Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Buổi tọa đàm khoa học “Trường ca cuộc chiến mười ngàn ngày – Tiếp cận liên

môn Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý” được tổ chức vào ngày 19/3/2023 bởi Trường THPT
chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn ( Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo nên một cơ hội trao đổi học thuật quý giá cho thầy và
trò nhà trường không chỉ về tác phẩm “Trường ca cuộc chiến mười ngàn ngày” của tác
giả Hữu Đạt mà còn gợi mở ra nhiều hướng đi thú vị, bổ ích và thiết thức đối với việc đổi
mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt theo hướng tiếp cận tích hợp, liên môn giữa Ngữ
văn – Lịch sử - Địa Lý tại nhà trường nói riêng và phổ thông nói chung.

Hiện nay dạy học theo phương pháp và cấu trúc mới của Ngành Giáo dục và Đào
tạo ban hành thì việc vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp cho cả người dạy và người học
có thêm nhiều kiến thức bổ trợ làm phong phú và tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho bài
học. Đặc biệt, với học sinh trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn – những
học sinh có mặt bằng trình độ, năng lực và nhận thức ở mức độ nổi trội thì việc được tổ
chức dạy và học theo các phương pháp mới, sáng tạo trong đó có dạy học tích hợp, liên
môn sẽ góp phần phát huy tối đa được sự chủ động, sáng tạo cũng như kích thích lòng
ham thích học tập, tìm hiểu ở học sinh một cách hiệu quả và tích cực nhất. Với đặc thù là
trường chuyên đầu tiên và duy nhất của ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn trong cả
nước, nhà trường đã ý thức được những cơ hội, giá trị và cả nhiệm vụ trong việc giảng
dạy áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, liên môn đặc biệt với ba môn học chuyên
Văn – Sử - Địa cho học sinh của mình.

Đặc biệt, đối với bộ môn Ngữ văn, là một trong những môn học quan trọng, lại có
nhiều ý nghĩa, vai trò thiết thực đối với đời sống tinh thần cá nhân cũng như xã hội khi
được giao phó để đảm nhiệm nhiều chức năng như hình thành, phát triển tư duy ngôn
ngữ, tâm lý, hiểu biết xã hội cũng như cả chức năng giáo dục thẩm mỹ cho người học thì
việc tổ chức dạy học sao cho hiệu quả, bổ ích và thú vị lại càng quan trọng. Đối với việc
học văn ở học sinh phổ thông, không nên chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những lí thuyết của
ngôn ngữ tiếng Việt, không chỉ là học lại văn bản như những xác chữ một cách sáo rỗng,
viển vông mà cũng cần được mở rộng ra hơn địa hạt đơn thuần của một bộ môn nghệ
thuật để củng cố thêm cho mình những hiểu biết, tư duy, tư tưởng về lịch sử, địa lý, văn
hóa, góp phần nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách, học để là người và làm người.
Việc dạy học tích hợp, liên môn sẽ là một phương pháp giảng dạy mới tích cực giúp
chuyển dần hình thức giảng văn sang dạy văn kết hợp với hình thành năng lực tự học, tự
đọc và sáng tạo ở học sinh.

