

Chủ đề 3: Trình bày luận điểm “Đánh nhau bằng vũ
khí, chiến thắng bằng con người” (George Patton) từ
thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam
(1945-1975)

Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Đài

Lớp: QH2021E KTQT CLC 4

Khoa: Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Chí Thảo

Hà Nội, 2023
Nước Việt Nam là một nước anh hùng, suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước, dân tộc ta dù nhỏ bé nhưng luôn phải gồng mình đấu tranh chống lại các thế lực ngoại
bang xâm lược. Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao chiến công hiển hách
của cha ông ta đã được lưu danh muôn thuở. Chắc chắn là người Việt Nam, chúng ta không bao
giờ quên những vị anh hùng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Trần
Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ,...và rất nhiều vị anh hùng trong lịch sử oai hùng của
dân tộc. Các vị ấy đều là những vị tướng tài giỏi về võ nghệ, tinh thông binh pháp, nghệ thuật
dụng binh như thần,...tài thao lược của các thế hệ cha ông đã được nhân dân ta đúc kết lại thành
truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó không chỉ là truyền thống quý báu
của dân tộc mà còn là nghệ thuật quân sự của một nước nhỏ nhưng rất đỗi anh hùng. Cùng với ý
chí, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc thì “Đánh giặc, trước hết phải có vũ khí” là tổng
kết của Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm bốn năm Ngày chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ và đó
là tầm quan trọng của mỗi người dân Việt Nam. Như “George Patton” có viết “Đánh nhau bằng
vũ khí, chiến thắng bằng con người”.

