Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

hương 1

DỮ LIỆU VÀ THỐNG KÊ
Nội dung
1.1. Khái quát về thống kê

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Các khái niệm thường dung trong TK

1.1.3. Thang đo

1.1.4. Khái quát quá trình nghiên cứu TK

1.1.5. Thống kê mô tả và thống kê suy diễn

12. Phân tích thống kê

1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa

1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phân tích TK

1.2.3. Các vấn đề chủ yếu khi phân tích TK


Mục tiêu

• Kiến thức tổng quan về thống kê


• Các phương pháp phân tích thống kê

Chương 1 - Tổng hợp, trình bày và phân tích TK 3


• Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, trong năm 2022, tình hình hoạt
động của doanh nghiệp có phần ổn định và tích cực hơn. Tính cả năm 2022, có
148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 27,1%), với tổng số vốn
đăng ký là 1.590,9 nghìn tỷ đồng (giảm 1,3%) và tổng số lao động đăng ký là
981,3 nghìn lao động (tăng 14,9%). (Nguồn: Kinh tế Việt Nam năm 2022- Tạp
chí cộng sản)
1.1.1. Khái niệm thống kê

Thống kê có thể là những con số tính toán từ sự kiện thực tế như


trung bình, trung vị, tần suất và chỉ số, sẽ giúp ta hiểu về các tình
huống trong kinh doanh và kinh tế.

Thống kê cũng có thể là nghệ thuật và khoa học của việc thu thập,
phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu.
Các nhà kinh tế thường xuyên đưa ra các dự
báo về tương lai của nền kinh tế hoặc về
một khía cạnh nào đó của nền kinh tế.

Một loạt các kiểm soát


Kinh
chất lượng là ứng dụng
tế học Kế Công ty kiểm toán
quan trọng của thống kê
toán sử dụng các thủ
sản xuất.
tục lấy mẫu thống
kê khi tiến hành
Sản kiểm toán cho
xuất
Ứng dụng khách hàng

Nghiên cứu và thống kê sự


Marketing
biến động giá của cổ phiếu Thống kê nghiên cứu hành vi
trên thị trường chứng khoán Tài tiêu dùng
chính
• Cho các ví dụ ứng dụng thực tế khác?
• Theo em, chất lượng cuộc sống người dân VN đang tăng hay
giảm? Trên cơ sở nào em có kết luận đó?
1.1.2. Một số khái niệm thường dung trong TK
Dữ liệu thống kê là các Dữ liệu
sự kiện và số liệu được
thu thập, tổng hợp và
Định tính Định lượng
phân tích để trình bày - Thường dùng - Luôn là số
thang đo danh - Phù hợp với
và giải thích ý nghĩa của nghĩa hoặc thứ bậc những phép
- Có thể là số hoặc tính số học
chúng không phải là số
thông thường
- Sử dụng thang
- Phân tích thống
đo khoảng
kê thường bị hạn hoặc tỷ lệ
chế
Dữ liệu

Dữ liệu thời điểm Dữ liệu chuỗi


thời gian ( thời
Là dữ liệu được thu kỳ)
thập ở cùng hoặc
xấp xỉ vào cùng một Là dữ liệu thu
thời điểm thập qua nhiều
giai đoạn thời
gian
Ví dụ Dữ liệu thời kỳ

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Doanh thu (tỷ


10,0 10,2 11,0 11,8 13,0 14,8
đồng)

Dữ liệu thời điểm

Ngày 1/4/03 1/5/03 1/6/03 1/7/03

Giá trị hàng tồn kho


3560 3640 3700 3540
(triệu đồng)
Khái niệm nguồn dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp


NGUỒN DỮ Dữ liệu mới được thu thập
dữ liệu được thu thập từ
các nguồn có sẵn LIỆU từ các cuộc điều tra và
nghiên cứu thực nghiệm
Khái niệm nguồn dữ liệu
Nguồn có sẵn
Hồ sơ nội bộ công ty – bất kỳ bộ phận nào

Dịch vụ dữ liệu kinh doạnh – Dow Jones & Co.