Môn văn trong nhà trường hiện nay không còn đóng khung chỉ học những tác
phẩm có trong sách giáo khoa mà giáo viên cũng như học sinh hoàn toàn có thể tham
khảo và trao đổi trên lớp cả những tác phẩm nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phù
hợp để giúp cho việc dạy và học trở nên sáng tạo, cởi mở và hiệu quả hơn. Trong số vô
vàn các tác phẩm trên văn đàn ấy thì việc sử dụng và lựa chọn tác phẩm “Trường ca cuộc
chiến mười ngàn ngày” trong việc dạy học, nhất là sử dụng như một ngữ liệu vận dụng
cho việc dạy – học theo hướng tích hợp, liên môn hoàn toàn có thể trở thành một gợi ý
thú vị và thiết thực. Cuốn sách “Trường ca cuộc chiến mười ngàn ngày” của nhà văn Hữu
Đạt đã được nhiều tờ báo giới thiệu và nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, học giả chú ý,
quan tâm ngay sau khi vừa được cho xuất bản vào năm 2015. Đây là một tác phẩm
trường ca lịch sử đồ sộ với một nội dung mang đậm tinh thần sử thi khi ôm trọn những
vấn đề lớn lao của đất nước trong thế kỉ XX đầy biến động, nhọc nhằn mà cũng rất đỗi
anh hùng. Thời gian lịch sử được phản ánh trong tác phẩm đi từ những ngày đầu của đất
nước trong thế kỉ XX với cuộc Cách mạng Tháng Tám khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, qua hai cuộc kháng chiến xâm lược đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất
và đặc biệt là kéo dài tới cả thời gian đương đại ngày nay khi đất nước trong quá trình
xây dựng và hội nhập. Lựa chọn hình thức thể loại trường ca để phản ánh lịch sử, Hữu
Đạt đã phối hợp đa dạng kiến thức, công cụ của nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật (Sử,
Văn, Địa) vào trong một tác phẩm hoàn chỉnh, thống nhất, truyền tải một lượng lớn thông
tin lịch sử, địa lí, văn hóa cũng như tình cảm, tinh thần mang tầm vóc dân tộc vào tác
phẩm. Như vậy, cuốn sách “Trường ca cuộc chiến mười ngàn ngày” sẽ là một ngữ liệu
phù hợp, quý báu và giàu giá trị làm phong phú và giàu có thêm cho những bài học sáng
tạo, mới mẻ của thầy và trò trong quá hoạt động dạy và học theo phương pháp tích hợp,
liên môn.

Cuốn sách có thể sử dụng như một ngữ liệu tham khảo bổ trợ cho các bài học,
chuyên đề của ba môn Văn, Sử, Địa hay cũng có thể sẽ là một đối tượng nghiên cứu trong
các hoạt động dạy học dự án tích hợp, liên môn. Học sinh vừa có thể vận dụng được cuốn
sách để liên hệ, làm giàu có thêm cho những kiến thức mà mình được học lại vừa có thể
vận dụng chính những kiến thức đã học làm công cụ, hành trang để tìm hiểu sâu hơn, tỉ
mỉ hơn các vấn đề nội dung, hình thức của tác phẩm “Trương ca cuộc chiến mười ngàn
ngày”. Đắc biệ, với thể loại trường ca lịch sử, cuốn sách có nhiều điểm kết nối chặt chẽ
những nội dung về phẩm chất, năng lực cần đạt giữa hai môn học Văn và Sử.

Với nội dung bám sát mạch sự kiện lịch sử của dân tộc, tác phẩm vừa giống một
biên niên sử nhưng với hình thức thể loại trường ca, tác phẩm cũng trở thành một tác
phẩm văn học thấm đẫm tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là một tinh thần truyền
thống quý báu, đặc sắc của dân tộc, là một trong những đề tài lớn, trụ cột của văn học
nước nhà qua bao thời kì từ thuở. Học sinh có thể đã quá quen thuộc với những tác phẩm
văn học yêu nước trải dài trong quá khứ từ những truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên,
Thánh Gióng,…tới văn học trung đại với Nam Quốc sơn hà, Dự chư tỳ tướng hịch văn,
Bình Ngô đại cáo,… và gần gũi nhất là những tác phẩm văn học Cách mạng thời kì chống
Pháp, chống Mỹ. Để khiến cho việc học một chủ đề quen thuộc của văn học như vậy
được mới mẻ, sáng tạo và thú vị hơn, cả giáo viên và học sinh cần có sự mở rộng vốn
đọc, vốn ngữ liệu mới mẻ, phong phú hơn nữa. “Trường ca cuộc chiến một ngàn ngày”
chính là một tác phẩm hiện đại nhưng lại vừa giữ được những hồn cốt đáng quý của dân
tộc từ ngàn xưa về tình yêu quê hương, tổ quốc, tình thần chiến đấu chống giặc ngoại
xâm, đặc biệt là 30 năm trong thế kỉ XX đầy khói lửa bi tràng của dân tộc lại vừa mang
những trăn trở với ý thức tự trọng, tự tôn, tự nhiệm đáng quý của một công dân đương đại
với đất nước ngày hôm nay. Những vấn đề lịch sử truyền thống vẫn được tác phẩm truyền
tải một cách đa dạng, giàu cảm xúc. Đó là tinh thần hào sảng, lí tưởng trong sáng của cả
một thời đại vẻ vang, hào hùng trong lịch sử dân tộc:

Những trái tim son sắt với màu cờ

Người cộng sản trung kiên

Không bao giờ gục ngã

Trước bạc tiền

Không thể bị bán mua

Bao đồng chí hi sinh

trong lao tù vẫn hát

Những tấm gương


muôn thuở vẫn chói ngời

Dù thân dẫu tan vào trong đất

Mà hồn còn thiêng mãi núi sông ơi!

