Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 60

1|Page

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................5

A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................6

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài...................................................................9

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................................9

2.2 Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................................11

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................................................11

3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................11

3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................11

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................11

4.1 Mục đích nghiên cứu..................................................................................................................11

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................12

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................12

B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................................13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................................13

I. Tổng quan về các khái niệm liên quan đến đề tài..............................................................................13

1. Khái niệm môi trường.....................................................................................................................13

2. Tổng quan về du lịch.......................................................................................................................14

2.1 Khái niệm du lịch........................................................................................................................14

2.2 Khái niệm du lịch sinh thái........................................................................................................15

2.3 Khái niệm tài nguyên du lịch.....................................................................................................16

3. Tổng quan về du lịch bền vững.......................................................................................................17

4. Tổng quan về phát triển du lịch bền vững.....................................................................................17

4.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững.......................................................................................17

2|Page
4.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.....................................................................................18

4.3. Những mục tiêu cơ bản của phát triển du lịch bền vững.........................................................18

4.4 Ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững....................................................................................19

5. Khái niệm SWOT và vai trò của phân tích SWOT......................................................................20

5.1 Khái niệm SWOT........................................................................................................................20

5.2 Vai trò của phân tích SWOT......................................................................................................20

6. Tổng quan về Vườn Quốc Gia.......................................................................................................21

6.1 Khái niệm về Vườn Quốc Gia.....................................................................................................21

6.2 Điều kiện và nguyên tắc thành lập một Vườn Quốc Gia.....................................................21

II. Tổng quan chung về VQG Cát Tiên..................................................................................................21

III. Tổng quan về VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai..................................................................................24

1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................................24

2. Lịch sử hình thành...........................................................................................................................24

3. Hệ thống tài nguyên.........................................................................................................................25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH
BỀN VỮNG TẠI VQG NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI.........................................................................28

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI VQG NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI Ở 3 TRỤ CỘT KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ
VĂN HÓA – XÃ HỘI..............................................................................................................................32

1. Trụ cột kinh tế.................................................................................................................................32

2. Trụ cột môi trường..........................................................................................................................32

3. Trụ cột văn hóa - xã hội..................................................................................................................37

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI VQG NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI THÔNG QUA PHÂN TÍCH SWOT....................39

1. Thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái dưới góc nhìn du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN
...............................................................................................................................................................39

3|Page
2. Điểm yếu trong phát triển du lịch sinh thái dưới góc nhìn du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN
...............................................................................................................................................................41

3. Cơ hội để trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG NCT, ĐN...................................................42

4. Thách thức trong việc vừa phát triển du lịch sinh thái vừa đảm bảo phát triển bền vững tại
VQG NCT, ĐN.....................................................................................................................................43

5. Bảng phân tích SWOT........................................................................................................................43

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG NCT, ĐN................................................................................................48

1. Đề xuất với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan...............................................48

2. Đề xuất với các doanh nghiệp du lịch đã, đang và sẽ đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại
VQG NCT, ĐN.....................................................................................................................................49

3. Đề xuất với người dân sở tại...........................................................................................................50

4. Đề xuất với khách du lịch................................................................................................................50

C. KẾT LUẬN ........................................................................................................................................51

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ TRONG NHÓM.................................................................56

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài “Thực trạng về phát triển du lịch bền vững tại
VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai”. Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh - giảng viên môn Bảo vệ môi trường bền vững và
phát triển du lịch – người trực tiếp giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức
cần thiết nhất để nhóm chúng em có thể thực hiện tốt được bài tiểu luận này.

4|Page
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các tác giả, các chuyên gia là
những người đã tâm huyết cung cấp những dự án nghiên cứu, luận văn, luận án, tài liệu
liên quan đến đề tài để em có thêm tư liệu để phục vụ quá trình nghiên cứu.

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng với khả năng và kiến thức còn hạn chế nên trong bài
tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, chúng em rất mong
nhận được ý kiến góp ý của cô để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như để
hoàn thiện tốt hơn các bài tiểu luận về sau.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PGS: Phó Giáo sư


TS: Tiến sĩ
VQG: Vườn Quốc Gia
VQG NCT, ĐN: Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai
CT: Chỉ thị

5|Page
TTg: Thủ tướng
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
IUCN: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
USD: United States Dollar nghĩa là Đô la Mỹ
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHQG: Đại học Quốc gia

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch mang tính “liên ngành” nên tác động và thúc đẩy rất nhiều những ngành
khác cùng phát triển. Chính vì vậy, du lịch đã và đang đóng góp một cách tích cho sự
phát triển về mặt kinh tế, môi trường cũng như văn hóa – xã hội. Du lịch đã góp phần gia
tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho công
dân của mỗi quốc gia đầu tư vào nó. Không những vậy, du lịch còn là phương tiện hữu
hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước, là phương tiện để giao lưu văn hóa của các dân tộc,
các quốc gia với nhau.

6|Page
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, du lịch Việt Nam đón hơn 18
triệu lượt khách quốc tế, tăng 16% so với tổng kết năm 2018; phục vụ hơn 85 triệu lượt
khách nội địa, tăng 6% so với năm 2018. Tổng thu từ các hoạt động du lịch trong cả năm
2019 ươt đạt hơn 720.000 tỉ đồng. Từ đó thấy được du lịch Việt Nam đang có những
bước tiến tích cực và vượt trội.

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, trong 3 năm liên tiếp từ năm 2020 đến năm
2022, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch thế giới và
du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, ngay sau dịch bệnh bùng phát, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020
chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng
giảm gần 50%; khoảng 40 – 60% lao động ngành Du lịch nội địa bị mất việc làm hoặc cắt
giảm ngày công; khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động; nhiều
khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10 – 15%;
tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD). Bị
ảnh hưởng là thế nhưng theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia cho thấy, trong năm 2022,
lượng khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60
triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm trước
khi xảy ra dịch Covid-19. Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 ước đạt 495 nghìn tỷ
đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019. Sở dĩ ngành
du lịch Việt Nam có khả năng phục hồi nhanh chóng và có thể thu hút lại đáng kể lượng
khách du lịch là do sử dụng khá hợp lý các nguồn tài nguyên để phục vụ cho các hoạt
động du lịch. Hệ thống tài nguyên thiện nhiên và tài nguyên văn hóa phong phú và trải
dài khắp các tỉnh thành của cả nước đã tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam phát
triển rộng khắp và đa dạng các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng, du lịch đô thị, du lịch nông thôn du lịch nghỉ núi, nghỉ biển,... Bên cạnh
các địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách từ trước đến nay như các công trình kiến
trúc cổ, khu di tích lịch sử, các bãi tắm đẹp, các đảo lớn nhỏ, các khu vui chơi,... thì hiện

7|Page
nay, các Vườn Quốc gia cũng được chú ý đầu tư và phát triển các hoạt động du lịch đi đôi
với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái.

Vườn Quốc gia được định nghĩa là những khu đất liền hoặc biển đảo được bảo vệ
bởi pháp luật Việt Nam, với vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái.
Đây chính là nơi được bảo vệ một cách nghiêm ngặt để hạn chế và kiểm soát tốt nhất sự
khai thác và tác động của con người. Hiện nay Việt Nam có khoảng 33 VQG với diện
tích lớn nhỏ khác nhau, chiếm gần 10.000 km² trên tổng diện tích lãnh thổ. Các VQG này
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, đặc
biệt là các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài những giá trị trong nước,
nhiều VQG của Việt Nam còn mang những giá trị quan trọng đối với khu vực và trên thế
giới với các danh hiệu như “Di sản thiên nhiên thế giới”, “khu dự trữ sinh quyển thế
giới”,...

Không chỉ có vai trò bảo tồn hệ sinh thái động, thực vật mà ngày nay các VQG
còn đóng một vai trò mang ý nghĩa thực tiễn khác là trở thành địa điểm tham quan và tổ
chức các hoạt động du lịch có sự kiểm soát để du khách có thể tham quan và trải nghiệm.
Không những mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách, góp phần duy trì sự đa dạng
sinh học một cách bền vững mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng địa phương
về giải quyết các vấn đề về việc làm, về đời sống an sinh xã hội,... Bên cạnh các VQG đã
quá nổi tiếng và thân thuộc đối với du khách như VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng
Bình), VQG U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) hay là VQG Cúc Phương (Ninh Bình,
Hòa Bình, Thanh Hóa),... thì những năm gần đây một VQG thu hút đông đảo khách du
lịch đến để nghỉ ngơi vào những ngày nghỉ hay dịp lễ, Tết. Đó chính là VQG Nam Cát
Tiên Đồng Nai.

VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13
tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm
Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của
Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo
quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) với

8|Page
tổng diện tích 70.548 ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai là 39.110 ha, tại đây đặt
trụ sở Vườn và cũng là nơi đón tiếp khách du lịch. Nơi đây có đến 1.610 loài thực vật với
thành phần chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu, họ đậu và họ tử vi; được chia thành 5 kiểu
rừng chính: Rừng lá rộng thường xanh, Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, Rừng hỗn
giao gỗ - tre nứa, Rừng tre nứa thuần loài, và Thảm thực vật đất ngập nước. Hệ động vật:
Thú có 113 loài, chim có 351 loài, bò sát 109 loài,...

Có thể nhận thấy, với nguồn tài nguyên phong phú và hấp dẫn cũng như những giá
trị được thế giới công nhận, VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai hiện nay đã và đang trở thành
một điểm du lịch sinh thái vô cùng tiềm năng và rất thu hút. Khi nhận thấy được thực
trạng khả quan về việc phát triển du lịch tại VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai, nhóm chúng
em mong muốn được tìm hiểu, đóng góp nhiều hơn đối với một địa điểm du lịch nổi tiếng
của địa phương cũng như thực hiện đánh giá, xem xét việc khai thác du lịch tại VQG
Nam Cát Tiên Đồng Nai có thực sự hiệu quả và có ảnh hướng tới môi trường và hệ sinh
thái hay không. Đồng thời, dựa vào các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng
như xem xét thực trạng phát triển du lịch hiện tại ở nơi đây để đưa các các giải pháp dựa
trên quan điểm của nhóm để đóng góp vào sự phát triển bền vững tại nơi đây dựa trên cả
ba trụ cột về kinh tế, môi trường và văn hóa – xã hội. Những lý do đó đã thôi thúc nhóm
chúng em – những sinh viên Du lịch K13 bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện
đề tài cuối kì của môn học mang tên: “Thực trạng về phát triển du lịch bền vững tại VQG
Nam Cát Tiên Đồng Nai”

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài


2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển du lịch bền vững luôn là việc đã và đang được khuyến khích hàng đầu
trên Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Vườn Quốc Gia Cát Tiên là khu dự trữ
nguồn tài nguyên sinh học không riêng của Việt Nam mà còn được công nhận là Khu Dự
trữ sinh quyển thế giới mà tổ chức UNESCO vào năm 2001. Ban Thư ký công ước
Ramsar công nhận khu đất ngập nước Bàu Sấu là khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế

9|Page
vào năm 2005 và gần đây vào đúng ngày du lịch thế giới ngày 27/9/2012, Chính phủ Việt
Nam đã xếp hạng VQG Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt. Vì lẽ đó mà vấn đề khai thác
và phát triển du lịch tại VQG Cát Tiên gây nên nhiều tranh cãi, nên việc vừa phát triển du
lịch vừa bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững tại Cát Tiên là vấn đề quan trọng
hàng đầu đối với phát triển du lịch địa phương. Hiện nay, VQG Cát Tiên đã góp mặt vào
danh sách các vườn quốc gia tiên phong trong nỗ lực bảo tồn thiên nhiên của cả nước.
Đây cũng là điểm đến lý tưởng để du khách tìm về rừng, nhìn ngắm những loài gỗ quý,
những gốc đại thụ hàng trăm năm tuổi, dễ dàng quan sát các loài chim, thú quý hiếm,
thưởng ngoạn vẻ đẹp đại ngàn và bồi dưỡng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần bằng bầu
không khí trong lành của rừng mưa nhiệt đới.

Với thông điệp vừa thúc tiến du lịch vừa bảo vệ thiên nhiên nên đã có rất nhiều bài
nghiên cứu về du lịch bền vững tại VQG Cát Tiên, đó là tiền đề rất lớn cho nhóm để tiếp
tục đổi mới và đưa ra những phương án tối ưu nhất. Sự khác biệt về khoanh vùng nghiên
cứu, nhóm đã chọn Nam Cát Tiên (Đồng Nai) làm địa điểm nghiên cứu, vì thấy được vị
thế của Nam Cát Tiên trong việc thúc tiến du lịch của tỉnh Đồng Nai, sợ rằng khi con
người khai thác tiệm cận vào thiên nhiên như thế gây nên sự ảnh hưởng nhất định đến
thiên nhiên, Nam Cát Tiên (Đồng Nai) cũng là tiểu vùng được khai thác du lịch lớn nhất
so với các vùng khác của VQG Cát Tiên. Hàng chục hàng trăm dự án về việc xây dựng
các công trình phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách tại Nam Cát Tiên đã đặt lên.

Ông Nguyễn Văn Ký, Chủ tịch UBND Huyện Tân Phú cho biết, thời gian qua,
Huyện Tân Phú đã thu hút khá nhiều dự án du lịch nhỏ và vừa, đặc biệt, sự hấp dẫn du
khách của Vườn quốc gia Cát Tiên đã thúc đẩy địa bàn xã nằm trên địa bàn có vườn phát
triển mạnh mẽ các loại hình homestay, nhà hàng, quán ăn… đặc biệt là các khu vực đất
ven sông, có cảnh quan thiên nhiên mát mẻ, phù hợp là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho
khách du lịch. Tuy nhiên, để du lịch phát triển theo đúng quy hoạch trong thời gian tới,
huyện đã đề xuất UBND tỉnh kêu gọi đầu tư một số dự án du lịch, trong đó có dự án Hồ
Đa Tôn đang được Tập đoàn FLC đề xuất đầu tư. Bên cạnh đó, một số dự án khác như dự

10 | P a g e
án mở rộng Khu du lịch Suối Mơ, dự án thác Hòa Bình… huyện rất mong các dự án sớm
được triển khai, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch ở Tân Phú.

