Tiêu Hóa

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Chương 5.

Hệ Tiêu hóa 221

DẠ DÀY
Mục tiêu bài giảng
1. Biết được vị trí hình thể ngoài và liên quan của dạ dày.
2. Mô tả được các vòng động mạch, hệ bạch huyết của dạ dày.

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát dưới
vòm hoành, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái. Dạ dày rất co dãn, có thể tích từ 2 đến
2,5 lít hoặc hơn nữa, nên không có hình dáng nhất định, dạ dày giống hình chữ J. Hình dạng
dạ dày thay đổi tuỳ thuộc lượng ăn vào, tư thế, tuổi, giới tính, sức co bóp và tuìy theo cả lúc
quan sát.
I. Hình thể ngoài
Dạ dày gồm có 2 thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ và 2 đầu: tâm vị ở trên, môn vị
ở dưới, kể từ trên xuống dạ dày gồm có:

Hình 5. 1. Hình thể ngoài của dạ dày


1. Gan 2. Các hạch bạch huyết 3. Túi mật 4. Bờ cong vị bé 5. Môn vị 6. Tâm vị
7. Thân vị 8. Mạc nối nhỏ 9. Lách 10. Tụy 11. Bờ cong vị lớn 12. Mạc nối lớn

1. Tâm vị
Tâm vị là một vùng rộng khoảng từ 3 đến 4 cm 2, nằm gần thực quản có lỗ tâm vị. Lỗ này
thông thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc. Ở người sống,
lỗ tâm vị nằm sau sụn sườn 7 trái, trước thân đốt sống ngực X và lệch bên trái đường giữa
khoảng 2,5cm.
2. Đáy vị
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 222
Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, ở bên trái lỗ tâm vị, ngăn cách với thực quản bụng bởi
một khuyết gọi là khuyết tâm vị. Đáy vị thường chứa không khí, nên dễ nhìn thấy trên phim X
quang.
3. Thân vị
Nối tiếp phía dưới đáy, hình ống, có 2 thành và 2 bờ. Giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ
tâm vị và dưới là mặt phẳng xiãn qua khuyết goïc của bờ cong vị nhỏ.
4. Phần môn vị
Gồm có 2 phần.
4.1. Hang môn vị: tiếp nối với thân vị chạy sang phải và hơi ra sau.
4.2. Ống môn vị: thu hẹp lại trông giống cái phễu và đổ vào môn vị.
5. Môn vị
Mặt ngoài của môn vị có tĩnh mạch trước môn vị. Sờ bằng tay bao giờ cũng sẽ nhận biết được
môn vị hơn là nhìn bằng mắt. Ở giữa môn vị là lỗ môn vị coï cå thàõt thæûc sæû laì cå thàõt
män vë thông với hành tá tràng. Lỗ nằm ở bên phải đốt sống thắt lưng 1.
II. Liên quan của dạ dày
1. Thành trước
Liên quan với thành ngực ở trên và thành bụng ở dưới.
1.1. Phần thành ngực
Dạ dày liên quan với các cơ quan trong lồng ngực qua vòm cơ hoành trái như phổi và màng
phổi trái, tim và màng ngoài tim. Một phần thuìy gan trái nằm ở mặt trước dạ dày.
1.2. Phần thành bụng:
Dạ dày nằm sát dưới thành bụng trước, trong một tam giác giới hạn bởi bờ dưới gan, cung
sườn trái và mặt trên kết tràng ngang.
2. Thành sau
2.1. Phần đáy tâm vị
Nằm trên trụ trái cơ hoành, có dây chằng vị hoành gắn vào nên ít di động.
2.2. Phần thân vị
Là thành trước của hậu cung mạc nối và qua đó dạ dày có liên quan với:
+ Đuôi tụy và các mạch máu của rốn lách.
+ Thận và thượng thận trái.
2.3. Phần ống môn vị
Nằm tựa lên mặt trên mạc treo kết tràng ngang, qua đó có liên quan với góc tá hỗng tràng và
các quai tiểu tràng.
3. Bờ cong vị nhỏ
Có mạc nối nhỏ bám vào, bên trong chứa vòng động mạch bờ cong vị nhỏ và chuổi hạch bạch
huyết. Qua hậu cung mạc nối, bờ cong này có liên quan với động mạch chủ bụng, động mạch
thân tạng và đám rối tạng.
4. Bờ cong vị lớn
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 223
Bờ cong lớn chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn đáy vị: áp sát vòm hoành trái và liên quan với lách.
+ Đoạn có dây chằng hay mạc nối vị lách chứa các động mạch vị ngắn.
+ Đoạn có mạc nối lớn chứa vòng động mạch bờ cong vị lớn.
Tóm lại, tuy dạ dày di động, nhưng được treo tại chỗ nhờ các mạc của phúc mạc như mạc nối
nhỏ, mạc nối lớn, các dây chằng vị hoành, vị lách và vị kết tràng. Ba dây chằng này là thành
phần của mạc nối lớn.
III. Cấu tạo dạ dày
Gồm 5 lớp.
1. Lớp thanh mạc
Nằm ngoài cùng, thuộc lá tạng của phúc mạc và là sự liên tục của mạc nối nhỏ phủ 2 mặt
trước và sau của dạ dày. Đến bờ cong vị lớn, chúng liên tục với mạc nối lớn và mạc nối vị
lách.
2. Tấm dưới thanh mạc
Là tổ chức liên kết rất mỏng, đặc biệt ở hai mặt trước và sau của dạ dày, lớp thanh mạc gần
như dính chặt vào lớp cơ trừ ở gần 2 bờ cong vị dễ bóc tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ
chứa mỡ và các bó mạch thần kinh.
3. Lớp cơ
Kể từ ngoài vào trong gồm có:

Hình 5. 2. Lớp cơ của dạ dày


1. Lớp cơ dọc 2. Lớp cơ vòng 3. Lớp cơ chéo

3.1. Cơ dọc
Liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản và tá tràng và dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ.
3.2. Cơ vòng
Ở giữa bao kín toàn thể dạ dày, đặc biệt là môn vị tạo nên cơ thắt môn vị rất chắc.
3.3. Thớ cơ chéo
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 224
Là một lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống dưới về phía bờ cong
vị lớn.
4. Tấm dưới niêm mạc
Là tổ chức liên kết rất lỏng.
5. Lớp niêm mạc
Lót mặt trong của dạ dày. Lớp này lồi lõm xếp thành các nếp, phần lớn chạy theo chiều dọc,
nhất là dọc theo bờ cong nhỏ, các nếp trong đều và liên tục hơn tạo thành rãnh gọi là ống vị.
Mặt của niêm mạc nổi lên rất nhiều núm con, có kích thước thay đổi từ 1mm đến 6mm. Trên
mặt núm có nhiều hố ngăn cách nhau bởi các nếp theo mao vị. Hố là ống tiết của tuyến dạ
dày. Các tuyến này tiết ra khoảng 2 lít dịch vị trong 24 giờ.

Hình 5. 3. Lớp niêm mạc của dạ dày


1. Lỗ tâm vị 2. Khuyết góc 3. Lỗ môn vị 4. Hành tá tràng 5. Các nếp dạ dày

IV. Mạch máu của dạ dày


Bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Động mạch thân tạng là nhánh của động mạch chủ bụng
tách ra ngay dưới cơ hoành, ngang mức giữa đốt sống ngực 12 và đốt sống thắt lưng 1. Ngay
sau khi xuất phát động mạch chia thành 3 ngành là: động mạch vị trái, động mạch lách và
động mạch gan chung.
1. Vòng mạch bờ cong vị bé
1.2. Bó mạch vị phải
- Động mạch vị phải thường xuất phát từ động mạch gan riêng. Trong cuống gan động mạch ở
trước và bên trái, đến bờ cong nhỏ chia làm 2 nhánh đi lên để nối với 2 nhánh của động mạch
vị trái.
- Tĩnh mạch vị phải kèm theo các động mạch và đổ vào tĩnh mạch cửa.
1.3. Bó mạch vị trái
- Động mạch vị trái xuất phát từ động mạch thân tạng, đội lên một nếp phúc mạc thành nếp vị
tụy trái đến bờ cong nhỏ, ở 1/3 trên chia thành 2 nhánh: trước và sau, bó sát thành bờ cong
nhỏ để xuống nối với 2 nhánh của động mạch vị phải.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 225
- Đường kính trung bình của động mạch vị trái là 2,5mm, trong một số trường hợp, động
mạch vị trái còn cho nhánh đến thuỳ gan trái.
- Tĩnh mạch vị trái phát sinh tâm vị đi kèm theo động mạch và đổ vào các nhánh của tĩnh
mạch cửa.
2. Vòng mạch bờ cong vị lớn

Hình 5. 4. Các vòng động mạch dạ dày


1. ĐM vị trái 2. ĐM hoành dưới 3. ĐM thân tạng 4. ĐM gan chung 5. ĐM gan riêng
6. ĐM vị phải 7. ĐM vị tá tràng 8. ĐM tá tuy 9. ĐM vị mạc nối phải 10. ĐM vị ngắn
11. ĐM lách 12. ĐM vị mạc nối trái 13. Nhánh mạc nối