Tổ chức chính phủ - Bộ Lao Động Mỹ

Hiệp hội ngành – Hiệp hội ngành du lịch nước Mỹ

Tổ chức đặc biệt – Ban liên lạc cựu sinh viên


Mạng Internet – Rất nhiều công ty
Khái niệm nguồn dữ liệu
Dữ liệu sẵn có từ Hồ sơ nội bộ công ty
Hồ sơ Một số dữ liệu sẵn có
Hồ sơ nhân viên Tên, địa chỉ, số an sinh xã hội
Hồ sơ sản xuất Số bộ phận, số lượng sản xuất, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí nguyên liệu
Hồ sơ tồn kho Số bộ phận, số lượng tồn kho, mức đặt hàng
lại, số lượng đơn hàng
Hồ sơ bán hàng Số sản phẩm, lượng hàng bán, lượng
hàng bán theo vùng.
Hồ sơ tín dụng Tên khách hàng, hạn mức tín dụng, khoản
phải thu
Hồ sơ khách hàng Tuổi, giới tính, thu nhập, số người trong hộ
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu có sẵn từ các cơ quan chính phủ
Cơ quan chính phủ Một số dữ liệu có sẵn
Cục Điều tra Dân số Mỹ
Số liệu dân số, số hộ gia đình, thu nhập hộ
www.census.gov

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ Dữ liệu về cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất
www.federalreserve.gov chiết khấu.

Cục QL hành chánh và NS


Dữ liệu về thu, chi, nợ chính phủ
www.whitehouse.gov/omb
Dữ liệu hoạt động kinh doanh, doanh số, lợi
Bô Thương mại Mỹ
nhuận ngành công nghiệp.
www.doc.gov

Cục Thống kê lao động Mỹ Chi tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập
www.bls.gov theo giờ, an toàn lao động
Chỉ tiêu thống kê
• Chỉ tiêu thống kê là khái niệm biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm
về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể thống kê
(năng suất lao động của công nhân, giá thành một đơn vị sản
phẩm...). Các chỉ tiêu thống kê được biểu hiện bằng các trị số cụ thể,
các trị số này sẽ thay đổi theo thời gian và không gian.
Các loại chỉ tiêu thống kê
 Chỉ tiêu khối lượng: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng
nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng thu nhập; Số lượng công nhân...
 Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trình độ, tính chất năng lực, mối
quan hệ so sánh trong tổng thể, sự hao phí lao động sản xuất và
thường được tính bình quân cho một đơn vị tổng thể
Ví dụ: Giá thành; Giá cả; Năng suất lao động...
Thang đo
Thang đo quyết định lượng thông tin chứa trong các dữ liệu và
cách tóm tắt dữ liệu và phân tích thống kê phù hợp nhất.
Có 4 loại thang đo: Thang đo danh nghĩa, Thang đo thứ bậc,
Thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ.
Thang đo danh nghĩa

Thang đo cho một biến khi các dữ liệu là các nhãn hoặc tên gọi
dùng để xác định thuộc tính của phần tử. Dữ liệu danh nghĩa có thể
là số hoặc không phải là số.
Thang đo danh nghĩa
- Là đánh số các biểu hiện của tiêu thức.
- Các con số không có quan hệ hơn kém, vì vậy các phép tính với chúng
đều vô nghĩa.
- Chủ yếu để đếm tần số của các biểu hiện của các tiêu thức nghiên cứu.
Ví dụ: Anh/ chị đã kết hôn chưa?
1.Có
2.Không

Chương 1 - Tổng hợp, trình bày và phân tích TK 19


Thang đo thứ bậc

• Thang đo cho một biến khi các dữ liệu có tính chất của dữ liệu
danh nghĩa và thứ bậc hoặc xếp hạng của dữ liệu có ý nghĩa. Dữ
liệu thứ bậc có thể là số hoặc không phải là số.
Ví dụ: Anh/chị hãy cho biết mức thu nhập hàng tháng?
1 = thấp, 2 = trung bình, 3 = cao
Cho ví dụ?
Ví dụ
Ví dụ: Xin vui lòng cho biết sự đánh giá của bạn về các chương trình game
show trên VTV sau đây : (1- Hoàn toàn không hài lòng đến 5- Hoàn toàn hài
lòng).
1 2 3 4 5
Kí ức vui vẻ