Thời gian qua, toàn tỉnh có gần 30 dự án phát triển du lịch. Mục tiêu đầu tư của
các dự án là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị du lịch. Đến nay, đã có
một số dự án khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn từ 2-5 sao đi vào hoạt động như: Khách sạn
Orchard Home Nam Cát Tiên (H.Tân Phú), Khách sạn Chipu (H.Nhơn Trạch), Happy
Son và Quốc Thanh (TP.Long Khánh) và Central Park (khách sạn 5 sao đầu tiên của
Đồng Nai); 3 điểm du lịch gồm: điểm du lịch tuyến sông Đồng Nai, điểm du lịch Ngọc
Hoa Trang và điểm du lịch Sỹ Mỹ Garden được đưa vào hoạt động, tổng vốn đầu tư các
dự án lên đến trên 1 ngàn tỷ đồng đã góp phần nâng chất cho du lịch địa phương.

Hiện nay, Đồng Nai vẫn đang tiếp tục có những dự án lớn thu hút nhà đầu tư.
Trong đó, một số nhà đầu tư đang lập các thủ tục để triển khai dự án như: Công ty TNHH
Thương mại, dịch vụ và du lịch Hoàng Gia Bảo với dự án tuyến du lịch đường sông, vốn
đầu tư dự kiến trên 1 ngàn tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Cường Thuận lập thủ tục đầu tư
dự án du lịch sinh thái kết hợp vui chơi giải trí tại hồ Trị An, vốn đầu tư dự kiến khoảng
1,3 ngàn tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn FLC đang lập phương án đầu tư dự án du lịch
sinh thái hồ Đa Tôn, quy mô dự kiến gần 1 ngàn ha; dự án Safari tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên - văn hóa Đồng Nai với vốn đầu tư dự kiến trên 1 ngàn tỷ đồng.

Với các chính sách như thế sẽ đánh dấu được vị thế, bước chuyển ngoặt của du
lịch địa phương, nhưng vấn đề đặt ra liệu các dự án ấy khi đổ xô vào Nam Cát Tiên, hình
thành nên một “Khu phố Xanh” như cái cách mà các nhà đầu tư đã nói, liệu khu dự trữ
sinh học Cát Tiên có bị ảnh hưởng, và liệu hệ lụy nó mang lại có lớn hay không, thông
điệp phát triển du lịch bền vững có đang đi đúng hướng hay không, đây là vấn đề nan
giải. Nhóm muốn thực hiện phân tích các rủi ro mà những dự án này mang lại, và đề cao
và đưa ra những biện pháp thích hợp cho việc phát triển du lịch bền vững tại VQG Nam
Cát Tiên.

11 | P a g e
2.2 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định tầm quan trọng của thiên nhiên và nâng cao
nhận thức bảo vệ thiên nhiên tại tiểu vùng Nam Cát Tiên (Đồng Nai) thuộc VQG Cát
Tiên, đồng thời đề cập đến thực trạng khai thác du lịch tại đây, đưa ra những biện pháp
phù hợp về khuynh hướng phát triển du lịch bền vững tại Nam Cát Tiên. Khuyến cáo,
ngăn chặn những hành vi gây hại đến thiên nhiên.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển du lịch bền vững.
Khách thể của nghiên cứu: Thực trạng về phát triển du lịch bền vững tại
VQG NCT, ĐN.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn thời gian: Thời gian thực hiện chủ đề được diễn ra từ ngày
14/10/2023 - 25/10/2023
3.2.2. Giới hạn không gian: VQG Nam Cát Tiên (Đồng Nai) - thuộc địa
bàn huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


4.1 Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch của VQG NCT, ĐN.
- Thứ hai, nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái và tầm quan trọng của
việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên và môi trường đối với đời sống nói chung và du
lịch nói riêng.
- Thứ ba, đưa ra những nhận định và đánh giá khách quan thông qua việc
vận dụng các công cụ phân tích và các tiêu chuẩn đánh giá về VQG NCT, ĐN.

12 | P a g e
- Thông qua bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mong muốn đề xuất được những
giải pháp hợp lý để cải thiện tình trạng môi trường, phát triển du lịch sinh thái bền
vững và phù hợp với sự phát triển du lịch nơi đây.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


- Xây dựng cơ sở luận về phát triển du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG NCT, ĐN.
- Đánh giá ưu thế, hạn chế, cơ hội, thách thức đối với tình hình phát triển du lịch
tại VQG NCT, ĐN.
- Thực hiện phân tích các trụ cột kinh tế, môi trường và văn hóa – xã hội
trong vấn đề phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN.
- Thông qua phân tích mô hình SWOT để nhận diện tiềm năng, cơ hội phát triển
cũng như những hạn chế nhất định đối với tình hình phát triển tại VQG NCT, ĐN.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng sự thu hút du khách đồng thời đưa ra phương án
vừa phát triển du lịch vừa đi đôi với bảo tồn hệ sinh thái môi tường tự nhiên tại
VQG NCT, ĐN.

5. Phương pháp nghiên cứu


Để tiến hành đề tài nghiên cứu về đề tài “Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai dưới góc độ du lịch bền vững” thì nhóm nghiên cứu đã
thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu sau:

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phân tích, tổng hợp và logic
như sau:

+ Phương pháp phân tích: chúng tôi phân tích về du lịch bền vững tại VQG
Cát Tiên Đồng Nai trên 3 trụ cột Kinh tế, Môi Trường, Văn Hóa- Xã Hội theo
nhiều khía cạnh và nhiều mặt khác nhau để phục vụ cho việc nghiên cứu.

13 | P a g e
+ Phương pháp tổng hợp: từ những mặt đã được phân tích trên chúng tôi đã
liên kết chúng lại thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới và đầy
đủ hơn về đề tài “Thực trạng về phát triển du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN.”

+ Logic: Đề tài dựa vào phương pháp logic để phân tích những vấn đề về
thực trạng phát triển du lịch sinh thái dưới góc độ du lịch bền vững tại VQG NCT,
ĐN một cách có khoa học.

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: phương pháp phân tích SWOT nhằm
mục tiêu tổng hợp lại các tài liệu đã nghiên cứu cùng với thực trạng phát triển hiện tại để
đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và cả thách thức đối với vấn đề phát
triển du lịch sinh thái dưới góc độ phát triển du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN hiện
nay.

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Tổng quan về các khái niệm liên quan đến đề tài


1. Khái niệm môi trường
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường tự nhiên có nghĩa là tất cả các yếu tố tự nhiên trên Trái Đất như không
khí, khoáng sản, đất,... để con người có thể sử dụng và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày. Môi trường tự nhiên mang không gian và điều kiện để con người có thể sinh
sống và tồn tại gồm bốn phần chính là thạch quyển, khí quyển, sinh quyển và thủy quyển.
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người bao gồm các
quy ước, cam kết, luật lệ mà chính con người đặt ra và tuân thủ đúng quy định. Môi
trường xã hội đóng vai trò định hướng theo khuôn khổ để đảm bảo cho sự phát triển của
con người được diễn ra bình thường.
14 | P a g e
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn có sự gắn kết, là nơi liên kết giữa
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, tác động lẫn nhau và chịu sự tác động
mạnh mẽ của con người thông qua các hoạt động sản xuất.

2. Tổng quan về du lịch


2.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp
hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới
vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã
trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Du lịch gắn liền với nghĩa ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh (thời gian,
khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người sẽ có một
cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định:
“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa.”Theo Liên hiệp các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organization, viết tắt là IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống...
Còn tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma, Italia (21/08 –
05/09/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ.
Theo I.I Pirogionic năm 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng

15 | P a g e
cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Còn theo luật Du lịch Việt Nam sửa đổi năm 2017 thì du lịch được định
nghĩa lại như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Nhìn chung, từ những góc nhìn khác nhau chúng ta sẽ nhận thấy những
quan điểm khác nhau về khái niệm của du lịch. Nhưng tóm lại, những khái niệm
về du lịch ấy sẽ xoay quanh những yếu tố cơ bản như: du lịch là hoạt động của con
người, nó liên quan đến sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác, du
lịch diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian nhất định và du lịch gắn với
những mục đích hợp pháp.
2.2 Khái niệm du lịch sinh thái
Theo Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam, Du lịch sinh thái (DLST) là hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững (Theo Điều 4, Chương I của Luật Du
lịch).
Du lịch sinh thái cần đáp ứng ít nhất 2 trong 4 nguyên tắc sau:
1. Diễn ra trong các khu vực thiên nhiên được bảo vệ hay ít bị tác động, với
những hệ sinh thái đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao và tồn tại ít nhất một
loài sinh vật quý hiếm, nguy cấp, có trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam
hoặc thế giới.
2. Gắn với mục đích bảo tồn, vì vậy thường được tổ chức cho các nhóm
nhỏ; sử dụng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, tiện nghi quy mô
nhỏ và thân thiện với môi trường; không làm thay đổi tính toàn vẹn và quá
trình diễn tiến tự nhiên của hệ sinh thái hay không làm suy giảm đa dạng
sinh học; khuyến khích các cơ chế tạo nguồn thu từ DLST và sử dụng
chúng để đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
16 | P a g e
3. Có tính giáo dục cao, không chỉ đối với du khách mà cả với ngành du
lịch và cộng đồng địa phương.
4. Góp phần phát triển kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia tích cực và
đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng dân cư bản địa nơi diễn ra các hoạt động
DLST.
Một định nghĩa khác rằng, Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và những văn hóa của bản địa gắn liền với giáo dục môi trường, có
đóng góp giúp bảo tồn cũng như phát triển bền vững với sự tham gia vô cùng tích
cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái được xem là một mô hình du lịch mang tính trách nhiệm
với môi trường tại các khu thiên nhiên vẫn đang còn hoang sơ. Mục đích của loại
hình du lịch này là thưởng ngoạn thiên nhiên và mang những giá trị văn hóa kèm
theo của quá khứ và hiện tại. Nhằm thúc đẩy về các công tác bảo tồn, ít tác động
tiêu cực tới môi trường và tạo ra những ảnh hưởng tích cực liên quan tới kinh tế –
xã hội cho cộng đồng địa phương.

2.3 Khái niệm tài nguyên du lịch


Theo Khoản 4 Điều 3 của Luật Du lịch 2017, Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành
sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài
nguyên du lịch được chia thành 2 loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa.

3. Tổng quan về du lịch bền vững


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch bền vững là “Du lịch có tính
đến các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và trong tương lai, giải quyết các
nhu cầu của du khách, ngành, môi trường và cộng đồng tiếp nhận”.

17 | P a g e
Du lịch bền vững thiết lập sự cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường,
kinh tế và văn hóa xã hội của phát triển du lịch, đóng một vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn đa dạng sinh học. Du lịch bền vững cố gắng giảm thiểu tác động của nó đối với
môi trường và văn hóa địa phương để đảm bảo sự phát triển lâu dài, ổn định ở thế hệ
tương lai. Bằng cách đó, du lịch bền vững sẽ tối đa hóa sự đóng góp tích cực của du lịch
vào việc bảo tồn
đa dạng sinh học và do đó vào việc xóa đói giảm nghèo và đạt được các mục tiêu chung
hướng tới phát triển bền vững. Du lịch bền vững cung cấp các động lực kinh tế quan
trọng để bảo vệ môi trường sống. Nguồn thu từ hoạt động du lịch thường được đóng góp
vào các chương trình bảo tồn thiên nhiên hoặc nâng cao năng lực cho cộng đồng địa
phương để quản lý các khu bảo tồn.

4. Tổng quan về phát triển du lịch bền vững


4.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vào năm 1992, Du lịch bền
vững được định nghĩa là “Việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội,
thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa
dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc
sống con người”.
Việc áp dụng phát triển du lịch bền vững vào ngành du lịch có thể thấy đã,
đang và sẽ tạo nên một chuỗi tác động tốt đến con người và môi trường, khi kinh
tế được phát triển một cách ổn định đồng nghĩa với việc ngành du lịch đã tạo ra
được sự vững chắc, tạo ra thu nhập cho người dân và cộng đồng, từ đó, họ sẽ tăng
thêm ý thức để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn thu nhập đến từ du lịch này, cụ
thể, họ sẽ ngày càng bảo tồn thiên nhiên, nền văn hóa để thu hút du khách ngày
càng đông hơn, từ đó nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.
18 | P a g e
4.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Theo Luật Du lịch 2017, tại điều 4 có quy định những nguyên tắc phát triển
du lịch bền vững như sau:
- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
có trọng tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và
tăng cường liên kết vùng.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp
pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và
đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

4.3. Những mục tiêu cơ bản của phát triển du lịch bền vững
* Phát triển bền vững về kinh tế:

Mang lại hiệu quả kinh tế cao: Khi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo
tính hiệu quả về kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các khu/điểm
du lịch phát huy hết lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời tiếp tục phát triển và
mang lại lợi ích lâu dài.
Thúc đẩy sự phát triển cho địa phương: Thu hút sức mua và nhu cầu tiêu
dùng của du khách ở các điểm du lịch/khu du lịch góp phần phát triển nền kinh tế
địa phương.
Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch: Cam kết chỉ cung cấp những dịch
vụ an toàn, có chất lượng cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch.
* Phát triển bền vững về xã hội:

19 | P a g e
Tạo ra việc làm và nâng cao mức thu nhập: ngành du lịch phát triển làm gia
tăng số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương.
Công bằng xã hội: Phát triển du lịch bền vững thu được nguồn lợi về kinh
tế, do đó cần có sự phân phối về lợi ích kinh tế và xã hội thu được một cách công
bằng cho tất cả những nhóm người trong cộng đồng đáng được hưởng.
Bảo đảm an sinh xã hội: Cần đảm bảo và tăng cường chất lượng cuộc sống
của người dân địa phương, trong đó bao gồm các nguồn tài nguyên, đời sống cộng
đồng dân cư, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã
hội dưới mọi hình thức.
Bảo tồn các giá trị văn hóa: Giữ vững, tôn trọng và tăng cường giá trị các di
sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của
cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.
* Phát triển bền vững về môi trường
Bảo vệ môi trường tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của môi trường
tự nhiên, tránh để môi trường xuống cấp. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không
khí, nước, đất,... đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách và
cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Giảm thiểu tối đa mức sử dụng những
nguồn tài nguyên quý hiếm và không có khả năng tái tạo được trong việc xây dựng
cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển du lịch.

