dẫn chứng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Và quả thật, từ ngàn đời xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ

làm ta thêm thổn thức. Ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những
bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn
sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái
chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát
khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc. Một minh chứng điển hình cho câu ca
dao: “ nhớ con tựa cửa chờ mong/ mắt mờ khô lệ mẹ trông con về ” là
mẹ Nguyễn Thị Thứ - là người được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam trao tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà có chồng, 9
người con trai, một con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều
con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống
Mỹ kéo dài gần 30 năm. Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu,
được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh
hùng tại tỉnh Quảng Nam.
Trên thế giới cũng tồn tại nhiều thi phẩm vĩ đại ca ngợi tình mẫu tử,
một trong những tác phẩm nổi bật của nhân loại là tác phẩm “ những người
khốn khổ” của nhà văn Victor Huy-go. Qua đoạn trích "Tấm lòng người
mẹ" trong cuốn tiểu thuyết ấy, sự hy sinh của người mẹ càng được nhân
lên gấp nhiều lần thông qua hoàn cảnh éo le của mẹ con Phăng-tin. Vì
không có tiền, chị đã bán tóc, bán hai chiếc răng cửa và bán cả thân mình.
Tất cả chỉ để con được ăn no, mặc ấm và không chết vì bệnh tật. Có thể
thấy, Phăng-tin không tiếc bất cứ điều gì, mặc cho người ta chê cười, chỉ
trỏ. Tất cả mọi điều chị làm đều là vì con. Tình cảm mà Phăng-tin dành cho
con khó có thể dùng lời nói mà ca ngợi được.

You might also like