Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TIẾNG NHẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN LÊ THẢO VY


MÃ SỐ SINH VIÊN: 48.01.755.118
MÃ LỚP HỌC PHẦN: JAPN143401

GIẢNG VIÊN:
BÙI PHỤNG NGHI LINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


I. TÓM TẮT SƠ LƯỢC VỀ “THA ĐỘNG TỪ - TỰ ĐỘNG TỪ” (他動詞 - 自
動詞).
Động từ trong tiếng Nhật được chia thành ba loại:
- Tha động từ.
- Tự động từ.
- Các động từ chỉ sự di chuyển của sinh vật.
1. Tha động từ:
Định nghĩa: Tha động từ là những động từ mô tả hành động, yêu cầu phải có một
chủ ngữ là người hoặc sinh vật thực hiện hành động, tác động lên tân ngữ trực tiếp
đi kèm, tân ngữ có thể là người hoặc vật, là đối tượng chịu tác động, nhận hành
động đó (nhằm để chứng minh hành động có chủ đích và có ý nghĩa).
Cấu trúc: [Chủ ngữ (danh từ)] +は + Tân ngữ (danh từ) +を +Tha động từ.
- Tha động từ đi cùng trợ từ を.
VD: この猫は花瓶を壊した。=> Chú mèo này đã làm vỡ chiếc bình hoa.
Ở ví dụ này, chú mèo đã tác động lên chiếc bình hoa, biến một thứ chưa vỡ thành
đã vỡ, ngược lại chiếc bình hoa chịu tác động, vỡ ra do chú mèo.
VD: 山田さんは手紙を送ります。=> Anh Yamada gửi lá thư.
Ở đây, anh Yamada đã thực hiện hành động thay đổi vị trí của lá thư từ chỗ anh
Yamada đến nơi gửi thư, lá thư nhận hành động từ anh Yamada.
- Ngoài ra, có thể có thêm đối tượng gián tiếp chịu tác động bởi chủ ngữ.
VD: 山田さん花子さんに手紙を送ります。 => Anh Yamada gửi thư cho cô
Hanako.
Ở ví dụ này, cô Hanako là người chịu tác động gián tiếp từ hành động gửi thư của
anh Yamada, chuyển từ việc không có sang có lá thư.
- Có thể lượt bỏ chủ ngữ trong một số trường hợp khi chủ ngữ đã rõ ràng.
VD: (私は)ドアを開けます。 => Tôi mở cửa.
(私は)ドアを閉めます。 => Tôi đóng cửa.
2. Tự động từ:
Định nghĩa: Tự động từ là những động từ không tác động, thực hiện hành động
hướng đến đối tượng khác, cũng như không nhất thiết phải chịu tác động từ đối
tượng nào, mà là diễn ra hành động tự thân của chủ thể. Nói cách khác, chủ ngữ
thực hiện hành động là đối tượng duy nhất của hành động hay tình trạng được nhắc
đến bởi động từ, không có tân ngữ đi kèm.
Với xu hướng thích quan sát và miêu tả những hành động tự xảy ra hơn là được tác
động vào của người Nhật xưa nên tự động từ ban đầu được sử dụng để mô tả sự
vận động của các hiện tượng ngoài thiên nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của con
người, không có sự tồn tại của con người.
=> Tự động từ dùng để mô tả trạng thái hiện tại của một sự vật, hiện tượng nào
đó.
Cấu trúc: Chủ ngữ (danh từ) +が + Tự động từ.
- Tự động từ đi cùng trợ từ が.
VD: ドアが開いています。=> Cánh cửa đang mở.
Ví dụ này diễn tả việc cánh cửa đã được mở sẵn từ trước lúc người nói đến và
người nói đang chứng kiến trạng thái của cánh cửa tại thời điểm nói.
VD: 花瓶が壊れました。=> Chiếc bình hoa đã vỡ rồi.
Ở câu trên diễn tả trạng thái của chiếc bình đã vỡ, không có đối tượng nào (như
người làm vỡ chiếc bình) tác động lên chiếc bình tại thời điểm người nói chứng
kiến cả.
3. Các động từ chỉ sự di chuyển của sinh vật:
Gồm các động từ như: 歩く、走る、散歩する、泳ぐ…
Định nghĩa: Các động từ trên là những động từ nhằm diễn tả hành động của con
người hay sinh vật mà không tác động hay ảnh hưởng, làm thay đổi đối tượng bên
ngoài nào.
Như động từ 「歩く」 và「走る」việc bất kể bản thân có chạy hay đi bộ nhiều
đến mức nào cũng sẽ không có tác động hay hướng đến bất cứ đối tượng nào khác
ngoài chính mình, cũng như không có tân ngữ kèm theo.
=> Chính vì thế nên hiện nay các động từ chỉ sự di chuyển của sinh vật có khuynh
hướng được xếp vào nhóm tự động từ.
4. Một số cặp tự động tha – tự động từ:
Bên cạnh những động từ hoàn toàn là tự động từ (座る、死ぬ,...), cũng như các
động từ hoàn toàn là tha động từ (食べる、読む,...) thì cũng tồn tại những động từ
có cả hai dạng, vừa là tha động từ vừa là tự động từ, được gọi là cặp tha – tự động
từ.
Dưới đây là một số cặp tha – tự động từ thường gặp:
Tha động từ - 他動詞 Tự động từ -自動詞
開ける Mở 開く Mở
閉める Đóng 閉まる Đóng
出す Cho ra, đưa ra 出る Đi ra, rời đi
止める Dừng lại 止まる Dừng lại
届ける Gửi đến, đưa đến 届く Đến
増やす Làm tăng 増える Tăng
減らす Làm giảm 減る Giảm, hạ

