Báo Cáo Thdlty

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HỒ CHÍ MINH

MÔN: THỰC HÀNH DƯỢC LÝ THÚ Y


LỚP: 20DTYA1
NHÓM
1/ LÊ NGUYỄN TƯỜNG VI
2/ NGÔ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
3/ TRẦN NGUYỄN BẢO NGÂN
4/ NGUYỄN QUANG HUY
KHÁNG SINH
 Các nhóm kháng sinh

Tên nhóm KS Phân nhóm Tác dụng trên VK


Nhiều loại KS có tác dụng
Các penicillin
trên Gram (-), (+), phổ
Các cephalosporin
rộng/hẹp (tùy loại) -lactam
-lactam Các carbapenem
inhibitor (không có hoạt tính
Monobactam
kháng khuẩn nhưng ức chế
Βeta-lactam inhibitor
-lactamase do VK tiết ra).

Phối hợp trên nhiễm trùng


Gram (-), sử dụng
Aminoglycosid gentamycin với tác động
synergic (đồng vận) trên VK
gram (+).
Gram (+), Vk không điển
Macrolide
hình.
Gram (-), nhiễm khuẩn tiết
Quinolon Thế hệ 1, 2, 3, 4 niệu, nhiễm khuẩn hô hấp, kỵ
khí, không điển hình…
Vancomycin dùng trên Gram
Glycopeptid (vancomycin,
(+), daptomycin dùng trên
teicoplanin)
Peptid Gram (+) đa kháng.
Polypeptid (colistin)
Colistin dùng trên Gram (-)
Lipopeptid (daptomycin)
đa kháng.
 Phân loại theo khả năng diệt khuẩn

Kháng sinh tĩnh khuẩn Kháng sinh sát khuẩn


Nhóm Tetracyclines Nhóm -lactames
Nhóm Phenicol Nhóm Aminoglycosides
Nhóm Macrolides Nhóm Polypeptides
Nhóm Sulfamides Nhóm Quinolones
Nhóm Diaminopyrimidines Nhóm Sulfa + Diaminopyrimidines
Nhóm Nitroimidazoles

 Phân loại nhóm vi khuẩn gây bệnh

Gram âm (-) Gram dương (+)


Thương hàn – Salmonella Clostridium spp
E.coli Staphylococcus
Pasreurella spp Streptococcus
Haemophillus
Mycoplasma
CRD Mycoplasma M.galisepticum
Viêm khớp gia cầm Mycoplasma M.synoviae
Viêm xoang mũi vịt Mycoplasma Mycoplasma

 Sơ đồ tổng quát + phối hợp kháng sinh

1/ NHÓM -LACTAM (Sát khuẩn)


 Vị trí tác động: vách tế bào VK
 Penicillin:
 A (Ampicillin, Amoxicillin): cầu khuẩn (+), trực khuẩn (+) ưa khí và 1 số trực
khuẩn (-), không kháng được penicillinase.
o Ampicillin
 Hấp thu: IM, SC, PO < 40%
 Phân bố: mô, sữa, không qua hàng rào máu não
 Không chuyển hoá
 Bài thải: thải nguyên dạng qua nước tiểu (75%), mật (20%)
 Công dụng: trị viêm phổi, tụ huyết trùng, viêm vú, tử cung, viêm ruột tiêu
chảy do E.coli, Clostridium, nhiễm trùng vết thương trên trâu, bò, heo, dê, cừu,
gia cầm.

Ampicillin
o Amoxicillin
 Hấp thu: PO > 90%, IM, SC, IV
 Phân bố: mô và dịch cơ thể
 Chuyển hoá: gan
 Bài thải: nguyên dạng qua nước tiểu (60%), phân
 Chỉ định: nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng, miệng, tiết niệu – sinh dục, tiêu
hoá, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn da do các VK nhạy cảm, viêm màng
não do H.influenzae. Ưu tiên trị vết thương, nhiễm trùng răng, tử cung và
đường tiết niệu ở chó, mèo.

Amoxicillin
 M (Methicillin, Oxacillin, Cloxacillin, Floxacillin, Dicloxacilin): cầu khuẩn
gram (+), trực khuẩn gram (+) ưa khí, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn (leptospira) và
VK kị khí, đặc biệt tốt ở tụ cầu tiết penicillinase (tụ cầu vàng), kháng penicillinase.
o Hấp thu: meticillin bị huỷ bỏi acid dịch vị nên chỉ dùng đường tiêm (IM hoặc
IV), các thuốc khác bền trong môi trường acid  đường uống và tiêm.
o Chỉ định: điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu tiết penicillinase gây bệnh ở tai, mũi,
họng, hệ niệu – sinh dục, da, xương, mô mềm, viêm vú,…
 G: cầu khuẩn gram (+), trực khuẩn gram (+) ưa khí, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn
(leptospira) và VK kị khí. Bị thuỷ giải bởi penicillinase.
o Hấp thu: không PO do bị dịch vị phá huỷ, IM
o Phân bố: mô, nhau thai, sữa, khó thấm vào xương và não
o Không chuyển hoá
o Bài thải: ở thận dạng còn hoạt tính
o Chỉ định: trị nhiễm khuẩn do liên cầu, phế cầu, tụ cầu như viêm khớp cấp,
nhiễm khuẩn hô hấp, viêm nội tâm mạc cấp và bán cấp, nhiễm khuẩn huyết,
bệnh do Corynebacteria, do Listeria spp. trên trâu, bò, heo.
o Chống chỉ định: Không dùng cho thỏ (đường uống), chuột Hamster.

