Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

MÔN: CHÍNH SÁCH VÀ NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

ĐỀ TÀI: NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ TRÊN C/O FORM E

Giảng viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Hồng Hạnh

Nhóm lớp 06

Nhóm 08

Hà Nội, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC

I. LÝ THUYẾT..................................................................................................1

1. C/O Form E là gì?.....................................................................................1

2. Nội dung mẫu C/O Form E.......................................................................1

3. Các tiêu chí trên C/O Form E....................................................................5

4. Một số nghị định, thông tư, văn bản liên quan đến C/O Form E..............7

II. C/O Form E Thực tế...................................................................................8

1. Nội dung chính CO Form E thực tế........................................................11

2. Các tiêu chí trên CO Form E thực tế.......................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................17


THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và Tên Mã sinh viên

Trần Quang Duy 23A4050090

Vũ Minh Hằng 23A4050436

Bùi Việt Hà 23A4050429

Nguyễn Khánh Linh 23A4050219

Phạm Thu Hằng 23A4050127


I. LÝ THUYẾT

1. C/O Form E là gì?

C/O form E là giấy chứng nhận được sử dụng cho những loại hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc vào thị trường ASEAN và hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định
ACFTA. Nó giúp xác nhận lô hàng có được hưởng mức ưu đãi giảm thuế theo
đúng cam kết trong Hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

C/O Form E sử dụng cho những loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào
thị trường ASEAN và hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế
toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Mục đích chính của C/O form E là
để xác nhận xuất xứ hàng hóa xem lô hàng có được hưởng mức ưu đãi giảm thuế
theo cam kết trong Hiệp định hay không. Có nghĩa mức thuế nhập khẩu sẽ theo
từng mặt hàng và căn cứ vào mã HS Code. Tương tự như vậy, mẫu C/O Form E
cũng sẽ xác nhận hàng hóa xuất xứ Việt Nam hay ASEAN. Nhờ đó người nhập
khẩu Trung Quốc cũng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan tương tự khi nhập hàng
vào trong nước.

Khi nhập khẩu hàng hóa, có 2 loại C/O Form E thường gặp:

 C/O form E trực tiếp

 C/O form E 3 bên

2. Nội dung mẫu C/O Form E

1
Mẫu C/O form E:

- Số CO (Reference Number)

- Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM E”

2
- Tên nước phát hành. Thông thường sẽ là “THE PEOPLE’S REPUBLIC
OF CHINA” với C/O form E.

13 ô nội dung khác nhau cụ thể là:

- Ô số 1: thông tin cơ bản về bên xuất khẩu bao gồm tên công ty, địa chỉ.
Thông thường sẽ thông tin của người bán hàng trên Invoice, trừ trường
hợp C/O form E 3 bên.

- Ô số 2: Thông tin của người nhập khẩu hàng hóa, người nhận hàng.

- Ô số 3: Tên tuyến đường và phương tiện vận tải. Ở ô này sẽ có 4 nội dung
nhỏ bao gồm:

 Ngày tàu khởi hành trên vận đơn.

 Tên tàu và số chuyến, hoặc tên máy bay. Hiện nay không có quy
định nào bắt buộc ghi số chuyển, tuy nhiên thực tế các C/O mẫu E
đề ghi kèm số chuyến sau tên tàu và nó hoàn toàn không ảnh
hưởng.

 Tên của cảng dỡ hàng.

 Phương thức vận chuyển và tuyến đường vận chuyển, ví dụ: From
China Port, China to Saigon Port, Vietnam by Ship…

- Ô số 4: Ô này sẽ dành riêng cho các cơ quan cấp C/O và doanh nghiệp sẽ
không cần quan tâm đến ô này.

- Ô số 5 & 6: Không quá quan trọng.

- Ô số 7: Thông tin về số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa ( mô tả


bao gồm cả lượng hàng và mã HS của nước nhập khẩu).

- Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ. Các tiêu chí C/O form E khá quan trọng bởi nó
sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ. Bạn cần lưu ý rằng hàm lượng
xuất từ Trung Quốc dưới 40% thì hàng hóa bị coi như không có xuất xứ.

- Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này có ý
nghĩa tương đối rõ ràng. Bạn chỉ lưu ý rằng giá trị trong ô này là FOB, nên

3
nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo CIF hay ExWork… thì không được lấy
vào ô 9 này mà phải điều chỉnh, tính toán ra đúng giá trị FOB để điền.

- Ô số 10: Số và ngày Invoice. Bạn cần lưu ý và kiểm tra kỹ đến tránh nhầm
lẫn thông tin này.

- Ô số 11: tên nước xuất, nhập khẩu, địa điểm và ngày xin C/O form E,
cùng với dấu của công ty xin C/O form E.

