Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề cương ôn tập thi cuối kỳ môn quản lý nhà nước về

kinh tế
Lưu ý: Nếu ko học bù online đc, các bạn tự đọc chương 5 Thông tin và quyết
định QLNN về Kinh tế và xem kỹ phần Văn bản QLNN
**Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận, được sử dụng tài liệu
**Thời gian 75 phút
**Kết cấu đề 3 câu theo 3 phần:
- Câu 1 Trả lời Đúng hoặc Sai, có giải thích thì đc tính điểm(Phần I)
- Câu 2 Nguyên tắc hoặc công cụ(Phần II)
- Câu 3 Phương pháp (Phần III)
Phần I.Các mệnh đề phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích
1. Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế bằng quyền
lực của nhà nước
 Sai. Vì QLNN là quá trình tác động của nhà nước lên các đối tượng trong
nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu định trước của nhà nước.

2. Tác nghiệp xử lý công việc hàng ngày trong các cơ quan của bộ máy
quản lý nhà nước là cách thức trong quản lý nhà nước về kinh tế
 Đúng. Vì Trong quản lý nhà nước về kinh tế, tác nghiệp xử lý công việc
hàng ngày trong các cơ quan của bộ máy quản lý nhà nước là hoạt động
thực hiện các nhiệm vụ, công việc cụ thể của các cơ quan này nhằm quản
lý nền kinh tế quốc dân.

Ví dụ: - Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cấp phép hoạt
động kinh doanh,…

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh, đầu
tư,...
3. Các bộ luật về kinh tế như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương
mại…là công cụ của quản lý nhà nước về kinh tế
 Đúng. Vì Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ
chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh
doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

4. Chức năng đối nội là chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế
 Sai. Vì phân theo quá trình quản lý có 4 chức năng: Kế hoạch, tổ chức,
điều hành và kiểm soát nền kinh tế. Chức năng đối nội không chỉ bao
gồm quản lý nhà nước về kinh tế, mà còn bao gồm quản lý nhà nước về
các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội,...

5. Phân cấp cho Sở kế hoạch-đầu tư các tỉnh, thành phố được cấp phép
các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có số vốn dưới 10.000.000USD
là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ
 Đúng. Vì NTTTDC phải đảm bảo mqh chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung
dân chủ trong QLKT. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải
thực hiện trong khuôn khổ tập trung
- Biểu hiện của tập trung ở chỗ: Trung ương vẫn giữ vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp.
- Biểu hiện của dân chủ ở chỗ: các địa phương được trao quyền hạn,
trách nhiệm trong việc cấp phép các dự án đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài có số vốn dưới 10.000.000USD.

6. Hỗ trợ phát triển là chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo tính
chất tác động
 Đúng. Vì phân theo tính chất tđ có thể chia thành 3 nhóm chức năng: tạo
lập mtrg thuận lợi, bảo đảm CSHT và hỗ trợ phát triển cho các hđ trong
nền kinh tế.

Ví dụ: Nhà nước hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua các chính sách như:

- Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn.
- Hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Hỗ trợ về giá cả sản phẩm nông nghiệp.
7. Cải cách hành chính công hiện nay ở nước ta là đang quán triệt nguyên
tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế
 Đúng. Vì Cải cách hành chính công là quá trình đổi mới toàn diện, đồng
bộ các lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước, nhằm xây dựng nền
hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ
nhân dân.
Ví dụ: Cải cách thể chế, thủ tục hành chính: nhằm đơn giản hóa thủ tục
hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân

8. Các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế là hình
thức quản lý nhà nước về kinh tế
 Đúng. Vì Các văn bản quản lý nhà nước là những văn bản do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm thể hiện ý chí, quyết định của
Nhà nước đối với các đối tượng quản lý. Các văn bản này có vai trò quan
trọng trong việc định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân.
Ví dụ như luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật lao động,...

9. Số liệu thống kê về kinh tế-xã hội ở Việt nam có chất lượng chưa cao
gây khó khăn trong việc ra quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
 Đúng. Vì số liệu thống kê về KT-XH ở VN hiện nay còn có một số hạn
chế về chất lượng, như:
- Tính chính xác chưa cao: SLTK còn có sai sót về nội dung, phương
pháp thu thập, xử lý, do đó chưa phản ánh đúng thực tế
- Tính cập nhật chưa kịp thời: SLTK thường công bố chậm do đó khó
đáp ứng nhu cầu của việc ra qđ QLNN
- Tính thống nhất chưa cao: SLTK do các cơ quan khác nhau thu thập,
xử lý, do đó chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
Do đó khó nắm bắt được tình hình KT-XH, tang nguy cơ ra qđ sai
lầm.

10.Các loại văn bản như: Nghị quyết, thông tư, chỉ thị, …là văn bản luật
được sử dụng trong quản lý nhà nước về kinh tế
 Sai. Vì các loại văn bản như: Nghị quyết, thông tư, chỉ thị, …là văn bản
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tuy nhiên không phải tất
cả các văn bản này đều là văn bản luật.

