Chi Trên

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 59

Chæång 2.

Chi trãn 23

XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN

Mục tiêu bài giảng:


1. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi trên.
2. Mô tả được cấu tạo và hoạt động của các khớp chính của chi trên.

Chi trên dính vào thân bởi đai vai. Đai vai được tạo bởi xương đòn ở trước và xương vai ở
sau. Ở phía trước, đầu trong xương đòn khớp với cán ức, trong khi ở phía sau xương vai nối
vào thân chỉ bằng các cơ.
Xương chi trên gồm có:
Các xương ở vai: xương đòn và xương vai.
Xương ở cánh tay: xương cánh tay.
Các xương ở cẳng tay : xương trụ và xương quay.
Các xương ở cổ tay: gồm 8 xương xếp thành 2 hàng.
Các xương ở bàn tay: gồm 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay.
I. Xương đòn
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai, nằm ngang phía trước và trên
của lồng ngực. Xương gồm có 1 thân và 2 đầu.
1. Định hướng
Đầu dẹt ra ngoài.
Bờ lõm của đầu dẹt ra trước.
Mặt có rãnh xuống dưới.
2. Mô tả
2.1. Thân xương
Có hai mặt, hai bờ.
2.1.1. Mặt trên
Phía ngoài gồ ghề, phía trong trơn nhẵn, sờ rất rõ ngay dưới da.
2.1.2. Mặt dưới
Rất gồ ghề, đi từ trong ra ngoài có: Ấn dây chằng sườn đòn để cho dây chằng sườn đòn bám.
Rãnh dưới đòn nằm dọc theo mặt dưới xương, có cơ dưới đòn bám. Củ nón và đường thang là
hai diện thô ráp để cho dây chằng nón và dây chằng thang bám. Hai dây chằng này đi từ mặt
dưới xương đòn đến mỏm quạ của xương vai.
2.1.3. Bờ trước
Phía ngoài lõm, mỏng và gồ ghề. Phía trong lồi và dày.
2.1.4. Bờ sau
Phía ngoài lồi, gồ ghề. Phía trong lõm.
Chæång 2. Chi trãn 24

Hình 2. 1.Xương đòn


A. Mặt trên B. Mặt dưới
1. Củ nón 2.Diãûn khåïp cùng vai
3. Vết ấn của dây chằng sườn đòn

2.2. Đầu xương


2.2.1. Đầu ức
Hướng vào trong, có diện khớp để khớp æïc với cán ức. Phần dưới của diện này liên tục
xuống mặt dưới xương thành một diện nhỏ để khớp với sụn sườn thứ nhất.
2.2.2. Đầu cùng vai
Hướng ra ngoài, dẹt và rộng, có một diện khớp cuìng vai, khớp với mỏm cùng vai của xương
vai.
Trong các chấn thương của chi trên, hai xương của đai vai có thể bị tổn thương nhưng xương
đòn dễ bị gãy hơn vì ít chuyển động hơn xương vai. Điểm yếu thường bị gãy của xương đòn ở
chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong.
II. Xương vai
1. Định hướng
Gai vai ra sau.
Góc có diện khớp hình soan lên trên và ra ngoài.
2. Mô tả
Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
2.1.Các mặt
Chæång 2. Chi trãn 25

2.1.1. Mặt sườn


Lõm, gọi là hố dưới vai, trong hố có nhiều gờ chạy chếch từ trên xuống dưới vào trong.

Hình 2. 2. Xương vai


A. Mặt lưng B. Mặt sườn
Chæång 2. Chi trãn 26

1. Mỏm quạ 2. Khuyết vai 3. Hố trên gai


4. Gai vai 5. Ổ chảo 6. Hố dưới gai
7. Góc dưới 8. Hố dưới vai 9. Mỏm cùng vai
2.1.2. Mặt lưng
Có gai vai chia mặt naìy thành hai phần không đều nhau: phần trên nhỏ gọi là hố trên gai,
phần dưới lớn gọi là hố dưới gai.
Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra ngoài. Gai vai có ba bờ:
bờ trước dính vào thân xương, bờ sau nằm ngay dưới da sờ thấy dễ dàng, bờ ngoài họp với ổ
chảo thành một khuyết gọi là khuyết gai-ổ chảo, nối thông hố trên gai và hố dưới gai. Ở phía
ngoài gai vai dẹt lại tạo nên mỏm cùng vai, ở đây có diện khớp mỏm cùng vai để khớp với
đầu cùng vai của xương đòn.
2.2. Các bờ
2.2.1. Bờ trên
Trong mỏng, ngoài dày, hai phần ngăn cách nhau bởi khuyết vai hay khuyết quạ. Phần ngoài
có mỏm quạ là một mỏm xương chạy chếch lên trên rồi gập góc ra trước và ra ngoài, có thể sờ
thấy được trên người sống.
2.2.2.Bờ ngoài
Phần dưới mỏng, phần trên dày tạo thành một trụ để nâng đỡ mặt khớp ở góc ngoài.
2.2.3.Bờ trong
Mỏng và sắc, thẳng ở 3/4 dưới và chếch ra ngoài ở 1/4 trên tạo nên 1 góc, góc naìy là nơi bắt
đầu của gai vai.
2.3. Các góc
2.3.1. Góc trên
Hơi vuông, nối giữa bờ trên và bờ trong.
2.3.2. Góc dưới
Hơi tròn, nối giữa bờ trong và bờ ngoài. Trong tư thế giải phẫu, góc dưới nằm ngang mức đốt
sống ngực VII.
2.3. Góc ngoài
Có một diện khớp hình soan, hơi lõm gọi là ổ chảo. Ổ chảo dính vào thân xương bởi một chỗ
thắt gọi là cổ xương vai. Phía trên và dưới ổ chảo có hai củ: củ trên ổ chảo và củ dưới ổ chảo.
III. Xương cánh tay
Xương cánh tay là một xương dài, ở trên khớp với xương vai, ở dưới khớp với xương trụ và
xương quay, xương có một thân và hai đầu.
1. Định hướng
Đầu tròn lên trên, vào trong.
Rãnh của đầu nầy ra trước.
2. Mô tả
2.1. Thân xương
2.1.1. Các mặt
Chæång 2. Chi trãn 27

- Mặt trước ngoài: Ở 1/3 giữa có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lồi củ delta.
- Mặt trước trong: phẳng và nhẵn, ở giữa là lỗ nuôi xương, 1/3 trên có 1 đường gồ ghề gọi là
mào củ bé.
-Mặt sau: có rãnh chạy chếch xuống dưới ra ngoài được gọi là rãnh thần kinh quay, đi trong
rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu. Do đó, dây thần kinh quay dễ bị tổn
thương khi gãy 1/3 giữa thân xương cánh tay .

Hình 2. 3. Xương cánh tay


A. Nhìn trước B. Nhìn sau
1. Chỏm xương cánh tay 2. Cổ giải phẫu 3. Củ lớn 4. Củ bé 5. Rãnh gian củ 6. Hố vẹt
7. Hố quay 8. Chỏm con 9 Ròng rọc 10. Rãnh thần kinh quay 11. Hố khuỷu

2.1.2. Các bờ
- Bờ trước ở trên không rõ ràng, phần dưới chẽ ra 2 gờ để ôm lấy hố vẹt.
- Bờ trong là chỗ bám của vách gian cơ trong.
- Bờ ngoài là chỗ bám của vách gian cơ ngoài.
Hai bờ trong và ngoài nổi rõ ở phần dưới.
2.2. Đầu xương
2.2.1. Đầu trên
Gồm chỏm xương cánh tay, cổ giải phẫu và hai củ: củ lớn và củ bé ngăn cách nhau bởi rãnh
gian củ.
Chæång 2. Chi trãn 28

- Chỏm xương cánh tay hình 1/3 khối cầu hướng vào trong, lên trên và ra sau. Chỏm được bao
phủ bởi sụn khớp ở xương tươi.
- Cổ giải phẫu là chỗ hơi thắt lại, sát với chỏm xương.
Bên ngoài chỏm và cổ giải phẫu là 2 củ:
+ Củ lớn lồi ra ngoài vượt quá khỏi mỏm cùng vai.
+ Củ bé lồi ra trước và tạo nên phần nằm trước nhất của đầu trên xương cánh tay. Củ lớn và
củ bé liên tục xuống dưới tạo thành mào củ lớn và mào củ bé, đồng thời tạo nên hai mép của
rãnh gian củ nên còn được gọi là mép ngoài và mép trong rãnh gian củ theo thứ tự.
Đầu trên xương cánh tay dính vào thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ phẫu thuật, vị trí nầy
hay xảy ra gãy xương. Thần kinh nách và động mạch mũ cánh tay sau đi sát với xương ở vị trí
cổ phẫu thuật.
2.2.2. Đầu dưới
Dẹt bề ngang được, gồm có: lồi cầu, mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài.
- Mỏm trên lồi cầu trong nằm ở trên trong của lồi cầu, ở trước rất thô ráp, mặt sau lõm thành
một rãnh nông chứa thần kinh trụ.
- Mỏm trên lồi cầu ngoài nằm ở phía trên ngoài của lồi cầu.
- Lồi cầu gồm chỏm con và ròng rọc.
+ Chỏm con: có hình cầu, nằm ở ngoài, khớp với mặt trên của chỏm xương quay. Phía trên
chỏm con lõm thành một hố gọi là hố quay.
+ Ròng rọc: nằm ở trong, có dạng ròng rọc gồm một rãnh và hai sườn. Sườn trong lồi hơn
sườn ngoài, vì vậy trục dọc của ròng rọc nằm chéo so với thân xương. Do đó, ở tư thế giải
phẫu cẳng tay tạo thành một “ góc mang” khoảng 170 độ so với cánh tay. Tuy nhiên góc nầy
biến mất khi gấp hoặc sấp cẳng tay.
Ròng rọc xương cánh tay tiếp khớp với khuyết ròng rọc của xương trụ. Phía trên ròng rọc ở
mặt trước có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu.
Chỏm xương cánh tay hướng vào trong và ra sau, trong khi trục của đầu dưới xương cánh tay
nằm ngang cho nên chúng họp thành một góc. Góc nầy được xem như là góc xoắn của xương
cánh tay.
IV. Xương quay
Xương quay là một xương nằm ở phía ngoài cẳng tay, ngắn hơn xương trụ. Ở trên khớp với
xương cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay, ở trong khớp với xương trụ.
1. Định hướng
Đầu lớn xuống dưới.
Mấu nhọn của đầu lớn ra ngoài và mặt có nhiều rãnh ra sau.
2. Mô tả
Xương có một thân và hai đầu.
2.1. Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
2.1.1. Các mặt
- Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới thì rộng dần, ở giữa có lổ nuôi xương.
- Mặt sau hơi lõm.
Chæång 2. Chi trãn 29

- Mặt ngoài lồi.

Hình 2. 4. Xương quay


A. Nhìn trước
B. Nhìn sau
C. Nhìn từ trong
1. Vành quay 2. Lồi củ quay

3. Mỏm trâm quay

2.1.2. Các bờ
Có ba bờ tương ứng với ba mặt. Bờ trước, bờ sau, bờ trong. Bờ trong còn gọi là bờ gian cốt,
sắc cạnh có màng gian cốt bám vào.
2.2. Đầu xương
2.2.1. Đầu trên
Gồm chỏm, cổ và lồi củ quay.
-Chỏm xương quay gồm:
+ Một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay.
+ Một diện khớp vòng xương quay (vành quay) khớp với khuyết quay của xương trụ.
-Cổ xương quay dài khoảng 10-12mm, hình ống, là một chỗ thắt lại nằm phía dưới chỏm.
-Lồi củ quay nằm ở phía dưới, trước trong so với cổ xương quay, giới hạn giữa đầu trên và
thân xương.
Chæång 2. Chi trãn 30

Phía trên lồi củ quay trục xương đứng thẳng, từ phần dưới lồi củ quay thân xương hơi uốn
cong ra ngoài. Giữa cổ và thân xương họp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân. Nhờ
góc nầy nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngữa được.

2.2.2. Đầu dưới


Có thể xem như một hình khối có 6 mặt:
- Mặt trên: dính vào thân xương.
- Mặt dưới: có diện khớp cổ tay để khớp với các xương cổ tay (xương thuyền và xương
nguyệt).
- Mặt trong: do bờ gian cốt của xương đi từ trên xuống tách đôi tạo nên một diện khớp để
khớp với chỏm xương trụ, diện khớp này gọi là khuyết trụ của xương quay.
- Mặt trước: lõm và phẳng.
- Mặt ngoài và sau: có nhiều rãnh để cho các gân cơ từ cẳng tay đi xuống bàn tay.
Mỏm trâm xương quay là một mỏm xương ở mặt ngoài của đầu dưới, nhô hẳn xuống dưới, có
thể sờ được dưới da. Dựa vào vị trí của mỏm trâm đê chẩn đoán các gãy đầu dưới xương quay
trong các chấn thương vùng cổ tay, đồng thời xác định là các gãy đã được nắn tốt hay chưa.
V. Xương trụ
Xương trụ là xương nằm phía trong của cẳng tay, dài hơn xương quay, ở trên khớp với xương
cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay qua trung gian một đĩa sụn, ở ngoài khớp với xương
quay.
1. Định hướng
- Đầu lớn lên trên.
- Mặt khớp lõm của đầu nầy ra trước.
- Bờ sắc cạnh của thân xương ra ngoài.
2. Mô tả
Xương có một thân và 2 đầu.
2.1. Thân xương
Có 3 mặt và 3 bờ.
2.1.1. Các mặt
- Mặt trướ:nửa trên hơi lõm, có lỗ nuôi xương, nửa dưới hơi lồi.
- Mặt sau: hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại. Ở trên có một diện tam giác cho cơ khuỷu
bám. Ở dưới có một gờ thẳng chia mặt sau làm hai phần : phần trong lõm, phần ngoài gồ ghề
có nhiều cơ bám.
- Mặt trong: tương đối nhẵn hơn các mặt khác.
2.1.3. Các bờ
- Bờ trước: nhẵn.
- Bờ sau: hình chữ S, có thể sờ được toàn bộ bờ này ở dưới da.
- Bờ ngoài: còn gọi là bờ gian cốt, mỏng và sắc.
Chæång 2. Chi trãn 31

2.2. Đầu trên


Gồm mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc và khuyết quay.
- Mỏm khuỷu nhô ra ở phía sau khuỷu, đặc biệt nổi rõ khi cẳng tay ở tư thế gấp. Mặt trên của
mỏm khuỷu gồ ghề có cơ tam đầu bám. Mặt trước tạo nên phần trên của khuyết ròng rọc.
Ngoài ra còn có 2 mặt bên. Mỏm khuỷu sẽ lắp vào hố khuỷu xương cánh tay khi cẳng tay để ở
tư thế duỗi.
- Mỏm vẹt: nhô ra trước, lắp vào hố vẹt ở đầu dưới xương cánh tay khi gấp cẳng tay. Mặt trên
của mỏm vẹt tạo nên phần dưới của khuyết ròng rọc.
- Khuyết ròng rọc: do mặt trước của mỏm khuỷu và mặt trên của mỏm vẹt tạo thành, nó gồm
một gờ và hai sườn để khớp với ròng rọc xương cánh tay.
- Khuyết quay: nằm ở phía ngoài của mỏm vẹt, là một diện khớp liên tục với diện khớp ở
khuyết ròng rọc. Khuyết quay này khớp với vành quay.
2.2.2. Đầu dưới
Lồi thành một chỏm gọi là chỏm xương trụ, chỏm có 1 diện khớp vòng để khớp với khuyết
trụ của xương quay. Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ, từ mỏm này có một đĩa sụn sợi là
đĩa khớp, hình tam giác đi ra ngoài dính vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay, do đó ngăn
cách đầu dưới xương trụ với các xương cổ tay.

