BỘ 80 CÂU HỎI HỘI THI BĐG 2023 kèm Thể lệ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ CÂU HỎI CUỘC THI

“Tìm hiểu kiến thức, pháp luật về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với
bạo lực trên cơ sở giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp” tỉnh Nghệ An năm 2023
(Kèm theo Thể lệ số /TL-BTC ngày /9/2023 của Ban Tổ chức Hội thi)

Câu 1. Công ước quốc tế nào quy định về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
với phụ nữ?
a) Công ước CEDAW
b) Công ước số 100 của Tổ chức Lao động Quốc tế
c) Công ước số 111 của Tổ chức Lao động Quốc tế
d) Công ước số 156 của Tổ chức Lao động Quốc tế

Câu 2. Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
a) 29/11/2006
b) 01/6/2007
c) 01/7/2007
d) 01/7/2008

Câu 3. Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm
2022 có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
a) 29/11/2022
b) 01/6/2023
c) 01/7/2023
d) 01/8/2023

Câu 4. Công ước số 100 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày
29/6/1951 (Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia) là:
a. Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một
công việc có giá trị ngang nhau
b. Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
c. Công ước về bình đẳng về cơ hội và đối xử với lao động nam và nữ: những người
lao động có trách nhiệm gia đình

Câu 5. Công ước số 111 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày
25/6/1958 (Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia) là:
a. Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công
việc có giá trị ngang nhau
b. Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
c. Công ước về bình đẳng về cơ hội và đối xử với lao động nam và nữ: những người
lao động có trách nhiệm gia đình

Câu 6. Theo Luật Bình đẳng giới, giới được hiểu như thế nào?
a. Giới chỉ đặc điểm của nam và nữ.
b. Giới chỉ đặc điểm, vị trí của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
c. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội.

Câu 7. Theo Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới được hiểu như thế nào?
a. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau.
b. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình.
c. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Câu 8. Theo Luật Bình đẳng giới, định kiến giới được hiểu như thế nào?
a. Định kiến giới là nhận thức thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng
lực của nam hoặc nữ.
b. Định kiến giới là nhận thức, thái độ thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam hoặc nữ.
c. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc
điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

Câu 9. Theo Luật Bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được hiểu như thế
nào?
a. Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí
của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình.
b. Là suy nghĩ không coi trọng vai trò, vị trí của nam hoặc nữ trong tất cả các hoạt
động xã hội .
c. Là sự phân biệt, đối xử, thiên vị nam hoặc nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Câu 10. Theo Luật Bình đẳng giới, mục tiêu bình đẳng giới là?
a. Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát
triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực
chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
b. Xoá bỏ phân biệt đối xử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiến tới bình
đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội và gia đình
c. Xóa bỏ sự khác biệt giữa nam và nữ, tạo cơ hội như nhau để nam và nữ được bình
đẳng trên mọi mặt
d. Giảm đến mức thấp nhất các trường hợp phân biệt về giới, tiến tới bình đẳng giới
thực chất giữa nam, nữ

Câu 11. Theo Luật Bình đẳng giới, Chỉ số phát triển giới (GDI) là:
a) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ,
trình độ giáo dục và thu nhập đầu người của nam và nữ;
b) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi
thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và
nữ;
c) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ,
điều kiện sống và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ;

Câu 12. Theo Luật Bình đẳng giới, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
b) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
c) Bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp
luật;
d) Tất cả các hành vi trên.

Câu 13. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, Tháng hành động
quốc gia phòng chống bạo lực gia đình diễn ra vào thời gian nào?
a) Tháng 3 hàng năm
b) Tháng 4 hàng năm
c) Tháng 5 hàng năm
d) Tháng 6 hàng năm

Câu 14. Theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và Quyết định
số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình truyền thông vì bình đẳng giới đến năm 2030, Tháng hành động vì bình
đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm diễn ra
vào thời gian nào?
a) Từ 15/9 đến 15/10 hàng năm
b) Từ 15/10 đến 15/11 hàng năm
c) Từ 15/11 đến 15/12 hàng năm
Câu 15: Nghị định nào sau đây quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình
đẳng giới?
a) Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 04/6/2008 của Chính phủ;
b) Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/5/2009 của Chính phủ;
c) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ;
d) Nghị định số 185/2007/NĐ-CP, ngày 25/12/2007 của Chính phủ;

Câu 16. Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới được quy định tại Nghị định nào
sau đây?
a) Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ.
b) Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ;
c) Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ;
d) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ;

Câu 17. Nghị định nào sau đây quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
bình đẳng giới?
a) Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ.
b) Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ;
c) Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ;
d) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ;

Câu 18. Theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy
định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, áp dụng đối với những đối tượng
nào sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Tổ chức chính trị xã
hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội
b) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
c) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; tổ chức nước ngoài
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính
trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam;
cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 19. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021, các hình thức xử lý
vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như thế nào?
a. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
c. Cả a và b.