- Ô số 12: Dấu của tổ chức cấp C/O, địa điểm và ngày cấp cùng với xác
nhận chữ ký của người được ủy quyền. Với hàng hóa từ Trung Quốc, chữ
ký thường phải được đối chiếu trong cơ sở dữ liệu của hải quan.

- Ô số 13: Ở phần này sẽ bao gồm nhiều lựa chọn và bạn tick vào ô tương
ứng nếu bạn đang thuộc trường hợp đó

 Issued Retroactively: Trường hợp C/O được cấp sau quá 3 ngày
tính từ ngày tàu chạy.

 Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau
khi triển lãm.

 Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng.

 Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ
ba.

C/O form E 3 bên:

Vì tính phức tạp hơn, nên khi làm C/O form E 3 bên cần một số lưu ý:

- Ô số 1 – Shipper/exporter: Tên công ty trên Bill of lading tại Trung Quốc

- Ô số 2 – Consignee/importer: Tên công ty nhập khẩu

- Ô số 7 – Description of goods: Ghi tên công ty phát hành hóa đơn. Tên
nước mà công ty đó đang đặt trụ sở để hoạt động.

- Ô số 10 – Invoice: Ngày và số hóa đơn phải được ghi chi tiết

- Ô số 13: Tick vào Third Party Invoicing

4
3. Các tiêu chí trên C/O Form E

Tiêu chí xuất xứ của hàng hóa theo C/O form E Căn cứ mục 9 Phụ lục III
ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công
thương quy định, hàng hóa đạt tiêu chí xuất xứ C/O form E bao gồm:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Tiêu chí xuất xứ WO- Wholly Owned):
Toàn bộ sản phẩm được làm tại nước thành viên ACFTA từ nguyên liệu
cho đến quá trình sản xuất.

Một số sản phẩm được liệt kê vào xuất xứ WO:

- Khoáng sản khai thác từ lòng đất, mặt nước, hay đáy biển của nước, nhóm
nước và vùng lãnh thổ đó.

- Rau quả thu hoạch tại nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ đó.

- Động vật sống sinh ra và chăn nuôi ở nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ
đó.

- Sản phẩm từ động vật sống tại nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ đó.

- Những sản phẩm thu được do săn bắn, đánh cá.

- Những sản phẩm lấy được từ biển bằng tàu được phép đăng ký và treo cờ
của nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ đó.

- Những sản phẩm được chế biến trên tàu được phép đăng ký và treo cờ của
nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ đó.

- Sản phẩm đã qua sử dụng, thu được ở nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ
đó, dùng để tái chế NVL thô.

- Phế liệu, phế thải từ hoạt động sản xuất diễn ra tại nước, nhóm nước và
vùng lãnh thổ đó.

- Hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên.

b) Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất
xứ từ một hay nhiều nước thành viên (Tiêu chí xuất xứ PE- Produced
Entirely): Nghĩa là sản phẩm có thể được gia công ở một quốc gia thành

5
viên ACFTA nhưng toàn bộ nguyên liệu phải đến từ các quốc gia thành
viên ACFTA khác.

c) Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một nước
thành viên:

- Hàm lượng giá trị khu vực (Tiêu chí xuất xứ RVC- Regional Value
Content): Nghĩa là hàng hóa có giá trị đến từ các quốc gia thành viên
ACFTA không thấp hơn 40% tính theo giá FOB và công đoạn cuối cùng
thực hiện tại quốc gia thành viên ACFTA thì C/O form E được chấp
nhận.

- RVC được tính theo công thức sau:

 Công thức trực tiếp:

RVC= VOM / Trị giá FOB *100%

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

ROM là trị giá nguyên liệu đầu vào “có xuất xứ” sử dụng để sản xuất ra hàng hóa
đó

 Công thức gián tiếp:

RVC = (FOB-VNM)*100% / FOB

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (Change in Tariff Heading-


Tiêu chí xuất xứ CTH): Hàng hóa thuộc 1 số chương của Hệ thống hài
hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trải
qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số.

6
d) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules- PSR)
theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Về các tiêu chí được nêu trên, hầu hết đều được hải quan hàng nhập chấp nhận
C/O. Tuy nhiên, một ngoại trừ là đối với tiêu chí xuất xứ RVC:

 Nếu chỉ số RVC < 40%, C/O sẽ không được chấp nhận, nếu vẫn được cấp
thì đó là cấp sai hoặc là C/O giả.

Nên đây là một trong những lỗi dễ mắc phải trên C/O form E cần lưu ý.