Hình 2. 5. Xương trụ


A. Nhìn trước B. Nhìn sau
C. Nhìn ngoài
1. Mỏm khuỷu 2. Mỏm vẹt
3. Khuyết ròng rọc
4. Mỏm trâm trụ
Chæång 2. Chi trãn 32

VII. Các xương cổ tay


Khối xương cổ tay gồm 8 xương, ở hàng trên từ ngoài vào trong có 4 xương là: xương thuyền,
xương nguyệt, xương tháp và xương đậu; ở hàng đưới cũng từ ngoài vào trong có 4 xương là:
xương thang, xương thê, xương cả và xương móc.
Khi gấp bàn tay 4 xương hàng trên đi liền với xương cẳng tay còn 4 xương hàng dưới theo các
xương đôt bàn tay gấp vào các xương hàng trên.
Nhìn chung các xương ở cổ tay có 6 mặt: các mặt nầy sẽ khớp với xương ở trên, dưới, hoặc
bên cạnh trừ hai mặt phía gan tay và mu tay là không tiếp khớp, ở mặt phía gan tay, các xương
cổ tay tạo thành rãnh cổ tay.
Ở phía ngoài mặt trước, xương thuyền, xương thang nhô lên một củ gọi là củ xương thuyền và
củ xương thang. Ở phía trong, xương đậu úp lên xương tháp được ví như một ụ của xương
này và xương móc cũng nổi lên một mấu gọi là móc xương móc.
Mạc giữ gân gấp bên ngoài bám vào củ xương thuyền và củ xương thang còn bên trong bám
vào xương đậu và móc của xương móc, biến rãnh cổ tay thành ống cổ tay để các gân gấp,
mạch máu và thần kinh đi qua.

Hình 2. 6. Các xương của cổ tay và bàn tay


1. Xương thang 2. Xương thê3. Xương thuyền 4. Xương nguyệt 5. Mỏm
trâm trụ 6. Xương tháp 7. Xương đậu 8. Xương móc 9. Xương cả
VIII. Các xương đốt bàn tay
Khớp với các xương cổ tay ở phía trên và các xương ngón tay ở phía dưới, có 5 xương được
gọi theo số thứ từ ngoài vào trong là từ I đến V.
Chæång 2. Chi trãn 33

Xương đốt bàn tay I ngắn nhất và xương đốt bàn tay II dài nhất. Mặt sau mỗi xương dù được
che phủ bởi các gân duỗi các ngón nhưng chúng cũng có thể sờ thấy được khi duỗi các ngón
tay hoàn toàn.
Xương có 3 mặt: trong, ngoài và sau, tương ứng với 3 bờ trong, ngoài và trước. Đầu xương ở
trên gọi là nền, ở dưới gọi là chỏm. Nền có diện khớp với xương cổ tay, chỏm có hình chỏm
cầu để khớp với nền đốt gần của các xương ngón tay.
XIX. Các xương đốt ngón tay
Mỗi ngón tay có 3 đốt xương: đốt gần, đốt giữa và đốt xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn tay
xuống, trừ ngón cái chỉ có 2 đốt.
- Đốt ngón gần: hơi cong ra trước, có hai mặt: mặt trước phẳng, mặt sau hơi tròn. Nền là hõm
khớp, khớp với chỏm xương đốt bàn tay. Chỏm ở dưới khớp với nền đốt giữa.
- Đốt ngón giữa: nền hình ròng rọc có gờ ở giữa và 2 sườn bên. Chỏm ở dưới khớp với nền
của đốt xa.
- Đốt ngón xa: thân rất nhỏ, nền khớp với chỏm đốt ngón giữa, đầu dưới hình móng ngựa, mặt
sau nhẵn, mặt trước gồ ghề.
X. Xương vừng
Là những xương nhỏ, thường có hình tròn hay bầu dục, ở quanh khớp xương hoặc ở trong các
gân, làm tăng cường sức mạnh của gân và sự vững chắc của khớp.
Xương vừng gặp ở chi trên thường ở khớp đốt bàn ngón tay và khớp gian đốt. Ở ngón tay cái
bao giờ cũng có 2 xương vừng.
XI. Khớp vai
Khớp vai là 1 khớp chỏm, nối giữa ổ chão xương vai vào chỏm xương cánh tay.
1. Mặt khớp
1.1. Chỏm xương cánh tay:
Hình 1/3 khối cầu có sụn che phủ.
1.2. Ổ chảo
Là 1 hõm nông hình soan, cao khoảng 35 mm; rộng ở dưới hơn ở trên, trung bình khoảng 25
mm.
1.3. Sụn viền
Vì ổ chão nhỏ so với chõm xương cánh tay nên có sụn viền là 1 vành sụn bám vào chung
quanh ổ chão làm cho ổ chão sâu, rộng thêm để tăng diện tích tiếp xúc của ổ chão với chỏm
xương cánh tay. Phía dưới sụn viền có hở 1 lỗ, chui qua đó là 1 túi cùng hoạt dịch.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
- Ở trên dính vào chu vi của ổ chão.
- Ở dưới bọc quanh đầu trên xương cánh tay: phần trên bao khớp dính vào cổ giải phẫu nhưng
ở phần dưới bao khớp dính đến tận cổ phẫu thuật xương cánh tay và cách sụn khớp độ 1 cm.
2.2. Dây chằng
2.2.1. Dây chằng quạ cánh tay
Chæång 2. Chi trãn 34

Là dây chằng khỏe nhất của khớp bám từ mỏm quạ tới củ lớn và củ bé xương cánh tay.
2.2.2. Các dây chằng ổ chão cánh tay
Do phần trước của bao khớp dày lên tạo thành, gồm có :
- Dây chằng trên đi từ phần trên vành ổ chão đến cổ giải phẫu phần sát đỉnh củ bé.
- Dây chằng giữa đi từ phần trên vành ổ chão đến cổ giải phẫu phần sát nền củ bé.
- Dây chằng dưới đi từ phần trước vành ổ chão đến cổ giải phẫu xương cánh tay.
Ba dây chằng trên trông giống hình chữ Z. Ở trên dây chằng giữa, bao khớp mỏng nhưng có
cơ dưới vai tăng cường. Ở dưới dây chằng giữa là chỗ yếu nhất của bao khớp.
Khi ngã chống tay, chỏm xương cánh tay thường làm tổn thương bao khớp ở đây gây trật
khớp vai.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp, chứa dịch hoạt dịch để giúp cho các cử động của khớp được dễ dàng.
3. Liên quan
3.1. Liên quan trước
Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ
dưới vai.
3.2. Liên quan trên ngoài
Mỏm cùng vai, mỏm quạ và dây chằng cùng vai-quạ tạo nên 1 cung gọi là cung cùng vai-quạ
che phủ mặt trên của khớp vai cùng với cơ delta. Dưới cơ delta và cung cùng vai quạ có cơ
trên gai, xen giữa chúng là 1 túi thanh dịch.
3.3. Liên quan sau
Cơ dưới gai, cơ tròn bé.
4. Động tác
Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể.
- Đưa ra trước 90 độ, ra sau 45 độ.
- Khép 30 độ, dạng 90 độ.
- Xoay ngoài 60 độ, xoay trong 90 độ.
- Nếu phối hợp với các khớp của vùng vai thì biên độ lớn hơn:
- Phối hợp tất cả có động tác xoay vòng.
Chæång 2. Chi trãn 35

Hình 2. 7.Thiết đồ đứng qua khớp vai


1. Chỏm xương cánh tay 2. Gân cơ nhị đầu (đầu dài)
3. Ổ khớp
4. Dây chằng quạ cánh tay 5. Cơ trên gai

6. Ổ chảo
Chæång 2. Chi trãn 36

Hình 2. 8. Các dây chằng của khớp vai


1. Dây chằng nón 2. Dây chằng thang
3. Dây chằng cùng đòn
4. Dây chằng quạ cùng vai 5. Gân cơ trên gai 6. Gân cơ nhị đầu cánh tay (đầu dài)
7. Gân cơ dưới gai 8. Các dây chằng ổ chảo cánh tay

XII. Khớp khuỷu


Gồm 3 khớp hoạt dịch:
- Khớp cánh tay trụ: thuộc loại khớp ròng rọc.
- Khớp cánh tay quay: thuộc loại khớp chỏm.
- Khớp quay trụ trên: thuộc loại khớp xoay.
1. Mặt khớp
1.1. Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc, trên ròng rọc phía trước là hố vẹt,
phía sau là hố khuỷu.
1.2. Đầu trên xương trụ có khuyết ròng rọc và khuyết quay.
1.3. Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
Phía trên bám vào đầu dưới xương cánh tay, phía dưới đối với xương trụ bám vào mép sụn
khớp còn bên xương quay bám thấp hơn vào cổ xương quay nên chỏm xương quay quay tự do
trong bao khớp.
2.2. Dây chằng
Chæång 2. Chi trãn 37

Hình 2. 9. Khớp khuỷu


A. Nhìn trước
B. Nhìn trong
1. Dây chằng bên quay 2. Dây chằng bên trụ (bó trước) 3. Dây chằng vòng quay
4. Gân cơ nhị đầu cánh tay 5. Dây chăng bên trụ

2.2.1. Dây chằng khớp cánh tay trụ quay


- Dây chằng bên trụ: ở trên bám vào mỏm trên lồi cầu trong, ở dưới bám vào mỏm vẹt và
mỏm khuỷu của xương trụ.
- Dây chằng bên quay: ở trên bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài, ở dưới rẻ ra hình quạt bám vào
mỏm vẹt, bờ trước, bờ sau khuyết quay và mỏm khuỷu.
- Dây chằng trước và dây chằng sau: mỏng đi từ xương cánh tay xuống xương trụ và xương
quay.
2.2.2. Dây chằng khớp quay trụ trên
- Dây chằng vòng quay: vòng quanh vành quay tạo thành như một vành khăn, mặt ngoài là
dây chằng, mặt trong có sụn bao bọc tạo thành mặt khớp. Dây chằng này bám vào bờ trước và
bờ sau của khuyết quay, phía trên liên tục với bao khớp và dây chằng bên quay, phía dưới
bám lỏng lẻo vào cổ xương quay.
- Dây chằng vuông: bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay rất chắc làm hảm bớt độ
xoay của đầu trên xương quay.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp chứa dịch hoạt dịch, đi từ xương cánh tay đến khớp quay trụ trên.
2. Động tác
Chæång 2. Chi trãn 38

Giữa xương cánh tay và 2 xương trụ quay có động tác gấp 135 độ. Khớp quay trụ trên có động
tác xoay, khi phối hợp với khớp quay trụ dưới tạo nên động tác sấp 80 độ và ngữa 80 độ.
XIII. Khớp quay trụ dưới
1. Mặt khớp
- Chỏm xương trụ.
- Khuyết trụ của đầu dưới xương quay.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
Dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và bao quanh các mặt khớp quay, nó
được tăng cường bởi các dây chằng quay trụ trước và sau.
2.2. Dây chằng
Là 1 tấm sụn sợi căng từ mặt ngoài mỏm trâm trụ tới bờ dưới khuyết trụ của xương quay. Tấm
sụn sợi hình tam giác có tác dụng như 1 đĩa khớp chêm vào giữa chỏm xương trụ ở trên và
xương nguyệt, xương tháp ở dưới.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót phía trong bao khớp.
3. Động tác
Sấp ngữa bàn tay, biên độ khoảng 160 độ -180 độ.
XIV. Khớp quay cổ tay
1. Mặt khớp
- Mặt dưới của đầu dưới xương quay.
- Đĩa khớp ( đã trình bày ở trên)
- Các xương cổ tay: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
Dày ở trước mỏng ở sau và rất chắc ở 2 bên.
2.2. Dây chằng
Có 4 dây chằng:
- Dây chằng bên cổ tay quay từ mỏm trâm quay đến xương thuyền.
- Dây chằng bên cổ tay trụ từ mỏm trâm trụ đến xương tháp và xương đậu.
- Dây chằng quay cổ tay - gan tay.
- Dây chằng quay cổ tay - mu tay.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót ở mặt trong bao khớp.
3. Động tác
Gấp 80 độ, duỗi 70 độ, khép 45 độ và dạng 30 độ.
Chæång 2. Chi trãn 39

NÁCH

Mục tiêu bài giảng


1. Mô tả được cấu tạo các thành của hố nách
2. Biết dược nguyên ủy, đường di, liên quan, tận cùng và các nhánh bên của cuả động
mạch nách
3. Mô tả và vẽ được đám rối thần kinh cánh tay
4.Vẽ được thiết đồ ngang và thiết đồ đứng dọc qua nách

I. Giới hạn
Nách là một hố hình tháp tứ giác nằm giữa cánh tay và thành ngực. Nách có 4 thành: trước,
sau, trong và ngoài.
Đỉnh ở trên, là một khoảng nằm sau xương đòn, bờ trên xương vai và bờ ngoài xương sườn 1.
Nền ở dưới tạo bởi mạc nách nối giữa các bờ dưới của cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.
II. Các thành của hố nách
1. Thành trước

Hình 2. 10. Thành trước của nách


1. Cơ đen ta 2. Tĩnh mạch đầu 3. Cơ ngực lớn 4. Cơ răng trước
5. Cơ lưng rộng 6. Cơ chéo bụng ngoài
Chæång 2. Chi trãn 40

Thành trước của hố nách là vùng ngực gồm bốn cơ xếp thành hai lớp: Lớp nông có cơ ngực
lớn được bao bọc trong mạc ngực.
Lớp sâu có cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay.
Các cơ này được bọc trong mạc đòn ngực.
1.1. Cơ ngực lớn
1.1.1. Nguyên uỷ: Có 3 phần
+ Phần đòn: 2/3 trong bờ trước xương đòn.
+ Phần ức sườn: Mặt trước xương ức, các sụn sườn 1 đến 6 và xương sườn 5, 6.
+ Phần bụng: Bao cơ thẳng bụng.
1.1.2. Bám tận
Mép ngoài rãnh gian củ xương cánh tay.
1.1.3. Động tác
Khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong. Khi tỳ vào xương cánh tay thì cơ làm nâng lồng
ngực và thân mình lên như trong động tác leo trèo.
1.1.4 Thần kinh điều khiển
Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay.