4.4 Ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững


Phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích lâu dài như:
- Đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
- Xoá đói giảm nghèo.
- Bảo tồn các giá trị văn hoá và các giá trị tự nhiên.
- Sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có.
- Bảo vệ môi trường.
- Tạo ra nhiều việc làm và tăng mức thu nhập, tăng mức an sinh xã hội.

20 | P a g e
5. Khái niệm SWOT và vai trò của phân tích SWOT
5.1 Khái niệm SWOT
Mô hình SWOT là công cụ lợi hại để bạn hiểu rõ sức mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức đang phải đối mặt. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu
tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là công cụ rất hữu ích giúp
chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc hỗ trợ chúng ta đưa ra quyết định trong việc tổ
chức, quản lý cũng như trong kinh doanh, từ đó xây dựng nền tảng phát triển mạnh
mẽ. Nói một cách khác, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể
xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức,
phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến chiếc lược
phát triển.
5.2 Vai trò của phân tích SWOT
Phân tích ma trận SWOT có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành
chiếc lược kinh doanh, quản lý hay lập kế hoạch của một cá nhân hay tổ chức.
Phân tích SWOT có ý nghĩa giúp đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp
xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, thảo luận,
có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định, nó còn sẽ cung cấp những
thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp
với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động. Trên thực tế, việc phân
tích mô hình SWOT được rất nhiều chiến lược gia, những nhà phân tích, nhà
nghiên cứu sử dụng trong việc đưa ra một chiến lược phát triển du lịch bền vững
đối với một điểm du lịch, khu du lịch và cả địa phương. Nó cung cấp cái nhìn toàn
diện về tình hình kinh doanh và giúp doanh nghiệp xác định chiến lược phù hợp để
phát huy thế mạnh, giảm thiểu điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối phó với thách
thức.

21 | P a g e
6. Tổng quan về Vườn Quốc Gia
6.1 Khái niệm về Vườn Quốc Gia
VQG là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập
nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ
sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn
các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay hoặc mai sau.
6.2 Điều kiện và nguyên tắc thành lập một Vườn Quốc Gia
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Lâm nghiệp (Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019) . Để thành lập vườn quốc
gia thì phải thỏa mãn các tiêu chí sau:

- Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của
quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam
hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét
đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí;
- Có diện tích liền vùng tối thiểu 7000 ha, trong đó có ít nhất 70% diện
tích là các hệ sinh thái rừng.

II. Tổng quan chung về VQG Cát Tiên

Vườn Quốc Gia Cát Tiên là khu rừng chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh
học quý báo đã được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 và là Khu
Dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam vào năm 2001. Vườn Quốc Gia Cát Tiên có tổng
diện tích 71187,9 ha bao quanh bởi 80km sông Đồng Nai và bao gồm 2 tiểu vùng là Tây
Cát Tiên và Nam Cát Tiên. Chứa đựng nguồn gen đa dạng sinh học phong phú, VQG Cát
Tiên có chức năng quan trọng trong việc kiến tạo hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học,

22 | P a g e
đồng thời đóng góp vai trò to lớn trong việc tạo sinh kế và củng cố đời sống cho người
dân vùng đệm.

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên nằm trải dài trên địa phận 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm
Đồng, Bình Phước, cụ thể:

- Tỉnh Đồng Nai: Phần lớn diện tích của vườn quốc gia nằm trong tỉnh
Đồng Nai. Khu vực này nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km về phía
Đông Bắc. Trong tỉnh Đồng Nai, vườn quốc gia Nam Cát Tiên bao gồm các huyện
Dương Minh Châu, Tân Phú, Vĩnh Cửu và Bù Đăng.

- Tỉnh Bình Phước: Một phần nhỏ của vườn quốc gia nằm trong tỉnh Bình
Phước. Diện tích này nằm ở các huyện Bù Đăng và Bù Đốp. Tỉnh Bình Phước
cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km về phía Bắc.

- Tỉnh Lâm Đồng: Phần nhỏ nhất của vườn quốc gia Nam Cát Tiên nằm
trong tỉnh Lâm Đồng, chủ yếu là ở huyện Đạ Huoai. Tỉnh Lâm Đồng có thủ phủ là
thành phố Đà Lạt và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km về phía Đông.

Hệ sinh thái thực vật: VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng
Cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ vì vậy đã hội tụ được luồng hệ
thực vật đa dạng và phong phú với 1610 loài. Hệ thực vật ở VQG Cát Tiên chia thành 5
kiểu rừng chính bao gồm: rừng lá rộng thường xanh; rừng lá rộng thường xanh nửa rụng
lá; rừng hỗn giao gỗ, tre, nứa; rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật ngập nước, bán
ngập nước. VQG Cát Tiên có 23 loài thực vật đặc hữu có thể kể đến như Thiên thiên
Đồng Nai, Từ Ngọc, Hoàng Thảo, Hương Duyên, Ngọc Vạn Sáp,...

23 | P a g e
Bảng 1: Sự đa dạng của ngành thực vật tại VQG Cát Tiên

Hệ sinh thái động vật: VQG Cát Tiên có sự đa dạng về thành phần loài với 1729
loài thuộc 238 họ và 51 bộ. Trong đó có tới 43 loài thú đang bị đe dọa tuyệt chủng trong
nước và trên toàn cầu với 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

24 | P a g e
Bảng 2: Đa dạng động vật tại VQG Cát Tiên

III. Tổng quan về VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai


1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên nằm ở miền Nam Việt Nam, trải dài trên địa phận 3
tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km.
2. Lịch sử hình thành
Năm 1978, vườn Quốc gia Cát Tiên được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực:
Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Tiền thân là khu rừng cấm với diện tích 31.000 ha.
Thời kỳ tiền lịch sử: Khu vực xung quanh Nam Cát Tiên đã được cư dân bản địa
sinh sống từ hàng ngàn năm trước. Vùng đất này từng trải qua sự thay đổi của các nền
văn minh như Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Đông Sơn.

25 | P a g e
Thời kỳ thuộc địa Pháp: Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1954, khu
vực Nam Cát Tiên thuộc Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của Pháp. Các quan chức
Pháp nhận ra giá trị thiên nhiên độc đáo của khu vực này và bảo vệ nó như một khu rừng
quốc gia.

Thời kỳ chống Mỹ: Trong thời kỳ chiến tranh khu rừng đã bị tàn phá nặng nề do
chất độc màu da cam của quân đội Mỹ. Ở những khu vực trực tiếp dính chất độc màu da
cam nay chỉ còn có các loại tre và cỏ mọc, hầu như các cây trong rừng không thể mọc
được tại những nơi đó. Không những thế, số lượng cây lớn và thú rừng khi đó cũng bị
giảm mạnh. Mặc dù nay Nam Cát Tiên đã được hồi phục đáng kể nhưng vẫn khó có thể
còn nguyên sự đa dạng sinh học như trước đây.

Thời kỳ sau chiến tranh: Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975,
khu vực Nam Cát Tiên tiếp tục được bảo vệ như một khu vực quân sự. Tuy nhiên, những
năm 1980, công tác bảo tồn và phát triển du lịch bắt đầu được thực hiện.

Thành lập Vườn quốc gia: Ngày 13 tháng 1 năm 1992, Vườn quốc gia Nam Cát
Tiên chính thức được thành lập theo quyết định của Chính phủ Việt Nam.

3. Hệ thống tài nguyên


3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Rừng: Rừng ở NCT được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã nổi
tiếng. Nơi đây có đặc trưng là rừng ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái vô cùng phong phú, địa
hình đa dạng với những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn và những cây cổ thụ độc đáo.
Cây xanh chiếm 50% tỷ lệ rừng ở VQG NCT, rừng tre chiếm 40% và 10% còn lại là nông
trại. Ở Nam Cát Tiên rất đa dạng về các kiểu rừng. Bao gồm những loại như sau: rừng lá
rộng thường xanh (rừng này có các loài thực vật chủ yếu thuộc họ Dầu ví dụ như dầu rái,
dầu lông, cẩm lai bà rịa, cẩm lai vú,..), rừng thường xanh nửa rụng lá (gồm những cây gỗ
rụng lá vào mùa khô như bằng lăng ổi, tung, râm,..), rừng cây gỗ xen tre nứa (các loài
thực vật phổ biến ở đây là: bằng lăng ổi, tung, trai, dầu mít,..), thảm thực vật ngập nước

26 | P a g e
và bán ngập nước (bao gồm những loại cây chịu ngập theo mùa như đại phong tử, lộc
vừng, săng đá,...).
Động vật: Nam Cát Tiên là môi trường sống của nhiều loài động vật như gấu
ngựa, gấu bò, bò tót, voi, chà vá chân đen, hoẵng,... Ngoài ra còn có các loài chim như vịt
trời cánh trắng, đại bàng đen, chim mỏ sừng lớn,...Không những thế đây còn là nơi cư
ngụ của hơn 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt nhất là loài tê giác mọc
sừng. Loài đặc trưng nhất ở đây là bò tót, bò tót cao hơn tất cả các loại bò và và chúng
được xếp hạng top 3 loài động vật có vú cao nhất (đứng sau cá voi và hươu cao cổ), số
lượng bò tót ở VQG NCT là 120 cá thể chiếm 40% số lượng bò tót ở Việt Nam. Ngoài ra
còn có Voọc Bạc, loài thú quý hiếm ở VQG NCT. Chúng được liệt vào nhóm động vật
nguy hiểm cấp EN (IUCN). Không những thế còn có chà vá chân đen là một trong những
loài nguy cấp nhất ở Việt Nam. Chà vá chân đen được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp
CR (Critically Endangered) 2022.
Thực vật: Nơi đây có 724 loài thực vật được tìm thấy cho đến nay, trong đó có
hàng trăm loài dược liệu và hơn 60 loài phong lan, ngoài ra còn có rất nhiều loài thực vật
quý hiếm trên thế giới có tên trong sách đỏ như cẩm lai, gõ đỏ, trắc, chò, sao đen,... đều
có ở đây. VQG NCT có những cây Tùng cổ thụ hơn 400 năm tuổi với chiều cao hơn
30m, bộ rễ to bản có độ dài hơn 20m. Ngoài ra nơi đây còn nổi tiếng với cây bằng lăng 1
thân 6 ngọn hay cây gõ bác đồng quý hiếm với đường kính thân cây hơn 2m.
Địa hình: Địa hình nơi đây đa dạng, thích hợp phát triển rất nhiều loại hình du
lịch. Rừng để du khách có thể đạp xe, với địa hình rừng gồ ghề du khách có thể trải
nghiệm loại hình trekking, ngoài ra ở các vùng đất ngập nước thì du khách còn có thể trải
nghiệm hoạt động chèo thuyền (như ở Bàu Sấu),...
Khí hậu: Khí hậu nơi đây khá ôn hòa, mát mẻ vì được bao quanh bởi sông Đồng
Nai, thời tiết mát rượi nhờ những cơn mưa lất phất.
Cảnh quan: Cảnh quan nơi đây tuyệt đẹp với những cảnh như hoa đào nở rộ vào
giữa tháng 12 đến đầu tháng 5, mùa bướm rợp trời với hơn 450 loài bướm,....

3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

27 | P a g e
Tại khu du lịch Tà Là: dân tộc Tà Lài có những ngôi nhà được thiết kế
theo kiến trúc nguyên bản nhà dài truyền thống của người Châu Mạ. Đến đây du
khách có thể trải nghiệm những hoạt động giao lưu văn hóa của các dân tộc như
S’tiêng, Châu Mạ, Tày,.. như là xem những người phụ nữ dệt thổ cẩm, dạy đánh
cồng chiêng, thổi tù, làm rượu cần. Ngoài ra du khách còn có thể thưởng thức ẩm
thực độc đáo mang đậm nét của các dân tộc tại đây.
Khu di tích văn hóa Óc Eo: là công trình thể hiện nét văn hóa lịch sử đặc
sắc của VQG NCT, năm 1997 khu di tích này được công nhận là di tích lịch sử -
văn hóa quốc gia và đang được đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây
là kinh đô cổ của vương quốc Phù Nam với những công trình kiến trúc cổ xưa
cùng nhiều hiện vật quý hiếm còn lưu giữ lại như những mảnh kim loại vàng khắc
hình Nam Thần, Nữ Thần, họp k’lon dùng trong việc hỏa táng,..
Các lễ hội tiêu biểu: mang rất nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, vừa cuốn
hút, hấp dẫn du khách vừa là cái nôi văn hóa để du khách có dịp học hỏi và trải
nghiệm chúng:

+ Lễ hội Chơ Ro: Dân tộc Chơ Ro có nhiều lễ hội quan trọng như lễ hội
mừng những sự kiện quan trọng trong cuộc sống như cưới hỏi và mùa màng. Lễ
hội thường bao gồm các hoạt động âm nhạc, hát ca, và nhảy múa.