2.1. Bó mạch vị mạc nối phải


- Động mạch vị mạc nối phải phát sinh từ động mạch vị tá tràng đi trong dây chằng vị kết
tràng, rồi song song với bờ cong vị lớn để cho những nhánh lên phân phối cho môn vị, thân
vị, những nhánh xuống gọi là nhánh mạc nối. Đường kính của động mạch vị mạc nối phải ở
người Việt Nam là 2,1mm.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 226
- Tĩnh mạch vị mạc nối phải nó đi kèm theo động mạch, khi đến môn vị uốn lên trước đầu tụy
để đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
2.2. Bó mạch vị mạc nối trái
- Động mạch vị mạc nối trái phát sinh từ động mạch lách hoặc từ một nhánh của động mạch
vị ngắn, đi vào mạc nối vị lách rồi theo dọc bờ cong vị lớn, trong dây chằng vị kết tràng để
cho những nhánh bên tương tự như động mạch vị mạc nối phải.
Đường kính của động mạch vị mạc nối trái ở người Việt Nam là 1,5mm.
-Tĩnh mạch vị mạc nối trái.
Theo động mạch đổ vào tĩnh mạch lách.
3. Những động mạch vị ngắn
Phát sinh từ động mạch lách hay một nhánh của nó, chừng 5-6 nhánh qua mạc nối vị lách
phân phối cho phần trên bờ cong vị lớn.
4. Động mạch vùng đáy vị và tâm vị
Gồm có:
- Các nhánh thực quản phát sinh từ động mạch vị trái, đi ngược lên phân phối cho mặt trước
và sau vùng tâm vị và đáy vị.
- Động mạch sau lách từ động mạch lách đi trong dây chằng vị hoành phân phối cho đáy vị và
mặt sau thực quản.
- Các động mạch hoành dưới trái cho nhánh đến mặt sau tâm vị.
Tóm lại, tất cả các động mạch tạo thành một mạng lưới thông nối ở 2 mặt dạ dày, đặc biệt là
trong niêm mạc có sự thông nối động tĩnh mạch.
V. Thần kinh dạ dày
Dạ dày được chi phối bởi 2 thân thần kinh lang thang trước và sau thuộc hệ âäúi giao cảm và
những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm.
VI. Hạch bạch huyết dạ dày
1. Chuỗi hạch bạch huyết dạ dày
Theo dọc bờ cong vị nhỏ, nhận bạch huyết của nửa phải phần đứng và nửa trên phần ngang dạ
dày.
2. Chuỗi hạch bạch huyết vị mạc nối
Nhận bạch huyết trái thân vị và dưới phần ngang dọc bờ cong lớn.
3. Chuỗi hạch bạch huyết tụy lách
Nhận bạch huyết của đáy vị và nửa trên thân vị. Bạch mạch dạ dày lưu thông tự do với mạng
bạch mạch thưc quản, nhưng ít với mạng tá tràng, nên ung thư hang vị không lan tới tá tràng
mà chỉ lên bờ cong vị nhỏ.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 227

LÁCH
Mục tiêu bài giảng
1. Biết được chức năng, vị trí hình thể ngoài và liên quan của lách.
2. Mô tả được động mạch và tĩnh mạch lách.

Lách là một tạng huyết, nơi sản sinh ra tế bào lympho và là mồ chôn các hồng cầu già, lách có
màu nâu đỏ, trên xác chết thì chuyển thành màu tím tái. Lách là một tạng xốp vì vậy khi chấn
thương lách rất dễ bị vỡ, nhất là khi lách lớn. Trong lách có tủy lách, chứa nhiều nang bạch
huyết. Thường chỉ có một lách nằm núp dưới vòm hoành trái phía bên trái của dạ dày. Nhưng
đôi khi có thể có nhiều lách phụ. Đường kính của lách chổ lớn nhất là 12cm và nhỏ nhất là
4cm, cân nặng khoảng 200gam.
I. Hình thể ngoài và liên quan
Lách có hình như một hình soan dài hoặc hình tháp có 3 mặt, một đầu sau hay đỉnh và một
đầu trước hay đáy, hai bờ trên và dưới.
1. Mặt hoành hay mặt ngoài
Mặt này cong lồi theo mặt lõm của vòm hoành. Qua cơ hoành, lách liên quan với màng phổi
và các xương sườn IX, X, XI. Đối chiếu lên thành ngực, trục lách của lách song song xương
sườn X, bờ trên lách ngang mức với bờ dưới xương sườn VIII, bờ dưới lách ngang mức với
bờ dưới sườn XI, đầu trước là chỗ gặp nhau giữa xương sườn X và đường thẳng nối khớp ức
đòn trái với đầu trước xương sườn XI, đầu sau trên khoang gian sườn X cách đường gai sống
khoảng 5cm.
2. Mặt dạ dày hay mặt trước
Áp vào dạ dày, nối với dạ dày bởi 2 lá phúc mạc gọi là dây chằng vị lách hay mạc nối vị lách
liên tiếp từ lách sang dạ dày. Ở mặt này có rốn lách bao gồm mạch và thần kinh nằm trong
dây chằng hoành lách còn gọi là dây chằng lách thận hay mạc nối tụy lách đi từ phía đuôi tụy
vào rốn lách. Đuôi tụy nếu dài thì sát vào rốn lách do đó cuống lách sẽ ngắn và ngược lại đuôi
tụy ngắn thì cuống lách dài.
3. Mặt thận hay mặt sau trong
Lõm để ứng với mặt trước lồi của thận trái và tuyến thượng thận trái.
4. Đầu trước còn gọi là đáy
Nằm trên mạc treo kết tràng ngang và dây chằng hoành kết tràng trái như nằm trên một cái
võng.
5. Đầu sau
Nhọn nên còn gọi là đỉnh lách chen vào giữa dạ dày và cơ hoành. Ở đầu sau hai lá phúc mạc
bọc lách dính vào nhau và vào cơ hoành tạo nên dây chằng treo lách.
6. Bờ trên
Hướng ra phía trước, còn gọi là bờ trước. Bờ này cong lồi ra trước, sắc và có nhiều khía phân
chia lách thành các thùy. Các khía này lại càng hiện rõ khi lách bị sưng to có thể sờ thấy
ngang dưới da bụng làm ta dễ chẩn đoán phân biệt với các tạng khác.
7. Bờ dưới
Thẳng và áp sát vào phần thắt lưng của cơ hoành.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 228

Hình 5. 5. Hình thể ngoài của lách


1. Mặt hoành 2. Bờ trên3. Mặt dạ dày 4. Đầu trước 5. Mặt thận 6. Rốn lách

Tóm lại: Lách được ẩn náu trong một ổ: đầu và lưng cong tựa vào vòm hoành và thành ngực
trái, đáy ngồi lên trên kết tràng trái, sườn sau tựa vào thận và sườn trước úp vào đáy vị. Lách
được giữ trong ổ bởi các mạc như dây chằng treo lách, dây chằng vị lách và dây chằng hoành
lách. Do đó bình thường không sờ thấy lách ở thành bụng, trừ khi lách bị to do bệnh lý lách
mới vượt qua khe giữa đáy vị và cơ hoành để vào ổ bụng, lách lớn và ta sờ thấy được ngay
dưới da bụng nhờ bờ có khía của lách.
II. Mạch máu và thần kinh của lách
1. Động mạch lách
Động mạch lách là một nhánh của động mạch thân tạng chạy ngang sang trái dọc bờ trên tụy
đến đuôi tụy, chạy ra mặt trước đuôi để đi vào dây chằng hoành lách rồi phân chia vào rốn
lách. Trên đường đi động mạch cho các nhánh bên để vào các tạng lân cận như: các nhánh
tụy, các động mạch vị ngắn và các động mạch vị mạc nối trái.
Động mạch lách phân thành các nhánh cùng để vào lách, xếp theo hàng dọc như bậc thang để
vào rốn lách.
Động mạch lách ở người Việt Nam có chiều dài trung bình là 135mm và đường kính là
4,6mm.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 229
2. Tĩnh mạch lách
Các nhánh tĩnh mạch từ rốn lách ra đi theo động mạch tới phía sau cổ tụy thì hợp với tĩnh
mạch mạc treo tràng trên thành tĩnh mạch cửa. Trên đường đi, tĩnh mạch lách nhận các nhánh
bên như: các tĩnh mạch tụy, các tĩnh mạch vị ngắn, tĩnh mạch vị mạc nối trái. Ngoài ra còn
nhận thêm một tĩnh mạch lớn là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.
3. Bạch mạch
Bạch huyết của lách đổ vào chuỗi hạch lách nằm trong dây chằng hoành lách. Chuỗi hạch này
lại đổ vào chuỗi hạch tụy lách nằm dọc theo bó mạch lách ở bờ trên tụy.
4. Thần kinh
Thần kinh của lách là đám rối lách xuất phát từ phần giữa và phần trước của đám rối tạng đi
theo động mạch lách đổ vào lách.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 230

TÁ TRÀNG VÀ TỤY
Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được vị trí, hình thể ngoài của khối tá tuûy.
2. Mô tả được liên quan cấu tạo và hình thể trong của khối tá tụy.
3. Biết được mạch máu nuôi dưỡng tá tụy và các ống tiết của tụy.

