Tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

- Tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, đại dịch COVID đã đưa thế giới vào nền suy

thoái kinh tế nên nhu cầu phục hồi rất cao và nhanh chóng.
- Sự dịch chuyển nhu cầu từ dịch vụ sang hàng hóa: chi tiêu cho hàng hóa đã tăng
đáng kể do đại dịch và một phần hiệu ứng này có thể kéo dài do những thay đổi trong xã
hội.
- Mở rộng tài khóa: thế giới đã chi rất nhiều nghìn tỷ USD đã được phân bổ để
chống lại đại dịch (hầu hết trong số đó là ở các nền kinh tế phát triển).
- Thiếu lao động: nhiều người vẫn lao động vẫn e ngại đại dịch, nhiều người
không dám đi làm, chi phí chi trả sau dịch còn thấp.
Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
IMF (World Economic Outlook, tháng 10/2020) dự đoán cho rằng tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế thế giới chỉ ở mức -4,4% năm 2020; trong đó, tăng trưởng kinh tế tại các nước
phát triển là -5,8%; Nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng dương 1.9% là Trung Quốc;
còn tại các nước mới nổi và đang phát triển là -3,3%.
Ngân hàng Thế giới (World Bank Global Economic Prospects, tháng 6/2020) dự
báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức -5,2% vào năm 2020. Trong đó, nhiều nền
kinh tế lớn sẽ tăng trưởng âm trong năm 2020: Mỹ sẽ ở mức -6,1%, Liên minh châu Âu
là -9,1%, Nhật Bản là -6,1%...
Với xung đột quân sự giữa Ukraine và Nga dẫn đến những cú sốc về nguồn cung
trên thị trường năng lượng và thực phẩm những nhà xuất khẩu lớn tại các thị trường
này. Khi thực phẩm và nhiên liệu tăng giá, thì mọi thứ khác cũng. Giá cả thực phẩm nói
chung đang tăng vọt. Theo Tổ chức lao động quốc tế, lạm phát đã tăng hơn gấp đôi trên
toàn thế giới
“Tất cả các yếu tố này tạo ra rủi ro đáng kể là lạm phát sẽ tiếp tục tăng và kéo dài
hơn dự báo hoặc duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn”, IMF dự báo.
Cuộc chiến giữa ở Ukraine và Nga, tình trạng đóng cửa quốc gia phòng dịch
COVID - 19, cuộc khủng hoảng năng lượng và chuỗi sản xuất bị gián đoạn dai dẳng
diễn ra cùng thời điểm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ gia tăng, thời tiết biến đổi.
Những diễn biến đó đã làm đảo lộn sự cân bằng mong manh giữa cung và cầu, khiến giá
cả tăng cao kỷ lục.
Các số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy đến Quý 3 năm 2022 có đến
90 ngân hàng trung ương đã thực hiện tổng cộng 257 lượt tăng lãi suất cao hơn gấp đôi
so với 2021. Xu hướng tăng lãi suất đã diễn ra trên diện rộng hầu hết thế giới, đặc biệt
từ các nền kinh tế lớn Mỹ, Châu Âu cho đến các nền kinh tế mới nổi, BOE tăng 2%,
ECB tăng 2%, BOC tăng 3%,...
Dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), MSB Research cho biết, lạm phát toàn
cầu tính đến quý II/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008 - khi đó lạm phát lên tới
9,2%. Thực tế ở tất cả các quốc gia đặt mục tiêu lạm phát (nghĩa là tại gần 90% các nền
kinh tế đang phát triển và tất cả các nền kinh tế phát triển), lạm phát thực tế đều đã cao
hơn mục tiêu. Trong đó, tính đến tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tại nước Anh
tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; CPI tại Mỹ tăng 9,1%, Eurozone tăng 8,6%, Áo
tăng 8,5%, Italy tăng 8,0%...
Trong bốn cuộc họp còn lại trong năm 2022, ngân hàng trung ương Mỹ Fed dự
kiến nâng lãi suất lên mức từ 3,25% - 3,5%, cao hơn nhiều so với dự kiến trước đó. Fed
khẳng định mạnh mẽ lập trường sẽ đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2,0% và mức tăng