Thành trước của nách (các cơ lớp sâu)


1. Cơ đen ta 2. Cơ ngực bé 3. Cơ ngực lớn 4. Cơ lưng rộng
5. Cơ răng trước 6. Cơ chéo bụng ngoài 7. Cơ dưới đòn
Chæång 2. Chi trãn 41

1.2. Cơ dưới đòn


1.2.1. Nguyên ủy: Sụn sườn và xương sườn 1.
1.2.2. Bám tận: Rãnh dưới đòn.
1.2.3. Động tác: Hạ xương đòn, nâng xương sườn 1.
1.2.4. Thần kinh điều khiển: Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay.
1.3. Cơ ngực bé
1.3.1. Nguyên ủy: xương sườn 3, 4, 5.
1.3.2. Bám tận: mỏm quạ xương vai.
1.3.3. Động tác: kéo xương vai xuống. Nếu tỳ vào mỏm quạ, cơ góp phần làm nở lồng ngực.
1.3.4 Thần kinh điều khiển: nhánh của đám rối thần kinh cánh tay.
1.4. Cơ quạ cánh tay: (sẽ mô tả kỷ ở bài cánh tay)
1.5. Mạc ngực
Mạc ngực dính với xương đòn và xương ức, bọc lấy cơ ngực lớn, khi đến bờ dưới của cơ ngực
lớn, mạc chạy ra sau đến dính vào cơ lưng rộng. Khoảng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng,
mạc dày lên tạo nên mạc nông của nách.
1.6. Mạc đòn ngực
Mạc đòn ngực ở trên dính vào xương đòn, bọc lấy cơ dưới đòn, khi ra ngoài, mạc đòn ngực
chạy đến tận mỏm qua, ở đó, mạc liên tục với mạc bao bọc cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay; khi
xuống dưới mạc tách ra hai lá bọc lấy cơ ngực bé. Từ bờ dưới của cơ ngực bé, lá sâu của mạc
chạy ra sau tạo nên mạc sâu của nách, còn lá nông thì dính vào tổ chức dưới da ở nền nách tạo
nên dây treo nách.
2. Thành ngoài
Thành ngoài hố nách gồm có đầu trên xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay và cơ delta (cơ nhị
đầu cánh tay được mô tả ở bài cánh tay).
2.1. Cơ delta
Có hình giống chữ delta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh tay, ngăn cách với cơ
ngực lớn bởi rãnh delta ngực. Nó tạo thành một vùng ở vai gọi là vùng delta.
2.1.1. Nguyên ủy: có 3 phần:
+ Mép dưới của bờ sau gai vai.
+ Bờ ngoài của mỏm cùng vai.
+ 1/3 ngoài của bờ trước xương đòn.
2.1.2. Bám tận:
Các thớ cơ tụm lại thành một mảnh gân hình chữ V bám vào lồi củ delta của xương cánh tay.
2.1.3. Mạch máu:
Vùng delta được cấp máu bởi động mạch mũ cánh tay trước và động mạch mũ cánh tay sau là
nhánh của động mạch nách.
2.1.4. Thần kinh điều khiển:
Chæång 2. Chi trãn 42

Cơ delta được chi phối bởi thần kinh nách, nhánh của đám rối thần kinh cánh tay. Thần kinh
nách cùng với động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ tứ giác, vòng quanh cổ phẫu thuật
xương cánh tay, phân nhánh vào cơ delta và các nhánh chi phối cảm giác da vùng vai.
2.1.5 Động tác:
Dạng cánh tay, đưa cánh tay lên, ngoài ra, còn xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài.
3. Thành trong
Gồm có bốn xương sườn và các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên của cơ răng trước.
3.1.Cơ răng trước
3.1.1. Nguyên ủy
Mặt ngoài 10 xương sườn đầu tiên. Cơ chạy bọc quanh mặt ngoài và phần bên lồng ngực rồi
ra sau.
3.1.2. Bám tận
Mép trước của bờ trong xương vai .
3.1.3. Thần kinh điều khiển
Thần kinh ngực dài, nhánh của đám rối thần kinh cánh tay.
3.1.4. Động tác
Giữ xương vai áp vào thành ngực. Khi tỳ vào lồng ngực, kéo xương vai ra ngoài và ra trước.
Khi tỳ vào xương vai, kéo xương sườn lên có tác dụng như là cơ hít vào.
4. Thành sau
Thành sau hố nách là vùng vai gồm có năm cơ: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé, cơ tròn
lớn, và cơ dưới vai. Ngoài ra còn có đầu dài cơ tam đầu cánh tay chạy vào vùng cánh tay và
cơ lưng rộng đi từ lưng tới. Các cơ này đều được chi phối bởi các nhánh của đám rối thần
kinh cánh tay.
4.1. Cơ trên gai
4.1.1. Nguyên ủy
Hố trên gai của xương vai.
4.1.2. Bám tận
Diện trên củ lớn xương cánh tay.
4.1.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
4.2. Cơ dưới gai
4.2.1. Nguyên ủy
Hố duới gai của xương vai.
4.2.2. Bám tận
Diện giữa củ lớn xương cánh tay.
4.2.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
Chæång 2. Chi trãn 43

4.3. Cơ tròn bé
4.3.1. Nguyên ủy
Một nửa trên bờ ngoài xương vai.
4.3.2. Bám tận
Diện dưới củ lớn xương cánh tay.
4.3 3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.

Hình 2. 11. Thành sau của nách


1. Cơ thang 2. Cơ trám lớn 3. Cơ tròn bé 4. Cơ dưới gai 5. Cơ răng trước
6. Cơ lưng rộng 7. Cơ tròn lớn 8, 9. Cơ tam đầu cánh tay (đầu ngoài và đầu dài)10. Cơ đen ta

4.4. Cơ tròn lớn


4.4.1. Nguyên ủy
1/2 dưới bờ ngoài xương vai.
4.4.2. Bám tận
Mép trong rảnh gian củ.
4.4.3. Động tác
Khép cánh tay, xoay trong cánh tay.
4.5. Cơ dưới vai
Chæång 2. Chi trãn 44

4.5.1. Nguyên ủy
Hố dưới vai của xương vai.
4.5.2. Bám tận
Củ bé của xương cánh tay.
4.5.3. Động tác
Xoay cánh tay vào trong.
4.6. Cơ lưng rộng và đầu dài cơ tam đầu cánh tay
Cơ lưng rộng xuất phát từ cột sống, xương cùng chạy ra ngoài và lên trên đến bám tận vào
đáy rãnh gian củ xương cánh tay. Đầu dài cơ tam đầu cánh tay xuất phát từ củ dưới ổ chảo
xương vai chạy xuống vùng cánh tay sau.
4.7. Dải gân cơ xoay vai
Bao khớp vai mỏng và có ít sức mạnh cơ học. Khi các cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và
cơ tròn bé đi đến chỗ bám tận thì dính với nhau và dính vào bao khớp, vì vậy, tạo nên một dải
gân cơ và cung cấp một sức mạnh lớn cho khớp vai.
Các cơ của dãi này giúp giữ chõm xương cánh tay tại chỗ và là yếu tố gắn kết quan trọng
trong nhiều chuyển động của khớp vai.
4.8. Lỗ tứ giác và lỗ tam giác
Cơ tròn bé và cơ tròn lớn đều xuất phát từ bờ ngoài xương vai, nhưng bám tận ở hai nơi khác
nhau nên tạo thành một khoảng tam giác gọi là tam giác cơ tròn. Xuyên qua tam gíác nầy có
đầu dài cơ tam đầu cánh tay chia nó thành 2 phần: Phần ngoài là lỗ tứ giác có thần kinh nách
và động mạch mũ cánh tay sau chui qua, phần trong là lỗ tam giác vai tam đầu có động mạch
muî vai đi qua.
Ngoài ra đầu dài cơ tam đầu còn giới hạn với xương cánh tay một khoảng gọi là tam giác cánh
tay tam đầu, có thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu đi qua.
4. Đỉnh nách
Đã nói ở trên.
5. Nền nách
Có 4 lớp từ nông vào sâu là: Da mềm có nhiều lông và tuyến mồ hôi. Tổ chức dưới da có
nhiều mỡ. Mạc nông căng từ bờ dưới cơ ngực lớn đến bờ dưới cơ lưng rộng. Mạc sâu là lá sâu
của mạc đòn ngực.
III. Các thành phần trong hố nách
Gồm tổ chức mỡ, đám rối thần kinh cánh tay, động mạch và tĩnh mạch nách và các nốt bạch
huyết.
1. Đám rối thần kinh cánh tay
Thần kinh đến chi trên xuất phát từ đám rối cánh tay, một cấu trúc rất quan trọng nằm một
phần ở cổ, một phần ở nách.
1.1. Cấu tạo
Chæång 2. Chi trãn 45

Hình 2. 12. Cấu tạo của đám rối thần kinh cánh tay
A. Bó sau B. Bó ngoài C. Bó trong
1. TK cơ bì 2. TK nách 3. TK quay 4. TK giữa 5. TK trụ

Đám rối cánh tay được tạo bởi sự kết hợp của các nhánh trước thần kinh gai sống cổ 5, 6, 7, 8
và ngực 1.
- Nhánh trước của thần kinh cổ 5, 6 có thể nối với một nhánh nhỏ của thần kinh cổ 4 để tạo
thành thân trên.
- Nhánh trước của TK cổ 7 tạo thành thân giữa .
- Nhánh trước của TK cổ 8 và ngực 1 tạo thành thân dưới.
Mäüt thán chia thaình 2 ngaình: træåïc vaì sau.
-3 ngaình sau taûo thaình boï sau.
-Ngaình træåïc thán trãn vaì thán giæîa håüp thaình boï ngoaìi.
-Ngành trước thân dưới tạo thành bó trong
Đám rối cho các nhánh bên tách ra từ các thân hoặc các bó để vận động cho các cơ của hố
nách.
1.2. Các nhánh cùng
1.2.1. Bó ngoài tách ra hai nhánh cùng:
+ Thần kinh cơ bì
+ Rễ ngoài thần kinh giữa
1.2.2. Bó trong tách ra bốn nhánh cùng:
+ Rễ trong thần kinh giữa
+ Thần kinh trụ
+Thần kinh bì cẳng tay trong
Chæång 2. Chi trãn 46

+Thần kinh bì cánh tay trong


1.2.3. Bó sau tách ra hai nhánh cùng:
+Thần kinh nách
+Thần kinh quay
2. Động mạch nách
Động mạch nách là động mạch chính của vùng nách, là sự nối tiếp của động mạch dưới đòn
và khi đến bờ dưới cơ ngực lớn đổi tên thành động mạch cánh tay.
2.1. Đường đi
Động mạch bắt đầu từ khoảng giữa xương đòn đến bờ dưới cơ ngực lớn. Trong tư thế giải
phẫu, đường đi của động mạch chếch xuống dưới, ra ngoài và ra sau, tương ứng với một
đường cong lõm nhẹ hướng xuống dưới vào trong.
2.2. Liên quan
Động mạch đi sau cơ ngực bé, cơ này chia động mạch thành 3 phần:
Phần đầu tiên nằm giữa xương đòn và bờ trên của cơ ngực bé. Động mạch được che phủ ở
trước bởi mạc đòn ngực và cơ ngực lớn; nằm trên cơ răng trước. Ở trước động mạch lúc này
là tĩnh mạch nách, ở sau ngoài là đám rối thần kinh cánh tay.
Phần thứ hai của động mạch nách nằm ở sau cơ ngực bé, cũng được che phủ bởi cơ ngực lớn
và ở sau động mạch là cơ dưới vai. Phần này nằm giữa hai rễ của thần kinh giữa.
Phần thứ ba của động mạch nằm giữa bờ dưới cơ ngực bé và bờ dưới cơ ngực lớn. Động mạch
nằm trên gân cơ lưng rộng và cơ tròn lớn; ở ngoài có thần kinh giữa, thần kinh cơ bì và cơ quạ
cánh tay; ở trong có thần kinh trụ, thần kinh bì cẳng tay trong; ở sau có thần kinh quay và thần
kinh nách.
2.3. Các nhánh bên
2.3.1. Động mạch ngực trên
2.3.2. Đông mạch cùng vai ngực
2.3.3. Động mạch ngực ngoài
2.3.4. Động mạch dưới vai
2.3.5. Động mạch mũ cánh tay trước
2.3.6. Động mạch mũ cánh tay sau
Hai động mạch mũ cánh tay trước và sau nối với nhau ở cổ phẫu thuật xương cánh tay.
2.4. Vòng nối động mạch
2.4.1. Vòng nối quanh ngực do động mạch ngực ngoài và động mạch cùng vai ngực nối với
động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.
2.4.2. Vòng nối quanh vai do động mạch dưới vai nối với động mạch vai trên và động mạch
vai sau của động mạch dưới đòn.
2.4.3. Vòng nối cánh tay do động mạch mũ cánh tay trước nối với động mạch mũ cánh tay sau
và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay.
Chæång 2. Chi trãn 47

Hai vòng nối trên và vòng nối dưới không tiếp nối nhau nên thắt động mạch nách ở khoảng
giữa động mạch dưới vai và các động mạch mũ rất nguy hiểm thường đưa đến hoại tử cánh
tay.
3. Tĩnh mạch nách
Tĩnh mạch nách bắt đầu từ bờ dưới cơ tròn to do hai tĩnh mạch cánh tay nối với tĩnh mạch nền
tạo nên. Tĩnh mạch nách đi lên dọc theo bờ trong của động mạch nách. Tĩnh mạch nách có thể
có một hoặc nhiều van. Tĩnh mạch có liên quan trước và sau giống như động mạch nách,
ngoài ra, liên quan chăt chẽ với các nốt bạch huyết.
Tĩnh mạch nách nhận các nhánh bên tương ứng với các nhánh bên của động mạch nách. Ở
trên, tĩnh mạch nách nhận tĩnh mạch đầu và các tĩnh mạch ngực-thượng vị, do đó, cung cấp
tuần hoàn bên khi tĩnh mạch chủ dưới bị tắc nghẽn .
Đi đến phía dưới của xương sườn 1, tĩnh mạch nách tiếp nối với tĩnh mạch dưới đòn.
4. Nốt bạch huyết
Có từ 20 - 30 nốt sắp xếp thành các nhóm sau :
4.1. Nhóm ngoài hay nhóm cánh tay.
4.2. Nhóm trước hay nhóm ngực .
4.3. Nhóm sau hay nhóm vai.
4.4. Nhóm trung tâm .
4.5. Nhóm trong hay nhóm dưới đòn .
Chæång 2. Chi trãn 48

CÁNH TAY

Mục tiêu bài giảng


1. Kể tên, nêu được nguyên ủy, bám tận và giải thích được các động tác của các cơ ở
cánh tay.
2. Nêu được nguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của động mạch
cánh tay.
3. Mô tả được các thần kinh ở cánh tay.
4. Vẽ được thiết đồ cắt ngang qua 1/3 giữa cánh tay.