I. Tá tràng
Tá tràng là khúc đầu tiên của ruột non đi từ môn vị đến góc tá hỗng tràng.
1. Vị trí - hình thể ngoài

Hình 5. 6. Vị trí, hình thể ngoài của tá tràng và tụy


1. Phần trên 2. ĐM mạc treo tràng trên 3. TM mạc treo tràng trên 4. Phần xuống
5. Phần ngang 6. Góc tá hỗng tràng 7. Hỗng tràng 8. Mỏm móc

Tá tràng nằm sát thành bụng sau, trước cột sống và các mạch máu. Tá tràng hình chữ C gồm
có 4 phần (4 đoạn).
- Phần trên (D1) nằm ngang, trước đốt sống thắt lưng 1, nối tiếp với môn vị, 2/3 đầu phình to
gọi là hành tá tràng.
- Phần xuống (D2) Chạy dọc bờ phải đốt sống TL1 đến đốt sống TL3, trước thận phải.
- Phần ngang (D3) vắt ngang qua cột sống TL từ phải sang trái ngang mức đốt sống TL3 và
TL4 đè lên động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phía trước có động mạch maûc treo
tràng trãn.
- Phần lên (D4) Chạy lên trên hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng tràng nằm bên trái cột
sống.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 231
Tá tràng có: 2/3 đầu của D1 là di động, từ 1/3 dưới của D1 đến D4 không di động được, dính
vào đầu tụy và thành bụng sau.
Tá tràng dài 25 cm, đường kính từ 3-4cm. Trên hình ảnh X quang có thuốc cản quang, tá
tràng lồi lõm có tua như một vòng hoa, hành tá tràng hình tam giác, đáy quay về môn vị và
đỉnh sang phải và chếch lên trên.
2. Cấu tạo và hình thể trong

Hình 5. 7. Hình thể trong của tá tràng


1. Lỗ môn vị 2. Hành tá tràng 3. Phần xuống 4. Nhú tá lớn 5. Phần ngang
6. Phần lên 7. Cơ treo tá tràng 8. Hỗng tràng

Cũng như cấu tạo của ống tiêu hoá, tá tràng gồm có 5 lớp:
- Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng bao bọc tá tràng.
- Lớp dưới thanh mạc: là tổ chức ngăn cách giữa thanh mạc và cơ.
- Lớp cơ: có 2 lớp: lớp cơ dọc ở nông và lớp thớ cơ vòng ở sâu.
- Tầng dưới niêm mạc: là tổ chức liên kết mỏng và nhão, có nhiều mạch máu và thần kinh.
- Lớp niêm mạc màu hồng mịn gồm có:
+ Mao tràng: là niêm mạc dài ra như lông nhú phủ lòng tá tràng.
+ Nếp vòng: là nếp ngang ở niêm mạc, có ở phần dưới nhú tá lớn để tăng diện tích hấp thu.
+ Nếp dọc là những nếp niêm mạc thấy ở thành sau phần xuống tá tràng và tận hết ở nhú tá
lớn.
+ Các tuyến tá tràng: tiết ra dịch tá tràng.
+ Nhú tá lớn: hình nón ở mặt trong của D2 đổ vào nhú tá lớn là ống mật chủ và ống tụy chính.
+ Nhú tá bé: ở trên nhú tá lớn 3cm đổ vào nhú tá bé là ống tụy phụ.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 232
II. Tụy
Là 1 tuyến thuộc bộ máy tiêu hoá vừa nội tiết vừa ngoại tiết.
+ Ngoại tiết: Tiết ra các men tiêu hoá đường, đạm, mỡ.
+ Nội tiết: Tiết vào máu insulin, glucagon để điều hòa đường huyết.
1. Vị trí và hình thể ngoài
Tụy đi từ phần xuống tá tràng đến cuống lách, nằm cắt ngang trước cột sống TL, chếch lên
trên và sang trái, phần lớn tụy ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, một phần nhỏ ở dưới mạc
treo này. Tụy dài 15cm, cao 6cm, dày 3cm, nặng 80g, tổ chức mềm màu trắng hồng. Tụy
giống như một cái búa có 3 phần: đầu, thân và đuôi.
1.1. Đầu tuỵ
Dẹt, hình gần như vuông, có tá tràng bao quanh, đầu dưới tách ra một mõm gọi là mõm móc,
giữa đầu và thân tụy có khuyết tụy.

Hình 5. 8. Vị trí và hình thể ngoài của tụy


1. Mỏm móc 2. Ống tụy chính 3. Ống tụy phụ 4. Đầu tuỵ 5. Thân tuỵ
6. Đuôi tuỵ 7. Khuyết tuỵ
1.2. Thân tụy
Từ khuyết tụy chếch lên trên sang trái có 2 chiều cong: lõm ra trước ôm cột sống, lõm ra sau
ôm dạ dày.
Thân tụy có 3 mặt, 3 bờ.
- Mặt trước lõm áp vào mặt sau dạ dày được phủ bởi phúc mạc thành sau hậu cung mạc nối.
- Mặt sau phẳng dính vào thành sau của phúc mạc, đi từ phải sang trái bắt chéo động mạch
chủ bụng. Động mạch lách chạy ở bờ trên của mặt sau.
- Mặt dưới hẹp.
- Bờ trên: giới hạn giữa mặt trước và mặt sau liên quan với động mạch lách.
- Bờ dưới: giới hạn giữa mặt sau và mặt dưới, coï maûc treo kãút traìng ngang baïm vaìo.
- Bờ trước: giới hạn giữa mặt trước và mặt dưới.
1.3. Đuôi tụy
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 233
Nối tiếp với thân tụy, đuôi có thể dài hay ngắn, tròn hay dẹt, phía trên và trước đuôi tụy có
động mạch lách chạy qua. Đuôi tụy di động trong mạc nối tụy-lách.
2. Phương tiện cố định
- Đầu tụy và thân tụy dính chặt vào thành bụng sau bởi mạc dính tá - tụy.
- Đầu tụy có tá tràng bao quanh, có ống mật chủ và các mạch máu đi vào tụy và tá tràng nên
đầu và thân tụy cố định, chỉ có đuôi tụy di động.
3. Các ống tiết của tụy
- Phần nội tiết: tiết ra nội tiết tố đi thẳng vào máu qua các mao mạch trong tuyến.(T uûy tiãút
nhiãöu nội tiết tố: insulin, glucagon, gastrin...)
- Phần ngoại tiết: Các ống tiết liên tiểu thuỳ đổ vào các ống tiết lớn và đổ về 2 ống:
+ Ống tụy chính: chạy từ đuôi tụy qua thân tụy theo trục của tụy, tới khuyết tụy thì bẻ cong
xuống dưới qua đầu tụy rồi cùng với ống mật chủ đỗ vào bóng gan tụy, sau đó đổ vào tá tràng
ở nhú tá lớn.
+ Ống tụy phụ: tách từ ống tụy chính ở nơi ống tụy chính bẻ cong xuống dưới, đi chếch lên
trên chạy vào nhú tá bé.
4. Liên quan của tá tràng và tụy
4.1. Liên quan giữa tá tràng và tụy
Chỉ có đầu tụy liên quan mật thiết với tá tràng, tá tràng bao quanh đầu tụy.
- Phần trên: 2/3 đầu di động nằm ở trước tụy, 1/3 cuối cố định và xẻ ở đầu tụy 1 rãnh, trước
rãnh là củ trước, sau rãnh là củ mạc nối.
- Phần xuống: xẻ vào bờ phải của đầu tụy một rãnh dọc, đoạn này dính chặt vào đầu tụy bởi
các ống tụy chính và phụ.
- Phần ngang ôm lấy mõm móc nhưng không dính vào nhau.
- Phần lên xa dần đầu tụy.
4.2. Liên quan của khối tá tràng đầu tụy
Tá tụy là một khối cùng liên quan với phúc mạc và các tạng chung quanh.
4.2.1. Liên quan với phúc mạc
- Mặt sau: mặt sau tá tụy dính vào thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy.
- Mặt trước: Khối tá tụy có mạc treo đại tràng ngang bám vào. Rễ mạc treo chạy chếch lên
trên và sang trái rồi đi dọc bờ dưới thân tụy, nên khối tá tụy có 1 phần ở trên và 1 phần ở dưới
mạc treo kết tràng ngang.
- Mạc treo tiểu tràng dính vào góc tá hỗng tràng.
4.2.2. Liên quan với các tạng
- Mặt sau: qua mạc dính tá tụy liên quan với tuyến thượng thận phải, cuống thận phải và TM
chủ dưới. Phần ngang của tá tràng (D3) ngang qua cột sống TL3 và 4 và động mạch chủ bụng,
phía sau khối tá tụy còn có động mạch chủ và các mạch máu của tá tụy.
- Mặt trước liên quan với gan và môn vị, tầng dưới mạc treo kết tràng ngang liên quan với
ruột non, động mạch mạc treo tràng trên ấn vào mặt dưới tụy tạo thành khuyết tụy.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 234

Hình 5. 9. Liên quan của tá tràng và tụy


1. Tuyến thượng thận phải 2. ĐM gan riêng 3. Ống mật chủ 4. ĐM vị tá tràng
5. Thận phải 6. Bó mạch mạc treo tràng trên 7. TM chủ dưới 9. Thận trái
10. Niệu quản trái 11. TM lách 12. TM cửa 13. Khuyết tụy