trưởng kinh tế cùng thị trường lao động có thể sẽ bị kìm hãm trong ngắn hạn.
Theo các chuyên gia, việc hành động quyết liệt tăng lãi suất lúc này là vô cùng
cần thiết, đảm bảo sự tăng trưởng nền kinh tế trong dài hạn. Theo quỹ tiền tệ quốc tế
IMF, chính sách lãi suất ngân hàng trung ương đóng vai trò hết sức quan trọng trong
cuộc chiến chống lạm phát, cần phải kiên trì cho đến khi tình hình được cải thiện. Nếu
không ngăn chặn lạm phát kịp thời nó sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và tác động
tiêu cực đến người nghèo.
Một điều quan trọng nữa là kỳ vọng lạm phát. Lạm phát hiện tại có thể vẫn dưới
mục tiêu, trong vòng kiểm soát, nhưng kỳ vọng lạm phát vẫn còn nguyên đó, càng tăng
tiến theo đà tăng một cách bướng bỉnh của lạm phát ở nhiều nước trên thế giới, bất chấp
các đợt các ngân hàng trung ương tăng lãi suất rầm rộ, mạnh mẽ, quy mô toàn cầu.
Tăng lãi suất, như thường lệ cũng khiến “người buồn, kẻ vui”. Lãi suất điều hành
tăng, kéo lãi suất huy động tăng. Việc này có lợi cho người gửi tiền, qua đó giúp hệ
thống ngân hàng tiếp tục huy động được nguồn vốn, cải thiện thanh khoản, góp phần
nâng cao an toàn hệ thống, hệ thống ngân hàng có đủ nguồn vốn để hỗ trợ quá trình
phục hồi kinh tế.
Lãi suất đầu vào tăng, chắc chắn lãi suất cho vay sẽ đi lên, tác động tới khả năng
tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ép tỷ giá và lạm phát lớn
như hiện nay, việc giữ ổn định lãi suất không hề đơn giản. Vì vậy, bài toán làm sao hài
hòa bài toán đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp là câu chuyện cần bàn đến thời điểm này. Về
phía doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cũng cần quyết liệt tái cấu trúc, đa dạng hóa
nguồn vốn, quan tâm hơn đến quản lý rủi ro, nhất là rủi ro tài chính (dòng tiền), lãi suất
và tỷ giá (có thể phối hợp với tổ chức tài chính trong nước để kiểm soát rủi ro. Theo các
chuyên gia, ngân hàng trung ương phải cân đối, tính toán đa chiều, tổng hòa các mặt để
đưa ra quyết định tăng hay giảm lãi suất, rồi mức độ và tần suất như thế nào.
Bên cạnh đó, vẫn có những điều đáng đề cập đến là các nền kinh tế lớn sẽ tiếp tục
lạm phát duy trì ở mức cao trong những năm tới, việc phải tiếp tục tăng lãi suất và đẩy
mạnh việc thu hẹp bảng cân đối kế toán của các ngân hàng lớn, tất nhiên nền kinh tế thế
giới khó tránh khỏi suy thoái.
Ảnh hưởng rất lớn và tiêu cực của tình huống này đến nhiều nước khi mà cả tỷ giá
và lạm phát đều sẽ khó kiểm soát tốt được. Chúng ta mặc dù không muốn nhưng vẫn
phải bước vào thời kỳ tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ. Sự ảnh hưởng tiêu
cực trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung là điều khó tránh khỏi
đối với nhiều nước, buộc các nhà điều hành quyết liệt thực hiện. Tức nền kinh tế toàn
cầu trong khoảng 2-3 năm sẽ bước vào một chu kỳ thắt chặt để kiểm soát lạm phát và ổn
định tỷ giá, tuy nhiên sau đó khi lạm phát qua đi thì áp lực suy thoái đè nặng và rồi các
ngân hàng trung ương sẽ quay về với một chính sách tiền tệ nới lỏng.
Nhưng dù tình huống nào có xảy ra đi nữa thì chúng ta cũng phải chấp nhận xu
hướng tất yếu trong năm tới sẽ vẫn là tăng lãi suất và tiền ít đi. Những tài sản thanh
khoản cao như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, ngoại tệ,… sẽ chịu áp lực trước hết, thứ
đến là những tài sản có ít thanh khoản hơn như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,…
cũng không tránh khỏi vòng xoáy. Tuy nhiên hãy nhớ là rồi điều gì đến cũng phải đến,
cuộc chơi luôn còn cho những người chưa hết tiền.

You might also like