Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh Lớp AV0002

BÀI THUYẾT TRÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1. Nguyễn Hoàng Phúc Anh ( 31231020541 )


2. Nguyễn Ngọc Minh Châu ( 31231027197 )
3. Đặng Hồ Hoàn Kim ( 31231022035 )
4. Phạm Ngọc Thảo Vy ( 31231020943 )
5. Trần Ngọc Thanh Vy ( 31231022551 )

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ

ST Tỉ trọng
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
T hoàn thành
- Tìm hiểu khái niệm về phong tục và tập
quán
1 Nguyễn Hoàng Phúc Anh 31231020541 20%
- Thuyết trình về khái niệm phong tục,
phong tục tang ma
- Tìm hiểu về phần phong tục tang ma
2 Nguyễn Ngọc Minh Châu 31231027197 20%
- Làm Powerpoint

- Tìm hiểu về phong tục ăn trầu


3 Đặng Hồ Hoàn Kim 31231022035 20%
- Thuyết trình về phong tục ăn trầu
- Tìm hiểu về phong tục hôn nhân
4 Phạm Ngọc Thảo Vy 31231020943 20%
- Thuyết trình về phong tục hôn nhân

- Tìm hiểu về phong tục ngày Tết


5 Trần Ngọc Thanh Vy 31231022551 20%
- Thuyết trình về phong tục ngày Tết

2
I. Tìm hiểu về phong tục Việt Nam:
- Tập quán là sản phẩm của quá trình tích lũy, chắt lọc các kinh nghiệm, thói quen
trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác vì thế nó tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội, gần gũi với lối sống và tâm lý
của các thành viên trong cộng đồng. Nói gọn lại, tạp quán là những thói quen được
hình thành sau quá trình sinh sống và trải nghiệm của một cộng đồng.

- Ví dụ:

 Tập quán du canh:

- Người Ê Đê theo chế độ gia đình mẫu hệ nên mọi của cải đều do nữ giới nắm giữ,
quản lý: “Dù là cái chén con, cái bát đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt cũng không
được cả gan bán đi để ăn, mà phải mãi mãi cất giữ. Từ những cái gùi Giarai đến
những cái sọt, cái túi, cái nải, đến những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho
người mẹ có nhiệm vụ chăm nom cất giữ…”

- M’Nông quy định: “Cầm bộ chiêng chỉ tính phần nửa. Cầm bộ cồng chỉ tính
phần nửa. Cầm ché rlung chỉ tính một phần. Cầm voi chỉ tính một phần”. Và nếu
cầm quá lâu mà không chuộc về thì tài sản cầm cố sẽ bị xử lý như sau: “Cầm
chiêng không chuộc thì bỏ. Cầm ché không chuộc thì mất”. Hay trong việc xác
định hoa lợi giữa các bờ rãy chung: “ Dưa, bầu mọc trong rẫy. Bò qua họ, họ hái.
Bò qua mình, mình thu…”

- Phong có nghĩa là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, tục thì là thói quen lâu đời.

=> Phong tục có nghĩa là những thói quen, nền nếp đã xuất hiện từ lâu đời trong
mọi hoạt động sinh hoạt, đời sống thường nhật của người dân, lặp đi lặp lại để rồi
trở thành một thói quen tốt được lan truyền rộng rãi, phổ biến sâu rộng từ thời xa

3
xưa cho đến nay về mặt thời gian và được truyền bá rộng rãi từ một địa phương lên
tới phạm vi toàn quốc rồi mở rộng sang thế giới theo chiều không gian.

- Phong tục thì thường sẽ được vận dụng linh hoạt hơn tập quán, nó không phải
một nguyên tắc bắt buộc nhưng không vì vậy mà nó được phép sử dụng tùy tiện,
nhất thời và thay đổi mạnh mẽ như các hoạt động hay mối quan hệ đời thường.

II. Phong tục nổi bật:

01.PHONG TỤC HÔN NHÂN


 Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy
nhau mà là việc “hai họ dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục này xuất phát từ
quyền lợi của tập thể.
 Quyền lợi của gia tộc:
+ Điều cần làm là lựa chọn một gia đình xem nhà xem cửa hai bên có tương
xứng không, có môn đăng hộ đối không.

+ Đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng
liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ duy trì nòi
giống, người con tương. lai còn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình.

 Quyền lợi của làng xã:


+ Mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định làng xã, vì vậy
mà có truyền thống khinh rẻ dân ngụ cư.

+ Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích
của cộng đồng, tập thể: từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến
những cuộc hôn nhân nổi danh như Mị Châu với Trọng Thuỷ,….Tất cả đều
làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng
xã,…

4
 Nhu cầu riêng tư:
+ Sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng việc hỏi tuổi
xem đôi trái gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi.

+ Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng – nàng dâu
vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không đâu. , chẳng qua là do cả hai đều
cảm thấy tình cảm của người con - người chồng đã không dành trọn cho
mình.

 4 nghi lễ trong đám cưới đó là: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu và lễ lại mặt:
1. Lễ dạm ngõ (Chạm ngõ)

+ Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho phong tục cưới
hỏi của người Kinh. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ
qua trong đám cưới truyền thống của người Việt.

+ Vì thế, trước khi làm lễ dạm ngõ thì nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng
tốt. Mục đích của lễ chạm ngõ này là “người lớn” bên gia đình nhà trai
sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể
chính thức qua lại với cô dâu.

+ Những thủ tục và lễ vật trong lễ dạm ngõ khá đơn giản nhưng cần sự
ấm cúng và thân thiết của gia đình hai bên. Tuy nhiên, lễ vật nhất thiết
phải có trong lễ dạm ngõ là, chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo và tất
cả phải là số lượng chẵn.

+ Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ cũng chỉ trong nội bộ gia
đình 2 họ của cô dâu, chú rể như: Ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột của
cô dâu chú rể.

5
+ Để đón tiếp nhà trai, nhà gái chuẩn bị sẵn trà, thuốc, bánh kẹo, trái
cây… mời khách bên gia đình chú rể. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái
nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương.

+ Sau đó, cả 2 bên gia đình ngồi xuống nói chuyện, để bàn các thủ tục
khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới và thống nhất ngày, giờ để thực hiện các thủ
tục đó. Lễ chạm ngõ là bước đi đầu tiên để tiến tới chuyện hôn nhân,
người con gái lúc này xem như có được bến đỗ của đời mình.

2. Lễ ăn hỏi

+ Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này như
một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái.

+ Nếu như trước đây, phong tục cưới hỏi của người Việt Nam sẽ tách
riêng lễ ăn hỏi, xin cưới và nạp tài thì ngày nay để tiết kiệm thời gian cả 2
bên, lễ ăn hỏi sẽ bao gồm cả 3 nghi lễ trên.

+ Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn
hỏi. Sau khi bố chú rể và bố cô dâu giới thiệu thành phần tham dự thì mẹ
chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu này. Chục trầu thứ nhất là cho nghi
thức ăn hỏi, chục trầu thứ hai cho nghi thức xin cưới, chục trầu thứ 3 cho
lễ nạp tài.

+ Nhận xong 30 chục trầu trên từ nhà trai thì nhà gái sẽ nhận tiếp các tráp
ăn hỏi. Tùy từng gia đình mà tráp ăn hỏi ở đây có thể là: 5, 7, 9, 11
nhưng bắt buộc phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2.
Đồ lễ ăn hỏi trong mỗi tráp bắt buộc phải có mâm xôi, lợn quay, bánh
cốm, bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá.

6
+ Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít lên thắp hương trên bàn thờ gia
tiên. Sau đó, nhà gái thường sẽ chia cho nhà trai 1 phần và giữ lại 2 phần.
Phần lễ giữ lại này sẽ được nhà gái dùng để mời cưới.

+ Đặc biệt, trong lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị trước 3 phong bì đựng
tiền. Một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì cho nhà ngoại
cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu.
Số tiền này tùy thuộc vào gia đình nhà trai.

+ Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị
quan khách 2 bên gia đình.

3. Lễ cưới (Lễ đón dâu)

+ Sau lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà gia
đình cô dâu chú rể đã lựa chọn. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất
trong phong tục cưới hỏi của người Việt và nhà trai sẽ chính thức rước cô
dâu về nhà.

+ Thủ tục đám cưới nhà trai sẽ có một mâm lễ và phong bì tiền mặt. Số
tiền này có thể do nhà gái đưa ra hoặc do nhà trai tự quyết định số tiền và
bỏ vào phong bì đỏ trong khay nhỏ do mẹ chú rể cầm để trao tặng cho
nàng dâu mới. Phần tiền dẫn cưới này không có ý nghĩa mua bán mà nó
thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai cũng như muốn góp một phần
chi phí cho lễ cưới bên gia đình nhà gái.

