Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

ĐỒ ÁN I

Thiết kế hệ thống truyền động điện Chỉnh lưu – Động cơ


điện 1 chiều

Giáo viên hướng dẫn: Trần Duy Trinh

Sinh viên: Trần Viết Tính

Mã SV:

Lớp:

Nghệ An, 10/2023


LỜI NÓI ĐẦU

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Sinh viên thực hiện

Trần Viết Tính


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................i


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN...........................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ TRUYỀN ĐỘNG....................................1
1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động.......................................................................1
1.1.1 Giới thiệu động cơ 1 chiều............................................................1
1.1.2 Giới thiệu về chỉnh lưu.................................................................6
1.1.3 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động hệ truyền động.........................8
1.2 Phương trình đặc tính hệ truyền động............................................................10
1.2.1 Xây dựng đặc tính cơ của động cơ 1 chiều.................................10
1.3 Nguyên lý làm việc của hệ truyền động.........................................................12
1.3.1 Điều chỉnh tốc độ động cơ 1 chiều.............................................12
1.3.2 Khởi động động cơ 1 chiều.........................................................14
1.3.3 Trạng thái hãm trong động cơ 1 chiều........................................15
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN MẠCH LỰC.........................................................19
2.1 Thiết kế mạch động lực..................................................................................19
2.1.1 Sơ đồ chỉnh lưu...........................................................................19
2.1.2 Sơ đồ mạch động lực..................................................................19
2.2 Tính toán các phần tử trong mạch động lực...................................................19
2.2.1 Tính toán chọn động cơ..............................................................19
2.2.2 Tính toán MBA...........................................................................21
2.2.3 Tính chọn van Thyristor.............................................................22
2.2.4 Tính cuộn kháng lọc...................................................................23
2.2.5 Tính toán bảo vệ van...................................................................25
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN MẠCH ĐIỀU KHIỂN.........................................27
3.1 Nguyên lý điều khiển cho van bán dẫn...........................................................27
3.2 Cấu trúc mạch điều khiển...............................................................................27
3.3 Tính toáncác thông số của mạch điều khiển...................................................29
3.3.1 Khâu đồng pha............................................................................29
3.3.2 Khâu tạo điện áp răng cưa..........................................................30
3.3.3 Khâu so sánh...............................................................................33
3.3.4 Khâu phát xung chùm.................................................................34
3.3.5 Khâu khuếch đại xung................................................................35
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Động cơ 1 chiều trong thực tế.................................................................1


Hình 1.2: Kích thước dọc, ngang động cơ một chiều.............................................2
Hình 1.3 Sơ đồ nối dây của động cơ 1 chiều kích từ độc lập.................................6
Hình 1.4 Phân loại các dạng chỉnh lưu...................................................................7
Hình 1.5 Cấu trúc mạch lực các dạng chỉnh lưu.....................................................8
Hình 1.6 Cấu trúc chung của sơ đồ chỉnh lưu với tải.............................................9
Hình 1.7 Cấu trúc hệ truyền động chỉnh lưu cầu 3 pha động cơ 1 chiều kích từ
độc lập...................................................................................................................10
Hình 1.8: Đặc tính điều chỉnh động cơ bằng cách thay đổi điện trở phụ.............12
Hình 1.9: Đặc tính điều chỉnh động cơ bằng cách thay đổi từ thông...................13
Hình 1.10: Đặc tính điều chỉnh động cơ bằng cách thay đổi áp phần ứng...........14
Hình 1.11 Sơ đồ nối dây động cơ kích từ độc lập qua 3 cấp điện trở phụ...........15
Hình 1.12 Đặc tính khởi động qua 3 cấp điện trở phụ..........................................15
Hình 1.13 Đường đặc tính khi hãm tái sinh của động cơ 1 chiều........................16
Hình 1.14 Sơ đồ đấu dây (a) và đặc tính hãm động năng kích từ độc lập (b) của
ĐC 1 chiều kích từ độc lập...................................................................................17
Hình 1.15 Sơ đồ đấu dây (a) và đặc tính hãm động năng tự kích (b) của ĐCMT
kích từ độc lập......................................................................................................17
Hình 1.16 Đường đặc tính cơ khi hãm ngược của động cơ..................................18
Hình 2.1 Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha.....................................................................19
Hình 2.2 Sơ đồ mạch động lực.............................................................................19
Hình 2.3 Động cơ 1 chiều ABB DMI 180H.........................................................21
Hình 2.4 Mạch bảo vệ van....................................................................................25
CHƯƠNG 1. 111Equation Chapter 1 Section 1TỔNG QUAN VỀ HỆ
TRUYỀN ĐỘNG

1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động


1.1.1 Giới thiệu động cơ 1 chiều

Động cơ điện một chiều là loại máy điện biến điện năng dòng một chiều
thành cơ năng. Ở động cơ một chiều từ trường là từ trường không đổi. Để tạo ra
từ trường không đổi người ta dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
được cung cấp dòng điện một chiều.

Động cơ điện một chiều được phân loại theo kích từ thành những loại sau:

 Kích từ độc lập.


 Kích từ song song.
 Kích từ nối tiếp.
 Kích từ hỗn hợp.

Công suất lớn nhất của máy điện một chiều vào khoảng 5-10 MW. Hiện
tượng tia lửa ở cổ góp đã hạn chế tăng công suất của máy điện một chiều. Cấp
điện áp của máy một chiều thừờng là 120V, 240V, 400V, 500V và lớn nhất là
1000V. Không thể tăng điện áp lên nữa vì điện áp giới hạn của các phiến góp là
35V.

Hình 1.1 Động cơ 1 chiều trong thực tế

1
1.1.1.1. Cấu tạo
Động cơ điện một chiều có thể phân thành hai phần chính: Phần tĩnh và
phần động.