Thật vậy, quy luật của chiến tranh là “mạnh được, yếu thua”. Trong khi đó cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược được ví như “châu chấu đá voi”,
“võ sĩ tí hon đánh tên khổng lồ”. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân dân Việt Nam
khắc phục mọi khó khăn, bất cập về lực lượng và phương tiện, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
có tiềm lực mạnh về kinh tế và quân sự, có quân đội nhà nghề, bộ máy vận hành chiến tranh
chuyên nghiệp, vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và phương tiện chiến tranh hiện đại, v.v. Trên
cơ sở lý luận chiến tranh và quân đội của chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa quân sự thế giới và
truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có những chỉ đạo chiến lược,
giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản, cấp bách về quân sự của cách mạng Việt Nam. Cùng
với việc quy tụ sức mạnh chiến tranh Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới vai trò đặc biệt quan trọng của
vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự. Người chỉ rõ: “Khởi nghĩa thì phải có vũ khí. Đó là một trong
những vấn đề rất quan trọng của cách mạng” và “Khởi nghĩa vũ trang là nhân dân vùng dậy dùng
vũ khí đánh đuổi quân cướp nước, đoạt lại chính quyền”. Người đồng thời cũng nhấn mạnh đề
cao vai trò then chốt của con người trong mỗi chiến thắng tìm đến độc lập tự do cho nước nhà.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn
giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ giữa con người và vũ khí - hai yếu tố cơ bản quyết định
sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là
kết quả của 15 năm đấu tranh kiên cường bất khuất của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của
sức mạnh toàn kết toàn dân tộc biết tạo thời cơ và biết chớp thời cơ một, vùng lên giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Khi đám mây đen chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp đã giăng kín bầu trời, một mặt nhân dân Việt Nam đề cao cảnh giác, khẩn trương chuẩn bị
chiến đấu theo chỉ thị Toàn dân kháng chiến (ra ngày 12 tháng 12 năm 1946); mặt khác, nhằm
cứu vãn hoà bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn
hoà bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh… Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng
đủ mọi cách… Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm, thì chúng tôi
sẽ làm. 4 Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi… Khi nhân dân ta buộc phải cầm
súng kháng chiến, Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn bày tỏ thiện chí,
giương cao ngọn cờ hoà bình. Cả trước và sau 19 tháng 12 năm 1946, nghĩa là kháng chiến toàn
quốc đã bùng nổ, Chính phủ Việt Nam vẫn giữ liên hệ với ông Xanh-tơ-ni đại diện Chính phủ
Pháp để tìm tiếng nói chung, tìm mọi cách tránh chiến tranh. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân
dân Việt Nam, tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập, tự do hoàn toàn thống nhất với bản chất yêu
hoà bình và lòng mong muốn hoà hiếu, hữu nghị với các dân tộc của nhân dân ta. Tinh thần trên
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ với phía Mỹ trong nhiều bức thư gửi tổng thống Mỹ
Truman hoặc quốc vụ khanh Mỹ Bơcnơ vào cuối năm 1945, đầu năm 1946. Con người, vũ khí
và giải quyết mối quan hệ này luôn là vấn đề quan tâm của các quốc gia, dân tộc. Claudơvít, nhà
quân sự nước Phổ, đã luận giải vai trò, mối quan hệ giữa nhân tố tinh thần của con người và yếu
tố vũ khí trong tác phẩm “Chiến tranh luận”. Theo ông: “Những hiện tượng vật chất chỉ là cái
cán bằng gỗ còn những hiện tượng tinh thần mới thực sự là kim khí quý, là lưỡi gươm sáng
quắc”. Ở đây, Claudơvít đã đề cao và tuyệt đối hóa vai trò tinh thần của con người. Vũ khí là
những phương tiện quan trọng hỗ trợ những chiến sĩ của ta trong việc đánh bại kẻ thù, việc chiến
đấu bằng vũ khí mọi dân tộc mọi quốc gia đều có thể thực hiện nhưng để chiến thằng đánh bại
những đội quan vô cùng tiếng tăm lừng lấy thời bấy giờ chỉ có nhân dân ta. Khi bàn về mối quan
hệ giữa con người và vũ khí, C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định đây là hai yếu tố cơ bản nhất trong
hoạt động quân sự, có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Con người là chủ thể
sáng tạo ra vũ khí và sử dụng vũ khí. Vũ khí cần phải có sự điều khiển của con người mới có thể
phát huy được sức mạnh và khả năng sẵn có. Ph.Ăngghen đã làm sáng tỏ mối quan hệ trên và
khẳng định: “Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết… việc phát
minh ra những vũ khí tốt hơn và việc thay đổi chất liệu người lính”. Cùng quan điểm này,
V.I.Lênin viết: “Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng
cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn
luyện đầy đủ”. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã đi sâu làm rõ từng yếu tố cơ bản
là con người và vũ khí. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi
đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”. Theo V.I.Lênin,
nếu có quyết tâm, có tinh thần xung phong thì đã thành công được ba phần tư rồi. Lòng tin vào
cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ, cần thiết phải hy sinh cho độc lập của Tổ quốc, cho
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân sẽ là yếu tố nâng cao tinh thần và ý chí quyết
tâm của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu giành thắng
lợi. “Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết… việc phát minh ra
những vũ khí tốt hơn và việc thay đổi chất liệu người lính” theo Ph.Ăngghen đã viết. Trong khi
khẳng định vai trò của yếu tố con người, C.Mác, Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh đến vai trò của vũ
khí. Trong tác phẩm “Chống Duy-Rinh”, Ph.Ăngghen viết: “Như vậy là súng lục thắng thanh
kiếm… trong đó công cụ hoàn hảo hơn sẽ thắng công cụ không hoàn hảo bằng”5. Có thể khẳng
định, các nhà kinh điển Mác-Lênin đã không tuyệt đối hóa vai trò của con người mà luôn đặt con
người trong mối liên hệ với các yếu tố khác nhất là với vũ khí trang bị. Lịch sử dân tộc Việt Nam
qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta cũng luôn quan tâm đến những yếu tố cơ
bản là con người và vũ khí. Trong đó, những tư tưởng cơ bản về lấy dân làm gốc, chăm lo xây
dựng, bồi dưỡng sức dân; giáo dục, vun đắp xây dựng và phát huy truyền thống yêu nước; có con
người là có vũ khí đánh giặc, hơn nữa tinh thần, ý chí cũng là vũ khí (lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết, ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, gan dạ, sự hy sinh, cảm tử…). Đồng thời, cha ông ta
cũng luôn quan tâm đến việc chế tạo vũ khí, nhất là các loại vũ khí mới. Ngay buổi đầu chống
giặc, vũ khí được chế tạo từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, như tre, nứa, gỗ, đá... thành các
loại cung nỏ, dao, kiếm, rìu, búa... Về sau, với sự phát triển của kỹ thuật, vũ khí được chế tạo
bằng kim loại, hóa chất như đồng, sắt, thuốc nổ... Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nhân dân
ta luôn phải đương đầu với các thế lực có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh. Song, với ý chí quyết
tâm sắt đá, sự thông minh sắc sảo, nhạy bén, cha ông ta đã chế tạo ra nhiều loại vũ khí tiên tiến
khiến kẻ thù khiếp sợ. Ngay từ nhà nước Văn Lang, người Việt đã biết chế tạo nhiều thứ vũ khí
lợi hại để đánh giặc. Thời Âu Lạc, người Việt đã đắp thành Cổ Loa, chế tạo nỏ Liên Châu để
phòng giữ đất nước và nhiều lần đánh lui các cuộc tiến công của quân xâm lược từ phương Bắc.
Đây là phát minh lớn nhất về kỹ thuật quân sự của người Việt thời kỳ này. Nhà Lý đã cho chế
tạo thang mây (vân thê), máy bắn đá để hạ thành Ung Châu; nhà Trần chế tạo nhiều loại thuyền
chiến. Cuối thời nhà Trần đầu thời nhà Hồ, vũ khí quân sự của Việt Nam đã có bước phát triển
nhảy vọt về kỹ thuật với việc chế tạo và sử dụng thành công hỏa khí. Nhà Hồ đã sáng chế ra
“Thần cơ sang pháo”; đến thời Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn làm ra “hỏa hổ”, “hỏa đồng”,
“hỏa cầu lưu huỳnh”, v.v. Cuối thế kỷ XIX, trong phong trào Cần Vương chống Pháp, nghĩa
quân Cao Thắng đã chế tạo thành công súng trường theo kiểu 1874 của Pháp… Sức mạnh của
quân đội cách mạng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, như: con người, vũ khí, trang bị, nghệ
thuật, cách đánh… trong đó, con người và vũ khí là yếu tố cơ bản nhất. Vận dụng sáng tạo quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa tư tưởng quân sự thế giới, kinh nghiệm và truyền thống
của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng mối quan hệ
giữa con người và vũ khí. Với quan điểm, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sức mạnh
quân sự Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc. Sức mạnh của quân đội cách
mạng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như con người, vũ khí, trang bị, nghệ thuật, cách
đánh… trong đó, con người và vũ khí vẫn là hai yếu tố cơ bản nhất. Trải qua các cuộc chiến
tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Đảng ta luôn quan
tâm đến việc bảo đảm vũ khí trang bị cho Quân đội. Đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị
quyết, như Nghị quyết số 05, Nghị quyết số 27 và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về xây
dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng của từng giai đoạn. Trong phương hướng, nhiệm vụ
giai đoạn 2016 - 2020, Đại hội XII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc
phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện
đại cho lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới”6. Những tư tưởng trên tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số
24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam
và trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực
dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao
đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của
tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc
tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở
ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với
phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế
giới. Chúng ta chiến đấu bằng những vũ khí tuy không hiện đại nhưng lại có những đường lối
chính sách vô cùng đúng đắn cùng với đó là sự đoàn kết trong sáng thủy chung của nhân dân và
lực lượng quân đội. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta trong xây dựng, phát triển các yếu tố con người, vũ khí và mối quan hệ giữa con người
và vũ khí hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn thể
nhân dân về vị trí, vai trò của yếu tố con người, vũ khí trong xây dựng Quân đội; chăm lo xây
dựng nhân tố chính trị, tinh thần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Hai là, các cơ quan, bộ, ngành Trung ương, tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội quán triệt và tổ
chức thực hiện nghiêm quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trong các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Ba là, xây dựng, phát triển Công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự
cường, góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm của Đảng về hiện đại hóa Quân đội nhân dân, ưu
tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; xây dựng tiềm lực khoa học - công
nghệ, nhân lực và thể chế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Bốn là, đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng, biểu hiện sai trái trong nhận thức và hành động
về những vấn đề liên quan đến yếu tố con người, vũ khí trong hoạt động quân sự; việc tuyệt đối
hóa vai trò của vũ khí hay con người đều rơi vào quan điểm siêu hình, phiến diện, làm suy yếu
và ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta. Mặt khác, trong quan điểm về vũ khí
cũng tránh quá nhấn mạnh về vũ khí hiện đại, vũ khí thông minh, vũ khí công nghệ cao mà xem
nhẹ vũ khí truyền thống và ngược lại.