II. NHỮNG KHÓ KHĂN, TÂM ĐẮC CỦA BẢN THÂN KHI HỌC VỀ “THA
ĐỘNG TỪ - TỰ ĐỘNG TỪ” (他動詞 - 自動詞).
Đối với tôi, điều khó khăn nhất mà tôi gặp phải khi học về tha động từ - tự động từ
là việc dễ bị nhầm lẫn giữa hai loại động từ cùng cặp lại với nhau, khó có thể phân
biệt được đâu là tha động từ, đâu là tự động từ. Việc ghi nhớ để có thể áp dụng
động từ của hai nhóm trên không chỉ yêu cầu người học hiểu rõ ngữ nghĩa mà còn
là về bản chất, cũng như ghi nhớ cấu tạo của từng từ. Ví dụ như từ 「当てる」và
từ 「当たる」nếu chỉ đọc qua hai từ đứng riêng lẽ không nằm trong câu, không
thể phân biệt qua các trợ từ を、が thì tôi khó có thể biết được từ nào mới là tha
động từ và ngược lại. Điều này dẫn đến việc khi viết các bài viết hay giao tiếp thực
tế, tôi dễ sử dụng sai từ vựng khiến cho câu sai lệch về mặt ngữ pháp.
Khó khăn này phát sinh do bản chất những ngôn ngữ mà bản thân tôi được học và
tiếp xúc (tiếng Việt, tiếng Anh) không yêu cầu việc phải phân định động từ rõ ràng
như thế giống như trong tiếng Nhật. Nên chuyện được tiếp xúc về tha động từ - tự
động từ ở một ngôn ngữ khác là điều hoàn toàn xa lạ đối với tôi trước đây.
Để có thể ghi nhớ và phân biệt được các động từ trong cùng một cặp, tôi đã bắt đầu
tìm hiểu về các nguyên tắc chuyển từ tự động từ sang tha động từ và ngược lại.
Chẳng hạn như những tự động từ kết thúc với đuôi “aru” thì khi chuyển qua tha
động từ sẽ trở thành đuôi “eru” 「当たる」 => 「当てる」hay như nếu tự động
từ kết thúc với đuôi “reru” khi chuyển qua tha động từ sẽ thành đuôi “su” hoặc
“ru”「割れる」=>「割る」và cuối cùng là chuyển những tha động từ thành tự
động từ với đuôi “su” trở thành đuôi “ru”, đuôi “asu” thành “u” hay “asu” thành
“eru”, đuôi “osu” thành “iru”,.. Dù vẫn có một số từ ngoại lệ như 「育
つ」=>「育てる」、「続く」=>「続ける」 nhưng những nguyên tắc này kết
hợp cùng việc tích cực tra cứu ngữ nghĩa của từ đã giúp cho quá trình học các động
từ của tôi trở nên dễ dàng hơn.
Ngược lại, điều mà tôi tâm đắc nhất khi được học về tha động từ - tự động từ là
qua đó tôi có thể hiểu được những tâm tư, góc nhìn cũng như lối suy nghĩ tinh tế và
tỉ mỉ của người Nhật, họ thể hiện điều đó thông qua cách họ sử dụng hai dạng động
từ để chỉ về trạng thái của đối tượng mà họ chứng kiến, giữa việc phân biệt là tự
đối tượng diễn ra hành động hay đối tượng này được đối tượng khác tác động lên.
Đây là điều mà nếu tôi không biết về tha động từ - tự động từ, tôi sẽ không thể
nhìn nhận ra được.
III. SO SÁNH “THA ĐỘNG TỪ - TỰ ĐỘNG TỪ” (他動詞 - 自動詞) VỚI
TIẾNG VIỆT.
Hai hình thức tha động từ - tự động từ thực tế có tồn tại trong phần lớn các ngôn
ngữ, nhưng lại có rất ít ngôn ngữ thật sự chú tâm đến sự khác biệt về trạng thái và
đối tượng chịu tác động của động từ như trong tiếng Nhật. Việc phân biệt giữa tha
động từ và tự động từ rất ít được đề cập trong các nghiên cứu tiếng Việt, cũng như
chuyện hầu hết người bản ngữ không biết rõ về sự khác biệt của hai loại động từ
trên. Trong tiếng Việt, định nghĩa về tha – tự động từ và những tiêu chí phân biệt
