Câu hỏi BTVN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cảng


- Vị trí địa lý:
+ Gần các thị trường tiêu thụ: Cảng nằm gần các thị trường mục tiêu có thể giảm
chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.
+ Tiếp cận dễ dàng: Cảng phải có tiếp cận thuận lợi đến các đường giao thông
chính, đường sắt và các phương tiện vận tải khác.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Các tiện ích cảng: Sự có mặt của các cơ sở hạ tầng như cầu cảng, khu vực lưu
trữ, và trang thiết bị xử lý hàng hóa là quan trọng.
+ Hiệu suất cảng: Cảng cần có khả năng xử lý hàng hóa một cách hiệu quả để
tránh tắc nghẽn và thời gian chờ đợi.
- Chi phí vận chuyển:
+ Chi phí vận chuyển đến và từ cảng: Chi phí vận chuyển có thể tăng lên nếu
cảng quá xa so với điểm xuất phát hoặc đích đến.
+ Các chi phí liên quan đến cảng: Chi phí cảng, chi phí bảo hiểm và các chi phí
khác cũng ảnh hưởng đến lựa chọn cảng.
- Chất lượng Dịch vụ:
+ Dịch vụ xếp dỡ và đóng gói: Mức độ chuyên nghiệp của các dịch vụ cung cấp
tại cảng.
+ Hỗ trợ khách hàng: Khả năng giải quyết vấn đề và hỗ trợ khách hàng.

