Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ 1: ESTE – CHẤT BÉO

I. Este
1. Gọi tên các este: HCOOCH3, CH3COOC2H5, C2H5COOC2H3, C2H3COOCH3, C2H3COOC6H5
2. Viết CTCT các chất mạch hở có CTPT là C2H4O2
3. Ứng với CTTQ C4H8O2
a) Có bao nhiêu đồng phân axit (tác dụng với Na, NaOH)
b) Có bao nhiêu đồng phân este (không tác dụng với Na, tác dụng với NaOH)
c) Có bao nhiêu đồng phân đơn chức (tác dụng với NaOH)
4. Chất X có CTPT C8H8O2. Hãy cho biết
a) X có bao nhiêu đồng phân là este chứa vòng benzen
b) X có bao nhiêu đồng phân là este của phenol (tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2)
5. Nêu trạng thái, tính tan, mùi, ứng dụng của este
6. Tại sao nhiệt độ sôi của axit hữu cơ > ancol > este có cùng số nguyên tử cacbon
7. Viết công thức và tên gọi este
a) Có mùi chuối chín
b) Có mùi hoa nhài
c) Có mùi dứa
8. Viết PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có)
a) CH3COOCH2CH3 + NaOH 
b) CH3COOCH=CH2 + NaOH 
c) CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH 
d) CH3COOC6H5 + NaOH 
e) CH3COOCH2C6H5 + NaOH 

f)

g)

h)
i) RCOOR’COOR” + NaOH
9. Phân biệt các este sau bằng phương pháp hóa học: HCOOR, CH3COOCH=CH2, CH3COOC2H5
10. Nêu sự khác nhau giữa thủy phân este trong môi trường axit và thủy phân este ở môi trường bazơ.
11. Nêu quan hệ mol CO2, H2O khi đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở
II. Chất béo (triglixerit/triaxyl glixerol)
12. Nêu khái niệm, các loại lipit
13. Nêu khái niệm axit béo ? Viết công thức, tên gọi, PTK các axit béo thường gặp
14. Nêu khái niệm chất béo? Viết CTCT chất béo trong các trường hợp sau:
a) Chứa 3 gốc axit khác nhau R1COOH, R2COOH, R3COOH,
b) Chứa 2 gốc axit khác nhau R1COOH, R2COOH,
16. Thành phần của dầu mỡ động thực vật và dầu mỡ bôi trơn máy khác nhau như thế nào
17. Nêu trạng thái, tính tan, khối lượng riêng, ứng dụng của chất béo
18. Viết PTHH
a) Đun tripanmitin với dung dịch H2SO4 loãng
b) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH
c) Đun nóng triolein với H2 dư (có xúc tác Ni)
d) Cho trilinolein tác dụng với dung dịch Br2 dư
19. Tại sao dầu mỡ động thực vật để lâu ngày thường có mùi hôi, khét
20. Nêu sự khác nhau về phản ứng thuy phân chất béo trong môi trường axit và môi trường bazơ
21. Đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, H2SO4 đặc và 2 loại axit béo thì thu được tối đa bao nhiêu loại chất béo
CHỦ ĐỀ 2: CACBOHIĐRAT
I. Glucozơ
1. Glucozơ có nhiều trong quả chín (đặc biệt là ……………...), có khoảng …….% trong mật ong và khoảng
…….% trong máu người.
2. Nêu trạng thái, màu sắc, vị, tính tan, ứng dụng của glucozơ
3. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở hay mạch vòng. Viết CTCT dạng mạch hở của glucozơ
4. Viết PTHH, gọi tên các chất hữu cơ thu được trong các thí nghiệm sau:
a) Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2
b) Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
c) Glucozơ tác dụng với H2 (Ni, t0)
d) Glucozơ lên men rượu
5. Nêu thí nghiệm chứng minh các đặc điểm cấu tạo mạch hở của glucozơ
a) Glucozơ có 6 nguyên tử C, mạch không nhánh
b) Glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề
c) Glucozơ có 5 nhóm OH
d) Glucozơ có nhóm CHO
II. Fructozơ
6. Fructozơ có nhiều trong quả chín (đặc biệt là ……………...) và có khoảng …….% trong mật ong.
7. Nêu trạng thái, màu sắc, vị, tính tan của fructozơ
8. Fructozơ tồn tại ở dạng mạch hở hay mạch vòng. Viết CTCT dạng mạch hở của fructozơ. Fructozơ có thể
chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường nào
9. Tại sao fructozơ và glucozơ
a) Đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam
b) Đều tác dụng với H2 (Ni, t0) tạo sobitol
c) Đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng tạo amoni gluconat và giải phóng 2Ag
d) Có thể phân biệt được bằng dung dịch Br2
III. Saccarozơ
10. Nêu các loại thực vật có nhiều saccarozơ
12. Nêu trạng thái, màu sắc, vị, tính tan, ứng dụng của saccarozơ
13. Saccarozơ được cấu tạo từ những gốc nào, có cấu tạo mạch hở hay mạch vòng
14. Viết PTHH
a) Cho saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2
b) Đun nóng saccarozơ với dung dịch H2SO4 loãng
15. Thủy phân a mol saccarozơ trong dung dịch H 2SO4 loãng thu được dung dịch X. Trung hòa H 2SO4 bằng dung
dịch NaOH sau đo thực hiện phản ứng tráng gương thu được m gam bạc.
a) Viết sơ đồ phản ứng
b) Lập biểu thức tính m theo a
IV. Tinh bột
16. Nêu các loại thực vật chứa nhiều tinh bột
17. Nêu trạng thái, màu sắc, tính tan, ứng dụng của tinh bột
18. Viết PTHH tạo thành tinh bột trong cây xanh
19. Nêu cấu tạo của tinh bột. Nêu sự khác nhau giữa amilozơ và amilopectin trong tinh bột
20. Nêu hiện tượng khi
a) Đun nóng tinh bột với dung dịch HCl loãng
b) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào lát cắt củ khoai (hoặc chuối xanh), đun nóng, rồi để nguội
21. Viết sơ đồ chuyển hóa tinh bột trong cơ thể
V. Xenlulozơ
22. Nêu các loại thực vật chứa nhiều xenlulozơ
23. Nêu trạng thái, màu sắc, tính tan của xenlulozơ.
24. Nêu ứng dụng của xenlulozơ, xenlulozơ trinitrat, xenlulozơ axetat
25. Nêu cấu tạo của xenlulozơ. Nêu sự khác nhau về cấu tạo của xenlulozơ và tinh bột
26. Viết PTHH
a) Đun nóng bông trong dung dịch H2SO4 70%
b) Điều chế xenlulozotrinitrat.
VI. Tổng hợp về cacbohiđrat
27. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ ….(1)……và đều có nhiều nhóm chức…..(2)……Khi đốt cháy đều có
đặc điểm….(3)……Khi gặp H2SO4 đặc thì đều bị ….(4)…….
28. Monosaccarit gồm …..(1)…..và chúng là…..(2)…….của nhau. Đisaccarit gồm …..(3)…..và chúng là…..(4)
…….của nhau. Polisaccarit gồm…..(5)…..và chúng……(6)……của nhau
29. Cho các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
a) Trong tự nhiên, các chất trên có ở đâu
b) Chất nào tan trong nước ở điều kiện thường
d) Chất nào có phản ứng tráng gương
e) Chất nào có phản ựng cộng H2
f) Chất nào có phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc enzim
g) Chất nào hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
h) Chất nào có phản ứng màu với iot
30. Cho biết PTK của các chất: glucozơ, fructozơ, sobitol, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, xenlulozơ trinitrat

