Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ KHO VẬN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Anh Tâm


Mã lớp học phần: 23D1BUS50318901
Nhóm: 1
Phòng học: N2-403

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 1

ĐÁNH
MSSV HỌ VÀ TÊN EMAIL ĐÓNG GÓP
GIÁ

- Giới thiệu chung về doanh nghiệp.


- Tìm hiểu mạng lưới hệ thống nhà máy và tổng
minhto.31211027750 kho phân phối.
31211027750 Tô Vũ Lê Minh 100%
@st.ueh.edu.vn - Dựa vào kết quả báo cáo tài chính ba năm gần
đây, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tồn kho và so
sánh với doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhất
trong ngành.

- Tổng hợp bài làm


- Tính toán khối lượng đặt hàng, tổng chi phí tồn
Nguyễn Quốc datnguyen.312110259 kho, tồn kho an toàn.
31211025940 100%
Đạt 40@st.ueh.edu.vn - Chọn lựa xem mô hình EOQ hay POQ là phù
hợp với việc quản lý tồn kho và đặt hàng nguyên
vật liệu sản xuất đầu vào hiện nay của doanh
nghiệp? Giải thích.

- Tóm lược bài làm: tóm tắt ý nghĩa, tính cần


thiết và các nội dung chính từ báo cáo.
- Tìm hiểu và dự báo về nhu cầu lưu kho loại
hàng hóa thành phẩm trong 12-15 tháng tới.
Nguyễn Huỳnh khanhnguyen.3121102 - Chọn ra một số nhóm sản phẩm đại diện sau đó
31211027738 100%
Nam Khánh 7738@st.ueh.edu.vn đề xuất các hình thức hàng hóa thành phẩm khi
nhập kho.
- Minh họa hình ảnh, thông số cụ thể.
- Xây dựng các quy trình nhập, cất hàng, lưu
kho, bảo quản, xuất hàng cho hàng hóa cho kho.

- Thực hiện chọn vị trí cụ thể nhà kho, vẽ tổng


thể sơ đồ mặt bằng, loại giá kệ, lối đi, loại thiết
Nguyễn Lê phucnguyen.31211027 bị xe nâng hạ (MHE) sử dụng trong kho, ngoài
31211027769 kho, số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp. 100%
Hoàng Phúc 769@st.ueh.edu.vn
- Minh họa hình ảnh, thông số cụ thể.
- Tính toán sức chứa tối đa bao nhiêu sản phẩm.
MỤC LỤC

TÓM LƯỢC..................................................................................................................................
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT NAM
(CADIVI).....................................................................................................................................1
1. Sơ lược về Công ty cổ phần dây cáp điện CADIVI..........................................................1
2. Mô tả về mạng lưới nhà máy sản xuất và phân bố kho vận của doanh nghiệp.............3
3. So sánh với doanh nghiệp đầu ngành khác dựa vào kết quả báo cáo tài chính ba năm
gần đây.....................................................................................................................................5
II. LỰA CHỌN MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỒN KHO PHÙ HỢP VỚI CÔNG
TY CỔ PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT NAM (CADIVI)........................................................7
1. Các số liệu liên quan để tính toán......................................................................................7
2. Tính toán khối lượng đặt hàng, tổng chi phí tồn kho, tồn kho an toàn.........................9
2.1. Xét lý thuyết mô hình hệ thống quản lý tồn kho EOQ...................................................9
2.2. Xét lý thuyết mô hình hệ thống quản lý tồn kho POQ.................................................10
3. Lựa chọn mô hình phù hợp với việc quản lý tồn kho và đặt hàng nguyên vật liệu sản
xuất đầu vào hiện nay của doanh nghiệp và giải thích......................................................11
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHO PHÙ HỢP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY CÁP
ĐIỆN VIỆT NAM (CADIVI)...................................................................................................11
1. Tìm hiểu và dự báo về nhu cầu lưu kho loại hàng hóa thành phẩm trong 12-15 tháng
tới............................................................................................................................................11
1.1. Giới thiệu về triển vọng ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 2023-2024....................11
1.2. Dự đoán sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2023-2024........................11
1.3. Kết luận........................................................................................................................13
2. Một số nhóm sản phẩm đại diện và các hình thức lưu trữ hàng hóa thành phẩm khi
nhập kho.................................................................................................................................13
2.1. Các nhóm sản phẩm đại diện cho CADIVI..................................................................13
2.2. Các hình thức lưu trữ hàng hóa thành phẩm khi nhập kho..........................................15
3. Vị trí, sơ đồ mặt bằng, loại giá kệ, lối đi, loại thiết bị xe nâng hạ và số lượng lao động
trực tiếp, gián tiếp của kho CADIVI...................................................................................16
3.1. Vị trí cụ thể của nhà kho..............................................................................................16
3.2. Tổng thể sơ đồ mặt bằng, loại giá kệ, lối đi.................................................................16
3.3. Các loại thiết bị xe nâng hạ (MHE) trong kho, ngoài kho...........................................18
3.4. Số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp..........................................................................19
4. Sức chứa tối đa của nhà kho............................................................................................19
5. Các quy trình nhập, cất hàng, lưu kho, bảo quản, xuất hàng cho hàng hóa của kho
CADIVI..................................................................................................................................19
5.1. Quy trình nhập hàng.....................................................................................................19
5.2. Quy trình cất hàng........................................................................................................20
5.3. Quy trình lưu kho.........................................................................................................20
5.4. Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho.......................................................................21
5.5. Quy trình xuất hàng từ kho..........................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................
TÓM LƯỢC

Trong quá trình làm bài dự án về Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam CADIVI và các nội
dung liên quan như giới thiệu chung về doanh nghiệp, mạng lưới nhà máy và tổng kho phân
phối, quản lý tồn kho, và đề nghị giải pháp kho phù hợp, nhóm em đã có được nhiều lợi ích
như sau:

1. Nắm vững kiến thức về doanh nghiệp: Nhóm em có cơ hội tìm hiểu về một doanh nghiệp
thực tế và làm quen với các khía cạnh quản lý, hoạt động và vận hành của một công ty sản
xuất. Điều này giúp mở rộng hiểu biết và phát triển kiến thức chuyên môn về lĩnh vực quản lý
doanh nghiệp.