Hình 1.2: Kích thước dọc, ngang động cơ một chiều

1. Thép

2. Cực chính với cuộn kích từ

3. Cực phụ với cuộn dây

4. Hộp ổ bi

5. Lõi thép

6. Cuộn dây phần ứng

7. Thiết bị chổi

8. Cổ góp

9. Trục

10. Nắp hộp đấu dây

 Phần tĩnh hay stato hay còn gọi là phần kích từ động cơ, là bộ phận sinh ra
trường nó gồm có:
 Mạch từ và dây cuốn kích từ lồng ngoài mạch từ (nếu động cơ được
kích từ bằng nam châm điện), mạch từ được làm băng sắt từ (thép đúc,
thép đặc). Dây quấn kích thích hay còn gọi là dây quấn kích từ được
làm bằng dây điện từ, các cuộn dây điện từ nay được mắc nối tiếp với
nhau.
 Cực từ chính: Là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và
dây quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắt cực từ làm bằng

2
những lá thép kỹ thuật điện hay thép cacbon dày 0,5 đến 1mm ép lại và
tán chặt. Trong động cơ điện nhỏ có thể dùng thép khối. Cực từ được
gắn chặt vào vỏ máy nhờ các bulông. Dây quấn kích từ được quấn
bằng dây đồng bọc cách điện và mỗi cuộn dây đều được bọc cách điện
kỹ thành một khối, tẩm sơn cách điện trước khi đặt trên các cực từ.
Các cuộn dây kích từ được đặt trên các cực từ này được nối tiếp với
nhau
 Cực từ phụ: Cực từ phụ được đặt trên các cực từ chính. Lõi thép của
cực từ phụ thường làm bằng thép khối và trên thân cực từ phụ có đặt
dây quấn mà cấu tạo giống như dây quấn cực từ chính. Cực từ phụ
được gắn vào vỏ máy nhờ những bulông.
 Gông từ: Gông từ dùng làm mạch từ nối liền các cực từ, đồng thời làm
vỏ máy. Trong động cơ điện nhỏ và vừa thường dùng thép dày uốn và
hàn lại, trong máy điện lớn thường dùng thép đúc. Có khi trong động
cơ điện nhỏ dùng gang làm vỏ máy.
 Các bộ phận khác:
o Nắp máy: Để bảo vệ máy khỏi những vật ngoài rơi vào làm hư
hỏng dây quấn và an toàn cho người khỏi chạm vào điện. Trong
máy điện nhỏ và vừa nắp máy còn có tác dụng làm giá đỡ ổ bi.
Trong trường hợp này nắp máy thường làm bằng gang.
o Cơ cấu chổi than: Để đưa dòng điện từ phần quay ra ngoài. Cơ cấu
chổi than bao gồm có chổi than đặt trong hộp chổi than nhờ một lò
xo tì chặt lên cổ góp. Hộp chổi than được cố định trên giá chổi than
và cách điện với giá. Giá chổi than có thể quay được để điều chỉnh
vị trí chổi than cho đúng chỗ, sau khi điều chỉnh xong thì dùng vít
cố định lại.
 Phần quay hay rôto: Bao gồm những bộ phận chính sau.
 Phần sinh ra sức điện động gồm có:
o Mạch từ được làm bằng vật liệu sắt từ (lá thép kĩ thuật) xếp lại với
nhau. Trên mạch từ có các rãnh để lồng dây quấn phần ứng.
o Cuộn dây phần ứng: Gồm nhiều bối dây nối với nhau theo một qui
luật nhất định. Mỗi bối dây gồm nhiều vòng dây các đầu dây của

3
bối dây được nối với các phiến đồng gọi là phiến góp, các phiến
góp đó được ghép cách điện với nhau và cách điện với trục gọi là
cổ góp hay vành góp.
o Tỳ trên cổ góp là cặp trổi than làm bằng than graphit và được ghép
sát vào thành cổ góp nhờ lò xo.
 Lõi sắt phần ứng: Dùng để dẫn từ, thường dùng những tấm thép kỹ
thuật điện dày 0,5mm phủ cách điện mỏng ở hai mặt rồi ép chặt lại để
giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên. Trên lá thép có dập hình
dạng rãnh để sau khi ép lại thì đặt dây quấn vào. Trong những động cơ
trung bình trở lên người ta còn dập những lỗ thông gió để khi ép lại
thành lõi sắt có thể tạo được những lỗ thông gió dọc trục. Trong những
động cơ điện lớn hơn thì lõi sắt thường chia thành những đoạn nhỏ,
giữa những đoạn ấy có để một khe hở gọi là khe hở thông gió. Khi
máy làm việc gió thổi qua các khe hở làm nguội dây quấn và lõi sắt.
Trong động cơ điện một chiều nhỏ, lõi sắt phần ứng được ép trực tiếp
vào trục. Trong động cơ điện lớn, giữa trục và lõi sắt có đặt giá rôto.
Dùng giá rôto có thể tiết kiệm thép kỹ thuật điện và giảm nhẹ trọng
lượng rôto.
 Dây quấn phần ứng: Dây quấn phần ứng là phần phát sinh ra suất điện
động và có dòng điện chạy qua, dây quấn phần ứng thường làm bằng
dây đồng có bọc cách điện. Trong máy điện nhỏ có công suất dưới vài
Kw thường dùng dây có tiết diện tròn. Trong máy điện vừa và lớn
thường dùng dây tiết diện chữ nhật, dây quấn được cách điện cẩn thận
với rãnh của lõi thép. Để tránh khi quay bị văng ra do lực li tâm, ở
miệng rãnh có dùng nêm để đè chặt hoặc đai chặt dây quấn. Nêm có
thể làm bằng tre, gỗ hay bakelit.
 Cổ góp: Cổ góp gồm nhiều phiến đồng có được mạ cách điện với nhau
bằng lớp mica dày từ 0,4 đến 1,2mm và hợp thành một hình trục tròn.
Hai đầu trục tròn dùng hai hình ốp hình chữ V ép chặt lại. Giữa vành
ốp và trụ tròn cũng cách điện bằng mica. Đuôi vành góp có cao lên
một ít để hàn các đầu dây của các phần tử dây quấn và các phiến góp
được dễ dàng.

4
1.1.1.2. Phân loại
Người ta phân loại theo cách kích thích từ các động cơ và chia thành 4
loại thường sử dụng:

 Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: Phần ứng và phần kích từ
được cung cấp từ hai nguồn riêng rẽ.
 Động cơ điện một chiều kích từ song song: Cuộn dây kích từ được
mắc song song với phần ứng.
 Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp: Cuộn dây kích từ được mắc
nối tiếp với phần ứng.
 Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp: Gồm có 2 cuộn dây kích từ,
một cuộn mắc song song với phần ứng và một cuộn mắc nối tiếp với
phần ứng.

1.1.1.3. Ưu nhược điểm


 Ưu điểm của động cơ điện một chiều là có thể dùng làm động cơ điện
hay máy phát điện trong những điều kiện làm việc khác nhau. Song ưu
điểm lớn nhất của động cơ điện một chiều là điều chỉnh tốc độ và khả
năng quá tải. Nếu như bản thân động cơ không đồng bộ không thể đáp
ứng được hoặc nếu đáp ứng được thì phải chi phí các thiết bị biến đổi
đi kèm (như bộ biến tần....) rất đắt tiền thì động cơ điện một chiều
không những có thể điều chỉnh rộng và chính xác mà cấu trúc mạch
lực, mạch điều khiển đơn giản hơn đồng thời lại đạt chất lượng cao.
 Nhược điểm chủ yếu của động cơ điện một chiều là có hệ thống cổ
góp-chổi than nên vận hành kém tin cậy và không an toàn trong các
môi trường rung chấn, dễ cháy nổ.