4.3. Liên quan của khuyết tụy, thân và đuôi tụy


4.3.1. Liên quan của khuyết tụy
- Sau khuyết tụy có động mạch chủ bụng và tĩnh mạch cửa.
- Trên khuyết tụy có động mạch thân tạng.
- Dưới khuyết tụy có động mạch mạc treo tràng trên.
4.3.2. Liên quan của thân tụy
- Trước thân tụy liên quan với dạ dày.
- Sau thân tụy liên quan với tuyến thượng thận trái.
- Dưới thân tụy liên quan đến rễ mạc treo kết tràng ngang bám vào.
- Trên thân tụy có động mạch lách đi qua.
4.3.3. Liên quan của đuôi tụy
Đuôi tụy hướng về rốn lách, liên quan với cuống lách. Đuôi tụy ngắn thì cuống lách dài. Đuôi
tụy dài thì cuống lách ngắn.
5. Mạch và thần kinh của tá tràng
5.1. Mạch máu.
5.1.1. Động mạch
Tá tụy được cấp máu bởi 2 nguồn.
- Từ động mạch thân tạng: gồm có 2 nhánh.
- Động mạch vị tá tràng đến tá tụy bởi 2 nhánh:
+ Động mạch trên tá tràng trên cung cấp máu cho mặt trước và sau khối tá tụy.
+ Động mạch sau tá tràng.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 235
- Động mạch lách cho 4 nhánh đến tụy.
+ Động mạch lưng tụy.
+ Động mạch tụy dưới.
+ Động mạch đuôi tụy.
+ Động mạch tụy lớn.
- Từ động mạch mạc treo tràng lên: đến tá tụy bởi động mạch tụy dưới.
5.1.2. Tĩnh mạch
Tĩnh mạch của khối tá tụy đều đổ về hệ tĩnh mạch cửa:
- Tĩnh mạch trên tá tràng trên, TM sau tá tràng đổ trực tiếp về TM cửa.
- Tĩnh mạch tụy dưới đổ vào TM mạc treo tràng trên.
- Tĩnh mạch thân tụy và đuôi tụy đổ vào TM lách.
5.1.3. Bạch huyết
Gồm 4 nhóm: trước, sau, phải, trái cả 4 nhóm này hợp thành chuỗi hạch tụy lách.
5.1.4. Thần kinh
Thần kinh tự chủ của tá tụy tách từ đám rối mạc treo tràng trên.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 236

GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT


Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được hình thể ngoài, các dây chằng, các phương tiện cố định gan.
2. Mô tả được mạch máu của gan.
3. Mô tả được phân thùy gan theo đường mật.
4. Mô tả được đường mật ngoài gan.

Gan là tạng to nhất trong cơ thể, vừa là một tuyến nội tiết và ngoại tiết. Gan màu nâu đỏ trơn
bóng, mật độ chắc nhưng dễ vỡ khi chấn thương, ở người chết gan nặng khoảng 1500g, ở
người sống nặng khoảng 2300g do chứa nhiều máu. Gan có bề ngang dài khoảng 28cm, bề
trước sau khoảng 18cm và bề cao khoảng 8cm.
Gan ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang trong ô dưới hoành phải, nhưng lấn sang ä thượng vị
và ä dæåïi hoaình traïi hoành trái. Đối chiếu gan trên thành ngực thì giới hạn trên của gan ở
khoảng gian sườn IV đường trung đòn phải, bờ dưới gan chạy dọc theo bờ dưới sườn phải.
I. Hình thể ngoài và liên quan
Gan có hình dạng quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải theo một bình diện nhìn lên trên ra
trước và sang phải. Gan có 2 mặt: mặt hoành lồi áp sát vào cơ hoành và mặt tạng, gan chỉ có
duy nháút một bờ laì båì dưới.
1. Mặt hoành: Gồm có 4 phần:

Hình 5. 10. Mặt hoành của gan


1. Cơ hoành 2. Dây chằng tam giác phải 3. Thùy phải 4. Bờ dưới 5. Túi mật 6. Dây chằng tròn gan
7. Thùy trái 8. Dây chằng liềm 9. Dây chằng tam giác trái 10. Dây chằng vành

- Phần trên: lồi, trơn láng, nằm dưới cơ hoành phải có dấu ấn của tim, qua cơ hoành liên quan
với đáy phổi phải, màng tim và đáy phổi trái.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 237
- Phần trước tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước, pháön trãn vaì pháön træåïc được
chia đôi bởi dây chằng liềm.
- Phần phải liên tiếp với phần trên và phần trước của mặt hoành là vùng đối diện với các cung
sườn thứ VII đến XI bên phải.
- Phần sau hình tam giaïc, coï vuìng tráön là vùng gan không có phúc mạc che phủ, có thùy
đuôi. Bên phải của thùy đuôi có rãnh tĩnh mạch chủ dưới, bên trái có khe dây chằng tĩnh
mạch. Mặt hoành của gan qua cơ hoành liên quan với phổi, màng phổi, tim, màng tim, do đó
một áp xe gan khi vỡ có thể lan lên phổi, màng tim.
2. Mặt tạng

Hình 5. 11. Mặt tạng của gan


1. Dây chằng tam giác trái 2. Ấn dạ dày 3. Dây chằng liềm 4. Dây chằng tròn 5. Thuỳ vuông
6. Túi mật 7. Thuỳ đuôi 8. Lá dưới dây chằng vành 9. Vùng trần
10. Dây chằng tam giác phải 11. Ấn thận

Là mặt gan nhìn xuống dưới và sau. Mặt tạng không đều do các vết của các tạng trong ổ bụng
ấn vào. Có 2 rãnh dọc và 1 rãnh ngang có hình chữ H chia mặt tạng và phần sau của mặt
hoành thành 4 thùy. Thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi.
- Rãnh dọc phải tạo bởi phía trước là hố túi mật, phía sau là rãnh tĩnh mạch chủ dưới, giữa hai
rãnh có mõm đuôi của thùy đuôi.
- Rãnh dọc trái hẹp và sâu, cách rãnh phải 6cm, phía trước là khe dây chằng tròn, dáy chàòng
troìn là di tích của tĩnh mạch rốn bị tắc. Phía sau là khe dây chằng tĩnh mạch, dáy chàòng ténh
maûch là di tích của ống tĩnh mạch, nối tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch chủ dưới lúc phôi thai.
- Rãnh ngang là cửa gan dài khoảng 6cm chạy từ phải sang trái. Mạch máu, thần kinh và ống
dẫn mật từ ngoài chạy vào hay từ trong chạy ra đều qua cửa gan. Mặt tạng của thùy phải có 3
ấn: ấn kết tràng ở trước, ấn thận phải ở phía sau và ấn tá tràng ở phía trong.
+ Mặt tạng ở thùy trái có một lõm lớn và ấn dạ dày.
+ Mặt tạng ở thùy vuông úp lên dạ dày, män vị và tá tràng.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 238
+ Thùy đuôi ở sau có một phần thuộc về phần sau của mặt hoành.
3. Bờ
Gan chỉ có một bờ là bờ dưới, bờ này rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước của
mặt hoành và mặt tạng. Bờ dæåïi có 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật.
4. Liên quan với phúc mạc
Gan hầu hết được phúc mạc che phủ, trừ một phần sau của mặt hoành, không có phúc mạc
che phủ gọi là vùng trần.
II. Các dây chằng và các phương tiện cố định gan
Gan được cố định bởi:
1. Tĩnh mạch chủ dưới
2. Dây chằng hoành gan
Gồm nhiều thớ sợi nối vùng trần của gan với cơ hoành.
3. Dây chằng vành
Đi từ phần sau của mặt hoành tới cơ hoành, dây chằng vành được tạo bởi sự quặt ngược của lá
trước và lá sau của phúc mạc che phủ gan lên cơ hoành. Dây chằng vành rất rộng đi từ đầu
phải đến đầu trái của gan.
4. Dây chằng tam giác phải và trái
Ở hai đầu phải và trái của dây chằng vành, chằng ở hai đầu của phần sau gan vào cơ hoành
tạo thành 2 dây chằng tam giác phải và trái: mỗi dây chằng có 3 cạnh, 1 cạnh dính vào cơ
hoành, 1 cạnh vào gan và 1 cạnh tự do ở phía ngoài.
5. Dây chằng liềm
Là một nếp phúc mạc treo mặt hoành của gan vào mặt dưới cơ hoành và thành bụng trước, 1
bờ dính vào mặt hoành của gan và 1 bờ tự do căng từ rốn đến bờ dưới gan. Giữa 2 lá của bờ
tự do có dây chằng tròn gan.
6. Mạc nối nhỏ
Là nếp phúc mạc nối gan với bờ cong vị nhỏ.
7. Dây chằng tròn
Là thừng sợi do sự thoái hoá của tĩnh mạch rốn thời kỳ phôi thai, đi từ rốn đến mặt tạng của
gan tạo nên khe dây chằng tròn và tận cùng ở nhánh trái của tĩnh mạch cửa.
8. Dây chằng tĩnh mạch
Là do sự thoái hoá của ống tĩnh mạch. Dây chằng tĩnh mạch tạo nên khe dây chằng tĩnh mạch
đi từ tĩnh mạch cæía trái đến tĩnh mạch chủ dưới.
III. Cấu tạo và hình thể trong
Gan được cấu tạo bởi: mô gan, mạch máu và đường mật trong gan.
1. Bao gan
Gan được bao bởi 2 bao: bao thanh mạc ở ngoài và bao xơ ở trong.
- Bao thanh mạc là lá tạng của phúc mạc bọc bên ngoài gan. Sau khi lật trên hay xuống dưới
tạo nên các dây chằng treo gan.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 239
- Bao xơ là bao riêng của gan, bao dính chặt vào bao thanh mạc ở ngoài và tổ chức gan ở
trong.
2. Mô gan
Tạo nên bởi tế bào gan, mạch máu và đường mật trong gan.
IV. Sự phân thùy của gan
Có 2 cách phân chia phân thuỳ gan theo hình thể ngoài và theo đường mạch, mật.
1. Phân chia gan theo hình thể ngoài
Gan có 4 thùy giới hạn như sau:
- Ở mặt hoành ta thấy được thùy gan phải và thùy gan trái, ngăn cách nhau bởi dây chằng
liềm.
- Ở mặt tạng 2 rãnh dọc và một rãnh ngang chia gan thành 4 thùy: Thùy phải ở bên phải rãnh
dọc phải, thùy trái ở bên trái rãnh dọc trái; giữa hai rãnh dọc, trước rãnh ngang là thùy vuông,
sau rãnh ngang là thùy đuôi. Như vậy thùy phải và thùy trái đều thấy được mặt hoành và mặt
tạng, thùy vuông chỉ thấy được ở mặt tạng, thùy đuôi thấy được ở mặt tạng và một phần ở
phía sau của mặt hoành.
2. Phân chia gan theo đường mạch mật
Dựa vào đường mạch mật trong gan, GS. Tôn Thất Tùng chia gan thành 5 thùy và 8 hạ phân
thùy.
2.1. Phân thùy bên
Ở bên trái khe liên thùy trái, khe này được xác định ở mặt hoành của gan là dây chằng liềm;
phân thùy bên được chia làm 2 hạ phân thùy II và III.
2.2. Phân thùy giữa
Ở bên phải khe liên thùy trái và ở bên trái khe giữa. Khe giữa được xác định tại mặt hoành
của gan bởi một đường từ bờ trái tĩnh mạch chủ dưới đến khuyết túi mật. Tương ứng hạ phân
thùy IV.
2.3. Phân thùy trước
Ở bên phải khe giữa và bên trái khe phải. Khe này được xác định ở mặt hoành của gan bởi
một đường vạch từ bờ phải của tĩnh mạch chủ dưới; theo lá trên của dây chằng vành rồi vòng
xuống song song với bờ phải của gan và cách bờ này 3 khoát ngón tay. Phân thùy trước được
chia thành hai hạ phân thùy V và VIII.
2.4. Phân thùy sau
Ở bên phải khe phải, được chia thành 2 phân thùy VI và VII.
2.5. Phân thùy đuôi
Nằm ở mặt tạng của gan sau cửa gan còn gọi là hạ phân thùy I
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 240