2. Áp dụng lý thuyết mô hình quản lý tồn kho vào thực tế: Nhóm em có cơ hội áp dụng lý
thuyết các mô hình quản lý tồn kho như EOQ và POQ vào một tình huống thực tế. Việc tính
toán các chỉ tiêu và lựa chọn mô hình phù hợp giúp nhóm em rèn kỹ năng phân tích, đánh giá
và áp dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tế trong quản lý tồn kho.

3. Phát triển kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu: Việc tìm hiểu về mạng lưới nhà máy
và tổng kho, tính toán các chỉ tiêu tồn kho, dự báo nhu cầu lưu kho và đề xuất giải pháp giúp
nhóm em rèn kỹ năng nghiên cứu, xử lý thông tin và trình bày kết quả một cách logic.

4. Áp dụng kỹ năng thực hành và trình bày: Việc thực hiện các công việc như vẽ sơ đồ, tính
toán, tạo hình ảnh minh họa và trình bày các thông số cụ thể giúp nhóm em rèn kỹ năng thực
hành và trình bày công việc một cách logic và chính xác.

5. Xây dựng kỹ năng về thiết kế và quản lý kho: Nhóm em được thực hành xây dựng sơ đồ
mặt bằng, chọn vị trí, lựa chọn thiết bị và xây dựng quy trình quản lý kho. Đây là cơ hội để rèn
kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch và quản lý một hệ thống kho hàng.

6. Tăng cường khả năng giao tiếp và trình bày: Việc trình bày bài luận và trình bày kết quả
yêu cầu nhóm em phải có khả năng giao tiếp và trình bày một cách rõ ràng và logic. Điều này
giúp cải thiện khả năng truyền đạt thông tin một cách thuyết phục.

Nhìn chung, quá trình làm bài dự án về Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam CADIVI
không chỉ giúp nhóm em nắm vững kiến thức về quản lý doanh nghiệp và quản lý tồn kho mà
còn phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích, thiết kế và trình bày. Bên cạnh đó, nhóm em còn
có cơ hội áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, giúp chuẩn bị cho công việc sau này.
1

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT NAM (CADIVI)
1. Sơ lược về Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI)

- Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 70-72 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP HCM.

- Điện thoại: (028) 38292971 / 38292972 / 38299443 - Fax: (028) 38299437

- Email: CADIVI@CADIVI.vn

- Website: www.cadivi.vn / www.cadivi.com.vn / www.cadivi-vn.com

- Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam có tên thương mại là CADIVI thuộc Công ty cổ phần Điện
lực GELEX (GELEX ELECTRIC), là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện phục vụ
rộng rãi cho các ngành kinh tế quốc dân, tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu.

- Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam được thành lập từ ngày 06/10/1975 với thương hiệu
CADIVI, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện. Sau khi được cổ phần hóa,
CADIVI trở thành một công ty cổ phần từ tháng 9 năm 2007.

- Hiện nay, CADIVI có một lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Trên 50%
nhân viên của Công ty là các công nhân kỹ thuật, phần còn lại, bên cạnh các nhà quản lý trung và cao
cấp là các cán bộ, nhân viên thuộc các phòng chức năng giàu kinh nghiệm.
2

- Tính đến thời điểm hiện tại, CADIVI có 3 nhà máy, 2 công ty thành viên cùng hệ thống phân phối
bao gồm hơn 200 đại lý cấp 1 trải rộng khắp cả nước. CADIVI sở hữu các công nghệ hàng đầu trong
ngành sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam, được trang bị các máy móc, thiết bị từ Châu Âu, Mỹ và các
nước phát triển trong khu vực. Công suất sản xuất của Công ty:

 60.000 tấn đồng/năm.

 40.000 tấn nhôm/năm.

 20.000 tấn hạt nhựa PVC/năm (nguyên liệu để sản xuất dây cáp điện - chủ yếu cung cấp nội bộ
cho CADIVI).

- Sản phẩm của CADIVI bao gồm:

 Dây điện dân dụng

 Cáp điện lực

 Dây dẫn trần (đồng và nhôm)

 Dây điện từ

 Cáp vặn xoắn (ABC)

 Cáp trung thế

 Cáp truyền dữ liệu, dây điện dùng cho xe ô tô gắn máy

 Cáp điện kế, cáp multiplex

 Cáp điều khiển, cáp chống thấm

 Cáp chống cháy, cáp chậm cháy

 Ống luồn và phụ kiện ống luồn

 Các sản phẩm xuất khẩu…

- Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất dây cáp điện, với phương châm “Dẫn điện tốt –
Cách điện an toàn – Tiết kiệm điện”, các sản phẩm của CADIVI được sản xuất, thử nghiệm theo tiêu
chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN cũng như các tiêu chuẩn quốc tế thông dụng như IEC, ASTM, JIS,
AS, BS, DIN, UL... CADIVI là nhà sản xuất dây cáp điện đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ
ISO 9002:1994 vào năm 1998, chuyển đổi sang ISO 9001:2000 năm 2002 và ISO 9001:2015 hiện nay.

- CADIVI luôn luôn chú trọng đến chất lượng, kiểu dáng và giá thành sản phẩm. Với mục tiêu “Mang
nguồn sáng đến mọi nơi”, các sản phẩm của CADIVI đã đồng hành cùng sự phát triển của ngành điện
3

lực, tham gia các dự án như đường dây cáo thế 500kV, 220kV, 110kV; dự án cải tạo mạng lưới điện
nông thôn, các dự án năng lượng nông thôn… Thương hiệu CADIVI ngày càng được tin tưởng và ăn
sâu vào tình cảm của khách hàng và người tiêu dùng, trở thành thương hiệu hàng đầu trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn 48 năm xây dựng và phát triển, CADIVI đã dành được rất
nhiều giải thưởng của chính phủ và các tổ chức, hiệp hội có uy tín.