+ Lễ hội Ede: Dân tộc Ede có nhiều lễ hội đặc trưng như lễ hội cú mèo, lễ
hội nghĩa trang và lễ hội cưới. Lễ hội cú mèo là một lễ hội quan trọng để tri ân và
bảo vệ nguồn nước.

+ Lễ hội Chăm: Dân tộc Chăm có nhiều lễ hội quan trọng, trong đó có lễ
Kate, lễ mùa và lễ thánh. Những lễ hội này thường liên quan đến âm nhạc, nhảy
múa, và các nghi lễ tôn giáo.

+ Lễ hội Kinh: Dân tộc Kinh thường tham gia vào các lễ hội và nghi lễ
quan trọng như Tết Nguyên Đán và các lễ hội dân gian truyền thống.

28 | P a g e
Hệ thống các làng nghề truyền thống đa dạng: Nhiều làng nghề truyền thống
được hình thành, có ý nghĩa phát triển du lịch và đem lại kế sinh nhai cho người dân bản
địa nhờ vào hoạt động du lịch như:

+ Làng nghề làm gốm: tại đây du khách có thể tham quan quy trình sản xuất gốm
từ việc làm đất sét đến nung gốm, được trải nghiệm và mua các sản phẩm gốm thủ công
độc đáo.

+ Làng nghề làm thủ công mây tre: Các sản phẩm như giỏ, túi xách và đồ trang trí
mắt là từ làng nghề này làm ra, thu hút đông đảo ánh nhìn và lôi cuốn được du khách.

+Làng nghề truyền thống làm thực phẩm: Nơi đây có những làng nghề truyền
thống sản xuất các mặt hàng thực phẩm truyền thống ngon và thân thiện với môi trường
như nước mắm, đường và các sản phẩm từ thiên nhiên cây cỏ.

+ Làng thủ công đường gòn: Đường gòn là một loại vải truyền thống tại Việt Nam,
bạn có thể xem cách người dân tạo và thêu đường gòn để làm sản phẩm thủ công như túi
xách, áo dài,...

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DƯỚI GÓC
ĐỘ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI

Thực trạng du lịch của vườn quốc gia Nam Cát Tiên có tiềm năng phát triển. Hiện
nay, vườn quốc gia Nam Cát Tiên thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài
nước. Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đa dạng sinh học phong phú, khu vực này là
điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thích thiên nhiên, muốn khám phá và tận hưởng
trải nghiệm tự nhiên. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, giới trẻ có xu hướng tự trải
nghiệm, chọn những hình thức du lịch như du lịch cùng bạn bè, khám phá Nam Cát Tiên
bằng xe đạp, đi bộ, cắm trại, hòa mình vào thiên nhiên tại Nam Cát Tiên, đây là một tín
hiệu tích cực cho du lịch ở địa điểm này. Với số lượng nguồn tài nguyên phong phú, đa
dạng sinh học, cảnh quan đẹp,... thì VQG Nam Cát Tiên có tiềm năng phát triển du lịch

29 | P a g e
bền vững rất lớn. Nhà Nước và các cơ quan, ban, ngành cũng như các doanh nghiệp đã đề
xuất ra nhiều chính sách phát triển du lịch an toàn, bền vững đối với toàn thể VQG Cát
Tiên vì thế Nam Cát Tiên cũng được hưởng nhiều sự tích cực từ những chính sách này.
Trong thời gian gần đây, do sức mạnh của truyền thông quảng bá nên nhiều người đã biết
đến VQG NCT nhiều hơn, đặc biệt là những bạn trẻ đã đến thăm nơi đây, trải nghiệm
những hoạt động hòa mình với thiên nhiên như đạp xe, trekking, camping,... sau những
giờ làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.Không những thế đây còn là “lá phổi xanh”
của Đông Nam Bộ. Góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, xây dựng một môi trường
trong lành hơn.

Trước đại dịch Covid 19 thì tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
được ví như là “khu phố Tây giữa rừng” bởi nơi đây có lượng khách nước ngoài đến
tham quan và lưu trú rất lớn, nhất là vào mùa đông những tháng cuối năm. Nhưng trước
ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 thì lượng khách đã giảm đáng kể, nhiều khách sạn,
homestay, khu nghỉ dưỡng đều phải đóng cửa.
Vì thế những cơ sở kinh doanh du lịch ở đây đã đẩy mạnh dự án để phục hồi “khu
phố Tây” này:
- Thứ nhất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, do Nam Cát Tiên nằm ngay “cửa ngõ”
để vào VQG Cát Tiên nên có rất nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống thu hút nhiều khách
du lịch nổi tiếng như Cát Tiên Jungle Lodge, Cat Tien farm stay, Gibbon Singing
Homestay, Tre Xanh Nam Cát Tiên,... những cơ sở đầu tư cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị để phục hồi đón khách. Tre Xanh Nam Cát Tiên là một ví dụ điển hình,
ông Trương Công Vững, giám đốc TNHH của công ti cho biết rằng Công ti đang
đầu tư thêm phòng nghỉ và các hạng mục vui chơi giải trí để phục vụ cho du
khách.
- Thứ hai, tăng chất lượng phục vụ, do chất lượng phục vụ ở đây còn hạn
chế, chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của du khách vì thế thời gian qua VQG
Cát Tiên đã phối hợp cùng với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển
(CCD), Tổ chức hơp tác Rừng châu Á (AFoCO) tiển khai các khóa đào tạo, phát

30 | P a g e
triển kĩ năng cho các cá nhâ và nhóm cộng động là nguồn nhân lực trong việc phục
vụ các hoạt động du lịch nơi đây tại 3 xã trong đó có Nam Cát Tiên.

Thời gian qua, toàn tỉnh có gần 30 dự án phát triển du lịch. Mục tiêu đầu tư của
các dự án là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị du lịch. Đến nay, đã có
một số dự án khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn từ 2-5 sao đi vào hoạt động như: Khách sạn
Orchard Home Nam Cát Tiên (H.Tân Phú), Khách sạn Chipu (H.Nhơn Trạch), Happy
Son và Quốc Thanh (TP.Long Khánh) và Central Park (khách sạn 5 sao đầu tiên của
Đồng Nai); 3 điểm du lịch gồm: điểm du lịch tuyến sông Đồng Nai, điểm du lịch Ngọc
Hoa Trang và điểm du lịch Sỹ Mỹ Garden được đưa vào hoạt động, tổng vốn đầu tư các
dự án lên đến trên 1 ngàn tỷ đồng đã góp phần nâng chất cho du lịch địa phương.

Hiện nay, Đồng Nai vẫn đang tiếp tục có những dự án lớn thu hút nhà đầu tư.
Trong đó, một số nhà đầu tư đang lập các thủ tục để triển khai dự án như: Công ty TNHH
Thương mại, dịch vụ và du lịch Hoàng Gia Bảo với dự án tuyến du lịch đường sông, vốn
đầu tư dự kiến trên 1 ngàn tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Cường Thuận lập thủ tục đầu tư
dự án du lịch sinh thái kết hợp vui chơi giải trí tại hồ Trị An, vốn đầu tư dự kiến khoảng
1,3 ngàn tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn FLC đang lập phương án đầu tư dự án du lịch
sinh thái hồ Đa Tôn, quy mô dự kiến gần 1 ngàn ha; dự án Safari tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên - văn hóa Đồng Nai với vốn đầu tư dự kiến trên 1 ngàn tỷ đồng. Theo đại diện
VQG Cát Tiên, trong năm 2022, nơi đây đã đón 54.000 lượt khách đến tham quan, du
lịch. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay đã đón 59.000 lượt khách. Trong đó cao điểm vào
dịp cuối tuần khoảng 500 lượt/ngày và dịp lễ, tết trên 1.000 lượt khách/ngày. Con số này
đang tiếp tục tăng và có dấu hiệu tích cực trong việc thu hút khách du lịch ngày càng
nhiều.

Ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở VH-TTDL cho biết, đây là những dự án quan
trọng để góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng của du lịch Đồng Nai trong những năm

31 | P a g e
tiếp theo, tạo điều kiện cho du lịch phát triển đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.

Nhiều công ty du lịch đã đổ dồn về Nam Cát Tiên vì thấy được tiềm năng rất lớn
về tài nguyên du lịch sinh thái, chỉ cần một từ khóa “khu nghỉ dưỡng” có hàng chục đến
hàng trăm cái tên xuất hiện, tại khu vực Nam Cát Tiên hiện tại đang có chủ trương phục
hồi lại khu phố xanh, nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tham quan của du khách.
Những resort, nhà hàng gần sát cánh rừng hay cả gần tiến vào lãnh phận rừng từ 2 - 5km,
để mang lại trải nghiệm tiệm cận nhất với thiên nhiên đối với du khách, thách thức rất lớn
về sự tổn hại đến thiên nhiên rừng.

Tre Xanh Nam Cát Tiên là một trong những khu nghỉ dưỡng, nhà hàng lớn nằm
ngay bìa rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên và bên cạnh dòng sông Đồng Nai nên phong
cảnh nơi đây rất hữu tình. Với thế mạnh đó, ông Trương Công Vững, Giám đốc Công ty
TNHH MTV Tre Xanh Nam Cát Tiên đang đầu tư thêm phòng nghỉ và các hạng mục vui
chơi giải trí để phục vụ khách du lịch. Theo ông Vững, trong đợt này, Tre Xanh Nam Cát
Tiên vừa cải tạo phòng cũ, vừa tăng phòng mới, hiện tại Tre Xanh Nam Cát Tiên có 20
phòng cũ và xây thêm 10 phòng mới, đặc biệt trong đợt này, ông Vững đầu tư thêm khu
nhà sàn với 3 phòng nghỉ và một phòng hội nghị, tập thể có sức chứa gần 100 người do
gần đây, nhu cầu nghỉ dưỡng theo đoàn tăng khá mạnh. Hơn nữa, khu nghỉ dưỡng của ô
Vững có giá khá bình dân nên được nhiều khách hàng lựa chọn.

Thời gian qua, nhằm định hướng và phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp,
bền vững và có trách nhiệm để phát huy được các giá trị thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân
tộc tại vùng đệm của Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên cũng đã phối hợp với các tổ chức
như Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD), Tổ chức Hợp tác rừng châu Á
(AFoCO) triển khai khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng du lịch cộng đồng cho các cá nhân,
nhóm cộng đồng, hộ gia đình tại 3 xã Nam Cát Tiên, Đắc Lua, Tà Lài. Đây là khóa đào
tạo nằm trong khuôn khổ dự án Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ
sinh thái rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên.

32 | P a g e
Trung tâm Giáo dục Môi trường được thành lập để tăng cường giáo dục và tạo ra
nhận thức bảo tồn cho du khách. Trung tâm này cung cấp các hoạt động giáo dục, chương
trình đào tạo và truyền thông về bảo tồn môi trường và quản lý tài nguyên tự nhiên. Theo
ông Trần Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường, Vườn Quốc Gia Cát Tiên
cho biết: “Với nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên, việc tổ chức
hoạt động du lịch trong rừng đặc dụng luôn phải đảm bảo sự bảo tồn và quản lý bền vững
các hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học. Điều này bao gồm việc áp dụng các biện
pháp bảo vệ môi trường, giám sát và kiểm soát du khách và xây dựng chính sách quản lý
hợp lý để đảm bảo sự cân bằng giữa du lịch và bảo tồn.”

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DƯỚI GÓC ĐỘ
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI Ở 3 TRỤ CỘT
KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA – XÃ HỘI

1. Trụ cột kinh tế

Cần xây dựng kế hoạch và đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển du
lịch sinh thái rộng rãi trên nhiều vùng miền của đất nước. Cần có những quy hoạch hợp
lý, chính sách và dự án tối ưu trong phát triển du lịch nhằm giảm thiểu các tác động đến
môi trường, trong đó gồm cả môi trường du lịch tự nhiên, môi trường du lịch nhân văn,
môi trường du lịch kinh tế - xã hội…

Cần trao quyền cho cộng đồng địa phương dựa trên việc chia sẻ rộng rãi thông tin
và kiến thức về các điểm đến du lịch sinh thái, hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền và quảng bá nhằm nâng cao nhận thức của
xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái trong sự phát
triển bền vững của đất nước. Việc này không chỉ dừng lại ở du khách, cộng đồng dân cư
địa phương mà còn phải tiến hành cả ở các cấp quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh
doanh tại các điểm du lịch sinh thái bằng nhiều hình thức, như tổ chức cuộc vận động,
33 | P a g e
phổ biến văn bản hướng dẫn, phát hành ấn phẩm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề,
phổ biến những video clip về cảnh quan du lịch sinh thái hay thông qua việc thuyết minh
về bảo vệ môi trường của các hướng dẫn viên du lịch.

Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường để phòng ngừa, ngăn chặn
các nguồn gây ô nhiễm mới; kiểm soát suy thoái môi trường từ các hoạt động phát triển
kinh tế. Tăng cường kiểm soát chất thải, nhất là chất thải nhựa, duy trì và cải thiện chất
lượng môi trường xung quanh các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
vực đa dạng sinh học cao; giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo tồn đa dạng sinh
học trong quá trình triển khai xây dựng, triển khai các dự án phát triển...

Tăng cường thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với
cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái bền vững. Cần có các chính sách,
cơ chế đặc thù nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào
hoạt động du lịch sinh thái tại các cộng đồng địa phương như tiếp nhận con em địa
phương vào làm việc, sử dụng các sản phẩm địa phương, phát triển các sản phẩm du lịch
do cộng đồng.

Tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, chuyển hóa từ nền kinh tế khu
vực chủ yếu là khai thác lâm nghiệp sang dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sở tại
kiếm thêm nguồn thu nhập từ các hoạt động du lịch trên địa bàn, nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân tộc thiểu số có mức sống thấp trong khu vực.

