BT VL

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM


1.1. Hình bên cho đồ thị chuyển động của vật A (I) và một vật B
(II). Hỏi:
a. Hai vật có khởi hành cùng lúc và tại cùng một địa điểm hay
không?
b. Chuyển động của hai vật đó là chuyển động gì? Tính vận tốc
(hay vận tốc trung bình) của mỗi vật.
c. Sau bao lâu vật A đuổi kịp vật B?
d. Quãng đường mỗi vật đi được từ lúc khởi hành tới lúc gặp
nhau?
1.2. Trên đường thẳng AB, cùng một lúc xe thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc 40 km/h, xe
thứ hai từ B đi cùng chiều với vận tốc 30 km/h. Biết AB = 20 km. Lập phương trình chuyển động
của mỗi xe với cùng một hệ qui chiếu.
1.3. Lúc 7 h, một người ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h đuổi theo một người ở B
đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Biết AB = 18 km.
a/ Viết phương trình chuyển động của hai người.
b/ Người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ? Ở đâu?
1.4. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì hãm tốc độ chuyển động chậm
dần đều. Sau 25 s nó đạt vận tốc 36 km/h. Tính:
a. Gia tốc của xe.
b. Vận tốc của xe ở thời điểm sau khi hãm tốc độ được 30 s.
c. Quãng đường ô tô đi được trong 30 s đó.
1.5. Phương trình cơ bản của một vật chuyển động thẳng là: x = 6t2 - 18t + 12 (cm; s)
Hãy xác định:
a. Gia tốc của chuyển động và cho biết tính chất của chuyển động.
b. Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2 s.
c. Tọa độ của vật khi nó có vận tốc v = 36 cm/s.
d. Độ dời của vật trong khoảng thời gian t = 1s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
1.6. Một người đi xe đạp vận tốc không đổi v1 = 16,2 km/h khi ngang qua một ô tô thì ô tô bắt đầu
chuyển bánh cùng chiều với người đi xe đạp với gia tốc a = 0,4 m/s2. Chọn gốc tọa độ là vị trí ô tô
bắt đầu chuyển bánh, chiều dương là chiều chuyển động của hai xe, gốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu
chuyển động. Hỏi:
a/ Sau bao lâu ô tô đuổi kịp người đi xe đạp.
b/ Vận tốc của ô tô và tọa độ lúc hai xe gặp nhau.
1.7. Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh và trong thời gian đó xe chạy
được 120 m. Tìm vận tốc của xe lửa lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe lửa.
1.8. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 18 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu
chuyển động nhanh dần xe đi được 12 m. Tính gia tốc và quãng đường xe đi được trong 4 giây đó.
1.9. Một thang máy chuyển động không vận tốc đầu từ mặt đất đi xuống một giếng sâu 150 m.
Trong 2/3 quãng đường đầu tiên thang máy có gia tốc 0,5 m/s2, trong 1/3 quãng đường sau thang
máy chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn ở đáy giếng.
Vận tốc cực đại của thang là bao nhiêu?
1.10. Một chiếc xe chuyển động với vận tốc 10 m/s với gia tốc không đổi là 1 m/s2 cho đến khi đạt
được vận tốc 15 m/s.
a. Tính thời gian xe đã di chuyển.
1
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

b. Tính quãng đường xe đã di chuyển.


c. Giả sử xe đi được quãng đường 100 m thì vận tốc xe bằng bao nhiêu?
1.11. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, khi đi hết 1 km thứ nhất thì vận tốc của
đoàn tàu là 10 m/s. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi đi hết 2 km.
1.12. Phương trình chuyển động của một vật trên đường thẳng là: x = 2t2 + 10t + 100 (m,s)
a. Tính vận tốc của vật lúc t = 2s.
b. Tính quãng đường vật đi được khi vận tốc đạt 30 m/s.
1.13. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 4 m/s, gia tốc 0,2 m/s2.
a. Viết phương trình tọa độ.
b. Tính vận tốc và quãng đường đi được sau 5 s.
c. Viết phương trình vận tốc.
1.14. Hãy viết phương trình đường đi và tính đường đi của các vật chuyển động sau 5s. Biết
phương trình vận tốc của các vật chuyển động như các trường hợp sau:
a. v = 5 + 4t (m/s)
b. v = 8t (m/s)
c. v = 10 – 2t (m/s)
1.15. Một người đi xe đạp lên một dốc dài 50 m. Vận tốc khi bắt đầu lên dốc là 18 km/h và cuối
cùng là 3 m/s. Giả sử chuyển động chậm dần đều. Tìm gia tốc của chuyển động và thời gian để lên
hết dốc.
1.16. Một phi thuyền đi xuống bề mặt Mặt Trăng với vận tốc đều là 10 m/s . Ở độ cao 120 m một
vật từ phi thuyền được thả xuống. Biết gMT = 1,6 m/s2 . Tính vận tốc của vật khi chạm bề mặt Mặt
Trăng.
1.17. Một vật chuyển động trên trục Ox với gia tốc a = 0,5 m/s2. Khi t = 0 vật ở gốc tọa độ O và có
vận tốc vo = 0.
a. Vẽ đồ thị vận tốc và nêu tính chất chuyển động của vật.
b. Lập phương trình chuyển động của vật.
c. Xác định tọa độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 40 s.
1.18. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, theo phương trình: x = 10 - 2t + 2,5t2 trong đó
x tính bằng mét, t tính bằng giây.
a. Hãy xác định gia tốc của chất điểm.
b. Tìm tọa độ và vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 5 s.
c. Tính độ dời của vật trong thời gian 5 s đầu tiên
1.19. Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 15 cm với vận tốc góc
không đổi bằng 5 vòng/s. Tính chu kì, vận tốc dài.
1.20. Trong một máy gia tốc êlectrôn chuyển động trên một quĩ đạo tròn có bán kính
R = 1 m. Thời gian êlectrôn quay hết 5 vòng là 5.10-7 s. Hãy tính vận tốc góc, vận tốc
dài và gia tốc hướng tâm của êlectrôn.
1.21. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính 40 cm. Biết
nó đi được 5 vòng trong thời gian 2 s. Khi t = 0 toạ độ góc của chất điểm là 0 = 0.
a/Tính vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc của chất điểm.
b/Toạ độ góc chất điểm ở thời điểm t = 3 s.
c/Quãng đường chất điểm đi được trong 3 s đầu tiên.
1.22. Một xe tải có bánh xe đường kính 80 cm, chuyển động đều với vận tốc 36 km/h. Tính chu kì,
tần số, vận tốc góc của đầu van xe.

