Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái quát chung về kinh doanh quốc tế

1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ, công nghệ,
sở hữu trí tuệ, vốn, lao động và thông tin giữa các quốc gia, được thực hiện bởi
các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh. Xuất phát từ giai đoạn sớm của
hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển theo sự nổi lên của chủ
nghĩa tư bản. Các công ty xuyên quốc gia, sử dụng lợi thế về vốn, công nghệ và
quản lý, đã nâng cao vị thế và mở rộng thị phần trên toàn cầu. Kinh doanh quốc
tế bao gồm nhiều hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, mua bán sáp nhập, hợp tác kinh doanh,... “Ngày nay, dưới sự tác động
mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác
động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, đối với nền
kinh tế của từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và hình
thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng và trở thành một trong những nội
dung cực kỳ quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại” (Nguyễn Thị Hường
2016, Tr.16).

Kinh doanh quốc tế hỗ trợ tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu và mục tiêu
về trao đổi sản phẩm, vốn đầu tư và công nghệ. Nó cũng hỗ trợ nước tham gia
vào quá trình hội nhập kinh tế, phân công lao động xã hội, và tham gia vào thị
trường toàn cầu. Những hoạt động này làm cho nền kinh tế trở thành một hệ
thống mở, gắn kết với nền kinh tế thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở
rộng của doanh nghiệp trong nước ra thị trường quốc tế.

Hoạt động kinh doanh quốc tế đã thúc đẩy sự phân công lao động giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, nó đảm bảo
nguồn cung đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp trong nước một cách ổn định,
phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh mẽ, có khả năng cạnh
tranh và tích hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Kinh doanh quốc tế là
một lĩnh vực phức tạp và đa dạng. Để thành công trong lĩnh vực này, các doanh
nghiệp cần sở hữu kiến thức vững về kinh doanh quốc tế và chuẩn bị kỹ lưỡng
về các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế.

Thành công trong kinh doanh quốc tế không chỉ mang lại kiến thức về
tiếp thị mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường thương mại quốc tế và
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, tham gia vào thị trường
quốc tế giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm, và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

1.2. Lý do tham gia kinh doanh thị trường quốc tế

Doanh nghiệp tích cực tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế với nhiều
mục đích và động lực. Trong số này, có bốn động lực chính, bao gồm mở rộng
quy mô thị trường, thu hồi vốn đầu tư, tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô và
khai thác lợi thế cạnh tranh dựa trên vị trí địa lý.

Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh là một động cơ quan trọng đằng
sau sự tích cực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Thị
trường nội địa có thể bị hạn chế về quy mô và nhu cầu. Tham gia thị trường
quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi
nhuận. Sự cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, đo bằng số lượng và giá trị (doanh
số), chịu ảnh hưởng lớn từ sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường nội địa thường bị hạn chế bởi sức
mua và nhu cầu hạn chế. Bằng cách tham gia vào thị trường quốc tế, doanh
nghiệp có thể vượt qua giới hạn của thị trường nội địa, vì số lượng và sức mua
của khách hàng trên thị trường toàn cầu luôn lớn hơn so với từng quốc gia cụ
thể.

Mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều khu vực thị trường khác nhau
không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường doanh số kinh doanh mà còn mở ra cơ
hội nâng cao khối lượng cung ứng hoặc tiêu thụ. Điều này cung cấp một nền
tảng để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, mở rộng cung ứng
hoặc tiêu thụ được xem là một động cơ quan trọng khi doanh nghiệp tham gia
hoạt động kinh doanh quốc tế. Tham gia thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, bởi vì họ phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trên toàn thế giới, buộc họ phải cải tiến sản phẩm, dịch vụ
và quy trình kinh doanh.

Các doanh nghiệp cũng có thể tham gia kinh doanh thị trường quốc tế để
tìm kiếm nguồn nguyên liệu và vật liệu giá rẻ. Một số quốc gia cung cấp nguồn
nguyên liệu và vật liệu với chi phí thấp hơn so với Việt Nam, giúp giảm chi phí
sản xuất khi nhập khẩu từ những nguồn này. Đồng thời, việc mở rộng ra thị
trường quốc tế còn mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn, tăng quy mô và doanh thu cho
các doanh nghiệp.

Khi đối mặt với sự bão hòa trên thị trường nội địa, doanh nghiệp quốc tế
tìm kiếm cơ hội trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, mở rộng ra các thị
trường mới đồng nghĩa với áp lực để tăng cường doanh số bán và lợi nhuận.
Nhận thức về sự gia tăng dân số và thu nhập đầu người trong các quốc gia tạo
ra những thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh.

Tìm kiếm nguồn lực từ nước ngoài đặt ra thách thức, vì mỗi quốc gia
đều có giới hạn về nguồn tiềm năng. Để có thêm nguồn lực mới, doanh nghiệp
cần mở rộng ra các nguồn lực ở bên ngoài, như lao động phong phú và chi phí
thấp, thị trường tiêu thụ đa dạng và lớn, cùng với nguyên vật liệu phong phú.
Đây là những lợi thế quan trọng giúp giảm chi phí và tăng cường lợi nhuận.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thực hiện sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm
ngay tại nước ngoài để tận dụng lợi ích của nguồn lực từ các quốc gia khác
nhau.

Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh là một mục tiêu quan
trọng để tránh sự biến động thất thường trong doanh số và lợi nhuận. Thị
trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và tạo
ra sự phân tán rủi ro, giúp doanh nghiệp hiệu quả hóa việc tận dụng lợi thế so
sánh của từng quốc gia trong hoạt động kinh doanh.

Tận dụng ưu thế cạnh tranh dựa trên vị trí địa lý là một chiến lược quan
trọng của doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế. Mục tiêu là mở rộng thị
trường và tận dụng toàn bộ nguồn lực, bao gồm vốn, mối quan hệ thị trường,
công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Việc khai thác
những lợi thế cạnh tranh này giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả
hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

You might also like