2. Trụ cột môi trường


Dưới góc độ Môi trường, ta có thể khai thác những nhân tố cấu thành như: Môi
trường du lịch tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội, môi trường nhân văn ở trên cả 2
phương diện tích cực và tiêu cực:

* Môi trường du lịch tự nhiên: Môi trường tự nhiên trong du lịch là các thành phần
thiên nhiên không có sự can thiệp hoặc ảnh hưởng lớn từ con người. Môi trường tự nhiên

34 | P a g e
trong du lịch có thể là cảnh quan tự nhiên, đặc điểm địa hình, hệ động thực vật, hệ thống
thủy văn, không khí và môi trường sinh thái. Môi trường tự nhiên trong du lịch mang lại
những trải nghiệm độc đáo và mang tính bền vững, và thường được bảo vệ và quản lý để
du khách có thể tận hưởng và khám phá.
* Tích cực:

- Môi trường du lịch tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên đem lại cho du khách một
trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và phong cảnh tuyệt đẹp. Những địa điểm lý tưởng để
du khách có thể trải nghiệm phong cảnh tuyệt đẹp tại Nam Cát Tiên có thể kể đến như
Thác trời - Thác dựng, Thác mỏ vẹt, vườn bướm (thông thường từ khoảng cuối tháng 4
đến đầu tháng 6 hằng năm là khoảng thời gian thích hợp để du khách, nhất là giới trẻ có
dịp “sống ảo” cùng với những đàn bướm rừng đủ màu sắc bay lượn trong suốt hành trình
tham quan, khám phá rừng già),....

- VQG Nam Cát Tiên có hệ thống sinh học phong phú gồm nhiều loài động, thực
vật quý hiếm và đa dạng, chúng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, môi trường và cả
việc phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, có thể kể đến như: Đảo Tiên và
thăm trạm cứu hộ Gấu, tour xem thú đêm hoang dã ở rừng Nam Cát Tiên, khám phá Bàu
Sấu,....

- Năm 2001 Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới. Ngoài ra Ban Thư ký công ước Ramsar công nhận khu đất ngập nước Bàu Sấu là
khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế vào năm 2005. Năm 2012, Chính phủ Việt Nam
đã xếp hạng Vườn quốc gia Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt. Tất cả những thuận lợi
trên đã một phần làm tăng thêm sự quan tâm, biến Nam Cát Tiên là một điểm đến tham
quan, tìm hiểu lý tưởng.

- Đến với Nam Cát Tiên, chúng ta sẽ được trải nghiệm bầu không khí trong lành
và tĩnh lặng khác biệt so với sự hối hả của thành thị. Dưới ánh nắng ban mai, có thể lang
thang trong khu rừng tươi mát, nghe tiếng chim hót và thả mình vào thiên nhiên hoang
sơ.
35 | P a g e
* Tiêu cực:

- Ô nhiễm không khí: Du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua việc xả,
thải ra các khí thải từ động cơ xe máy, xe khách, tàu thuyền,...

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Du lịch được cho là ngành sử dụng nước
nhiều, hoạt động du lịch diễn ra mạnh mẽ sẽ gây tiêu hao nguồn nước.

- Tăng lượng rác thải: Số lượng du khách ngày càng cao khiến vấn đề gia tăng rác
thải trở nên bất cập, rác thải sẽ làm mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi
trường chung xung quanh.

- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể
gây phiền hà cho cư dân địa phương, các du khách khác và kể cả động vật hoang dại.

- Vấn đề năng lượng: Nếu tiêu thụ năng lượng trong du lịch một cách quá đà sẽ
gây ra lãng phí và không hiệu quả.

* Môi trường kinh tế - xã hội: Được xem xét chủ yếu là thể chế chính sách, trình độ
phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, mức sống của dân cư, tổ
chức xã hội và quản lý môi trường.
* Tích cực:
- Về mặt Kinh tế:
+ Khu du lịch Nam Cát Tiên có tiềm năng góp phần vào tăng trưởng kinh tế
địa phương và quốc gia. Nó tạo ra cơ hội việc làm bổ sung cho cộng đồng địa
phương và đóng góp vào tăng thu nhập và sự phát triển kinh tế.

+ Du lịch cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ, đẩy mạnh các ngành
kinh doanh như nhà nghỉ, nhà hàng, vận tải và trang thiết bị du lịch, mang lại lợi
ích kinh tế cho các doanh nghiệp địa phương.

36 | P a g e
+ Hiện có một số cơ sở đang thực hiện việc nâng cấp hạ tầng, đầu tư, chỉnh
trang, nâng cấp chất lượng các dịch vụ, chuẩn bị mùa du lịch cuối năm, đặc biệt là
khách nước ngoài với hy vọng doanh thu tăng trưởng mạnh sau thời gian dài thất
thu vì dịch COVID-19.

- Về mặt Xã hội:

+ Du lịch tạo ra cơ hội giao lưu văn hóa và truyền thống giữa du khách và
cộng đồng địa phương. Nó có thể thúc đẩy sự tăng cường nhận thức về văn hóa và
ẩm thực địa phương, đồng thời đem lại lợi ích xã hội cho cộng đồng thông qua
việc bảo tồn và thúc đẩy giá trị văn hóa địa phương.

+ Du lịch cung cấp cơ hội học tập và phát triển cho cộng đồng địa phương
thông qua việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên ngành du lịch, tạo ra
những cơ hội việc làm và phát triển cá nhân.

* Tiêu cực:

- Du lịch có tính thời vụ nên lao động và hoạt động kinh doanh cũng mang tính
thời vụ làm mất tính ổn định liên quan đến việc làm, thu nhập của người dân địa phương,
ảnh hưởng đến doanh thu và cả sự phát triển của du lịch tại Nam Cát Tiên. Bên cạnh đó,
những mùa cao điểm, với nhu cầu tăng cao thì hoạt động du lịch sẽ trở nên khó kiểm
soát, vấn đề chất lượng phục vụ sẽ đi xuống.

- Phát triển du lịch tại Nam Cát Tiên có thể lấn át những ngành kinh tế khác.

- Việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất trong du lịch có khả năng
gây ra những tổn hại với cảnh quan tự nhiên xung quanh, quy hoạch, tái định cư…

- Phát triển du lịch một cách vô tội vạ, không kiểm soát đúng cách sẽ gây ra những
hệ lụy như làm du lịch tại vùng đi xuống, xói mòn đi nền văn hóa địa phương, biến chất
về văn hóa, dễ làm ảnh hưởng đến môi trường.

37 | P a g e
* Môi trường Nhân văn: Được hiểu là môi trường du lịch gồm những nhóm tài nguyên
có nguồn gốc do con người sáng tạo ra, bao gồm: dân cư, dân tộc, truyền thống và quan
hệ cộng đồng, trình độ văn minh và dân trí, chất lượng cuộc sống dân cư lao động và
trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ du lịch.
* Tích cực:

- Khu du lịch Nam Cát Tiên là ngôi nhà của các dân tộc thiểu số như Mạ, Stiêng,
Chơ-ro, để bảo vệ và phục hồi các sản phẩm văn hóa hóa của các dân tộc này, đồng thời
tạo điều kiện cho du khách hiểu và tôn trọng văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán
của các dân tộc này. Đến với Nam Cát Tiên, du khách sẽ được đến khu du lịch Tà Là sẽ
được tham gia nhiều hoạt động thú vị của các dân tộc ít người như: Ăn những món ăn
dân của người dân tộc nơi đây, tham gia một số hoạt động hằng ngày của họ,...

- Khu du lịch Nam Cát Tiên nằm trong khu vực có nhiều di tích lịch sử quan trọng
như di tích cố đô Đồng Nai, nơi từng là kinh đô của vương triều Đại Việt thời Trần. Du
khách có thể khám phá những di tích lịch sử này để hiểu thêm về quá khứ và văn hóa của
khu vực.

- Khu du lịch Nam Cát Tiên cũng nổi tiếng với các đặc sản văn hóa độc đáo như
rượu cần, rượu cần mật ong, đồ gốm Bàu Trúc, nón lá Đồng Nai và các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ của thiểu số dân tộc. Du khách có thể mua sắm và mang về những món đồ
đặc sản này làm kỷ niệm hoặc làm quà biếu.

- Khu du lịch Nam Cát Tiên thường tổ chức các lễ hội và sự kiện văn hóa như Lễ
hội mùa xuân, Lễ hội văn hóa dân tộc, phát triển phòng trưng bày nghệ thuật. Những sự
kiện này không chỉ mang đến niềm vui cho du khách mà còn giúp bảo tồn và phát triển
văn hóa địa phương.

- Và cuối cùng, khu du lịch Nam Cát Tiên có các kiến trúc đặc biệt như nhà sàn,
nhà gỗ truyền thống và các công trình kiến trúc tự nhiên như đồng cỏ, sông suối, rừng
nguyên sinh. Du khách có thể khám phá và khen thưởng những sản phẩm kiến trúc và

38 | P a g e
kiến trúc độc đáo này. Có thể kể đến như khu di tích Óc Eo, đến với khu di tích văn hóa
Óc Eo, chúng ta sẽ có cơ hội khám phá những nét văn hóa lịch sử đặc sắc nơi đây. Bạn sẽ
di chuyển từ trung tâm vườn và được tận mắt khám phá kinh đô cổ của vương quốc Phù
Nam với những công trình kiến trúc cổ xưa cùng nhiều hiện vật vô cùng quý hiếm như:
Những mảnh kim loại vàng khắc hình Nam Thần, Nữ Thần, hộp k’lon dùng trong việc
hỏa táng...

* Tiêu cực:

- Mất cộng đồng địa phương: Sự phát triển du lịch có thể gây áp lực và mất cộng
đồng địa phương. Sự tăng cường du lịch có thể dẫn đến việc tăng cường xây dựng các
tầng và tiếp theo đất đai, gây ra sự thay đổi trong cuộc sống và sinh hoạt của cư dân địa
phương. Đồng thời, sự tăng cường du lịch có thể tạo ra sự cạnh tranh về nguồn lực và
việc làm, gây ra phân cực kinh tế và xã hội trong cộng đồng địa phương.

- Vấn đề văn hóa: Sự phát triển du lịch có thể gây ra sự thay đổi và mất mát văn
hóa địa phương. Sự căng thẳng tiếp theo giữa các nền văn hóa khác nhau có thể dẫn đến
sự mất mát và biến đổi của hệ thống văn hóa có giá trị. Đồng thời, sự tăng cường du lịch
có thể dẫn đến thương mại hóa hóa và giảm chất lượng của các trải nghiệm văn hóa,
khiến cho văn hóa trở thành một sản phẩm thương mại hơn là trải nghiệm sâu sắc và ý
nghĩa.

- Quản lý không hiệu quả: Sự phát triển du lịch cần có một quản lý hiệu quả để
đảm bảo sự bền vững và bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn. Thiếu quản lý chặt chẽ có
thể dẫn đến công việc khai thác quá trình, tận dụng tài nguyên và phá hủy môi trường tự
nhiên. Đồng thời, quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa
phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả du khách
và cộng đồng địa phương.

- Vấn đề xảy ra mâu thuẫn: đôi khi sẽ xảy ra sự bất đồng giữa những người làm du
lịch và người dân sở tại do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường

39 | P a g e
hợp chưa được công bằng. Mặt khác cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu,
nghèo.

3. Trụ cột văn hóa - xã hội


* Tích cực:

Để phát triển du lịch bền vững, VQG Nam Cát Tiên, Đồng Nai đã có sự gắn kết
giữa du lịch với cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động để du khách có thể trải
nghiệm và tiếp xúc với nơi đây. Điều này vừa góp phần tạo ra việc làm cho người dân địa
phương, vừa làm tăng khả năng bảo vệ và giữ gìn sự đa dạng sinh thái của VQG. Khi đến
với Nam Cát Tiên, khách du lịch có cơ hội được nghe người dân địa phương giới thiệu về
hệ sinh thái, cách sinh hoạt, được chèo thuyền cũng như trải nghiệm những món ăn đặc
sản của nơi rừng núi. Hơn thế nữa, tại đây, du khách cũng được thưởng thức món ăn tinh
thần như xem lễ hội truyền thống của người đồng bào dân tộc, góp phần lan toả bản sắc
văn hoá tại địa phương.
Hơn nữa, VQG cũng ngày càng nhấn mạnh vai trò của người dân vùng đệm trong
việc phát triển du lịch tại đây. Không ngừng tạo điều kiện thu hút nguồn lực lao động,
nhất là nhân dân vùng đệm để cùng gìn giữ, cùng khai thác, hưởng lợi cùng nhau, tạo
thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và cùng bảo vệ di sản địa
phương nơi mình sinh sống. Thực tế cho thấy, Ban Quản lý VQG kết hợp với cộng đồng
người dân trong khu vực phát triển du lịch, đưa các sản phẩm như thổ cẩm, tơ tằm,...đã
mang lại những hiệu quả nhất định; đồng thời hợp tác các hộ dân thực hiện mô hình dịch
vụ homestay kết hợp nghỉ dưỡng cùng ăn, ở với người dân trên địa bàn.
Và doanh thu của các hoạt động du lịch sinh thái tại VQG NCT, ĐN cũng góp
phần vào doanh thu chung của địa phương, từ đó cũng là cơ sở cho việc bảo đảm và giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội và công bằng xã hội.
* Tiêu cực:

Việc phát triển du lịch với những đoàn đông du khách đến tham quan, khám phá
đã dẫn đến sự ảnh hưởng đối với cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây: ô nhiễm

40 | P a g e
môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, làm mất đi các giá trị văn hoá lịch sử lâu đời như di chỉ
nền văn hoá cổ Óc Eo, các văn hoá của người đồng bào dân tộc Châu Mạ, S’Tiêng…

Khu vực xung quanh Vườn có mật độ dân cư sinh sống còn khá cao, ý thức còn
hạn chế: xâm nhập, xâm canh đất rừng làm đất nông nghiệp, khai thác lâm sản trái phép,
săn bắt động vật quý hiếm… gây sức ép lớn lên công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Cuộc sống của người dân trong vùng lõi, vùng đệm của Vườn còn nhiều khó khăn,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, dẫn đến việc đào tạo tay nghề để phát triển du lịch và
chuyển sang du lịch rất khó khăn.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DƯỚI GÓC ĐỘ
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI THÔNG QUA
PHÂN TÍCH SWOT
1. Thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái dưới góc nhìn du lịch bền vững tại
VQG NCT, ĐN
- Về mặt tự nhiên: VQG NCT, ĐN là một trong những vùng đa dạng sinh học
nhất ở Việt Nam. Nơi đây có hệ thống rừng nguyên sinh với với các loại cây cao, cây
sừng, cây lưỡi bò; rừng mưa nhiệt đới; các loại cây lâu năm, gỗ quý hiếm như gụ, pơmu,
sến; các loài cây quý hiếm và đang được bảo tồn, bao gồm cây Dầu rừng, cây Còn châu
Phi, cây Cẩm lai, cây Sồi đỏ. Ngoài ra, hệ sinh thái động vật quý hiếm bao gồm: sư tử
Đông Dương, bò Gaur, các loài linh dương,...