- CADIVI xác định mục tiêu, sứ mệnh của Công ty là mang lại giải pháp truyền tải điện tốt nhất, an
toàn nhất, tiết kiệm nhất cho khách hàng; tốt đa hóa lợi nhuận của cổ đông cũng như lợi ích của người
lao động; góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Trong tầm nhìn của mình, CADIVI đặt
mục tiêu sẽ trở thành tập đoàn dây cáp điện hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2015-2020.
Những giá trị mà CADIVI hướng tới là: Chất lượng sản phẩm ổn định, dịch vụ thuận lợi cho khách
hàng; môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển cho cán bộ công nhân viên; Lợi nhuận
cao và bền vững cho cổ đông; Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng cũng như luôn đảm bảo tính thân
thiện với môi trường trong từng sản phẩm cũng như trong quá trình quản lý sản xuất, kinh doanh.

2. Mô tả về mạng lưới nhà máy sản xuất và phân bố kho vận của doanh nghiệp
 Nhà máy sản xuất

CADIVI có một số lượng nhà máy sản


xuất quy mô lớn và hiện đại, được đặt ở
các vị trí chiến lược trên toàn quốc. Các
nhà máy sản xuất của CADIVI chủ yếu
tập trung tại các khu vực như Thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai và Hà Nội. Đây là những vị trí có
sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ và
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

 Kho vận và phân bố

CADIVI có một mạng lưới kho vận và phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Các kho vận của CADIVI
được đặt ở nhiều vị trí chiến lược để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả. Các khu vực tập trung kho
vận và phân phối của CADIVI bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Đà
Nẵng và các tỉnh khác trên cả nước. Mạng lưới này giúp CADIVI đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt
đối với nhu cầu cung cấp sản phẩm của khách hàng trên khắp đất nước.
4

 Kết nối phương tiện giao thông

Để tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa, CADIVI liên kết với hệ thống phương tiện giao thông
quan trọng trong cả nước. Công ty sử dụng đường bộ, đường biển và đường hàng không để vận
chuyển sản phẩm đến khách hàng. Các nhà máy sản xuất và kho vận của CADIVI thường được đặt
gần các cảng biển, sân bay và các trung tâm vận tải quan trọng, giúp tối ưu hóa quy trình vận
chuyển và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng.
5

3. So sánh với doanh nghiệp đầu ngành khác dựa vào kết quả báo cáo tài chính ba năm gần đây

Hàngtồn kho trung bình


Vòng quay hàng tồn kho =
Tổng doanh thu

Hàngtồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuốikỳ


Hàng tồn kho trung bình =
2

Doanhthu năm 1+ Doanhthu năm2+ Doanhthu năm3


Tổng doanh thu =
Số năm

- Công thức trên tính toán tỷ lệ giữa hàng tồn kho và doanh thu để đo lường tần suất mà hàng tồn kho
được bán trong một khoảng thời gian nhất định.

- Vòng quay hàng tồn kho trong năm hiện tại của CADIVI là 2.88 có nghĩa là: Trong một năm, doanh
nghiệp tiêu thụ toàn bộ hàng tồn kho trung bình của mình khoảng 2.88 lần.

Số ngày trong năm 365


Số ngày của một vòng quay tồn kho = = ≈ 127 ngày
Vòng quay hàng tồn kho 2.88

- Từ kết quả trên có thể kết luận:

 Doanh nghiệp tiêu thụ toàn bộ tồn kho trung bình của mình trong khoảng 127 ngày, tương
đương với khoảng 2.88 lần trong một năm.
6

 Vòng quay hàng tồn kho 2.88 là một số vòng quay hàng tồn kho khá cao, cho thấy doanh
nghiệp tiêu thụ tồn kho trung bình nhanh chóng.
 Doanh nghiệp có khả năng quay vòng hàng tồn kho nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro về tồn kho dài
hạn và giữ lưu chuyển vốn hiệu quả.
 Tuy nhiên, nếu vòng quay hàng tồn kho quá nhanh, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sẽ không
xảy ra tình trạng thiếu hàng khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- So với công ty đứng đầu ngành khác là Taya Vietnam Electric Wire & Cable Co., Ltd. (Taya
Vietnam) Taya Vietnam là một công ty liên doanh giữa Đài Loan và Việt Nam có số vòng quay tồn
kho trung bình 3 năm gần đây của doanh nghiệp bằng 0.21, có nghĩa là trong một năm, doanh nghiệp
chỉ tiêu thụ khoảng 0.21 lần tồn kho trung bình của mình.

Số ngày trong năm 365


Số ngày của một vòng quay tồn kho = = ≈ 1738 ngày
Vòng quay hàng tồn kho 0.21

- Từ kết quả trên có thể kết luận:

 Doanh nghiệp tiêu thụ chỉ khoảng 0.21 lần tồn kho trung bình của mình trong khoảng 1738
ngày, tương đương với khoảng 0.21 lần trong một năm.
7

 Vòng quay hàng tồn kho 0.21 là một số vòng quay hàng tồn kho khá thấp, cho thấy doanh
nghiệp tiêu thụ tồn kho trung bình chậm hơn.
 Doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro về tồn kho dài hạn và lưu chuyển vốn không hiệu quả.
 Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho thấp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng
tiếp tục cung cấp hàng hóa trong thời gian dài và giảm rủi ro thiếu hàng.

