Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thẩm thấu là hiện tượng


A. khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
B. các phân tử nước di chuyển đi ngược nồng độ.
C. di chuyển của các phân tử chất tan qua màng.
D. khuếch tán của các ion dương khi qua màng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vận chuyển chủ động?
A. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. Các chất được khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.
D. Các chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
Câu 3: Giả sử một tế bào nhân tạo có tính thấm chọn lọc chứa 0.06M sucrose và 0,04M glucose
được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,06M sucrose và 0,04M glucose. Nhận định nào sau
đây đúng?
A. Kích thước tế bào này sẽ nhỏ lại vì được đặt trong môi trường ưu trương.
B. Kích thước tế bào này sẽ không đổi vì được đặt trong môi trường ưu trương.
C. Kích thước tế bào này sẽ nhỏ lại vì được đặt trong môi trường nhược trương.
D. Kích thước tế bào này sẽ không đổi vì được đặt trong môi trường đẳng trương.
Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là:
A. liên kết hydrogen. B. liên kết ion.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết photphodieste
Câu 5: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào
không đúng?
A. O2, CO2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép phospholipid.
B. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất.
C. Glucose khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng.
D. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 6:
6.1. Nồng độ chất tan trong 4 môi trường của tế bào được xác định theo bảng sau:
Môi trường Nồng độ chất tan ngoài tế bào Nồng độ chất tan trong tế bào
1 2% 1%
2 1% 0,9%
3 1,1% 2%
4 1,5% 1,5%
Sắp xếp các môi trường bên ngoài tế bào vào các nhóm sau:
- Môi trường ưu trương : ………………..
- Môi trường nhược trương : ………………..
- Môi trường đẳng trương : ………………..
6.2. Khi cho tế bào động vật vào môi trường 3 thì xảy ra hiện tượng gì? Vì sao?

Câu 7: Môi trường ưu trương là nôi trường có


A. nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
B. nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
C. nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan trong tế bào.
D. thế nước cao hơn thế nước trong tế bào.
Câu 8: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là
A. Thẩm thấu. B. Nhập bào
C. Khuếch tán đơn giản. D. Ẩm bào.
Câu 9. Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. Đối
với tế bào hành, dung dịch A là?
A. Có áp suất thẩm thấu nhỏ B. Ưu trương.
C. Nhược trương D. Đẳng trương.
Câu 10. Ở người, sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu
theo cách nào sau đây?
A. Vận chuyển thụ động và thẩm thấu.
B. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
C. Vận chuyển khuếch tán
D. Ẩm bào và thực bào

Câu 11. Hiện tượng thẩm thấu là:


A. Sự khuếch tán của các ion qua màng
B. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
C. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 12: Xuất bào là phương thức vận chuyển
A. chất có kích thước nhỏ và mang điện. B. chất có kích thước nhỏ và phân cực.
C. chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.D. chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.
Câu 13: Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào D. Luôn ổn định
Câu 14: Giả sử nồng độ một số ion khoáng trong dịch đất và trong dịch bào của tế bào lông hút
của rễ cây ngô đang sống trên đất này như sau:

Nồng độ % ion
Loại ion Trong dịch bào của lông
Trong dung dịch đất
hút
3,8 3,2
0,4 0,3
1,5 1,8
0,018 0,008

Loại ion nào sẽ được hấp thụ vào rễ cây ngô theo cơ chế chủ động, cần tiêu tốn năng lượng ATP?
A. K+ B. Ca2+ C. Mg2+ D. Zn2+
Câu 15: Khi đặt tế bào vào trong môi trường nhược trương thì các chất đi như thế nào?
A. Nước và chất tan đi vào tế bào
B. Nước và chất tan đi ra khỏi tế bào
C. Nước đi vào tế bào, chất tan đi ra khỏi tế bào.
D. Nước đi ra khỏi tế bào, chất tan đi vào tế bào.
Câu 16: Cho tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó,
chuyển tế bào này sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Môi trường A và
môi trường B thuộc loại môi trường nào?

A. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.

B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.

C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.

D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.