- Về mặt văn hóa bản địa: VQG NCT, ĐN nói riêng và các khu vực lân cận với
VQG là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc: Chứt, Kinh, ngoài ra, còn có dân tộc Êđê,
M’Nông và Chăm. Từ đó tạo ra sự đa dạng về bản sắc văn hóa tại vùng này. Các lễ hội
tiêu biểu và thu hút đông đảo khách du lịch phải kể đến như: Lễ hội Chơ Ro thường bao
gồm các hoạt động âm nhạc, hát ca, và nhảy múa; Lễ hội Ede bao gồm lễ hội cú mèo, lễ
hội nghĩa trang và lễ hội cưới; Lễ hội Chăm bao gồm lễ Kate, lễ mùa và lễ thánh. Những
lễ hội này thường liên quan đến âm nhạc, nhảy múa, và các nghi lễ tôn giáo; Lễ hội Kinh

41 | P a g e
bao gồm các lễ hội và nghi lễ quan trọng như Tết Nguyên Đán và các lễ hội dân gian
truyền thống. Từ đó tạo sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa, tạo ra thế mạnh cho
việc vừa có thể quảng bá và duy trì nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc vừa có thể kiếm
thêm thu nhập cho người dân bản địa qua quá trình du khách tham gia du lịch tại đây.

- Hệ thống các làng nghề đa dạng và sản phẩm làng nghề thân thiện với môi
trường: Nhiều làng nghề truyền thống được hình thành, có ý nghĩa phát triển du lịch và
đem lại kế sinh nhai cho người dân bản địa nhờ vào hoạt động du lịch như: Làng nghề
làm thủ công mây tre bao gồm các sản phẩm như giỏ, túi xách,...; Làng nghề truyền
thống làm thực phẩm bao gồm những làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng thực
phẩm truyền thống ngon và thân thiện với môi trường như nước mắm, đường và các sản
phẩm từ thiên nhiên cây cỏ; Làng thủ công đường gòn gồm đường gòn là một loại vải
truyền thống tại Việt Nam, bạn có thể xem cách người dân tạo và thêu đường gòn để làm
sản phẩm thủ công như túi xách, áo dài,... Tất cả các làng nghề này đều phát triển và duy
trì dựa vào các sản phẩm tự nhiên sẵn có và rất thân thiện với môi trường, vừa có thể tạo
ra các sản phẩm bắt mắt, không gây ô nhiễm môi trường mà còn thu hút được số đông
khách du lịch đến để trải nghiệm. Qua đó thấy được tiềm năng phát triển du lịch bền
vững là rất lớn dưới góc đồ duy trì và phát huy tài nguyên văn hóa làng nghề sẵn có.

- Hệ thống đường dẫn và giao thông thuận tiện: VQG NCT, ĐN đã và đang xây
dựng cũng như cải thiện hệ thông giao thông một cách tốt nhất bao gồm hệ thống đường
dẫn, lối mòn và cầu, quá trình nâng cấp và trùng tu diễn ra định kì để đáp ứng yêu cầu an
toàn và thuận tiện cho du khách. Đặc biệt là hệ thống biển chỉ dẫn và hướng dẫn thông tin
đã được đầu tư chi tiết và đầy đủ hơn để du khách dễ dàng tìm đường đến các điểm quan
trọng trong khu vực và cũng như có thể cung cấp các thông tin về hoạt động một cách
đầy đủ nhất. Ngày nay, dịch vụ thuê xe đạp đã được đưa vào đầu tư để đáp ứng nhu cầu
của du khách nếu họ muốn được tự do di chuyển trong khu vực.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại: Các


trạm quan sát được đầu tư kỹ lưỡng, đến đây du khách có thể quan sát các hoạt động của
động vật hoang dã, nhìn ngắm các thói quen, tập tính của từng loài khác nhau ra sao, một

42 | P a g e
số trạm quan sát có thể kể đến như: Trạm quan sát động vật Hàng Cậy (Hang Cậy Animal
Observation Station), Trạm quan sát động vật Ta Lai (Ta Lai Animal Observation Station)
hay là Trạm quan sát động vật Đăk Lua (Đăk Lua Animal Observation Station). Để từ đó
cung cấp được rất nhiều thông tin bổ ích cho du khách. Các trung tâm du lịch và thông tin
du lịch được xây dựng nhằm cung cấp thông tin và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ du khách.
Cơ sở lưu trú bao gồm các nhà nghỉ, khu cắm trại, và cơ sở nghỉ dưỡng để phục vụ du
khách, giúp du khách có nơi ở an toàn và thoải mái trong thời gian tham quan có thể kể
đến như “Nam Cát Tiên Forest Call Lodge” cung cấp các loại phòng từ nhà ở tiêu chuẩn
đến bungalow giữa thiên nhiên, hay là Cát Tiên National Park Headquarters
Guesthouse,... Ngoài ra, Hệ thống giám sát và bảo tồn môi trường cũng được chú trọng
đầu tư - Đầu tư vào các hệ thống giám sát và bảo tồn môi trường giúp theo dõi sự thay
đổi trong hệ sinh thái, đảm bảo rằng hoạt động du lịch không gây hại cho thiên nhiên, và
đảm bảo rằng các loài động vật và cây cỏ quý hiếm được bảo vệ.

2. Điểm yếu trong phát triển du lịch sinh thái dưới góc nhìn du lịch bền vững tại
VQG NCT, ĐN
- Các dịch vụ, hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch: còn rất hạn chế và
kém phần đa dạng so với nhiều VQG khác trong nước và trong khu vực. Phần lớn khách
du lịch chỉ được tham quan và mua sắm chứ chưa thực sự gọi là khám phá trọn vẹn
những giá trị về mặt tự nhiên và văn hóa bản địa nơi đây. Điều này làm lãng phí nguồn tài
nguyên quý giá và tiềm năng vốn có của VQG NCT, ĐN.

- Công tác quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái: còn kém, chưa được đầu tư có
hiệu quả nên đối tượng và số lượng khách du lịch còn rất hạn chế. Công tác Quản lý và
giám sát yếu kém, một số vụ việc liên quan đến việc du khách vi phạm quy định bảo vệ
môi trường tự nhiên và động vật quý hiếm đã xảy ra do sự yếu kém trong quản lý và giám
sát. Điều này có thể gây hại đến hệ sinh thái và các loài quý hiếm.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch: nói chung và du lịch sinh thái tại đây nói
riêng, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống đạt chuẩn chưa được hình thành, phần
43 | P a g e
lớn các cơ sở lưu trú và ăn uống hiện tại chưa đủ hấp dẫn để níu chân du khách. Ngoài ra,
có một số hạn chế về khả năng đáp ứng cung cầu của du khách, các cơ sở lưu trú và dịch
vụ có thể không đủ để đối phó với tình trạng tăng cầu trong mùa du lịch.

- Việc khuyến khích và đào tạo người dân tham gia vào việc tổ chức các hoạt
động du lịch sinh thái bản địa: chưa được triển khai sâu rộng khiến các hoạt động du
lịch diễn ra khó kiểm soát và chưa thực sự thu hút.
- Sự gia tăng về hoạt động du lịch: chẳng hạn như tiếng động của du khách, xe
cộ, và các hoạt động du lịch có thể gây ảnh hưởng đến động vật quý hiếm và làm giảm
trải nghiệm của du khách muốn tận hưởng bình yên thiên nhiên.
- Thách thức về tài chính, phát triển du lịch sinh thái bền vững: yêu cầu đầu tư
tài chính và quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn đầu tư và duy trì quản lý
hiệu quả vẫn đang và một thách thức lớn đối với ban quản lý cũng như các cơ quan có
liên quan trong việc duy trì và phát triển du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN.

3. Cơ hội để trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG NCT, ĐN
Thứ nhất, hệ thực vật phong phú và tính đa dạng sinh học cao: VQG NCT là nơi
bảo tồn nhiều loài động vật. Nơi đây có đến hàng nghìn loài động vật và có khoảng 40
loài động vật quý hiếm có mặt trong sách đỏ. VQG NCT có hơn 700 loại thực vật, trong
đó có nhiều loài thực vật có trong sách đỏ.
Thứ hai, VQG NCT còn là khu rừng có nhiều hệ sinh thái rừng với các kiểu rừng
như rừng rừng lá rộng thường xanh (rừng này có các loài thực vật chủ yếu thuộc họ Dầu
ví dụ như dầu rái, dầu lông, cẩm lai bà rịa, cẩm lai vú,..), rừng thường xanh nửa rụng lá
(gồm những câu gỗ rụng lá vào mùa khô như bằng lăng ổi, tung, râm,..), rừng cây gỗ xen
tre nứa (các loài thực vật phổ biến ở đây là: bằng lăng ổi, tung, trai, dầu mít,..), đặc biệt
còn có thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước (bao gồm những loại cây chịu ngập
theo mùa như đại phong tử, lộc vừng, săng đá,...).
Thứ ba, VQG NCT có nhiều cảnh quan để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái: sông
Đồng Nai chảy qua nhiều địa hình tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như thác

44 | P a g e
Trời, thác Mỏ Vẹt,.. hấp dẫn, thu hút du khách ở trong và ngoài nước. Ngoài ra nguồn
nước ở đây là nguồn nước trung tính, chưa bị ô nhiễm, là sinh cảnh tuyệt vời của các loài
động thực vật thủy sinh.
Thứ tư, VQG NCT có hệ thống văn hóa đồ sộ với di chỉ khảo cổ nền văn minh Óc
Eo, quần thể di tích tồn tại từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ VI sau Công nguyên thuộc
Vương quốc Phù Nam một thời hưng thịnh. Nơi đây chứa đựng những phế tích kiến trúc
như đền tháp, mộ tháp, đường đá cổ,... ngoài ra còn có hơn 100 hiện vật ngẫu tượng
Linga - Yoni, tượng thần Ganesa, thần Uma, nhẫn, hạt chuỗi,... Không những thế, nơi đây
còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Châu Mạ, S’ tiêng, Tày nên có nhiều phong
tục tập quán độc đáo, nhiều nét văn hóa thú vị mà du khách có thể khám phá.
Thứ năm, VQG NCT đang có nhiều chính sách đề ra để phát triển nguồn nhân
lực. Tận dụng nguồn nhân lực có sẵn tại vùng, có nhiều chương trình đào tạo để nâng cao
trình độ nguồn nhân lực tại nơi đây. Ngoài ra còn nâng cao nhận thức người dân về việc
phát triển du lịch và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch tại đây.
4. Thách thức trong việc vừa phát triển du lịch sinh thái vừa đảm bảo phát triển bền
vững tại VQG NCT, ĐN

Trung tâm của VQG NCT nằm trong vùng lõi, đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Vì
điều này đã tạo ra mâu thuẫn, để phát triển du lịch thì cần phát triển các dịch vụ như nhà
ở, khách sạn, homestay, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,... nhưng nếu phát triển thì sẽ làm
giảm diện tích vùng lõi.
Để đảm bảo phát triển bền vững thì cần đáp ứng thêm các dịch vụ như nơi lưu trú
(khách sạn, homestay,...), khu ăn uống hay khu vui chơi, giải trí để thu hút cũng như thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch. Nhưng khi xây dựng nên các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí thì đã vô tình phá vỡ đi nơi sinh sống, lưu trú của các loài động thực vật, phá
vỡ một phần nào đó hệ sinh thái ở đây.
Lượng khách du lịch đến thăm VQG NCT càng đông thì doanh thu càng cao
nhưng cũng mang theo nhiều hệ lụy đáng báo động. Các hoạt động như ăn uống, camping
trong rừng nếu không cẩn thận có thể dẫn đến cháy rừng hoặc nếu ý thức không tốt sẽ

45 | P a g e
dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường tại nơi đây. Không những thế
những hoạt động như đi bộ, đạp xe trong rừng, trekking,.. sẽ gây ra tiếng ồn làm ảnh
hưởng đến những loài động vật đang sinh sống ở nơi đây.