- Sau khi so sánh vòng quay hàng tồn kho giữa CADIVI (2.88) và Taya Vietnam (0.21) có thể rút ra
các điểm như sau:

 CADIVI có vòng quay hàng tồn kho lớn hơn: Vòng quay hàng tồn kho của CADIVI là 2.88 cao
hơn so với vòng quay hàng tồn kho của Taya Vietnam là 0.21 cho thấy CADIVI có khả năng
quay vòng hàng tồn kho nhanh hơn so với Taya Vietnam.
 CADIVI có khả năng quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn: Vòng quay hàng tồn kho của CADIVI
cao (2.88) cho thấy công ty có xu hướng tiêu thụ hàng tồn kho nhanh chóng và hiệu quả. Điều
này đồng nghĩa với việc CADIVI có hệ thống quản lý hàng tồn kho tốt hơn, giúp đảm bảo sự
luân chuyển nhanh chóng của hàng hóa và tối ưu hóa vốn đầu tư.
 Taya Vietnam có vòng quay hàng tồn kho thấp: Vòng quay hàng tồn kho của Taya Vietnam chỉ
là 0.21 cho thấy Taya Vietnam có xu hướng giữ hàng tồn kho lâu hơn và có thể cần cải thiện
quy trình quản lý hàng tồn kho để tăng hiệu quả vận hành.

II. LỰA CHỌN MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỒN KHO PHÙ HỢP VỚI CÔNG TY CỔ
PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT NAM (CADIVI)
1. Các số liệu liên quan để tính toán
Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CAV) mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp là Công ty dây
đồng Việt Nam (CFT).
8

Công ty dây đồng Việt Nam (CFT)

Giao dịch giữa Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CAV) với các công ty thành viên

Chi phí đặt mua một đơn hàng là 5.000.000 đồng. Chi phí lưu kho một tấn nguyên vật liệu hàng năm là
640.000 đồng. Nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm là 69.000 tấn. Thời gian hoạt động của công ty là
300 ngày mỗi năm (trừ các ngày lễ, dừng để thực hiện các đợt bảo trì lớn trong năm, dừng do sự cố đột
xuất). Thời gian chờ nguyên vật liệu là 3 ngày. Thời gian xem xét là 2 ngày. Độ lệch chuẩn của nhu cầu
nguyên vật liệu hàng ngày là 15 tấn. Mỗi ngày nhà cung cấp vận chuyển 360 tấn nguyên liệu cho công
ty. Công ty muốn tỷ lệ cháy hàng không vượt quá 5% trong suốt thời gian giao hàng. Công ty sử dụng
9

chính sách kiểm kê tồn kho liên tục. Giả sử phân phối khối lượng nhu cầu nguyên vật liệu là phân phối
chuẩn.

BẢNG TÓM TẮT

Các chỉ số Đơn vị tính

Nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm (D) 69.000 tấn/năm

Chi phí đặt một đơn hàng (S) 5.000.000 đồng/đơn hàng

Chi phí lưu kho hàng năm (H) 640.000 đồng/tấn

Mức cung ứng nguyên vật liệu hàng ngày (p) 360 tấn/ngày

Số ngày làm việc trong năm 300 ngày

Thời gian chờ nguyên vật liệu (LT) 3 ngày

Thời gian xem xét (T) 2 ngày

Độ lệch chuẩn nhu cầu hàng ngày (σ D) 15 tấn

BẢNG TRA CỨU


Service
90% 91% 92% 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99%
Level
z 1,28 1,34 1,41 1,48 1,56 1,65 1,75 1,88 2,05 2,33

Tỷ lệ cháy hàng không vượt quá 5% trong thời gian giao hàng. Do đó Service level là 95%.
Tra bảng ta có hệ số z = 1,65.

2. Tính toán khối lượng đặt hàng, tổng chi phí tồn kho, tồn kho an toàn
2.1. Xét lý thuyết mô hình hệ thống quản lý tồn kho EOQ
 Khối lượng đặt hàng tối ưu

Q1 =
√ 2xDxS
H

 Q1 =
√ 2 x 6 9.000 x 5.000 .000 ≈
640.000
1.031 tấn
10

 Tổng chi phí tồn kho

D Q1
TC1 = xS+ xH
Q1 2

69.000 1.031
 TC1 = x 5.000.000 + x 640.000 ≈ 659.696.900 đồng
1. .031 2
 Lượng tồn kho an toàn với thời gian chờ (LT) là 3 ngày

SS1 = z x σ D x √ ¿

 SS1 = 1,65 x 11 x √ 3 ≈ 31 tấn

2.2. Xét lý thuyết mô hình hệ thống quản lý tồn kho POQ


 Nhu cầu nguyên vật liệu mỗi ngày
D
d=
S ố ngày làm việc trong năm
69.000
 d= = 230 tấn
300
 Khối lượng đặt hàng

Q2 =
√ 2xDxSx p
H x ( p−d )

 Q2 =
√ 2 x 69.000 x 11.000.000 x 360
640.000 x (360−230)
≈ 2.563 tấn

 Tổng chi phí tồn kho

D Q2 p−d
TC2 = xS+ xHx
Q2 2 p

69.000 2.563 360−230


 TC2 = x 11.000.000 + x 640.000 x ≈ 592.306.227 đồng
2.563 2 360
 Lượng tồn kho an toàn với thời gian xem xét (T) là 2 ngày và thời gian chờ (LT) là 3 ngày

SS2 = z x σ D x √ T +¿

 SS2 = 1,65 x 11 x √ 2+3 ≈ 41 tấn


11

3. Lựa chọn mô hình phù hợp với việc quản lý tồn kho và đặt hàng nguyên vật liệu sản xuất đầu
vào hiện nay của doanh nghiệp và giải thích
Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CAV) nên lựa chọn mô hình hệ thống quản lý tồn kho POQ.
Mô hình này sẽ phù hợp với việc quản lý tồn kho và đặt hàng nguyên vật liệu sản xuất đầu vào hiện
nay của công ty.

Lý do lựa chọn mô hình này là vì tổng chi phí tồn kho khi áp dụng mô hình POQ có giá trị nhỏ hơn so
với tổng chi phí tồn kho khi áp dụng EOQ (TC2 < TC1).

