Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1,BIỆN PHÁP GIẢM TÍNH CHÒNG CHÀNH

Nhu cầu giảm chành xuất hiện đặc biệt gay gắt, khi xác suất lật tàu trên
sóng với chu kì do dao động cộng hưởng gây ra ở mức độ ngày càng
lớn. Các đặc trưng tốt của chòng chành có thể đạt được theo các phương
pháp sau:
1) Thiết kế hợp lý hình dạng vỏ bao, các kích thước chính và trạng thái
tải trọng của tàu
Các đặc trưng tốt của chòng chành đạt được chủ yếu khi thiết kế tàu là:
tính đến tăng chu kỳ dao động riêng và tăng lực cản của tàu trong dao
động này. Đặc trưng thứ nhất là đảm bảo chòng chành êm nhẹ, còn đặc
trưng thứ hai – “sải” chòng chành nhỏ.
+ Chu kỳ riêng của chòng chành mạn của tàu tăng, có thể căn bản do
tính đến lựa chọn hợp lý chiều rộng tàu và chiều cao tâm nghiêng của
nó.
+ Chiều cao tâm nghiêng cần phải đặt ở giá trị nhỏ nhất có thể để tàu
không bị lắc quá mức.
- Tăng lực cản của nước đến chòng chành có thể được tạo ra phù hợp với
hình dạng thân tàu.

2) Lựa chọn phù hợp tốc độ và góc chạy tàu đối với hướng truyền sóng,
cho phép tránh được chế độ chòng chành cộng hưởng

3) Đặt trên tàu các thiết bị chuyên dụng được gọi là thiết bị giảm chành
Chòng chành có thể giảm nếu đặt trên tàu thiết bị chuyên dụng – thiết bị
giảm chành.

- Thiết bị giảm chành có thể được chia thành loại thụ động và loại chủ
động.Thiết bị loại thụ động tạo ra mô men điều hòa như là phản ứng lên
chòng chành của tàu, ở chúng không có lực dẫn động và hệ thống
điều khiển. Ở đây ngoại trừ con quay hồi chuyển giảm chành. Loại thiết
bị giảm chành chủ động có lực dẫn động và hệ thống điều khiển và đòi
hỏi phải chi phí công suất. Nó hiệu quả hơn loại thụ động nhưng đắt hơn
trong chế tạo và khai thác, độ tin cậy của nó thấp. Thiết bị giảm chành
kiểu chủ động có thể sử dụng để làm lắc tàu trên nước tĩnh hoặc trên
băng.

+ Hiện nay mới chỉ đạt được thành công trong việc giảm chòng chành
mạn.
+ Chế tạo thiết bị để giảm chòng chành thẳng đứng và chòng chành sống
chính hiệu quả chừng không thành công, mặc dù công việc này kéo dài
đến tận ngày nay.

- Theo đặc tính lực tác dụng, thiết bị giảm chành có thể chia thành ba
nhóm:
+ Nhóm trọng lực – các két chất lỏng
+ Loại thủy động lực – ky hông ( vây giảm lắc )
+ Con quay giảm chành
Phổ biến nhất trong thực tế ngành đóng tàu là ky hông , ky mạn, bánh lái
mạn chủ động và các két giảm chành.

Hình 1 : Két giảm chành thụ động


Gồm có 2 thùng mạn được chứa nước không đầy và 1 kênh nối thông
với nhau phía dưới đáy, phía trên là kênh không khí được trang bị van.
Nước được lưu chuyển dưới tác dụng của trọng lực do nghiêng tàu. Hiệu
quả điều hòa của két này cơ bản dựa trên hiện tượng cộng hưởng đôi.
Hình 2: Ky hông
Nó là 1 tấm đặt ở vùng hông theo phương tiếp tuyến với bề mặt vỏ bao
ngoài của tàu và dọc theo đường dòng để giảm lực cản riêng trong tính
di động. Nó là phương tiện giảm lắc thụ động, có khả năng tạo ra
momen cản bổ sung khi lắc tàu. Khi đặt ky hông, cần bố trí để có thể xa
nhất so với trục quay của tàu khi chòng chành mạn và không vượt ra
ngoài biên dạng sườn giữa.
Hình 3: Giảm lắc dạng con quay làm việc mang tính thụ động:
Khi tạo ra momen ngược dấu với momen nghiêng tàu như một phản ứng
momen này, con quay chủ động được điều khiển.

4, Có hai nguyên tắc để giảm chành: đối với mặt phẳng nằm ngang
vàđối với phương thẳng đứng động với profile sóng.
+ Phù hợp với nguyên tắc thứ nhất, cần phải đảm bảo boong tàu tuyệt
đối nằm ngang và không có nghiêng. Ưu việt của phương pháp này được
sử dụng cho tàu chiến.
+ Phù hợp với nguyên tắc giảm chành thứ hai, boong tàu cần phải luôn
luôn song song với tiếp tuyến của profile sóng, còn cột đèn trùng với
mặt phẳng thẳng đứng động. Ở nguyên tắc này sẽ cải thiện được điều
kiện sống của con người, bởi vì trọng lực biểu kiến biểu diễn bằng tổng
hình học của trọng lực và lực quán tính luôn luôn song song với mặt
phẳng này. Thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, mọi thiết bị và các
trang thiết bị khi đó không dịch chuyển đối với boong.

You might also like