I. Giới hạn
Cánh tay được giới hạn từ nền nách tới một đường ngang cách 2 khoát ngón tay trên nếp
khuỷu. Ở đây, cánh tay nối tiếp với vùng khuỷu.
II. Lớp nông
1. Da và tổ chức dưới da
Mỏng và mềm mại ở trước, dày ở sau. Trong lớp tổ chức dưới da có tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch
nền và các nhánh của thần kinh bì cánh tay trong, thần kinh nách và thần kinh quay.

Hình 2. Tổ chức dưới da vùng cánh tay trước


1. TK bì cánh tay trong 2. TK bì cẳng tay trong 3. TM nền
4. TM đầu
Chæång 2. Chi trãn 49

2. Mạc nông
Bao bọc chung quanh cánh tay, ở trên liên tục với mạc nông của nách, ở dưới liên tục với mạc
nông của khuỷu và cẳng tay. Mạc nông mỏng ở trước và dày ở sau; ở phía trong và ngoài,
mạc nầy tách ra 2 trẻ đến bám vào xương cánh tay gọi là vách gian cơ trong và vách gian cơ
ngoài.
III. Cơ của cánh tay
Hai vách gian cơ trong và ngoài cùng với xương cánh tay chia cánh tay làm 2 vùng là vùng
cánh tay trước và vùng cánh tay sau.
1. Cơ vùng cánh tay trước
Gồm cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay, cả 3 cơ do TK cơ bì điều khiển.

Hình 2. 13. Cơ vùng cánh tay trước


1. Cơ trên gai 2. Cơ dưới vai
3. Cơ tròn lớn
4. Cơ tam đầu cánh tay
5. Cơ đen ta 6. Cơ quạ cánh tay
7. Cơ nhị đầu cánh tay 8. Cơ cánh tay
9. Trẽ cân cơ nhị đầu

1.1. Cơ nhị đầu cánh tay


1.1.1. Nguyên ủy: phát xuất từ xương vai bởi 2 đầu.
+ Đầu dài: từ củ trên ổ chảo xương vai.
+ Đầu ngắn: từ mỏm quạ, cùng 1 gân chung với cơ quạ cánh tay.
Chæång 2. Chi trãn 50

1.1.2. Bám tận: bởi 1 gân gắn vào phần sau của lồi củ quay và 1 trẽ cân đi xuống dưới, vào
trong và hòa lẫn vào mạc cẳng tay.
1.1.3. Động tác: gấp cẳng tay, góp phần làm ngữa cẳng tay.
1.2. Cơ quạ cánh tay
1.2.1. Nguyên ủy: mỏm quạ.
1.2.2. Bám tận: chỗ nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trước trong xương cánh tay.
1.2.3. Động tác: khép cánh tay.
1.3. Cơ cánh tay
1.3.1. Nguyên ủy: bám vào 1/3 dưới mặt trước ngoài và mặt trước trong xương cánh tay cùng
2 vách gian cơ trong và ngoài.
1.3.2. Bám tận: mặt trước mỏm vẹt xương trụ.
1.3.3. Động tác: gấp cẳng tay.
2. Cơ vùng cánh tay sau
Gồm 1 cơ là cơ tam đầu cánh tay.

Hình 2. 14. Cơ vùng cánh tay sau


1. Cơ đen ta 2. Cơ nhị đầu cánh tay 3. Cơ cánh tay
4. Cơ cánh tay quay
5. Cơ duỗi cổ tay quay dài6, 7, 8. Đầu dài, đầu ngoài và đầu trong cơ tam đầu cánh tay

2.1. Cơ tam đầu cánh tay


Gồm có 3 đầu
Chæång 2. Chi trãn 51

2.1.1. Nguyên ủy
* Đầu dài: xuất phát từ củ dưới ổ chảo xương vai.
* Đầu ngoài: mặt sau xương cánh tay, phần nằm trên rãnh TK quay.
* Đầu ngắn: mặt sau xương cánh tay, phần nằm dưới rãnh TK quay.
2.1.2. Bám tận
Ba đầu tụm lại thành một gân bám vào mỏm khuỷu xương trụ.
2.1.3. Động tác
Duỗi cẳng tay.
2.1.4. Thần kinh điều khiển
Nhánh của TK quay.
IV. Thần kinh của cánh tay
Các cơ ở vùng cánh tay trước được điều khiển bởi thần kinh cơ bì, cơ tam đầu cánh tay được
chi phối bởi thần kinh quay. Ba thần kinh chính đến cẳng tay và bàn tay (thần kinh giữa, thần
kinh trụ và thần kinh quay) phát xuất ở nách từ các bó của đám rối thần kinh cánh tay, đi kèm
theo động mạch nách và phần đầu của động mạch cánh tay, thần kinh giữa và thần kinh trụ
trực tiếp đến cẳng tay, còn thần kinh quay có phân nhánh cho cơ và da ở cánh tay.

Hình 2. 15. Thần kinh và mạch máu vùng cánh tay


A. Nhìn trước
B. Nhìn sau
1, 2. Bó trong và bó ngoài của ĐRTKCT 3. TK cơ bì 4. TK quay 5. TK trụ 6. TK giữa
7. ĐM cánh tay 11. ĐM mũ cánh tay sau và TK nách12, 13. Đầu dài và đầu ngoài cơ tam đầu
14. ĐM cánh tay sâu 15. Đầu trong cơ tam đầu cánh tay
Chæång 2. Chi trãn 52

1. Thần kinh cơ bì
Là nhánh của bó ngoài đám rối thần kinh cánh tay, thông thường nó xuyên qua cơ quạ cánh
tay và đi xuống giữa cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay rồi tiến đến bờ ngoài của phần dưới
cánh tay. Trên đường đi nó phân nhánh cho các cơ nói trên, cuối cùng nó trở thành thần kinh
bì cẳng tay ngoài, đâm thủng mạc nông ngay phía ngoài gân cơ nhị đầu ở trên khuỷu và chia
thành các nhánh trước và sau chi phối cho da vùng cẳng tay ngoài.
2. Thần kinh giữa
Được tạo thành bởi 2 rễ từ 2 bó trong và ngoài của đám rối thần kinh cánh tay. Ở 1/3 trên
cánh tay, thần kinh giữa nằm phía trước ngoài của động mạch cánh tay rồi dần dần bắt chéo từ
ngoài vào trong ở mặt trước động mạch để đến 1/3 dưới cánh tay thì nằm ở trong của động
mạch, thần kinh giữa không cho nhánh ở cánh tay.
3. Thần kinh trụ
Là nhánh của bó trong đám rối cánh tay, đi xuống phía trong ĐM nách và tiếp tục phía trong
ĐM cánh tay. Ở giữa cánh tay nó xuyên qua vách gian cơ trong ra vùng cánh táy sau và đi
xuống cùng với ĐM bên trụ trên. Sau đó nó tiến đến mặt sau của mỏm trên lồi cầu trong
xương cánh tay nằm trong rãnh thần kinh trụ. Ở cánh tay thần kinh trụ không cho nhánh bên.
4. Thần kinh bì cẳng tay trong
Là thần kinh cảm giác, tách từ bó trong của đám rối cánh tay, đi theo động mạch cánh tay
trong một đoạn ngắn, đến 1/3 giữa cánh tay, nó chọc qua mạc nông rồi chạy xuống chi phối
cho da mặt trong cẳng tay.
5. Thần kinh bì cánh tay trong
Cũng là thần kinh cảm giác, tách từ bó trong đám rối thần kinh cánh tay, chui qua mạc nông ở
khoảng giữa cánh tay để chi phối cho da mặt trong cánh tay, thần kinh này thường nối với
thần kinh gian sườn cánh tay (nhánh bì ngoài của thần kinh gian sườn 2).
6. Thần kinh quay
Là nhánh của bó sau đám rối cánh tay và là nhánh lớn nhất của đám rối thần kinh cánh tay. Ở
chỗ xuất phát, thần kinh nằm ở sau động mạch nách và ở trước cơ dưới vai, đến cánh tay tiếp
tục nằm sau động mạch cánh tay nhưng lập tức đi ra sau ngoài cùng với động mạch cánh tay
sâu chui qua tam gíác cánh tay tam đầu rồi nằm trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau xương
cánh tay. Khi ra khỏi rãnh nầy thần kinh xuyên qua vách gian cơ ngoài để ra trước, đi trong
rãnh nhị dầu ngoài, đến ngang mức mỏm trên lồi cầu ngoài chia 2 ngành cùng để xuống cẳng
tay. Thần kinh quay cho các nhánh bên để chi phối cơ tam đầu cánh tay và các nhánh bì chi
phối cảm giác cho da mặt sau cánh tay.
V. Động mạch cánh tay
Động mạch cánh tay là động mạch chính ở cánh tay, động mạch nối tiếp với động mạch nách
và tận cùng bằng cách chia 2 nhánh: Động mạch quay và động mạch trụ.
1. Đường đi
Động mạch bắt đầu ở bờ dưới cơ ngực lớn chay đến giữa hố khuỷu. động mạch cánh tay đi
dọc xuống ở phần trong của cánh tay theo một đường thẳng, nằm trong ống cánh tay ,ống này
có dạng hình lăng trụ tam giác có 3 thành:
Thành trước: 1/2 trên là cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, 1/2 dưới là cơ nhị đầu và cơ cánh tay.
Thành sau: Vách gian cơ trong.
Chæång 2. Chi trãn 53

Thành trong: Mạc nông, da và tổ chức dưới da.


Khi đến hố khuỷu nó chạy xuống dưới và hơi chếch ra ngoài.
2. Liên quan
- Ở cánh tay ĐM liên quan với bờ trong của cơ quạ cánh tay và cơ nhị đầu ở trước, ở sau động
mạch nằm trước cơ tam đầu cánh tay và cơ cánh tay, ở trong động mạch được bao phủ bởi
mạc cánh tay.
- Ở hố khuỷu động mạch nằm giữa cơ sấp tròn ở trong và cơ nhị đầu cánh tay ở ngoài, nằm
trước cơ cánh tay và được che phủ bởi trẽ cân cơ nhị đầu cánh tay.
- Trên đường đi, động mạch được kèm theo bởi 2 tĩnh mạch nằm trong và ngoài, động mạch
liên quan với nhiều thần kinh: Phần đầu của động mạch liên quan với thần kinh bì cẳng tay
trong, thần kinh trụ ở trong, thần kinh quay ở sau. thần kinh giữa lúc đầu ở ngoài động mạch,
đến giữa cánh tay thần kinh nầy bắt chéo trước động mạch, sau đó nằm trong động mạch ở
phần dưới cánh tay.
3. Các nhánh bên
Động mạch cánh tay cho các nhánh bên sau
3.1. Động mạch cánh tay sâu:
Là nhánh lớn nhất của động mạch cánh tay, phát xuất ngang mức sau trong cánh tay, ngay
dưới bờ dưới cơ tròn lớn. Động mạch nằm sâu ở sau cánh tay, nằm giữa đầu ngoài và đầu dài
của cơ tam đầu cánh tay, rồi cùng với thần kinh quay đi trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau
xương cánh tay. Động mạch cánh tay sâu có 5 nhánh bên:
- Nhánh lên: chạy lên trên nối với động mạch mũ cánh tay sau.
- Động mạch bên quay: cùng với thần kinh quay đi xuống cẳng tay, khi đến phần dưới cánh
tay nó xuyên qua vách gian cơ ngoài, chạy xuống giữa cơ cánh tay quay và cơ cánh tay (nằm
trong rãnh nhị đầu ngoài), cuối cùng nối với động mạch quặc ngược quay .
- Động mạch bên giữa: đi xuống dọc theo mặt sau xương cánh tay đến khuỷu thì nối với ĐM
quặc ngược gian cốt.
- Các nhánh cơ: cung cấp cho các cơ vùng cánh tay.
- Nhánh nuôi xương: đi vào lỗ nuôi xương ở mặt trước ngoài xương cánh tay phía sau lồi củ
delta.
3.2. Động mạch nuôi xương
Đến thân xương cánh tay bằng cách chui qua lỗ nuôi xương ở mặt trước trong của xương cánh
tay.
3.3. Động mạch bên trụ trên
Xuất phát ở khoảng giữa của động mạch cánh tay, nó chọc thủng vách gian cơ trong và đi
xuống trước đầu trong cơ tam đầu cánh tay, đi theo thần kinh trụ và nối thông với động mạch
quặt ngược trụ sau và động mạch bên trụ dưới.
3.4. Động mạch bên trụ dưới
Phát xuất gần khuỷu (cách khuỷu khoảng 5cm), động mạch nầy chạy vào trong và cho nhánh
nối với động mạch quặt ngược trụ trước và động mạch bên trụ trên .
3.5. Các nhánh nuôi cơ
Chæång 2. Chi trãn 54