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHO PHÙ HỢP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT
NAM (CADIVI)
1. Tìm hiểu và dự báo về nhu cầu lưu kho loại hàng hóa thành phẩm trong 12-15 tháng tới
1.1. Giới thiệu về triển vọng ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 2023-2024
- Theo báo cáo đánh giá triển vọng ngành Điện mới nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán
VNDIRECT, tăng trưởng tiêu thụ điện năm 2023 theo kịch bản thận trọng dự báo sẽ đạt mức 6%,
tương đương với mức dự báo của Bộ Công Thương cho kế hoạch cung cấp điện 2023.

- Tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện được dự báo ở mức khá khiêm tốn do ảnh hưởng bởi nhu cầu sử
dụng điện của nhóm Công nghiệp - Xây dựng, đặc biệt là trong sản xuất xi măng, sắt thép sẽ bị hạn chế
trong năm nay khi nhu cầu thấp tại thị trường bất động sản nhà ở dự kiến sẽ kéo dài cho đến hết năm
nay, kéo theo sự suy yếu về nhu cầu vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, việc hoạt động đầu tư công trong
năm nay dự kiến sẽ được giải ngân mạnh mẽ hơn so với năm ngoái được kỳ vọng sẽ bù đắp lại phần
nào sự sụt giảm nhu cầu sử dụng điện của nhóm ngành này.

- Mặt khác, nhiệt độ mùa hè năm nay có thể sẽ ở mức cao khi pha El Nino dự kiến trở lại từ tháng
5/2023, cùng với đó, hoạt động thương mại, dịch vụ đang dần phục hồi về mức trước dịch COVID-19
sẽ hỗ trợ nhu cầu điện đột biến của nhóm ngành Tiêu dùng dân cư - Dịch vụ. Theo đó, phần nào hỗ trợ
bù đắp mức tiêu thấp nhóm Công nghiệp - Xây dựng.

1.2. Dự đoán sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2023-2024
Để hiểu rõ tình hình kinh tế Việt Nam trong 12-15 tháng tới, cần xem xét các yếu tố sau đây:

 Tăng trưởng kinh tế

- Tổ chức Dự báo Kinh tế và Quản lý (VEPR) dự báo rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và
tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19.
12

- Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới được công bố, dự báo năm 2023 nền kinh
tế của Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan
tỏa từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp cân bằng
những yếu tố bất lợi này và nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2023 và 6,8% vào
năm 2024, trong nhóm dẫn đầu châu Á.

- Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất chế biến chế tạo đã giảm xuống dưới mức 50
trong bốn tháng liên tiếp do sự suy giảm của lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu, trong
khi lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo hàng tiêu dùng không đủ để bù đắp cho sự suy giảm này. Sau đó,
chỉ số PMI đã tăng trở lại từ 46,4 vào tháng 1 năm 2023 lên 51,2 vào tháng 2/2023. Công nghiệp được
dự báo sẽ tăng trưởng chậm, ở mức 7,5% trong năm 2023, đóng góp 2,7 điểm phần trăm vào tăng
trưởng GDP. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng có thể tăng trưởng tốt nếu các dự án hạ tầng lớn được thực
hiện vào năm 2023 theo kế hoạch.

- Dịch vụ dự kiến sẽ tăng trưởng 8,0% trong năm 2023 nhờ sự phục hồi của ngành du lịch và các dịch
vụ liên quan. Theo báo cáo từ ADB, ban đầu, Trung Quốc đã loại Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc
gia được phép đón khách du lịch Trung Quốc đến nước ngoài. Tuy nhiên, vào ngày 12/3/2023, danh
sách được sửa đổi để bổ sung Việt Nam, cho phép tái khởi động các tour du lịch từ Trung Quốc đến
Việt Nam từ ngày 15/3. Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, do đó Việt Nam sẽ
được hưởng lợi đáng kể từ sự thay đổi này.

- Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc cũng sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp. Trung Quốc có
thể tạo ra nhu cầu đáng kể cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, vì họ chiếm 45%
lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, nông nghiệp được dự kiến sẽ tăng trưởng 3,2% trong
năm 2023.

- Sự phục hồi kinh tế dự kiến sẽ tạo ra nhu cầu gia tăng cho tất cả các ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đó có công nghiệp, bao gồm cả ngành dây cáp điện.

 Đầu tư công

- Đầu tư công sẽ là động lực chính để khôi phục và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Dự kiến một
số lượng đáng kể vốn đầu tư công sẽ được cấp phát trong năm nay. Chính phủ đã cam kết giải ngân 30
tỷ USD trong năm 2023, trong đó 90% đã được phân bổ cho các bộ, ngành và tỉnh để bắt đầu giải ngân
từ tháng 1/2023. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
13

- Số vốn FDI đăng ký mới đã giảm 38% và số vốn giải ngân cũng giảm 4,9% trong hai tháng đầu năm
2023 so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt tài khóa trong năm 2023 có thể cao hơn chỉ tiêu thâm hụt là
4,4% GDP. Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục cải cách để đảm bảo tài chính bền vững hơn, giảm
đáng kể sự phụ thuộc vào các nguồn thu không bền vững như đất đai và dầu thô.

 Xu hướng ngành công nghiệp

- Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất chế biến chế tạo đã giảm xuống dưới mức 50
trong bốn tháng liên tiếp do sự suy giảm của lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu, trong
khi lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo hàng tiêu dùng không đủ để bù đắp cho sự suy giảm này. Sau đó,
chỉ số PMI đã tăng trở lại từ 46,4 vào tháng 1 năm 2023 lên 51,2 vào tháng 2/2023. Công nghiệp được
dự báo sẽ tăng trưởng chậm, ở mức 7,5% trong năm 2023, đóng góp 2,7 điểm phần trăm vào tăng
trưởng GDP. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng có thể tăng trưởng tốt nếu các dự án hạ tầng lớn được thực
hiện vào năm 2023 theo kế hoạch.

- Ngành công nghiệp dây cáp điện tại Việt Nam đang phát triển với sự gia tăng của các dự án xây dựng,
công nghiệp và viễn thông. Sự phát triển này cũng đồng nghĩa với việc tăng cường nhu cầu sử dụng và
tiêu thụ dây cáp điện.