11.Công văn hành chỉ lưu hành trong các cơ quan quản lý của nhà nước
 Sai. Vì công văn hành chỉ là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành,
nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện một nhiệm vụ, công việc cụ thể. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được
chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc có thể thuộc hoặc không thuộc cơ quan quản
lý nhà nước.

12.Điều chỉnh mức thu phí giao thông đối với phương tiện vận tải trên
đường cao tốc là phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh
tế
 Đúng. Vì thu phí giao thông là một loại phí được thu đối với các phương
tiện vận tải khi sử dụng các tuyến đường giao thông nhất định. Thu phí
giao thông là một công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý nhà nước
về kinh tế.
Ví dụ: Việc điều chỉnh tăng mức thu phí giao thông đối với xe ô tô trên
đường cao tốc nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông
trên các tuyến đường cao tốc, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả khai
thác các tuyến đường cao tốc.

13.Thi tuyển dụng vào các ngạch công chức, viên chức trong cơ quan quản
lý nhà nước thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
 Đúng. Vì Thi tuyển dụng vào các ngạch công chức, viên chức trong cơ
quan quản lý nhà nước là một hoạt động quản lý nhà nước, nhằm tuyển
chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ
quan quản lý nhà nước.
- Biểu hiện của tập trung: Thi tuyển dụng được thực hiện theo quy
trình, tiêu chuẩn, điều kiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành. Điều này thể hiện sự tập trung, thống nhất trong hoạt động quản
lý nhà nước về công tác tuyển dụng.
- Biểu hiện của dân chủ: Thi tuyển dụng được thực hiện trên cơ sở công
khai, minh bạch, bình đẳng. Điều này thể hiện tính dân chủ trong hoạt
động tuyển dụng, đảm bảo quyền của mọi cá nhân có đủ điều kiện,
tiêu chuẩn được tham gia thi tuyển.
14.Luật bảo hiểm xã hội là công cụ quản lý nhà nước nói chung và kinh tế
nói riêng
 Đúng. Vì Luật bảo hiểm xã hội là một loại văn bản quy phạm pháp luật,
là công cụ của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về an sinh xã hội.
Thể hiện ở chỗ:
- Về QLNN nói chung:
+ Luật BHXH góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội
+ Luận BHXH góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
NLĐ, từ đó thúc đẩy SX, kinh doanh, phát triển KT-XH
- Về QLNN về KT:
+ Luật BHXH giúp điều tiết thị trường lao động
+ Luật BHXH hỗ trợ phát triển DN
+ Luật BHXH đảm bảo an toàn cho NLĐ

15. Chức năng đối ngoại là chức năng của một nhà nước
 Đúng. Vì chức năng đối ngoại là chức năng của nhà nước nhằm thể hiện
vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác trên
thế giới (bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất
nước; hợp tác các quốc gia trên TG,…)

16.Chính sách lãi suất, tiền tệ do Bộ tài chính xây dựng và tư vấn cho chính
phủ ban hành
 Sai. Vì chính sách lãi suất, tiền tệ là chính sách do NHNN thực hiện, do
đó không phải do Bộ Tài chính xây dựng và tư vấn cho Chính phủ ban
hành.

17.Quy hoạch phát triển ngành phải phù hợp với quy hoạch phát triển ở
địa phương là nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích
 Đúng. Vì quy hoạch phát triển ngành phải phù hợp với quy hoạch phát
triển ở địa phương thể hiện ở khía cạnh sau:
- Về mặt kinh tế: nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Về mặt xã hội: nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo
an sinh xã hội cho người dân địa phương.
- Về mặt môi trường: nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền
vững.

18.Hoạch định là chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tác
động của quá trình quản lý
 Đúng. Vì hoạch định là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản lý, trong đó
nhà nước xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội trong một thời gian dài (thường là 5 năm, 10 năm,...). Các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp này sẽ là cơ sở cho các giai đoạn quản lý tiếp theo
(tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá).

19.Điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách nhà nước của chính phủ phải dựa
trên cơ sở khoa học
 Đúng. Vì mức thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động lớn đến nền kinh
tế, do đó cần phải được điều chỉnh một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

20.Tạo môi trường pháp lý là một nội dung quan trọng trong chức năng
tao ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động
 Đúng. Vì 1 môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất, minh bạch,
dễ tiếp cận sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt
động của mình một cách thuận lợi, an toàn, tránh được các rủi ro pháp lý.

21.Chính sách xuất nhập khẩu là công cụ cho quản lý nhà nước trong hoạt
động đối ngoại
 Đúng. Vì Chính sách xuất nhập khẩu là công cụ cho quản lý nhà nước
trong hoạt động đối ngoại thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Mục tiêu: Chính sách xuất nhập khẩu được xây dựng nhằm đạt được các
mục tiêu của hoạt động đối ngoại, chẳng hạn như: thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, tăng cường hợp tác quốc
tế,...
- Đối tượng tác động: Chính sách xuất nhập khẩu tác động đến các chủ
thể hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Phương thức tác động: Chính sách xuất nhập khẩu tác động đến các
chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các quy định, biện pháp
như: quy định về thuế, quy định về kiểm tra, giám sát, quy định về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,...

