Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

Câu 1: Phân tích các đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.

 Khái niệm:

- Kinh tế thị trường hay nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế
thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi
đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị
trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không chỉ có mục
tiêu phát triển về kinh tế mà còn hướng tới các giá trị cốt lõi của một xã hội văn minh. Nó
vừa có đầy đủ các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng
riêng của Việt Nam.

 Phân tích các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam:
- Về mục tiêu:
KTTT định hướng XHCN hướng tới phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là sự
khác biệt giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN.
Mục tiêu đó bắt nguồn từ sự phản ánh mục tiêu chính trị-xã hội nhân dân ta đang phấn đấu
xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đồng thời phản ánh nhiệm vụ xây dựng
QHSX tiến bộ phù hợp với cơ sở KT-XH ngày càng tiến bộ của chủ nghĩa xã hội. Trong
chặng đường đầu đi lên CNXH, phát triển kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất phát
triển, phát huy tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan
trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một
nền kinh tế độc lập dân chủ. Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh cùng
phát triển theo quy định của pháp luật.
- Về quan hệ quản lý nền kinh tế:
Quan hệ quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước có
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, vì “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Đảng lãnh đạo KTTT định hướng XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT-XH,
các chủ trương quyết sách lớn trong từng thời kỳ phát triển đất nước, là yếu tố quan trọng
đảm bảo định hướng XHCN cho nền KTTT ở Việt Nam.
Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch,
quy hoạch, cơ chế chính sách…Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường phải phù hợp với các
nguyên tắc của thị trường, tạo điều kiện thị trương hoat động và phát huy tác động tích cực.
- Về quan hệ phân phối:
+ KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất,
tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế.
+ Về kết quả sản xuất, chủ yếu thực hiện phân phối theo kết quả lao đông, hiệu quả kinh tế và
mức đóng góp về vốn và nguồn lực khác.
+ Kết hợp các hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế với các hình
thức phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện nhiều
hình thức phân phối để tạo ra QHSX phù hợp để thúc đẩy LLSX phát triển, huy động được
mọi nguồn lực và thực hiện định hướng XHCN.
- Về quan hệ tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội:
KTTT định hướng XHCN thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển
kinh tế đi đối với phát triển văn hóa xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trong từng giai đoạn phát triển của kinh
tế thị trường. Đặc trưng này phán ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng XHCN
nền KTTT ở Việt Nam.
Ở nền KTTT TBCN, công bằng xã hội chỉ giải quyết khi các mâu thuẫn xã hội gay gắt, đe
dọa sự tồn vong của chế độ và thực hiện nó trong khuôn khổ tính chất TBCN để duy trì chế
độ tư bản chủ nghĩa.Trong KTTT định hướng XHCN, công bằng xã hội không chỉ là phương
tiện mà còn là mục tiêu phải hiện thực hóa.
Trong điều kiện ngày nay, cần đa dạng hóa các hình thức thực hiện công bằng xã hội: công
bằng về cơ hội, về tiếp cận nguồn lực, tiếp cận các dịch vụ xã hội… và huy động sức mạnh
của cả xã hội.
Câu 2:
1. Bài tập
- Ngành 1:
Ta có, tổng tư bản ứng trước: k1 = c1 + v1 = 100 tỷ $
c 6
Trong đó:
v
= 4  c1 = 60 tỷ $ ; v1 = 40 tỷ $
Trình độ bóc lột m1’ = 150%  khối lượng GTTD m1 = m1’ x v1 = 150% x 40 tỷ $ = 60 tỷ $

 Tổng giá trị ngành 1: W1 = c1 + v1 + m1 = 40 + 60 + 60 = 160 tỷ $

- Ngành 2:
Ta có, tổng tư bản cho trước: k2 = c2 + v2 = 200 tỷ $
c 7
Trong khi đó:
v
= 3  c2 = 140 tỷ $ ; v2 = 60 tỷ $