Chạy đi chờ chi

Ai là triệu phú

Cơ hội cho ai

21
Thang đo

• Thang đo khoảng: thang đo cho một biến nếu các dữ liệu có tính
chất của dữ liệu thứ bậc và khoảng cách giữa các giá trị có dạng
đơn vị đo lường cố định. Dữ liệu khoảng luôn là số.
Thang đo tỷ lệ
Thang đo của một biến nếu các dữ liệu có tất cả các thuộc tính của dữ
liệu khoảng và tỷ lệ của hai giá trị có ý nghĩa. Dữ liệu tỷ lệ luôn luôn là
dữ liệu số.
Ví dụ: Nếu gia đình Anh/Chị hay mua sách, thì số lượng người đọc sách trong gia
đình trung bình là bao nhiêu người (kể cả Anh/Chị)? Trong đó, số người đọc tiểu
thuyết bao nhiêu người?
• Số người đọc (x):............................
• Số người đọc tiểu thuyết (y):.........................
• (x) và (y) có thể chấp nhận trị số 0
Cho ví dụ?
Tóm tắt các loại thang đo
Thang đo Đặc điểm Thuộc tính có thể đo
Định danh Định nghĩa duy nhất cho mỗi số: Nhãn hiệu, giới tính, loại cửa
0, 1, 2… hàng …..
Thứ bậc Thứ tự của các con số: Thái độ, tầng lớp, mức ưa
0<1<2<3… thích…
Khoảng Khoảng cách bằng nhau (7-6) = Thái độ, ý kiến, các chỉ số…
(3-2)
Tỷ lệ Sự tương đương của các tỷ số: Tuổi, chí phí, doanh thu, thị
4/2 = 10/5 phần…

Chương 1 - Tổng hợp, trình bày và phân tích TK 24


KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TK

1 – Xác định 2 - Xây dựng


mục đích, nội 3 - Điều tra 4 - Tổng hợp
hệ thống
dung, đối tượng thống kê thống kê
nghiên cứu CTTK

6 – Tổng hợp
5 – Lựa chọn 7 - Đề xuất ý
kết quả và Dự
PP Phân tích kiến, ra quyết
đoán xu
thống kê định.
hướng

25
Bước 1. Xác định mục đích, đối tượng, nội dung

Là khâu đầu tiên của quá trình nghiên cứu TK.


Mục đích nghiên cứu

Phân tích đối tượng


Xác định đối tượng nghiên cứu Xác định nội dung
nghiên cứu nghiên cứu

3 căn cứ để xác định mục đích nghiên cứu:


+ Tình hình thực tiễn
+ Khả năng về tài chính, nhân lực, thời gian.
+ Yêu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý.
26
Bước 2. Xây dựng HTCT thống kê
a. Khái niệm
Là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của hiện
tượng nghiên cứu.
b. Nguyên tắc khi xây dựng HTCTTK
- Đáp ứng được mục đích nghiên cứu
- Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng nghiên cứu.
- Hợp lý, không thừa, không thiếu, không trùng lặp, đủ phản ánh
những yêu cầu nghiên cứu, phù hợp với khả năng thu thập thông tin.