22.Vấn đề an toàn thực phẩm là đối tượng bị tác động bởi quản lý nhà
nước nói chung
 Đúng. Vì
- An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe
và tính mạng của người dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe và tính mạng của người dân, do đó cần có các biện pháp quản lý
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
- An toàn thực phẩm là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố
khác nhau, bao gồm các yếu tố về sản xuất, chế biến, lưu trữ, vận
chuyển, tiêu thụ thực phẩm. Nhà nước cần có các biện pháp quản lý
nhằm tác động đến tất cả các yếu tố này để đảm bảo an toàn thực
phẩm.

23.Cuộc vận động người Việt nam dùng hàng Việt nam là sự vận dụng
phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước về kinh tế
 Đúng. Vì cuộc vận động này được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và được sử dụng các biện pháp hành chính như tuyên truyền,
giáo dục, khuyến khích,... để tác động đến người dân.
Ví dụ:
- Các cơ quan nhà nước tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của
việc sử dụng hàng Việt Nam, nâng cao ý thức của người dân về việc
sử dụng hàng Việt Nam.
- Các cơ quan nhà nước có thể ban hành các quy định, chính sách ưu
đãi đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhằm
khuyến khích người dân sử dụng.

24.Cải cách khu vực công là chức năng theo tính chất tác động của quản lý
nhà nước về kinh tế
 Sai. Vì chức năng theo tính chất tác động của quản lý nhà nước về kinh tế
là những chức năng tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế của các
chủ thể kinh tế như thúc đẩy phát triển SX, kinh doanh; điều tiết thị
trường; bảo vệ môi trường,..

25.Tính bảo mật của thông tin chính là tính bí mật của thông tin
 Sai. Vì tính bảo mật của thông tin và tính bí mật của thông tin là hai khái
niệm khác nhau, nhưng có mqh mật thiết với nhau.

- Tính bảo mật của thông tin là khả năng thông tin không bị truy cập, sử
dụng, tiết lộ trái phép.
- Tính bí mật của thông tin là tính chất của thông tin không được phép
tiết lộ cho những người không có thẩm quyền biết.

Như vậy, tính bảo mật của thông tin là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính bí
mật của thông tin. Tuy nhiên, tính bảo mật của thông tin không đồng nghĩa với tính
bí mật của thông tin.

26.Pháp luật là phương tiện vô hình làm công cụ của quản lý nhà nước nói
chung và kinh tế nói riêng.
 Đúng. Vì
- Pháp luật là phương tiện mang tính khuôn mẫu, chung chung, được áp
dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Điều này phù hợp với
tính phổ biến, tính tổng quát của quản lý nhà nước.
- Pháp luật có tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực nhà nước. Điều này phù hợp với tính quyền lực, tính
áp đặt của quản lý nhà nước.

27.Chính sách kinh tế của chính phủ là phương tiện vô hình của quản lý
nhà nước về kinh tế

 Đúng. Vì Chính sách kinh tế là tổng thể các quy định, biện pháp của nhà
nước nhằm điều chỉnh, định hướng các hoạt động kinh tế. Chính sách
kinh tế tác động đến các đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế,
bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Được thể hiện qua:
- Chính sách kinh tế tác động gián tiếp đến các đối tượng quản lý thông
qua các lợi ích kinh tế.
- Chính sách kinh tế không mang tính chất bắt buộc, mà dựa trên
nguyên tắc tự nguyện của các chủ thể kinh tế.

28.Vấn đề là yếu tố gây nên bất lợi cho chủ thể, hoạt động mắc phải vấn đề
 Đúng. Vì vấn đề là yếu tố bất lợi, gây ra hậu quả ở nhiều mức độ khác
nhau. Vấn đề có thể là một tình huống, sự kiện, đối tượng, quy trình,...
gây ra những khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong việc thực hiện một
mục tiêu hoặc hoạt động nào đó.

Ví dụ: - Trong một doanh nghiệp, vấn đề thiếu nguyên vật liệu sẽ gây ra
bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong một gia đình, vấn đề mâu thuẫn giữa các thành viên sẽ gây
ra bất lợi cho hoạt động sinh hoạt, hạnh phúc của gia đình.

29.Thực hiện chế độ hoạch toán kế toán trong mọi hoạt động quản lý nhà
nước là vận dụng nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
 Đúng. Vì Chế độ hoạch toán kế toán là hệ thống các quy định, nguyên
tắc, phương pháp, thủ tục, biểu mẫu thống nhất về kế toán, nhằm phản
ánh chính xác, trung thực, kịp thời tình hình tài chính, kinh tế của đơn vị.

30.Hiến pháp là đạo luật cao nhất trong hệ thống pháp luật do nhà nước
ban hành
 Đúng. Vì hiến pháp là đạo luật gốc, quy định những vấn đề cơ bản nhất
về tổ chức và hoạt động của nhà nước, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, với xã hội.

Phần II. Trình bày một nguyên tắc hoặc một công cụ và cho ví dụ minh hoạ
Phần III. Trình bày phương pháp kinh tế hoặc phương pháp hành chính và cho
ví dụ minh hoạ để vận dung phương pháp trong thực tế

You might also like