Câu 17: Trong tế bào, năng lượng được tích lũy chủ yếu dưới dạng

A. nhiệt năng.

B. cơ năng.

C. hóa năng.

D. điện năng.

Câu 18: Trong các dạng năng lượng sau đây, có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong tế bào?
(1) Hóa năng
(2) Nhiệt năng
(3) Điện năng
(4) Cơ năng
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Sự chuyển hóa năng lượng là
A. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.
B. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể.
C. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào.
D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
Câu 20: Sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong quá trình quang hợp là
A. hóa năng thành quang năng.
B. quang năng thành hóa năng.
C. hóa năng thành điện năng.
D. điện năng thành hóa năng.
Câu 21: Sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong quá trình thi đấu của một vận động viên điền
kinh là
A. hóa năng được chuyển hóa chủ yếu thành cơ năng và một phần nhiệt năng.
B. hóa năng được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng và một phần cơ năng.
C. nhiệt năng được chuyển hóa chủ yếu thành hóa năng và một phần cơ năng.
D. nhiệt năng được chuyển hóa chủ yếu thành cơ năng và một phần hóa năng.
Câu 22: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần gồm
A. adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate.
B. adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate.
C. adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate.
D. adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate.
Câu 23: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là
A. 3 liên kết.
B. 2 liên kết.
C. 4 liên kết.
D. 1 liên kết.
Câu 24: Cho các hoạt động sau:
(1) Phân hủy các chất dư thừa tích lũy trong tế bào.
(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
(3) Vận chuyển các chất qua màng.
(4) Sinh công cơ học.
Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động chủ yếu là
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (4).
Câu 25: Hợp chất nào sau đây được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào”?

A. NADPH.

B. ATP.

C. ADP.

D. FADH2.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ATP?

A. ATP thường xuyên được sinh ra và lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống cần năng
lượng của tế bào.

B. Mỗi phân tử ATP có cấu tạo gồm ba thành phần: phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3
gốc phosphate.
C. Trong phân tử ATP có 3 liên kết cao năng, trong đó, liên kết ngoài cùng thường dễ bị phá vỡ
hơn.

D. Quá trình tổng hợp ATP là quá trình tích lũy năng lượng còn quá trình phân giải ATP là quá
trình giải phóng năng lượng.

Câu 27: Cho một số hoạt động sau:

(1) Tế bào thận vận chuyển chủ động glucose qua màng.

(2) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.

(3) Vận động viên đang nâng quả tạ.

(4) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.

Trong các hoạt động trên, số hoạt động cần tiêu tốn năng lượng ATP là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 28: Chuyển hóa vật chất là

A. sự chuyển đổi chất này thành chất khác.

B. sự chuyển đổi chất đơn giản thành chất phức tạp.

C. sự chuyển đổi chất phức tạp thành chất đơn giản.

D. sự chuyển đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ

Câu 29: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng.
Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.

B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.


C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.

D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.

Câu 30: Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng
hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

B. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng
hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

C. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng
hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

D. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng
hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

Câu 31: Cho S là cơ chất, E là enzyme, P là sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc
tác của enzyme?

A. S + E → ES → EP → E + P.

B. P + E → PE → ES → E + S.

C. S + E → EP → E + P.

D. P + E → ES → E + S

Câu 32: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi

A. cofactor của enzyme.

B. điểm ức chế của enzyme.

C. điểm hoạt hóa của enzyme.

D. trung tâm hoạt động của enzyme.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của
enzyme?
A. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.

B. Độ pH càng thấp thì hoạt tính của enzyme càng tăng.

C. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng
tăng.

D. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng
cho tới khi đạt ngưỡng.

Câu 34: Enzyme có bản chất là


A. nucleic acid.
B. protein.
C. carbohydrate.
D. phospholipid.
Câu 35: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi
A. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của trung tâm hoạt động trên enzyme với cấu trúc của cơ
chất.
B. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất kích thích trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
C. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất ức chế trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
D. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của cofactor trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
Câu 36: Một nguyên tử sắt phải mất khoảng 300 năm để phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O
và CO2. Nhưng một phân tử enzyme catalase thì chỉ cần một giây đã có thể phân hủy một phân tử
H2O2 thành H2O và CO2. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme?
A. Có khả năng xúc tác thuận nghịch.
B. Có tính đặc hiệu và chọn lọc.
C. Cóhoạt tính xúc tác mạnh.
D. Có mức năng lượng lớn.

You might also like