Hình 5. 12. Phân chia gan theo đường mạch mật


V. Mạch và thần kinh
1. Động mạch
Máu nuôi dưỡng cho gan là động mạch gan riêng, là nhánh của động mạch gan chung. Động
mạch gan chung khi tới bờ trái của tĩnh mạch cửa gan thì chia làm 2 nhánh:
- Động mạch vị tá tràng
- Động mạch gan riêng
Động mạch gan riêng chạy ngược lên trước tĩnh mạch cửa giữa 2 lá của mạc nối nhỏ, đến cửa
gan chia làm 2 ngành cùng. Ngành phải to chạy vào gan phải chia các nhánh bên là: động
mạch túi mật, động mạch thuỳ đuôi, động mạch phân thùy trước và động mạch phân thùy sau,
ngành trái chạy vào gan trái phân nhánh cho phân thùy bên, phân thùy giữa và thùy đuôi.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 241
2. Tĩnh mạch cửa

Hình 5. 13. Sơ đồ mạch máu và đường mật trong gan


1. TM chủ dưới 2. ĐM gan riêng 3. TM cửa 4. Ống mật chủ 5. Túi mật

Là một tĩnh mạch chức phận đưa về gan các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc ở ống
tiêu hoá để gan chọn lọc lưu trữ, chế biến và điều hoà. Tĩnh mạch cửa được hợp bởi tĩnh mạch
mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Ngoài ra tĩnh mạch cửa còn nhận các nhánh:
- Tĩnh mạch túi mật.
- Tĩnh mạch vị trái.
- Tĩnh mạch vị phải.
- Tĩnh mạch trước môn vị.
- Tĩnh mạch cạnh rốn.
Tĩnh mạch cửa chạy sang phải và ra trước để vào mạc nối nhỏ cùng với động mạch gan riêng
và ống mật, tạo nên cuống gan; ở cuống gan có động mạch gan riêng bên trái, ống mật chủ
bên phải, ở sau là tĩnh mạch cửa.
Ở cửa gan tĩnh mạch cửa chia làm 2 ngành phải và trái để chạy vào gan phải và gan trái.
Ngành trái còn nhận thêm 2 tĩnh mạch:
+ Tĩnh mạch rốn: đã tắc thành dây chằng tròn.
+ Ống tĩnh mạch đã tắc thành dây tĩnh mạch.
Vòng nối: tĩnh mạch cửa thông với hệ tĩnh mạch chủ bởi các vòng nối:
+ Vòng nối thực quản.
+ Vòng nối trực tràng.
+ Vòng nối quanh rốn.
+ Vòng nối qua phúc mạc nối các tĩnh mạch ruột với các tĩnh mạch chủ dưới.
3. Tĩnh mạch gan
Có 3 tĩnh mạch lớn dẫn máu ở các thùy gan về tĩnh mạch chủ dưới:
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 242
- Tĩnh mạch gan phải.
- Tĩnh mạch gan giữa.
- Tĩnh mạch gan trái.
4. Thần kinh
Gồm 2 nguồn.
- Thần kinh X trái qua mạc nối nhỏ vào cửa gan.
- Từ đám rối tạng chạy dọc theo động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa vào rốn gan.
VI. Đường mật ngoài gan
Mật từ tế bào gan đôt vào các tiểu quản mật sau đó dẫn lưu về các ống mật nỏ hơn, từ các ống
mật tiểu thùy, hạ phân thùy và thùy (đường mật trong gan), sau đó đổ về hai ống gan phải và
gan trái thuộc đường mặt ngoài gan.
Đường mặt ngoài gan gồm có ống gan, ống mật chủ, túi mật và ống túi mật.

Hình 5. 14. Đường mật ngoài gan


1. Đáy túi mật 2. Thân túi mật 3. Cổ túi mật 4. Ống gan phải 5. Ống gan trái
6. Ống gan chung 7. Ống túi mật 8. Ống mật chủ 9. Ống tuỵ chính 10. Bóng gan tụy

1. Ống gan
Gồm có 2 ống gan phải và gan trái, ở cửa gan hai ống này hợp lại thành ống gan chung dài
3cm, đường kính 5mm. Ống gan chung khi đến bờ trên tá tràng cùng với ống túi mật hợp
thành ống mật chủ.
2. Ống mật chủ
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 243
Đi từ bờ trên tá tràng, nơi gặp nhau giữa ống gan chung và ống túi mật rồi chạy sau tụy và đổ
vào nhú tá lớn ở đoạn 2 tá tràng. Trước khi đổ vào nhú tá lớn, ống mật chủ cùng với ống tụy
chính đổ vào một bóng gọi là bóng gan tụy.
Ống mật chủ có 4 đoạn:
+ Trên tá tràng.
+ Sau tá tràng.
+ Sau tụy.
+ Trong thành tá tràng
3. Túi mật
Nằm trong hồ túi mật, có hình quả lê, dài khoảng 8cm, chỗ rộng nhất 3cm, có 3 phần:
- Đáy túi mật: nằm trong khuyết túi mật của bờ dưới gan.
- Thân túi mật: chạy chếch lên trên và sang trái.
- Cổ túi mật: phình ra ở giữa thành 1 bể con, hai đầu cổ túi hẹp, đầu trên gấp vào thân đầu
dưới gấp vào ống túi mật.
4. Ống túi mật
Ở dưới cổ túi mật, dẫn mật từ túi đến ống mật chủ, dài 3cm, đường kính 3mm, niêm mạc ống
túi mật có các nếp xoắn hình xoắn ốc.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 244

RUỘT NON
Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được vị trí, hình thể, kích thước và cấu tạo của ruột non.
2. Mô tả được động mạch mạc treo tràng trên.