1.3. Kết luận


- Dựa vào những thông tin trên cũng như xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên các mục doanh
thu, tổng tài sản, lợi nhuận, giá trị đơn hàng từ báo cáo tài chính của các năm 2015-2021 chúng ta có
thể đưa ra kết luận: Nhu cầu lưu kho loại hàng hóa thành phẩm của Công ty cổ phần dây cáp điện
(CADIVI) trong vòng 12-15 tháng tới sẽ tăng lên đáng kể, cụ thể là 15,243% vào cuối năm 2024.

2. Một số nhóm sản phẩm đại diện và các hình thức lưu trữ hàng hóa thành phẩm khi nhập kho
2.1. Các nhóm sản phẩm đại diện cho CADIVI
 Dây điện dân dụng bao gồm 4 sản phẩm:
- Dây cáp điện ruột đồng bọc nhựa LSHF (có hoặc không có vỏ)
- VCmo – LF - 450/750V: Dây đôi mềm ovan, cách điện và vỏ PVC 90 °C không chì
- VCm/HR-LF – 600V: CÁP KHÔNG VỎ, RUỘT ĐỒNG MỀM, CÁCH ĐIỆN PVC 105 °C
- Dây cáp điện bọc nhựa PVC
 Dây và cáp điện lực hạ thế bao gồm 11 sản phẩm:
- CV – 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH ĐIỆN PVC
- CVV − 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH ĐIỆN PVC, VỎ PVC
- CXE − 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH ĐIỆN XLPE, VỎ HDPE
14

- CXV/DATA − 0,6/1 kV & CXV/DSTA − 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH
ĐIỆN XLPE, GIÁP BĂNG KIM LOẠI, VỎ PVC
- CVV – 300/500 V: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH ĐIỆN PVC, VỎ PVC
- CXV − 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH ĐIỆN XLPE, VỎ PVC
- CVV/DATA − 0,6/1 kV & CVV/DSTA − 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH
ĐIỆN PVC, GIÁP BĂNG KIM LOẠI, VỎ PVC
- CXE/DATA − 0,6/1 kV & CXE/DSTA − 0,6/1 kV: CÁP ĐIỆN LỰC, RUỘT ĐỒNG, CÁCH
ĐIỆN XLPE, GIÁP BĂNG KIM LOẠI, VỎ HDPE
 Khí cụ điện và phụ kiện khác bao gồm 19 sản phẩm:
- Ống luồn cứng PVC chịu nén trung bình
- Ống luồn cứng PVC chịu nén cao
- Ống luồn đàn hồi PVC
- Khớp nối trơn
- Khớp nối giảm
- Khớp nối ren
- Kẹp đỡ ống
- Nối chữ L không có nắp
- Nối chữ L có nắp
- Nối chữ T không có nắp
- Nối chữ T có nắp
- Hộp nối tròn 1 ngã có nắp
- Hộp nối tròn 2 ngã thẳng có nắp
- Hộp nối tròn 2 ngã vuông có nắp
- Hộp nối tròn 3 ngã có nắp
- Hộp nối tròn 4 ngã có nắp
- Đế âm đơn
- Đế âm đôi
- Nắp hộp nối tròn Hình 1
15

Hình 2 Hình 3

2.2. Các hình thức lưu trữ hàng hóa thành phẩm khi nhập kho
 Đối với các loại dây điện dân dụng:
- Nhà sản xuất hút chân không và sử dụng màng bọc nhựa bọc bên ngoài mỗi cuộn dây điện sử
dụng lõi đồng (chiều dài 100m, tiết diện 4 mm2, trọng lượng 4kg/cuộn) nhằm loại bỏ khả năng
sợi dây tiếp xúc với không khí trước khi đưa ra sử dụng để tránh rỉ sét, hỏng hóc lõi cuộn dây
(đồng).
- Những cuộn dây này sau đó sẽ được lưu trữ trong thùng carton có kích
thước: 40cm (chiều dài) x 30cm (chiều rộng) x 25cm (chiều cao) với
độ dày thành thùng khoảng 4mm nhằm hạn chế tiếp xúc với hơi ẩm
trong không khí (nếu trời mưa) cũng như nhiệt độ cao (nếu trời nắng)
nhằm tránh tình trạng hỏng hóc. Những thùng carton này có sức chứa
lên tới 10 cuộn 1 thùng.
- Thùng carton có trọng lượng xấp xỉ 2,36kg mỗi thùng (rỗng).
16

 Đối với các loại dây và cáp điện lực hạ thế:


- Nhà sản xuất hú
hạ thế sử dụng lõi nhôm (chiều dài 100m, tiết diện 16:150 mm 2 ,
trọng lượng 2,8kg/cuộn) giúp bảo vệ dây cáp khỏi bụi, ẩm, va đập
và hư hỏng ngoại vi.
- Những cuộn dây
x 30cm (chiều rộng) x 25cm (chiều cao) với độ dày thành thùng
khoảng 4mm nhằm hạn chế tiếp xúc với hơi ẩm trong không khí
(nếu trời mưa) cũng như nhiệt độ cao (nếu trời nắng) nhằm tránh
tình trạng hỏng hóc. Những thùng carton này có sức chứa lên tới 10 cuộn 1 thùng.
- Thùng carton có trọng lượng xấp xỉ 2,36kg mỗi thùng (rỗng).
 Đối với khí cụ điện và các loại phụ kiện khác:
- Có thể sử dụng thùng tiêu chuẩn 40x30x25 hoặc các bao tải 58x90 với sức
chứa có thể lên tới 50kg hàng hóa (đơn vị: cm).
- Số lượng chứa: Dựa theo hình 1,2,3 ở trên.