Trình độ bóc lột m2’ = 100%  khối lượng GTTD m2 = m2’ x v2 = 100% x 60 tỷ $ = 60 tỷ $

 Tổng giá trị ngành 2: W2 = c2 + v2 + m2 = 140 + 60 + 60 = 260 tỷ $

- Ngành 3:
Ta có, tổng tư bản ứng trước: k3 = c3 + v3 = 300 tỷ $
c 9
Trong khi đó:
v
= 1  c3 = 270 tỷ $ ; v3 = 30 tỷ $

Trình độ bóc lột m3’ = 200%  khối lượng GTTD m3 = m3’ x v3 = 200% x 30 tỷ $ = 60 tỷ $

 Tổng giá trị ngành 3: W3 = c3 + v3 + m3 = 270 + 30 + 60 = 360 tỷ $

Từ đó ta có:
Tổng khốilượng GTTD các ngành
Tỷ suất LNBQ ( P’bq ) = x 100%
Tổngtư bản ứng trước các ngành
60tỷ $+ 60 tỷ $ +60 tỷ $
= = 30%
100tỷ $+ 200 tỷ $ +300 tỷ $

- Giá cả sản xuất = tổng tư bản đầu tư ( K ) + lợi nhuận bình quân ( P )

 Các nhà tư bản ở ngành 1 phải bán hàng hóa để thu lợi nhuận bình quân với giá cả sản
xuất là:
GCSX = 100 + ( 100 x 30% ) = 100 + 30 = 130 tỷ $
Thấp hơn giá trị là: 160 tỷ $ - 130 tỷ $ = 30 tỷ $
Vậy các nhà tư bản ngành 1 phải bán hàng hóa của mình với giá cả sản xuất là 130 tỷ $ thấp
hơn giá trị hàng hóa 30 tỷ $ để thu được lợi nhuận bình quân.
2. Lợi nhuận bình quân: là số lợi nhuận (p) bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư
vào những ngành khác nhau, bất kể cấu thành hữu cơ khác nhau.
Công thức: P = P’ x K

 Sự hình thành lợi nhuận bình quân:


- Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằn mục
đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là, nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nó là cơ sở hình
thành lợi nhuận bình quân.
- Do điều kiện sản xuất không giống nhau giữa các ngành sản xuất trong xã hội, vì thế lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận của họ thu được cũng không giống nhau nên các nhà tư bản phải
chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.
VD: Trong xã hội có 3 ngành sản xuất: cơ khí, dệt da có tư bản đầu tư và tỷ suất giá trị thăng
dư như nhau, tốc độ chu chuyển của vốn ở các ngành cũng đều bằng nhau. Do đặc điểm của
mỗi ngành sản xuất khác nhau nên cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, tỷ suất
lợi nhuận ở các ngành khác nhau như sau:

Ngành sản P’ P
Chi phí sản xuất m’ (%) m P’(%) GCSX
xuất
Cơ khí 80c + 20v 100 20 20 30% 30 130
Dệt 70c + 30v 100 30 30 30% 30 130
Da 60c + 40v 100 40 40 30% 30 130

Ta thấy, ngành da là ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận lại
cao nhất, ngược lại, ngành cơ khí là ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản cao nhất nhưng tỷ
suất lợi nhuận lại thấp nhất. Vì vậy, tư bản ở ngành cơ khí, ngành dệt sẽ tự phát di chuyển
sang ngành da.

 sản phẩm của ngành da tăng lên  cung > cầu  giá cả thấp hơn giá trị và tỷ suất lợi
nhuận ở ngành này giảm xuống. Ngược lại, ngành cơ khí là ngành mà cả xã hội đều muốn né
tránh, vì tỷ suất lợi nhuận thấp nhất nên sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi  cung < cầu
 giá cả sẽ cao hơn giá trị và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên.

- Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi quan hệ cung – cầu,
làm thay đổi giá hàng từ đó hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Khi hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân thì lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau đều tính theo
tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó, nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào
ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.

You might also like