4. Một số nghị định, thông tư, văn bản liên quan đến C/O Form E

Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Luật Quản lý Ngoại thương 2017 quy định về biện pháp quản lý ngoại thương,
phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp
quản lý ngoại thương

Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ
hàng hóa

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công


Thương ban hành

Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác


định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư quy định về xác
định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

7
Thông tư 21/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Công
Thương ban hành

Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về phân luồng trong quy trình cấp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Quyết định 4286/QĐ-TCHQ năm 2015 về quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ
hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

II. C/O Form E Thực tế

8
Mẫu C/O Form E

HUADU DISTRICT, GUANGZHOU, CHINA

9
10
11
1. Nội dung chính CO Form E thực tế

Bản gốc: Original

Số C/O: E23MA9XN1CM80005

Số trang: Page 1 of 2

Form C/O: Form E

- Người xuất khẩu: GUANGZHOU QINST TRADING CO., LTD NO. 24,
SOUTH DIRECTION, TEAM 6, YISHAN VILLAGE, SHILLING
TOWN, HUADU DISTRICT, GUANGZHOU, CHINA

- Người nhập khẩu: THANG LONG INTERNATIONAL TRADE


AND IMPORT EXPORT CO., LTD

 NO. 5B, LANE 530 THUY KHUE, BUOI WARD, TAY HO


DISTRICT, HANOI CITY, VIETNAM

- Ngày khởi hành: 06/3/2023

- Tên phương tiện vận tải: RUN LONG V.2309W

- Tên cảng bốc và dỡ hàng: NANSHA NEW PORT, CHINA -


HAIPHONG, VIETNAM

- Ký hiệu và số hiệu hàng hoá: N/M

- Hàng hoá:

 HS code: 3923.10, Plastic cake bag (538)

 HS code: 3923.10, Plastic cake box (35)

 HS code: 7615.10, Foil tray 3220 (94)

 Hs code: 7615.10, Foil tray 5260 (50)

 Hs code: 3926.40, Decoration: Pet roll (45)

- Số lượng và giá trị hàng hoá tính theo giá FOB

- Hoá đơn thương mại:

12
 Số: TLGZ24022023

 Ngày: 24/02/2023

- Khai báo của người xuất khẩu:

 Nước xuất khẩu: CHINA

 Nước nhập khẩu: VIETNAM

 Ngày cấp phép: 07/3/2023

 Nơi cấp phép: Guangzhou, China

- Dấu + chữ ký của tổ chức cấp phép: GUANGZHOU CUSTOMS

Số trang: Page 2 of 2

 HS code: 3926.40, Decorative statue X1 (24)

 HS code: 3926.40, Decorative statue X3 (14)

 HS code: 9505.90 (85)

2. Các tiêu chí trên CO Form E thực tế

Dựa theo Phụ lục III - HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU E XUẤT KHẨU
(ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của
Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA), cách ghi
các tiêu chí xuất xứ được quy định áp dụng như sau:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên


Điền vào Ô số 8
đầu tiên ở Ô số 11 của C/O

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được


sản xuất toàn bộ theo quy định tại khoản 1 WO
Điều 5 Thông tư này

b) Hàng hóa được sản xuất tại một Nước


thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ PE
một hay nhiều Nước thành viên theo quy định

13
tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này

c) Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu


không có xuất xứ tại một Nước thành viên
theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư
này

Ghi tỉ lệ phần trăm thực

- Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) tế hàm lượng giá trị khu
vực ACFTA, ví dụ “RVC
50%”

- Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số CTH

d) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng


theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo PSR
Thông tư này

Từ các định nghĩa, quy tắc trên, ta có thể quan sát mẫu C/O Form E thực tế sau:

14
- Ô số 11: Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra
công đoạn sản xuất cuối cùng ra hàng hóa; dòng thứ hai ghi tên nước

15
thành viên nhập khẩu. Do đó, theo mẫu C/O thực tế này, Trung Quốc là
nước xuất khẩu và Việt Nam là quốc gia nhập khẩu.

16
- Tiêu chí xuất xứ hàng hóa được ghi ở ô số 8 - Tiêu chí xuất xứ. Trên C/O
này, hàng hóa được phân loại dựa theo tiêu chí xuất xứ PE - theo như các
định nghĩa trên về tiêu chí PE thì các mặt hàng được liệt kê tại ô số 7 được
gia công tại những nước thành viên khác tuy nhiên các nguyên liệu nhập
vào đều tại Trung Quốc hay có nguồn gốc ở Trung Quốc.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Cẩm Thủy - Đinh Ngọc Hà (2021 ), Tạp chí Khoa học &
Đào tạo Ngân hàng, Nâng cao tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ
mẫu E trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc

2. PHỤ LỤC III: HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU E XUẤT


KHẨU

3. Giáo trình Chính sách và nghiệp vụ Hải quan Học viện Ngân hàng

18

You might also like