Ruột non là phần ống tiêu hoá nằm giữa dạ dày và ruột già từ lỗ môn vị đến van hồi manh
tràng, chiếm phần lớn ổ bụng gồm có 3 phần chính: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Chiều
dài ruột non trung bình là 6,5m, âæåìng kênh nhỏ dần từ khúc ruột đầu đến khúc ruột cuối: tá
tràng khoảng 4cm, hỗng tràng khoảng 3cm và hồi tràng khoảng 2 đến 2,5cm. Ở phần này chỉ
mô tả hỗng tràng và hồi tràng.
I. Vị trí
Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại hình các quai ruột hình chữ U gọi là khúc ruột, có từ 14-16
khúc, mỗi khúc dài từ 20-25cm, phần trên nằm ngang ở bên trái, phần dưới nằm dọc ở bên
phải ổ phúc mạc. Riêng đoạn cuối cùng của ruột non dài khoảng 15cm chạy ngang vào manh
tràng.
II. Liên quan
- Phía trên: Với kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang.
- Phía dưới: Liên quan với trực tràng, bàng quang, caïc taûng sinh dục. Khi các tạng này đầy,
hỗng tràng và hồi tràng được đẩy lên trên. Khi các tạng này xẹp hỗng tràng và hồi tràng lọt
vào các khe giữa các tạng.
- Bên phải với manh tràng và kết tràng lên.
- Bên trái với kết tràng xuống.
- Phía trước với thành bụng qua trung gian của mạc nối lớn.
Giữa hỗng tràng và hồi tràng không có ranh giới rõ rệt. Tuy nhiên có một số điểm khác nhau
để phân biệt.
- Đường kính hỗng tràng lớn hơn hồi tràng.
- Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo nên các nang đơn độc, ở hồi tràng là các mảng bạch huyết.
- Các quai hỗng tràng nằm ngang ở phía trên bên trái, các quai hồi tràng nằm phía dưới bên
phải ổ bụng.
III. Cấu tạo
Hỗng tràng và hồi tràng gồm có 5 lớp từ ngoài vào là:
1. Lớp thanh mạc
Là lớp phúc mạc bao bọc quanh ruột non liên tiếp với 2 lá của mạc treo. Như vậy nơi mạc treo
dính vào ruột non sẽ không có phúc mạc che phủ, đây là điểm yếu khi khâu nối ruột tận - tận.
2. Tấm dưới thanh mạc
Rất mỏng lót dưới lớp thanh mạc.
3. Lớp cơ
Gồm có 2 tầng:
- Tâng cơ dọc, mỏng, ở ngoài.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 245
- Tầng cơ vòng, dày, ở trong.
4. Tấm dưới niêm mạc
Là tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh.
5. Lớp niêm mạc: Gồm có:
- Nếp vòng hay van tràng, có hình liềm chiếm 1/2 hay 2/3 chu vi ruột. Nếp vòng cao khoảng
8mm dày 3mm, nếp vòng có nhiều ở đoạn đầu của hỗng tràng, càng xuống dưới các nếp vòng
nhỏ dần và không còn ở đoạn cuối hồi tràng. Có khoảng 800 nếp vòng, các nếp vòng làm tăng
diện tích hấp thu của ruột non.
- Mao tràng: có ở trên bề mặt của niêm mạc ruột non, mao tràng cao từ 0,5 –1mm. Mao tràng
có nhiệm vụ hấp thu các dưỡng trấp.
- Các nang bạch huyết gồm có:
+ Nang bạch huyết đơn độc: nằm ở tấm dưới niêm mạc ruột.
+ Nang bạch huyết chùm: nằm trong lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, có ở hồi tràng, nhiều
nhất ở đoạn cuối, mỗi nang hình bầu dục dài 1,2 - 7,5cm, rộng từ 1 - 2,5cm.
- Các tuyến ruột: Có ở trên suốt chiều dài của ruột non nằm ở lớp niêm mạc ruột tiết ra dịch
tràng.
Khi chụp X quang có uống thuốc cản quang sau 20-30 phút, khúc hỗng tràng đầu tiên ngấm
thuốc, sau 8 giờ thuốc cản quang qua hết ruột non sang ruột già.
- Ở hỗng tràng thấy hình xương cá do sự sắp xếp của van tràng.
- Ở hồi tràng hình một dãi mờ vì có ít van tràng.

Hình 5. 15. Cấu tạo của hổng tràng và hồi tràng


1. Mạc treo ruột 2. Lớp thanh mạc 3. Tấm dưới thanh mạch 4. Lớp cơ dọc
5. Lớp cơ vòng 6. Lớp dưới niêm mạc 7. Nang bạch huyết đơn độc 8. Niêm mạc

IV. Túi thừa hồi tràng


Túi thừa hồi tràng nếu tồn tại, là di tích của ống noãn hoàng thời kỳ phôi thai dài từ 1-13cm,
trung bình 5 - 6cm nằm ở bờ tự do của hồi tràng cách goïc hồi manh tràng 80cm, đầu túi thừa
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 246
tự do hay dính vào thành bụng ở vùng rốn bằng 1 dãi xơ, có thể gây xoắn ruột. Túi thừa có thể
bị viêm, triệu chứng như viêm ruột thừa.

Hình 5. 16. Túi thừa hồi tràng


V. Mạc treo ruột non
Là nếp phúc mạc nối các quai ruột vào thành bụng sau có chứa các mạch máu đến nuôi dưỡng
ruột.
1. Rễ mạc treo

Hình 5. 17. Rễ mạc treo ruột


1. Phần trên tá tràng 2. Mạc dính kết tràng lên 3. Mạc treo kết tràng ngang 4. Hồng tràng
5. Mạc dính kết tràng xuống 6. Rễ mạc treo ruột 7. Mạc treo kết tàng xích ma
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 247
Dính mạc treo vào thành bụng sau. Rễ mạc treo có hình chữ S dài khoảng 15cm, đi từ góc tá
hỗng tràng (cạnh trái đốt sống TL2) đến góc hồi manh tràng bên phải trước khớp cùng chậu.
Như vậy rễ mạc treo ruột non đi trước và ngang qua: phần ngang tá tràng, động mạch chủ
bụng, tĩnh mạch chủ dưới, cơ thắt lưng, niệu quản và động mạch sinh dục phải. Rễ mạc treo
chia tầng dưới mạc treo kết tràng ngang của ổ phúc mạc thành 2 khu: Bên phải thông với hố
chậu phải, bên trái thông với chậu hông bé.
2. Bờ mạc treo
Là nơi 2 lá của phúc mạc dính vào hỗng và hồi tràng. Tại bờ mạc treo 2 lá phúc mạc cách
nhau từ 7 - 10mm, chiều dài của bờ mạc treo bằng chiều dài của hỗng tràng và hồi tràng, nên
mạc treo gấp lại thành nhiều nếp.
Từ bờ mạc treo đến rễ mạc treo dài từ 12-15cm và giảm dần ở 2 đầu, tại đây rễ và bờ mạc treo
gần nhau.
3. Cấu tạo của mạc treo
Mạc treo có 2 lá phúc mạc sát nhau. Giữa 2 lá có:
- Các nhánh của động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
- Các bạch mạch và chuỗi hạch bạch huyết.
- Các nhánh thần kinh của đám rối mạc treo tràng.
- Tổ chức mỡ.
VI. Mạch máu và thần kinh
1. Động mạch mạc treo tràng trên
Là động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng ruột non, 1 phần tụy và ruột già. Động mạch mạc
treo tràng trên phát sinh từ động mạch chủ bụng ở phía dưới động mạch thân tạng khoảng
1cm, ngang mức cột sống TL1. Động mạch dài khoảng 25cm, đi thẳng từ phía sau tụy, qua
mõm móc và trước phần ngang của tá tràng vào rễ mạc treo và chạy trong mạc treo đến hố
chậu phải nằm ở phía trái và hơi về sau so với tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
1.1. Phân đoạn
Động mạch được chia làm 4 đoạn liên quan với các tạng.
1.1.1. Đoạn sau tụy
Dài từ 4-5cm, động mạch nằm giữa động mạch chủ bụng ở phía sau và tụy ở phía trước,
chung quanh là một tứ giác tĩnh mạch.
Ở sau phúc mạc: bên phải là tĩnh mạch chủ dưới, phía dưới là tĩnh mạch thận trái.
Ở trước phúc mạc. Bên trái là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới phía trên là thân tĩnh mạch lách.
1.1.2. Đoạn trên và trước tá tràng
- Phía trên là eo tụy.
- Bên phải là tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
- Bên trái là phần lên tá tràng.
- Phía sau là mõm móc tụy và phần ngang tá tràng.
1.1.3. Đoạn trong rễ mạc treo
Động mạch đi giữa rễ mạc treo ruột non, liên quan:
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 248
- Phía sau với khe giữa động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ. dưới.
- Phía trước với các quai ruột.
1.1.4. Đoạn trong mạc treo
Động mạch đi vào giữa 2 lá mạc treo ruột non theo 1 đường cong lồi sang trái và phân ra
nhiều nhánh. Đoạn này rất đi động.
1.2. Nhánh bên
Động mạch phân chia các nhánh bên.
1.2.1. Động mạch tá tụy dưới: nuôi tá tụy.
1.2.2. Các động mạch hỗng tràng và hồi tràng
Có khoảng 12 đến 20 nhánh phát sinh từ bên trái động mạch mạc treo tràng trên đi song song
với nhau đến ruột non, có 2 nhóm: Nhóm trên đi vào các quai hỗng tràng, nhóm dưới đi vào
các quai hồi tràng.
Mỗi động mạch ruột sau khi đi vào giữa 2 lá mạc treo chia làm 2 nhánh lên và xuống. Nhánh
lên của động mạch dưới nối với nhánh xuống của động mạch trên tạo nên cung mạch thứ
nhất, từ cung này lại chia ra 2 nhánh cung mạch thứ 2, 3, 4 hoặc 5. Từ cung động mạch cuối
cùng có những nhánh chạy thẳng đến ruột.
-Các quai ruột đầu chỉ có 1 cung mạch, động mạch thẳng dài và to.
- Các quai ruột giữa có 1 – 5 cung mạch.
-Các quai ruột cuối ít cung mạch, động mạch thẳng ngắn và mảnh.
1.2.3. Động mạch hồi kết tràng
Sinh ra từ bờ phải của động mạch mạc treo tràng trên đến vùng manh tràng chia làm 5 nhánh.
- Động mạch lên nối với nhánh xuống của động mạch kết tràng phải.
- Động mạch manh tràng trước.
- Động mạch manh tràng sau.
- Động mạch ruột thừa đi phía sau hồi tràng đến bờ tự do của mạc treo ruột thừa
- Động mạch ruột thừa, đi dọc theo hồi tràng để nối với nhánh tận của động mạch mạc treo
tràng trên tạo nên 1 cung vô mạch Trèves.
1.2.4. Động mạch kết tràng phải
Đi đến góc phải của kết tràng chia làm 2 nhánh lên và xuống. Nhánh xuống nối với nhánh lên
của động mạch lên, nhánh lên nối với nhánh phải của động mạch kết tràng giữa.
1.2.5. Động mach kết tràng giữa
Chia ra làm 2 nhánh phải và trái nối với động mạch kết tràng phải và động mạch kết tràng trái
tạo nên cung mạch Riolan đi song song với kết tràng ngang.
Động mạch mạc treo tràng trên có các nhánh nối.
- Nối với động mạch thân tạng: do các nhánh tá tụy dưới nối với các nhánh của động mạch tá
tụy trên thuộc động mạch vị tá tràng.
- Nối với động mạch mạc treo tràng dưới: qua động mạch kết tràng giữa với động mạch kết
tràng trái.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 249

