Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

LÝ THUYẾT SÓNG CƠ HỌC -ĐỀ SỐ 22

Họ và tên thí sinh:................................Lớp...........Trường............Ước mơ.........

1.SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

Câu 1. Trên mặt nước đủ rộng có một nguồn điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng

tạo ra một hệ sóng tròn đồng tâm O lan tỏa ra xung quanh. Thả một nút chai nhỏ nổi trên

mặt nước nơi có sóng truyền qua thì nút chai

A. sẽ bị sóng cuốn ra xa nguồn O B. sẽ dịch chuyền lại gần nguồn O

C. sẽ dao động tại chỗ theo phương thẳng đứng D. sẽ dao động theo

phương nằm ngang

Câu 2. Sóng cơ là gì

A. Là dao động cơ lan truyền trong một môi trường

B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường

C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường

D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường

Câu 3. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.

B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.

Câu 4. Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi

trường

A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng

C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 5. Trong sóng cơ học, sóng ngang

A. Chỉ truyền được trong chất rắn.

B. Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng

C. Không truyền được trong chất rắn


Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -1- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

D. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí

Câu 6. Sóng cơ ngang không truyền được trong các chất

A. rắn, lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. lỏng và khí.

Câu 7. Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng

C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 8. Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường

A. rắn, lỏng và chân không. B. rắn, lỏng và khí.

C. rắn, khí và chân không. D. lỏng, khí và chân không.

Câu 9. Trong sự truyền sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong

A. chất rắn B. chất lỏng C. chất khí D. chân không

Câu 10. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua

vuông góc với phương truyền sóng.

B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.

C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng

với phương truyền sóng.

Câu 11. Một sóng ngang truyền theo chiều dương của trục x

trên một dây đàn hồi dài. Tại thời điểm xét, dây có

dạng như hình. Xét hai điểm P và Q của dây. Hướng

chuyển động của hai điểm đó lần lượt là:

A. đi xuống; đi xuống.

B. đi xuống; đi lên.

C. đi lên; đi xuống.

D. đi lên; đi lên.

Câu 12. Tại thời điểm t nào đó sóng trên sợi dây có dạng như hình vẽ. Tại thời điểm này phần tử M

đang đi lên. Chiều truyền sóng và vị trí của phần tử N sau đó một phần tư chu kỳ là

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -2- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

A. Sóng truyền từ M đến N và N ở biên trên

B. Sóng truyền từ N đến M và N ở biên trên

C. Sóng truyền từ M đến N và N ở biên dưới

D. Sóng truyền từ N đến M và N ở biên dưới

Câu 13. Trong sự truyền sóng cơ, biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua

được gọi là

A. năng lượng sóng. B. chu kì của sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. biên độ của sóng.

Câu 14. Trong sự truyền sóng cơ, chu kì dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua

được gọi là

A. năng lượng sóng. B. chu kì của sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. biên độ của sóng.

Câu 15. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox với chu kì T. Khoảng thời gian để sóng truyền được

quãng đường bằng một bước sóng là

A. 4T. B. 0,5T. C. T. D. 2T.

Câu 16. Trong sự truyền sóng cơ, tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua

được gọi là

A. tốc độ truyền sóng. B. năng lượng sóng.

C. tần số của sóng. D. biên độ của sóng.

Câu 17. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số của sóng. B. Tốc độ truyền sóng. C. Biên độ sóng. D. Bước sóng.

Câu 18. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox . Hệ thức liên hệ giữa chu kì T và tần số f của

sóng là
2 1
A. T  f . B. T  . C. T  2 f . D. T 
f f

Câu 19. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.

B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.

C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.

D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -3- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

Câu 20. Một sóng cơ hình sin có chu kì T lan truyền trong một môi trường với bước sóng . Tốc độ

truyền sóng trong môi trường là


T λ T λ
A. v = 2λ. B. v = T. C. v = λ . D. v = 2T.

Câu 21. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 22. Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox. Quãng đường mà sóng truyền được trong một

chu kỳ bằng

A. ba lần bước sóng. B. hai lần bước sóng. C. một bước sóng. D. nửa bước sóng.

Câu 23. Một sóng cơ hình sin có chu kỳ T lan truyền trong một môi trường với tốc độ . Bước sóng

của sóng này


v v
A.   vT . B.   . C.   . D.   2vT .
T 2T

Câu 24. Trong sự truyền sóng cơ, năng lượng dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền

qua được gọi là

A. biên độ của sóng. B. tần số sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. năng lượng sóng.

Câu 25. Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường dọc theo chiều dương của trục Ox

với tốc độ v, phương trình dao động của nguồn sóng tại gốc tọa độ O là uO = Acosωt ( ω >

0). Trên trục Ox, M là một điểm có tọa độ x (x > 0). Phương trình dao động của phần tử tại

M khi có sóng truyền qua là


x v
A. uM = Asin ω (t − v) B. uM = Asin ω (t − x)
v x
C. uM = Acos ω (t − x) D. uM = Acos ω (t − v)

Câu 26. Hãy chọn phát biểu đúng.