2
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

1.23. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 25 m, với vận tốc dài 90 km/h.
Xác định gia tốc hướng tâm của chất điểm.
1.24. Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc quay 300 vòng trong một phút.
a. Tính vận tốc góc và chu kỳ quay.
b. Tính vận tốc dài và gia tốc của một điểm trên đĩa cách tâm 10 cm. Cho g = 10m/s2.
1.25. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn tâm O, bán kính R = 50 cm. Biết rằng ở thời
điểm t1 = 1s chất điểm ở tọa độ góc 1 = 45o; ở thời điểm t2 = 5s chất điểm ở tọa độ góc 2 = 90o và
nó chưa quay hết một vòng. Tính độ lớn của vận tốc dài và vận tốc góc trung bình của chất điểm.
1.26. Chiều dài của chiếc kim giây của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ của nó. Hỏi vận tốc dài
của đầu kim giây gấp mấy lần vận tốc dài của kim giờ?
1.27. Một đĩa đặc đồng chất có dạng hình tròn bánh kính R = 30 cm đang quay tròn đều quanh trục
của nó. Biết thời gian quay hết 1 vòng là 2 s. Tính vận tốc dài và vận tốc góc của hai điểm A và B
nằm trên cùng một đường kính của đĩa. Biết rằng điểm A nằm trên vành đĩa, điểm B nằm trung
điểm giữa tâm O của vòng tròn với vành đĩa.
1.28. Một trái táo rụng từ trên cây có độ cao h = 5 m so với mặt đất xuống một giếng sâu cạn nước
mất 4 s. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ sâu của giếng.
b. Tính vận tốc của trái táo lúc qua miệng giếng và lúc chạm đáy giếng.
1.29. Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1  h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ
nhất gấp ba lần của vật thứ hai. So sánh h1 với h2 và vận tốc chạm đất v1 với v2 của hai vật
1.30. Người ta thả lần lượt hai viên sỏi ở cùng một độ cao h nhưng cách nhau một
khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10 m/s2. Tính:
a. Khoảng cách giữa hai viên sỏi khi viên thứ nhất rơi được 2 s.
b. Biết vận tốc của hai viên sỏi lúc chạm đất là 30 m/s. tính độ cao h
1.31. Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong ba giây cuối cùng vật rơi
được quãng đường 90 m. Tính:
a. Thời gian rơi của vật.
b. Vận tốc của vật lúc chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
1.32. Một vật được bắn từ một độ cao h0 = 33,5 m so với mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng
với vận tốc đầu v0 = 9,8 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.
a. Tính độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật có thể đạt được.
b. Sau bao lâu vật lại đi qua điểm bắn.
c. Xác định thời gian từ lúc bắn tới lúc chạm đất và vận tốc lúc chạm đất.
1.33. Một vật được ném từ độ cao 80 m với vận tốc đầu v0 = 5 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
Tính thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất và vận tốc của vật khi chạm đất trong hai trường
hợp sau:
a/ v0 thẳng đứng hướng lên.
b/ v0 thẳng đứng hướng xuống.
1.34. Từ một sân thượng cao 20 m một người đã ném một hòn sỏi theo phương
ngang với vận tốc ban đầu là 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a/ Viết phương trình chuyển động của hòn sỏi.
b/ Viết phương trình quĩ đạo của hòn sỏi.
c/ Hòn sỏi đạt tầm xa bằng bao nhiêu? Vận tốc của nó khi chạm đất?
1.35. Từ mặt đất một viên đạn được bắn lên với vận tốc ban đầu vo = 60 m/s theo
phương hợp với mặt đất nằm ngang một góc  = 30o. Sau 4 s viên đạn chui vào
3
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

cửa sổ một tòa nhà.


a/ Lập phương trình chuyển động và phương trình quĩ đạo của viên đạn.
b/ Tính khoảng cách từ điểm bắn đến cửa sổ.
c/ Tính tầm xa và tầm cao của viên đạn.
1.36. Người ta ném từ mặt đất một vật có khối lượng m = 100 g lên cao theo phương thẳng đứng.
Thời gian từ lúc ném đến lúc vật đạt độ cao cực đại là 3 s và thời gian từ lúc ném đến lúc rơi trở lại
mặt đất là 4,5 s. Tính độ lớn của lực cản không khí. Coi độ lớn lực cản này không đổi trong suốt
quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s2.
1.37. Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 2 km với tốc độ 504 km/h. Hỏi viên
phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục
tiêu? Lấy g = 10 m/s2.
1.38. Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vận tốc ban
đầu 20 m/s: hợp với phương nằm ngang một góc 30o. Hãy tính:
a/ Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.
b/ Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt tới.
c/ Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất
đến điểm rơi). Lấy g = 10 m/s2.
1.39. Hai vật được ném đồng thời từ mặt đất vật thứ nhất được ném thẳng đứng lên
trên và vật thứ hai được ném lên hợp một góc 30o so với phương ngang. Vận tốc đầu của mỗi vật vo
= 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, tìm độ chênh lệch độ cao giữa hai vật sau khoảng thời
gian t = 2s.
1.40. Xác định quỹ đạo của chất điểm chuyển động với phương trình chuyển động sau đây:
x   t, y  2t 2 , z  0
x  cos t, y  cos 2t,z  0
x  2sin t, y  0,z  2cos t
x  0, y  3e 2t , z  4e 2t
1.41. Xác định quỹ đạo của chất điểm chuyển động với phương trình chuyển động sau đây:
x   sin 2t, y  2,z  2sin 2 t  1
x  3, y  sin t, z  2cos t
1.42. Một chất điểm chuyển động trên quỹ đạo tròn, bán kính bằng 50m. Quãng đường đi được trên
quỹ đạo được cho bởi công thức s  0,5t 2  10t  10(m) . Tìm gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến
và gia tốc toàn phần của chất điểm lúc t  5(s) .
1.43. Từ độ cao h = 25m một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0  15m / s . Lấy
g  9,8m / s 2 .Xác định:
a. Quỹ đạo của vật
b. Thời gian chuyển động của vật cho tới lúc chạm đất
c. Gia tốc toàn phần, gia tốc toàn phần, gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến của vật lúc chạm
đất.
d. Bán kính cong của quỹ đạo tại điểm chạm đất.
1.44. Một viên đạn được bắn lên với vận tốc v0  800m / s theo phương hợp với mặt phẳng nằm
ngang mọt góc   300 .
a. Xác định tầm xa của viên đạn
b. Tính độ cao lớn nhất mà viên đạn đạt được
4
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

1.45. Trong nguyên tử hydro, ta có thể coi electron chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân với
bán kính R  0,5.108 cm , với vận tốc v  2,2.108 cm / s . Tìm:
a. Vận tốc góc của electron
b. Chu kỳ quay của electron
1.46. Một chất điểm quay xung quanh một điểm cố định sao cho góc quay phụ thuộc vào thời gian
theo quy luật   kt 2 với k  0,2rad / s2 . Hãy xác định gia tốc toàn phần của chất điểm lúc t = 2,5(s),
biết rằng lúc đó vận tốc dài của nó bằng v = 0,65m/s.
1.47. Một chất điểm đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị hãm lại. Sau khi hãm 1 phút vận
tốc góc của chất điểm còn lại 180 vòng/phút. Tính:
a. Gia tốc của chất điểm khi bị hãm.
b. Số vòng mà chất điểm đã quay được trong thời gian 1 phút hãm đó.
1.48. Một bánh xe bán kính 10cm quay tròn với gia tốc góc 3,14 rad/s2. Sau giây đầu tiên:
a. Vận tốc của bánh xe bằng bao nhiêu
b. Vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến, pháp tuyến và toàn phần của một điểm trên vành bánh xe bằng
bao nhiêu
1.49. Một đoàn tàu bắt đầu chạy vào một đoạn đường tròn, bán kính 1km, dài 600m, với vận tốc
54km/giờ. Đoàn tàu chạy hết quãng đường đó hết 30 giây. Tìm vận tốc dài, gia tốc pháp tuyến, gia
tốc tiếp tuyến, gia tốc toàn phần và gia tốc góc của đoàn tàu ở cuối quảng đường đó. Coi chuyển
động của đoàn tàu là nhanh dần đều.
1.50. Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc đầu v0 hợp với đường nằm ngang một góc α. Bỏ
qua sức cản của không khí, hãy xác định:
a. Góc α để chiều cao bằng tầm xa
b. Bán kính cong tại gốc và tại đỉnh quỹ đạo
1.51. Hai viên đạn lần lượt được bắn lên bởi một sung đại bác với cùng vận tốc v0, một viên bắn
dưới góc 1  600 , viên kia bắn dưới góc  2  450 (cùng trong một mặt phẳng thẳng đứng). Khoảng
thời gian giữa hai lần bắn là t  11s . Bỏ qua sức cản của không khí, hãy xác định vận tốc của v0 để
hai viên đạn gặp nhau.
1.52. Một chất điểm chuyển động tròn với vận tốc góc   kt 2 , trong đó k  102 rad / s3 . Hỏi trong
khoảng thời gian t = 7s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vector gia tốc toàn phần của chất điểm làm
một góc  bằng bao nhiêu với vector vận tốc của nó.
1.53. Một chất điểm chuyển động tròn quanh một điểm cố định. Góc quay θ là hàm của vận tốc góc
0  
ω sao cho   với 0 và a là những hằng số dương. Tại thời điểm t = 0 vận tốc góc   0 .
a
Hãy xác định (t) , (t) .
1.54. Hai vật được ném cùng lúc từ cùng thời điểm. Một vật được ném thẳng đứng và vật khác
được ném dưới một góc 600 so với phương ngang. Vận tốc đầu của mỗi vật v0  25km/s. Bỏ qua
sức cản của không khí, tìm khoảng cách giữa hai vật sau khoảng thời gian t = 1,7s.