Hình 5. 18. Động mạch mạc treo tràng trên


1. ĐM kết tràng giữa 2. ĐM kết tràng phải 3. ĐM hồi kết tràng
4. ĐM mạc treo tràng trên 5. Các ĐM hỗng tràng và hồi tràng

2. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên


Nhận máu từ các tĩnh mạch:
- Các tĩnh mạch hỗng tràng và hồi tràng.
- Tĩnh mạch hồi kết tràng.
- Tĩnh mạch tá tụy.
- Tĩnh mạch tụy.
- Tĩnh mạch kết tràng phải.
- Tĩnh mạch kết tràng giữa.
3. Bạch huyết
Bạch huyết của ruột non được dẫn theo một hệ thống gồm 2 chuỗi hạch chính:
- Chuỗi hạch mạc treo tràng trên.
- Chuỗi hạch hồi kết tràng.
4. Thần kinh
Ruột non được chi phối vận động bởi thần kinh tự động phát xuất từ đám rối thân tạng và đám
rối mạc treo tràng trên,. Các sợi thần kinh này đi cùng động mạch để đến ruột. Các sợi cảm
giác đi theo các dây thần kinh tạng để vào tủy gai.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 250

RUỘT GIÀ
Mục tiêu bài giảng
1. Trình bày được đặc điểm, hình thể ngoài các phần của ruột già.
2. Mô tả được cấu tạo của ruột già.
3. Mô tả được mạch máu và hệ bạch huyết của ruột già.

Ruột già là phần cuối của ống tiêu hoá nối từ hồi tràng đến hậu môn, gồm có 4 phần: manh
tràng, kết tràng, trực tràng và ống hậu môn.
I. Vị trí, kích thước và hình thể ngoài
1. Vị trí và kích thước
Ruột già hình chữ U ngược vây quanh ruột non từ phải sang trái gồm có:
- Manh tràng và ruột thừa.
- Kết tràng lên
- Góc kết tràng phải
- Kết tràng ngang
- Góc kết tràng trái
- Kết tràng xuống
- Kết tràng xích ma
- Trực tràng
- Ống hậu môn
Ruột già dài từ 1,4 đến 1,8m bằng 1/4 chiều dài của ruột non. Đường kính manh tràng từ 6 -
7cm và giảm dần đến đại tràng xích ma. Ở trực tràng có đoạn phình to ra gọi là bóng trực
tràng.
2. Hình thể ngoài
Trừ trực tràng, ruột thừa và ống hậu môn hình thể ngoài của ruột già có những đặc điểm như
sau:
- Có 3 dãi cơ dọc: từ manh tràng đến kết tràng xích ma do các lớp cơ dọc tập trung lại: 1 dãi ở
phía trước, 1 dãi ở phía sau trong và 1 dãi ở phía sau ngoài.
- Có túi phình kết tràng: là những túi nằm giữa các dãi cơ dọc, cách nhau bởi những chỗ thắt
ngang.
- Các túi thừa mạc nối: Là những túi phúc mạc nhỏ có mỡ, bám vào các dãi cơ dọc trong đó
có 1 nhánh động mạch, do đó khi thắt có thể gây hoại tử ruột.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 251

Hình 5. 19. Ruột già


1. Manh tràng 2. Kết tràng lên 3. Kết tràng ngang 4. Hỗng tràng
5. Kết tràng xuống 6. Hồi tràng 7. Kết tràng xích ma 8. Trực tràng 9. Ruột thừa

II. Các phần của ruột già


1. Manh tràng và ruột thừa
Hình dạng:
- Manh tràng có hình túi cùng nằm ở phía dưới van hồi manh tràng (van Bauhin). Có 4 mặt :
trước, sau, trong, ngoài, đáy tròn ở phía dưới, phía trên liên tiếp với kết tràng lên.
-Ruột thừa hình ống hay hình con giun dài khoảng 8cm, thông với manh tràng qua 1 lỗ được
đậy 1 van gọi là van ruäüt thæìa (Gerlach). Ruột thừa do phần đầu của manh tràng thoái hoá
tạo thành.
1.1. Vị trí
-Manh tràng: bình thường nằm ở hố chậu phải, manh tràng có thể ở cao hay thấp trong chậu
hông do sự quay bất thường của ruột lúc phôi thai.
-Ruột thừa: Gốc dính vào mặt sau trong của manh tràng, dưới góc hồi manh tràng từ 2 - 3cm,
nơi tụ lại của 3 dãi cơ dọc. Đầu và thân của ruột thừa có thể thay đổi theo từng vị trí: trong
chậu hông sau manh tràng, sau kết tràng hay dưới gan.
1.2. Liên quan
Manh tràng và ruột thừa là một khối liên quan chặt chẽ với nhau. Manh tràng nằm trước thành
bụng sau, trước cơ thắt lưng chậu, phía trong có hồi tràng.
Ruột thừa tuy có gốc dính vào mặt sau manh tràng nhưng vị trí thường thay đổi so với manh
tràng: ruột thừa bình thường nằm ở phía trong manh tràng, ngoài các quai ruột non trước
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 252
thành bụng sau. Gốc của ruột thừa đối chiếu lên thành bụng vùng hố chậu nằm ở điểm giữa
đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên, điểm này gọi là điểm Mac Burney.
2. Kết tràng lên
Dài 8 - 15cm tiếp theo manh tràng chạy lên trên dọc theo bên phải ở phúc mạc đến mặt tạng
của gan. Tại đây kết tràng cong sang trái tạo nên góc kết tràng phải nằm ở hạ sườn phải sau
sụn sườn IX.
3. Kết tràng ngang
Dài trung bình 50cm từ góc kết tràng phải đến phía dưới lách và cong xuống dưới tạo nên góc
kết tràng trái.
4. Kết tràng xuống
Dài từ 25 - 30cm từ góc kết tràng trái chạy xuống dưới theo dọc bên trái ổ phúc mạc đến mào
chậu cong lõm sang phải đến bờ trong cơ thắt lưng nối với kết tràng xích ma.
5. Kết tràng xích ma
Dài khoảng 40cm, tiếp theo kết tràng xuống đến phía trước đốt sống cùng 3.
6. Trực tràng
Dài khoảng 12-15cm, phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, nhìn phía trước trực tràng
thẳng, nhìn nghiêng trực tràng cong theo chiều cong của xương cuìng cụt. Trực tràng nằm
trước các xương cùng. Ở nam, trực tràng nằm sau bàng quang. Ở nữ, trực tràng nằm sau tử
cung và thành sau âm đạo.
7. Ống hậu môn
Từ góc đáy chậu của trực tràng, đi xuyên qua hoành chậu hông và tận cùng ở hậu môn.
III. Liên quan với phúc mạc
1. Phúc mạc manh tràng và ruột thừa
- Manh tràng được bọc hoàn toàn bởi phúc mạc, nên manh tràng là phần di động.
- Ruột thừa: Có mạc treo gắn ruột thừa vào hồi tràng, giữa hai lá mạc treo ruột thừa có động
mạch ruột thừa ở bờ tự do.
2. Mạc treo kết tràng lên
Dính vào thành bụng sau tạo nên mạc dính kết tràng phải.
3. Mạc treo kết tràng xuống
Dính vào thành bụng sau tạo nên mạc dính kết tràng traïi đi từ góc kết tràng trái xuống ụ nhô
theo bờ trong cơ thắt lưng trái.
4. Mạc treo kết tràng ngang
Là giới hạn dưới của hậu cung mạc nối. Rễ mạc treo chạy ngang từ góc kết tràng phải sang
góc kết tràng trái, chia ổ bụng thành 2 tầng: trên và dưới mạc treo kết tràng ngang.
IV. Cấu tạo và hình thể trong
Nhìn chung ruột già từ ngoài vào trong có 5 lớp
- Lớp thanh mạc tạo bởi lá tạng của phúc mạc có túi thừa mạc nối.
- Tấm dưới thanh mạc.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 253
+ Lớp ngoài là cơ dọc, phần lớn cơ dọc tập trung tạo thành 3 dãi cơ dọc. Giữa 3 dài lớp cơ
dọc rất mỏng.
+ Lớp trong là cơ vòng.
- Tấm dưới niêm mạc: là tổ chức liên kết có nhiều mạch máu và thần kinh.
- Lớp niêm mạc: lớp niêm mạc của kết tràng không có nếp vòng và mao tràng, chỉ có những
nếp bán nguyệt. Có nhiều nang bạch huyết đơn độc.
Ngoài cấu tạo chung của ruột già nêu trên, mỗi phần của ruột già còn có những cầu tạo riêng:
- Giữa hồi tràng và manh tràng có 1 van gồm 2 lá: lá trên và lá dưới gọi là van hồi manh tràng
(van Bauhin).
- Ruột thừa đổ vào manh tràng qua 1 lỗ, lỗ được đậy bởi 1 van gọi là van Gerlach. Thành ruột
thừa dày, ruột thừa có nhiều nang bạch huyết chùm.
- Trực tràng: được phúc mạc che phủ phần trên, phần dưới trực tràng không có phúc mạc che
phủ. Bên trong trực tràng có 3 nếp niêm mạc nhô lên tạo thành 3 nếp ngang hình lưỡi liềm:
trên, giữa và dưới. Còn ở ống hậu môn lớp niêm mạc được nối phần da của hậu môn. Ranh
giới ở hai phần này là đường lược, ở trên đường lược niêm mạc tạo thành các cột lồi vào lòng
hậu môn là cột hậu môn, các cột nối liền nhau ở đáy bằng các nếp niêm mạc là van hậu môn.
Khoảng giữa các cột tạo thành các túi là các xoang hậu môn, nơi đây có miệng đổ vào của các
tuyến hậu môn, khi bị viêm nhiễm gây nên áp xe và là nguyên nhân của dò hậu môn.
V. Mạch máu và thần kinh
1. Động mạch

