Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 05-KH/HSV
TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2023

KẾ HOẠCH HẬU CẦN


V/v tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Thắp lửa đam mê” của trường
Đại học Sài Gòn

I. Giới thiệu tổng quan:


1. Loại hình sự kiện:
Sự kiện giao lưu – văn nghệ và chương trình mang ý nghĩa giáo dục, truyền
tải thông điệp về tầm quan trọng của đam mê trong cuộc sống của mỗi người.

2. Mục đích:
Nhằm quảng bá các hoạt động đoàn hội sôi nổi, quy mô, thiết thực của trường
Đại học Sài Gòn đến giới truyền thông.
Kết nối các thế hệ sinh viên trong trường Đại học Sài Gòn.
Lan tỏa các dự án, chương trình thanh niên trong cộng đồng.
Giới thiệu và trình diễn các tiết mục nghệ thuật chất lượng và khen thưởng các
sinh viên ưu tú có kỷ luật và thái độ học tập tốt, tích cực.
Hun đúc ý thức của người sinh viên: học đi đôi với hành, rèn luyện cá nhân
kết hợp chung tay xây dựng cộng đồng.

3. Đối tượng:
Đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Sài Gòn và các học
sinh tại các trường trung học phổ thông.

4. Thông điệp:
“Thắp lửa đam mê” tạo môi trường để sinh viên trường Đại học Sài Gòn tự
tin học tập, rèn luyện và đặc biệt là thổi bùng “ngọn lửa” nhiệt huyết, tăng cường
kết nối, xây dựng mạng lưới sinh viên trường Đại học Sài Gòn vững mạnh qua
từng thế hệ.
Qua thông điệp nhằm truyền tải tầm quan trọng của đam mê trong cuộc sống
của mỗi người. Đam mê là ngọn lửa thúc đẩy chúng ta nỗ lực, vượt qua khó
khăn để đạt được mục tiêu của mình.

5. Thực trạng (mô hình SWOT)


5.1. Điểm mạnh (Strengths):
Chủ đề chương trình: "Thắp lửa đam mê" là một chủ đề ý nghĩa, phù hợp với
đối tượng tham gia là sinh viên. Chủ đề này thể hiện được vai trò của đam mê
trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là đối với lứa tuổi sinh viên hiện nay.
Sự đa dạng về thể loại, phong cách biểu diễn: Các tiết mục biểu diễn của
chương trình thể hiện được sự đa dạng về thể loại, phong cách, từ ca hát, múa,
nhạc cụ, kịch,... Điều này thể hiện được sự sáng tạo, năng động của các bạn sinh
viên.
Sự nhiệt huyết của các bạn sinh viên: Các bạn sinh viên đã thể hiện sự nhiệt
huyết, cống hiến hết mình trong các tiết mục biểu diễn. Điều này đã mang đến
cho khán giả những giây phút thăng hoa, bùng nổ cảm xúc.
5.2. Điểm yếu (Weakness):
Quảng bá chương trình chưa hiệu quả: Chương trình không được quảng bá
rộng rãi, phạm vi sinh viên tham gia còn hạn chế dẫn đến số lượng khán giả
tham gia hạn chế.
Chất lượng âm thanh, ánh sáng chưa được tối ưu: Đối với cơ sở vật chất của
trường hiện nay chắc chắn sẽ gặp vấn đề về âm thanh, ánh sáng, ảnh hưởng đến
chất lượng của tiết mục.
Chương trình còn thiếu tính chuyên nghiệp: Được điều hành bởi các bạn sinh
viên trong trường chưa có kinh nghiệm thực tế nên chương trình sẽ thiếu tính
chuyên nghiệp trong một số khâu tổ chức, như sắp xếp thời gian, điều hành
chương trình.
5.3. Cơ hội (Opportunities)
Tiềm năng của sinh viên trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật: Trường Đại học
Sài Gòn có nhiều sinh viên tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đây là
nguồn lực quan trọng để phát triển phong trào văn hóa, nghệ thuật của trường.
Xu hướng phát triển của xã hội: Xã hội ngày càng quan tâm đến các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật của trường phát triển.
5.4. Thách thức (Threats):
Sự cạnh tranh của các trường đại học khác: Các trường đại học khác cũng tổ
chức các chương trình giao lưu - nghệ thuật dành cho sinh viên. Điều này tạo ra
sự cạnh tranh, đòi hỏi chương trình của trường Đại học Sài Gòn phải có những
nét đặc sắc riêng để thu hút truyền thông.
Thiếu nguồn lực tài chính: Việc tổ chức một chương trình giao lưu - nghệ
thuật đòi hỏi chi phí không nhỏ. Điều này có thể là một thách thức đối với ban
tổ chức chương trình.

