BUỔI 3: Ôn tập Phản ứng hóa học + Mol và tỷ khối chất khí

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BUỔI 3: Ôn tập Phản ứng hóa học + Mol và tỷ khối chất khí

Ngày 19/9/2023
A. Ôn tập phản ứng hóa học

B. Mol và tỷ khối chất khí


I. Mol
1. Khái niệm
- Số Avogadro: kí hiệu - NA, là số nguyên tử trong 12 gam carbon và có giá trị là
6,022x10²³.
Mol là lượng chất có chứa Na ( hay 6,022x10²³) nguyên tử, phân tử của chất đó.
Công thức tính số mol theo số nguyên tử, phân tử:
Số mol = số nguyên tử, phân tử : 6,022.1023
số nguyên tử, phân tử = số mol x 6,022.1023
2. Khối lượng mol
Kí hiệu là M. Đơn vị: g/mol
- Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N A nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính
theo đơn vị gam.
- Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng
nhau về trị số, khác về đơn vị đo
- Công thức tính
Tính khối lượng mol: M = m/n
Tính khối lượng: m=n.M
Tính số mol theo khối lượng n =m/M
3. Thể tích mol của chất khí
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N A phân tử của chất khi đó và ở cùng
điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai bình khí có thể tích bằng nhau có cùng số mol khí.
- Ở điều kiện chuẩn (25 °C và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lit.
Công thức tính:
Thể tích mol của n mol khi ở điều kiện chuẩn là: V = n. 24,79(L).
Số mol theo thể tích ở điều kiện chuẩn: n =V /24,79 (mol)
II. Tỉ khối chất khí
dA/B: được gọi là tỉ khối của khí A đối với khí B, được biểu diễn bằng công thức: d A/B =
MA/MB.
Khối lượng mol của không khí : Mkk = 29 (g/mol)
Tỉ khối của khí A so với không khí là: dA/kk = MA /Mkk.
Câu 1/sgk/19:
a) Khối lượng phân tử CO2: 12 + 16 . 2 = 44 (amu).
Tỉ khối của khí carbon dioxide so với không khí:

Vậy khí carbon dioxide nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần.
b) Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân huỷ chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh
ra khí carbon dioxide. Do nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần nên khí carbon dioxide
tích tụ ở trên nền hang.
LUYỆN TẬP
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: (NB) Điền vào chỗ trống: "Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử
hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về ... , khác về đơn vị đo."
A. Khối lượng. B. Trị số. C. Nguyên tử. D. Phân tử.
Câu 2: (NB) Ở 25 C và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?
o

A. 31.587 lít. B.35,187 lít. C. 38,175 lít. D. 37,185 lít


Câu 3: (TH) Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?
A. Khí methan (CH ) 4 B. Khí carbon oxide (CO)
C. Khí Helium (He) D. Khí hyđrogen (H )2

Câu 4: (NB) Khối lượng mol chất là


A. Là khối lượng ban đầu của chất đó
B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
C. Bằng 6.1023
D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Câu 5: (VD) Hãy cho biết 64g khí oxi ở đktc có thể tích là:
A. 89,6 lít. B. 49,58 lít. C. 22,4 lít. D. 11,2 lít.
Câu 6: (VD) Tỉ khối hơi của khí sulfur (IV) oxide (SO ) đối với khí chlorine (Cl ) là:
2 2

A. 0,19 B. 1,5 C. 0,9 D. 1,7


Câu 7: (NB) Công thức tính khối lượng mol?
A. m/n (g/mol). B. m.n (g). C. n/m (mol/g). D. (m.n)/2 (mol)
Câu 8: (TH) Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?
A. 12 g/mol. B. 1 g/mol. C. 8 g/mol. D. 16 g/mol
Câu 9: (TH) Khối lượng mol phân tử nước là bao nhiêu?
A. 18 g/mol. B. 9 g/mol. C. 16 g/mol. D. 10 g/mol.
Câu 10: (VD) Tỉ khối hơi của khí sulfur dioxide (SO ) so với khí chlorine (Cl ) là 2 2

A. 0,19 B. 1,5 C. 0,9 D. 1,7


Câu 11: (VDC) Cho X có d = 1,52. X có thể là chất nào dưới đây?
X/kk

A. CO B. NO C. N O D. N 2 2

Câu 12: (TH) Thể tích mol chất khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì như thế
nào?
A. Khác nhau B. Bằng nhau
C. Thay đổi tuần hoàn. D. Chưa xác định được
Câu 13: (VD) Chọn đáp án sai:
A. Khối lượng của N phân tử CO là 18 g 2 B. m = 18 g/mol H2O

C. 1 mol O ở đktc là 24 l
2 D. Thể tích mol của chất khí phải cùng nhiệt độ và áp
suất
Câu 14: (NB) Thể tích mol là
A. Là thể tích của chất lỏng
B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó
C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
D. Thể tích ở đktc là 22,4l
Câu 15: (TH) Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ
số giữa:
A. khối lượng mol của khí B (M ) và khối lượng mol của khí A (M ).
B A