5
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 2. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM


2.1. Một ô tô tải có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 25 m/s
thì tài xế phanh xe. Sau 10 giây vận tốc của xe là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát.
a. Tính lực phanh xe.
b. Tính quãng đường xe đi được kể từ lúc bắt đầu phanh đến lúc xe dừng lại hẳn.
2.2. Cho một viên bi A chuyển động tới va chạm vào viên bi B đang đứng yên, với vận tốc của viên
bi A trước khi va chạm là 20 m/s, sau khi va chạm bi A tiếp tục chuyển động với phương chiều cũ
và có vận tốc là 10 m/s, thời gian xảy ra va chạm là 0,4 s. Tính gia tốc của viên bi A và gia tốc của
viên bi B. Biết khối lượng của viên bi A và B là 200 g và 100 g
2.3. Một xe khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 57,6 km/h thì gặp một dốc dài 50 m cao
30 m. cho hệ số ma sát là 0,25 và g = 10 m/s2.
a. Tài xế tắt máy cho xe tự lên dốc. Xe có lên hết dốc không?
b. Tìm thời gian xe đi trên dốc.
c. Để xe lên hết dốc và dừng lại ở đỉnh dốc thì tài xế phải mở máy từ chân dốc. Tìm lực kéo của
động cơ?
2.4. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt ngang. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Nếu hệ số ma sát của mặt phẳng nghiêng là 0,3 thì gia tốc của vật khi trượt xuống dốc là bao
nhiêu?
b. Tìm hệ số ma sát để vật đứng yên.
2.5. Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt một
đoạn đường 20 m thì dừng lại. Hỏi:
a. Nếu xe chở hàng có khối lượng hàng bằng ½ khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao
nhiêu?
b. Nếu tốc độ của xe chỉ bằng ¼ lúc đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu? Cho lực hãm không
thay đổi.
2.6. Một xe khối lượng 1,5 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang từ A
đến B. Biết AB = 50 m. Lực kéo của động cơ là 2250 N. Hệ số ma sát 0,1. Đến B tài xế tắt máy, xe
xuống dốc BC dài 20 m, nghiêng 300 so với phương ngang và có cùng hệ số ma sát như trên đoạn
AB.
a. Tìm gia tốc của xe trên đoạn đường AB?
b. Tìm thời gian xe chuyển động từ A đến B và vận tốc tại B?
c. Tính vận tốc của xe ở cuối chân dốc?
2.7. Một khinh khí cầu có khối lượng 500 kg bay ở độ cao h = 1 km so với mặt đất.
a. Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất với khinh khí cầu.
b. Ở độ cao nào so với mặt đất khinh khí cầu có trọng lượng bằng ¼ trọng lượng của nó trên mặt
đất. Lấy bán kính Trái Đất R = 6400 km và gia tốc trọng trường trên mặt đất là g = 9,8 m/s2.
2.8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 40 cm được treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới của lò
xo một quả cân khối lượng m = 500 g thì chiều dài của lò xo là 45 cm. Hỏi khi treo vật có khối
lượng m = 600 g thì chiều di của lòxo bằng bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.
2.9. Một vật khối lượng m = 40 kg đặt trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ và ma sát
trượt giữa vật và mặt đường lần lượt là n = 0,4 và µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên vật.
b. Kéo vật đi bằng một lực F = 200 N theo phương nằm ngang. Tính quãng đường vật đi được sau
10s.
c. Sau đó, ngừng tác dụng của lực F. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại.
6
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

d. Nếu gắn bánh xe cho vật chuyển động trên mặt phẳng đó thì cần phải tác dụng một lực bằng bao
nhiêu để gia tốc chuyển độ của vật bằng gia tốc của câu b). Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và
mặt đường là µl = 0,15.
2.10. Một vật có khối lượng 200 kg chuyển động trên đường nằm
ngang AB. Qua A vật có vận tốc A = 10 m/s tới B xe có vận tốc 15
m/s. Quãng đường AB = 50 m như hình 2.9. Hệ số ma sát trên mặt
đường AB và BC là  = 0,15. Cho g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc và lực kéo vật trên đường ngang AB.
b. Tới B xe tắt máy xuống dốc không hãm phanh, dốc cao 10 m, nghiêng 45o so với phương ngang.
Tính vận tốc của xe tại chân dốc.
c. Tới chân dốc C, xe được hãm phanh với một lực hãm là Fh = 100 N và đi
thêm được 25 giây nữa thì dừng lại tại D. Tìm hệ số ma sát trên đoạn CD
2.11. Một vật chuyển động đều trên một mặt phẳng nghiêng một góc = 450
so với mặt phẳng nằm ngang, dưới tác dụng của lực đẩy F theo phương
ngang như hình 2.10 và có độ lớn F = 50 N. Tính khối lượng m của vật và
phản lực N của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật. Bỏ qua ma sát. Lấy g =
10 m/s2.
2.12. Gia tốc tự do ở trên bề mặt Mặt Trăng là 1,6 m/s2 và bán kính Mặt
Trăng là 1740 km. Hỏi ở độ cao nào so với Mặt Trăng thì gia tốc rơi tự do bằng 19 gia tốc rơi tự do
ở bề mặt Mặt Trăng?
2.13. Khối lượng của Mộc tinh lớn hơn khối lượng Trái Đất 318 lần và bán kính Mộc Tinh lớn hơn
bán kính Trái Đất 11,2 lần. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất là 9,81 m/s2.
a. Xác định gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mộc Tinh.
b. Một vật có trọng lượng trên mặt đất là 20 N. Tính trọng lượng của nó trên bề mặt Mộc Tinh.
2.14. Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng
nghiêng một góc  = 450 bằng một lò xo có độ cứng k = 100√2 N/m như
hình. Bỏ qua lực ma sát. Lấy g = 10 m/s2.
a. Nêu tên và tính độ lớn của các lực đã tác dụng vào vật.
b. Tính độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.
2.15. Một người đứng trên một băng chuyền đang chuyển động với gia tốc
a = 2 m/s2. Hệ số ma sát nghỉ tối thiểu bằng bao nhiêu để ngăn cản chân người đó khỏi bị trượt trên
băng chuyền. Lấy g = 10 m/s2.
2.16. Một chiếc xe máy kéo một khúc gỗ có khối lượng là 150 kg trượt trên mặt đường nằm ngang
có hệ số ma sát trượt là t = 0,2. Khi xe máy kéo khúc gỗ với lực kéo Fk thì khúc gỗ trượt nhanh
dần đều với gia tốc a = 2 m/s2. Biết dây kéo hợp với phương ngang một góc 45o. Tính Fk.
2.17. Một vật A được đặt trên một mặt bàn nằm ngang. Dùng một sợi dây, một đầu buộc vào A cho
vòng qua ròng rọc và đầu kia của sợi dây buộc vào vật B sao cho vật B rơi không ma sát thẳng
đứng từ trên xuống. Cho biết mA = 2kg, hệ số ma sát giữa A và mặt bàn là k = 0,25, gia tốc của hệ
là a = 4,9m/s2. Xác định (lấy g = 9,8m/s2):
a) Khối lượng mB.
b) Lực căng của dây.
2.18. Một vật trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α. Hệ số
ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k, vận tốc ban đầu của vật bằng không. Vật trượt hết mặt
phẳng nghiêng sau thời gian t. Tính chiền dài mặt phẳng nghiêng.