Penicillin G
o Tương tác thuốc
 Hiệp lực: aminoglycoside (streptomycin, gentamycin,…); chất ức chế -
lactamase (acid clavulanic + amoxicillin).
 Đối kháng: các KS kìm khuẩn như tetracycline, macrolide.
 V: tương tự penicillin G nhưng không bị dịch vị phá huỷ, hấp thu tốt ở tá trang và
phân phối hầu hết các cơ quan, thường dùng trong nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình.
 Cephalosporin
 Thế hệ 1 (cefadroxil, cefalexin, cefalotin, cefapirin): cầu khuẩn gram (+), trực
khuẩn gram (+), 1 số trực khuẩn (-).
o Hấp thu: PO, IM, SC tốt
o Chỉ định: nhiễm khuẩn hô hấp, mô mềm, da do khuẩn (+), tụ cầu kháng
penicillin G, nhiễm khuẩn do trực khuẩn (-) ưa khí gây bệnh SD – TN.
 Thế hệ 2 (cefanandole, cefoxitin): trực khuẩn gram (-) ưa khí, mạnh hơn TH 1,
kháng được cephalosporinase.
o Hấp thu: đường uống và tiêm
o Chỉ định: nhiễm trực khuẩn (-) ưa khí ở SD – TN, tiêu hoá, hô hấp, mô
 Thế hệ 3 (ceftiofar, cefoperazone, ceftriaxone): kém TH 1 trên cầu khuẩn gram
(+), mạnh hơn TH 2 trên trự khuẩn (-) ưa khí.
o Hấp thu: chủ yếu dùng đường tiêm
o Chỉ định: nhiễm trực khuẩn (-) ưa khí ở SD – TN, tiêu hoá, máu, não.
Ceftriaxone
 Hấp thu: IM
 Phân bố: mô
 Bài thải: nước tiểu
 Công dụng: Trị ho, viêm màng phổi, viêm phổi cấp tính, tụ huyết trùng, viêm
màng não, viêm tử cung, viêm thận, viêm khớp, viêm da và điều trị bệnh kế
phát của những bệnh do virus như: heo tai xanh (PRRS), bệnh lở mồm lông
móng (FMD)…
Ceftriaxone
 Độc tính dị ứng và hư thận khi phối hợp với aminoglycoside.
 Có thể bị vô hoạt bởi nhóm enzyme -lactamases, các cephalosporinase.
2/ NHÓM AMINOGLYCOSIDES (Sát khuẩn)
 Vị trí tác động: tiểu phần 30S, ức chế quá trình tổng hợp protein.
 Phân loại:

Tự nhiên Bán tổng hợp


Streptomycin Amikacin
Gentamicin Dibekacin
Tobramycin Netilmycin
Kanamycin Framycetin
Cấu trúc tương tự - non FDA
Neomycin
Spectinomycin

 Phổ KK: rộng, mạnh trên gram (-) hiếu khí, Mycobacteria và yếu trên gram (+),
không tác động VK kỵ khí.
 Hấp thu: IM, IV, hấp thu qua PO kém, thuốc  máu  dịch màng tim, màng
bụng, màng phổi, màng hoạt dịch và dịch apxe,…; không vào được trong tế bào,
hệ thần kinh trung ương và mắt.
 Phân bố: dịch cơ thể như dịch màng tim, màng bụng, màng phổi,…
 Chuyển hoá: không bị chuyển hoá qua gan
 Bài thải: dạng còn hoạt tính ở ống thận, nước tiểu
 Tương tác thuốc
o Hiệp lực: với -lactam, quinolone (gentamicin + flumequin), polypeptide
(neomycin + colistin).
o Đặc biệt spectinomycin trị viêm đường hô hấp trên gia cầm do Mycoplasma
gây ra.
o Đối kháng: amphotericin B, acyclovir, bacitracin, methoxyfurane, polymycin
B, vacomycin, thuốc lợi tiểu furosemide, mannitol, urea.
 Neomycin làm giảm hấp thu khi phối hợp với penicillin V (PO), thuốc có
chứa digitalis, vitamin K.
 Spectinomycin đối kháng với chloramphenicol và tetracycline.
 Độc tính: tổn thương dây thần kinh số 8 (không phục hồi)  gây điếc, mãn tính
do ái lực đối với tế bào mô thận và tai trong gây ù tai, điếc, suy yếu thận (hạn chế
dùng cho chó, mèo có vấn đề về thận). Độc tính ở tai có thể nặng lên nếu dùng
chung với thuốc lợi tiểu nhất là furosemide và ethacrynic acid. Không dùng
aminoglycosides cho thú săn
o Gentamicin: dùng phổ biến ở chó, mèo, điều trị nhiễm trùng tiết niệu, hô hấp,
tiêu hoá, da và mô mềm, mắt và tai. Ưu tiên khi viêm kết mạc mắt, cấp tại chỗ.
o Streptomycin: điều trị bệnh do Leptospira spp. Cho trâu, bò, cừu, heo;
Campylobacter spp. và Actinobacillus trên trâu, bò, ngựa…phối hợp với
penicillin điều trị bệnh do staphylococci và streptococci như viêm vú bò, viêm
da ở heo, dấu son heo. Ít dùng cho chó và gia cầm, không được dùng trên mèo.
Gentamicin
o Kanamycin: điều trị viêm phổi, viêm thanh phế quản, tụ huyết trùng, viêm ruột
tiêu chảy, tiêu chảy phân trắng và các trường hợp loạn khuẩn đường ruột ở gia
súc, gia cầm. kết hợp với penicillin hoặc spectinomycin để bơm vào nhũ tuyến
trong điều trị viêm vú bò; viêm tai do Moraxella bovis.

Kanamycin

o Neomycin: nhiễm trùng đường tiêu hóa, vết thường hoặc da ở trâu, bò, dê, cừu,
heo, gia cầm, viêm tai ở chó, mèo; viêm phổi do Rhodococcus equi ở ngựa.
o Apramycin thường dùng đường uống, đôi khi đường tiêm: viêm ruột do E.coli,
Salmonella spp., Serpulina gây ra cho heo con.