2. Mục tiêu và quan điểm về phát triển cảng biển ở nước ta


 Quan điểm phát triển cảng biển ở nước ta
- Phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải
+ Đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, kết nối hiệu
quả các phương thức vận tải; phát huy lợi thế là phương thức chủ đạo
vận tải hàng hóa khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải
hàng hóa quốc tế, góp phần giảm chi phí logistics
- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn kết với không gian phát triển kinh
tế, đô thị
+ Tập trung phát triển các cảng cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận
các tàu biên có trọng tải lớn đi các tuyến biển xa; Tân dụng điều kiện
tự nhiên, phát triển hài hòa, hợp lý giữa các cảng biển và không gian
phát triển đô thị: giữa cùng biên với kết cấu hạ tầng cảng cạn, bến
phao và khu neo chuyên tải
- Huy động mọi nguồn lực
+ Đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư đồng bộ, có trọng
tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải; ưu tiên nguồn lực
nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, đặc biệt là các
cảng cửa ngõ quốc tế; tiếp tục phát huy hiệu quả việc phân cấp, phân
quyền về huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho địa phương.
- Chủ động tiếp cận, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc công
nghiệp lần thứ tư
+ Trong xây dựng, quản lý, khai thác hướng tới xây dựng cảng biển
xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên đường bờ, mặt nước
 Mục tiêu phát triển cảng biển nước ta đến năm 2030
- Về năng lực
+ Đáp ứng nhu cầu XNK hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền
trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu
vực cũng như nhu cầu vận tải hành
+ Hệ thống cảng biên đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến
1.423 triệu tần (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành
khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.
- Về kết cấu hạ tầng
+ Ưu tiên phát triển các khu bến cang cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hai
Phòng), Cái Mép (Ba Rịa - Vũng Tàu).
+ Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước căng
trung chuyên quốc tế tại Văn Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm
năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý.
+ Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục
vụ ĐBSCL để có thể triển khai đầu tư khi đủ điều kiện; các cảng biển
quy mô lớn phục vụ phát triển kt-xh của cả nước hoặc liên vùng; các
bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch;
các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các
bến cảng tại các huyện đào phục vụ phát triển kt-xh gắn với QP-AN và
chủ quyền biển đảo
3. Cảng là trung tâm Log. Chức năng của trung tâm Log. Chức năng vai trò của
cảng biển
 Thành phần tham gia
- Nhà cung cấp; Nhà quản lý chuỗi cung ứng; Khách hàng; Nhà vận
chuyển; Kho; Công nghệ thông tin; Nhân viên quản lý và nhân viên hỗ
trợ
 Chức năng của trung tâm Log
- Lưu kho bãi; Xếp dỡ hàng; Gom hàng; Chia nhỏ hàng; Phối hợp phân
chia hàng; Tạo ra giá trị LG gia tăng; Lưu trữ hàng tối ưu; LG ngược;
Chuyển tải
 Vai trò của trung tâm LG
- Tối ưu hóa các dòng vận động hàng hóa, tiền tệ, thông tin
- Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, XNK
- Giảm chi phí LG
- Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh cho các DN và hàng hóa của
VN trên thị trường trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới
- Các trung tâm LG đc coi là mô hình thực hiện hiệu quả liên kết kinh tế
các ngành
 Nhiệm vụ của trung tâm LG
- Quản lý và điều phối hoạt động vận chuyển
- Tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý kho
- Quản lý thông tin và công nghệ
- Cung cấp dịch vụ khách hàng
- Tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí
 Chức năng, vai trò của cảng biển
- Vai trò
+ Là nơi cung cấp 1 số lượng lớn cơ hội việc làm, đóng góp lớn thu
nhập hàng năm cho nền kinh tế quốc dân
+ Cảng là cửa ngõ kinh tế của quốc gia
+ Cảng đóng vai trò quan trọng trong khai thác tiềm năng thương mại
quốc tế của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự hài hòa trong phát triển các
ngành công nghiệp của quốc gia đó
+ Tạo nguồn thu, đóng góp ngân sách nhà nước
+ Tăng cường phát triển kinh tế quốc gia và địa phương
- Chức năng
+ Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.
+ Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền
neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.
+ Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng
hóa trong cảng.
+ Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
+ Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện
những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
+ Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
4. Xu hướng phát triển trên thế giới tác động đến sự phát triển của LG VN
 Yếu tố cạnh tranh
- Vị trí địa lý:
+ Cảng ở vị trí thuận lợi có thể giảm chi phí vận chuyển và tăng tính
cạnh tranh.
+ Gần các trục giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, và sân
bay là một lợi thế.
- Hạ tầng và công nghệ:
+ Cảng cần có hạ tầng hiện đại và công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quá
trình xử lý hàng hóa và giảm thời gian dừng chờ đợi.
+ Hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu thông minh có thể giúp cải thiện
hiệu suất và giảm chi phí.
- Dịch vụ khách hàng:
+ Chất lượng dịch vụ khách hàng, bao gồm tốc độ xử lý hàng hóa và
tính đáng tin cậy, là quan trọng để thu hút và giữ chân các đối tác kinh
doanh.
 Xu hướng phát triển
1. Ứng dụng khoa học công nghệ
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (AI & Big Data): Giúp tối ưu
hóa quy trình vận chuyển, dự đoán nhu cầu và tối ưu hóa lộ trình.
- IoT (Internet of Things): Giúp theo dõi vận chuyển và quản lý hàng hóa
hiệu quả hơn thông qua cảm biến và kết nối mạng.
- Tự động hóa trong kho: Sử dụng robot và hệ thống tự động để quản lý,
di chuyển và sắp xếp hàng hóa trong kho.
2. Xây dựng LG xanh nói chung, cảng biển xanh nói riêng
- LG xanh: Sự chú trọng vào giảm thiểu tác động môi trường của hoạt
động LG, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo đến giảm thiểu ô nhiễm
môi trường
- Vai trò của LG xanh: Giảm phát thải khí nhà kính; Đáp ứng quy định và
mục tiêu của Chính phủ; Giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn;
Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
- Một số hoạt động LG xanh phổ biến: Vận tải xanh, Kho bãi xanh; Bao
bì đóng gói xanh
- Để trở thành cảng xanh, phải đầu tư trang thiết bị chuyển từ dầu sang sử
dụng điện hoặc nhiên liệu sạch; LG ngược cho cần cẩu, xe chạy trong
cảng; Xây dựng những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm ồn như
sử dụng xà lan để vận chuyển hàng thay vì Container.
3. Đào tạo nguồn nhân lực
- Đào Tạo Kỹ Năng Tự Động Hóa:
+ Cung cấp đào tạo về tự động hóa quy trình logistics sử dụng robot,
máy móc tự động và hệ thống tự động.
+ Giáo dục về lợi ích và ứng dụng của tự động hóa trong tối ưu hóa quy
trình làm việc.
- Kỹ Năng Quản Lý Chuỗi Cung Ứng:
+ Đào tạo về quản lý chuỗi cung ứng để nhân viên có hiểu biết sâu sắc
về lưu kho, vận chuyển, và quản lý đặt hàng.
+ Phát triển kỹ năng dự báo và lập kế hoạch để giảm thiểu thiếu sót và
lãng phí.
- An Toàn và Bảo Quản Kho:
+ Hướng dẫn nhân viên về quy tắc an toàn lao động trong môi trường
kho lưu trữ và xếp dỡ.
+ Đào tạo kỹ năng bảo quản hàng hóa để giảm thiểu tổn thất và hủy
hỏng.
4. Hợp tác cùng phát triển
- Hợp Tác Toàn Cầu:
+ Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các đối tác logistics để tận dụng lợi
thế cả về quy mô và tài nguyên toàn cầu.
+ Xây dựng mạng lưới hợp tác đa quốc gia để đáp ứng nhu cầu vận
chuyển và phân phối trên phạm vi rộng.
- Kết Nối Các Bên Liên Quan Trong Chuỗi Cung Ứng:
+ Hợp tác chặt chẽ với nhà cung ứng, nhà sản xuất, và đối tác vận
chuyển để tạo ra chuỗi cung ứng tích hợp.
+ Chia sẻ dữ liệu và thông tin về hàng hóa, lịch trình, và tình trạng hàng
tồn kho để tối ưu hóa quy trình.
- Hợp Tác Với Dịch Vụ Công Nghệ Logistics (LogTech):
+ Kết hợp với các công ty LogTech để sử dụng các giải pháp inovative
như quản lý đơn hàng, theo dõi hàng hóa và dự báo nhu cầu.
+ Hợp tác trong việc phát triển và triển khai các ứng dụng di động và
nền tảng trực tuyến để tối ưu hóa quá trình đặt hàng và giao nhận.
5. Cảng Container
- Cảng Thông Minh (Smart Ports):
+ Sự tích hợp của công nghệ IoT, cảm biến và hệ thống thông tin để tạo
ra cảng thông minh.
+ Công nghệ tự động hóa và máy học được áp dụng để tối ưu hóa quy
trình xếp dỡ, đặt hàng và vận chuyển.
- Công Nghệ Blockchain Cho Quản Lý Cảng:
+ Sử dụng blockchain để cải thiện tính minh bạch và an ninh trong quản
lý cảng container.
+ Hệ thống này giúp theo dõi chính xác vị trí, lịch sử và trạng thái của
các container, giảm thiểu lỗi và gian lận.
- Cảng Tương Tác và Liên Kết (Connected Ports):
+ Tích hợp hệ thống thông tin giữa cảng và các bên liên quan khác như
vận chuyển đường sắt, đường bộ, và các đối tác logistics.
+ Liên kết chặt chẽ giữa các cảng giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thời
gian giao hàng.

6. Cảng Hub
7. Tăng khả năng xếp dỡ tạo cơ hội cạnh tranh

You might also like