7
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

2.19. Hai vật có khối lượng mA, mB được nối với nhau bằng một sợi dây và đặt trên mặt bàn nằm
ngang. Dùng một sợi dây khác vắt qua một ròng rọc, một đầu dây buộc vào vật mB và đầu kia buộc
vào vật thứ ba mC. Lực căng của sợi dây nối A và B là T1, của sợi dây nối B và C là T2. Cho biết
mA = 1kg, mC = 3kg, T1 = 4,9N, g = 9,8m/s2. Tính:
a) Khối lượng mB.
b) Lực căng T2.
2.20. Một sợi dây được vắt qua một ròng rọc hai đầu buộc hai vật nặng có khối lượng lần lượt bằng
m1 và m2 (m1 > m2). Giả sự ma sát không đáng kể, dây không dãn và không có khối lượng, kích
thước và khối lượng của ròng rọc được bỏ qua. Cho biết m1 + m2 = 5kg, gia tốc của hệ a =
1,96m/s2, tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 9,8m/s2.
2.21. Một viên đạn khối lượng 10g chuyển động với vận tốc v = 200m/s xuyên thẳng vào một tấm
gỗ và chui sâu vào trong tấm gỗ một đoạn l = 4cm. Hãy xác định lực cản trung bình của gỗ và thời
gian viên đạn chuyển động trong tấm gỗ.
Một chiếc xe khối lượng M = 20kg có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Trên xe có đặt một hòn đá khối lượng m = 2kg. Tác dụng lên hòn đá theo phương nằm ngang và
hướng dọc theo xe một lực F thì hòn đá có gia tốc a1 = 7,5m/s2 và xe có gia tốc a2 = 0,25m/s2. Lấy g
= 9,8m/s2. Tính:
a) Hệ số ma sát giữa hòn đá và xe.
b) Lực tác dụng F.
2.22. Cho hai vật A và B được mắc như hình. Vật A được đặt trên mặt A
phẳng nghiêng với hệ số ma sát k = 0,2. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc B
và sợi dây. Cho biết mA = 1kg; lực căng của sợi dây T = 9,91N; g =
α
9,8m/s2, α = 300, hãy tính gia tốc của hệ.
2.23. Cho hai vật A và B được mắc như hình. Bỏ qua khối
lượng của ròng rọc và sợi dây. Cho biết góc α và β, khối lượng B
A
của hai vật mA và mB, hệ số ma sát giữa hai vật và mặt phẳng
nghiêng là k. Hãy xác định: α β
a) Gia tốc của hệ hai vật.
b) Lực căng của sợi dây.

8
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 3
3.1. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 120 m/s thì nổ ra thành hai mảnh, mảnh
thứ nhất có khối lượng gấp ba lần mảnh thứ hai, có vận tốc hướng theo phương nằm ngang và độ
lớn vận tốc v1 = 80 m/s. Tính độ lớn vận tốc và phương của mảnh thứ hai.
3.2. Một súng có khối lượng M = 40 kg được đặt trên mặt đất nằm ngang. Bắn một viên đạn khối
lượng m = 300 g theo phương nằm ngang. Vận tốc của đạn là v = 120 m/s. Tính vận tốc giật lùi V’
của súng.
3.3. Một khẩu pháo có khối lượng M = 500 kg được đặt trên mặt đất nằm ngang, nòng pháo hướng
chếch 450 so với mặt đất. Bắn một viên đạn pháo có khối lượng m = 4 kg, có vận tốc là v = 50 m/s.
Tính thành phần vận tốc giật lùi V” của súng theo phương ngang. Bỏ qua ma sát giữa khẩu pháo
với mặt đất.
3.4. Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F =
10 N vào lò xo cũng theo phương ngang, ta thấy nó dãn được 4 cm.
a/ Tìm độ cứng của lò xo.
b/ Xác định giá trị thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 6 cm.
c/ Tính công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 3 cm đến 6 cm.
3.5. Một vật nặng khối lượng m = 400 g treo vào đầu dưới sợi dây không co
dãn chiều dài l = 50 cm, đầu trên treo vào một điểm cố định. Đưa vật tới vị trí
góc lệch m = 60 so với phương thẳng đứng rồi buông tay như hình. Lấy g =
10 m/s2.
a/ Tính thế năng của vật ở vị trí cao nhất và ở vị trí ứng với góc lệch  = 300.
b/ Tính động năng và vận tốc của vật khi nó qua vị trí cân bằng O.
3.6. Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, đầu trên treo vào một
điểm cố định, đầu dưới treo vật nặng khối lượng m = 500 g. Chọn gốc O trùng vị trí cân bằng. Đưa
vật tới vị trí M làm lò xo bị dãn 6,5 cm.
a/ Tính công của lực đàn hồi và của trọng lực khi vật di chuyển từ vị trí cân bằng O tới vị trí M.
b/ Thả vật, tính vận tốc của vật khi nó qua vị trí cân bằng
3.7. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng
nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang như hình. Vật chuyển động
trên mặt phẳng nằm ngang được 3,2 m thì dừng lại. Ma sát trên mặt
phẳng nghiêng không đáng kể, hệ số ma sát trên BC là  = 0,25.
Lấy g = 10 m/s2.
a/ Tính vận tốc tại B.
b/ Tính độ cao hA.
3.8. Hai vật m1 = 1 kg và m2 = 2 kg nối với nhau bằng một sợi dây
không dãn vắt qua ròng rọc như hình. Biết  = 30o, g = 10 m/s2, ban
đầu m1 và m2 ở cùng một độ cao và m1 ở cách chân mặt phẳng nghiêng
4 m. Chọn gốc tính thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng.
a/ Tính thế năng và độ biến thiên thế năng của từng vật ở vị trí ban đầu
và ở vị trí m2 đi xuống được 1 m.
b/ Cho biết thế năng của mỗi vật tăng hay giảm?
3.9. Một vật nhỏ ở A trượt không vận tốc đầu xuống một mặt cong
AB sau đó chuyển động lên mặt phẳng nghiêng BC như hình. Giả
sử tất cả các mặt đều không có ma sát. h = 0,8 m.

9
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

a/ Vật có lên tới điểm C hay không?


b/ Tính vận tốc của vật tại B.
c/ Nếu hệ số ma sát trên BC là  = 0,1 tính độ cao cực đại mà vật có thể lên tới được trên BC. Cho
 = 60o, g = 10 m/s2.
3.10. Nghiên cứu một tai nạn trên đường, cảnh sát giao thông đo được chiều dài vệt bánh xe trên
mặt đường do phanh gấp xe có chiều dài L = 60 m. Tìm vận tốc ban đầu của xe, nếu hệ số ma sát
giữa bánh xe và mặt đường là k = 0,5?
3.11. Tìm quãng đường xe trượt đi được trên mặt phẳng nằm ngang nếu nó trượt xuống theo dốc
nghiêng góc  = 300 so với phương nằm ngang từ độ cao H =
15m? Hệ số ma sát giữa xe trượt và đường là k = 0,2.
3.12. Vật chuyển động không vận tốc đầu xuống hố, thành hố
nhẵn và thoải dần sang đáy hố nằm ngang. Chiều dài phần đáy l =
2m. Hệ số ma sát giữa vật và đáy hố là k = 0,3. Chiều sâu của hố
là H = 5m. Tìm khoảng cách từ vị trí vật dừng lại tới điểm giữa
của hố?
3.13. Tìm công cần thực hiện để đưa một chiếc xe trượt mang theo vật lên dốc có độ cao H =
10m? Khối lượng tổng cộng của xe và vật là m = 30kg. Góc nghiêng của dốc  = 300. Hệ số ma sát
giữa xe trượt và mặt dốc giảm đều từ k1 = 0,5 tại chân dốc đến k2 = 0,1 tại đỉnh dốc.
3.14. Một hòn bi đang chuyển động với vận tốc 30 cm/s đến va vào một hòn bi thứ hai cùng kích
thước nhưng có khối lượng bằng một nửa khối lượng của hòn bi thứ nhất và đang đứng yên. Coi va
chạm là đàn hồi trực diện. Tính vận tốc của hai hòn bi sau va chạm?
3.15. Một viên đạn với khối lượng 20 g được bắn theo phương ngang với vận tốc 200 m/s vào
một tấm gỗ nặng 380 g đang đứng yên. Biết sau va chạm viên đạn dính chặt vào miếng gỗ.
a/ Tính vận tốc của viên đạn và miếng gỗ sau va chạm.
b/ Độ biến thiên động năng của hệ trước và sau va chạm.
3.16. Vật khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v đến va chạm đàn hồi với một vật đứng yên.
Sau va chạm, nó chuyển động theo phương hợp với phương
chuyển động ban đầu một góc 900 với vận tốc v/2. Tìm khối
lượng vật thứ hai.
3.17. Hạt khối lượng m chuyển động với vận tốc v đến va
chạm với một hạt đứng yên khối lượng m/2 và sau va chạm
đàn hồi thì bay ra theo phương hợp với phương chuyển động
ban đầu một góc  = 300. Tìm vận tốc chuyển động của hạt thứ hai?