1.1.1.4. Ứng dụng


Loại động cơ này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc
sống như: trong tivi, máy công nghiệp, máy in- photo, đài FM, ổ đĩa DC, trong
công nghiệp giao thông vận tải và các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục
trong phạm vi lớn…….

Đối với động cơ DC nhỏ thường được sử dụng trong các công cụ, đồ chơi
và các thiết bị gia dụng khác nhau.

5
Trong công nghiệp, động cơ DC được ứng dụng như băng tải và bàn xoay,
… việc sử dụng động cơ DC công suất lớn trong các ứng dụng như phanh và đảo
chiều.

Động cơ một chiều còn được ứng dụng nhiều trong ngành chế tạo
Robot,...

1.1.1.5. Nguyên lý hoạt động


Khi nguồn điện một chiều cơ công suất không đủ lớn thì mắc độc lập
mạch điện phần ứng và mạch kích từ vào hai nguồn một chiều độc lập với nhau,
lúc này động cơ được gọi là động cơ kích từ độc lập.

Hình 1.3 Sơ đồ nối dây của động cơ 1 chiều kích từ độc lập

Ở đây ta dùng động cơ một chiều nam châm kích từ độc lập nên có từ thông
Φ không đổi nên không cần quan tâm đến vấn đề kích từ. Nếu momen do động
cơ điện sinh ra lớn hơn momen cản, roto bắt đầu quay và suất điện động E ư sẽ
tăng lên tỉ lệ với tốc độ quay n. Do sự xuất hiện và tăng lên của Eư, dòng điện I ư
sẽ giảm theo, M giảm khiến n tăng chậm hơn. Tăng dần Iư bằng cách tăng Uư
hoặc giảm điện trở mạch điện phần ứng cho tới khi máy đạt tốc độ định mức.
Trong quá trình tăng Iư cần chú ý không để lớn quá so với Iđm để không xảy ra
cháy động cơ.

1.1.2 Giới thiệu về chỉnh lưu


1.1.2.1. Khái niệm
Chỉnh lưu là thiết bị dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều thành nguồn
điện một chiều, cung cấp cho nhiều loại phụ tải một chiều khác nhau. Có thể kể
ra các thiết bị điện hoặc các quy trình công nghệ yêu cầu nguồn điện một chiều

6
như sau:

 Các động cơ điện một chiều.


 Hệ thống cung cấp kích từ cho các máy điện đồng bộ, máy phát hoặc
động cơ.
 Các quá trình công nghệ điện hoá yêu cầu nguồn một chiều dòng điện
rất lớn như mạ, điện phân, xử lý hoá học bề mặt, anôt hoá, …
 Các hệ thống nạp điện cho ăcqui.
 Các loại bộ nguồn một chiều cho các thiết bị điều khiển, viễn thông.
 Trong hệ thống truyền tải điện một chiều với công suất rất lớn…

Ngoài ra, chỉnh lưu còn là chỉnh lưu là khâu biến đổi năng lượng điện đầu
vào, lấy từ lưới điện, trong các bộ biến đổi bán dẫn khác như các bộ biến tần. Nói
chung, chỉnh lưu là một loại bộ biến đổi cơ bản, có vai trò cực kỳ quan trọng
trong lĩnh vực biến đổi điện năng.
1.1.2.2. Phân loại
 Chỉnh lưu đuợc phân loại theo số pha của nguồn xoay chiều đầu
vào:

 chỉnh lưu một pha, ba pha hoặc n-pha.

 Nếu dòng xoay chiều đầu vào chạy giữa dây pha và dây trung tính
thì chỉnh lưu gọi là hình tia.

 Nếu dòng chỉ chạy giữa các dây pha với nhau thì chỉnh lưu là sơ đồ
cầu.

 Chỉnh lưu gọi là không điều khiển, có điều khiển, bán điều khiển
tuỳ theo sơ đồ dùng toàn điôt hay dùng tiristo, hoặc dùng cả hai
loại van.
Theo các cách phân loại trên, chỉnh lưu được gọi tên theo sơ đồ sau:

Hình 1.4 Phân loại các dạng chỉnh lưu


7
Các sơ đồ chỉnh lưu cơ bản được biểu diễn trên Hình 1.5. Từ các sơ đồ cơ
bản này có thể xây dựng nên tất cả các sơ đồ chỉnh lưu phức tạp khác với công
suất yêu cầu lớn bất kỳ.

Hình 1.5 Cấu trúc mạch lực các dạng chỉnh lưu

Các dạng sơ đồ chỉnh lưu cơ bản.

(1) Sơ đồ chỉnh lưu một pha, nửa chu kỳ;

(2) Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia;

(3) Sơ đồ chỉnh lưu một pha cầu;

(4) Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia;

(5) Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha;

(6) Sơ đồ chỉnh lưu sáu pha có cuộn kháng cân bằng.

1.1.3 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động hệ truyền động


1.1.3.1. Cấu trúc chung của hệ chỉnh lưu

8
Hình 1.6 Cấu trúc chung của sơ đồ chỉnh lưu với tải

Cấu trúc chung của một sơ đồ chỉnh lưu cho trên Hình 1.6, bao gồm
các thành phần chính sau đây:
1) MBA: máy biến áp dùng để phối hợp mức điện áp giữa lưới điện và
điện áp ở đầu vào chỉnh lưu. MBA là bộ phận bắt buộc đối với các sơ đồ hình
tia nhưng không bắt buộc đối với các sơ đồ hình cầu.
2) CL: Sơ đồ van chỉnh lưu. Đây là bộ phận gồm các van bán dẫn được
nối theo sơ đồ cầu hoặc sơ đồ hình tia, thực hiện chức năng biến đổi điện áp
xoay chiều thành điện áp một chiều.
3) Khâu lọc: gồm các phần tử phản kháng như tụ điện, cuộn cảm có
chức năng san bằng điện áp chỉnh lưu, giảm thành phần đập mạch của điện áp
ra một chiều đến một mức độ cho phép. Trong nhiều ứng dụng, nhất là với
công suất lớn, bản thân phụ tải đã có tính chất lọc nên khâu lọc không nhất
thiết phải có.
4) Mạch đo lường: gồm các khâu tạo ra tín hiệu về dòng điện, điện áp,
phục vụ cho các chức năng về điều chỉnh, các chức năng theo dõi, hiển thị và
bảo vệ của cả hệ thống.
5) Mạch điều khiển: đây là khâu quan trọng trong sơ đồ chỉnh lưu.
Mạch điều khiển có nhiệm vụ tạo ra các xung điều khiển với góc pha điều
khiển điều chỉnh được, đồng pha với điện áp lưới xoay chiều, đưa đến cực
điều khiển của tiristo trong các khoảng thời gian mà điện áp anôt-catôt trên
van đang dương. Mạch điều khiển phải có khả năng thay đổi góc điều khiển α
trong toàn bộ dải điều chỉnh, về lý thuyết là từ 0° - 180° , qua đó điều chỉnh
được điện áp chỉnh lưu trong toàn bộ dải yêu cầu. Mạch điều khiển cũng thực
hiện các chức năng của các mạch vòng điều chỉnh tự động, các chức năng bảo