Apramycin
o Spectinomycin viêm phổi do Actinobaccillus pleuropneumoniae, Mycoplasma
spp.; nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết do E.coli và Salmonella
spp.; nhiễm trùng đường hô hấp do các vi khuẩn (-).
3/ NHÓM POLYPEPTIDES (Sát khuẩn)
 Cơ chế tác động: Màng tế bào VK và thành TB
 Phổ KK:

Kháng sinh Tác động

Colistin và polymyxin B Sát khuẩn gram (-)

Bacitracin và tyrothricin Sát khuẩn Gram (+)

Colistin Xáo trộn màng ngoài TB VK gram (-)


Colistin sulfomethate

 Hấp thu: PO không hấp thu, hấp thu qua đường tiêm SC, IM, IV.
 Phân bố: ngoại bào (gan, thận, phổi, cơ), tồn trữ ở thận
 Không chuyển hoá ở gan
 Bài thải: nước tiểu (90%), PO  ống tiêu hoá  phân.
o Chỉ định: do độc tính cao đối với cơ thể động vật hữu nhũ nên các kháng sinh
này chủ yếu được dùng với mục đích trị nhiễm khuẩn tại chỗ.
 Colistin: dùng trị tiêu chảy, viêm ruột do E. coli, Salmonella spp. gây ra
trên trâu, bò, heo, gà.
 Polymyxin: trị tiêu chảy, nhiễm trùng mắt và tử cung, viêm vú do coliform,
Pseudomonas spp, Klebsiella spp, Proteus spp.… trên trâu, bò, heo, chó,
mèo,…
 Bacitracin: chỉ dùng đường uống với mục đích kích thích tăng trọng (bột
trộn thức ăn), hoặc trị nhiễm trùng tại chỗ (thuốc mỡ mắt, tai, da trên chó
mèo), phòng Clostridium perfingens gà, heo.
 Độc tính:
o Dùng đường tiêm, các polymyxin có thể gây độc tính trên thận (tụ niệu, huyết
niệu do gây hư hại cầu thận và ống thận), hệ thần kinh cơ (hôn mê, mất điều
hoà vận động, tê cơ miệng, khó thở).
o Colistin ít độc hơn polymyxin B
 Tương tác thuốc:
o Hiệp lực: penicillin, aminoglycoside, tetracycline, sulphonamides, chất kelate
hoá như EDTA và các chất tẩy rửa có tính cation như chlohexidine.
o Hoạt tính sát khuẩn của Bacitracin đòi hỏi có sự hiện diện của kim loại như Zn.
Polymyxin B: 5 mg/kg (PO/12h) trị tiêu chảy cho bê nghé hoặc 2,5 mg/kgP
(IM/12h) trị viêm vú do coliform ở bò.
Chỉ trong nhiễm độc nội độc tố (endotoxemia) ở ngựa, tiêm tĩnh mạch chậm
polymyxin B với liều 0,6 mg/kg/ ngày được khuyến cáo.
Ở chó mèo, kết hợp polymyxin với chlorhexidine hoặc EDTA trong các nhiễm
trùng tại chỗ do Pseudomonas.
Colistin sulfate được dùng với liều 10 mg/kgP (PO/6h).
Colistimethate được sử dụng ở liều 3 mg/kg (IM/12h).
Bacitracin 50 ppm phòng Clostridium perfringens ở gà

Colistin
4/ NHÓM QUINOLONE (Sát khuẩn)
 Cơ chế tác động: ức chế DNA gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn
 Thế hệ I (acid Nalidixic, Cinoxacin): gram (-), nhạy cảm vs VK đường ruột, không
tác dụng trên Pseudomonas.
o Flumequin
o Hấp thu: PO tốt, IM
o Công dụng:
 Đối với gia cầm: Bạch lỵ, thương hàn, khẹc và bại liệt thủy cầm do Salmonella
spp. Phân xanh do E.coli, phân nhớt, vàng xanh do Gumboro bội nhiễm E.coli.
Viêm ruột hoại tử do Staphylococcus, Clostridium, Pseudomonas. Sổ mũi
truyền nhiễm (sưng phù đầu gia cầm - CI) do Haemophylus.
 Đối với lợn và gia súc: Điều trị các bệnh tiêu chảy, phân vàng, xám, phân màu
bùn.
 Thế hệ II (Norfloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin): phổ rộng gram (-) kể cả
Pseudomonas aeruginosa và một số (+) như Staphyllococcus aureus. VK không điển
hình Mycoplasma.
o Norfloxacin (Quinolone thế hệ II)
 Chỉ định: Dùng để trị nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc trị E.coli, tụ huyết
trùng, phó thương hàn, bệnh Hô hấp phức hợp APP, Leptospira…
 Hấp thu nhanh, thải trừ chậm và không gây sốc hay choáng phản vệ.
 Hấp thu: IM, trộn cùng thức ăn
 Khuyến cáo không dùng cho thú mang thai, gia súc non vẫn có thể dùng được
trong trường hợp cấp.
 Bài thải: dạng còn nguyên hoạt tính qua nước tiểu, nhưng không gây độc với thận.
 Quinolon đường uống và đường tĩnh mạch là những kháng sinh ưu tiền trong điều
trị tiêu chảy do các vi khuẩn E. Coli, Samonella.
 Riêng Ciprofloxacin đường uống trong phác đồ điều trị tiêu chảy Shigella
 Thế hệ III (Levofloxacin, Sparfloxacin, Moxifloxacin): phổ rộng gram (-) và một
số VK Gram (+), vi khuẩn penicillin. Phổ mở rộng trên vi khuẩn không điển hình.
o Enrofloxacin
 Hấp thu: PO, IM, IV, SC
 Phân bố: phổi và dịch não tủy, tế bào da
 Chuyển hoá: gan
 Chỉ định: Trị tụ huyết trùng, thương hàn, viêm phổi, viêm khớp, tiêu chảy do
E. coli, Salmonella, nhiễm trùng máu do E. coli, nhiễm trùng tuyến tiền liệt ở
chó mèo, viêm teo mũi truyền nhiễm, trên trâu, bò, bê, nghé, heo, gà, vịt.
 Tương tác thuốc
o Hiệp lực:
 Beta-lactam (ciprofloxacin + azlocillin, levofloxacin + oxacillin: điều trị
Staphylococcusaureus)
 Aminoglycoside (ciprofloxacin + amikacin: điều trị Pseudomonasaeruginosa)
 Cindamycin, metronidazole trị nhiễm trùng kị khí
o Đối kháng:
 Chloramphenicol, rifampincin
 Nitrofuran tăng độc tính, nguy cơ rối loạn thần kinh
 Thuốc kháng acid, bao ruột (có chứa Fe3+ hoặc Al3+): giảm hấp thu
 Ức chế chuyển hóa theophylline, caffein  kéo dài thời gian thuốc này trong
huyết thanh và tăng nguy cơ độc tính.
 Độc tính: rối loạn phát triển xương, sỏi thận, sảy thai,…
5/ NHÓM TETRACYCLINES (Tĩnh khuẩn)
 Cơ chế tác động: ức chế tổng hợp protein
 Gồm: Tetracycline, chlotetracycline, oxytetracycline, doxycycline
 Phổ kháng khuẩn: rộng trên (+) kể cả kị khí (+), (-) rộng, dùng như kháng sinh
điều trị VK nội bào như: Mycophasma, Ricketsia, Chlamydia,…
 Hấp thu: PO, SC, IM, IV
 Phân bố: nội bào lẫn ngoại bào, phổi, màng phổi, tim, gan, thận, lách, mắt, tuyến
nước bọt. Tồn trữ ở xương, răng.
 Chuyển hoá: gan, thận, nhũ tuyến.
 Bài thải: PO  phân (40%), nước tiểu, sữa.
 Chỉ định:
o Nhiễm trùng: máu, đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hoá, mắt, da, tai do VK nhạy
cảm gây ra.
o Borrelia, Brucella, Chlamidia, Leptospira, Ehrlichia,…
o Doxycycline và minocycline trị nhiễm trùng ở tuyến protate
o Dùng trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng + liệu trình dài
 Độc tính:
o Rối loạn tiêu hoá, rối loạn quá trình lên men ở dạ cỏ
o Bội nhiễm nấm mốc, thiếu VTM B, K khi dùng lâu dài
o Đổi màu men răng, chậm phát triển xương  chống chỉ định ở thú mang thai,
thú non.
o Tổn thương da khi tiếp xúc vs ánh sáng.
 Tương tác thuốc:
o Hiệp lực: macrolide, chloramphenicol, sulphonamide
 Doxycycline với rifampicin hoặc streptomycin để trị bệnh do Brucella.
 Doxycycline cũng hiệp lực với pyrimethamine trong điều trị toxoplasmosis.
 Với các polymyxin có thể có tác dụng hiệp đồng do tăng hấp thu tetracyclines
vào tế bào.
o Đối kháng:
 β-Lactam, aminoglycoside, polypeptides
 Giảm hấp thu khi dùng chất có chứa cation hóa trị II, III hoặc NaHCO3,
kaolin, pectin, bismuth subsalicylate.
 Tetracycline làm  độc tính của methoxyflurane,  tác dụng kháng đông máu
của warfarin,  tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của theophylline.
6/ NHÓM PHENICOL (Tĩnh khuẩn trừ Hemophilus, Pasteurella)
 Cơ chế tác động: gắn với tiểu đơn vị 50S, ức chế tổng hợp protein
 Gồm: chloramphenicol > thiamphenicol, florfenicol