Câu 20. Theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy
định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, quy định về yêu cầu như thế nào
đối với nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng
giới?
a Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật
Bình đẳng giới;
b. Định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội và gia đình;
c. Không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt
đối xử về giới.
d. Cả a, b và c

Câu 21. Theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy
định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, quy định về nội dung như thế nào
về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới?
a. Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình
đẳng giới .
b. Tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; công tác đấu tranh, phòng ngừa,
xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
c. Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định
kiến giới.
d. Cả a, b và c

Câu 21. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ;
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới?
a) 6 tháng kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện
b) 12 tháng kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện
b) 18 tháng kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện
d) 24 tháng kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện

Câu 22. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, mức phạt tiền tối đa là bao
nhiêu?
a) 10.000.000 đồng/hành vi đối với cá nhân và 20.000.000đ đối vối tổ chức.
b) 20.000.000 đồng/hành vi đối với cá nhân và 40.000.000đ đối vối tổ chức
c) 30.000.000 đồng/hành vi đối với cá nhân và 60.000.000đ đối vối tổ chức
d) 40.000.000 đồng/hành vi đối với cá nhân và 80.000.000đ đối vối tổ chức

Câu 23. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, hành vi đặt ra và thực hiện
các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới, mức phạt tiền là bao nhiêu?
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Câu 24. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
(2015), số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban
thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đảm bảo có tỷ lệ bao nhiêu?
a) có ít nhất 25% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Quốc hội là phụ nữ
b) có ít nhất 30% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Quốc hội là phụ nữ
c) có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội là phụ nữ

Câu 25. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
(2015), số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc
của Quốc hội, đảm bảo có tỷ lệ bao nhiêu?
a) có ít nhất 15% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu là người dân tộc thiểu số
b) có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu là người dân tộc thiểu số
c) có ít nhất 25% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu là người dân tộc thiểu số

Câu 26. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
(2015), số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp do thường trực Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh, huyện, xã) dự kiến, đảm bảo có
tỷ lệ bao nhiêu?
a) có ít nhất 30% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh, huyện, xã) là phụ nữ
b) có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh, huyện, xã) là phụ nữ
c) có ít nhất 40% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh, huyện, xã) là phụ nữ

Câu 27. Theo Luật Bình đẳng giới, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực chính trị?
a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
– xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp vì định kiến giới;
b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh
đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước,
quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
d) Cả a, b và c

Câu 28. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
Hành vi nào sau đây vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, mức phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng?
a) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý,
lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở việc bổ nhiệm nam hoặc
nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
c) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho nam hoặc nữ khi thực hiện các thủ tục
lấy ý kiến về ứng cử viên để bổ nhiệm vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức
danh chuyên môn vì định kiến giới.

Câu 29. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
Hành vi nào sau đây vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, mức phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?
a) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất
định khi bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND, vào cơ quan lãnh đạo của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp vì định kiến giới.
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị
trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
c) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ nhằm cản trở việc bổ nhiệm người
vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.

Câu 30. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản hoặc ép buộc
người khác tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản nhằm cản trở
việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn
vì định kiến giới, chịu mức phạt tiền là bao nhiêu?
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Câu 31. Theo Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được
quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động
sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp; bình đẳng trong việc tiếp cận thông
tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
b. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập, điều hành doanh nghiệp, tiến hành hoạt
động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp.
c. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao
động.

Câu 32. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế chịu mức
phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng?
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt
động kinh doanh vì định kiến giới.
b) Dùng vũ lực cản trở người thành lập doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh
vì định kiến giới.
c) Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp tiến hành
hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.

Câu 33. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
Hành vi nào sau đây vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế chịu mức
phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lập doanh
nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.
b) Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến
hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.
c) Xúi giục người khác trì hoãn cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông
tin, tài liệu, mẫu hồ sơ theo quy định đối với người thành lập doanh nghiệp tiến hành
hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.

Câu 34. Theo Luật bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được
quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại
nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động
và các điều kiện làm việc khác.
b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức
danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
c. Cả a và b.

Câu 35: Theo Luật bình đẳng giới, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối
với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau,
trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; Từ chối tuyển dụng hoặc
tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới
tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
b. Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch
về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng
trình độ, năng lực vì lý do giới tính; Không thực hiện các quy định của pháp luật lao
động quy định riêng đối với lao động nữ.
c. Cả a và b.

Câu 36. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một
giới tính nhất định chịu mức phạt tiền là bao nhiêu?
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
b. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
c. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Câu 37. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động, chịu mức phạt tiền từ 10.000.000đồng đến 15.000.000đồng?
a. Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu
nhập.
b. Xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến
giới.
c. Phân công công việc mang tính chất phân biệt đối xử giữa nam và nữ có cùng trình
độ, năng lực vì lý do giới tính

Câu 38: Theo Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa
chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các
chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
b. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con
dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
c. Cả a và b.