9
vệ và tín hiệu hoá cho toàn hệ thống.
1.1.3.2. Cấu trúc mạch lực chỉnh lưu - động cơ 1 chiều

Hình 1.7 Cấu trúc hệ truyền động chỉnh lưu cầu 3 pha động cơ 1 chiều kích từ độc lập

Ta lựa chọn chỉnh lưu cầu 3 pha cấp nguồn cho động cơ 1 chiều trong bài
này.

Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha gồm 6 van thyristor được cấp từ nguồn điện 3
pja 380V, sau đó chỉnh lưu và được lọc để thu được điện áp 1 chiều cấp nguồn
cho động cơ 1 chiều.

Để điều khiển tốc độ động cơ, ta có thể thay đổi điện áp 1 chiều cấp cho
động cơ bằng cách thay đổi góc kích mở α của các Thyristor trong bộ chỉnh lưu.

1.2 Phương trình đặc tính hệ truyền động

1.2.1 Xây dựng đặc tính cơ của động cơ 1 chiều

Phương trình cân bằng điện áp của mạch phần ứng ở chế độ xác lập:

1.1

Trong đó:

: Điện áp phần ứng (V)

: Suất điện động phần ứng (V)

: Điện trở phụ phần ứng (Ω)

: Điện trở phần ứng (Ω)

10
1.2

Trong đó:

: Điện trở dây phần ứng (Ω)

: Điện trở cực từ phụ (Ω

: Điện trở cuộn bù (Ω)

: Điện trở tiếp xúc của chổi điện (Ω)

Suất điện động E của phần ứng của động cơ được xác định theo biểu thức:

1.3

Trong đó:
: Số đôi điện cực chính

: Số thanh dẫn tác dụng của cuộn dây phần ứng

: Số mạch nhánh song song của cuộn dây phần ứng


: Tốc độ góc (rad/s)
: Từ thông kích từ chính một cực từ (Wb)

Đặt : Hệ số kết cấu của động cơ.


Nếu biểu diễn suất điện động theo tốc độ quay n (vòng/phút) thì


Vì vậy:

1.4

Trong đó: : Hệ số suất điện động của động cơ.


Từ các phương trình trên ta có phương trình đặc tính cơ điện của động cơ điện
một chiều kích từ độc lập:

1.5

Mặt khác ta có momen điện từ của động cơ ở chế độ xác lập được xác định theo
biểu thức:
11
1.6

Suy ra:

1.7

Thay (1.6) vào (1.5) vào ta có:

1.8

1.3 Nguyên lý làm việc của hệ truyền động


1.3.1 Điều chỉnh tốc độ động cơ 1 chiều
1.3.1.1. Phương pháp thay đổi điện trở phụ

Hình 1.8: Đặc tính điều chỉnh động cơ bằng cách thay đổi điện trở phụ

Phương pháp này người ta thường áp dụng để hạn chế dòng điện khởi động và
điều khiển tốc độ động cơ dưới tốc độ cơ bản. Tuy vậy nhưng phương pháp này
điều khiển tốc độ không triệt để.

1.3.1.2. Phương pháp thay đổi từ thông

Điều chỉnh từ thông kích thích của động cơ điện một chiều là điều chỉnh momen
điện từ của động cơ M = K.Φ.I ư và suất điện động quay của động cơ E ư = K.Φ.ω.
Mạch kích từ của động cơ là mạch phi tuyến nên hệ điều chỉnh từ thông cũng là
hệ phi tuyến:

12
1.9

Trong đó:

: điện trở dây quấn kích thích

: điện trở của nguồn điện áp kích thích

: số vòng dây quấn kích thích

Trong chế độ xác lập ta có quan hệ:

1.10

Hình 1.9: Đặc tính điều chỉnh động cơ bằng cách thay đổi từ thông

Độ cứng:

1.11

Khi giảm từ thông để tăng tốc độ động cơ thì độ cứng giảm.

1.3.1.3. Phương pháp thay đổi điện áp phần ứng

Giả thiết từ thông Φ = Φdm = const, từ phương trình đặc tính cơ tổng quát:

1.12

13
Khi thay đổi điện áp đặt vào phần ứng động cơ ta được một họ đặc tính cơ song
song với đặc tính cơ tự nhiên.

Hình 1.10: Đặc tính điều chỉnh động cơ bằng cách thay đổi áp phần ứng

Ta thấy rằng, khi thay đổi điện áp (giảm áp) thì momen ngắn mạch, dòng điện
ngắn mạch giảm và tốc độ động cơ cũng giảm với một phụ tải nhất định nhưng
độ cứng không đổi. Do đó phương pháp này được dùng để điều chỉnh tốc độ
động cơ và hạn chế dòng điện khi khởi động.

1.3.2 Khởi động động cơ 1 chiều


1.3.2.1. Yêu cầu
Nếu khởi động động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng phương pháp
đóng trực tiếp thì ban đầu tốc độ động cơ còn bằng 0 nên dòng khởi động ban
đầu rất lớn (Inm ≈ 20-25Iđm).

Như vậy nó đốt nóng động cơ và gây sụt áp lưới điện. Hoặc làm cho sự
chuyển mạch khó khăn, hoặc mômen mở máy quá lớn sẽ tạo ra các xung lực
động làm hệ truyền động bị giật, lắc, không tốt về mặt cơ học, hại máy và có thể
gây nguy hiểm như: gãy trục, vỡ bánh răng, đứt cáp, đứt xích...

Tình trạng càng xấu hơn nếu như hệ TĐĐ thường xuyên phải mở máy,
đảo chiều, hãm điện thường xuyên như ở máy cán đảo chiều, cần trục, thang
máy...