3.18. Hai hạt có khối lượng m và 2m, có động lượng p và p/2, chuyển động theo các phương vuông
góc với nhau đến va chạm với nhau. Sau va chạm, hai hạt trao đổi động lượng cho nhau. Tìm cơ
năng mất đi do va chạm.
3.19. Một bao cát treo ở đầu một sợi dây. Một viên đạn chuyển động theo phương ngang xuyên vào
bao cát, bị mắc vào đó còn bao cát được nâng lên độ cao h nào đó. Cho biết vận tốc viên đạn là v,
khối lượng của nó là m và khối lượng bao cát là M. Tính h.
3.20. Trên đường có một xe khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1. Trên xe có một khẩu pháo
khối lượng m2, nòng pháo nằm ngang và chĩa dọc theo đường. Một viên đạn khối lượng m, khi bắn
có vận tốc so với đất bằng v. Tính vận tốc của xe sau khi bắn trong hai trường hợp:
a) Đạn bắn theo chiều xe chạy.
b) Đạn bắn ngược chiều xe chạy.
10
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

Cho m1 = 10 tấn, m2 = 0,5 tấn, m = 1kg, v = 500m/s, v1 = 5m/s.


3.21. Giải bài toán sau bằng phương pháp định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường. Một sợi
dây được vắt qua một ròng rọc hai đầu buộc hai vật khối lượng lần lượt là m1, m2 (m1 > m2). Tính
gia tốc của hệ.
3.22. Giải bài toán sau đây bằng phương pháp định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Một
vật m1 được đặt trên một mặt phẳng nghiêng với mặt phẳng nằm ngang một góc α. Dùng một sợi
dây, một đầu buộc m1 vòng qua một ròng rọc, đầu kia treo một vật nặng m2 (m2 > m1). Hệ số ma sát
giữa m1 với mặt phẳng nghiêng là k. Giữa m2 và mặt phẳng thẳng đứng không có ma sát. Tính gia
tốc của hệ.
3.23. Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng từ độ cao h xuống mặt đất với vận tốc ban
đầu v0. Vật lún sâu vào đất một đoạn s. Tính lực cản trung bình của đất lên vật. Bỏ qua ma sát của
không khí.
3.24. Một khẩu pháo có khối lượng M nhả đạn theo phương nằm ngang. Đạn pháo có khối lượng
m, vận tốc v. Khi bắn hệ pháo giật về phía sau đoạn s. Tính lực cản trung bình tác dụng lên pháo.
3.25. Một vật chuyển động khối lượng m1 tới va chạm vào vật thứ hai đang đứng yên khối lượng
m2 = 1kg. Biết rằng sau va chạm vật thứ nhất đã truyền cho vật thứ hai x = 36% động năng ban đầu
của mình. Coi va chạm là đàn hồi, tính m1.
3.26. Hai xe giống nhau, khối lượng mối xe bằng M, xe nọ theo sau xe kia cùng chuyển động
𝑣0 . Trên xe sau có một người lái có khối lượng m. Ở một lúc nào đó
không ma sát với cùng vận tốc ⃗⃗⃗⃗
người lái nhảy lên xe trước với vận tốc ⃗⃗⃗
𝑢 (đối với xe sau). Xác định vận tốc của các xe sau khi
nhảy.
3.27. Hai người cùng khối lượng m, đứng trên một chiếc xe nằm yên khối lượng M. Xác định vận
tốc của xe khi hai người đó nhảy xuống xe với cùng vận tốc ⃗⃗⃗ 𝑢 nằm ngang (đối với xe) trong hai
trường hợp:
a) Nhảy đồng thời.
b) Kẻ trước người sau.
So sánh hai trường hợp.

11
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 4
4.1. Một bánh xe có momen quán tính đối với trục quay  cố định là 8 kg.m2 đang đứng yên thì
chịu tác dụng của một momen lực 40 N.m đối với trục quay . Bỏ qua mọi lực cản. Sau 10 s, kể từ
lúc bắt đầu quay, bánh xe đạt tới vận tốc góc có độ lớn là bao nhiêu?
4.2. Một quả cầu có bán kính R = 20 m, khối lượng m = 100 kg. Momen quán tính của quả cầu
với trục quay qua tâm của nó là bao nhiêu?
4.3. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có bán kính 2 m có thể quay được xung quanh một trục đi
qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một momen lực 96N.m không đổi, đĩa
chuyển động quanh trục với gia tốc góc 30 rad/s2. Tính khối lượng của đĩa. Bỏ qua mọi lực cản.
4.4. Một ròng rọc có bán kính 20 cm có momen quán tính 0,04 kg.m2 đối với trục của nó. Ròng
rọc chịu một lực không đổi 1,2 N tiếp tuyến với vành. Lúc đầu ròng rọc đứng yên. Tính tốc độ góc
của ròng rọc sau khi quay được 5s. Bỏ qua mọi lực cản.
4.5. Một bánh xe có momen quán tính đối với trục quay cố định là 6 kg.m2 đang đứng yên thì chịu
tác dụng của một momen lực 30 N.m đối với trục quay. Bỏ qua mọi lực cản,
SauBaø i 6:lâu,
bao Chokểmoätừt roøngbắt
khi roïc đầu
coù hai raõnhbánh
quay, leäch xe
nhöđạthìnhtới2.2.
tốcBaù
độngóc
kính100
R 1 laø 1 m,
rad/s?
R laø 0,5 m. Löïc keùo T1 laø 5 N, löïc keùo T2 laø 15 N. Tính toång momen löïc
4.6. 2 Cho một ròng rọc có hai rãnh lệch nhau như hình. Bán kính R1 là 1 m,
taùc duïng vaøo heä vaø roøng roïc seõ xoay theo chieàu naøo?
R2 là 0,5m. Lực kéo T1 là 5 N, lực kéo T2 là 15 N. Tính tổng momen lực tác
dụng
Choïvào hệ uvàchuyeå
n chieà ròngnrọc ñoänsẽ xoayc theo
g ngöôï chieàuchiều
kim ñoànào?
ng hoà laøm chieàu döông.
4.7.momen
Một quay
bánh M xe1 do c keùođĩa
có löïdạng T1 tròn đồng
gaây ra laø – chất,
R1T1 (daá
bánu kính
“-” laø7do ngöôï
cm, lượng
c chieà
khối u 2
kg.döông)
Nó bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ và được gia tốc không đổi
momen
dưới quaycủa
tác dụng M2một do löï c keùo Tquay
momen 2 gaây córa độ
laø +R
lớn2T0,6
2 (daá u “+”
N.m dolaømột
do lực
cuønglàm
chieà u bánh xe.
quay
döông). Hình 2.2
a/ Mất bao Moâ
lâumđể
enbánhlöïc toåxe
ng đạt
hôïpđược
taùc duïtốc
ng vaø
độo1200
heä laøvòng/
: phút
M = T2R2 – T1R1 = 15.0,5 – 5.1 = 2,5 N
b/ Bánh xe quay được bao nhiêu vòng từ trạng thái nghỉ đến khi đạt được tốc độ 1200 vòng/phút
4.8. MộtMomen quay toånquán
vật có momen g hôïp tính
M = 1,2
2,5 N kgm 2
quay
> 0 neâ n roøđều
ng roïđược 180 vòng
c seõ chuyeån ñoäng trong
theo 1,5
chieàphút. Momen
u döông ñaõ choïđộng
n.
lượng của vật là bao nhiêu?
4.9. Một người đứng ở giữa một chiếc ghế có thể quay xung quanh trục thẳng đứng, cầm trong tay
hai quả tạ, mỗi quả khối lượng m = 5 kg. Khoảng cách từ quả tạ đến trục quay là 0,2 m. Ghế quay
đều với vận tốc góc 1 = 2,15 rad/s. Vận tốc góc của ghế bằng bao nhiêu nếu người đó dang tay ra
để khoảng cách từ mỗi quả tạ đến trục là 0,6 m. Cho biết momen quán tính của người và ghế đối
với trục quay là I0 = 2,5 kg.m2
4.10. Hai đĩa nằm ngang có cùng trục quay. Đĩa (1) có momen quán tính I1, quay với tốc độ góc 0.
Đĩa (2) có momen quán tính I2, lúc đầu đứng yên. Cho đĩa (2) rơi xuống đĩa (1), do các mặt tiếp xúc
nhám nên cả hai đĩa sau khi thôi trượt trên nhau thì có cùng một vận tốc góc .
Tỉ số /0 là bao nhiêu?
4.11. Một người có khối lượng m = 60 kg đứng ở mép một sàn quay hình tròn,
bán kính R = 3 m, có khối lượng M = 400 kg (Hình 3.2). Bỏ qua ma sát ở trục
quay. Lúc đầu sàn và người đều đứng yên. Người bắt đầu chạy với vận tốc 4,2
m/s (đối với đất) quanh mép, làm sàn quay ngược lại. Tính vận tốc của sàn.
4.12. Hai đĩa tròn trên hình 4.1 có momen quán tính I1 và I2 (I1 = I2) đang quay
đồng trục và cùng chiều với tốc độ góc 1 và 2 (2 = 21). Ma sát ở trục quay nhỏ
không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay
với tốc độ góc . Động năng của hệ hai đĩa lúc sau tăng hay
giảm bao nhiêu lần so với lúc đầu?
4.13. Một ròng rọc bán kính R, khối lượng M. Trên ròng rọc
12
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