Hình 2. 16. Thiết đồ ngang qua 1/3 giữa cánh tay


1. TK cơ bì 2. TM đầu 3. Cơ nhị đầu cánh tay 4. Cơ cánh tay 5. ĐM bên quay
6. TK quay 7. ĐM bên giữa 8, 9, 10. Đầu ngoài, đầu trong và đầu dài cơ tam đầu
11. TK trụ 12. TM nền 13. ĐM cánh tay 14. TK bì cẳng tay trong 15. TK giữa
Chæång 2. Chi trãn 55

KHUỶU

Mục tiêu bài giảng


Mô tả dược giới hạn và các thành phần chứa trong các rãnh nhị đầu trong và nhị đầu ngoài
của hố khuỷu.
I. Giới hạn
Khuỷu nối cẳng tay vào cánh tay, gồm có các vùng ở phía trên và dưới nếp gấp khuỷu hai
khoát ngón tay. Phía trước là vùng khuỷu trước, phía sau là vùng khuỷu sau, chính giữa là
khớp khuỷu.
II. Lớp nông
1. Da và tổ chức dưới da
Ở trước mỏng, lỏng lẻo, tạo nên các nếp gấp khuỷu có các tĩnh mạch quay nông, tĩnh mạch trụ
nông, tĩnh mạch giữa khuỷu, tĩnh mạch giữa cẳng tay, tĩnh mạch giữa đầu và tĩnh mạch nền.
Một số nối với nhau thành chữ M gọi là M tĩnh mạch. Thần kinh ở phía trong là dây bì cẳng
tay trong và ở phía ngoài là dây cơ bì.
2. Mạc nông
Bao bọc chung quanh khuỷu tay, ở trên liên tục với mạc cánh tay, ở dưới liên tục với mạc
khuỷu tay. Mạc nông ở phía trước trong được tăng cường thêm bởi trẽ cân cơ nhị đầu cánh
tay.
III. Vùng khuỷu trước
Để tạo nên hố khuỷu các cơ ở vùng khuỷu trước xếp thành 3 nhóm cơ:
1. Nhóm cơ phía trong
Còn gọi nhóm cơ mỏm trên lồi cầu trong gồm: cơ gấp cổ tay trụ, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay
quay, cơ sấp tròn, cơ gấp các ngón nông.
2. Nhóm cơ phía ngoài
Gồm có cơ ngữa, cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn.
3. Nhóm cơ giữa
Gồm có phần dưới hai cơ: cơ cánh tay, và cơ nhị đầu cánh tay.
Ba nhóm cơ này tạo nên hai rãnh: rãnh nhị đầu ngoài và nhị đầu trong ngăn cách nhau bởi cơ
nhị đầu, hai rãnh gặp nhau phía dưới tạo thành hình chữ V. Nằm trong rãnh nhị đầu trong có
động mạch cánh tay và thần kinh giữa, nằm trong rãnh nhị đầu ngoài có thần kinh quay và
nhánh bên quay của động mạch cánh tay sâu.
Chæång 2. Chi trãn 56

Hình 2. 17
Hố khuỷu (nhìn từ phía ngoài sau khi cắt bỏ khối cơ trên lồi cầu ngoài)
1. Cơ nhị đầu cánh tay2. TK giữa 3. ĐM cánh tay 4. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 5. TK quay
6. Cơ cánh tay quay7. Cơ duỗi cổ tay quay dài 8. ĐM bên quay 9. Nhánh nông TK quay
10. ĐM quặt ngược quay 11. Nhánh sâu TK quay 12. Cơ ngữa 13. Cơ duỗi chung các ngón

IV. Vùng khuỷu sau


Ở vùng khuỷu sau có hai rãnh: rãnh ngoài không có gì đặc biệt, rãnh trong hẹp và sâu, trong
rãnh có thần kinh trụ đi giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ.
V. Mạng mạch quanh khớp khuỷu
Ở khuỷu có 2 vòng nối:
1. Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong
Do các động mạch bên trụ trên, động mạch bên trụ dưới nối với động mạch quặc ngược trụ.
2. Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài
Do các động mạch bên giữa, động mạch bên quay nối với động mạch gian cốt quặt ngược và
động mạch quặc ngược quay.
Chæång 2. Chi trãn 57

CẲNG TAY

Mục tiêu bài giảng:


1. Kể tên, nêu được nguyên ủy, bám tận của các cơ ở cẳng tay, giải thích chức năng
của các nhóm cơ cùng chung một nhiệm vụ ở vùng cẳng tay trước và sau.
2. Mô tả được các thần kinh ở cẳng tay.
3. Mô tả nguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của động mạch quay
và động mạch trụ.
I. Giới hạn
Cẳng tay được giới hạn từ một đường ngang dưới nếp gấp khuỷu tay 2 khoát ngón tay xuống
đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay.
II. Da và tổ chức dưới da

Hình 2. 18. Các thần kinh bì và tĩnh mạch nông của cẳng tay
1. TK bì cẳng tay trong 2. TM nền 3. TM giữa nền
4. TM đầu 5. TM giữa đầu
6. TK bì cẳng tay ngoài (từ TK cơ bì) 7. TM giữa cẳng tay

Ở phía trước có mạng tĩnh mạch đổ vào 3 tĩnh mạch: ở ngoài là tĩnh mạch dầu, ở trong là tĩnh
mạch nền, ở giữa là tĩnh mạch giữa cẳng tay. Các tĩnh mạch nầy đi lên vung khuỷu trước để
góp phần tạo nên chữ M tĩnh mạch. Tổ chức dưới da ở phía sau cũng có một mạng tĩnh mạch.
Ở phía trong và ngoài cẳng tay còn có các nhánh cùng của thần kinh bì cẳng tay trong ở trong
và thần kinh cơ bì ở ngoài (nhaïnh bç càóng tay ngoaìi).
Chæång 2. Chi trãn 58

III. Mạc nông


Bao bọc quanh cẳng tay, ở trên liên tục với mạc nông khuỷu tay, ở dưới với mạc nông cổ tay.
Ở trước mạc nông dày ở trên, mỏng ở dưới. Ở sau mạc nông rất dày nhất là ở phía trên. Ở mặt
sâu, mạc nông tách ra 2 trẽ đi đến bám vào bờ sau xương quay và xương trụ ngăn cách thành
vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau.
Xương quay xương trụ và màng gian cốt chia cơ cẳng tay thành hai vùng: Các cơ vùng cẳng
tay trước là các cơ gấp cổ tay, ngón tay và các cơ sấp. Các cơ vùng cẳng tay sau là các cơ duỗi
cổ tay, ngón tay và các cơ ngữa.
IV. Cơ vùng cẳng tay trước
1. Lớp cơ nông

Hình 2. 19. Cơ vùng cẳng tay trước (lớp nông và lớp giữa)
1. Cơ sấp tròn 2. Cơ gấp cổ tay quay
3. Cơ gan tay dài 4. Cơ gấp cổ tay trụ
5. Cơ nhị đầu cánh tay 6. Cơ cánh tay7. Cơ duỗi cổ tay quay dài 8. Cơ gấp các ngón tay nông
9. Cơ gấp ngón cái dài 10. Cơ sấp vuông 11. Cơ ngữa

1.1. Cơ sấp tròn


1.1.1. Nguyên ủy: Cơ có hai đầu
+ Đầu cánh tay: mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay
+ Đầu trụ: mỏm vẹt xương trụ
1.1.2. Bám tận
Chæång 2. Chi trãn 59

1/3 giữa mặt ngoài xương quay


1.1.3. Động tác
Gấp và sấp cẳng tay
1.1.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa
1.2. Cơ gấp cổ tay quay
1.2.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay
1.2.2. Bám tận
Mặt trước nền xương đốt bàn II, III. Gân cơ gấp cổ tay quay có thể sờ thấy được dễ dàng ở cổ
tay và là mốc để tìm động mạch quay nằm ở ngoài gân này.
1.2.3. Động tác
Gấp bàn tay, khi phối hợp với các cơ duỗi cổ tay quay thì có động tác dạng bàn tay.
1.2.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa
1.3. Cơ gan tay dài
1.3.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
1.3.2. Bám tận
Mạc giữ gân gấp và cân gan tay.
1.3.3. Động tác
Gấp cổ tay, căng cân gan tay.
1.3.4 Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa.
1.4. Cơ gấp cổ tay trụ
1.4.1. Nguyên ủy: cơ có hai đầu.
+ Đầu cánh tay: mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
+ Đầu trụ: mỏm khuỷu, bờ sau xương trụ.
Giữa hai đầu có một cung gân nối kết lại, chui dưới cung gân nầy có thần kinh trụ.
1.4.2. Bám tận:
Xương đậu, xương móc, xương bàn tay V.
1.4.2. Động tác
Gấp bàn tay, khi phối hợp với cơ duỗi cổ tay trụ thì có tác dụng khép bàn tay.
1.4.3. Thần kinh điều khiển
Thần kinh trụ.
2. Lớp cơ giữa
Chæång 2. Chi trãn 60

Chỉ có một cơ là cơ gấp các ngón nông


2.1. Nguyên ủy: cơ có hai đầu
- Đầu cánh tay trụ: xuất phát từ một gân chung ở mỏm trên lồi cầu trong rồi liên tục với một
nguyên ủy ở mỏm vẹt xương trụ.
- Đầu quay: thừơng mảnh và yếu, xuất phát từ phần trên của bờ trước xương quay.
Hai đầu của cơ được nối kết lại bởi một cung xơ (bắt chéo thần kinh giữa và động mạch trụ)
làm thành một khối cơ, khối cơ nầy lại phân thành phần nông và phần sâu, phần nông tạo ra
hai gân đi đến các ngón tay 3, 4; phần sâu cho ra hai gân đi đến các ngón tay 2, 5.
2.2. Bám tận
Bốn gân nói trên chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp, được bọc trong một bao hoạt dịch
chung với các gân cơ gấp các ngón sâu, sau đó, bốn gân rẽ ra và chui vào bao xơ ngón tay đến
ngang mức đốt gần thì mỗi gân tách thành hai trẽ bọc lấy gân cơ gấp các ngón sâu, sau đó
chúng lại kết hợp lại trước khi tỏa ra hai để bám vào hai bờ bên mặt trước xương đốt giữa.
2.3. Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa.
2.4. Động tác
Gấp đốt giữa vào đốt gần của các ngón 2, 3, 4, 5.
3. Lớp cơ sâu
Có 3 cơ
3.1. Cơ gấp các ngón sâu
3.1.1. Nguyên ủy
Cơ có một nguyên ủy rộng rãi từ 2/3 đến 3/4 trên của mặt trước và mặt trong xương trụ ngoài
ra còn xuất phát từ màng gian cốt.
3.1.2. Bám tận
Gân cơ chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp và được bọc trong một bao hoạt dịch với
gân cơ gấp các ngón nông. Cơ chia thành 4 gân đến 4 ngón tay 2, 3, 4, 5; mỗi gân nằm trong
một bao xơ ngón tay tương ứng.
Vì gân cơ gấp các ngón sâu đi xuyên qua giữa 2 trẽ của cơ gấp các ngón nông nên nó được
gọi là gân xuyên, còn gân cơ gấp các ngón nông được gọi là gân thủng.
Gân cơ gấp các ngón sâu cũng được bọc chung trong một bao hoạt dịch ngón tay với gân cơ
gấp các ngón nông, cuối cùng đến bám vào mặt trước xương đốt xa.
Ở mỗi ngón tay, gân cơ gấp các ngón nông được bao bọc trong cùng một bao hoạt dịch với
gân cơ gấp các ngón sâu. Cả gân gấp nông lẫn gân gấp sâu đều được neo vào các xương đốt
ngón tay và khớp gian đốt bởi các dải xơ có mạch máu gọi là dải ngắn và dải dài. Dải ngắn
nằm gần chỗ bám tận của các gân, dải dài là những dải nối mỗi gân với xương đốt gần. Các
dải này có tác dụng như là một mạc treo gân và mang máu đến cung cấp cho gân.
Ở gan tay mỗi gân cơ gấp các ngón sâu cho nguyên ủy của các cơ giun.
3.1.3. Thần kinh điều khiển
Thần kinh gian cốt trước, nhánh của thần kinh giữa điều khiển phần ngoài của cơ đi đến 2
ngón 2, 3. TK trụ điều khiển phần trong của cơ đi đến 2 ngón 4, 5.
Chæång 2. Chi trãn 61

3.1.4. Động tác


Gấp đốt xa vào đốt giữa các ngón 2, 3, 4 ,5.