Để đảm bảo an toàn cho máy tránh khỏi các nguy hiểm ở trên, thường
chọn:

14
Ikđbđ = Inm ≤ Icp = 2,5Iđm

Muốn thế, người ta thường đưa thêm điện trở phụ vào mạch phần ứng
ngay khi bắt đầu khởi động, và sau đó thì loại dần chúng ra để đưa tốc độ động
cơ lên xác lập.

1.3.2.2. Phương pháp xác định điện trở khởi động


 Phương pháp đồ thị.
 Phương pháp giải tích.

Hình 1.11 Sơ đồ nối dây động cơ kích từ độc lập qua 3 cấp điện trở phụ

Hình 1.12 Đặc tính khởi động qua 3 cấp điện trở phụ

1.3.3 Trạng thái hãm trong động cơ 1 chiều


Hãm là trạng thái mà động cơ sinh ra mômen quay ngược chiều tốc độ
quay. Trong tất cả các trạng thái hãm, động cơ đều làm việc ở chế độ máy phát.
Động cơ điện một chiều kích từ độc lập có ba trạng thái hãm: Hãm tái sinh, hãm
ngược và hãm động năng.

15
1.3.3.1. Hãm tái sinh
Hãm tái sinh xảy ra khi tốc độ quay của động cơ lớn hơn tốc độ không tải
lý tưởng.

Khi hãm tái sinh với ωh > ɷ0 lúc này tải là nguồn động lực làm quay rotor
động cơ, động cơ khi đó trở thành máy phát phát năng lượng trả về nguồn.

Lúc này:

 Dòng điện phần ứng sẽ đổi chiều so với ở trạng thái động cơ (I h <
0).
 Momen động cơ đổi chiều và trở thành momen hãm (M < 0).

Ta có đường đặc tính cơ khi hãm tái sinh của động cơ như Hình 1.13:

Hình 1.13 Đường đặc tính khi hãm tái sinh của động cơ 1 chiều

1.3.3.2. Hãm động năng


Hãm động năng là trạng thái động cơ làm việc như một máy phát
mà năng lượng cơ học của động cơ đã tích lũy trong quá trình làm việc trước đó
biến thành điện năng tiêu tán trong mạch hãm dưới dạng nhiệt.

Có 2 dạng hãm động năng:

 Hãm động năng kích từ độc lập.


 Hãm động năng tự kích.

16
Hình 1.14 Sơ đồ đấu dây (a) và đặc tính hãm động năng kích từ độc lập (b)
của ĐC 1 chiều kích từ độc lập

Hình 1.15 Sơ đồ đấu dây (a) và đặc tính hãm động năng tự kích (b) của
ĐCMT kích từ độc lập

1.3.3.3. Hãm ngược


Trạng thái hãm ngược của động cơ xảy ra khi phần ứng dưới tác dụng của
động năng tích lũy trong các bộ phận chuyển động hoặc do mômen thế năng
quay ngược chiều với mômen điện từ của động cơ. Mômen sinh ra bởi động cơ,
khi đó chống lại sự chuyển động của cơ cấu sản xuất.

17
Hình 1.16 Đường đặc tính cơ khi hãm ngược của động cơ

Có 2 trường hợp hãm ngược:


 Đưa điện trở phụ đủ lớn vào mạch phần ứng với tải Mc hằng số
mang tính chất thế năng.
 Đảo chiều điện áp phần ứng.

18
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN MẠCH LỰC

2.1 Thiết kế mạch động lực


2.1.1 Sơ đồ chỉnh lưu

Hình 2.17 Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha

Ta lựa chọn sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha Thyristor như trên Hình 2.17.
Trong đó sử dụng 6 van Thyristor từ T 1-T6, được cấp nguồn từ nguồn điện 3 pha
50Hz.

2.1.2 Sơ đồ mạch động lực

Hình 2.18 Sơ đồ mạch động lực

Sơ đồ Hình 2.18 gồm chỉnh lưu cầu 3 pha Thyristor với tải là động cơ 1
chiều kích từ độc lập với công suất được tính toán trong mục 2.2.

2.2 Tính toán các phần tử trong mạch động lực


2.2.1 Tính toán chọn động cơ
Phụ tải làm việc ở chế độ dài hạn có thông số như trong bảng sau:
Công 45 30 45 10 15 45 0
19
suất Pci
(kW)
Tci (h) 15 30 20 15 30 15 2

Công suất đẳng trị của động cơ:

Chọn hệ số dữ trữ kdt = 1,1 khi đó động cơ cần chọn có công suất:

 Căn cứ vào điều kiện chọn, tra bảng catalog động cơ của hãng ABB

Chọn động cơ 1 chiều loại DMI 180H của hãng ABB như sau:

 Hãng sản xuất ABB, kiểu DMI 180H


 Công suất định mức: P = 37 kW
 Tốc độ định mức: v = 636 vg/ph
 Hiệu suất: η = 78,1%.
 Dòng stator định mức: I1đm = 88 A
 Momen định mức: Mđm = 563 Nm
 Momen khởi động định mức (s=1): Mkđ = 1,6.562 = 899,2 Nm
 Momen tới hạn: Mth = 1,8.562 = 1011,6Nm
 Điện trở phần ứng: Rs = 0,932 Ω

20
 Điện cảm phần ứng: Ls = 12,82 mH
 Momen quán tính: J = 0,7 kg.m2
 Khối lượng: m = 400 kg

Hình 2.19 Động cơ 1 chiều ABB DMI 180H

2.2.2 Tính toán MBA


Điện áp lớn nhất sau chỉnh lưu:

Udo = U0 + Uv + Uba + Udn

Trong đó:

o Ud0 : điện áp chỉnh lưu;


o Uv : sụt áp trên các van (trị số này được lấy từ các thông số của
các van đã chọn ở trên);
o Uba = Ur + Ul : sụt áp bên trong biến áp khi có tải, bao gồm
sụt áp trên điện trở Ur và sụt áp trên điện cảm Ul những đại
lượng này phụ thuộc vào từng loại vật liệu cấu tạo máy biến áp
khi chọn sơ bộ vào khoảng (5  10) ;

o Udn - sụt áp trên dây nối;


o Udn = Rdn.Id = (.l/S).Id

Ta chọn sơ bộ điện áp sụt trên điện trở và điện kháng là 5%, điện áp sụt
áp trên các van là 2,5V do đó ta có điện áp lúc không điều chỉnh là:

Udo = U0 + Uba = 520.1,05 + 2,5 = 548,5 (V)

Điện áp dây thứ cấp máy biến áp là:

21
Vậy tỉ số biến đổi máy biến áp là:

Dòng điện chảy trong cuộn thứ cấp máy biến áp là:

I2 = 0,816.Id = 0,816.88= 71,8 (A)

Giá trị hiệu dụng của dòng điện chảy trong mỗi pha sơ cấp máy biến áp là:

I1 = m.I2 = 0,617.71,8 = 44,3 (A)

2.2.3 Tính chọn van Thyristor


 Nguồn cấp, từ lưới điện 3 pha 380V 50Hz.
 Điện áp đầu ra của chỉnh lưu sau khi lọc:

 Điện áp ngược đặt lên mỗi van Thyristor (bỏ qua sụt áp trên van):

 Dòng điện qua mỗi van (dòng tải lớn nhất là dòng định mức của động
cơ):

 Chọn hệ số dự trữ điện áp: Ku = 1,4


 Chọn hệ số dự trữ dòng điện: Ki = 1,4
 Chọn điều kiện làm mát bằng gió cưỡng bức với hiệu suất làm mát 30%
 Cần chọn Van Thyristor có:
o Điện áp: UV > Ku.VT_max = 1,4.539 = 754,6 (V)
o Dòng điện: IT > Ki.IT_max/30% = 1,4.29,33/30% = 136,87 (A)
 Chọn Thyristor TT140N16SOF của hãng infineon chế tạo có các
thông số:
o VD max = 1800V
o ID max = 140 A, tại 85℃ ; 159A tại 77℃
22
o du/dt = 1000V/ μs
o di/dt = 150A/ μs
o VGT = 2V
o IGT = 150mA

Hình 3.2 Thyristor TT140N16SOF của hãng Infineon

2.2.4 Tính cuộn kháng lọc


Cuộn kháng lọc có tác dụng lọc thành phần xoay chiều của dòng điện. Ta
biết rằng khi góc mở  = /2 thì điện áp ra có phần nửa âm bằng nửa dương. Tức
là lúc này thành phần xoay chiều là dữ dội nhất, ta sẽ tính cuộn kháng theo góc 
này. Để đơn giản ta bỏ qua ảnh hưởng của cuộn cân bằng.

Ucb
Ucb

t
0

Nếu lấy gốc toạ độ là 01 thì ta có thể viết:

Ud = √ 2 u sint2

Khai triển Furie của điện áp ud ta có:

Ud = b1 sin3t + b2sin6t +... + bnsin3nt


π
3
6
b n= ∫ U d sin 3 nωt . dωt
π 0 ( Trong đó: n = 1, 2, 3, ...)

23
π
3
6
b 1= ∫ −√ 2 u2 sin 3 ω sin 3 nωt . dωt
π 0

Tương tự ta có:

Trị hiệu dụng của các thành phần xoay chiều:

Ud1 =  (b1/ ) = 161,26 (V)

Ud2 =  (b2/ ) = 73,72 (V)

Giá trị hiệu dụng của các thành phần dòng xoay chiều (khi bỏ qua điện cảm của
động cơ và điện trở thuần) là:

Trong đó: CK, CK1 là cuộn kháng cân bằng và lọc.

* Tổng giá trị hiệu dụng của các thành phần dòng xoay chiều:

Ixc phải thoả mãn nhỏ hơn 10 % Iđm

√ 2+ 4 U
4U 2
d1 d2
LCK =
6ω.0,9

 LCK  0,193 (H)

Từ đây ta chọn cuộn kháng lọc có các thông số sau:

LCK = 200 (mH)

RCK = 0,48 ()

24
Từ đó ta tính được: I1 = 0,877 (A); I2 = 0,2 (A)

+ Công suất tác dụng của cuộn kháng lọc:

P = (I2đm + I12 + I22) RCK = 39 (W)

+ Công suất phản kháng của cuộn kháng:

Q = X1I12 + X2I22 = 56 (VAr)

+ Công suất biểu kiến của cuộn kháng:

= 68 (VA)

2.2.5 Tính toán bảo vệ van


Mạch bảo vệ van có thể mang lại cho van các hiệu quả như:
 Giảm hoặc triệt tiêu các xung quá áp hoặc quá dòng, tránh làm hỏng van.
 Hạn chế du/dt, di/dt.
 Đưa điểm làm việc của van về vùng làm việc an toàn, kéo dài tuổi thọ.
 Giảm tổn hao công suất trong quá trình van đóng cắt.
 Giảm phát sóng nhiễu ra xung quanh do dập nhanh các dao động điện từ.

Hình 2.20 Mạch bảo vệ van

2.2.5.1. Bảo vệ quá dòng

Vì van được mắc trực tiếp vào lưới điện mà không qua biến áp do đó cần
phải có cuộn cảm để bảo vệ cho van trong trường hợp quá dòng (Hình 2.20). Tốc
độ di/dt sẽ lớn nhất khi dòng qua valve là cao nhất. Giả sử điện áp lưới không ổn
định mà dao động trong khoảng ±5%, vậy Uv max lúc này sẽ tương đương:

Xét quá trình quá độ trong mạch:

Tốc độ tăng dòng lớn nhất khi:

25
 Chọn cuộn kháng có trị số L sao cho

Hay:
Vậy ta chọn L = 2,2 μH
2.2.5.2. Bảo vệ quá áp

Thyristor rất nhạy cảm, với điện áp quá lớn vượt quá điện áp định mức, có
thể làm hỏng van, vì vậy sử dụng mạch RC mắc song song với van giúp bảo vệ
quá điện áp cho van Hình 2.20.

Do van làm việc ở điều kiện không lý tưởng, nên ta chỉ chọn thông số
du/dt của van để tính toán là: du/dt = 1000 (V/ μs).

Ta có:

 C = 0,15 μF ; R = 24,2 Ω
o

26
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN MẠCH ĐIỀU KHIỂN

3.1 Nguyên lý điều khiển cho van bán dẫn

Thyristor chỉ được mở cho dòng điện chạy qua khi có điện áp dương đặt
lên cực anode và có xung điện áp dương đặt vào cực điều khiển, sau khi
Thyristor đã mở thì xung điều khiển không còn tác dụng nữa, dòng điện chạy qua
Thyristor do thông số của mạch động lực quyết định và Thyristor sẽ khóa khi
dòng điện chạy qua nó bằng 0, muốn mở lại ta phải cấp xung điều khiển lại.
Do đó, với điện áp hình Sin, tùy thuộc vào thời điểm cấp xung điều khiển
mà ta có thể khống chế được dòng điện Thyristor. Để thực hiện được các đặc
điểm này ta có thể dùng 2 nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc điều khiển ngang.


 Nguyên tắc điều khiển dọc.