Để rồi từ tinh thần ấy, đã bao lớp người nối tiếp nhau lên chiến trường, khoác tấm
áo bào chiến đấu cho sự hòa bình của dân tộc mà như Tố Hữu từng khái quát “Lớp cha
trước, lớp con sau/ Đã thành đồng chí, chung câu quân hành” thì Hữu Đạt cũng tự sự lại
trong những câu thơ lớp lang, da diết:

Ông hành quân

Cha hành quân

Cháu cũng hành quân

Thế hệ ấy đã tạo nên những người chiến sĩ quả cảm, can trường với lý tưởng cao
đẹp, “trái tim sáng như trăng rằm tháng bảy”. Họ đã trở thành những hình tượng nhân vật
đặc biệt trong văn học Việt Nam, và Hữu Đạt cũng góp phần xây dựng hình tượng ấy
thêm phần sâu sắc với một vẻ đẹp cao cả mà cũng bình dị vô cùng:

Đã ra đi thanh thản đến tột cùng

Chết giản dị trong sắc mầu áo lính

Tuy nhiên bên cạnh những màu sắc đã trở nên quen thuộc, khi viết về người lính,
Hữu Đạt dưới góc nhìn của một con người hiện đại cũng đem đến cả những cái nhìn mới
mẻ hơn, nhân bản hơn về người chiến sĩ. Viết về họ ông không chỉ tán dương, trân trọng
vẻ đẹp hào hùng mà còn cả những xót xa, những niềm thương rất người, rất đời mà rất
nhân văn:

Sống chết đạn bom vết tích đầy người

Áo trĩu nặng huân chương đỏ ngực

Mà lại nghèo đến rớt mùng tơi


Những cảm nhận bằng những xúc cảm chân thật ấy giúp cho tác phẩm của Hữu
Đạt gần gũi hơn, mang giàu tính văn học hơn so với một bài viết sử đơn thuần. Viết về
lịch sử mà nhà văn gửi gắm cả vào đó được những tình cảm dạt dào, tha thiết của con
người, miêu tả được cả những tình cảm cá nhân đan xen trong những tinh thần thời đại
lớn lao, ấy chính là những điều mà văn chương tìm kiếm. Đằng sau sự ra đi hào hùng thì
cũng có cả những phút chia ly xúc động:

“Trong mỗi căn nhà đều có mầu áo lính

Trong mỗi góc phố đều có người ra trận

Trong mỗi căn buồng đều có cuộc chia ly

Trong mỗi chiều đều có người mẹ khóc

Hay tin con chết trận chẳng trở về

Chẳng có nơi nào trên trái đất

Hòn Vọng Phu vợ hóa đá chờ chồng

Bao tháng năm héo mòn trong nước mắt

của đêm dài góp lại hóa thành sông”

Có biết những điều ấy, những lớp học sinh trẻ tuổi ngày nay mới thấu hiểu được lịch sử
không chỉ có một màu sắc vẻ vang hào hùng mà để có được những sự vẻ vang ấy, dân
tộc, đất nước, con người cũng đã phải đánh đổi, hy sinh biết chừng nào. Có hiểu như vậy
thì bài học lịch sử, bài học văn chương mới trở thành một tác động tới nhận thức về trách
nhiệm, tình yêu trong sáng với đất nước. Yêu nước không chỉ là tự hào về sự vẻ vang,
hào hùng của đất nước mà cũng phải biết thấu cảm, biết thương những đau thương đổ vỡ,
thương những vết sẹo mà đất nước phải gánh chịu, trải qua.