Câu 39: Theo Luật Bình đẳng giới, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; Vận động hoặc ép
buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.
b. Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì
lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; Giáo dục hướng
nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
c. Cả a và b.

Câu 40. Theo Luật Bình đẳng giới, nội dung nào sau đây vi phạm bình đẳng giới
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
a. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con
dưới ba mươi sáu tháng tuổi thì được hỗ trợ
b. Nữ được ưu tiên hơn nam trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo
c. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định
d. Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo

Câu 41. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có
mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng?
a. Vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính
b. Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính
c. Tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng vì lý do
giới tính
d. Quy định tỷ lệ nam, nữ vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng

Câu 42. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có
mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng?
a. Vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu
biết vì lý do giới tính
b. Quy định tuổi đào tạo, tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ
c. Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng vì
lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ
d. Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình,
chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới

Câu 43. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có
mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng?
a. Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính
b. Quy định tuổi đào tạo, tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ
c. Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng vì
lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ
d. Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình,
chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới

Câu 44. Theo Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế được quy
định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm
sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế;
b. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện
pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
b. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ
trợ theo quy định của Chính phủ.
c. Cả a và b.
d. Cả a, b và c

Câu 45. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
chịu mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?
a) Cản trở không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông
về chăm sóc sức khoẻ, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến
giới.
b) Xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến
giới.
c) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe,
truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì
định kiến giới

Câu 46. Hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì
lý do lựa chọn giới tính sẽ chịu mức phạt tiền là bao nhiêu?
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;

Câu 47. Theo Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
b. Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ
biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
c. Cả a và b

Câu 48. Theo Luật Bình đẳng giới, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; Từ chối việc tham
gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
b. Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ.
c. Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công
nghệ.

Câu 49. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa
học, công nghệ chịu mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?
a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa
học công nghệ vì định kiến giới
b. Không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định thông tin, tài liệu nhằm
cản trở người tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
c. Dùng vũ lực cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định
kiến giới

Câu 50. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo hoặc trong các
hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới chịu mức phạt tiền là bao nhiêu?
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Câu 51. Theo Luật Bình đẳng giới, Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông
tin, thể dục, thể thao được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục,
thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn
thông tin.
b. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể
thao.
c. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông
tin.

Câu 52. Theo Luật Bình đẳng giới, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm những hành vi
nào sau đây?
a. Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các
hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới.
b. Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình
thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; Truyền bá tư tưởng,
tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu
mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
c. Cả a và b.
Câu 53. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn
hoá, thể dục, thể thao chịu mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?
a. Xúc phạm danh sự, nhân phẩm nhằm cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ
thuật, biểu diễn hoặc các hoạt động văn hoá khác, tham gia hoạt động thể dục thể thao
vì định kiến giới
b. Đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người sáng tác, phê bình
văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc các hoạt động văn hoá khác, tham gia hoạt động
thể dục thể thao vì định kiến giới.
c. Dùng vũ lực cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn
hoặc các hoạt động văn hoá khác, tham gia hoạt động thể dục thể thao vì định
kiến giới

Câu 54. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi sáng tác, lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm, văn
hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới
dưới bất kỳ thể loại sẽ bị phạt tiền ở mức nào?
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
b. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
c. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
d. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu 55. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi tự mình hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu
mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền ở mức nào?
a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
c. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
d. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Câu 56. Theo Luật Bình đẳng giới, gia đình có những trách nhiệm gì trong thực
hiện bình đẳng giới?
a. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và
tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia
sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
b. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn;
đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và
tham gia các hoạt động khác.
c. Cả a và b.

Câu 57. Theo Luật Bình đẳng giới, công dân có những trách nhiệm gì trong thực
hiện bình đẳng giới?
a. Nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định pháp luật về bình đẳng giới; tuyên truyền các thông điệp về bình đẳng giới.
b. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; Thực hiện và
hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; Phê
phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; Giám sát việc thực hiện và
bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chúc và công dân.
c. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; Thực hiện và
hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; Phê phán
ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.