+ Sau khi cả 2 bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự trong lễ cưới
thì nhà trai sẽ trao đầu xin dâu cho nhà gái đồng thời xin phép chú rể lên
phòng đón cô dâu. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái, thắp hương

7
lên bàn thờ tổ tiên, mời trà người lớn và ra mắt họ hàng. Sau cùng là xin
phép được đưa cô dâu về nhà chồng.

4. Lễ lại mặt

+ Sau khi kết thúc lễ cưới, chúng ta sẽ có thêm nghi lễ lại mặt. Đây cũng
là nghi lễ quan trọng và bắt buộc trong phong tục cưới hỏi của người
Kinh.

+ Lễ lại mặt được tổ chức ấm cúng bao gồm các thành viên 2 bên gia
đình. Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu, chú rể với gia đình nhà
gái dù đi lấy chồng nhưng vẫn không quên hiếu thuận với bố mẹ ruột.
Đồng thời đây còn là dịp để gia đình chú rể thể hiện sự kính trọng, chu
đáo của mình với gia đình cô dâu.

+ Lễ lại mặt có thể được tổ chức sau lễ cưới 1, 2 ngày hoặc sau khi cô
dâu – chú rể hưởng tuần trăng mật về. Tuy nhiên, khoảng thời gian này
không được để quá lâu.

 Sự khác nhau giữa phong tục cưới hỏi miền Nam và miền Bắc:

Có một vài điểm khác biệt giữa phong tục cưới hỏi giữa hai miền mà bạn cần
biết sau đây:

+ Thứ nhất, ở miền Nam cũng tương tự như phong tục cưới hỏi miền Tây, các
nghi thức trong lễ cưới như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu vẫn được tổ chức đầy đủ.
Tuy nhiên, khác với ở miền Bắc cũng như phong tục cưới hỏi miền Trung, nếu
hai gia đình ở xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ và thay vào đó tổ chức lễ ăn
hỏi và đón dâu cùng một ngày. Trong trường hợp này, lễ vật ăn hỏi và lễ vật
cúng tổ tiên khi đón dâu sẽ được gộp chung lại.
8
+ Hơn nữa, với đám cưới miền Nam, thường chỉ khi lễ thành hôn kết thúc và cô
dâu chú rể bắt đầu đi chào khách tại các bàn thì các món ăn mới được phục vụ.
Trong khi đó, tại các đám cưới miền Bắc, khách mời sẽ được mời vào bàn tiệc
và các món ăn thường được đưa ra phục vụ ngay trước khi lễ cưới diễn ra. Tuy
nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng khách mời tập trung quá nhiều vào
tiệc mà quên lễ cưới đang diễn ra trên sân khấu chính.

02.LỄ TẾT NGUYÊN ĐÁN


1. Khái niệm:
Lễ Tết là dịp người Việt tụ hội, sum họp, cúng gia tiên, dâng lễ thánh thần, ăn uống
và vui vẻ nên khái niệm Lễ Tết đồng nghĩa với những gì vui.
2. Nguồn gốc:
Văn hoá Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác
nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau.
Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần
chính: phần thời vụ và phần nông nhàn. Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không
còn thì giờ để sum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, đãi đằng nhau, gặp gỡ nhau. Chính
vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người Việt đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là
phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần. Nói một cách khái quát, Tết chỉ những
ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời
vụ. Đây là dịp để người Việt hưởng thú thanh nhàn trong những lúc nông nhàn.
3. Cấu trúc:
a) Lễ là gì?
Khái niệm: Nghi thức thờ cúng mang màu sắc tôn giáo tâm linh. Chữ “lễ” mang
hai nghĩa cơ bản là “tế lễ” và “lễ giáo”.
Nội dung chính: Tưởng nhớ và tôn vinh các đối tượng thờ cúng. Cầu sự bảo trợ
về mặt thần quyền để đem lại sự thịnh vượng và yên bình cho cộng đồng dân cư.