có quấn một sợi dây một đầu treo một vật nặng khối lượng m. Hãy tính:
a/ Gia tốc rơi của vật nặng
b/ Sức căng dâu T của sợi dây
c/ Vận tốc của vật nặng khi nó rơi được một đoạn s.
4.14. Cho hệ cơ học như hình 4.11, hai vật có khối lượng lần lượt là m1,
m2 được nối với nhau bằng một sợi dây có khối lượng không đáng kể vắt
qua một ròng rọc. Ròng rọc là đĩa tròn có khối lượng m, bán kính R = 10
cm. Cho m1 = 2 kg, m = 1 kg, gia tốc của hai vật m1 và m2 là a = 5 m/s2.
Cho g = 10m/s2, bỏ qua ma sát. Tính:
a) Momen quán tính của ròng rọc đối với trục quay của nó?
b) Khối lượng của m2 và lực căng của hai đoạn dây?
c) Động năng của hệ lúc t = 2s (kể từ lúc hệ bắt đầu chuyển động)
4.15. Cho hệ như hình 4.11. Cho m1 = 1 kg, m2 = 2 kg. Ròng rọc là một đĩa tròn đặc có khối lượng
M = 2 kg. Hệ số ma sát giữa m1 và mặt phẳng nằm ngang là k =0,1.
a) Gia tốc chuyển động của hệ và lực căng trên các đoạn dây?
b) Lúc hệ bắt đầu chuyển động thì m2 còn cách ròng rọc một đoạn s = 1m. Tính vận tốc của m2 khi
chạm ròng rọc và thời gian thực hiện chuyển động ấy.
4.16. Một ròng rọc có dạng đĩa tròn, khối lượng M. Trên ròng rọc có quấn một sợi dây một đầu treo
vật nặng khối lượng m. Hãy tính:
a) Gia tốc rơi của vật nặng.
b) Sức căng T của dây.
c) Vận tốc vật nặng khi nó rơi được một đoạn s.
4.17. Một đĩa tròn khối lượng m lăn không trượt trên mặt đất với vận tốc v. Tính động năng của
đĩa.
4.18. Một hệ gồm một ròng rọc đồng chất, bán kính R, quay quanh trục O nằm ngang và hai khối
m1, m2 (m1 > m2) treo vào sợi dây vắt qua ròng rọc. Giả sử dây không trượt trên ròng rọc và momen
quán tính của ròng rọc đối với trục quay là I. Tìm:
a) Gia tốc của vật.
b) Sức căng T1 và T2 của dây treo.
4.19. Hai vật khối lượng m1 và m2 (m1 > m2) nối với nhau bằng một sợi dây luồn qua một ròng
rọc. Ròng rọc có momen quán tính I và bán kính R. Hãy:
a) Xác định gia tốc của ròng rọc.
b) Tìm các sức căng của sợi dây nối hai vật.
4.20. Người ta cuộn một sợi dây trên một trụ rỗng khối lượng m. Gắn đầu tự do của dây trên một
giá cố định rồi để trụ rơi dưới tác dụng của trọng lực. Tìm gia tốc của trụ và sức căng của dây treo.
4.21. Cho hai vật m1 và m2 mắc qua ròng rọc m như hình vẽ. Cho biết
các khối lượng m1, m2, m, hệ số ma sát giữa m1 và mặt phẳng nằm
ngang là k. Ròng rọc có dạng đĩa đồng chất. Tại lúc t = 0 vật m2 bắt
đầu hạ xuống. Tìm công của lực ma sát tác dụng lên m1 sau t giây đầu
tiên.