CHỦ ĐỀ 3: AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT - PROTEIN


I. Amin no, đơn, hở
1. Viết CTPT, CTCT, tên, bậc các amin có PTK bằng 31, 45, 59
3. Nêu trạng thái, mùi, tính tan của các amin có 1-3C. Tại sao khói thuốc lá rất độc hại
4. Nêu các công thức làm BT
a. amin tác dụng với axit
b. đốt cháy amin
5. Đề xuất phương pháp hóa học để giải quyết 2 vấn đề sau:
a) Rửa lọ đựng anilin
b) Khử mùi tanh ở cá, đặc biệt là cá mè (do chứa nhiều trimetyl amin gây ra)
6. So sánh tính bazơ các chất: Natri hidroxit, metylamin, etylamin, amoniac, phenylamin, điphenylamin
II. Amin thơm (anilin)
7. Viết CTCT, tên gọi khác, PTK của anilin ?
8. Viết CTCT các chất có công thức C7H9N và chứa vòng benzen
9. Nêu trạng thái, màu sắc, tính tan, khối lượng riêng của anilin
10. Viết PTHH
a) Nhỏ dung dịch Br2 vào anilin
b) Cho anilin vào nước, nhỏ tiếp dung dịch HCl vào rồi lắc, sau đó tiếp tục nhỏ dung dịch NaOH
11. So sánh anilin và phenol về các mặt sau:
a) Trạng thái, màu sắc, hiện tượng khi để trong không khí
b) Tính axit/bazơ
c) Tính tan
d) Tác dụng với dung dịch Br2
III. Aminoaxit
12. Nêu khái niệm amino axit. Viết CTTQ của amino axit và amino axit no, mạch hở, có 1NH 2 và 1COOH
13. Viết CTPT, CTCT, tên gọi, PTK các amino axit có kí hiệu Gly, Ala, Val, Glu, Lys
14. Có bao nhiêu đồng phân amino axit ứng với công thức C3H7NO2
15. Trong dung dịch, các amino axit tồn tại ở dạng phân tử hay ion lưỡng cực
16. Nêu trạng thái, tính tan, nhiệt độ nóng chảy của amino axit
17. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch glyxin, axit glutamic, lysin bằng một thuốc thử
18. Viết PTHH
a) Glyxin X1 Y1
b) Alanin X2 Y2
c) Cho glyxin tác dụng với CH3OH có mặt HCl bão hòa
d) Trùng ngưng axit ɛ - aminocaproic
e) Trùng ngưng axit ɷ - aminoenantoic
IV. Peptit
20. Nêu các khái niệm: Liên kết peptit, peptit, oligopeptit, polipeptit, amino axit đầu N, amino axit đầu C
21. Cho peptit X là Gly-Ala-Val
b) Viết các đồng phân khác của X
c) Tính PTK của X
d) Viết CTPT của X
22. Nêu cách phân biệt Gly-Ala với Gly-Ala-Val
23. Phản ứng thủy phân peptit xảy ra trong môi trường nào. Viết sơ đồ phản ứng:
a) Thủy phân peptit tạo ra các amino axit
b) Thủy phân peptit trong dung dịch HCl
c) Thủy phân peptit trong dung dịch NaOH
24. Đun nóng X loại α – amino axit thu được bao nhiêu peptit có n gốc. Trong số đó có bao nhiêu peptit có n gốc
hoàn toàn khác nhau
V. Protein
25. Nêu các khái niệm: protein, protein đơn giản (cho ví dụ), protein phức tạp (cho ví dụ)
26. Trong tự nhiên protein có ở những loại thức ăn nào.
27. Sự đông tụ protein là gì và xảy ra trong điều kiện nào, cho ví dụ.
28. Nêu các tính chất hóa học của protein ? Nêu hiện tượng khi thực hiện các thí nghiệm:
a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 sau đó cho tiếp lòng trắng trứng
b) Cho HNO3 đặc vào lòng trắng trứng

CHỦ ĐỀ 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME


I. Đại cương polime
1. Nêu khái niệm polime ? Ý nghĩa các thành phần trong công thức polime (-A-)n ?
3. Lấy ví dụ về
a) Polime thiên nhiên
b) Polime bán tổng hợp
c) Polime tổng hợp
4. Lấy ví dụ về
a) Polime mạch phân nhánh
b) Polime mạch không gian
c) Polime mạch không nhánh
5. Lấy ví dụ về
a) Tơ thiên nhiên
b) Tơ hóa học
6. Lấy ví dụ về
a) Polieste
b) Poliamit
7. Nêu bản chất hóa học của sợi bông, len, tơ tằm. Tại sao vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng khi ngâm, giặt trong xà
phòng có tính kiềm
8. So sánh trùng hợp và trùng ngưng về
a) Bản chất phản ứng
b) Điều kiện của monome tham gia phản ứng
c) Khối lượng của polime so với monome
II. Vật liệu polime
9. Viết PTHH điều chế
a) Các loại chất dẻo: PE, PVC, PMM
b) Các loại tơ: Tơ capron, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6, tơ lapsan, tơ olon (tơ nitron)
c) Các loại cao su: Cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isopren
10. Các chất sau là chất dẻo, cao su hay tơ. Chúng được điều chế bằng trùng hợp hay trùng ngưng
a) Poli etilen
b) Poli(vinyl clorua)
c) Poli(metyl metacrylat)
d) Poli(phenol-fomanđehit)
e) Policaproamit
f) Poli(hexametylen ađipamit)
g) Poli(etylen terephtalat)
h) Poliacrilonitrin
i) Polibutađien
k) Poli(butađien – stiren)
l) Poli(butađien – acrilonitrin)
n) Poliisopren
11. Nêu ứng dụng của: PE, PVC, PMM, novolac, tơ nitron, tơ nilon-6,6
12. Nêu đặc tính của cao su lưu hóa, cao su buna - S, cao su buna - N
13. Viết công thức tính PTK của PE, PVC, PMM, tơ nilon – 6, tơ nilon -6,6, cao su thiên nhiên ?

You might also like