9
b) Tết là gì?
“Tết” xuất xứ từ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt là “Tiết”, có nghĩa là đốt tre đốt
trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm. Tết chỉ những ngày lễ
được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ.
4. Thời gian:
Thời cổ, năm mới phương Nam bắt đầu từ tháng Tý, tức tháng Một ( tháng 11 ); về
sau ta chịu ảnh hưởng của Trung Hoa mới lấy tháng Dần ( tháng Giêng ) làm
tháng đầu năm, chỉ riêng một vài dân tộc ít người và một số vùng vẫn còn duy trì
tục đón năm mới vào tháng Tý.
 Một số hoạt động trong dịp Tết Nguyên Đán:
 Đưa Ông Táo về trời: được xem là giai đoạn đầu khi bước vào chuỗi ngày Tết
cổ truyền. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mỗi gia đình đều sẽ đưa ông táo về
trời.Việc đưa ông Táo (Thần bếp) sẽ được đưa vào buổi trưa hoặc chiều để tiễn ông
Táo về trời để có thể báo cáo tất cả những việc làm của mỗi gia đình đến với Ngọc
Hoàng.
 Tiệc Tất Niên: được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ, giúp các thành
viên trong gia đình sum họp và chia sẻ với nhau những chuyện đã trải qua trong
năm đó.
 Khoảnh khắc Giao thừa: Giao thừa sẽ xảy ra vào lúc 0 giờ 0 phút ngày Mồng 1
tháng Giêng, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Để ghi nhận
khoảnh khắc này, mọi gia đình đều sẽ dọn 2 mâm cỗ: 1mâm được bày cúng trên
bàn thờ gia tiên và 1 mâm được bày ở khoảng sân trước nhà.
 Xông đất vào ngày đầu năm: đây được xem là một tục lệ được lưu truyền đến
tận bây giờ. Nhiều gia đình xem đây như là một ngày “mở hàng” cho một năm mới
thuận lợi, bình an và thành công. Sau 0 giờ ngày Mùng 1 tháng giêng, bất cứ ai
bước vào nhà đầu tiên sẽ được xem là người xông đất. Người xông đất rất quan
trọng vào dịp đầu năm mới. Bởi người có tính tình vui vẻ, đạo đức tốt sẽ mang đến
10
một năm mới thành công may mắn cho cả gia đình, cầu mong cho gia chủ thuận
buồm xuôi gió và trôi chảy trong mọi công việc.
 Xuất hành và hái lộc đầu năm: được thực hiện để đi tìm may mắn cho bản thân
và gia đình. Hái lộc đầu năm sẽ giúp cho người xuất hành nhận được tươi mới,
may mắn cho một năm mới. Ngoài ra, nhánh lộc đó được mang về và cắm vào bàn
thờ gia tiên để có thể nhận bình an và tài lộc cho cả gia đình.
 Tục chúc tết, tục viếng thăm, mừng tuổi: Tục chúc tết là thời điểm con cháu
sum họp và dành cho các thành viên những lời chúc tốt đẹp, may mắn. Năm mới
tới, các thành viên đều tăng thêm một tuổi nên ngày mùng 1sẽ là ngày “chúc thọ”
ông bà, cha mẹ. Tục viếng thăm là khoảnh khắc gắn kết tình cảm gia đình với họ
hàng. Với lời chúc sức khỏe, tài lộc, anh khang và thực hiện được mong muốn cho
một năm mới. Mừng tuổi sẽ là khoảnh khắc ông bà, cha mẹ dành những phong bao
“lì xì” chứa lộc cho trẻ em với lời chúc “ăn no, chóng lớn”.
 Một số món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết:
 Bánh chưng, bánh tét: Một trong những món ăn truyền thống đặc biệt nhất
trong ngày Tết của người Việt Nam là bánh chưng, bánh tét. Khi Tết đến gần, bạn
sẽ nhận thấy ngọn lửa cháy suốt đêm trên bếp trong hầu hết các ngôi nhà Việt
Nam. Các gia đình đang nấu những chiếc bánh truyền thống đón Tết. Việt Nam là
đất nước trồng lúa nước nên có rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam
được làm từ đó.
 Thịt kho tàu: Món thịt heo kho nước dừa được xem là những món ăn có mặt
trong bữa ăn hàng ngày và cả dịp Tết quan trọng. Theo người xưa truyền tai lại thì
thời xa xưa, khi các tàu thuyền ra khơi, người ta thường nấu một nồi thịt kho có thể
ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên tàu nên người ta đặt tên cho món thịt này là
thịt kho tàu. Món thịt kho tàu này mang đến sự ấm cúng, sum vầy. Sự hoà hợp giữa
các nguyên liệu thịt, trứng như một sự thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên

11
vui. Hương vị, ý nghĩa của món ăn gợi nhớ hình ảnh quen thuộc trong bữa ăn ngày
Tết cổ truyền của người Việt.
 Thịt đông: Miền Nam có món thịt kho tàu quen thuộc, thì miền Bắc lại có món
thịt đông không thể thiếu mỗi dịp Tết cổ truyền. Món thịt đông có sự hòa hợp các
nguyên liệu để thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong
gia đình. Không chỉ có thế, màu sắc trong trẻo của món ăn mang ý nghĩa như một
niềm hy vọng cho một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.
 Các món dưa, củ muối chua: Món ăn kèm ngày Tết không thể thiếu dưa hành
muối chua. Tùy vào mỗi vùng miền mà các món dưa củ muối chua cũng khác
nhau. Chẳng hạn như miền Bắc thích ăn hành tím muối chua, miền Trung, miền
Nam lại thích củ kiệu, dưa món.
 Giò, chả: Miếng giò chả trông có vẻ dung dị nhưng lại là biểu tượng của sự phú
quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Từng cây giò, chả thơm
ngon dân giã còn mang một ý nghĩa đặc biệt là “trong ấm ngoài êm”.
 Mứt Tết: Đây là một trong những món ăn vặt đặc biệt dùng để đãi khách ngày
Tết. Mứt được làm từ nhiều loại trái cây khô khác nhau như dừa, táo, cà rốt, cà
chua, ... Vị ngọt và màu sắc sặc sỡ của mứt được cho là sẽ mang lại may mắn cho
năm mới. Khay mứt ngày Tết cổ truyền không đơn thuần là món nhâm nhi uống trà
mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa trong từng loại mứt. Chẳng hạn như mứt hạt
sen: có vị thanh ngọt, mang ý nghĩa một năm mới sum họp, con cháu đầy nhà; mứt
dừa: vị ngọt béo thơm ngon,cũng mang ý nghĩa sum vầy hạnh phúc cho cả gia
đình, bạn bè trong năm mới; mứt gừng: vị cay nồng ấm, có ý nghĩa cầu mong cho
một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới; mứt đậu phộng: giòn tan ngọt
bùi là hương vị đặc trưng của mứt đậu phộng, nó còn biểu tượng cho sức khỏe, sự
trường thọ trong năm mới; mứt quất: có màu vàng mật ong đẹp mắt, vị chua ngọt
kích thích vị giác, mang đến vận may, an lành, thịnh vượng;...

12
03.PHONG TỤC TANG MA

+ Đám tang hay Đám ma, Lễ tang, Tang lễ, Tang ma là một trong những phong tục
của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối
với người vừa chết.

+ Phong tục Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một
dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có
những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc
thiểu số khác.

+ Tang là một sự đau buồn khi có người thân mới chết, là lễ chôn cất người chết
(an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ, khăn…) để tỏ lòng thương tiếc với người
chết. Tang chế là phép tắc quy định việc đưa đám về để tang. Tang lễ (lễ tang) là
nghi lễ chôn cất người chết. Từ đó có những từ: tang phục, tang sự, tang gia, tang
chủ, đám tang, để tang, bịt khăn tang, đeo băng tang, mãn tang, xả tang, tống tang,
hộ tang,.

+ Những nghi thức trong đám tang của người việt:


1. Ma chay
Khi biết người thân sắp mất thì người còn sống cần làm việc đầu tiên trong phong
tục tang ma của người Việt là lo thủ tục ma chay. Việc đầu tiên là hỏi xem người
sắp mất có gì trăn trối hoặc để lại lời nhắn gì không và hỏi người đó có tự đặt tên
thụy tên sau này để khấn khi cúng cơm là gì. Tiếp theo, lấy nước ngũ vị hương lau
sạch sẽ cơ thể và thay quần áo tươm tất. Khi người đó tắt thở lấy chiếc để ngang
hàm cho răng khỏi nghiến vào nhau và cho một nắm gạo, 3 đồng tiền vào miệng
gọi là ngậm hàm.

13
2. Trùng tang
Trong đám tang người Việt cần ghi nhớ ngày giờ người chết tắt thở đế xem có vào
vào giờ trùng tang hay bị quý ám không. Nếu vào ngày giờ xấu phải dùng lá bùa để
dán trên trên quan tài và cho vào vỏ ốc để chốn 4 phía của ngôi mộ hoặc khi đem
chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, mặc đồ như tướng
quân, múa đao để trừ tà ma dọc đường…

3. Hạ tịch
Hạ tịch là nghi thức tiến hành đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất trong
một chốc rồi lại đưa lên luôn với ngụ ý là người được đất sinh ra sẽ trở về với đất
và hy vọng sẽ hoàn sinh khí cho người đã mất.