Hiện nay điều khiển Thyristor trong sơ đồ chỉnh lưu, người ta thường
dùng nguyên tắc điều khiển dọc, nên em sử dụng phương pháp này để thiết kế
mạch điều khiển.

3.2 Cấu trúc mạch điều khiển

Hình 4.1. Cấu trúc điều khiển

 Nhiệm vụ của các khâu:

a) Khâu đồng bộ:

 Đảm bảo quan hệ về góc pha cố định với điện áp van lực nhằm
xác định điểm gốc để tính góc điều khiển α, gọi là mạch đồng
pha.

 Hình thành điện áp có dạng phù hợp làm xung nhịp cho hoạt
động của khâu tạo điện áp tựa sau đó, gọi là mạch đồng bộ hay
mạch xung nhịp.

27
Thực tế khâu này có quan hệ ảnh hưởng qua lại chặt chẽ với khâu tạo điện
áp tựa, nên trong một số trường hợp đơn giản, 2 chức năng trên được gộp lại
trong 1 mạch duy nhất, thông thường mạch đồng pha làm luôn chức năng đồng
bộ.

b) Khâu tạo điện áp tựa:


Có nhiệm vụ tạo ra điện áp tựa (thường là dạng điện áp răng cưa
tuyến tính).

c) Khâu so sánh:

Có nhiệm vụ là so sánh giữa điện áp tựa với điện áp điều khiển


Uđk, tìm thời điểm hai điện áp này bằng nhau (Uđk = Urc). Tại thời
điểm hai điện áp này bằng nhau thì phát xung ở đầu ra.

d) Khâu tạo xung và khuếch đại xung:

Có nhiệm vụ tạo ra xung phù hợp để mở thyristor. Xung để mở


thyristor có yêu cầu: sườn trước dốc thẳng đứng để đảm bảo yêu cầu
thyristor mở tức thời khi có xung điều khiển (thường gặp loại xung này
là xung kim hoặc xung chữ nhật); độ rộng xung lớn hơn thời gian mở của
thyristor; đủ công suất; cách ly giữa mạch điều khiển và mạch động lực.

28
Hình 4.2. Nguyên lí phát xung điều khiển

3.3 Tính toáncác thông số của mạch điều khiển


3.3.1 Khâu đồng pha

Hình 4.3. Sơ đồ khâu đồng bộ

 Nguyên lí hoạt động:


Mạch đồng bộ dùng máy biến áp: Trong trường hợp này người ta sử
dụng một máy biến áp công suất nhỏ thường là máy biến áp hạ áp để tạo ra
điện áp đồng bộ. Điện áp lưới ul được đặt vào cuộn sơ cấp còn bên thứ cấp ta
lấy ra điện áp đồng bộ uđb. Máy biến áp để tạo ra điện áp đồng bộ được gọi là
máy biến áp đồng bộ và ký hiệu là BAĐ, nó có thể là loại một pha hoặc nhiều
29
pha tuỳ theo sơ đồ chỉnh lưu cụ thể.

Hình 4.4. Điện áp đồng bộ Uđb

 Tính toán thiết kế


Mạch đồng bộ có sơ đồ như hình 4.3, ta chọn khuếch đại thuật toán IC
LF353.
Điện áp xoay chiều đầu vào 380V từ mạch lực qua biến áp có số hệ số
Kba = 30.

Điện trở R1 để hạn chế dòng điện đi vào khuyếch đại thuật toán A 1,

thường chọn R1 sao cho dòng vào khuyếch đại thuật toán Iv < 1 mA.

Do đó: , chọn R1 = 15 kΩ
Bảng 4.1: Thông số thiết bị khâu đồng pha

TT Tên thiết bị Thông số


1 R1 15 kΩ
2 OA1 IC LF353

3.3.2 Khâu tạo điện áp răng cưa

Hình 4.5. Mạch tạo răng cưa


30
 Nguyên lí hoạt động:
Khi U2 = -Ubh điốt D3 mở lúc này tụ C1 được nạp điện theo công thức:


Khi U2 = +Ubh diode D3 bị khoá tụ C1 phóng điện, U3 được xác định theo
biểu thức:

Tụ C1 phóng điện đến khi UC ~ 0 thì diode Dz làm việc thông như
các diode thường giữ cho U3 = UC ~ 0 V.

Do sự đóng mở của D3làm tụ C1 phóng nạp tạo ra trên đầu ra của


OA2 một điện áp hình răng cưa U3. Độ dốc của răng cưa có thể thay đổi
qua triết áp VR1. Do có điốt zenne (Dz) nên điện áp trên tụ max khi nạp
luôn bằng điện áp ngưỡng trên diode zenner.

Hình 4.6. Đồ thị điện áp răng cưa

 Tính toán thiết kế


 Chọn điốt ổn áp loại 1N5346B có điện áp ổn định U DZ = 9,1V;

Imax=32mA

 Chọn giá trị tụ C1 = 0.47µF.

 Điện áp tựa được hình thành do sự nạp của tụ C 1, mặt khác để đảm
bảo điện áp tựa có trong một nửa chu kỳ điện áp lưới là tuyến tính
thì:
31
o Ta có chu kì lưới là: Tlưới = 1/flưới = 1/50 = 20 (ms)

o Ta có chu kì của răng cưa là: Trc = Tlưới/2 = 10 (ms)

o Thời gian nạp và phóng của tụ là: tnạp + tphóng = Trc= 10 (ms)

o Thời gian tụ nạp (với φ = 3° ): Tnap = (2.3.10)/180 = 0,33 (ms)

o Thời gian tụ phóng: Tphong = T/2 – Tnap = 10 - 0,33 = 9,67 (ms)

Sau khoảng thời gian Tnap = 0,33 ms, thì điện áp tụ được nạp từ 0 đến
9,1V.
Khi đó:

uC1 (t = tnap) = UDz = 9,1V

Khi tụ phóng, giá trị điện áp phóng của tụ giảm từ UDZ đến 0V trong thời
gian phóng T2. Vậy ta có:

Tại t = Tphong ta có:

Bảng 4.2. Thông số các thiết bị khâu tạo điện áp răng cưa

TT Tên Chủng loại (giá trị)


1 VR1 20kΩ
2 R5 10kΩ
3 R4 930Ω
4 D3 1001
5 OA2 IC741
32
3.3.3 Khâu so sánh

Hình 4.6. Điện áp đồng bộ Uđb

 Nguyên lí hoạt động:


So sánh điện áp điều khiển với điện áp răng cưa để tạo ra điện áp ở cửa
ra có dạng chuỗi các xung vuông liên tiếp.
Điện áp răng cưa đưa vào cửa đảo của OA3, còn điện áp điều khiển đưa
vào cửa cộng của OA3.