Hình 2. 20. Cơ vùng cẳng tay trước (lớp sâu)


1. Cơ duỗi cổ tay trụ 2. Cơ gấp các ngón sâu 3. Cơ gấp ngón cái dài
4. Cơ ngữa

3.2. Cơ gấp ngón cái dài


3.2.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ 2/3 đến 3/4 trên của mặt trước xương quay và từ màng gian cốt.
3.2.2. Bám tận
Gân cơ chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp và được bọc trong một bao hoạt dịch đặc
biệt. Gân đi giữa 2 xương vừng ngón cái, chui vào bao xơ ngón tay và bám vào mặt trước của
nền xương đốt xa ngón cái.
3.2.3. Thần kinh điều khiển
Dây thần kinh giữa.
3.3. Cơ sấp vuông
3.3.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ 1/4 dưới mặt trước xương trụ.
3.3.2. Bám tận
1/4 dưới mặt trước xương quay.
3.3.3. Thần kinh điều khiển
Chæång 2. Chi trãn 62

Thần kinh gian cốt trước thuộc dây thần kinh giữa.
3.3.4. Động tác
Sấp cẳng tay.
V. Cơ vùng cẳng tay sau
Cơ vùng cẳng tay sau chủ yếu là các cơ duỗi cổ tay và các ngón tay, ngữa bàn tay. Gồm có 7
cơ ở lớp nông và 5 cơ ở lớp sâu.
1. Lớp cơ nông
1.1 Cơ cánh tay quay
1.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ bờ ngoài xương cánh tay, ở trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
1.1.2. Bám tận
Mặt ngoài đầu dưới xương quay, ngay trên mỏm trâm quay.
1.1.3. Thần kinh điều khiển
Nhánh của thần kinh quay.
1.1.4. Động tác
Gấp cẳng tay.
1.2 Cơ duỗi cổ tay quay dài
1.2.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
1.2.2. Bám tận
Mặt sau của nền xương bàn tay II.
1.2.3. Thần kinh điều khiển
Nhánh của thần kinh quay.
1.2.4. Động tác
Duỗi và dạng bàn tay.
1.3 Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
1.3.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
1.3.2. Bám tận
Mặt lưng của nền xương bàn tay II và III.
1.3.3. Thần kinh điều khiển
Nhánh sâu của thần kinh quay.
1.3.4. Động tác
Duỗi và dạng bàn tay.
1.4 Cơ duỗi các ngón
Chæång 2. Chi trãn 63

1.4.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay bằng một gân chung.
Ở trên cổ tay, cơ phân ra thành 4 gân chui dưới mạc giữ gân duỗi, chúng được bọc trong một
bao hoạt dịch chung với cơ duỗi ngón trỏ. Ở mu bàn tay, các gân nầy tỏa ra nhưng có những
dải ngang nối kết chúng lại với nhau.
1.4.2. Bám tận
Ở mặt mu của mỗi ngón tay có một tấm xơ được gọi là đai gân duỗi. Gân cơ duỗi các ngón
xuyên qua đai nầy và chia thành 3 trẽ: trẽ giữa và 2 trẽ bên. Trẽ giữa bám vào mặt lưng của
xương đốt giữa. Hai trẽ bên hòa vào đai gân duỗi, chúng hội tụ và nối kết lại để bám vào lưng
của nền xương đốt xa.
1.4.3. Thần kinh điều khiển
Nhánh sâu của thần kinh quay.
1.4.4. Động tác
Duỗi đốt gần các ngón 2, 3, 4, 5; sự duỗi quá mức của khớp bàn ngón được cân bằng nhờ các
cơ gấp của khớp nầy (cơ gian cốt , cơ giun). Các cơ gian cốt và cơ giun hoạt động đối lập với
cơ duỗi các ngón và làm cho cơ nầy có động tác duỗi yếu đối với đốt giữa và đốt xa.
1.5 Cơ duỗi ngón út
1.5.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
1.5.2. Bám tận
Đai gân duỗi của ngón út.
1.5.3. Động tác
Duỗi đốt gần ngón út.
1.5.4. Thần kinh điều khiển
Nhánh sâu của thần kinh quay.
1.6 Cơ duỗi cổ tay trụ
1.6.1. Nguyên ủy
Từ gân chung ở mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và từ một cân đến bám vào bờ sau
xương trụ.
1.6.2. Bám tận
Nền xương bàn tay V.
1.6.3. Động tác
Duỗi, khép bàn tay.
1.6.4. Thần kinh điều khiển
Nhánh của thần kinh quay.
Chæång 2. Chi trãn 64

Hình 2. 21. Cơ vùng cẳng tay sau (lớp nông)


1. Cơ cánh tay quay 2. Cơ duỗi cổ tay quay dài3. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 4. Cơ dạng ngón cái dài
5. Cơ duỗi ngón cái ngắn 6. Gân cơ duỗi ngón cái dài. 7. Cơ khuỷu 8. Cơ duỗi các ngón
9. Cơ duỗi cổ tay trụ 10. Cơ duỗi ngón út

1.7. Cơ khuỷu
1.7.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài.
1.7.2. Bám tận
Sau ngoài mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ.
1.7.3. Động tác
Duỗi cẳng tay.
1.7.4. Tkần kinh điều khiển
Nhánh của thần kinh quay.
2. Lớp cơ sâu
2.1. Cơ ngữa
Phần lớn bị che lấp bởi lớp cơ nông.
2.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay tạo nên bó nông, còn bó sâu xuất phát từ
dây chằng vòng quay và mặt ngoài đầu trên xương trụ phần nằm sát khuyết quay của xương
trụ.
2.1.2. Bám tận
Chæång 2. Chi trãn 65

+ Bó nông có hướng chạy dọc đến bám vào xương quay giữa lồi củ quay và chỗ bám tận của
cơ sấp tròn .
+ Bó sâu chạy theo hướng ngang, bao bọc xung quanh xương quay và bám vào 1/3 trên thân
xương quay.
Thông thường có vùng trống ở cổ xương quay giữa chỗ bám của hai bó nông và sâu, nhánh
sâu của thần kinh quay thường đi sát xương ở vùng này.
2.1.3. Động tác
Ngữa cẳng tay.
2.1.4. Thần kinh điều khiển
Nhánh sâu của thần kinh quay
2.2. Cơ dạng ngón cái dài
2.2.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt, mặt sau xương quay và xương trụ.
2.2.2. Bám tận
Phía ngoài nền xương bàn tay I, gân cơ dạng ngón cái dài và gân cơ duỗi ngón cái ngắn bắt
chéo với gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn.
2.2.3. Động tác
- Dạng xương bàn ở khớp cổ-bàn tay.
- Giữ vững xương bàn I trong các cử động của các xương đốt ngón tay.
2.2.4.Thần kinh điều khiển
Thần kinh gian cốt sau thuộc dây thần kinh quay.
2.3 Cơ duỗi ngón cái ngắn
2.3.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt và mặt sau xương quay, dưới chỗ bám của cơ dạng ngón cái dài.
2.3.2. Bám tận
Mặt lưng của xương đốt gần ngón cái.
2.3.3. Động tác
Duỗi đốt gần ngón cái.
2.3.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh gian cốt sau thuộc dây thần kinh quay.
Chæång 2. Chi trãn 66

Hình 2. 22. Cơ vùng cẳng tay sau (lớp sâu)


1. Cơ ngữa 2. Cơ dạng ngón cái dài 3. Cơ duỗi ngón cái ngắn 4. Gân cơ duỗi ngón cái dài
5. Gân cơ duỗi ngón trỏ 6. Cơ duỗi cổ tay trụ 7. Các cơ gian cốt mu tay

2.4 Cơ duỗi ngón cái dài


2.4.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt và mặt sau xương trụ.
2.4.2. Bám tận
Mặt sau của nền đốt xa ngón cái, gân cơ nầy bắt chéo với gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn.
2.4.3. Động tác
Duỗi đốt xa ngón cái, khi ngón cái duỗi, cơ nầy làm dạng thêm ngón cái.
2.4.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh gian cốt sau.
2.5 Cơ duỗi ngón trỏ
2.5.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt và mặt sau phần dưới xương trụ.
2.5.2. Bám tận
Đai gân duỗi của ngón trỏ.
2.5.3. Động tác
Duỗi đốt gần ngón trỏ.
Chæång 2. Chi trãn 67

2.5.4. Thần kinh điều khiển


Thần kinh gian cốt sau thuộc dây thần kinh quay.
* Hõm lào giải phẫu: khi để duỗi ngón cái, ta dễ dàng nhìn thấy một hõm giữa gân cơ duỗi
ngón cái dài ở trong với gân cơ duỗi ngón cái ngắn và dạng ngón cái dài ở ngoài. Hõm nầy
được gọi là hõm lào giải phẫu. Sàn của hõm do xương thuyền và xương thang tạo nên. Chứa
trong hõm lào có động mạch quay và các nhánh tận của nhánh nông thần kinh quay. Ta có thể
sờ thấy động mạch quay đập trong hõm lào.
* Mạc giữ gân duỗi: là sự dày lên của mạc ở mặt lưng phần dưới cẳng tay. Mạc nầy đi từ bờ
trước đầu dưới xương quay đến mỏm trâm trụ và mặt lưng của xương tháp. Từ mặt sâu, mạc
dính vào các gờ ở xương quay và xương trụ tạo nên các ống, mỗi ống có một bao hoạt dịch
bọc lấy các gân cơ từ vùng cẳng tay sau xuống bàn tay.
VI. Thần kinh của cẳng tay
1. Thần kinh giữa
1.1. Đường đi và liên quan
Từ hố khuỷu, thần kinh đi vào cẳng tay bằng cách chui giữa 2 đầu của cơ sấp tròn, thần kinh
giữa được ngăn cách với động mạch trụ bởi đầu sâu của cơ sấp tròn. Ở cẳng tay và bàn tay,
thần kinh được đi kèm bởi động mạch giữa là một nhánh của động mạch gian cốt trước.
Thần kinh đi sau 1 cung gân nối kết 2 đầu cơ gấp các ngón nông, nằm dưới sự che phủ của cơ
này và dính vào mặt sâu của cơ. Thần kinh nằm trước cơ gấp các ngón sâu cho đến khi nó tiến
đến cổ tay .
Thần kinh giữa đi vào bàn tay sau khi chui qua ống cổ tay, phía sau mạc giữ gân gấp.
1.2. Các nhánh bên
Ở hố khuỷu thần kinh cho các nhánh chi phối cho cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay
dài và cơ gấp các ngón nông.
Thần kinh gian cốt trước phát xuất từ mặt sâu của thần kinh giữa ở hố khuỷu, đi kèm với động
mạch gian cốt trước ở trước màng gian cốt giữa 2 cơ gấp ngón cái dài và cơ gấp các ngón sâu
mà nó chi phối cho cả 2 cơ này. Sau đó nó đi sau cơ sấp vuông, điều khiển cho cơ này rồi cuối
cùng đi qua ống cổ tay cho nhánh vào khớp cổ tay.
Ở phần thấp của cẳng tay, thần kinh giữa cho nhánh gan tay chi phối cảm giác cho một vùng
nhỏ ở gan tay.
2. Thần kinh trụ
2.1. Đường đi và liên quan
Ở khuỷu tay thần kinh trụ nằm trong rãnh thần kinh trụ ở mặt sau của mỏm trên lồi cầu trong
xương cánh tay, ở đây có thể sờ thấy thân kinh trụ.
Thần kinh trụ đi vào cẳng tay giữa 2 đầu của cơ gấp cổ tay trụ nằm trước cơ gấp các ngón sâu
và được che phủ bởi cơ gấp cổ tay trụ .Ở chỗ nối giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của cẳng tay, thần
kinh trụ gặp động mạch trụ và thần kinh nằm phía trong động mạch từ đây xuống cổ tay.
Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh trụ nằm nông hơn, giữa cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp các ngón
nông.
Thần kinh trụ và động mạch trụ đi vào bàn tay ở trước mạc giữ gân gấp, phía ngoài xương
đậu, giữa xương đậu và móc của xương móc và nằm trong một trẽ của mạc giữ gân gấp.
2.2. Nhánh bên
Chæång 2. Chi trãn 68

Các nhánh cơ thần kinh trụ cho các nhánh chi phối các cơ gấp cổ tay trụ, phần trong của cơ
gấp các ngón sâu. Ở giữa cẳng tay, thần kinh trụ cho một nhánh lớn gọi là nhánh bì mu tay,
nhánh này đi xuống ở mặt mu, giữa xương trụ và cơ gấp cổ tay trụ. Ở phần dưới cẳng tay,
thần kinh cho nhánh bì gan tay cung cấp cho một phần da gan tay .
3. Thần kinh quay
Sau khi xuyên qua vách gian cơ ngoài ở cánh tay, thần kinh quay nằm giữa cơ cánh tay quay
và cơ cánh tay. Ở ngang mức mỏm trên lồi cầu ngoài, thần kinh quay chia 2 nhánh tận: nhánh
nông và nhánh sâu.
3.1. Nhánh nông
Là nhánh chi phối cảm giác cho da. Nó đi vào cẳng tay dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay
và nằm trước chổ bám tận của cơ ngữa và cơ sấp tròn. Ở đoạn này thần kinh gặp động mạch
quay và nằm phía ngoài động mạch. Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh vòng ra phía mu tay , trở
nên ở dưới da và cung cấp các nhánh cảm giác mu tay đó là các nhánh mu ngón tay.
3.2. Nhánh sâu
Là nhánh chi phối cho cơ. Nó cũng nằm dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay và vòng ra
ngoài xung quanh cổ xương quay giữa 2 lớp nông và sâu của cơ ngữa mà nó chi phối. Ở vị trí
này nó thường tiếp xúc với một vùng trống của cổ xương quay và dễ bị thương tổn do gãy cổ
xương quay.
Khi đến vùng cẳng tay thần kinh quay nằm giữa 2 lớp cơ nông và sâu, cho nhánh đến các cơ
lớp nông và được kèm theo bởi động mạch gian cốt sau.
Phần còn lại của thần kinh được gọi là thần kinh gian cốt sau nằm sát với màng gian cốt.
Nhánh sâu thần kinh quay cung cấp cho cơ ngữa, cơ duỗi các ngón tay, cơ duỗi ngón út, cơ
duỗi cổ tay trụ.
Thần kinh gian cốt sau chi phối cho cơ dạng ngón cái dài và cơ duỗi ngón trỏ, cơ duỗi ngón
cái dài và ngắn.
Chæång 2. Chi trãn 69

Hình 2. 23. Mạch máu và thần kinh vùng cẳng tay


1. TK trụ 2. ĐM quặt ngược trụ trước3. Cơ gấp cổ tay trụ 4. ĐM trụ 5. Gân cơ gấp các ngón sâu
6. Gân cơ gấp các ngón nông 7. ĐM cánh tay 8. TK giữa 9. TK quay 10. Nhánh sâu của TK quay
11. ĐM quặt ngược quay 12. ĐM gian cốt chung 13. Nhánh nông của TK quay
14. ĐM gian cốt trước 15. ĐM quay

VII. Động mạch của cẳng tay


1. Động mạch quay
1.1. Đường đi
Động mạch quay là nhánh tận của động mạch cánh tay, bắt đầu ở hố khuỷu ngang mức cổ
xương quay. Đầu tiên động mạch chạy cùng hướng với động mạch cánh tay rồi sau đó chạy
dọc theo bờ ngoài cẳng tay đến tận cổ tay để xuống bàn tay.
1.2. Liên quan
Ở phần trên cẳng tay động mạch được che phủ bởi cơ cánh tay quay, nằm giữa cơ cánh tay
quay và cơ sấp tròn, đến phần dưới cẳng tay động mạch nằm giữa cơ cánh tay quay và cơ gấp
cổ tay quay. Phía sau, động mạch tuần tự nằm trước gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngữa, cơ sấp
tròn, đầu quay của cơ gấp các ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông và đầu dưới
xương quay. Nhánh nông thần kinh quay nằm dọc theo bờ ngoài động mạch đến 1/3 giữa cẳng
tay thần kinh quay đi ra phía mu tay. Động mạch quay thường có 2 tĩnh mạch đi kèm trên suốt
đường đi của nó. Ở 1/3 dưới cẳng tay động mạch quay nằm rất nông, chỉ được che phủ bởi da,
tổ chức dưới da và mạc cẳng tay. Phía sau động mạch nằm trên một nền xương cứng nên
người ta thường bắt mạch quay ở đây.
1.3. Các nhánh bên
Ở cẳng tay ĐM quay cho các nhánh bên sau đây:
Chæång 2. Chi trãn 70