3. Vị trí, sơ đồ mặt bằng, loại giá kệ, lối đi, loại thiết bị xe nâng hạ và số lượng lao
động trực tiếp, gián tiếp của kho CADIVI
3.1. Vị trí cụ thể của nhà kho
 Địa chỉ kho: Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình
Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
 Lý do chọn mặt bằng này: Khu vực Tân Tạo có KCN
Tân Tạo là khu vực gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa và
một số ít lớn, chuyên vào ngành công nghiệp sản xuất,
đây là một khu vực tiêu thụ tiềm năng, cũng do gần khu
công nghiệp nên đồng thời tiết kiệm được chi phí mua và
vận chuyển vật liệu sản xuất. Ngoài ra còn có thể tiếp
cận được các kênh mua bán từ các tổng kho ở các khu
vực lân cận như Bình Chánh, Quận 12,...
17

3.2. Tổng thể sơ đồ mặt bằng, loại giá kệ, lối đi


 Mặt bằng diện tích kho: 1200m2 (30m x 40m),
trần cao 11m.
 Khuôn viên nhà kho chia làm 2 khu vực:
Khuôn viên trong và ngoài nhà kho.
 Khuôn viên trong nhà kho có diện tích là 900m2
(30m x 30m) gồm:
- Khu vực lấy hàng: Có diện tích là 247,5m 2
(16,5m x 15m), lối đi cho thiết bị nâng là
2,5m. Sử dụng kệ trung tải 5 tầng: Chiều dài
2m, chiều cao 4m, chiều rộng 0,5m, tổng cộng
56 kệ chia đều thành 4 hàng dọc. Tải trọng tối
đa 300kg/tầng.
18

- Khu vực xử lý hàng hóa: Có diện tích là 230m 2 (11,5m x 20m), gồm 2 bộ phận là Order Picking
gồm 4 nhân công và Assemble/Loading gồm 4 nhân công. Gồm 20 bộ phận nhân công chia thành
4 hàng dọc thực hiện các chức năng như kiểm tra chất lượng, đóng gói, dán nhãn.
 Ngoài ra còn các phòng nhân sự:
- Phòng quản lý chất lượng có diện tích 60m 2 (6m x 10m). Sử dụng 16
cái kệ sắt v lỗ 2 tầng, chiều dài 1m, chiều rộng 0,5m, chiều cao 2m,
tải trọng tối đa là 100kg/tầng.
- Phòng cho nhân viên làm sổ sách, kiểm đếm sản phẩm có diện tích
32m2 (6m x 6m).
- Phòng chờ có diện tích 24m2 (6m x 4m).
- Lối đi cho xe nâng ra nhà kho ngoài có diện tích 80m2 (16m x 5m).
 Khuôn viên ngoài nhà kho có diện tích 300m2 (30m x 10m) gồm:
Nhà kho ngoài có tổng diện tích là 80m 2 (10m x 8m) bao
gồm cả hiên và dốc xuống xe, diện tích kho ngoài là 56m 2
(7m x 8m), sử dụng 36 pallet nhựa liền khối trọng tải
nặng, chiều dài 1m2, chiều rộng 1m, chiều cao 0,145m,
tải trọng tối đa là 3 tấn, chia thành 6 khu vực cách đều
nhau.
- Khu vực cho xe tải từ 0,5 - 2 tấn và xe container 40 feet sức chứa 30 tấn có diện tích là 200m 2
(20m x 10m).
- Phòng làm việc cho nhân viên bảo vệ có diện tích 12m2 (6m x 2m).
- Khu vực sân trước cho xe tải từ 0,5 - 2 tấn và xe container 40 feet sức chứa 30 tấn có diện tích là
178m2 (19m x 10m - 12m2).
- Lối ra vào gồm 2 cổng: Lớn có chiều ngang 15m và cổng nhỏ có chiều ngang 5m, chiều cao vách
tường là 4m.

3.3. Các loại thiết bị xe nâng hạ (MHE) trong kho, ngoài kho
 Xe nâng tay thấp Ichimens XT680-1150 (3T): 5 cái, tải trọng tối đa 3 tấn,
hoạt động bằng sức người, bề mặt để hàng chống sốc, chịu được lực lớn,
chống cong vênh và các ngoại lực. Di chuyển được đa các sản phẩm từ dây
điện dân dụng, cáp điều khiển đến cáp điện lực hạ
thế,...
19

 Xe nâng điện Forklift truck (3T): 2 xe, tải trọng tối đa 3 tấn, hoạt động bằng điện tiết kiệm được chi
phí nhiên liệu, khu vực hoạt động bao gồm cả khu vực giá, kệ và khu vực lưu trữ ngoài, dễ điều
khiển, lưu thông kiện hàng nhanh.

 Xe nâng điện 12m Heli Forklift (2T): 2 xe, tải trọng tối đa 2 tấn, sử dụng
nhiên liệu là Lithium/Axit chì, lưu thông hàng hóa nhanh, hoạt động chủ
yếu ở các giá, kệ lưu trữ sản phẩm, có chiều cao nâng 12m thích hợp cho
mô hình nhà kho xây dựng theo chiều dọc với các giá, kệ có chiều dài
10m.

3.4. Số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp


 Số lượng nhân công cần thiết để trực tiếp tham gia vào hoạt động nhà kho là: 35 nhân công bao gồm
28 nhân công ở khu vực xử lý hàng hóa, 4 nhân công tham gia luân chuyển hàng hóa sang khu vực
xử lý, 1 nhân công chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, 2 nhân công thực hiện làm công việc kiểm
đếm hàng hóa, ghi lại sổ sách, hóa đơn, các chứng từ liên quan, hoạt động xuất và nhập hàng trong
nhà kho.
 Số lượng nhân công tham gia gián tiếp: 3 nhân công gồm giám đốc quản lý kho và 2 nhân công làm
bảo vệ.

Kết luận: Có tổng cộng 38 nhân công để hoạt động nhà kho có diện tích 1200m2.