13
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 5
5.1. Có 10g khí ôxi ở áp suất 3 at. Sau khi hơ nóng đẳng áp khối khí chiếm thể tích 10l. Tìm nhiệt
độ sau khi hơ nóng. Coi khối khí ôxi là lý tưởng.
5.2. Một khối khí oxi chiếm thể tích 3 l, áp suất 10 at và nhiệt độ 19,5 C. Tính khối lượng riêng
của khối khí.
5.3. Hơ nóng đẳng tích khối khí đó đến nhiệt độ 100 C. Tính áp suất của khối khí sau khi hơ nóng.
5.4. Bình A có dung tích V1 = 3 l chứa một chất khí có áp suất P1 = 2 at. Bình B có dung tích V2 = 4
l chứa một chất khí có áp suất P2 = 1 at. Nối hai bình lại với nhau bằng một ống dẫn nhỏ. Biết rằng
nhiệt độ hai bình như nhau và không xảy ra phản ứng hóa học. Hãy tính áp suất của hỗn hợp khí.
5.5. Một bình thể tích 10lít chứa khí hidro ở nhiệt độ 7oC, áp suất trong bình là 50atm. Khi nung
nóng bình thì một phần khí bị thoát ra ngoài, phần khí còn lại có nhiệt độ 17oC và áp suất như cũ.
Tìm khối lượng khí hidro thoát ra.
5.6. Một bình chứa khí nén ở nhiệt độ 27oC, áp suất trong bình là 40atm. Tìm nhiệt độ của khối khí
sau khi đã có một nửa lượng khí thoát ra khỏi bình và áp suất hạ xuống 19 atm
5.7. Có hai bình cầu được nối với nhau bằng một ống có khóa, đựng cùng một chất khí. Áp suất ở
bình thứ nhất là 2.105 N/m2, ở bình thứ hai là 106 N/m2. Mở khóa nhẹ nhàng để hai bình thông với
nhau sao cho nhiệt độ khí vẫn không đổi. Khi đã cân bằng, áp suất ở hai bình là 105 N/m2. Tìm thể
tích của bình cầu thứ hai nếu biết thể tích của bình cầu thứ nhất là 15 dm3.
5.8. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 17C và dưới áp suất 1,3 atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất
khí trong đèn là 2,3 atm. Coi thể tích đèn là không đổi. Tính nhiệt độ trong đèn khi cháy sáng.
5.9. Có hai bình cầu đựng cùng 1 khối khí, được nối với nhau bằng 1 ống có khoá. Áp suất ở bình I
là 2.105 Pa, bình II là 106 Pa. Mở khoá nhẹ nhàng để 2 bình thông nhau sao cho nhiệt độ không đổi.
Khi đã cân bằng, áp suất ở hai bình là 4.105 Pa. Tìm thể tích của bình II, biết thể tích bình I là 15 lít.
5.10. Một mol khí dãn nở ở nh/độ không đổi T = 310 K từ thể tích ban đầu V1 = 12 lít tới thể tích
V2 = 19 lít. Tính:
a/ Công do khí thực hiện trong quá trình dãn nở.
b/ Công do khí thực hiện trong quá trình nén từ 19 lít đến 12 lít.
5.11. Có 10 g oxy ở áp suất 3 at, nhiệt độ 100C. Người ta đốt nóng đẳng áp và cho dãn nở đến thể
tích 10 lít. Hỏi:
a/ Nhiệt lượng cung cấp cho khối khí.
b/ Độ biến thiên nội năng.
c/ Công khối khí sinh ra khi dãn nở.
5.12. Người ta dãn đọan nhiệt không khí sao cho thể tích khối khí tăng gấp đôi. Tính nhiệt độ cuối
của quá trình. Biết nhiệt độ ban đầu là 00C.
5.13. Cho 6,5 g hidro ở nhiệt độ 270C. Nhận được nhiệt nên thể tích nở gấp đôi, trong điều kiện áp
suất không đổi. Tính:
a/ Công khối khí sinh ra.
b/ Độ biến thiên nội năng của khối khí.
c/ Nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí.
5.14. Một bình kín chứa 14 g khí nitơ ở áp suất 1 at và nhiệt độ 270C. Sau khi hơ nóng, áp suất
trong bình lên đến 5 at. Hỏi:
a/ Nhiệt độ khối khí sau khi hơ nóng.
b/ Thể tích bình.
c/ Độ tăng nội năng.

14
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

5.15. Người ta cung cấp 20,9 J nhiệt lượng cho một khí lý tưởng, thể tích khối khí nở ra từ 50 đến
100 cm3 trong khi áp suất được giữ không đổi ở 1 atm. Nội năng của khí biến thiên bao nhiêu?
5.16. Một lít khí có  =1,3 ở nhiệt độ 273 K và áp suất 1 atm. Nó được nén tức thời tới nửa thể tích
ban đầu.
a/ Tìm áp suất và nhiệt độ cuối của khối khí.
b/ Khí được làm lạnh đẳng áp trở lại nhiệt độ 273 K. Thể tích cuối của nó bằng bao nhiêu?
5.17. Một động cơ hoạt động theo chu trình Carno, động cơ lấy một nhiệt lượng 2000J từ nguồn
nóng có nhiệt độ 500 K và sinh ra một công nào đó sau khi đã nhả một lượng nhiệt dư thừa cho
nguồn lạnh có nhiệt độ 350 K. Tính hiệu suất động cơ và sự thay đổi entropy sau một chu trình.
5.18. Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình Carnot, có công suất P1, nhiệt độ nguồn nóng là T1,
nguồn lạnh là T2. Tính:
a/ Hiệu suất động cơ.
b/Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được trong khỏang thời gian t.
c/ Nhiệt lượng nhả cho nguồn lạnh trong khỏang thời gian t.
5.19. Một động cơ nhiệt họat động theo chu trình Carnot có công suất P = 73 600 W, nhiệt độ
nguồn nóng T1= 1000C, nhiệt độ nguồn lạnh T2 = 00C. Tính:
a/ Hiệu suất động cơ.
b/ Nhiệt lượng tác nhân nhận được trong 1 phút.
c/ Nhiệt lượng tác nhân thải cho nguồn lạnh trong 1 phút.
5.20. Có 40g khí ôxy chiếm thể tích 3 lít ở nhiệt độ T = 292,5K
a. Tính áp suất của khối khí ôxy.
b. Cho khối khí nở đẳng áp đến thể tích 4 lít. Hỏi nhiệt độ của khối khí sau khi dãn nở là bao
nhiêu?
5.21. 5.2. Có 10g khí hydrô ở áp suất 8,2at ựng trong bình kín (dãn nở kém) ở nhiệt độ T = 390K
a. Tính thể tích của bình.
b. Hơ nóng khối khí trong bình đến khi nhiệt độ của nó đạ 425K. Tính áp suất của khối khí ở nhiệt
độ này.
5.22. Có 10kg khí đựng trong một bình, ở áp suất 107 N/m2. Người ta lấy ở bình ra một lượng khí
cho tới khi áp suất của khí còn lại trong bình bằng 2,5.106 N/m2. Coi nhiệt độ của khối khí không
đổi. Tìm khối lượng khí đã lấy ra.
5.23. Một bình chứa khí nén ở nhiệt độ 270C, áp suất 40at. Tìm nhiệt độ của khối khí sau khi đã có
một nửa lượng khí thoát ra khỏi bình và áp suất hạ xuống 19at.
5.24. Một bình có thể tích V = 30l chứa chất khí lý tưởng ở áp suất 1 atm. Sau khi một phần khí đã
được lấy khỏi bình, áp suất của bình giảm đi một lượng Δp = 0,78 atm, nhiệt độ vẫn không đổi. Tìm
khối lượng của khí bị lấy đi. Cho biết khối lượng riêng của khí trước khi lấy khí ra là 3g/l.
5.25. Một khinh khí cầu có thể tích V. Người ta bơm vào nó khí hydrô ở 200C dưới áp suất
750mmHg. Nếu mỗi giây bơm vào khí cầu được 25g, hỏi thể tích V của khinh khí cầu sau thời gian
bơm 2g45 phút là bap nhiêu?