vẫn chưa được làm rõ.
Tha động từ và tự động từ trong tiếng Nhật có thể được xem tương đương với
ngoại động từ (mua, viết tìm,…) và nội động từ (ngủ, đi, đứng,…) trong tiếng Việt.
Nhưng nếu ở tiếng Nhật, với những động từ có cả hai dạng, sẽ được biến đổi thành
hai động từ khác nhau mang cùng một hán tự, thì trong tiếng Việt, các động từ
mang cả hai dạng như trên có nhiều trường hợp sẽ chỉ tồn tại dưới một hình thức
duy nhất, không phân biệt ra (suy tư,…) Đây chính là điều dẫn đến việc không nhất
thiết phải phân định tới hình thức nội – ngoại của động từ trong tiếng Việt.
Hơn thế nữa, khác với việc phân định tha động từ và tự động từ trong tiếng Nhật
dùng để nhấn mạnh về đối tượng thực hiện hành động có ảnh hưởng đến đối tượng
nào khác hay không thì trong tiếng Việt nội động từ và ngoại động từ chỉ có thể áp
dụng cho các động từ độc lập, có thể được dùng một mình trong một chức năng cú
pháp của câu mà không áp dụng nên nhóm động từ không độc lập, không thể đứng
một mình để đảm đương chức năng ngữ pháp tiếng Việt (còn,…) mà trong tiếng
Nhật vẫn có thể được chia vào nhóm tha động từ và tự động từ thích hợp(残す、
残る,…)
=> Bản chất của động từ trong tiếng Việt và tiếng Nhật không hoàn toàn giống
nhau, vẫn tồn tại khác biệt rõ rệt, như việc có những từ được xem như là động từ
trong tiếng Việt nhưng lại là một mẫu ngữ pháp cấu tạo câu trong tiếng Nhật, hay
việc động từ trong tiếng Nhật được phân loại theo một tiêu chuẩn khác với động từ
ở tiếng Việt. Đây chính là sự đa dạng từ loại của từng ngôn ngữ, tạo nên màu sắc
riêng biệt cũng như phản ánh văn hóa của dân tộc mỗi đất nước.
Vậy, để có thể dịch được nghĩa của các cặp tha - tự động từ, trước tiên cần nắm
được định nghĩa và bản chất của từng loại. Như từ「燃える」và từ「燃や
す」đều mang nghĩa tiếng Việt là “cháy”, nhưng 「燃える」là tự động từ mà
người nói chứng kiến trạng thái cháy của cái gì đó, nên được dịch là cái gì đó
“cháy”, còn 「燃やす」mang hình thái tha động từ, diễn tả hành động đối tượng
tác động lên cái gì đó và làm nó cháy đi, nên được dịch là “đốt cháy/thiêu” cái gì
đó.
- 紙が燃えます。=> Giấy cháy. (Diễn tả trạng thái giấy đang cháy lúc người nói
chứng kiến)
- 紙を燃やします。=> Đốt cháy giấy. (Diễn tả việc đối tượng “tôi” bị lược bỏ
đốt cháy giấy đi)
Hay như hai từ 「伝わる」là tự động từ và「伝える」là tha động từ có nghĩa
chung là “ lan truyền”.
- 彼が結婚するといううわさが伝わってきました。=> Tin đồn anh ấy kết
hôn đã được lan truyền. (Diễn tả thời điểm mà người nói chứng kiến được thì tin
đồn đã lan truyền ra sẵn rồi.)
- 金属は熱をよく伝えます。=> Kim loại truyền nhiệt tốt. (Kim loại là đối
tượng thực hiện hành động lan truyền nhiệt)
Ngoài ra, cũng có thể dịch nhấn mạnh vào ngữ cảnh trong câu (đối tượng nào tác
động gì lên đối tượng khác hay hành động của tự thân đối tượng) để làm nổi bật
được tính chất hình thái của động từ. Còn đối với các động từ hoàn toàn là tha
động từ hay ngược lại thì căn cứ dịch theo nghĩa tiếng Việt của từ như dịch danh từ
hay tính từ.

You might also like