6. Chiến lược:
Quảng cáo trên các mạng xã hội, các kênh thông tin, các trang do sinh viên,
đoàn và hội khoa của trường Đại học Sài Gòn quản lý.
Gửi thông tin qua zalo, nhóm lớp, gmail của sinh viên: Hội sinh viên có thể
gửi zalo, nhóm lớp, gmail đến các khoa, các ngành.
Sử dụng áp-phích điện tử tại các cơ sở của trường để tuyên truyền, giới thiệu
chương trình.

7. Kênh truyền thông:


7.1. Mạng xã hội Facebook:
Fanpage chính thức của trường Đại học Sài Gòn: Trường Đại học Sài Gòn.
Nhóm của sinh viên trường Đại học Sài Gòn: Cộng đồng Sinh viên SGU.
Trang chính thức của Đoàn – Hội sinh viên trường Đại học Sài Gòn: Tuổi trẻ
Đại học Sài Gòn.
7.2. Báo điện tử:
Đài truyền hình Việt Nam VTV.
7.3. Trang web:
Trang thông tin chính thức của trường Đại học Sài Gòn: sgu.edu.vn.
Các cánh nhà báo và phóng viên đến từ các trang báo điện tử.

8. Timeline:
THỜI GIAN NỘI DUNG CHI TIẾT
Đón sinh viên, khách Tất cả các khách mời, các
mời, ổn định vào vị trí. cánh nhà báo và sinh viên
16h00 – 16h55
Lời mở đầu vào chương đều được hướng dẫn chổ
trình. ngồi
Tiết mục múa dân gian
đương đại “ Hào khí Việt
Tiết mục múa văn nghệ Nam” đến từ câu lạc bộ
“Hào khí Việt Nam”. Văn Nghệ Xung Kích
17h00 – 17h20
Tiết mục múa văn nghệ SGU
“Dance till Night”. Tiết mục múa hiện đại
“Dance till Night” đến từ
khoa Luật.
Tạo sân chơi lành mạnh,
tăng cường giao lưu, gắn
kết giữa các sinh viên của
Tuyên bố lý do tổ chức
17h20 – 17h35 các khoa, ngành, khóa học
của sự kiện.
khác nhau trong trường.
Giới thiệu đại biểu của
trường Đại học Sài Gòn.
Lời phát biểu khẳng định
vai trò của hoạt động văn
Bài phát biểu của Chủ
hóa, nghệ thuật trong việc
tịch Hội Sinh viên Việt
17h35 – 17h50 phát triển toàn diện của
Nam trường Đại học Sài
sinh viên.
Gòn – Trần Thanh Mẫn.
Kêu gọi các bạn sinh viên
tiếp tục tham gia tích cực
các hoạt động học tập và
văn hóa, nghệ thuật được
tổ chức bởi các lãnh đạo
khoa, đoàn – hội của
trường
Lời chúc mừng và động
viên, cổ vũ các bạn sinh
viên ngày càng phát triển
và nổ lức theo đuổi mục
tiêu.
Đại biểu trao thưởng:
Hiệu trưởng Trường Đại
học Sài Gòn – TS. Phạm
Hoàng Quân.
Bí Thư Đoàn trường – Đ/c
17h50 – 18h05 Tôn vinh và trao thưởng Nguyễn Thị Minh Châu.
Chủ tịch Hội Sinh viên
Việt Nam trường Đại học
Sài Gòn – Đ/c Trần Thanh
Mẫn.