4. Sức chứa tối đa của nhà kho


 Sức chứa tối đa ở gian kệ hàng hóa: 56 x 0,3 x 5 = 84 (tấn)
 Sức chứa tối đa ở gian quản lý chất lượng: 16 x 2 x 0,2 = 6,4 (tấn)
 Sức chứa tối đa ở nhà kho ngoài: 36 x 3 = 108 (tấn)

Kết luận:

Sức chứa tối đa của nhà kho: 84 + 6,4 + 108 = 198,4 (tấn)

5. Các quy trình nhập, cất hàng, lưu kho, bảo quản, xuất hàng cho hàng hóa của kho CADIVI
5.1. Quy trình nhập hàng
- Đặt hàng: Tiếp nhận yêu cầu đặt hàng từ khách hàng hoặc kế hoạch sản xuất nội bộ.

- Lập đơn đặt hàng: Tạo đơn đặt hàng ghi rõ thông tin về số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiết diện, chiều
dài và các yêu cầu khác về cáp điện.
20

- Giao dịch mua hàng: Liên hệ với nhà cung cấp hoặc đơn vị bán hàng để thương thảo, đặt hàng và đảm
bảo chất lượng, giá cả và điều khoản giao hàng phù hợp.

- Kiểm tra hàng nhập: Kiểm tra số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp điện khi hàng nhập
về. Lưu trữ thông tin về lô hàng, số lượng và các chi tiết khác để dễ dàng theo dõi.
21

5.2. Quy trình cất hàng


- Xử lý và đóng gói: Xử lý cáp điện để chuẩn bị cho việc cất giữ. Đóng gói cáp điện vào các đơn vị nhỏ
hơn, như cuộn hoặc thùng carton, để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.

- Đánh số và ghi nhãn: Gán số lô hàng và đánh dấu mã hàng cho từng đơn vị cáp điện. Ghi nhãn chi tiết
về thông tin hàng hóa, bao gồm tiết diện, chiều dài và các thông số kỹ thuật khác.

- Kiểm tra chất lượng: Thực hiện kiểm tra chất lượng trước khi cất giữ hàng. Đảm bảo rằng cáp điện
đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng cần thiết.

5.3. Quy trình lưu kho


- Xác định vị trí lưu trữ: Định vị và đánh dấu khu vực lưu trữ dành riêng cho cáp điện trong kho hàng.
22

- Lưu trữ hợp lý: Xếp chồng và sắp xếp các đơn vị cáp điện theo cách hợp lý để tận dụng không gian
kho và tối ưu hóa việc tìm kiếm hàng hóa.

- Quản lý kho: Sử dụng hệ thống quản lý kho để ghi nhận, theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho. Theo
dõi số lượng, số lô hàng, ngày nhập kho và thông tin khác liên quan.

- Bảo quản và bảo vệ hàng hóa: Đảm bảo điều kiện bảo quản phù hợp cho cáp điện, bao gồm điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm và bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp, bụi bẩn và ẩm ướt.

5.4. Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho


- Xác định vị trí lưu trữ: Định vị và đánh dấu khu vực lưu trữ trong kho dành riêng cho dây cáp điện.
Đảm bảo rằng khu vực này đáp ứng các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời
trực tiếp, bụi bẩn và ẩm ướt.
23

- Xử lý và đóng gói: Chuẩn bị và đóng gói dây cáp điện vào các đơn vị nhỏ hơn, như cuộn hoặc thùng
carton, để bảo vệ và dễ dàng lưu trữ. Đảm bảo rằng việc đóng gói đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng
cho hàng hóa.

- Kiểm tra chất lượng: Thực hiện kiểm tra chất lượng trước khi lưu trữ hàng. Đảm bảo rằng dây cáp
điện đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng cần thiết. Ghi nhận kết quả kiểm tra và lưu trữ thông
tin liên quan.

5.5. Quy trình xuất hàng từ kho


- Nhận đơn đặt hàng: Tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng hoặc từ bộ phận bán hàng nội bộ của
doanh nghiệp.

- Chuẩn bị hàng hóa: Xác định số lượng và loại hàng hóa cần xuất. Kiểm tra và đảm bảo rằng hàng hóa
được lựa chọn đúng, đủ và đáp ứng yêu cầu của đơn đặt hàng.

- Đóng gói hàng hóa: Đóng gói dây cáp điện vào các đơn vị vận chuyển phù hợp, như thùng carton
hoặc pallet, để đảm bảo an toàn và tiện lợi trong quá trình vận chuyển.

- Ghi nhãn và xác nhận: Gắn nhãn cho các đơn vị vận chuyển, ghi rõ thông tin về đơn đặt hàng, số
lượng và các chi tiết khác. Xác nhận rằng hàng hóa đã được chuẩn bị và đóng gói đúng cách.

- Xử lý vận chuyển: Sắp xếp và chuẩn bị cho vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được yêu cầu. Liên hệ
với đơn vị vận chuyển để sắp xếp lộ trình và thực hiện các thủ tục vận chuyển.

- Ghi nhận và báo cáo: Ghi lại thông tin về việc xuất hàng, bao gồm số lượng, ngày giao hàng, địa điểm
và các chi tiết khác. Báo cáo về việc xuất hàng cho các bộ phận liên quan, như bộ phận bán hàng và kế
toán.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam. (n.d.). Giới thiệu chung. Truy cập ngày 22/04/2023 tại:

https://cadivi.vn/vn/gioi-thieu-chung.html

2. Đại lý CADIVI. (2017). Chính sách phát triển đại lý. Truy cập ngày 22/04/2023 tại:

https://dailycadivi.com/ho-tro/chinh-sach-phat-trien-dai-ly-262.html

3. Tạp chí Công Thương. (07/06/2023). Triển vọng ngành Điện 2023: Nhiệt điện lên ngôi, thuỷ điện
gặp khó. Truy cập ngày 22/04/2023 tại:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trien-vong-nganh-dien-2023-nhiet-dien-len-ngoi-thuy-dien-gap-
kho-104247.htm

4. Tạp chí Tài Chính (13/04/2023). IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5,8% năm 2023, 6,9%
năm 2024. Truy cập ngày 22/04/2023 tại:

https://tapchitaichinh.vn/imf-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-5-8-nam-2023-6-9-nam-2024.html
PHỤ LỤC

You might also like