Như vậy, để xây dựng quân đội hiện đại, tạo nên sức mạnh quốc phòng của một quốc gia cần
phải nhận thức và giải quyết tốt hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí trang bị. Trong đó, con
người là yếu tố quyết định, vũ khí, trang bị là yếu tố rất quan trọng. Về vũ khí, thực tiễn lịch sử
cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò của ngành Công nghiệp quốc phòng trong sản xuất,
sửa chữa, cải tiến và nâng cấp nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của chiến
tranh. Đồng thời, quan tâm, chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân lực cho ngànhCông
nghiệp quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra
sôi động như hiện nay.

Tóm lại, đoàn kết là bài học có tính quy luật đã được tổng kết và kiểm chứng nhiều lần trong lịch
sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta. Hơn nữa, đoàn kết đã trở thành một
giá trị tiêu biểu trong nền văn hoá chính trị Việt Nam, truyền thống cũng như hiện đại. Vì sự tồn
vong của quốc gia, dân tộc Việt Nam luôn luôn ý thức sâu sắc “nước mất thì nhà tan” và họ cũng
ý thức được sự đoàn kết và chỉ khi nào khối đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc thì nội lực
dân tộc mới có cơ hội phát huy tốt, đất nước trở nên thái bình, thịnh trị, dân chúng yên vui, hạnh
phúc. Vũ khí là công cụ hỗ trợ nhân dân ta trong con đường đi đến độc lập, tuy nhiên điều giúp
ta giành được chiến thắng vẻ vang giành lại hòa bình cho toàn quốc đó chính là những người dân
những con người đang mang trong mình dòng máu lạc hồng, những con người đã can đảm anh
dũng, đoàn kết để đánh đuổi giặc ngoại xâm.

You might also like