Tiết mục văn nghệ đầu


tiên “Đất nước tôi yêu”
của khoa Sư phạm Khoa
học Tự nhiên.
Tiết mục giao lưu – văn
Tiết mục múa “Còn tuổi
18h07 – 20h00 nghệ giữa các khoa của
trẻ ta còn phấn đấu” của
trường Đại học Sài Gòn.
câu lạc bộ văn nghệ khoa
Tài chính - Kế toán
FAACs.
Tiết mục hát song ca “
Live While We Young”
của câu lạc bộ văn nghệ
khoa ngoại ngữ M.O.D.
Tiết mục nhảy hiện đại
trên nền nhạc “Fire and
Fight” đến từ câu lạc bộ
The C.O.C khoa Văn hóa
và Du lịch.
Tiết mục văn nghệ hát tốp
ca “Sống như những đóa
hoa” khoa Giáo dục Mần
non.
Hai tiết mục tiếp theo là
tiết mục múa “Tát nước
đầu đình” do ITC – câu
lạc bộ Văn Nghệ Xung
Kích khoa Công Nghệ
Thông Tin và tiết mục kết
hợp múa hát “Bóng phù
hoa” do khoa Nghệ thuật
trình bày.
Tiết mục múa “Đoàn –
Hội và thanh xuân” do
chính các bạn khoa Môi
trường.
Khoa Quản trị Kinh
Doanh với màn tam ca
“Trước khi tuổi trẻ này
đóng lối”.
Tiết mục kết là tiết mục
liên khúc “Quê hương tôi
– Việt Nam những chuyến
đi” và tiết mục múa “Khát
vọng Tuổi trẻ”.
Lời nhận xét thể hiện sự
đánh giá cao của nhà
Lời nhận xét của phó trường đối với chương
Hiệu trưởng trường Đại trình, đồng thời cũng là
20h05 – 20h20
học Sài Gòn – PGS.TS lời động viên, khích lệ các
Lê Chi Lan. bạn sinh viên tiếp tục phát
huy tài năng, đam mê của
mình
MC phát biểu kết thúc
20h20 – 20h30
chương trình.

II. NỘI DUNG BAN HẬU CẦN


1. Trước sự kiện
1.1. Thời gian, địa điểm tổ chức
- Thời gian: Vào lúc 16 giờ 00 phút, ngày 15 tháng 12 năm 2023.
- Địa điểm: 273 An Dương Vương, phường 03, quận 05 tại Hội trường A trường Đại
học Sài Gòn.
- Kiểm tra và xác nhận rằng thư mời đã được gửi đi đầy đủ cho chương trình.
- Số lượng dự kiến tham gia chương trình: 500 người.
1.2. Chuẩn Bị Quảng Bá và Biểu Tượng Thương Hiệu
- Kiểm tra và đảm bảo rằng tất cả vật dụng quảng bá như banner, poster, thẻ staff đều
sẵn sàng.
1.3. Kế hoạch phối hợp
- Phối hợp timeline chương trình.
- Tổ chức cuộc họp với tất cả các ban phụ trách và nhóm tổ chức để đảm bảo mọi
người đều hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị kết nối cho các bạn hậu cần: bộ đàm, tai nghe,... để
thuận tiện trong quá trình điều phối.
2. Chuẩn bị trang thiết bị
- Chuẩn bị và kiểm tra tất cả các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo chúng hoạt động đúng
cách.
- Tổng duyệt sân khấu trước khi chương trình diễn ra để test toàn bộ các thiết bị âm
thanh, ánh sáng, micro, đạo cụ,...
- Duyệt sân khấu theo chỉ đạo của tổng đạo diễn chương trình.
- Chuẩn bị sẵn các thiết bị kỹ thuật phòng trường hợp chương trình xảy ra sự cố.
3. Tiếp đón khách mời
- Sắp xếp chỗ ngồi, cung cấp nước uống.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng mọi người tham gia chương trình được an tọa.