1.3.1. Động mạch quặt ngược quay: phát xuất ở gần khuỷu, đi lên giữa hai nhánh của thần
kinh quay, nằm trước cơ ngữa rồi đi vào giữa cơ cánh tay quay và cơ cánh tay (trong rãnh nhị
đầu ngoài), sau đó nối kết với động mạch bên quay (nhánh của động mạch cánh tay sâu).
1.3.2. Các nhánh cơ: nuôi các cơ phía quay của cẳng tay .
1.3.3. Nhánh gan cổ tay: là một nhánh nhỏ, xuất phát gần bờ dưới của cơ sấp vuông, chạy
ngang mặt trước cổ tay rồi nối tiếp với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ.
1.3.4. Nhánh gan tay nông: Phát xuất từ động mạch quay ở chỗ động mạch quay vòng chung
quanh bờ ngoài cổ tay, động mạch gan tay nông chạy xuyên qua các cơ mô cái và nối kết với
phần tận cùng của động mạch trụ để tạo thành cung động mạch gan tay nông.
2. Động mạch trụ
2.1. Đường đi
Động mạch trụ là nhánh tận của động mạch cánh tay, lớn hơn động mạch quay, bắt đầu ở chỗ
phân đôi của động mạch cánh tay, chạy chếch vào trong và tiến đến bờ trong cẳng tay ở
khoảng giữa cổ tay và khuỷu tay, sau đó động mạch chạy dọc theo bờ trong cẳng tay xuống
đến cổ tay và đi trước mạc giữ gân gấp để vào bàn tay.
2.2. Liên quan
Ở 1/2 trên cẳng tay động mạch nằm rất sâu, được che phủ bởi cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay,
cơ gan tay dài, cơ gấp các ngón nông; phía sau, động mạch liên quan với cơ cánh tay và cơ
gấp các ngón sâu. Ở đoạn này thần kinh giữa nằm phía trong động mạch sau đó bắt chéo động
mạch và được ngăn cách với động mạch bởi đầu trụ của cơ sấp tròn.
Ở 1/2 dưới cẳng tay, động mạch trụ nằm trước cơ gấp các ngón sâu, được che phủ bởi da, tổ
chức dưới da và mạc cẳng tay, động mạch nằm giữa cơ gấp cổ tay trụ ở trong và cơ gấp các
ngón nông ở ngoài, chỉ có ở phần giữa cẳng tay động mạch trụ được che lấp bởi cơ gấp cổ tay
trụ. Thần kinh trụ nằm dọc theo bờ trong của 2/3 dưới động mạch trụ.
2.3. Các nhánh bên
Ở cẳng tay động mạch trụ cho các nhánh bên :
- Động mạch quặt ngược trụ trước: phát xuất ở gần khuỷu, chạy lên trên giữa cơ cánh tay và
cơ sấp tròn, đi trước mỏm trên lồi cầu trong và nối với ĐM bên trụ dưới.
- Động mạch gian cốt sau chạy ra sau nằm giữa các cơ ngữa và cơ dạng ngón cái dài, sau đó
chạy xuống dưới giữa 2 lớp cơ nông và sâu của vùng cẳng tay sau, được kèm theo bởi TK
gian cốt sau. Động mạch cho các nhánh nuôi cơ động mạch quặt ngược gian cốt (chạy lên trên
nối với động mạch giữa của động mạch cánh tay sâu, ở sau mỏm trên lồi cầu ngoài xương
cánh tay). Ở phần dưới cẳng tay động mạch gian cốt sau nối với động mạch gian cốt trước và
cho các nhánh nối với động mạch mu cổ tay của động mạch quay.
- Động mạch gan cổ tay và mu cổ tay sinh ra ở phần thấp nhất của cẳng tay (sẽ được trình bày
ở bài bàn tay).
Chæång 2. Chi trãn 71

BÀN TAY

Mục tiêu bài giảng


1. Kể tên, động tác, thần kinh chi phối của các cơ ở bàn tay
2. Mô tả và vẽ sơ đồ các cung động mạch ở gan tay
3. Mô tả các bao hoạt dịch của bàn tay
I. Đại cương
Bàn tay được giới hạn từ nếp gấp xa nhất của cổ tay cho đến đầu mút các ngón tay.
Ở tư thế nghỉ, bề mặt ngón cái hơi thẳng góc so với các ngón khác, gan bàn tay lõm, các ngón
tay hơi gấp, cổ tay gấp về phía mu tay.
Các ngón tay được đánh số từ 1 đến 5, bắt đầu từ ngón cái (1), ngón trỏ (2), ngón giữa(3),
ngón nhẫn (4) và ngón út (5); ngón giữa dài hơn các ngón khác, ngón trỏ và ngón nhẫn có thể
dài bằng nhau, 3 ngón này đều dài hơn ngón út và ngón cái.
Da mu bàn tay mỏng và di động. Da gan tay dày hơn, được gắn chặt vào tổ chức dưới da bởi
những dải xơ dày bọc quanh nó tạo thành những túi nhỏ.
Các vân tay được tạo thành theo một kiểu đặc trưng trên gan bàn tay. Các vân này đặc biệt
phát triển ở đầu mút gan ngón tay và người ta sử dụng dấu vân tay như một phương tiện nhận
diện từng cá thể.
Bàn tay có một số đường gấp ở các vị trí chuyển động da. Ở đây lớp bì được neo vào tổ chức
dưới da, những đường gấp này không nhất thiết chỉ ra vị trí của các khớp. Thông thường có 3
nếp gấp; hai nếp gấp rõ chạy ngang qua gan tay từ bờ trong bàn tay đến 2 bờ của đáy ngón trỏ.
Từ bờ ngoài của bàn tay có 1 đường cong khác chạy theo đáy mô cái. Các nếp gấp ở bàn tay
xuất hiện rất sớm trong đời sống phôi thai và không do chuyển động của các ngón tay.
II. Mạc nông
Ở gan tay, mạc nông dày ở giữa và mỏng ở hai bên mô cái và mô út. Ở mô cái, mạc bám từ bờ
ngoài xương đốt bàn I đến bờ trước xương đốt bàn III tạo nên ô mô cái. Ở mô út, mạc bám từ
bờ trước của xương đốt bàn V tạo nên ô mô út. Giữa ô mô cái và ô mô út là ô giữa có gân các
cơ gấp.
Ở mu tay, mạc nông mỏng, dính ở phía trên với mạc giữ gân duỗi và ở phía dưới với gân các
cơ duỗi. Mạc dính ở hai bên vào xương đốt bàn I và xương đốt bàn V.
III. Mạc giữ gân gấp
Mạc giữ gân gấp là 1 tấm xơ ngang trước các gân gấp của 5 ngón tay, các bao họat dịch của
gân này và thần kinh giữa trong rãnh cổ tay, mạc giữ gân gấp căng trước rãnh cổ tay và biến
rãnh này thành ống cổ tay.
Bờ trên của mạc căng từ củ xương thuyền đến xương tháp và xương đậu; bờ dưới của mạc
căng từ củ xương thang đến móc của xương móc. Bề rộng của mạc khoảng chừng 3 cm.
IV. Cân gan tay
1. Cân gan bàn tay
Chæång 2. Chi trãn 72

Là 1 tấm xơ hình tam giác, chắc, bao phủ trên các gân của bàn tay. Đỉnh của cân liên tục với
cơ gan tay dài và cân được neo vào phía trước của mạc giữ gân gấp. Bờ ngoài và bờ trong của
cân liên tục với mạc bao bọc mô cái và mô út.
2. Bao xơ ngón tay
Cân gan bàn tay ở dưới chia làm bốn dải chạy đến 4 ngón tay (2, 3, 4, 5), các dải này được
nối với nhau bởi dây chằng ngang nông ở đốt bàn tay. Các dải của cân gan tay khi xuống ngón
tay thì liên tục với bao xơ ngón tay. Bao xơ ngón tay bám vào 2 bờ ở mặt trước của xương đốt
ngón tay và đi qua 3 khớp: bàn-đốt, gian đốt gần, gian đốt xa. Ở trước mỗi khớp bao xơ mỏng
và lỏng lẻo, sắp xếp theo thớ vòng gọi là phần vòng bao xơ, ở trước xương đốt gần và giữa,
các sợi dày lên và bắt chéo nhau tạo nên phần chéo của bao xơ.
3. Các khoang gan tay
Mạc bọc cơ mô cái bám từ bờ ngoài xương đốt bàn I đến bờ trước xương đốt bàn III giới hạn
nên ô mô cái, ở phía mô út mạc bám vào bờ trước xương đốt bàn V tạo nên ô mô út. Giữa ô
mô cái và ô mô út là ô giữa chứa các gân gấp, bao họat dịch và thần kinh giữa .

Hình 2. 24. Cân gan tay và mạc giữ gân gấp


1. Mạc giữ gân gấp 2. Cân gan tay 3. ĐM gan ngón chung 4. Dây chằng đốt bàn ngang nông
V. Các bao hoạt dịch gân gấp
Có 3 bao hoạt dịch gân gấp ở trước cổ tay. Bao hoạt dịch gân cơ gấp cổ tay quay, bao nầy
ngắn và không quan trọng. Hai bao hoạt dich khác là (a) bao hoạt dịch chung của các gân gấp
nông và sâu, và (b) bao hoạt dịch của gân cơ gấp ngón cái dài. Các bao hoạt dịch gân gấp ở
bàn tay rất quan trọng, và chức năng bàn tay sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiểm trùng các bao hoạt
dịch naìy không được điều trị. Trong lâm sàng người ta thường gọi chúng là bao hoạt dịch trụ
và quay. Ở trên, hai bao hoạt dịch nầy kéo dài lên trên quá cả mạc giữ gân gấp và chúng có
thể thông với nhau. Ở dưới, bao hoạt dịch của gân cơ gấp ngón cái dài kéo dài đến tận đốt xa
Chæång 2. Chi trãn 73

ngón cái, bao hoạt dịch gân cơ gấp các ngón nông và sâu chỉ kéo dài ở ngón út, còn ở ngón
trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn thì có bao hoạt dịch riêng ở ngón tay.
Các bao hoạt dịch ở ngón tay có mạc treo gân được gọi là các dải, chúng mang máu đến cung
cấp cho gân và neo các gân vào xương đốt ngón tay.
VI. Cơ của bàn tay
Gồm cơ mô cái, cơ mô út, cơ gian cốt mu tay, cơ gian cốt gan tay, cơ giun. Các cơ này được
chi phối bởi thần kinh giữa và thần kinh trụ.
1. Cơ mô cái
1.1. Cơ dạng ngón cái ngắn
1.1.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, củ xương thuyền, củ xương thang.
1.1.2. Bám tận
Xương đốt gần ngón cái.
1.1.3. Động tác
Dạng ngón cái, và phần nào đối ngón cái.
1.1.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa.
1.2. Cơ gấp ngón cái ngắn
1.2.1. Nguyên ủy: Gồm có hai đầu
+ Đầu nông: Củ xương thang, mạc giữ gân gấp.
+ Đầu sâu: Xương thê, xương cả.
1.2.2. Bám tận
+ Đầu nông: Phía ngoài nền xương đốt gần ngón cái.
+ Đầu sâu: Phía trong nền xương đốt gần ngón cái.
1.2.3. Động tác
Gấp đốt gần ngón cái.
1.2.4. Thần kinh điều khiển
+ Đầu nông: Thần kinh giữa
+ Đầu sâu: Thần kinh trụ
1.3. Cơ đối ngón cái
1.3.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, củ xương thang.
1.3.2. Bám tận
Bờ ngoài của xương bàn tay I .
1.3.3. Động tác
Đối ngón cái với các ngón khác.
Chæång 2. Chi trãn 74

1.3.4. Thần kinh điều khiển


Thần kinh giữa
1.4.Cơ khép ngón cái :
1.41. Nguyên ủy
+ Đầu chéo: xương cả, nền xương bàn tay II và III.
+ Đầu ngang: bờ trước xương bàn tay III.
1.4.2. Bám tận
Phía trong nền xương đốt gần ngón cái.
1.4.3. Động tác
Khép ngón cái và phần nào đối ngón cái.
1.4.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh trụ.