Thiamphenicol

 Phổ kháng khuẩn: rộng trên (+) và (-), VK kị thí, VK nội bào nhưng
Mycoplasma ít mẫn cảm.
 Hấp thu: PO (80 – 100%), SC, IM, IV
 Phân bố: nội lẫn ngoại bào, phổi, gan, não, sữa, tuyến prostate, mắt, nhau thai.
Tồn trữ ở tuỷ xương.
 Chuyển hoá: gan
 Bài thải: PO  phân (80%), nước tiểu (chuyển hoá flor, dạng nguyên vẹn), sữa.
 Chỉ định: Thương hàn, phó thương hàn do Salmonella, viêm màng não, viêm
thanh khí quản, viêm phổi do Haemophilus, nhiễm trùng kị khí (thay thế
metronidazol, clindamycin), nhiễm rickettsia, nhiễm trùng tuyến prostate. Chỉ định
khi dùng các KS khác không hiệu quả. Chỉ sử dụng Chloramphenicol trong các
trường hợp điều trị bệnh cho thú không sản xuất thực phẩm cho người như chó,
mèo, ngựa...
 Độc tính:
o Rối loạn tủy xương => thiếu máu bất sản.
o Hội chứng xám ở trẻ em, thú non.
o Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa).
o Xuất huyết, tử vong khi tiêm IV nhanh.
o Suy giảm miễn dịch.
o Nguy cơ ung thư ← không được tồn dư trong thực phẩm (MRL=0)
o Thiamphenicol và florfenicol ít độc hơn chloramphenicol
 Tương tác thuốc
o Hiệp lực: tetracycline
o Đối kháng:
 Các KS sát khuẩn, kháng sinh ức chế tổng hợp protein (macrolides,
lincomycin, clindamycin).
 Dùng chung với sulfamethoxypyridazin sẽ làm tổn thương gan.
 Dùng với ionophore lasalocid sẽ gây tổn thương cơ ở gà thịt.
 Chloramphenicol kéo dài tác động của pentobarbital, ketamine, xylazine,
codein, NSAID, coumarin vì làm ức chế chuyển hóa các chất này.
7/ NHÓM SULFONAMIDE VÀ DIAMINOPYRIMIDE
 Nhóm Sulfonamide (sulfamerazine, sulfadimidine (sulfamethazine), sulfathiazole,
sulfapyridine, sulfamethoxazole, sulfadiazine, sulfamethoxypyridazine,
sulfadimethoxine, sulfadoxine) (Tĩnh khuẩn)
 Vị trí tác động: ức chế quá trình chuyển Dihydrofolic acid (DHFA) thành
Tetrahydrofolic acid (THFA)
 Phổ KK: Rộng (+) và (-), Nhiều vi khuẩn Gr (-) kém nhạy cảm với sulfonamide
hoặc thu nhận đề kháng với kháng sinh này như E. coli, Klebsiella spp.,
Salmonella spp., Pasteurella spp., Haemophillus spp.
 Hấp thu: IM, PO
 Chuyển hóa: Gan, thận.
 Bài thải: phân, nước tiểu
 Phân bố: dịch ngoại bào
 Chỉ định:
o Phòng trị nhiễm trùng cục bộ hoặc toàn thân cho thú gồm viêm phổi do
o Actinobacillus trên bò, dê, cừu;
o Cầu trùng ở bê, gia cầm;
o Viêm vú ở bò; viêm tử cung do các vi khuẩn mẫn cảm;
o Viêm ruột tiêu chảy (chronic colitis) (sulfasalazine);
o Nhiễm trùng đường hô hấp; nhiễm trùng tiết niệu ở chó,
o Viêm da (dùng dapsone - diaminodiphenilsulfone),
o Viêm tai trên chó mèo (sulfadiazine);
o Viêm khớp và viêm teo xoang mũi ở heo (phối hợp với chlortetracycline)
o Toxoplasmosis (sulfamethazine + pyrimethamine)
o Viêm ruột nhiễm trùng huyết do clostridia (sulfonamide + chlortetracycline) ở
cừu.
o Bệnh cầu trùng trên gà
 Độc tính:
o Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng ở chó (Doberman) 3-10 n sulfadiazine-
trimethoprim: viêm khớp không nhiễm trùng, viêm võng mạc (sulfadiazine và
sulfasalazine), sừng hóa giác mạc (↓ tiết nước mắt ở chó), nổi ban/ mụn trên
da, thoái dưỡng cơ, liệt, thay đổi dáng đi.
o Sạn thận (tinh thể ở ống góp), tiểu ra máu, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường
ruột, hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây thiếu vitamin nhóm B, K (→ thiếu máu, chảy
máu). Sulfaquinoxalin có thể làm giảm prothombin máu do ức chế vitamin K
reductase. Trứng không vỏ/ vỏ mỏng, heo nái ở thai kỳ cuối: giảm số con / heo
con yếu ớt (sulfadimethoxine/ormetoprim)
 Tương tác thuốc:
o Hiệp lực: Bội tăng với nhóm diaminopyrimidin với tỉ lệ 5:1
(sulfamethoxazole: trimethoprim) hay 3:1 (sulfaquinoxalin: trimethoprim), các