Bài học ấy lại càng thấm thía hơn nữa khi ta đọc những trăn trở, day dứt của Hữu
Đạt về những khuyết thiếu, những hiện tượng của lối sống, tư tưởng có phần lệch lạc
ngày hôm nay:
“Sống loanh quanh chỉ biết có đồng tiền

Đâu hiểu được nỗi đau thế hệ

Máu vẫn còn đẫm cả mỗi cột biên”

Có lẽ những lời thơ phê bình chua cay ấy còn mới mẻ, xa lạ với lớp học sinh,
thanh niên trẻ ngày nay. Nhưng đó là điều cần thiết, là lời nhắc nhở đáng trân trọng và
cần khắc sâu ghi nhớ của nhà văn đối với mỗi chúng ta của thời hiện tại. Ta biết yêu vẻ
vang của quá khứ nhưng nếu không biết cách sống tử tế với thời đại của mình thì liệu tình
yêu với lịch sử ấy có còn có ý nghĩa? “Trân trọng quá khứ, nắm giữ tương lai” đó chính
là bài học mà mỗi học sinh chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn ghi nhớ hằng
ngày thì sẽ hiểu sâu sắc hơn qua mỗi bài học, mỗi trải nghiệm học tập như vậy. Lời nhắc
nhở sâu cay chính là tiếng lòng của một công dân yêu nước, yêu đồng bào hết mực, là sự
vang lên của ý thức tự tôn trong sáng, tinh thần tự nhiệm và tự phê bình cần thiết ở mỗi
một con người. Đây không phải câu chuyện chỉ mang tính thời sự mà đó là ý thức cần
được nhắc nhở với bất kể thời đại nào mà chính cha ông ta trước đó cũng đã nhiều lần
nhắc tới:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Ngoài ra những vấn đề về nghệ thuật của tác phẩm cũng là một phương diện thú vị
giúp học sinh có thêm những tìm tòi, trải nghiệm nghệ thuật ngay trong một không khí
lịch sử tưởng chừng như khô khan, nặng nề. Thể loại trường ca vốn là một thể loại khó
cho cả tác giả sáng tác và người đọc tìm hiểu cặn kẽ về nó. Trong chương trình học của
học sinh, sự xuất hiện của thể loại này với một số trích đoạn thuộc một số tác phẩm như
sử thi Hy Lạp, Ấn Độ (không được trích dẫn với hình thức văn vần), trường ca “Mặt
đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm) cũng không nhiều nếu so với các thể loại quen
thuộc như truyện ngắn, thơ. Những trích dẫn ấy dù phần nào đảm bảo được tính đặc trưng
tương đối của thể loại nhưng vẫn khó có thể thay thế được cho toàn bộ chỉnh thể của một
tác phẩm có dung lượng lớn cả về mặt nội dung và hình thức như trường ca để giúp
người học có được cái nhìn một cách khái quát cũng như chi tiết nhất về thể loại. Tác
phẩm của Hữu Đạt không chỉ đảm bảo được những yêu cầu thi pháp cơ bản mà cũng
phức tạp của thể loại trường ca với sự hài hòa, trọn vẹn của cả chất tự sự, trữ tình mà
thậm chí còn có cả những sáng tạo cũng rất mới mẻ, độc đáo tiêu biểu như cách trình bày
thơ hình họa (một hình thức thơ còn tương đối lạ lẫm đối với nhiều độc giả đại chúng).
Vậy nên việc được tìm hiểu một tác phẩm trường ca trong một chỉnh thể đầy đủ dễ tiếp
cận, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ như “Trường ca cuộc chiến mười ngàn ngày” sẽ giúp
học sinh có thêm nhiều hiểu biết, trải nghiệm nghệ thuật, thẩm mỹ thú vị, quý báu hơn
trong việc làm quen với thể loại trường ca nói riêng và trải nghiệm văn học, nghệ thuật
nói chung.

Những câu chuyện lịch sử trong cả quá khứ và hiện tại trong tác phẩm hoàn toàn
phù hợp với những nội dung học tập của các môn học Văn – Sử - Địa của nhà trường, có
sức truyền tải, khơi gợi, tác động mạnh mẽ tới nhận thức của học sinh, đảm bảo được
những tiêu chí rèn luyện về phẩm chất, năng lực cần thiết nếu được vận dụng sáng tạo,
tích cực trong việc dạy học tích hợp, liên môn.

You might also like