Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

LÝ THUYẾT:

➢ Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống điện sử dụng năng lượng địa nhiệt.
▪ Ưu điểm
✓ Nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn
năng lượng tự nhiên trong lòng đất.
✓ Giá thành khai thác thấp.
✓ Được khai thác để sưởi ấm và sản xuất điện.
▪ Nhược điểm
✓ Giá thành khoan giếng rất cao.
✓ Địa điểm bị thu hẹp.

➢ Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống điện sử dụng năng lượng sinh khối.
▪ Ưu điểm
✓ Sinh khối được phân bố đồng đều hơn trên bề mặt Trái Đất và có thể được khai
thác mà không cần đòi hỏi đến các kỹ thuật hiện đại, phức tạp và tốn kém.
✓ Tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới
tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách độc lập.
✓ Đây là một giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, giúp ngăn chặn vấn đề biến đổi khí hậu
toàn cầu.
✓ Tạo thêm thu nhập và việc làm tại các vùng nông thôn.
▪ Nhược điểm
✓ Chi phí đầu tư và sản xuất cao.
✓ Năng suất có thể thấp hơn khi sử dụng các công nghệ khác.

➢ Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống điện sử dụng năng lượng gió.
▪ Ưu điểm
✓ Nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không lo cạn kiệt nguồn
nhiên liệu.
✓ Tăng cường phát triển kinh tế địa phương, ổn định giá năng lượng.
✓ Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và năng lượng hóa thạch.
✓ Tiết kiệm diện tích đất và hiệu suất cao hơn các dạng năng lượng truyền thống.
▪ Nhược điểm
✓ Giá thành đầu tư và bảo trì cao.
✓ Phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện gió.
➢ Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời.
▪ Ưu điểm
✓ Lắp đặt, vận hành đơn giản, dễ dàng; gần như không phải bảo trì, bảo dưỡng.
✓ Không cần nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi.
✓ Ứng dụng được mọi nơi; đặc biệt khu vực miền núi,vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
✓ Hoạt động tin cậy, lâu dài.
▪ Nhược điểm
✓ Chi phí đầu tư ban đầu cao.
✓ Phải kiểm tra và thay ắc qui định kỳ.

➢ Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống thủy điện.


▪ Ưu điểm
✓ Thủy điện hầu như không thải ra các khí độc hại như SO2, NO2 và các khí gây ô
nhiễm môi trường.
✓ Thủy điện có tầm hoạt động rất rộng, chỉ cần một lượng mưa nhất định và dòng
chảy ổn định của sông ngòi. Ngoài khả năng sản xuất điện, thủy điện còn có vai
trò quan trọng trong việc quản lý nguồn nước, kiểm soát lũ lụt.
✓ Các trạm thủy điện nhỏ và cực nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng tại
vùng sâu vùng xa với mức tác động lên môi trường nhỏ nhất.
✓ Các nhà máy thủy điện nằm trong số nhà máy năng lượng có hiệu suất cao nhất,
với tuổi thọ có thể lên đến hơn 100 năm và giá cả phải chăng.
▪ Nhược điểm
✓ Giá thành đầu tư ban đầu cao.
✓ Việc xây dựng các hồ trữ nước làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, thay đổi dòng
chảy của sông dẫn tới sự thay đổi môi trường sống của cá và ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái.

➢ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời
▪ Hướng lắp đặt và góc nghiêng của tấm pin mặt trời.
▪ Điều kiện khí hậu, bụi bẩn, bóng che.
▪ Chất lượng các cell pin, hiệu suất chuyển đổi quang điện thấp.
▪ Hiệu suất của các bộ điều khiển thấp, tổn hao công suất lớn.
➢ Bảng so sánh giữa 2 loại Turbine gió: loại điều chỉnh cánh được và loại không điều
chỉnh cánh được

BÀI TẬP: Thiết kế hệ thống cung cấp điện sử dụng năng lượng mặt trời.

1) Tính góc lắp đặt tối ưu của dàn pin mặt trời

➢ Góc thiên độ δ
Ngày 01/12/2018 (n = 335)
360
δ = 23.45sin[ (𝑛 − 81)]
365
➢ Góc giờ H
H = (12 – h)*15o
➢ Góc cao độ β
Sinβ = cosL*cosδ*cosH + sinL*sinδ
➢ Góc lắp đặt tối ưu (góc nghiêng) của dàn pin mặt trời
α = tilt = 90o – β

2) Các bước thiết kế hệ thống cung cấp điện sử dụng năng lượng mặt
trời.

❖ Tính tổng công suất và điện năng tiêu thụ của tải

➢ Tổng công suất của tải (Pac)


Pac = P1 + P2 + P3 +…+ Pn (W)
➢ Tổng điện năng tiêu thụ của tải (Eac)
Eac = P1*t1 + P2*t2 + P3*t3 +…+ Pn*tn (Wh)

❖ Tính chọn bộ nghịch lưu (Inverter)

➢ Công suất của bộ nghịch lưu (Sinv)


Pac
Sinv = (VA), Vinv-in ≥ Vsys
Cosφ

❖ Tính chọn bộ ắc quy (Battery)

➢ Dung lượng của bộ acquy (Ct)


Eac
Edc = (Wh)
Ƞinv
Edc *Nds
C= (Ah)
Vsys *DoD
➢ Số ắc quy mắc song song
C
Nss =
Cb
➢ Số ắc quy mắc nối tiếp
Vsys
Nnt =
Vb
→ Dung lượng thực của bộ ắc quy: Ct = Nss*Vb
❖ Tính chọn bộ điều khiển sạc (Solar charge controller)

➢ Dòng điện định mức của bộ điều khiển sạc (Iscc)


Ppv
Iscc = (A), Vscc ≥ Vpv
Vpv
❖ Tính chọn bộ pin mặt trời (Solar Photovoltaic Module)

➢ Điện năng cung cấp từ bộ pin mặt trời (Epv)


Ct ∗Vsys
Epv = (Wh)
Ƞscc
➢ Công suất của bộ pin mặt trời (Ppv)
Epv
Ppv = (Wp)
Nsh
➢ Số tấm pin mặt trời mắc song song
Ppv
Nss =
Pm
➢ Số tấm pin mặt trời mắc nối tiếp
Vsys
Nnt =
Vm

Chú thích:

▪ Nds (Number of days of storage): số ngày dự phòng


▪ DoD (Depth of Discharge): độ sâu phóng điện của ắc quy (battery)
▪ Nsh (Number of sunshine hours): số giờ nắng trung bình trong ngày
▪ Ƞinv: hiệu suất của Inverter
▪ Ƞscc : hiệu suất của bộ điều khiển sạc
▪ Vsys: điện áp của hệ thống
▪ Vb, Cb: điện áp và dung lượng của một ắc quy (battery)
▪ Vmpp, Pm: điện áp và công suất cực đại của tấm pin mặt trời
▪ Vpv: điện áp của bộ pin mặt trời
▪ h: thời điểm tính góc nghiêng của tấm pin mặt trời (tính theo 24h)
▪ Công suất của Inverter thông dụng: 300VA, 500VA, 600VA, 800VA,
1000VA, 1200VA, 1400VA, 1500VA, 1600VA, 2000VA, 2500VA,
3000VA, 3500VA, 5000VA, 6000VA.
▪ Dòng điện định mức của Bộ điều khiển sạc thông dụng: 10A, 20A, 30A,
40A, 50A, 60A, 80A, 100A.

You might also like