kháng sinh tĩnh khuẩn (sulfamerazine + tylosin, sulfamethazine +


chlotetracycline), pyrimethamine được chỉ định trong nhiễm toxoplasma và
một số protozoa.
Hỗn hợp Sulfamethazine 200 mg và Trimethoprim 40 mg
o Đối kháng:
 Penicillin G không đối kháng với sulfonamide nhưng procain trong procain
penicillin tương tự PABA sẽ trở nên đối kháng với tác động của sulfonamide
 Thuốc giảm acid dạ dày có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của sulfonamide
 Sulfonamide/ trimethorpim có thể kéo dài thời gian đông máu ở con bệnh
dùng chất kháng đông coumarin (warfarin).
 Nhóm Diaminopyrimide (trimethoprim, pyrimethamin, diaveridin, ormethoprim,
aditoprim) (Tĩnh khuẩn khi dùng một mình; sự phối hợp với sulfonamide cho tác
động sát khuẩn).

Sulfamethoxazole + Trimethoprim
 Hấp thu: PO, IM, IV, SC
 Chuyển hoá: gan, thận
 Phân bố: nội bào, phổi, gan, xương
 Bài thải: phân, nước tiểu, sữa
 Phổ KK: Rộng, chống vi khuẩn (+), (-) hiếu khí
 Chỉ định:
o Rất ít khi được dùng đơn độc do sự gia tăng tính đề kháng
o Phối hợp với sulfonamide. Đặc biệt là nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm màng
não do Listeria monocytogenes (ở người) hoặc phòng viêm phổi do
Pneumocystis carinii.
o Phối hợp trong thực tế là 1:5 sẽ cho nồng độ tối đa trong huyết tương với tỉ lệ
1:20 là tỉ lệ diệt khuẩn tối ưu.
o Phối hợp này còn giúp thuốc phân tán tốt vào dịch não tủy, dịch tai giữa, phế
quản phối, tuyến tiền liệt.
8/ NHÓM LINCOSAMIDE (Tĩnh khuẩn)
 Cơ chế tác động tác động: Tiểu phần 50S của ribosome, ức chế tổng hợp protein
 Gồm: lincomycin < clindamycin
 Phổ KK: trung bình, (+), giới hạn vk (-), 1 vài vk kị khí, mycoplasma, hiệu quá vs
toxoplasma và 1 số kst máu.
 Hấp thu: PO, SC, IM và IV tốt
 Phân bố: nội bào, phổi, gan, xương, nhũ tuyến, thận
 Chuyển hoá: gan
 Bài thải: phân (80%), nước tiểu, sữa

Lincomycin
 Chỉ định:
o Lincomycin (Mycoplasma, Arcanobacteria, vi khuẩn kị khí ) + spectinomycin
(Pasteurella và Heamophilus)
o Trong điều trị bệnh trên đường hô hấp cho trâu, bò, dê, cừu, heo, gia cầm.
o Bệnh nhiễm trùng vú, tuyến prostate (clindamycin), khớp, da, vết thương và
răng miệng ở chó mèo và khỉ.
o Điều trị bệnh hồng lị trên heo tuy rằng hiệu quả kém hơn tiamulin
o Clindamycin có hiệu quả trong điều trị toxoplasmosis ở chó mèo và chỉ được
cấp phép sử dụng cho loài thú này.
o Không dùng cho ngựa và thú non.
 Độc tính:
o Gây tiêu chảy màng giả rất nặng/ tử vong ở người, ngựa, thỏ và động vật ăn cỏ
o Đặc biệt mẫn cảm là cừu, thỏ, chuột → chống chỉ định ở các đối tượng này.
o Dùng lincosamide (IV) có thể gây liệt, suy cơ tim, tổn thương gan, phát ban
hoặc mày đay.
o Kháng sinh nhóm này tương đối không độc với chó mèo
 Tương tác thuốc:
o Hiệp lực:
 Cộng hưởng với spectinomycin (tỉ lệ 2:1) trong tác động đến Mycoplasma
 Clindamycin + metronidazole => chống lại Bacteroides fragilis
o Đối kháng:
 Với macrolides hoặc chloramphenicol (invitro)
 Lincomycin bị giảm hấp thu (90%) khi dùng chung với kaoli nhưng
clindamycin không bị ảnh hưởng này.
 Lincomycin có hoạt tính phong bế thần kinh cơ => thận trọng khi dùng chung
với các chất phong bế thần kinh cơ.
9/ NHÓM MACROLIDE (kìm khuẩn ở nồng độ thấp, diệt khuẩn ở nồng độ cao)
 Cơ chế tác động: tiểu phần 50S, ức chế quá trình tổng hợp protein
 Gồm: Erythromycin, spiramycin, tylosin, tilmicosin, azithromycin,
oleandomycin và carbomycin.