27
Quá trình nghiên cứu thống kê
Bước 3. Điều tra thống kê
Bước 4. Tổng hợp thống kê:
- Sắp xếp, phân loại và tổng hợp theo các chỉ tiêu đã đề ra trong hệ thống
- Kết quả của việc xử lý cho ta biết trạng thái của hiện tượng dưới dạng lượng
khá đầy đủ và chi tiết.
Bước 5. Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê
Bước 6. Tổng hợp kết quả và Dự đoán xu hướng
Là việc căn cứ vào tài liệu TK về hiện tượng nghiên cứu trong thời
gian đã qua, dùng các phương pháp thích hợp để tính toán các mức độ
tương lai của hiện tượng KT – XH nhằm đưa ra những căn cứ cho quản lý.
Bước 7: Rút ra quyết định và kiến nghị
28
28
Các loại nghiên cứu thống kê
• Nghiên cứu thống kê có thể được phân loại là Thực nghiệm hoặc Quan
sát
Trong nghiên cứu quan sát (phi thực Trong nghiên cứu thực
nghiệm) không cần kiểm soát hay tác nghiệm, biến quan tâm được
động đến biến quan tâm. xác định đầu tiên.

Nghiên cứu về người hút thuốc và Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của
không hút thuốc là nghiên cứu quan một loại thuốc mới ảnh hưởng đến
sát bởi vì nhà nghiên cứu không xác huyết áp như thế nào. Huyết áp là biến
định hoặc kiểm soát ai sẽ hút thuốc ai quan tâm trong nghiên cứu thực nghiệm
này.
sẽ không hút thuốc.
Thống kê mô tả
Tóm tắt dữ liệu có thể là bảng, đồ họa, hoặc số được gọi là thống
kê mô tả
Thống kê mô tả
Ví dụ: Hudson Auto Repair
Quản lý của Hudson Auto muốn biết về chi phí của các bộ phân liên quan đến
điều chỉnh động cơ được thực hiện trong cửa hàng của cô ấy. Cô ấy kiểm tra 50
hóa đơn của khách hàng có nhu cầu điều chỉnh động cơ. Chi phí của các bộ
phận được làm tròn đến đồng đô la như sau:
91 78 93 57 75 52 99 80 97 62
71 69 72 89 66 75 79 75 72 76
104 74 62 68 97 105 77 65 80 109
85 97 88 68 83 68 71 69 67 74
62 82 98 101 79 105 79 69 62 73
Bảng tóm tắt dữ liệu (thống kê mô tả)
Tần số và Tần suất
Chi phí Tần suất
(đô la) Tần số %
50-59 2 4
60-69 13 26
(2/50)100
70-79 16 32
80-89 7 14
90-99 7 14
100-109 5 10
50 100
Đồ thị tóm tắt: Histogram
18
Chi phí điều chỉnh động cơ
ơ
16
14
12
Tần số

10
8
6
4
2
Chi phí
50-59 60-69 70-79 80-89 90-99 100-110 (đô la)
Thống kê mô tả
 Thống kê mô tả bằng số phổ biến là trung bình (average
hoặc mean).
 Trung bình đo lường khuynh hướng tập trung hoặc vị trí
trung tâm của dữ liệu cho một biến
 Chi phí trung bình các bộ phận của Hudson, trên khảo sát 50
khách hàng điểu chỉnh động cơ là 79 đô la (lấy tổng của 50 giá
trị chi phí chia cho 50 ).
Thống kê suy diễn
Tổng thể - Tập hợp tất cả phần tử được quan tâm trong
một nghiên cứu cụ thể
Mẫu - Là tập con của tổng thể

Suy diễn thống kê - Là quá trình sử dụng dữ liệu từ một


mẫu ước lượng và kiểm định giả thuyết
về các đặc tính của một tổng thể thống
kê.
Điều tra toàn bộ - Thu thập dữ liệu trong toàn bộ tổng thể

Điều tra mẫu - Thu thập dữ liệu cho một mẫu


Thống kê suy diễn

1. Tổng thể của tất cả nhu


2. Một mẫu 50 động
cầu điều chỉnh động cơ. Chi
phí trung bình là chưa biết cơ đã diều chỉnh
Các bước suy được kiểm tra
diễn thống kê

3. Dữ liệu mẫu cho biết


4. Trung bình mẫu được
chi phí trung bình là
dùng để ước lượng cho 79 đô la một động
trung bình tổng thể cơ.
• Cho ví dụ về thống kê suy diễn trong kinh tế?
Phân tích thống kê