4. Ngân sách

Ngân Sách
STT Mục Chi Phí Chi Tiết Chi Phí (VND)
Poster, thẻ staff, thiệp mời, Bảng hashtag cầm
1 In Ấn và Thiết Kế tay chụp hình check in 10.000.000

2 Quảng Cáo Trực Tuyến Quảng cáo trên mạng xã hội, page SV 15.000.000

3 Máy quay phim Thuê từ doanh nghiệp tư nhân 1.000.000

4 Máy chụp hình Thuê từ doanh nghiệp tư nhân 1.000.000


5 Chi Phí Nhân Sự Lương cho nhân viên và tình nguyện viên 10.000.000
Thức Ăn (Ổi, dưa hấu) và Đồ
6 uống (nước suối) Chi phí cung cấp thức ăn và đồ uống 20.000.000
7 Vật Phẩm Quà Tặng Sản phẩm quà tặng cho khách mời 30.000.000
8 Chi Phí Quản Lý Dự Án Phí quản lý tổ chức và theo dõi ngân sách 10.000.000

Chi phí: 97.000.000 đồng

Chi phí phát sinh: 10% chi phí = 9.700.000 đồng

Tổng chi phí = 106.700.000 đồng.

2. Trong sự kiện

2.1. Rủi ro trong sự kiện

STT Nhận dạng rủi ro Giải pháp phòng ngừa


1 Trục trặc về thiết bị (pin, -Chuẩn bị, rà soát và kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ
micro) và dự trữ sẵn thiết bị thay thế
-Sắp xếp các thiết bị vật dụng ngăn cản cháy nổ
2 Khách mời không đến -Thông báo trước cho các khách mời
được -Hỏi rõ lí do
3 Không đủ bàn ghế cho - Cần chuẩn bị trước thông tin liên lạc để liên hệ
khách mời với trường về việc mượn thêm bàn ghế
4 Cháy thời gian/giờ cao su - Cần MC hoạt náo kéo dài thời gian.
- Lược bỏ bớt hạng mục
2.2. Phân công nhân lực trong sự kiện

- Quản lý khu vực check-in: 2 nhóm

+ Nhóm 1: Soát vé/thẻ sv

+Nhóm 2: Hướng dẫn sv/khách mời vào chỗ ngồi, ổn định vị trí

- Trực và quản lý khu vực âm thanh ánh sáng, luôn đảm bảo âm thanh và ảnh sáng
được tốt nhất rong quá trình diễn ra sự kiện.

- Kiểm tra, giám sát các diễn biến của khán giả và khách mời để phản hồi kịp thời cho
nhà quản trị sự kiện những bất thường và phối hợp trong việc giải quyết các tình
huống phát sinh liên quan đến khách mời/ khán giả.

- Hỗ trợ các tiết mục văn nghệ, phát biểu

- Chuẩn bị cho trò chơi “CON SỐ MAY MẮN”, số thứ tự dán vào sau ghế trong hội
trường cho khách mời.

- Trực xung quanh khu vực khách mời/khán giả để hỗ trợ đưa micro trong tiết mục trò
chơi.

- Chuẩn bị sẵn kịch bản cho bài phát biểu của các diễn giả, đảm bảo chất lượng âm
thanh tốt trong quá trình phát biểu.

- Chuẩn bị hoa/quà và phân công đội ngũ lễ tân dâng lên cho khách mời trong tiết mục
trao quà.

TPHCM, ngày17 tháng 10 năm 2023

Người lập kế hoạch Người lập kế hoạch

Đỗ Lê Khánh Ân Trần Thị Quỳnh Giang

You might also like