Tylosin

 Phổ KK: hẹp, (+), cầu khuẩn (+) ái khí và kiềm khí
 Hấp thu: PO, tốt ruột non, IM
 Phân bố: rộng ở các cơ quan, không qua hàng rào máu não và dịch não tuỷ. Nồng
độ tập trung cao ở phổi và tai mũi họng
 Chuyển hoá: gan dưới dạng dimethyl mất tác dụng
 Bài thải: phân, nước tiểu (ít)
 Chỉ định:
o Bệnh nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm ruột do Campylobacter, viêm
phổi, viêm kết mạc và viêm kết mạc do Chlamydia, viêm phổi (do
Mycoplasma, Chlamydia, các loại viêm phổi không điển hình và cả do
Streptococcus), viêm xoang.
o Ưu tiên chỉ định các bệnh đường hô hấp (CRD, PPLO ở gia cầm, suyễn heo,
viêm phổi bê nghé).
o Tiêu chảy (hồng lị ở heo do Treponema hyodysenteria), viêm vú
(erythromycin) do lợi điểm bài thải nhanh, ít gây tồn dư trong sữa (thời gian
ngưng thuốc 36 h).

KHÁNG VIÊM
Steroid: chỉ dùng khi viêm nặng
 Tác dụng chính: kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
 Hoạt tính: bài tiết dịch nhầy, co thắt cơ trơn, phủ niêm mạc, tổn thương biểu mô
 Ức chế 3 quá trình đáp ứng miễn dịch:
o Nhận dạng kháng nguyên
o Khuếch đại và tác dụng của đáp ứng miễn dịch
 Gồm: dexamethasone, cortisol, prednison, prednisolone, bethamethasone (chỉ
dùng khi viêm nặng vì gây tổn thương thận), methylprednisolone.
Dexamethasone

Prednisolone
 Độc tính: giữ Na+, sử dụng lâu dài gây nhão cơ, giòn xương, đối với thú mang thai
gây sảy thai, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận.
 Hấp thu: PO, IM, IV
 Phân bố: khắp các cơ quan
 Chuyển hóa: gan
 Bài thải: nước tiểu

Non – steroid (NSAIDs):


 Tác dụng chính: kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, trừ nhóm para aminophenol
(paracetamol) chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau.
 Gồm: aspirin, ketoprofen, ibuprofen, diclofenac, paracetamol, dipyron (anazin),
naproxen, phenylbutazone, carprofen, flunixin meglumine, firocoxib,…
 Cơ chế tác động: ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin bằng cách ức chế enzyme
cyclooxygenase.
 Hấp thu: PO (70%)
 Phân bố: khắp cơ thể
 Chuyển hoá: gan
 Bài thải: nước tiểu
 Có thể được dùng để phòng trị bệnh tắc mạch và điều trị giun tim trên chó, bệnh
tim nở lớn và tắc động mạch trên mèo.
 Chỉ định:
o Bệnh viêm khớp
o Đau xương do ung thư.
o Đau đầu
o Đau do chấn thương hoặc viêm mô.
o Sốt
o Tắc ruột
o Cơn đau thận
o Dự phòng tắc mạch do kết tập tiểu cầu trong bệnh lý tim mạch.
 Chống chỉ định
o Loét dạ dày – tá tràng.
o Rối loạn đông máu.
o Suy gan, suy thận.
o Thú có thai.
o Dị ứng với NSAID.
 Tác dụng phụ: kích thích niêm mạc dạ dày  chảy máu, tổn thương gan, viêm
thận kẽ, tăng thời gian chảy máu, loét dạ dày, rối loạn đông máu.
 Phân loại:
o Dẫn xuất acid saliccylic: acid salicylic, methyl salicylat, natri salicylat, aspirin.
o Dẫn xuất pyrazolon: dipyron (anazine), phenylbutazon.

Anazine (dipyron)

o Dẫn xuất indol: indomatacin, sulindac


o DX phenylacetic: diclofenac, alclofenac, fentiazac
Diclofenac
o DX propionic: ibuprofen, indoprofen, pirprofen, naprofen, fenoprofen,
ketoprofen.

Ketoprofen

o DX oxicam: piroxicam (feldene), tenoxicam (tilcotil)


o DX anilin: paracetamol, phenacetin

THUỐC KHÁNG HISTAMIN


Histamin tham gia vào phản ứng viêm và có vai trò trung tâm như một chất trung gian
gây ngứa. Là một phần của phản ứng miễn dịch đối với các vi sinh gây bệnh, histamin
được giải phóng bởi tế bào bạch cầu ưa base và tế bào mast được tìm thấy trong mô liên
kết gần đó. Histamin gây dãn lòng mạch và làm tăng tính thấm của thành mạch đối với tế
bào bạch cầu và một số protein, để cho phép chúng tham gia vào tiêu diệt mầm bệnh
trong mô bị nhiễm bệnh.
Dược lực học của Histamin

