Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

LAI LỊCH TRƯƠNG ĐỊNH:

Trương Định (1820 – 1864) là võ quan triều Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859 – 1864, trong lịch sử Việt
Nam.

Ông sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha
ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị. Năm 1844 Trương Định theo
cha vào Nam và cưới vợ là bà Lê Thị Thưởng con một nhà hào phú ở làng Tân Phước, huyện Tân Hoà, khi cha mất
Trương Định ở luôn quê vợ Tân Hoà.

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hòa (Gò Công). Khi cha chết,
Trương Định ở lại quê vợ.

Năm 1854, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản cơ đồn
điền.

QUÁ TRÌNH TRỞ THÀNH THỦ LĨNH CHỐNG PHÁP:

Tháng 12 /1859, quân pháp đánh thành Gia Định. Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc,
thường đi tiên phong lập nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy
Barbe.

Tháng 12/1861, sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Định đưa quân về đồn cũ Tân Hòa và chiêu mộ thêm quân sĩ
tiếp tục đánh Pháp. Lúc này quân số của Trương Định đã có hơn 6.000 người, với sự phối hợp của nhiều lãnh tụ khởi
nghĩa các vùng xung quanh.

Nghĩa quân Trương Định đã lập nhiều chiến công như trừng trị nhiều tên tay sai giặc Pháp (như bá hộ Huy ở Đông Sơn),
Tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa.

Tháng 3 /1862, khi quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công, nghĩa quân Trương Định đã tiến công tiêu diệt nhiều tên và chiếm
lại Gò Công.

------------

Ngày 05/06/1862,triều đình ký hòa ước "Nhâm tuất" vào ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và
Định Tường cho Pháp. Tiếp đó, triều đình ra lệnh cho Trương Định bãi binh, phong làm Lãnh binh An Hà, buộc phải bãi
binh ở Tân Hoà và gấp rút nhận chức mới ở An Giang. Nhưng lòng dân và nghĩa quân không chịu, trong lúc đang lưỡng lự
giữa ý dân và lệnh vua chưa biết ngã về đâu thì Ông nhận được thư của nghĩa hào huyện Tân Long (Chợ Lớn), tỏ ý muốn
cử Ông làm chủ soái 3 tỉnh để giết giặc. Cảm kích sự tính nhiệm của những người yêu nước và nhân dân, Ông đã khước
từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu "Bình Tây Đại Nguyên Soái" do nhân dân phong, tiếp tục cuộc chiến đấu chống
giặc Pháp.

Nửa sau năm 1862 và đầu 1863, Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập nhiều chiến công như tấn công đồn Rạch Tra,
giết chết tên Đại úy Tu-Rút (1862), tập kích thuyền Alarme, tấn công nhiều đồn giặc và bẻ gẫy cuộc tấn công quy mô của
giặc Pháp vào Gò Công, khiến quân số địch giảm sút ( 01/1863).

Pháp bị đẩy vào tình thế lúng túng, bị động. Trước tình hình đó, chính phủ Pháp điều động tăng cường quân đội, chúng
tổ chức cuộc tiến công lớn vào căn cứ kháng chiến ở Gò Công. Cuộc kháng chiến đã diễn ra ác liệt suốt ba ngày liền,
nghĩa quân của Trương Định đã chiến đấu anh dũng trong căn cứ Tân Hòa, (Gò Công).

Ngày 28 - 2 – 1863, căn cứ Tân Hòa bị mất, Trương Định tiếp tục lập căn cứ ở Lý Nhơn, lãnh đạo kháng chiến. Tháng
02/1863, Pháp tấn công Lý Nhơn. Trương Định phá vòng vây trở về Gò Công lập căn cứ ở Đám Lá Tối Trời ( ven biển Gò
Công).
--------------

Đêm 19/8/1864, do biết nơi ở của Trương Định, tên phản bội Huỳnh Công Tấn cho quân bao vây đột nhập vào nhà. Ngày
20 - 8 – 1864, trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định
đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh khí tiết người anh hùng – khi ấy ông tròn 44 tuổi

---------------

Sau khi Trương Định mất vào ngày 20/8/1864, bà Trần Thị Sanh là người vợ thứ của Trương Định và nhân dân mang Ông
về an táng rất trọng thể, tại một địa điểm nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964, ngôi mộ và đền thờ Ông
được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp đến ngày nay.

Ngoài mộ và đền thờ tại thị xã Gò Công, nhân dân còn lập một đền thờ tại xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông, nơi được
gọi là "Đám lá tối trời" mà Trương Định và nghĩa quân từng làm căn cứ chống Pháp để thờ Ông.

MỘT SỐ TUYÊN BỐ NỔI TIẾNG CỦA TRƯƠNG ĐỊNH:

Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất, kiên quyết chống Pháp xâm
lược thế kỷ XIX.

Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862: “Triều đình Huế
không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta."

Ông trả lời Phan Thanh Giản về việc bãi binh chống Pháp: “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa còn việc của Định thì Định
cứ làm. Định thà đắc tội với Triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm...”

Qua các hành động. tuyên bố của Trương Định thể hiện tinh thần dũng cảm cùng với lòng yêu nước mãnh liệt, không
chịu khuất phục trước kẻ thù, củng cố được niềm tin của dân chúng.

HIỆN NAY:

Nhiều tên đường tại các thành phố và tên trường học ở Việt Nam được mang tên ông.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trong đó có bài :

Trong Nam, tên họ nổi như cồn

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn

Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ

Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ

Quả ấn Bình Tây đất vội chôn

Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ

Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.

You might also like