A. Sóng là dao động và phương trình sóng là phương trình dao động.

B. Sóng là dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động.

C. Sóng là sự lan truyền của dao động, nên phương trình sóng cũng là phương trình dao

động.

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -4- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

D. Sóng là sự lan truyền của dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động.

Câu 27. Một sóng cơ học có bước sóng  truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết

khoảng cách MN  d . Độ lệch pha  của dao động tại hai điểm M và N là

2 d  2 d
A.   B.   C.   D.  
d  d 

Câu 28. Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi trường ở hai điểm

nằm trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao

động
π π
A. cùng pha nhau. B. lệch pha nhau 2 . C. lệch pha nhau 4 . D. ngược pha nhau.

Câu 29. Một sóng cơ hình sin truyền theo chiều dương của trục Ox. Khoảng cách giữa hai điểm gần

nhau nhất trên Ox mà phần tử môi trường ở đó dao động cùng pha nhau là

A. hai bước sóng. B. một bước sóng.

C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng.

Câu 30. Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường với bước sóng λ. Trên cùng một hướng

truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà phần tử của môi trường tại đó

dao động ngược pha nhau là


λ λ
A. 2λ. B. 4. C. λ. D. 2.

2.GIAO THOA SÓNG

Câu 31. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng

A. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.

B. tổng hợp của hai dao động.

C. tạo thành các gợn lồi, lōm.

D. hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có nhūng điểm

chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Câu 32. Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo

phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của

đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động

A. lệch pha nhau góc /3 B. cùng pha nhau

C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc /2

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -5- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

Câu 33. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp

S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ

sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên

đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ

A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.

B. dao động với biên độ cực tiểu.

C. dao động với biên độ cực đại.

D. không dao động.

Câu 34. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động điều hoà cùng pha theo phương thẳng đứng.

Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Trên mặt nước, trong vùng giao thoa, phần

tử tại M dao động với biên độ cực đại khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền

tới M bằng

A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. một số lẻ lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 35. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động điều hoà cùng pha theo phương thẳng đứng.

Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Trên mặt nước, trong vùng giao thoa, phần

tử tại M dao động với biên độ cực tiểu khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền

tới M bằng

A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. một số lẻ lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 36. Điều kiện để có giao thoa sóng cơ ổn định là hai nguồn sóng phải:

A. dao động cùng tần số với nhau. B. có cùng biên độ dao động.

C. là hai nguồn kết hợp. D. dao động cùng pha với nhau.

Câu 37. Trong giao thoa sóng cơ, hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động

A. cùng biên độ nhưng khác tần số dao động.

B. cùng tần số nhưng khác phương dao động.

C. cùng phương, cùng biên độ nhưng có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.

D. cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -6- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

Câu 38. Hai nguồn phát sóng đồng bộ S1 , S2 nằm sâu trong một bể nước. M và N là điểm trong bể

nước có hiệu khoảng cách tới S1 và S2 bằng một số bán nguyên lần bước sóng. M nằm trên

đường thẳng S1S2 ; N nằm ngoài đường thẳng đó. Chọn phát biểu đúng.

A. Các phần tử nước ở M và N đều đứng yên.

B. Các phần tử nước ở M và N đều dao động.

C. Phần tử nước ở M dao động, ở N đứng yên.

D. Phần tử nước ở M đứng yên, ở N dao động.

3.SÓNG DỪNG

Câu 39. Trên sợi dây PQ có đầu Q cố định, một sóng tới hình sin truyền từ P đến Q thì sóng đó bị

phản xạ và truyền từ Q về P. Tại Q sóng tới và sóng phải xạ

A. lệch pha nhau  / 4 rad B. ngược pha nhau

C. lệch pha nhau  / 3 rad D. cùng pha nhau

Câu 40. Trên sợi dây PQ có đầu Q tự do, một sóng tới hình sin truyền từ P đến Q thì sóng đó bị phản

xạ và truyền từ Q về P. Tại Q sóng tới và sóng phải xạ

A. lệch pha nhau  / 4 rad B. ngược pha nhau

C. lệch pha nhau  / 3 rad D. cùng pha nhau

Câu 41. Sóng dừng là

A. sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.

B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.

C. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.