Receptor Phân bố Tác dụng


H1 Cơ trơn, cơ tim, TKTW Co thắt cơ trơn, giãn mạch,
tăng tính thấm thành mạch,
kích thích tận cùng TK cảm
giác (ngứa, đau)
H2 Tế bào thành dạ dày, cơ Kích thích tiết dịch vị dạ
tim, não dày, co cơ tim
H3 TKTW: tiền synap Điều hòa sinh tổng hợp và
giải phóng Histamin
H4 Dưỡng bào Eosinophil, Thay đổi hóa hướng động
neutrophils, CD4 T cells Tb Mast và bạch cầu ái
toan và sự sản xuất
cytokins
Thuốc kháng receptor H1
o Hấp thu: nhanh sau 15-30ph, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2h và kéo
dài 3 – 6h.
o Phân bố: khắp cơ thể
o Chuyển hoá: ở gan thành chất không hoạt tính
o Bài thải: thận
 Diphenhydramine
 Tác động nhanh và kéo dài
 Có tính an thần và chống nôn → chống say xe
 Tác động gây tê → thuốc giảm ngứa
 Tác động hơi giống atropin → giảm kích ứng đường hô hấp
 Chlorpheniramine
 Tác động kháng histamine mạnh hơn diphenhydramine nhưng ít an thần hơn.
 Thường được bào chế dạng bài phân tiết dần cho đường uống để cải thiện tính chất
tác động ngắn.
 Promethazine
 Năng lực kháng histamine ở giữa diphenhydramine và chlorpheniramine.
 Ức chế TKTW mạnh nhất → chống say xe tốt.
Thuốc kháng receptor H2: cimetidine, famotidine, burinamide, nizatidine, oxmetidine,
ranitidine, metiamid
 Hấp thu tốt qua đường uống
 Thời gian bán thải (T1/2) trong 2 giờ
 Phân bố rộng: qua nhau thau và qua sữa
 Thải trừ qua nước tiểu dạng không chuyển hóa.
THUỐC LONG ĐỜM, GIẢM TIẾT DỊCH KHÍ PHẾ
QUẢN
 BROMHEXINE
 Điều trị viêm khí phế quản mãn tính, ho lâu ngày
 Thường kết hợp với kháng sinh ở nhiều dạng: tiêm, viêm, xông hơi, xịt mũi,…

 Tương tác thuốc: bromhexine + amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin


làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản.
 N – ACETYL CYTEIN
 Chỉ định:
o Ðược dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis)
(xơ nang tuyến tụy), bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế
quản cấp và mạn, và làm sạch thường quy trong mở khí quản.
o Ðược dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol.
o Ðược dùng tại chỗ trong điều trị hội chứng khô mắt kết hợp với tiết bất thường
chất nhầy.
 THEOPHYLIN
 Tính chất: bột trắng, khó tan trong nước. Muối Etylendiamin của Theophylin là
Aminophyllin lại tan tốt trong nước, sử dụng làm thuốc tiêm.
 Cơ chế: ức chế men Phosphodiesterase; ức chế giải phóng Histamin giúp phế quản
giãn.

Theophylin
 SALBUTAMOL: trường hợp hen suyễn - PO
 CLENBUTEROL
 CODEIN: Là Alkaloid của thuốc phiện – Metylmorphin – dùng để giảm ho. Trong cơ
thể, có 5 – 20% biến đổi Metyl hóa thành Morphin.
 Chống chỉ định:
o Không dùng cho mèo
o Không dùng khi bị viêm khí phế quản có nhiều dịch phân tiết
 Chỉ định: các trường hợp ho khan kéo dài, không tiết dịch.
THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ TIÊU HOÁ
 Kháng sinh điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy do vi khuẩn
Escherichia coli
 Trimethoprim/Sul (uống, tiêm), colistin.
 Neomycin, apramycin (uống),
 Amoxicillin (uống, tiêm), Amoxicillin/clavulanate (Inj)
 Cephalosporins (tiêm),
 Fluoroquinolone (uống, tiêm)
Clostridium perfringens/heo
 Penicillin (tiêm), Amoxicillin (tiêm),
 Amoxicillin/clav (tiêm),
 Tylosin (tiêm), tiamulin, lincomycin, tetracycline
Salmonella Choleraesuis
 Colistin (uống, ăn)
 Neomycin (uống, ăn), Trime/Sulfa (uống, ăn),
 Spectinomycin (uống, ăn)
 Amoxicillin (uống, tiêm), Amoxicillin/cla (tiêm), cephalosporins (tiêm),
fluoroquinolone (uống, tiêm)
Clostridium perfringens/ gà
 Sulfamide/trime
 Ampicillin, Amoxicillin
 Tylosin, tiamulin, lincomycin, tetracycline

THUỐC TRỊ KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ


Benzimidazole
 Chó: giun móc, giun tròn, giun kim
 Heo: giun lươn, giun phổi
 Trâu bò: giun đũa, giun lươn
 Albendazole: sán lá gan, sán dây

Albendazole
 Fenbendazole: giun phổi
Fenbendazole
 Avermectin: ivermectin, moxidectin, doramectin
 Chó: giun móc, giun tròn, giun tim (phòng)
 Heo: giun tròn ruột, giun phổi, ve, bọ chét, ghẻ
 Trâu bò: giun tròn, giun phổi, ve, rận, giòi
 Gia cầm: nội và ngoại kí sinh

Ivermectin
 Imidazothiazole: febantel, levamisole
 Chó mèo: febantel: giun móc, giun tròn, giun kim; levamisole: trị giun tim
 Heo: giun lươn, giun kim, giun phổi, giun kết hạt
 Trâu bò, dê cừu: giun lươn, giun phổi
Febantel + Pyratel

THUỐC BẢO VỆ NIÊM MẠC RUỘT


 Aluminum magnesium trisilicate
 Cơ chế: tạo một lớp gel sữa láng trên bề mặt niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột
và tăng độ đặc của phân (hấp thu một lượng nước lớn gấp 8 lần trọng lượng của
nó).
 Phosphate aluminum thể keo (Phosphalugel) (1-2 ml/kg, PO)
 Aluminum silicate hydrate hóa tự nhiên (Kaolin) (Mèo: 50-100mg; Chó: 100-
200mg; Trâu bò: 30g)