Hình 5. 20. Động mạch mạc treo tràng dưới


1. ĐM mạc treo tràng dưới 2. ĐM kết tràng trái 3. Các ĐM kết tràng xích-ma 4. ĐM trực tràng trên

Kết tràng trái được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 254
Động mạch mạc treo tràng dưới tách ra từ động mạch chủ bụng ngang mức đốt sống thắt lưng
3 phía trên vị trí phân đôi của động mạch chủ bụng 5cm. Động mạch đi xuống và sang trái
trong mạc treo kết tràng xuống và tận cùng ở ngang mức đốt sống cùng 3.
Động mạch mạc treo tràng dưới dài khoảng 4,2cm (đo từ nguyên uỷ đến chỗ phân nhánh đầu
tiên), đường kính khoảng 3,3mm.
Động mạch có các nhánh bên:
- Động mạch kết tràng trái: đi lên trên và sang trái chia làm 2 nhánh. Nhánh lên nối với động
mạch kết tràng giữa, nhánh xuống nối với động mạch kết tràng xích ma.
-Các động mạch kết tràng xích ma: có từ 2-4 nhánh nối với nhau.
-Động mạch trực tràng trên: nối với động mạch xích ma và động mạch trực tràng giữa.
2. Tĩnh mạch
-Nhận máu từ kết tràng phải gồm có các nhánh đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
-Nhận máu từ kết tràng xuống và kết tràng xích ma gồm có các đám rối tĩnh mạch đổ về tĩnh
mạch mạc treo tràng dưới.
3. Bạch huyết
- Kết tràng phải: có 4 nhóm bạch huyết.
+ Nhóm nằm sát kết tràng.
+ Nhóm nằm dọc theo cung động mạch.
+ Nhóm trung gian dọc theo các động mạch.
+ Nhóm chính nằm ở gốc các động mạch.
-Kết tràng trái: có 2 dòng bạch huyết:
+ Dòng trên: theo động mạch kết tràng trái đi về chuỗi hạch chính gần gốc động mạch mạc
treo tràng dưới.
+ Dòng dưới: Đi theo tĩnh mạch mạc treo tràng dưới và đi về các hạch sau tụy.
4. Thần kinh
Ruột già được chi phối bởi các sợi thần kinh tự động và thần kinh cảm giác. Các sợi thần kinh
này xuất phát từ các đám rối thân tạng, mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới; phần xa
của kết tràng được chi phối bởi các sợi thần kinh xuất phát từ đám rối hạ vị dưới.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 255
Câu hỏi ôn tập

1. Mô tả vị trí, các phần của dạ dày


2. Mô tả hình thể ngoài và liên quan của dạ dày
3. Vòng mạc bờ cong vị nhỏ và vị lớn
4. Mô tả chức năng, vị trí hình thể ngoài và liên quan của lách.
5. Mô tả động mạch và tĩnh mạch lách.
6. Mô tả vị trí, hình thể ngoài của khối tá tụy.
7. Mô tả liên quan cấu tạo và hình thể trong của khối tá tụy.
8. Mạch máu nuôi dưỡng tá tụy.
9. Mô tả hình thể ngoài của gan
10. Mô tả các dây chằng và các phương tiện cố định gan.
11. Mô tả mạch máu của gan.
12. Mô tả phân thùy gan theo đường mật.
15. Mô tả đường mật ngoài gan.
16. Mô tả vị trí, hình thể, kích thước và cấu tạo của ruột non.
17. Mô tả đường đi và liên quan của động mạch mạc treo tràng trên.
18. Nhánh bên của động mạch mạc treo tràng trên
19. Kể tên các thành phần mà rể mạc treo băng qua
20. Trình bày đặc điểm, hình thể ngoài các phần của ruột già.
21. Cho biết những yếu tố phân biệt giữa ruột non và ruột già
22. Mô tả cấu tạo của ruột già.
23. Mô tả mạch máu của ruột già.
24. Mô tả bạch huyết và thần kinh chi phối ruột già
25. Mô tả cấu tạo ống hậu môn.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 256

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học. Tập II. Nhà xuất bản Y học 1993.
2. Abrahams,&Nbspsandy C. Marks,&nbspRalph T. Hutchings. McMinn's Color Atlas of
Human Anatomy . Peter H. Publisher: Mosby, 2002.
3. Anne MR Agur,&nbspArthur F Dalley. Grant's Atlas of Anatomy, Publisher: Lippincott
Williams & Wilkins, 2004.
4. Barry Bogin, M.A., Ph.D. Human Growth and Development. Copyright © 2002
Elsevier inc.
5. Elaine N. Marieb, Katja Hoehn. Human Anatomy & Physiology, 7th Ed, Benjamin
Cummings. 2006.
6. Faller. The Human Body. Copyright © 2004 Thieme.
7. Feneis. Pocket Atlas of Human Anatomy. 4th edition., © 2000 Thieme.
8. Frank H. Netter. Atlas of human anatomy Copyright © 2007 by Elsevier (Singapore).
9. Harold-Elli. Clinical Anatomy, Arevision and applied anatomy for clinical students .
Seleventh Edition. 2006 Harold Ellis Published by Blackwell Publishing Ltd.
10. Henry Gray. Anatomy of the Human Body. 20 th edition. New York : Bartleby.Com,
2000.
11. J.M. Debois.The Anatomy and Clinics of Metastatic Cancer. ©2002 Kluwer Academic
Publishers.
12. John E. Skandalakis, Gene L. Colborn, Thomas A. Weidman, Roger S. Foster, Jr.,
Andrew N. Kingsnorth, Lee J. Skandalakis, Panajiotis N. Skandalakis, Petros S. Mirilas
Skandalakis' Surgical Anatomy . 2004
13. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F. Clinically Oriented Anatomy, 5th Edition
Copyright ©2006 Lippincott Williams & Wilkins.
14. Richard Drake,&nbspWayne Vogl,&nbspAdam Mitchell. Gray's Anatomy for
Students, 2004. Copyright © 2007 Elsevier inc
15. Saladin. Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function, Third Edition . ©
The McGraw−Hill Companies, 2003.
16. Seeley−Stephens−Tate. Anatomy and Physiology Sixth Edition,: © The McGraw−Hill
Companies, 2004.
17. Sobotta. Atlas of human anatomy. Rpotz and pabst, Editors. 12 th english Edition –
translated by Anna N. Taylor
18. Stanley Monkhouse Ma,Mb, BChir, PhD. Cranial Nerves Functional Anatomy. ©
Cambridge University Press,2006.
19. Susan Standring. Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice 39 ed
Publisher: Churchill Livingstone, 2004.
20. The Federative Committee on Anatomical Terminology. Terminologia Anatomica,
International Anatomical Terminology, George Thieme Verlag. 1998.
21. Valerie C. Scanlon, PhD. Essentials of Anatomy and Physiology. Copyright © 2007 by
F. A. Davis Company.
22. Van De Graaff. Human Anatomy, Sixth Edition.. © The McGraw−Hill Companies,
2001.
23. Walter C. Hartwig Ph.D Fundamental Anatomy, 1st Edition Copyright A©2008
Lippincott Williams & Wilkins.
Chương 5. Hệ Tiêu hóa 257

MỘT SỐ TRANG WEB TRƯỜNG Y KHOA VIỆT NAM


1. Trường Đại học Y Hà Nội
2. Trường Đại học Y Dược Huế
3. Trường Đại Học Y dược TP. Hồ Chí Minh
4. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

MỘT SỐ TRANG WEB VỀ GIẢI PHẪU HỌC


1. Atlas of Human Anatomy
2. Atlas of Human Anatomy in Cross Section
3. Gray's Anatomy
4. Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation
5. The Columbia Virtual Body
6. WebAnatomy at Minnesota
7. Whitaker - Instant Anatomy

You might also like