Khi Urc > Uđk thì đầu ra của OA3 có Uss= - Ubh.


Khi Urc < Uđk thì đầu ra của OA3 có Uss= + Ubh.

Do có diode D6 nên:


Khi Uss < 0 thì D6 thông và giữ cho U4 = 0


Khi Uss > 0 thì D6 không thông và U4 = +Ubh

Như vậy ta đã có một dãy xung vuông như hình vẽ có độ trễ so với
điểm mở tự nhiên của điện áp đồng pha một góc là α. Góc này có thể thay đổi
được nhờ thay đổi giá trị của điện áp Uđk.

33
Hình 4.7. Tín hiệu xung trong khâu so sánh

 Tính toán thiết kế:

Chọn: R18 = R19 = R20 = 10 (kΩ), OA3 là vi mạch IC 741.


Bảng 4.3: Thông số các thiết bị khâu so sánh

TT Tên Chủng loại (giá trị)

1 R18, R19, R20 10kΩ

2 OA3 IC741

3.3.4 Khâu phát xung chùm

Hình 4.8. Khâu tạo xung chùm

 Nguyên lí hoạt động:


Để giảm công suất cho tầng khuyếch đại và tăng số lượng xung kích mở,
nhằm đảm bảo thyristor mở một cách chắc chắn, ta dùng một bộ phát xung
chùm cho các thyristor. Chùm xung thu được sẽ đưa tới cổng AND cùng với
tín hiệu nhận từ khâu so sánh. Tín hiệu đầu ra sẽ được đưa tới khâu khuyếch
đại xung.

Hình 4.9. Đồ thị tín hiệu tạo xung chùm

 Tính toán thiết kế:


34
Bảng 4.4: Thông số các thiết bị khâu tạo xung chùm

TT Tên Chủng loại (giá trị)

1 R 2.5kΩ

2 C 110nF

 Chọn IC4081 họ CMOS có 6 cổng AND với các thông số:

 Nguồn nuôi: 3÷15 V; chọn Vcc = 15 V.

 Công suất tiêu thụ: P = 2,5 nW/ 1 cổng.

 Dòng làm việc: Ilv < 1 mA.

 Điện áp ứng với mức logic “1” là 2÷4,5 V.

3.3.5 Khâu khuếch đại xung

Hình 4.10. Sơ đồ khuếch đại xung

 Nguyên lí hoạt động:


Khâu KĐX có nhiệm vụ tăng công suất xung đến mức đủ mạnh để mở van
lực.

Đa số các thyristor mở chắc chắn khi xung điều khiển có:

35
UGK = 5-10V IG = 0,3-1A trong thời gian cỡ 100us.

Dòng điện đầu của xung điều khiển rất nhỏ nên cần khuếch đại
lên đủ để mở van. Sử dụng mạch Darlington gồm hai transistor Q1, Q2
có hệ số khuếch đại lớn là tích hai hệ số Q1, Q2 nên đáp ứng được yêu
cầu khuếch đại dòng điện.
Biến áp xung có thể thực hiện các nhiệm vụ cách ly mạch điều
khiển và mạch lực và khả năng tăng áp, dòng ở đầu ra cuộn thứ cấp.

 Tính toán thiết kế:


Biến áp xung có tỉ số 2:1 như hình 4.10, điện áp điều khiển Uđk = 3V,
Iđk = 0.1A Đèn led 1,2 phát sáng báo có tín hiệu xung điều khiển vào van, điện
áp rơi Vled = 1,9 V, dòng điện Iled = 0,02, điện trở hạn dòng led R3.

 Giá trị điện trở R3:

 Chọn R3 = 55 Ω

 Giá trị điện trở R4:

 Chọn R4 = 30 Ω

 Tính toán biến áp xung:

 Cuộn thứ cấp:

U2 = 𝑈đ𝑘 + 𝑈𝑑𝑖𝑜𝑑𝑒 + 𝑈𝑅4 = 3 + 2,2 + 0,7 = 5,9 𝑉


𝐼2 = 𝐼đ𝑘 + 𝐼𝑙𝑒𝑑 = 0,1 + 0,02 = 0,12𝐴

 Chọn biến áp xung có tỉ số k = 2, thông số cuộn sơ cấp như sau:

U1  kU2  2.5,9  11,8 V)


I1 = 2.I2/k = 0,12 (A)
36
 Chọn vật liệu lõi ferit có đặc tính từ hóa ΔB = 0,2 T; ΔH = 30 A/m.
Tính toán kích thước tổng biến áp xung:

 Chọn biến áp xung EE22 có thể tích là 3,5 cm 3, diện tích lõi từ là 0,41
cm2, với số vòng dây:

, lấy W1 = 150 (vòng)

(vòng)
 Chọn Diot 1N5819 dùng trong khâu khuếch đại, có thông số:

 Điện áp ngược lớn nhất: 40 V

 Dòng điện định mức: 1 A


 Dòng qua Q2 là:

 Chọn Q2 là transistor NPN TIP41C có thông số:

Bảng 4.5 Thông số cơ bản transistor TIP41C

Do Điện áp Collector – emitter lớn nhất 100 V biến


áp Dòng điện Collector 6A
xung có
Dòng điện Base 3A
tính vi
Nhiệt độ hoạt động -65 đến 150 0C
phân nên
Hệ số khuếch đại β 30 - 100
cần phải
có điện trở để kịp tiêu tấn năng lượng tích lũy ở các cuộn dây trong giai đoạn
khóa của các bóng bán dẫn, nếu không biên độ của các xung sẽ giảm đi đáng kể
do điểm làm việc của lõi biến áp bị đẩy dần lên vùng bão hòa.

37
Dựa vào dòng IB2 = IC1, chọn Q1 là transistor NPN C945 có thông số cơ bản:

Bảng 4.6: Thông số cơ bản cúa C945

Điện áp Collector – emitter lớn nhất 50 V


Dòng điện Collector 100 mA
Dòng điện Base 20 mA
Nhiệt độ hoạt động -55 đến 125 0C
Hệ số khuếch đại β 50 - 200

Điện trở R1 hạn dòng Ib1 vào chân base của Q1.

 Chọn R1 = 10 kΩ để Q1 hoạt động trong vùng bão hòa.

Bảng 4.7: Thông số các thiết bị khâu khuếch đại xung

TT Tên thiết bị Thông số


1 R1 10 kΩ
2 R3 55 Ω
3 R4 30 Ω
4 Q1 C945
5 Q2 TIP41C
6 Tất cả các diode 1N5819

38

You might also like