Câu 58. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia
đình vì lý do giới tính sẽ chịu mức phạt tiền là bao nhiêu?
a. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng
b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
d. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Câu 59. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ,
hành vi nào sau đây vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan
đến gia đình chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng?
a. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản
như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
b. Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
c. Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu
nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính

Câu 60. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định ai có quyền buộc
người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực?
a. Người có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình được áp dụng ngay các
biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.
b. Người có mặt tại nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình theo khả năng của mình và tính
chất của hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm yêu cầu người có hành vi bạo lực gia
đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình.
c. Cả a và b đều đúng

Câu 61. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định nghĩa vụ của
người có hành vi bạo lực gia đình là gì?
a. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực;
Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
b. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ
trường hợp nạn nhân từ chối
c. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định
của pháp luật
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 62. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định tư vấn về phòng,
chống bạo lực gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây:
a. Người bị bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình;
b. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người cao
tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c. Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới,
giới tính, định kiến giới; Người chuẩn bị kết hôn.
d. Tất cả các đối tượng trên

Câu 63. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định người phát hiện
bạo lực gia đình thì báo tin cho cơ quan nào?
a. Cơ quan công an, UBND các cấp
b. Cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng
đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực
c. Cơ quan công an hoặc UBND cấp xã hoặc những người có am hiểu pháp luật về
phòng chống bạo lực gia đình
d. Cơ quan công an nơi gần nhất, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực
hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình

Câu 64. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định người có mặt tại
nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?
a. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc
chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình
b. Đi chỗ khác vì có thể bị liên lụy
c. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc
d. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến
để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến
giải quyết

Câu 65. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định địa chỉ tiếp nhận
tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ quan Công an, Đồn
Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực
gia đình là người học;
b. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi
xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy
ra hành vi bạo lực gia đình;
c. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
d. Tất cả các phương án trên

Câu 66. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình được Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định như thế nào?
a. Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hành vi bạo lực gia đình.
b. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải
quyết hành vi bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng,
internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người
đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
c. Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet.
d. Cả a và b

Câu 67. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phạt tiền đến?
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng
c) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng
d) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng

Câu 68. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có quyền như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 30.000.000đ
c. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3
Điều 4 Nghị định này
d. Cả a, b, c

Câu 69. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện có quyền như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 15.000.000đ
c. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng; Áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
d. Cả a, b, c

Câu 70. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã được phạt tiền đến?
a. 1.000.000 đồng
b. 2.000.000 đồng
c. 3.000.000 đồng

Câu 71. Theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã có quyền như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 3.000.000đ
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
6.000.000 đồng
d. Cả a, b, c

Câu 72. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định Cơ quan nào có
trách nhiệm trong việc thông tin kịp thời, chính các chính sách, pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình?
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
c. Cơ quan thông tin đại chúng;
d. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

Câu 73. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định Cơ quan nào có
trách nhiệm trong việc chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia
đình vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm?
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
c. Bộ Y tế
d. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Câu 74. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định Cơ quan nào có
trách nhiệm trong việc hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện thống kê,
báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình?
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
c. Bộ Y tế
d. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Câu 75. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định Cơ quan nào có
trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình?
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
c. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
d. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Câu 76. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá 15 nhiệm kỳ 2021-2026 của tỉnh Nghệ
An là bao nhiêu?
a. 3 nữ/13 đại biểu, chiếm tỷ lệ 23.1%
b. 4 nữ/13 đại biểu, chiếm tỷ lệ 30.8%
c. 5 nữ/13 đại biểu, chiếm tỷ lệ 38.5%
d. 6 nữ/13 đại biểu, chiếm tỷ lệ 46.2%

Câu 77. Tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XIX,
nhiệm kỳ 2020-2025 là bao nhiêu?
a. 12 nữ/64 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18.8%
b. 14 nữ/64 đồng chí, chiếm tỷ lệ 21.9%
c. 15 nữ/64 đồng chí, chiếm tỷ lệ 23.4%
d. 18 nữ/64 đồng chí, chiếm tỷ lệ 28.1%

Câu 78. Số lượng nữ Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XIX nhiệm
kỳ 2020-2025 là:
a. 2 nữ/17 đồng chí
b. 3 nữ/17 đồng chí
c. 4 nữ/17 đồng chí
d. 5 nữ/17 đồng chí

Câu 79. Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về
thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2021-2030 nêu mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí
quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực
chính trị” là:
a. Đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 65% các cơ quan quản lý nhà nước,
chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
b. Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70% các cơ quan quản lý nhà nước,
chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
c. Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà
nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
d. Đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt 85% các cơ quan quản lý nhà nước,
chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Câu 80. Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về
thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai
đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nêu mục tiêu cụ thể là:
a. Tối thiểu 30% người bị bạo lực trên cơ giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung
cấp dịch vụ; 90% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ
giúp bằng các hình thức khác nhau.
b. Tối thiểu 40% người bị bạo lực trên cơ giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung
cấp dịch vụ; 90% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ
giúp bằng các hình thức khác nhau.
c. Tối thiểu 45% người bị bạo lực trên cơ giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung
cấp dịch vụ; 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ
giúp bằng các hình thức khác nhau.
d. Tối thiểu 50% người bị bạo lực trên cơ giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan
cung cấp dịch vụ; 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở
giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.

You might also like