5. Bảng phân tích SWOT

SWOT CÁC CƠ HỘI (Opportunities – O) Các thách thức (Threats – T)


- Cơ hội về tài nguyên thiên nhiên. - Khai thác du lịch quá mức gây tổn hại
Nguồn tài nguyên phong Phú, hệ sinh đến thiên nhiên, mất đi tính ra dạng
thái đa dạng, tạo nên nhiều điểm tham sinh học và không còn là địa điểm mà
quan hấp dẫn, mới lạ. du khách chọn lựa vì đề cao tính tiệm
- Hệ sinh thái có tính mùa vụ, đa đánh với thiên nhiên, thiên về du lịch
dạng tài nguyên khai thác phục vụ sinh thái.
nhu cầu tham quan của du khách. - Tính mùa vụ, tạo nên tình trạng bùng
- Thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn nổ khách du lịch mùa cao điểm, càng
từ chính phủ và doanh nghiệp, điểm gây sức ép đến thiên nhiên.
cộng rất lớn trong việc tiền đề phát - Quá nhiều nguồn đầu tư dẫn đến lạm
triển du lịch phát lớn cho khu vực, và dần bê tông
- Nhiều loại hình du lịch khác nhau, hóa một địa điểm du lịch nổi bật về yếu
tham quan, nghiên cứu, thám hiểm, tố thiên nhiên.
mạo hiểm. - Chất lượng nhân sự không đảm bảo,
- Chú trọng đào tạo chất lượng về nhiều loại hình khác nhau thì cần rất
nhân sự, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhiều đội ngũ có chuyên môn cao về
ưu tú phục vụ cho du khách. lĩnh vực ấy.
- Du lịch Nam Cát Tiên đang được - Chưa có cơ sở đào tài nhân lực chất
truyền thông chú trọng, đây là một lượng, một bài toán bè nhân lực rất lớn
trong những hình thức quảng bá hiệu về việc các nhân sự có tính chuyện môn

46 | P a g e
quả nhất. liệu có đầu quân cho một địa điểm tỉnh,
- Có sự giao thoa của các dân tộc tạo dù nó đang phát triển.
nên một bản sắc văn hóa đa dạng, - Nhiều nguồn thông tin dẫn đến du
điểm sáng về du lịch, có thể tận dụng khách bị loãng thông tin khi tìm kiếm
giá trị khác biệt về văn hóa để thu hút và bị những trang web không chính
du khách. thống đánh giá không khách quan ảnh
- Có các lễ hội trên địa bàn cũng là cơ hưởng rất nhiều đến quyết định chọn
hội để phát triển du lịch. đến tham quan.
- Có trang thông tin cụ thể của VQG - Khi đã nắm bắt về điểm nổi bật tại
Cát để du khách tự tìm hiểu và tạo ấn trong lòng du khách một ấn tượng rất
tượng bằng cách trải nghiệm qua lớn và du khách sẽ có sự kỳ vọng cho
trang web, tạo tính tò mò của du địa điểm du lịch, liệu rằng du khách có
khách. cảm thấy chán nản hay thất vọng khi
đến tham quan trực tiếp.

CÁC ĐIỂM MẠNH Tận dụng cơ hội để phát huy điểm Tận dụng điểm mạnh để hạn chế
(Strenght – T) mạnh thách thức
- Điểm mạnh của Nam Cát Tiên: Đa - Bên cạnh những cơ hội đặt ra thì NCT
dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên cũng sẽ phải đối mặt với những hạn chế
đẹp, tài nguyên văn hóa phong và thách thức riêng như: Gây hại cho
phú…. môi trường, khó khăn với việc hạ tầng,
- Tận dụng cơ hội tại khu du lịch cơ sở vật chất, giám sát và quản lý du
Nam Cát Tiên sẽ đem lại sự tận lịch, du lịch mang tính mùa vụ, phát
hưởng cho du khách và phát triển triển du lịch không đồng đều…..
điểm mạnh của vùng trong một môi - Hạn chế thách thức:
trường thiên nhiên đặc biệt và mang + NCT có dồi dào tài nguyên tự nhiên
lại lợi ích cho cộng đồng. và tài nguyên văn hóa của vùng, nhưng
- Cơ hội: du lịch lại có tính mùa vụ, vấn đề đặt ra

47 | P a g e
+ Hiện nay VQG NCT được chính nếu muốn hạn chế được thách thức của
phủ hỗ trợ đầu tư một nguồn ngân tính mùa vụ thì hãy đa dạng các loại
sách để phát triển du lịch tại đây. Có hình du lịch, sử dụng hiệu quả những
thể nói, đây là cơ hội lớn để đầu tư tài nguyên sẵn có để phục vụ du khách
vào việc cải thiện hạ tầng giao thông, ngay cả khi trái mùa du lịch.
bao gồm xây dựng và nâng cấp + Vấn đề môi trường đang là một hạn
đường giao thông, cầu cảng, sân bay chế khá lớn, môi trường tại Nam Cát
và các dịch vụ liên quan khác. Những Tiên vừa là thế mạnh và vừa là điểm
cải tiến trong hạ tầng giúp thu hút du yếu nếu như không biết cách bảo vệ và
khách và dễ dàng di chuyển đến Nam sử dụng đúng cách. Biến Nam Cát Tiên
Cát Tiên, đồng thời tạo điều kiện tốt trở thành một điểm đến hấp dẫn cho
hơn cho phát triển kinh doanh và du giáo dục môi trường và nghiên cứu.
lịch. Mặt kế tiếp, chính phủ có thể Khách du lịch có thể tham gia vào các
đầu tư vào các dự án bảo tồn môi hoạt động như tham quan trường học và
trường và khôi phục các hệ sinh thái trạm nghiên cứu, tìm hiểu về đa dạng
bị ảnh hưởng do hoạt động con sinh học và quá trình bảo tồn môi
người. Điều này bao gồm việc khôi trường là minh chứng cho việc tận dụng
phục rừng nguyên sinh, bảo vệ và tái thế mạnh để khắc phục hạn chế trước
sinh các loài động và thực vật quý mắt.
hiếm, cũng như giám sát việc đánh
bắt cá và bảo vệ các khu vực suối + Thời gian vừa qua phía lãnh đạo của
nguồn. VQG Nam Cát Tiên đã chỉ đạo và đưa
+ Số lượng du khách đến Nam Cát ra những chính sách hiệu quả và đưa ra
Tiên ngày càng nhiều, do nhu cầu những giải pháp tối ưu nhất để khắc
ngày càng cao (nhất là sau dịch Covid phục những khó khăn cho du lịch tại
19), sức hút của NCT từ những tài vùng, đây cũng được xem là một điểm
nguyên có sẵn, điều này là một tín mạnh. Cần thiết phải tăng cường quy
hiệu tốt cho VQG NCT. Để thu hút định và giám sát để đảm bảo sự phát

48 | P a g e
và duy trì sự quan tâm của khách du triển du lịch bền vững và bảo vệ các giá
lịch, hãy đảm bảo rằng các dịch vụ và trị văn hóa và môi trường địa phương.
trải nghiệm tại Nam Cát Tiên đạt chất Tuy rằng còn những vấn đề bất cập
lượng cao. Đào tạo và nâng cao kỹ đang diễn ra có thể cản trở sự phát triển
năng của nhân viên du lịch, hướng của ngành, nhưng với sự chỉ dẫn và
dẫn viên và nhân viên quản lý để đảm quan tâm của các bên có liên quan, của
bảo dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện lãnh đạo thì trong tương lai những khó
và đáp ứng được nhu cầu của khách khăn sẽ được khắc phục đáng kể.
du lịch. Bên cạnh đó, đa dạng những
loại hình du lịch và sản phẩm du lịch,
tích cực sử dụng hiệu quả truyền
thông để quảng bá hình ảnh cho VQG
NCT, tất cả dựa vào du khách làm
động lực để tiếp tục phát triển.

Các điểm yếu Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm Giảm các điểm yếu để ngăn chặn các
(Weakness – W) yếu thách thức
- Tăng cường công tác giáo dục cộng - Đề ra những giải pháp nhằm hạn chế
đồng, nâng cao trình độ quản lý tài các điểm bất cập trong công tác bảo vệ
nguyên du lịch tự nhiên và có những môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển
chính sách bảo tồn hệ sinh thái cụ thể. bền vững của loại hình du lịch sinh thái.
Tập trung ưu tiên các vấn đề bảo vệ - Đầu tư công tác đào tạo nguồn nhân
môi trường, thường xuyên tuyên lực; đa dạng hóa các sản phẩm và dịch
truyền để nâng cao ý thức cộng đồng vụ du lịch; xúc tiến đầu tư và quảng bá;
và có những quy định xử phạt cụ thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về
nếu có bất kỳ hành vi phá hoại tài phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở
nguyên du lịch tự nhiên. bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài
- Cần đa dạng những sản phẩm, dịch nguyên văn hóa bản địa.
vụ du lịch tạo được những hoạt động - Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái VQG;

49 | P a g e
hấp dẫn du khách, sáng tạo thêm hạn chế tác động xấu đến cảnh quan
nhiều đặc sản độc đáo để tăng tính môi trường. Nâng cao nhận thức cộng
mới lạ và gây ấn tượng cho du khách đồng về phát triển du lịch sinh thái bền
khi nhắc đến. vững.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG NCT, ĐN

1. Đề xuất với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan
Đối với cơ quan quản lý:

- Chính phủ: điều phối chung, ban hành các chính sách xây dựng chiến lược, quy
hoạch, hỗ trợ địa phương, cộng đồng, hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng quỹ quốc gia về du
lịch sinh thái tại nơi đây.

- Chính quyền địa phương: có chính sách và định hướng lập và quản lý thực hiện
quy hoạch phát triển xây dựng cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa
bàn, cam kết và xác lập cơ chế rõ ràng đối với việc tham gia của cộng đồng, hỗ trợ phát
triển cộng đồng, kiểm tra, giám sát sự phát triển.

- Các ban quản lý khu du lịch: quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường điểm du lịch;
lập quy hoạch phát triển điểm, khu du lịch trên nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự
tham gia của cộng đồng, quản lý thực hiện nghiêm túc quy hoạch, xây dựng quy chế, quy
định rõ ràng về trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái.

50 | P a g e
- Đối với doanh nghiệp: có phương án kinh doanh phù hợp, có năng lực thật sự về
vốn và nguồn nhân lực, có cam kết trách nhiệm rõ ràng về đóng góp bảo tồn và hỗ trợ
phát triển cộng đồng, tránh việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang nằm trong danh
sách được bảo tồn để kinh doanh du lịch tham quan.

- Đối với cộng đồng địa phương: cam kết tuân thủ pháp luật, các chủ trương của
chính quyền trung ương và địa phương, chủ động tham gia vào quá trình phát triển du
lịch sinh thái từ khâu quy hoạch cho đến khâu quản lý vận hành khu du lịch, có trách
nhiệm trong việc bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống địa phương, có thái độ
thân thiện, giúp đỡ khách du lịch.

- Đối với du khách: tôn trọng tập quán truyền thống văn hóa địa phương, có ý thức
trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường của điểm đến, tham gia các hoạt động hỗ trợ
đóng góp cho bảo tồn và phát triển cộng đồng tại điểm/khu du lịch. Tránh việc gây tổn
hại tới môi trường tự nhiên tại đây cam kết tất cả các hành vi trong quá trình tham quan
hoàn toàn không gây hại đến thiên nhiên,cảnh quan của rừng, phạt nặng đối với những
trường hợp vi phạm.

2. Đề xuất với các doanh nghiệp du lịch đã, đang và sẽ đầu tư phát triển du lịch sinh
thái tại VQG NCT, ĐN

Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường: Đảm bảo rằng các doanh nghiệp du lịch
phát triển trong khu vực vườn quốc gia đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và tái
tạo tài nguyên. Điều này có thể bao gồm việc giới hạn số lượng du khách tham gia các
hoạt động du lịch, quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên và xử lý chất
thải một cách bền vững. Bên cạnh đó, phát triển bền vững là yếu tố được ưu tiên hàng
đầu tại Nam Cát Tiên. Nên có nhiều hoạt động trồng cây tại Nam Cát Tiên. Nói “không”
với rác thải nhựa và hạn chế tối đa các tác động đến môi trường để thiên nhiên luôn giữ
được vẻ đẹp vốn có của nó.

51 | P a g e
Đầu tư vào giáo dục và tạo việc làm cho cộng đồng địa phương: Các doanh
nghiệp du lịch có thể hỗ trợ cho việc đào tạo nhân lực địa phương và tạo ra việc làm cho
cộng đồng như hướng dẫn viên du lịch, công nhân vệ sinh môi trường, nhân viên quản lý
du lịch sinh thái, vv. Điều này giúp cộng đồng địa phương có lợi ích kinh tế từ việc phát
triển du lịch và tăng cường lòng yêu thích và bảo vệ đối với khu vực vườn quốc gia.

Tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng: Các doanh nghiệp có thể đầu tư
vào phát triển các hoạt động du lịch thú vị và du khách có trải nghiệm chân thực với thiên
nhiên tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Điều này có thể bao gồm đi bộ trong rừng, thăm
quan các vùng đầm lầy, ngắm chim, đạp xe đạp leo núi và trại ngoại,.... Sản phẩm du lịch
đa dạng sẽ thu hút đối tượng khách du lịch khác nhau và giúp du lịch sinh thái phát triển
bền vững.

Bên cạnh đó, về phía của các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp cần tuân
thủ luật pháp và quy định: Doanh nghiệp lữ hành cần tuân thủ tất cả các luật pháp và
quy định liên quan đến hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm các
quy định về quản lý rừng, quản lý tài nguyên động vật quý hiếm, xử lý chất thải và bảo
vệ động vật hoang dã và thực vật đặc hữu trong khu vực.