• Phân tích thống kê là việc nêu lên một cách tổng hợp bản chất
và tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số
lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Nguyên tắc phân tích thống kê

• Phân tích thống kê liên hệ mật thiết với các giai đoạn điều tra và tổng
hợp thống kê, chỉ có dựa trên cơ sở tài liệu điều tra phong phú, chính
xác, kết quả tổng hợp một cách khoa học thì phân tích thống kê mới có
khả năng rút ra những kết luận đúng đắn, nếu không, dù phương pháp
phân tích có khoa học, hiện đại như thế nào, kết quả cũng sẽ bị hạn
chế, thậm chí không có giá trị và còn có thể không đúng với sự thật.
Các vấn đề chủ yếu khi phân tích thống kê

• Thứ nhất, Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê
• Thứ hai, Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích
• Thứ ba, Xác định các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích
• Thứ tư, So sánh đối chiếu các chỉ tiêu
• Thứ năm, Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị
Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê

• Xác định mục đích yêu cầu, những vấn đề cần khi tiến hành phân
tích để thu thập đúng nguồn tài liệu, chọn đúng chỉ tiêu để phân
tích và lựa chọn những phương pháp để phân tích.
Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích
Khi đánh giá tài liệu cụ thể, phải xem xét các mặt sau:
- Tài liệu thu thập có đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời,
phương pháp thu thập có khoa học không?
- Tính khoa học và việc đáp ứng mục đích nghiên cứu của sự
chỉnh lý và phân tổ của tài liệu.
- Phương pháp tính toán các chi tiết, các phương pháp này có
nhất quán với các phương pháp của thống kê không?
Xác định các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích
• Mỗi phương pháp có một tác dụng riêng, do đó trong phân tích, tuỳ theo nhiệm vụ
nghiên cứu, tuỳ theo tính chất và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu mà sử dụng các
phương pháp phân tích khác nhau cho các hiện tượng khác nhau sao cho tác dụng của từng
phương pháp phát huy được một cách đầy đủ nhất.
• khi lựa chọn, xác định cần lưu ý:
- Các chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất có thể phản ánh đúng đắn và tập
trung nhất những đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng.
- Các chỉ tiêu cần có sự liên hệ với nhau, dựa vào các phương trình kinh tế để xác định
hệ thống chỉ tiêu nhằm phân tích được sâu sắc và toàn diện hiện tượng nghiên cứu.
So sánh đối chiếu các chỉ tiêu
Trong so sánh đối chiếu cần lưu ý phải đảm bảo tính chất có thể so
sánh được giữa các chỉ tiêu thống kê. Nếu các chỉ tiêu không có đầy
đủ tính chất so sánh thì cần phải tiến hành điều chỉnh, tính toán lại
làm cho chúng trở thành so sánh được.
Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị
Những kết luận rút ra phải chính xác và có căn cứ khoa học, tuyệt
đối tránh những kết luận rút ra từ sự suy đoán chủ quan. Các kiến
nghị đề xuất phải nhằm giải quyết các vấn đề thúc đẩy sự phát
triển hợp với qui luật của hiện tượng, nhằm tăng cường cải tiến
quản lý, đồng thời những kiến nghị, đề xuất này phải có ý nghĩa
thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và các khả năng thực
hiện được.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
• Dữ liệu thống kê: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
• Thang đo thống kê: thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc, thang
đo khoảng và thang đo tỷ lệ
• Thống kê mô tả: tóm tắt dữ liệu bằng bảng biểu, đồ thị và các số
tóm tắt.
• Thống kê suy diễn: Kết luận tổng thể từ mẫu
Thang đo thống kê

• Thang đo định danh (nominal scale)


• Thang đo thứ bậc (ordinal scale)
• Thang đo khoảng (interval scale)
• Thang đo tỷ lệ (ratio level scale)

Chương 1 - Tổng hợp, trình bày và phân tích TK 47

You might also like