Hình 2. 25. Cơ gan tay


1. Mạc giữ gân gấp 2. Cơ dạng ngón út3. Cơ gấp ngón út ngắn4. Cơ đối ngón út 5. Cơ đối ngón cái
6. Cơ gấp ngón cái ngắn 7. Cơ dạng ngón cái 8. Cơ khép ngón
cái 9. Các cơ giun

2. Cơ mô út
Tất cả cơ mô út đều do thần kinh trụ điều khiển.
2.1. Cơ gan tay ngắn
Chæång 2. Chi trãn 75

2.1.1. Nguyên ủy
Cân gan bàn tay, mạc giữ gân gấp.
2.1.2. Bám tận
Da bờ trong bàn tay.
2.1.3. Động tác
Căng da gan bàn tay.
2.2. Cơ dạng ngón út
2.2.1. Nguyên ủy
Xương đậu và gân cơ gấp cổ tay trụ.
2.2.2. Bám tận
Phía trong nền xương đốt gần ngón út.
2.2.3. Động tác
Dạng ngón út, góp phần gấp đốt gần ngón út.
2.3. Cơ gấp ngón út ngắn
2.3.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân duỗi ,móc xương móc.
2.3.2. Bám tận
Bên trong của nền xương đốt gần ngón út.
2.3.3. Động tác
Gấp ngón út.
2.4. Cơ đối ngón út
2.4.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp,móc xương móc.
2.4.2. Bám tận
Bờ trong xương bàn tay V.
2.4.3. Động tác
Làm sâu lòng bàn tay, đưa xương bàn tay V ra trước.
2.5. Các cơ giun
Có 4 cơ giun từ ngoài vào là 1, 2, 3, 4.
2.5.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ các gân cơ gấp các ngón sâu. Cơ giun 1 và 2 xuất phát từ bờ ngoài của gân gấp
sâu ngón 2 và 3; cơ giun 3 và 4 xuất phát từ hai bờ kế cận của gân gấp sâu 4 và 5.
2.5.2. Bám tận
Bờ ngoài gân duỗi các ngón.
2.5.3. Động tác
Gấp ngón tay vào bàn tay.
Chæång 2. Chi trãn 76

2.5.4. Thần kinh điều khiển


Cơ giun 1 và 2 do thần kinh giữa chi phối.
Cơ giun 3 và 4 do thần kinh trụ chi phối.
3. Các cơ gian cốt
Các cơ gian cốt đều do thần kinh trụ điều khiển.
3.1. Cơ gian cốt mu tay
Có 4 cơ ( đánh số từ ngoài vào).
3.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ các bờ lân cận của các xương bàn tay .
3.1.2. Bám tận
Cơ gian cốt mu tay I và II bám vào phía ngoài nền xương đốt gần các ngón 2 và 3 và vào đai
gân duỗi. Cơ gian cốt mu tay III và IV bám vào phía trong nền xương đốt gần các ngón 3, 4
và cũng bám vào đai gân duỗi.
3.2. Cơ gian cốt gan tay
Có 4 cơ tương tự như cơ gian cốt mu tay.
3.2.1. Nguyên ủy
Cơ gian cốt gan tay 1, 2 xuất phát từ bờ trước và mặt trong các xương bàn tay I, II, IV, V. Cơ
gian cốt gan tay 3, 4 xuất phát từ bờ trước và mặt ngoài các xương bàn IV, V.
3.2.2. Bám tận
Cơ gian cốt gan tay I, II bám vào bờ trong của nền xương đốt gần ngón 1 và 2; cơ gian cốt gan
tay III và IV bám vào bờ ngoài của nền xương đốt gần ngón 4 và 5 và vào đai gân duỗi.
3.2.3. Động tác
Các cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng chung là gấp khớp bàn-đốt, duỗi khớp gian đốt gần và
xa. Ngoài ra cơ gian cốt mu tay còn làm dạng các ngón tay, cơ gian cốt gan tay làm khép các
ngón tay.
VII. Thần kinh của bàn tay
1. Thần kinh giữa
Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh giữa cho nhánh bì gan tay chi phối cho một phần da gan tay.
Thần kinh giữa đi vào bàn tay bằng cách chui qua ống cổ tay, phía sau mạc giữ gân gấp và
nằm trước gân gấp nông ngón trỏ. Ở mặt trước cổ tay, thần kinh nằm ngay ở giữa 2 gân cơ
gấp cổ tay quay và cơ gan tay dài.
Ở bờ dưới mạc giữ gân gấp thần kinh chia 2 nhánh tận và được che phủ bởi cân gan bàn tay .
Nhánh ngoài ngay lập tức cho một nhánh đến mô cái, điều khiển cho cơ dạng ngón cái ngắn,
cơ gấp ngón cái ngắn (đầu nông) và cơ đối chiếu ngón cái. Tiếp đến nhánh ngoài chia thành 3
thần kinh gan ngón tay đi đến 2 bờ của ngón cái và bờ ngoài của ngón trỏ, nhánh thần kinh đi
đến ngón trỏ cho nhánh vào cơ giun 1.
Nhánh trong của thần kinh giữa chia thành 2 nhánh, mỗi nhánh lại chia thành hai thần kinh
gan ngón đi đến bờ trong ngón trỏ, hai bờ ngoài và trong của ngón giữa và bờ ngoài ngón
Chæång 2. Chi trãn 77

nhẫn, trong đó nhánh đi đến ngón trỏ và ngón giữa còn cho nhánh đến cơ giun 2, ngoài ra còn
cho nhánh nối với thần kinh trụ.
Các thần kinh gan ngón của thần kinh giữa khi đến các ngón 2, 3, 4 thì chạy đến mặt mu của
phần xa các ngón đó.

Hình 2. 26. Cung động mạch gan tay nông và thần kinh vùng gan tay
1. ĐM trụ 2. TK trụ 3. K gan ngón chung
4. ĐM gan ngón chung 5. ĐM quay
6. TK giữa 7. Nhánh gan tay nông của ĐM quay 8. ĐM gan ngón riêng

2. Thần kinh trụ


Nhánh bì mu tay của thần kinh trụ xuất phát ở cẳng tay cho các thần kinh mu ngón tay đến
ngón út, ngón nhẫn và 1/2 ngón giữa và cho nhánh nối với thần kinh quay (các nhánh thần
kinh mu ngón tay của thần kinh trụ và thần kinh quay đến các ngón 2, 3, 4, thường chỉ đến
ngang mức đốt gần, phần còn lại do nhánh gan ngón của thần kinh giữa cung cấp).
Thần kinh trụ đi vào bàn tay ở ngoài xương đậu (giữa xương đậu và móc xương móc), ở trước
mạc giữ gân gấp. Động mạch trụ nằm ở phía ngoài của thần kinh trụ và thường được che phủ
bởi phần nông của mạc giữ gân gấp và cơ gan tay ngắn. Sau đó thần kinh trụ chia hai nhánh
tận: nhánh nông và nhánh sâu.
Nhánh nông cho nhánh đến cơ gan tay ngắn và chia thành các thần kinh gan ngón cho ngón
út, 1/2 trong của ngón nhẫn và cho nhánh nối với thần kinh giữa.
Nhánh sâu phân nhánh cho các cơ mô út còn lại, tất cả các cơ gian cốt, cơ giun 3, 4, cơ khép
ngón cái, và đầu sâu cơ gấp ngón cái ngắn.
VIII. Động mạch của bàn tay
1. Động mach quay
Chæång 2. Chi trãn 78

Động mạch rời khỏi cẳng tay bằng cách vòng dưới mỏm trâm quay, đi trong hõm lào giải
phẫu, được bắt chéo bởi nhánh nông thần kinh quay và bởi các gân cơ dạng ngón cái dài, duỗi
ngón cái ngắn, và duỗi ngón cái dài. Động mạch đi vào giữa 2 đầu của cơ gian cốt mu tay 1,
vòng vào trong giữa 2 đầu của cơ khép ngón cái và nối kết với nhánh gan tay sâu của động
mạch trụ để tạo thành cung động mạch gan tay sâu .
+ Nhánh bên :
- Ở cổ tay động mạch cho nhánh mu cổ tay nối kết với nhánh cùng tên của động mạch trụ.
- Ở bàn tay động mạch cho các nhánh:
+ Động mạch ngón cái chính.
+ Động mạch quay ngón trỏ.
+ Cung động mạch gan tay sâu: từ cung này cho các nhánh động mạch gan bàn tay (nối với
cung động mạch gan tay nông), các nhánh xuyên (nối với cung động mạch mu tay), các nhánh
quặt ngược (nối với động mạch gan cổ tay).

Hình 2. 27.Cung động mạch gan tay nông và sâu.


1. ĐM quay 2. Nhánh gan tay nông của ĐM quay3. ĐM trụ 4. Nhánh gan tay sâu
của ĐM trụ 5. Cung ĐM gan tay sâu 6. Cung ĐM gan tay nông

3. Động mạch trụ


Đi vào bàn tay cùng với dây thần kinh trụ (nằm ở phía trong của động mạch), trước mạc giữ
gân gấp.sau đó ĐM cho nhánh gan tay sâu, và tận cùng động mạch trụ nối với gan tay nông
của động mạch quay tạo thành cung đông mạch gan tay nông.
Cung ĐM gan tay nông cho 3 ĐM gan ngón chung, tiếp nối với các ĐM gan bàn tay (nhánh gan tay
cung gan tay sâu) và chia thành ĐM gan ngón riêng rồi đến cung cấp cho các ngón 2, 3, 4, 5.
Chæång 2. Chi trãn 79

Câu hỏi ôn tập


1. Kể các chi tiết của xương chi trên mà chúng ta có thể sờ được trên người sống?
2. Giải thích tại sao xương đòn dễ gãy hơn xương vai?
3. Giải thích tại sao khi gãy thân xương cánh tay hay tổn thương dây thần kinh quay?
4. Kể tên các thành phần của đầu trên xương cánh tay?
5. Mô tả các chi tiết của đầu dưới xương cánh tay?
6. Cho biết các thành phần nối hai xương cẳng tay với nhau?
7. Mô tả đầu trên xương quay và đầu trên xương trụ?
8. Kể tên các xương cổ tay, cho biết xương nào thuộc hàng trên, xương nào thuộc hàng dưới?
9. Mô tả một xương đốt bàn tay?
10. Kể tên mặt khớp và phương tiện nối khớp của khớp vai?
11. Kể tên các mặt khớp và phương tiện nối khớp của khớp khuỷu?
12. Mô tả dải gân cơ xoay vai?
13. Mô tả các thành của hõm nách?
14. Mô tả cấu tạo của đám rối thần kinh cánh tay?
15. Kể tên các nhánh bên của động mạch nách?
16. Cho biết đoạn thắt nguy hiểm của động mạch nách và giải thích tại sao?
17. Kể tên các cơ có nguyên ủy hay bám tận vào xương cánh tay, xương quay, xương trụ?
18. Mô tả động mạch nuôi dưỡng cánh tay?
19. Giải thích hiện tượng bàn tay rủ trong tổn thương dây thần kinh quay?
20. Kể tên các cơ do dây thần kinh giữa chi phối vận động?
21. Kể tên các cơ do dây thần kinh trụ chi phối vận động?
22. Giải thích dấu hiệu hình ảnh vuốt trụ trong tổn thương dây thần kinh trụ
23. Mô tả các cơ của mô cái?
24. Mô tả các cơ của mô út?
25. Mô tả cung động mạch gan tay nông?
26. Mô tả cung động mạch gan tay sâu?
27. Kể tên các cơ bám vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay?
28. Kể tên các cơ bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay?
29. Mô tả các cơ gian cốt mu tay?
30. Mô tả các cơ gian cốt gan tay?
Chæång 2. Chi trãn 80

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học. Tập I. Nhà xuất bản Y học 1993.
2. Abrahams,&Nbspsandy C. Marks,&nbspRalph T. Hutchings. McMinn's Color Atlas of
Human Anatomy . Peter H. Publisher: Mosby, 2002.
3. Anne MR Agur,&nbspArthur F Dalley. Grant's Atlas of Anatomy, Publisher: Lippincott
Williams & Wilkins, 2004.
4. Barry Bogin, M.A., Ph.D. Human Growth and Development. Copyright © 2002
Elsevier inc.
5. Elaine N. Marieb, Katja Hoehn. Human Anatomy & Physiology, 7th Ed, Benjamin
Cummings. 2006.
6. F P Lisowski. A Guide To Dissection Of The Human Body. Copyright © 2004 by World
Scientific Publishing Co. Pte. Ltd.
7. Faller. The Human Body. Copyright © 2004 Thieme.
8. Feneis. Pocket Atlas of Human Anatomy. 4th edition., © 2000 Thieme.
9. Frank H. Netter. Atlas of human anatomy Copyright © 2007 by Elsevier (Singapore).
10. Harold-Elli. Clinical Anatomy, Arevision and applied anatomy for clinical students .
Seleventh Edition. 2006 Harold Ellis Published by Blackwell Publishing Ltd.
11. Henry Gray. Anatomy of the Human Body. 20 th edition. New York : Bartleby.Com,
2000.
12. J.M. Debois.The Anatomy and Clinics of Metastatic Cancer. ©2002 Kluwer Academic
Publishers.
13. John E. Skandalakis, Gene L. Colborn, Thomas A. Weidman, Roger S. Foster, Jr.,
Andrew N. Kingsnorth, Lee J. Skandalakis, Panajiotis N. Skandalakis, Petros S. Mirilas
Skandalakis' Surgical Anatomy . 2004
14. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F. Clinically Oriented Anatomy, 5th Edition
Copyright ©2006 Lippincott Williams & Wilkins.
15. Primal Pictures Ltd, Interactive 3D Anatomy Series Complete Human Anatomy (2007).
16. Richard Drake,&nbspWayne Vogl,&nbspAdam Mitchell. Gray's Anatomy for
Students, 2004. Copyright © 2007 Elsevier inc
17. Saladin. Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function, Third Edition . ©
The McGraw−Hill Companies, 2003.
18. Seeley−Stephens−Tate. Anatomy and Physiology Sixth Edition,: © The McGraw−Hill
Companies, 2004.
19. Sobotta. Atlas of human anatomy. Rpotz and pabst, Editors. 12 th english Edition –
translated by Anna N. Taylor
20. Stanley Monkhouse Ma,Mb, BChir, PhD. Cranial Nerves Functional Anatomy. ©
Cambridge University Press,2006.
21. Susan Standring. Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice 39 ed
Publisher: Churchill Livingstone, 2004.
22. The Federative Committee on Anatomical Terminology. Terminologia Anatomica,
International Anatomical Terminology, George Thieme Verlag. 1998.
23. Valerie C. Scanlon, PhD. Essentials of Anatomy and Physiology. Copyright © 2007 by
F. A. Davis Company.
24. Van De Graaff. Human Anatomy, Sixth Edition.. © The McGraw−Hill Companies,
2001.
25. Walter j. Hendelman. Atlas of functional neuroanatomy. Second edition© 2006 by
Taylor & Francis Group, LLC.
26. Walter C. Hartwig Ph.D Fundamental Anatomy, 1st Edition Copyright A©2008
Lippincott Williams & Wilkins.
Chæång 2. Chi trãn 81

MỘT SỐ TRANG WEB TRƯỜNG Y KHOA VIỆT NAM


1. Trường Đại học Y Hà Nội
2. Trường Đại học Y Dược Huế
3. Trường Đại Học Y dược TP. Hồ Chí Minh
4. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
MỘT SỐ TRANG WEB VỀ GIẢI PHẪU HỌC
1. Atlas of Human Anatomy
2. Atlas of Human Anatomy in Cross Section
3. Gray's Anatomy
4. Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation
5. The Columbia Virtual Body
6. WebAnatomy at Minnesota
7. Whitaker - Instant Anatomy

You might also like