D. sóng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định.

Câu 42. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng:

A. một bước sóng. B. hai bước sóng.

C. một phấn tư bước sóng. D. một nửa bước sóng.

Câu 43. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó

bằng

A. hai bước sóng. B. một nửa bước sóng.

C. một phần tư bước sóng. D. một bước sóng.

Câu 44. Trong sóng dừng, những điểm nằm giữa hai nút liền kề sẽ:

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -7- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

A. Luôn đứng yên. B. Dao động cùng pha.

C. Dao động cùng tốc độ cực đại. D. Dao động cùng biên độ.

Câu 45. Xét sóng dừng trên sợi dây, hai điểm bụng liên tiếp sẽ dao động:

A. Đồng pha nhau. B. Vuông pha nhau. C. Lệch pha nhau. D. Ngược pha nhau.

Câu 46. Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây phải bằng

A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. một số lẻ lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu 47. Một sợi dây chiều dài ℓ căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng

sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi

thẳng là
v nv ℓ ℓ
A. . B. . C. . D. .
nℓ ℓ 2nv nv

Câu 48. Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên

dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng

A. một số chẵn lần một phần tư bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.

C. một số nguyên lần bước sóng. D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 49. Một dây đàn dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài

nhất là

A. 4L B. 2L C. 0,5L D. L

Câu 50. Sóng dừng xảy ra trên một dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do, chiều dài L . Để có

sóng dừng thì tần số dao động của dây nhỏ nhất phải bằng
v 2L v 4L
A. f min  B. f min  C. f min  D. f min  .
4L v 2L v

Câu 51. Ửng dụng của sóng dừng là

A. biết được tính chất của sóng. B. xác định tốc độ truyền sóng.

C. xác định tần số dao động. D. đo lực căng dây khi có sóng dừng.

4. SÓNG ÂM

Câu 52. Sóng âm là gì?

A. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

B. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, chân không

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -8- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

C. Sóng âm là sóng điện từ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

D. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng

Câu 53. Âm thanh được tạo ra nhờ

A. nhiệt. B. điện. C. ánh sáng. D. dao động.

Câu 54. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống.

C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống.

Câu 55. Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Tay bấm dây đàn. B. Tay gảy dây đàn. C. Hộp đàn. D. Dây đàn.

Câu 56. Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen. có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.

D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 57. Hạ âm là âm:

A. Có tần số dưới 16 Hz . B. Có cường độ rất lớn.

C. Có tần số lớn. D. Có tần số dưới 16kHz .

Câu 58. Siêu âm có tần số

A. lớn hơn 20 kHz và tai người không nghe được.

B. nhỏ hơn 16 Hz và tai người không nghe được.

C. nhỏ hơn 16 Hz và tai người nghe được.

D. lớn hơn 20 kHz và tai người nghe được.

Câu 59. Loài động vật nào sau đây "nghe" được siêu âm?

A. Voi, chim bồ câu B. Voi, cá heo C. Dơi, chó, cá heo D. Chim bồ câu, dơi

Câu 60. Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng

chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi, còi này phát ra âm, đó là

A. tạp âm. B. siêu âm. C. hạ âm. D. âm nghe được.

Câu 61. Hạ âm và siêu âm có cùng bản chất không?

A. Không cùng bản chất


Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT -9- Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

B. Cùng bản chất và giống nhau về tân số

C. Cùng bản chất nhưng khác nhau về tần số

D. Không cùng bản chất nhưng giống nhau về tần số

Câu 62. Sóng âm không truyền được trong

A. chất khí B. chất rắn C. chất lỏng D. chân không

Câu 63. Người ta sử dụng chất liệu nào sau đây dùng làm chất cách âm?

A. Nhôm, len B. Nhựa, bông C. Bông, len D. Nhôm, nhựa

Câu 64. Một âm có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương

ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng

A. v2 > v1 > v.3 B. v1 > v2 > v.3 C. v3 > v2 > v1 D. v2 > v3 > v.2

Câu 65. Nhạc âm là gì?

A. Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các nhạc cụ phát ra.

B. Nhạc âm là những âm có tần số không xác định thường do các nhạc cụ phát ra.

C. Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các dụng cụ phát ra.

D. Nhạc âm là những âm có tần số không xác định thường do các dụng cụ phát ra

Câu 66. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. tần số và bước sóng đều thay đổi.

B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.

C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.

D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.

Câu 67. Người ta chia ra thành các nốt nhạc: Đồ, rê, mi,… căn cứ vào đặc trưng vật lí của âm là

A. Cường độ âm B. Biên độ âm C. Mức cường độ âm D. Tần số âm

Câu 68. Cường độ âm được xác định bằng

A. áp suất tại một điểm trong môi trường mà sóng âm truyền qua.

B. biên độ dao động của các phần tử của môi trường (tại điểm mà sóng âm truyến qua).

C. năng lượng mà sóng âm chuyển trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt

vuông góc với phương truyền sóng).