B. khối lượng mol của khí A (M ) và khối lượng mol của khí B (M ).
A B

C. khối lượng gam của khí A (m ) và khối lượng gam của khí B (m ).
A B

D. khối lượng gam của khí B (m ) và khối lượng gam của khí A (M ).
B A

Câu 16: (VD) Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với
không khí là 0,5. Khối lượng mol của khí A là:
A. 33 B. 34 C. 68 D. 34,5
Câu 17: (VDC) Cho CO , H O, N , H , SO , N O, CH , NH . Khí có thể thu được khi để
2 2 2 2 2 2 4 3

ngửa bình là
A. CO , CH , NH
2 4 3 B. CO , H O, CH , NH 2 2 4 3

C. CO , SO , N O
2 2 2 D. N , H , SO , N O, CH , NH
2 2 2 2 4 3

Câu 18: (VD) Có thể thu khí N bằng cách nào


2

A. Đặt đứng bình. B. Đặt úp bình.


C. Đặt ngang bình. D. Cách nào cũng được.
Câu 19: (NB) 1 nguyên tử cacrbon bằng bao nhiêu amu?
A. 18 amu. B. 16 amu. C. 14 amu. D. 12 amu.
Câu 20: (NB) Ở điều kiện chuẩn, 1 mol khí bất kì chiếm thể tích bao nhiêu?
A. 24,97l. B. 27,94l C. 24,79l D. 27,49l
Câu 21: (NB) Số Avogadro kí hiệu là gì?
A. 6,022.10 kí hiệu là N
23
A B. 6,022.10 kí hiệu là N 22
A

C. 6,022.10 kí hiệu là N
23
D. 6,022.10 kí hiệu là N 22

Câu 22: (NB) Khối lượng mol kí hiệu là gì?


A. N. B. M. C. Ml. D. Mol
DẠNG 1: ÁP DỤNG CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI GIỮA SỐ MOL VÀ SỐ
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

Câu 1:
a) số nguyên tử có trong 0,25 mol nguyên tử C là 0,25 × 6,022 × 10 23 = 1,5055 ×
1023 (nguyên tử)
b) số nguyên tử có trong 0,002 mol phân tử I 2 là 0,002 × 6,022 × 1023 = 1,2044 ×
1021 (phân tử )
c) số nguyên tử có trong 2 mol phân tử H2O là: 2 × 6,022 × 1023 = 1,2044 × 1024 (phân tử
)
Câu 2:

a) Số mol của Fe2O3 =

b) số mol của Mg =
DẠNG 2: ÁP DỤNG CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI GIỮA m, n, M
Câu 3: Khối lượng mol của X là M = m: n = 23,4 : 0,4 = 58,5 (g/mol)
Câu 4: Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Chất Khối lượng phân Khối lượng mol Số mol Khối
tử (amu) ( g/mol) M (mol) lượng (g)
n= m/ M m = n.M
CaCO3 100 100 0,2 20
(Calcium
carbonate)
H2O ( nước) 18 18 2 36
CO2 (Carbon 44 44 0,5 22
dioxide)

DẠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI GIỮA V, n


Câu 5: Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích là V = 1,5 .24,79 = 37,185 (L)
Câu 6: thể tích của hỗn hợp khí oxygen và khí nitrogen là:
V hh = VO2 + VN2 = 1.24,79 + 4. 24,79 = 123,79 (L)
Câu 7: Đổi 500 mililít = 0,5 lít.
Số mol khí chứa trong bình có thể tích 0,5 lít ở điều kiện chuẩn là:
Áp dụng công thức: V = n × 24,79
⇒n=V/24,79=0,5/24,79≈0,02(mol).
Câu 2/sgk/19:
a) Khối lượng phân tử khí methane: 12 + 4 . 1 = 16 (amu).
Tỉ khối của khí methane so với không khí:
Vậy khí methane nhẹ hơn không khí khoảng 0,55 lần.
b) Dưới đáy giếng thường xảy ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ, sinh ra khí methane. Do
nhẹ hơn không khí nên khí methane sẽ không tích tụ dưới đáy giếng mà bị không khí đẩy
bay lên trên.
Từ nội dung bài tập 2/sgk/19 GV dẫn dắt liên hệ thực tế: Một số điều cần lưu ý khi
nạo, vét những giếng nước, hang động, hầm lò sâu
Các giếng nước hay hang động, hầm lò sâu … thường có nhiều khí độc tích tụ như CO 2;
H2S … Hàng năm, nước ta có rất nhiều vụ tử vong thương tâm do ngạt khí khi nạo vét
giếng … Do vậy, đối với những giếng nước, hang động, hầm lò sâu chúng ta luôn phải
cảnh giác, trước khi đưa người xuống cần phải thăm dò xem không khí dưới đó có thở
được không.
Ví dụ một số cách thử trước khi xuống nạo, vét giếng như:
+ Thắp một ngọn nến, dòng dây thả dần sát xuống mặt nước nếu ngọn nến vẫn cháy
sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng có đủ oxygen, người có thể xuống được.
Nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì dưới đó thiếu oxygen hoặc
phải trang bị bình dưỡng khí trước khi xuống.
+ Nhốt một con vật vào lồng, buộc dây thả gần sát mặt giếng, nếu con vật bị chết ngạt
chứng tỏ không khí dưới đáy giếng thiếu oxygen …

You might also like