15
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 6
6.1. 160g khí ôxy được đun nóng từ nhiệt độ 00C đến 600C. Tìm nhiệt lượng mà khí nhận được và
độ biến thiên nội năng của một khối khí trong hai quá trình:
a) Đẳng tích. b) Đẳng áp.
6.2. Biết nhiệt dung riêng đẳng tích của một chất khí đa nguyên tử là cv = 1400J/kg.K. Tìm khối
lượng riêng của khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn.
6.3. Tìm nhiệt dung riêng đẳng áp của một chất khí, nếu biết khối lượng của một kilomol khí đó là
30kg/kmol và hệ số possion γ = 1,4.
6.4. Một bình kín chứa 14g nitơ ở áp suất 1at và nhiệt độ 270C. Sau khi hơ nóng, nhiệt độ lên đến
1500K. Hỏi:
a) Thể tích của bình.
b) độ tăng nội năng của khí.
6.5. Nén đẳng nhiệt 3 lit không khí ở áp suất 1at. Nhiệt lượng tỏa ra là 676J, tìm thể tích cuối cùng
của khối khí.
6.6. Một bình kín có thể tích 2 lít, đựng 12g khí nitơ ở nhiệt độ 100C. Sau khi hơ nóng, áp suất
trong bình lên đến 104mmHg. Tìm nhiệt lượng mà khối khí nhận được, biết rằng bình dãn nở kém.
6.7. Hơ nóng 16g khí oxy trong một bình kín dãn nở kém ở nhiệt độ 37oC, áp suất 105 N/m2 lên
tới áp suất 3.105 N/m2. Tìm nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí.
6.8. Sau khi nhận được nhiệt lượng 150 cal, nhiệt độ của 40g khí oxy tăng từ 16oC đến 40oC. Hỏi
quá trình hơ nóng đó tiến hành trong điều kiện nào?
6.9. Có 6,5 g hydro ở nhiệt độ 27oC, nhận được nhiệt nên thể tích dãn nở gấp đôi, trong điều kiện
áp suất không đổi. Tính:
a) Công mà khí sinh ra.
b) Độ biến thiên nội năng của khối khí.
c) Nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí.
6.10. Có 10g khí oxy ở nhiệt độ 10oC, áp suất 3.105 N/m2. Sau khi hơ nóng đẳng áp nhiệt lượng mà
khối khí nhận được là 7,9.103J. Tìm:
a) Thể tích khối khí trước và sau khi dãn nở.
b) Nội năng của khối khí trước và sau khi hơ nóng.
6.11. Có 2 kmol khí cacbonic được hơ nóng đẳng áp cho tới khi nhiệt độ tăng thêm 50oC. Độ biến
thiên nội năng của khối khí trong quá trình này là 2500 kJ.
a) Tìm bậc tự do của khí.
b) Công do khí dãn nở sinh ra.
c) Nhiệt lượng truyền cho khối khí.
6.12. Có 7g khí cacbonic được hơ nóng cho tới khi nhiệt độ tăng thêm 10oC trong điều kiện dãn nở
tự do. Tìm công do khí sinh ra và độ biến thiên nội năng của nó.
6.13. Có 10g khí oxy ở nhiệt độ 10oC, áp suất 3at được hơ nóng đẳng áp và dãn nở đến thể tích 10
lít. Tìm: nhiệt lượng mà khối khí nhận được là 7,9.103J. Tìm:
a) Nhiệt lượng cung cấp cho khối khí.
b) Độ biến thiên nội năng của chất khí.
c) Công do khí sinh ra do dãn nở.
6.14. Khối khí dãn nở đẳng nhiệt từ áp suất 5 at đến áp suất 4 at. Khí sinh ra một công 2,2.105J. Hỏi
thể tích sau cùng và nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho khối khí trong quá trình dãn nở?
6.15. Một khối khí nito ở áp suất p1 = 1 at thể tích V1 = 10 lít được dãn nở đến thể tích gấp đôi. Tìm
áp suất cuối cùng và công do khí sinh ra. Nếu quá trình dãn nở đó là:
16
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

a) Đẳng áp.
b) Đẳng nhiệt.
c) Đoạn nhiệt.
6.16. Nén 10 g khí oxy từ điều kiện tiêu chuẩn đến thể tích 4 lít. Tìm:
a) Áp suất và nhiệt độ của khối khí sau mỗi quá trình nén đẳng nhiệt và đoạn nhiệt.
b) Công cần thiết để nén khí trong mỗi quá trình trên. Từ đó suy ra nên nén theo cách nào thì lợi
hơn.

17
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

CHƯƠNG 7
7.1. Máy hơi nước có công suất 14,7 W, dùng than có hiệu suất thực tế là 20%, nhiệt độ nguồn
nóng là 200oC, nhiệt độ nguồn lạnh là 58oC. Tìm lượng than tiêu thụ trong 1 giờ, biết năng suất tỏa
nhiệt của than là 7800 cal/kg. So sánh hiệu suất thực tế với hiệu suất lý tưởng của máy làm việc
theo chu trình Carnot.
7.2. Các ngoại lực trong máy làm lạnh lý tưởng thực hiện một công bằng bao nhiêu để lấy đi nhiệt
lượng 105J từ buồng làm lạnh, nếu nhiệt độ trong nguồn là 263K, còn nhiệt độ của nước làm lạnh là
285K.
7.3. Có 22g khí nito sau khi được hơ nóng nhiệt độ tuyệt đối của nó tăng lên 2 lần, và entropy tăng
lên 18,48J/độ. Xét xem quá trình hơ nóng là đẳng tích hay đẳng áp?
7.4. Khí hydro được dùng trong chu trình Carnot như một tác nhân. Tìm hiệu suất của chu trình,
nếu trong quá trình dãn nở đoạn nhiệt:
a) thể tích khí gia tăng n = 2 lần.
b) áp suất giảm đi n = 2 lần.
7.5. Entropy của 4 mol khí lý tưởng gia tăng 23J/K do dãn nở đẳng nhiệt. Khi đó thể tích của 4 mol
khí gia tăng bao nhiêu lần?
7.6. Cho 1kmol khí lý tưởng đơn nguyên tử (i = 3) thực hiện một p
chu trình thuận nghịch như hình bên. Trong đó quá trình ‘1-2’ là
1
quá trình đoạn nhiệt; quá trình ‘2-3’ là quá trình đẳng áp; quá p1
trình ‘1-3’ là quá trình đẳng tích. Cho biết tại trạng thái (1), áp
suất khối khí là p1 = p0, và thể tích V1 = V0. Tại trạng thái (2) áp
suất của khối khí p2, và thể tích V2 = 8V1. Xác định: p2 3 2
a) Nhiệt lượng khối khí nhận được và tỏa ra trong các quá trình
trên theo p0 và V0.
b) Công sinh ra trong cả chu trình theo p0 và V0. V
V1 V2
c) Hiệu suất của chu trình này. p
7.7. Khối khí lý tưởng dùng làm chất tải nhiệt (tác nhân) cho
động cơ nhiệt, thực hiện chu trình như hình vẽ. Trong đó quá 1 2
p1
trình ‘1-2’ và ‘3-4’ là các quá trình đẳng áp; quá trình ‘2-3’ và
‘4-1’ là các quá trình đoạn nhiệt. Cho biết trạng thái ‘1’, áp suất
của khối khí là p1 = p0, và thể tích V1 = V0. Tại trạng thái ‘2’ thể
p4 3
tích V2 = 2V0, trạng thái ‘3’ thể tích khối khí V3 = 16V0, tại 4
trạng thái ‘4’ thể tích V4 = 8V0 và áp suất p4 = p0/32. Xác định:
a) Khí lý tưởng trên là khí đơn nguyên tử, lưỡng nguyên tử hay
là khí đa nguyên tử. V
V1 V2 V4 V3
b) Tính công sinh ra trong cả chu trình trên theo p0 và V0. p
c) Tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
7.8. Một khối khí lý tưởng (i = 3) dùng làm tác nhân của động cơ
p2 2 3
nhiệt thực hiện chu trình như hình bên, trong đó quá trình ‘1-2’ và
‘3-4’ là các quá trình đoạn nhiệt, quá trình ‘2-3’ là quá trình đẳng p4 4
áp, quá trình ‘4-1’ là quá trình đẳng tích. Khối khí ở trạng thái ‘1’
có nhiệt độ t1 = 270C, thể tích V1, ở trạng thái ‘2’ có thể tích V2, ở p1 1
trạng thái ‘3’ thể tích V3. Biết V1 = 4√2V2 và V3 = 1,5V2. V2 V3 V1 V
a) Tìm các nhiệt độ T2, T3, T4 của tác nhân ở các trạng thái ‘2’,
‘3’, ‘4’ tương ứng.
18
BÀI TẬP CƠ NHIỆT TỔNG HỢP

b) Tính hiệu suất của động cơ nhiệt này.


7.9. Một chất khí lý tưởng mà phân tử có số bậc tự do i = 5 thực hiện p
một chu trình thuận nghịch như hình vẽ. Cho biết quá trình ‘2-3’ là đẳng
áp, quá trình ‘3-1’ là đẳng tích và quá trình ‘1-2’ là đoạn nhiệt. Nhiệt độ 2 3
của chất khí ở các trạng thái 1, 2, 3 lần lượt là T1 = 300K, T2 = 900K, T3
= 200K. Hãy tính hiệu suất chu trình này.
1
V

19

You might also like