D. cơ năng toàn phấn của một thể tích đơn vị của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền

qua.

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT - 10 - Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

Câu 69. Đơn vị đo cường độ âm là

A. Oát trên mét (W/m). B. Ben (B).

C. Niutơn trên mét vuông (N/m2). D. Oát trên mét vuông (W/m2).

Câu 70. Đề thiết lập một thang bậc về cường độ âm, người ta đưa ra khái niệm:

A. Độ to của âm. B. Mức cường độ âm. C. Âm sắc. D. Đặc trưng

sinh lý.

Câu 71. Đơn vị của mức cường độ âm là

A. W.s. B. W/m2. C. N/m2. D. B

Câu 72. Đơn vị thông dụng của mức cường độ âm là gì?

A. Ben. B. Đêxiben.

C. Oát trên mét vuông. D. Niutơn trên mét vuông.

Câu 73. Biết cường độ âm chuẩn là I 0  1012 W / m 2 . Mức cường độ âm tính theo đơn vị đêxiben (dB)

tại một điểm có cường độ âm I được tính bằng biểu thức nào sau đây?

I  I   I   I 
A. L  dB   lg  0  B. L  dB   10 lg  0  C. L  dB   10 lg   D. L  dB   lg  
 I   I   I0   I0 

Câu 74. Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f 0 . Tính tần số ứng với hoạ âm bậc 4 của nhạc cụ.

A. 4 f 0 . B. 3 f 0 . C. f 0 . D. 2 f 0 .

Câu 75. Chỉ ra phát biểu sai. Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể có cùng

A. tần số. B. cường độ. C. mức cường độ. D. đồ thị dao động.

Câu 76. Đặc trưng vật lý của âm bao gồm

A. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.

B. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, độ to của âm.

C. cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và độ cao của âm.

D. tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm,

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT - 11 - Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

Câu 77. Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào sau đây?

A. Nguồn âm và môi trường truyền âm. B. Nguồn âm và tai người nghe.

C. Môi trường truyền âm và tai người nghe. D. Tai người nghe và thần kinh thính giác.

Câu 78. Ba đặc trưng sinh lí của âm là

A. Độ cao, độ to và âm sắc. B. Độ cao, độ to và tần số.

C. Độ cao, độ to và đồ thị dao động âm. D. Độ cao, độ to và cường độ âm.

Câu 79. Giọng nữ thanh (cao) hơn giọng nam là do

A. Tần số của giọng nữ lớn hơn. B. Độ to của giọng nữ lớn hơn.

C. Biên độ âm của nữ cao hơn. D. Giọng nữ có nhiều họa âm hơn.

Câu 80. Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp.

C. Khi âm nghe to. D. Khi âm nghe nhỏ.

Câu 81. Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm

A. độ to của âm B. độ cao của âm C. âm sắc của âm D. mức cường độ âm

Câu 82. Trong âm nhạc các nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô được sắp xếp theo thứ tự

A. tăng dần độ cao (tần số) B. giảm dần độ cao (tần số)

C. tăng dần độ to D. giảm dần độ to

Câu 83. Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Khi vật dao động mạnh hơn.

B. Khi vật dao động chậm hơn.

C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.

D. Khi tần số dao động lớn hơn.

Câu 84. Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể có kết luận

nào sau đây? Khi gảy dây đàn, nếu:

A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.

B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.

C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.

D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.

Câu 85. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?
Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT - 12 - Tel: 0. 948. 948. 779
Lớp ôn thi THPT & Đánh giá năng lực Gv: Nguyễn Đình Tuân

A. Tần số. B. Cường độ. C. Mức cường độ. D. Đồ thị dao động.

Câu 86. Hai âm RÊ và SOL của cùng một dây đàn ghita có thể có cùng

A. tần số, B. độ cao. C. độ to. D. âm sắc.

Câu 87. Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Tần số. B. Cường độ. C. Mức cường độ. D. Đồ thị dao động.

Câu 88. Một chiếc đàn ghita, một chiếc đàn viôlon và một chiếc kèn săcxô cùng phát ra một nốt la ở

cùng độ cao. Tai ta vẫn phân biệt được ba âm đó vì chúng khác nhau ở

A. mức cường độ âm. B. cường độ âm. C. âm sắc. D. tần số.

Câu 89. Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm

A. chỉ phụ thuộc vào biên độ. B. chỉ phụ thuộc vào tần số.

C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm. D. phụ thuộc vào tần số và biên độ.

Câu 90. Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của

âm?

A. Tần số. B. Cường độ. C. Mức cường độ. D. Đồ thị dao động.

Địa chỉ : 79A Nơ Trang Gưh – Tp BMT - 13 - Tel: 0. 948. 948. 779

You might also like