3. Đề xuất với người dân sở tại

Trước hết, mỗi người dân địa phương cần thực hiện tốt chủ trương, chính sách
pháp luật của nhà nước và quy định của BQL VQG trong công tác bảo vệ rừng, hệ sinh
thái động, thực vật.
Kế đến, cần chủ động tham dự các buổi tập huấn chuyên đề bảo vệ môi trường và
phát triển du lịch mà VQG, chính quyền địa phương tổ chức để hiểu hơn về công tác bảo
vệ cũng như hoạt động khai thác du lịch sinh thái.
Tiếp theo, người dân địa phương cần tích cực lắng nghe những phổ biến của VQG,
chính quyền địa phương về việc tham gia mô hình du lịch cộng đồng. Đồng thời, chủ

52 | P a g e
động đề xuất với BQL VQG Nam Cát Tiên, Đồng Nai về những phương án phát triển du
lịch sinh thái hoặc hỗ trợ tổ chức mô hình xây dựng du lịch cộng đồng, homestay.
Cuối cùng, người dân cần phải có thái độ ân cần, thân thiện trong quá trình hoạt
động du lịch để tạo ấn tượng tốt đối với du khách, tránh những hành vi thiếu văn minh.

4. Đề xuất với khách du lịch

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững để du khách có tầm nhìn rộng hơn về vấn đề này. Chúng ta có thể thực hiện bằng
nhiều hình thức như:

- Tuyên truyền bằng các bảng khẩu hiệu, bảng tuyên truyền dọc theo tuyến đường du
khách sẽ đi qua.
- Trong các tour du lịch, hướng dẫn viên nên hướng dẫn cũng như tuyên truyền về
việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho khách trước khi du khách ghé thăm
VQG NCT.
- Tuyên truyền qua các trang mạng xã hội, vì hiện nay mạng xã hội phát triển nhanh
đến chóng mặt, đây là cách để tiếp cận được nhiều người và nhanh nhất ở thời điểm hiện
tại.

Để bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững thì du khách cần có ý thức
bảo vệ môi trường, bảo vệ VQG NCT. Không xả rác bừa bãi, đặc biệt là rác thải nhựa,
không đốt lửa trong rừng để nấu thức ăn, hạn chế sử dụng chai nhựa, túi nhựa,.. thay vào
đó là các loại dế tái chế hơn.

Du khách khi đi trong rừng không nên quá ồn ào hoặc tổ chức ca hát khi đi picnic
hoặc cắm trại,... làm ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến các loài thực vật đang sống ở đây.

Du khách không nên bẻ cành cây, nhỏ cỏ, ngắt hoa,... trong VQG NCT. Vì như thế
sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động thực vật nơi đây đồng thời cũng
làm mất đi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp vốn có của VQG NCT.

53 | P a g e
Ở VQG NCT du khách nên sử dụng xe đạp hoặc xe điện, không nên sử dụng các
loại phương tiện khách để tránh gây ô nhiễm chất thải khí do phương tiện đó thải ra. Du
khách không nên yêu cầu ăn những món ăn được chế biến từ những loài động thực vật
quý hiếm.

C. KẾT LUẬN 1
VQG NCT, ĐN cũng như toàn bộ hệ thống VQG CT là một trong những khu
VQG có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong hệ sinh thái của Việt Nam nói riêng và của thế
giới nói chung bởi tính đa dạng sinh học, cảnh quan đẹp, hấp dẫn, thổ nhưỡng hiếm có và
sự giàu có cả về tài nguyên tự nhiên lẫn tài nguyên văn hóa. Cùng với xu hướng chung
của cả nước về đẩy mạnh du lịch sinh thái, VQG NCT, ĐN đang ngày càng khẳng định
mình nhiều hơn trong bản đồ du lịch chung của cả nước tuy nhiên trong quá trình phát
triển cũng gặp không ít khó khăn và hạn chế. Mặc dù vậy, để nhìn nhận một cách có
chiều sâu, chúng ta thấy để có thể vực dậy ngành du lịch và loại hình du lịch sinh thái tại
VQG NCT, ĐN không phải là một chuyện ngắn hạn, bởi bên cạnh những cơ hội, những
điểm mạnh vốn có thì cũng cần phải có những toan tính, chiến lược đúng đắn để phát
triển được ổn định, lâu dài, từ đó dễ dàng hơn trong việc ứng phó trước điểm hạn chế và
thách thức về vấn đề môi trường, văn hóa xã hội, kinh tế đang hiện hữu. Muốn phát triển
được thì phải tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; hạn chế điểm
yếu và ngăn chặn các thách thức. Nói rõ hơn đó chính phải cần phải có sự chung tay từ
chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan, các người dân bản địa, các doanh
nghiệp du lịch và cả khách du lịch để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, tận dụng môi
trường tự nhiên, văn hóa bản xứ vừa bảo tồn hệ sinh thái một cách bền vững, có khoa
học. Chắc chắn rằng khi đảm bảo được trạng thái cân bằng của hai vấn đề nắm bắt cơ hội
đầu tư du lịch và công tác tôn tạo môi trường thì VQG NCT, ĐN sẽ trở thành một trong
những điểm du lịch sinh thái thu hút đông đảo khách du lịch nhất và xứng đáng với
những giá trị mà nó đang mang trong mình.

54 | P a g e
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Admin C. (2022b, January 14). “DU LỊCH XANH” – HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN - TRUNG TÂM BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN VÀ. TRUNG TÂM BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN.
https://ccd.org.vn/chia-se-kinh-nghiem-va-mo-hinh/du-lich-xanh-tai-vuon-quoc-
gia-cat-tien/
[2] Báo Thanh Niên. (2018, May 20). Rừng quốc gia Nam Cát Tiên tuyệt đẹp qua góc
máy Flycam [Video]. YouTube. https://www.youtube.com/watch?
v=B4toLINCEmE
[3] Chiến H. A. (2019, September 12). Lo ngại Vườn quốc gia Cát Tiên bị xâm phạm.
Báo Lao Động. https://laodong.vn/xa-hoi/lo-ngai-vuon-quoc-gia-cat-tien-bi-xam-
pham-754022.ldo
[4] Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Tgroup. (n.d.). Du lịch bền vững: Tổng
quan tài liệu về khung lí thuyết và ứng dụng. TGROUP Du Lịch Thông Minh
SMARTOURISM. https://tgroup.vn/science-tourism/du-lich-ben-vung-tong-quan-
tai-lieu-ve-khung-li-thuyet-va-ung-dung
[5] Du Lịch Hữu Nghị C. T. C. P. G. &. (n.d.). VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊNDu
Lịch Hữu Nghi - thuê xe - du lịch. VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊNDu Lịch

55 | P a g e
Hữu Nghi - Thuê Xe - Du Lịch.
https://www.dulichcongdoangiaoductphcm.com/thong-tin-du-lich/vuon-quoc-gia-
nam-cat-tien-503.html
[6] Dương L. S. N. V. (2022, October 16). Môi trường là gì? Các chức năng và vai trò
của môi trường? Luật Dương Gia. https://luatduonggia.vn/moi-truong-la-gi-cac-
chuc-nang-va-vai-tro-quan-trong-cua-moi-truong
[7] Hoàng N. Q. (2023, October 6). Mô hình SWOT là gì? Cách phân tích SWOT hiệu
quả PMA - Professional Management Academy. https://pma.edu.vn/blogs/mo-
hinh-swot-la-gi
[8] Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại một sốvườn quốc gia và Khu Bảo. (2022,
August 30). Tài Liệu Tham Khảo - Tailieuthamkhao.com.
https://tailieuthamkhao.com/nghien-cuu-tiem-nang-thuc-trang-va-de-xuat-giai-
phap-phat-trien-du-lich-3-34964
[9] LawNet, N. P. T. N. H. H.-. Đ. P. L. T. C. T. (n.d.). Tiêu chí xác định vườn quốc gia
mới nhất. Ngân Hàng Hỏi - Đáp Pháp Luật. https://lawnet.vn/ngan-hang-phap-
luat/tu-van-phap-luat/tai-nguyen--moi-truong/tieu-chi-xac-dinh-vuon-quoc-gia-
moi-nhat
[9] Luận văn Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên – tỉnh
Đồng Nai - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp. (n.d.).
https://luanvan.co/luan-van/luan-van-phat-trien-du-lich-cong-dong-o-khu-vuc-
vuon-quoc-gia-cat-tien-tinh-dong-nai-67587/
[10] (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn quốc gia cát tiên
tỉnh đồng nai. (n.d.). https://123docz.net/document/10803064-luan-van-thac-si-
phat-trien-du-lich-cong-dong-o-khu-vuc-vuon-quoc-gia-cat-tien-tinh-dong-nai.htm
[11] TaiLieu.VN. (n.d.). Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại
vườn quốc gia Cát Tiên. https://tailieu.vn/doc/phan-tich-mot-so-tac-dong-cua-
hoat-dong-du-lich-sinh-thai-tai-vuon-quoc-gia-cat-tien-2318072.html

56 | P a g e
[12] Mytour.Vn, & Mytour.Vn. (2023, April 6). Vườn Quốc gia Cát Tiên - Điểm đến thú
vị. Mytour Blog. https://blog.mytour.vn/bai-viet/vuon-quoc-gia-cat-tien-diem-den-
thu-vi.html
[13] Nai T. T. M. Đ. (2022, October 21). Phục hồi “khu phố Tây” giữa rừng quốc gia
Nam Cát Tiên. Tạp Chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/phuc-hoi-khu-pho-
tay-giua-rung-quoc-gia-nam-cat-tien.html
[14] Nam, B. V. (n.d.). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam - Chuyên trang di sản
xanh. Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin - Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch.
http://disanxanh.cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=62870&sitepageid=89
[15] Nam H. (2022b, May 21). Vườn quốc gia Cát Tiên hướng đến phát triển bền vững.
Báo Nông Nghiệp Việt Nam. https://nongnghiep.vn/vuon-quoc-gia-cat-tien-bao-
ton-da-dang-sinh-hoc-huong-den-phat-trien-ben-vung-d323523.html
[16] Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar Bàu Sấu - Vườn quốc gia Cát
Tiên - Tài liệu, tai lieu. (n.d.). https://tai-lieu.com/tai-lieu/phat-trien-du-lich-sinh-
thai-ben-vung-tai-khu-ramsar-bau-sau-vuon-quoc-gia-cat-tien-61784/
[17] Pv. (2023c, August 7). Khám phá những điều thú vị tại Nam Cát Tiên. Báo Đắk
Nông Điện Tử. https://baodaknong.vn/kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-tai-nam-cat-
tien-158541.html
[18] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Du lịch Việt Nam 2017.
[19] Quy hoạch bài bản để phát triển du lịch bền vững. (n.d.). Báo Đồng Nai Điện Tử.
https://baodongnai.com.vn/tieu-diem/202103/quy-hoach-bai-ban-de-phat-trien-du-
lich-ben-vung
[20] TS Trần Văn Thông (2018). Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
[21] Trần Đức Thanh (2008). Đại cương khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.
[22] Trị, B. Q. (2023b). Chuyển đổi số ngành Du lịch Việt Nam hậu Covid-19. Trang
Ngoại Giao Kinh Tế. https://ngkt.mofa.gov.vn
[23] VamVo.com. (n.d.). Vườn quốc gia Cát Tiên - Du lịch Đồng Nai. © 2012 - 2023 By.
https://www.vamvo.com/VuonQuocGiaCatTienDongNai.aspx

57 | P a g e
[24] VQG Cát Tiên. (2023, June 29). Trang chủ - VQG Cát Tiên.
https://cattiennationalpark.com.vn
[25] VTV24. (2018, December 22). Khám phá rừng quốc gia Nam Cát Tiên | VTV24
[Video]. YouTube. https://www.youtube.com/watch?v=t0rOthlf4uA
[26] Wikiwand - Vườn quốc gia Cát Tiên. (n.d.). Wikiwand. https://www.wikiwand.com

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ TRONG NHÓM

ĐIỂM
STT THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ
1 Nguyễn Ngọc Tú Hảo - Phương pháp nghiên cứu
- Khái niệm về Vườn Quốc Gia? Điều kiện và nguyên tắc
thành lập 1 VQG. Tổng quan về VQG NAM CÁT TIÊN
ĐỒNG NAI
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG
NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI
- Cơ hội để trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG
NCT. Thách thức trong việc vừa phát triển du lịch sinh

58 | P a g e
thái vừa đảm bảo phát triển bền vững tại VQG NCT.
- Đề xuất đối với khách du lịch
- Làm bìa, viết lời cảm ơn, làm danh mục viết tắt.
- Lý do chọn đề tài.
- Khái niệm môi trường là gì? khái niệm du lịch là gì?
- Khái niệm SWOT và vai trò của phân tích SWOT
- Thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái dưới góc
nhìn du lịch bền vững tại VQG Nam Cát Tiên
- Điểm yếu trong phát triển du lịch sinh thái dưới góc
nhìn du lịch bền vững tại VQG NCT, ĐN.
- VIẾT KẾT LUẬN, LÀM DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO.
- TỔNG HỢP WORK, thêm nhận xét, góp ý, nhắc nhở
bổ sung cho nội dung toàn bài.
2 Trần Đức Huy - Làm mục lục, viết báo cáo.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
- Khái niệm tài nguyên du lịch là gì? du lịch sinh thái là
gì? nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững.
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG
NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI
- Trụ cột Kinh tế
- PHÂN TÍCH SWOT
- Đề xuất với chính quyền địa phương và các cơ quan có
liên quan
3 Thạch Hoàng Khang
4 Nguyễn Thanh Thảo - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về du lịch bề vững? khái niệm phát triển du

59 | P a g e
lịch bền vững? ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững.
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG
NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI
- Trụ cột Văn hóa - xã hội
- PHÂN TÍCH SWOT
- Đề xuất với người dân sở tại
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Tổng quan chung về VQG NCT. Tổng quan về VQG
NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI.
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DƯỚI GÓC ĐỘ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG
NAM CÁT TIÊN ĐỒNG NAI
- Trụ cột Môi trường
- PHÂN TÍCH SWOT
- Đề xuất với các doanh nghiệp du lịch đã, đang và sẽ
đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại VQG NCT
5 Nguyễn Anh Thư

60 | P a g e

You might also like