4. Cáo phó
Trong phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu nghi thức cáo phó là tờ
thông báo tang lễ được đặt trước cổng tang gia hoặc đầu đường vào nhà hay gửi
đến từng nhà người thân thích với mục đích thông báo. Trên tờ cáo phó ghi rõ
thông tin người chết, ngày sinh và ngày mất, chi tiết về tang lễ như thời gian, địa
điểm làm lễ nhập quan và di quan…

5. Khâm liệm và nhập quan


Tiến hành khâm liệm dùng vải trắng quấn người chết được may làm đại liệm, tiểu
liệm. Sau đó nhập quan được làm sau khi liệm xong, người thân đứng xung quanh
quan tài, nâng người chết bằng bốn góc của tấm vải tạ quan rồi đặt vào quan
tài. Trên quan tài đặt 1 chén cơm bên trên có cắm 1 đôi đũa và 1 quả trứng gà luộc,
lưu ý đặt quan tài phải quay đầu ra ngoài.

14
6. Thiết linh sàng, linh tọa
Linh sàng được lập ở phía đông được gọi là giường của linh hồn và có quây màn,
để gối như lúc còn sống. Còn linh tọa trong đám tang người Việt chính là đặt bàn
thờ phía trước linh cữu và giữa linh tọa đặt bài vị ghi rõ họ tên đặt vào ảnh của
người chết, hai bên ảnh có đèn nến phía trước đặt bát nhang, mâm ngũ quả và
rượu.

7. Phúng điếu
Trong phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu phúng điếu. Phúng điếu
là hình thức thăm hỏi gia đình người vừa mất giúp đỡ bằng tiền bạc, hoa quả,
nhang đèn... Theo tục lệ, khi người nhà mặc tang phục thì không được tiếp khách
đến phúng viếng. Khách đến phúng viếng cần vái lạy người chết và tang gia lạy trả
một nửa số vái. Hiện nay, trong tang lễ một số gia đình không nhận tiền phúng
điếu và có ghi rõ trên tờ cáo phó.

8. Thổi kèn giải


Trong những ngày tổ chức tang lễ gia chủ thường mời ban nhạc đến thổi kèn trống,
đánh đàn gọi là nhạc hiếu để tưởng nhớ người đã mất.

9. Di quan
Di quan là di chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến một nơi khác để chờ chôn hoặc
từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất.

10. Chôn cất


Sau khi chôn cất được 3 ngày gia chủ đến làm lễ viếng mộ còn gọi là tục mở cửa
mả.

15
11. Tuần chung thất
Phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu tuần chung thất gọi tắt là 49
ngày. Trong thời gian sau tang lễ gia chủ cúng cơm đều đặn cho người mất và
được bao nhiêu tuần gia chủ cần làm lễ thất bấy nhiêu tuần, cho đến tuần thứ 7 cần
làm lễ chung thất và ngừng cúng cơm.

12. Tuần tốt khóc


Khi đã mất được 100 ngày, gia chủ làm lễ thôi khóc mời thầy cúng đến đốt nhà,
đốt tang phục cho người chết và đưa di ảnh lên bàn thờ tổ tiên.

13. Giỗ đầu


Sau khi mất được 1 năm âm lịch, gia đình sẽ tổ chức giỗ đầu để tưởng nhớ đến
người đã khuất.

14. Mãn tang


Trong nghi thức đám tang thì mãn tang chính là kết thúc, sau khi mất được 3 năm
thì gia chủ làm lễ hết tang.

+ MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG TANG MA:

 Không nên để chó ,mèo nhảy qua người chết


 Đi chậm rãi khi khiêng linh cữu
 Khiêng lấy vợ,lấy chồng khi đang còn để tang người thân trong gia đình
 Không cho bà bầu đến dự đám tang
 Khi tham gia tang lễ không nên ăn mặc những trang phục lòe loẹt ,lố lăng.
Nên mặc trang phục đen hoặc trắng ,trang điểm giản dị và không nói cười
ầm ĩ
04.PHONG TỤC ĂN TRẦU
1. Khái niệm:
16
+ Ăn trầu là một tập tục phổ biến ở vùng nhiệt đới Châu Á và châu Đại
Dương, dùng hỗn hợp lá trầu không và cau, là nghi thức xã giao cùng lễ nghi
ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Miếng trầu gồm bốn loại nguyên liệu: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay),
rễ (vị đắng), vôi (vị nóng). Ăn trầu cau thì miếng trầu có vị ngọt của hạt cau, vị cay
ở lá trầu, chát nóng từ vôi, cái bùi của rễ... tất cả như tạo nên sự kích thích, làm cho
thơm miệng, đỏ môi... Cả vùng Đông Nam Á có tục ăn trầu nhưng nét tài hoa trong
cách têm trầu, cung cách mời trầu được cách điệu hóa đã trở thành một dạng thức
sinh hoạt nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.

+ Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm,
giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi
đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng
tục... Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em,
gia đình, hạnh phúc.

2. Các loại:
 Việt Nam: trầu có thể them vôi, vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào hoặc
dùng kèm vỏ trầm, rễ sen, vỏ khoai, vỏ đỏ.
 Miến Điện: trầu ("kun-ya") có thêm đậu khấu, đinh hương và cau.
 Ấn Độ: thường có thuốc lào, cau vụn, gói trong lá trầu hay thêm dừa, gia vị và
cả mứt trái cây.
3. Sự tích trầu cau
+ Vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu
nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy
làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và
hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi

17
đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân
không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà
chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc
đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên
mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa
thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương
ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có
sắc phong tặng.

+ Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và
tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử
dụng trầu cau trong các đám cưới. Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể
thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu
từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục
ăn trầu.

4. Ca Dao

Thương nhau cau sáu bổ ba,

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

Quả cau nho nhỏ,

Cái vỏ vân vân.

Nay anh học gần,

Mai anh học xa

Lấy chồng từ thuở mười ba,

Đến năm mười tám thiếp đà năm con.


18
Ra đường thiếp hãy còn son,

Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”

“Bỏ thuốc tậu trâu; bỏ trầu tậu ruộng.”

“Miếng trầu là đầu thuốc câm. ” (ý nói ăn trầu của nhau thì phải nhờ lời
giao ước kể cả việc giữ kín chuyện)

5. Thơ : Mời Trầu

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi,

Này của Xuân Hương đã quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Hồ Xuân Hương

6. Bài hát

Mời trầu (Masew)

https://youtu.be/iOmXKckyAq0?si=2Bci5RJ7Z4Ob-HSG

7. Dụng cụ và cách ăn:


 Dụng cụ:

19
-Cơi trầu: làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy để cất giữ
các vật liệu.

-Bình vôi; đặt ở chỗ tiếp khách để người ăn trầu dùng khi têm trầu. Muốn lấy vôi
ra thì dùng chìa vôi để quết.

-Ống vôi: dùng để lấy lượng vôi nhỏ mang đi

-Cối giã trầu: gười già yếu răng không ăn trầu được thì để nghiền nát miếng trầu
cho dễ ăn.

-Ống nhổ: đựng bã trầu.

 Cách ăn: Cau tươi (hoặc khô) bổ cả hạt, thành miếng, một chút vỏ cây, quệt
một ít vôi tôi rồi cho tất cả vào miệng nhai. Nhai kỹ rồi lấy thuốc lào xỉa và
miết răng. Gọi là ăn trầu, nhưng người ta chỉ nuốt nước cốt và nhả bã trầu
không ăn
III. Tổng kết:
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều phong tục, tập quán phong phú,
hấp dẫn, tốt đẹp. Ngoài những phong tục nổi bật vừa được nêu trên, Việt Nam còn
sở hữu cho mình nhiều những phong tục độc đáo đến từ nhiều vùng, nhiều dân tộc
khác nhau. Và để gìn giữ những giá tri tốt đẹp này ta cần chắt lọc những giá trị tinh
hoa văn hóa nhân loại trong trong quá trình hội nhập quốc tế; luôn tự hào và chủ
động tiến đến gần hơn với việc giữ gìn sự đa dạng phong tục tập quán, đặc biệt khi
đứng trước nguy cơ mai một. Đồng thời mạnh mẽ thể hiện phong tục, bản sắc đẹp
qua lối hành xử của mỗi cá nhân.

20
21

You might also like