Kaolin + than hoạt tính


 Aluminum magnesium trisilicate
 Chỉ định: Cầm tiêu chảy, hấp phụ độc tố, chất độc ở ruột
 Chống chỉ định: dùng chung với kháng sinh nhóm tetracyclin và quinolon
 Than hoạt tính
 Chỉ định: tiêu chảy có sinh hơi, ăn không tiêu, trúng độc đường tiêu hóa.
 Liều lượng: Chó, mèo: 2 – 8 g/kg PO, cứ 8h x 3 lần. Nhai lại: 1 – 3 g/kg PO, 1g/ 3
– 5 ml H2O
 Cimetidin
 Chống phân tiết HCl và pepsin do cạnh tranh vị trí tiếp nhận H2 chống loét
 Hấp thu nhanh đường uống, 70% chuyển hóa tại gan, bài thải ở thận, t ½ = 1h
 Liều dùng: Chó: 5 – 10 mg/kg (PO) cứ 8h, 10 mg/kg, IV tiêm chậm (30 – 40p)

THUỐC NHUẬN TRÀNG, THUỐC SỔ


 Parraffin
 Chỉ định: làm mềm trơn chất chứa trong ruột, nên uống khi đói, sử dụng khi thú
nuốt lông.
 Dùng lâu ngày sẽ làm giảm hấp thu ADE.
 MgSO4 , Mg(OH)2 , Mg3(PO4)2
 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: tạo gradient đẩy nước vào lòng ruột ruột già, tăng
nhu động ruột.
 Lưu ý: cung cấp nước đầy đủ cho thú, chú ý thú bệnh thận.
 Liều lượng:
o Mèo: 2-5g
o Heo: 25-125g
o Chó: 5-25g
o Trâu bò: 250-500g
MgSO4 (Magie Sulfat)
THUỐC ỨC CHẾ NHU ĐỘNG
 Atropin
 Thuộc nhóm thuốc liệt phó giao cảm do đối kháng cạnh tranh với chất dẫn truyền
thần kinh phó giao cảm.
 Liều lượng: 0,02 – 0,04 mg/kg P, SC/IV

 Loperamide
 Là thuốc thuộc nhóm giảm đau piperidin opioid, được tổng hợp để tác động
chuyên biệt trên hệ tiêu hóa.
 Hấp thu chậm ở đường tiêu hóa, chuyển hoá hoàn toàn ở gan và bài thải theo mật
qua phân ra ngoài.
 Liều lượng: Chó: 0,08 mg/kg (PO)

THUỐC CHỐNG NÔN


 Metoclopramide (Primperan), Domperidone: thuộc nhóm Benzamin ức chế
receptor dopamine. Không qua hàng rào máu não nên tương đối an toàn.
 Liều dùng:
o Chó: 0,1 – 0,5 mg/kgP (PO, IM, SC) 0,02 mg/kgP (IV)
 Chlorpromazine, acepromazine thuộc nhóm Phenothiazine chất kháng histamine,
kháng dopaminergic, kháng cholinergic.
 Liều dùng: Chó: 0,5 – 1 mg/kgP (SC, PO)

THUỐC GÂY NÔN


 Kích thích vùng ngoại vi:
 Bơm nước ấm, nước muối, oxy già vào dạ dày ruột
 ZnSO4: 10 -30 ml PO
 Kích thích trung khu trung ương:
 Apomorphin: liều cho chó 0,05 mg/kgP SC
 Xylazin: liều cho mèo 0,05 – 1mg/kgp IM
 Chỉ định: dùng cho chó, ít dùng cho các loài gặm nhắm, thú nhai lại, để loại bỏ chất
độc
 Chống chỉ định: bị tắt nghẽn thực quản, herni, tắt ruột, hôn mê.
 Cơ chế: kích thích ngoại vi bụng và trung ươn

VITAMIN
 Nhóm vitamin tan trong dầu
VTM A (AXEROPTHOL)
 Vitamin A: A1 và A2 (3 - dehydroretinol)
 Vitamin A1: Retinal và Retinol
 Carotenoid: Carotene, cryptoxanthine
 Chức năng:
o Thành phần cấu tạo của chất cảm quang rhodopsine
o Tính chất của mô liên kết
o Ảnh hưởng đến sức tăng trưởng
o Ảnh hưởng đến sinh sản
o Thiếu A: Bệnh quáng gà, còi cọc, sinh sản kém, bệnh cầu trùng (gia cầm)
VTM D (CHOLECALCIFEROL)
 Chức năng sinh học:
 Dạng hoạt động của D3 là 1, 25 dihydroxycalciferol (dưới tác động của
parathyroid hormone)
 Gia tăng sự hấp thu calcium và phosphorus ở lớp màng nhầy ruột non.
 Gia tăng tiến trình “cốt hoá” ở xương.
 Tăng loại thải phosphorus ở thận để cân bằng Ca/P.
 Thiếu: ĐV non bị còi xương, ĐV trưởng thành bị xốp xương
VITAMIN E (TOCOPHEROL)
 Chức năng sinh học:
 Chống hiện tượng oxid hoá (antioxidase)
 Tăng cường sự hấp thu vitamin A
 Ảnh hưởng đến tiến trình sinh tinh trùng và sinh noãn bào
 Gia cầm: thoái hoá dây thần kinh
 Liên quan đến Selenium
VITAMIN K (PHYTONADIONE)
 Tác động sinh học:
o Kích thích phản ứng tổng hợp prothrombin ở gan, tham gia trong quá trình
đông máu
o K1 và K2 mất tác dụng do dicoumarol

 Nhóm Vitamin tan trong nước


VITAMIN C (ASCORBIC ACID)
 Chức năng sinh học:
o Kích thích phản ứng tổng hợp collagen (Hyp).
o Tham gia trong hệ thống oxid hoá khử (Glutathion, Cytochrome...)
o Tham gia tiến trình tổng hợp nhóm hormone sinh dục ở nang thượng thận.
VITAMIN NHÓM B
 VITAMIN B1 (THIAMINE)
o Chức năng sinh học:
 Yếu tố chống bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
 TPP là coenzyme decarboxylase (α-ketoacid - glucid)
 Thiếu: Beri
 Cá sống 10%, thiaminase phân hủy B1
 VITAMIN B2 (RIBOFLAVIN)
Chức năng sinh học: Coenzyme FMN và FAD của Dehydrogenase tham gia phản
ứng vận chuyển H+ và e- (chuỗi hô hấp mô bào)

You might also like