Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN

1. Cấu trúc thẳng đứng


Khí quyển không đồng nhất theo chiều thẳng đứng và bị phân hóa thành
tầng, mỗi tầng có đặc điểm riêng.
Tầng đối lưu:
- Bề dày: từ mặt đất đến độ cao 10 -15 km và luôn luôn thay đổi theo
thời gian và không gian: mùa hè lớn hơn mùa đông, ở xích đạo (10 – 15
km) lớn hơn ở cực (8km)
- Đại bộ phận khối lượng của không khí của khí quyển nằm trong tầng
đối lưu (4/5)
- Ở tầng đối lưu Nhiệt độ giảm theo chiều cao, trung bình là 0,6℃/100m,
ở đỉnh tầng đối lưu nhiệt độ tăng dần từ xích đạo đến cực.
- Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng, tất cả quá trình
vật lí xảy ra trong tầng đối lưu có ý nghĩa quyết định đến thời tiết và khí
hậu ở mặt đất.
Tầng bình lưu:
- Giới hạn: Từ đỉnh tầng đối lưu đến độ cao 50 – 60km
- Nhiệt độ tăng theo chiều cao (do có lớp odon nằm trong tầng này đã
hấp thụ năng lượng của tia tử ngoại nên tích lũy được năng lượng)
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng yếu hẳn đi, chuyển
động ngang chiếm ưu thế
- Gió ở đây là gió Tây vì hướng của Gradien khí áp nằm ngang là hướng
từ xích đạo về 2 cực, các đường đẳng áp thẳng và song song không có
ma sát
- Hơi nước ở tầng này còn rất ít, tuy nhiên ở độ cao 25km vẫn còn thấy
có mây xà cừ (mây được cấu tao từ những hạt nước lạnh)
Tầng giữa:
- Giới hạn: Đỉnh của tầng bình lưu đến độ cao 75 – 80km
- Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao, từ 0℃ ở giới hạn dưới giảm xuống
-75℃ ở giới hạn trên
- Áp suất khí quyển ở độ cao 80km nhỏ hơn 200 lần so với áp suất ở mặt
đất
 Từ Mặt đất lên độ cao 80km chiếm 99,5% khối lượng khí quyển,
80km trở lên còn 0,5% nghĩa là không khí đã rất loãng.
Tầng ion:
- Giới hạn: Giới hạn trên của tầng giữa đến độ cao khoảng 1000km
- Ở phần dưới của tầng Ion nhiệt độ tăng theo chiều cao, đến độ cao
300km nhiệt độ đã lên đến 2000 - 3000℃ -> nên gọi là lớp nhiệt, bên
trên lớp này nhiệt độ lại giảm mạnh và đạt tới nhiệt độ không gian vũ trụ
- Ở tầng này, chất khí bị phân li mạnh thành các ion nên khả năng dẫn
điện của tầng này tăng lên 1012 lần so với lớp không khí gần mặt đất
- Tầng ion có khả năng hấp thụ, khúc xạ và phản hồi sóng điện từ, vì vậy
sóng phát ra từ một địa điểm được truyền đến tất cả các địa điểm khác
trên mặt đất
- Ở tầng ion còn thấy hiện tượng cực quang (Cực quang là hiện tượng do
các dòng những hạt điện tích phóng ra từ những vùng hoạt động nhất ở
mặt ngoài của Mặt trời, khi rơi vào từ trường Trái Đất gây ra hiện tượng
phát sáng của các chất khí ở lớp khí quyển trên cao (400-500km) mà ở
các vùng vĩ độ cao có thể nhìn thấy)
Tầng khuếch tán:
- Tầng khuếch tán ở độ cao trên 1000km, đó là tầng ngoài của khí
quyển, giới hạn trên khoảng 20.000km
-

You might also like