Chuong 9

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

Chương 9.

Sinh lý máu

Trịnh Hữu Hằng


Đỗ Công Huỳnh

Sinh lý học người và dộng vật tập 2


NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2007.
Tr 65 – 93.

Từ khoá: Máu, hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nhóm máu.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.

Mục lục

Chương 9 Sinh lý máu .............................................................................................3


9.1 Ý nghĩa sinh học và chức năng chung của máu ..............................................3
9.1.1 Ý nghĩa sinh học.....................................................................................3
9.2.1 Khối lượng máu......................................................................................4
9.2.2 Thành phần máu .....................................................................................4
9.2.3 Các tính chất lý, hoá học của máu...........................................................5
9.3.1 Protein huyết tương ................................................................................9
9.3.2 Các hợp chất hữu cơ không phải protein ...............................................10
9.3.3 Các thành phần vô cơ ...........................................................................11
9.4.1 Cấu tạo và thành phần ..........................................................................11
9.4.2 9.4.2. Số lượng hồng cầu ......................................................................12
9.4.3 Độ bền thẩm thấu của màng hồng cầu và tốc độ lắng hồng cầu.............13
9.4.4 Hemoglobin (Hb) .................................................................................13
9.4.5 Đời sống của hồng cầu .........................................................................15
9.5.1 Bạch cầu (Leucocytes)..........................................................................16
9.5.2 Tiểu cầu (Thrombocytes)......................................................................20
9.6.1 Khái niệm chung ..................................................................................21
9.6.2 Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu ........................................22
9.6.3 Các giai đoạn của quá trình đông máu ..................................................24
9.6.4 Sự chống đông máu trong cơ thể ..........................................................27
9.6.5 Các bệnh ưa chảy máu..........................................................................27
9.7.1 Hệ nhóm máu ABO ..............................................................................28
9.7.2 Hệ thống Rh .........................................................................................30
9.7.3 Các hệ thống nhóm máu khác ...............................................................30
3

Chương 9
SINH LÝ MÁU

9.1 Ý nghĩa sinh học và chức năng chung của máu


9.1.1 Ý nghĩa sinh học
Máu là một mô lỏng có màu đỏ, vị mặn, được hình thành cùng với hệ mạch. Cũng như
các loại mô khác, mô máu bao gồm các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và dịch
ngoại bào là huyết tương. Huyết tương lỏng và chiếm tỷ lệ cao hơn phần tế bào của mô máu.
Các yếu tố thành phần của máu và mạch máu được hình thành rất sớm ở giai đoạn phôi.
Đầu tiên tại thành bên của túi hoàng thể có một tập hợp các tế bào trung mô kết lại thành từng
đám dầy. Các tế bào bên ngoài của các đám này biến đổi thành một lớp nội mô mạch. Các tế
bào bên trong thì phân hóa thành các cấu tạo của mạch máu. Ở giai đoạn thai, mạch hình
thành từ các khe nhỏ giữa đám trung mô và sau đó xuất hiện những tế bào nội mô mạch và
máu.
Máu cùng với các dịch thể khác là môi trường sống của các tế bào trong cơ thể được gọi
là nội môi. Sự ổn định và cân bằng của các chỉ tiêu trong nội môi đảm bảo cho các quá trình
sống được thực hiện bình thường, và do đó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển.
Do đặc điểm cấu tạo và chức năng của nó, mô máu luôn luôn được đổi mới trong cơ thể.
Tuy vậy, nó vẫn duy trì một tỷ lệ tương đối cố định của các thành phần cấu tạo.
9.1.2 Các chức năng chính của máu
9.1.2.1 Chức năng vận chuyển
Máu là chất vận chuyển của các chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa và hấp thu ở
nhung mao ruột, của khí O2 từ phổi đến mô và khí CO2 từ mô đến phổi, của các hormon do
các tuyến nội tiết tiết ra, các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất... Cả huyết tương và tế
bào máu là hồng cầu tham gia vào việc vận chuyển này bằng cách hoà tan hay kết hợp các
chất trong huyết tương và trong hồng cầu. Nhờ chức năng này mà cơ thể được cung cấp các
chất dinh dưỡng và đào thải các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất.
9.1.2.2 Chức năng cân bằng nước và muối khoáng
Máu đảm bảo sự cân bằng nước và muối khoáng cho cơ thể. Nước là thành phần không
thể thiếu được của sự sống. Các phản ứng hóa học cơ bản của sự sống đều được thực hiện
trong môi trường nước. Vì vậy, cân bằng nước đảm bảo sự sống còn của cơ thể. Thông qua
chức năng này, máu tham gia duy trì áp suất thẩm thấu và độ pH của dịch thể luôn luôn ổn
định.
9.1.2.3 Chức năng điều hoà nhiệt
Máu tham gia điều hoà thân nhiệt, đặc biệt là ở những động vật đồng nhiệt. Duy trì sự ổn
định nhiệt độ bên trong cơ thể và thích ứng với nhiệt độ môi trường ngoài là chức năng quan
trọng của máu thông qua sự lưu thông phân phối máu trên toàn cơ thể, nhất là hệ mao mạch
dưới da.
4

9.1.2.4 Chức năng bảo vệ


Máu tham gia bảo vệ cơ thể. Chức năng này do tế bào bạch cầu đảm nhiệm. Một nhóm
bạch cầu thực hiện quá trình thực bào các vi khuẩn, các vật lạ, các độc tố xâm nhập vào cơ
thể. Một nhóm bạch cầu sinh ra kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Protein hoà tan trong huyết tương loại globulin ó cũng tham gia chức năng này.
9.1.2.5 Chức năng thống nhất cơ thể
Máu lưu thông trong hệ mạch và chạy đến tất cả các đơn vị cấu tạo trong cơ thể để cung
cấp mọi dạng vật chất cần thiết đồng thời thu nhận các sản phẩm thừa, cặn bã của quá trình
trao đổi chất. Chính chức năng này của máu đã cùng với hệ thần kinh làm cho cơ thể luôn
luôn là một khối toàn vẹn, thống nhất hay là một hệ thống sống hoàn chỉnh luôn luôn cân
bằng trong nội môi và cân bằng với ngoại môi.
9.2 Khối lượng, thành phần và các tính chất lý hoá học của máu
9.2.1 Khối lượng máu
Để xác định khối lượng máu, có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau:
Tiêm vào tĩnh mạch một lượng xác định chất màu không độc và ít khuếch tán như xanh
evans, đỏ congo... rồi dùng phương pháp sắc kế để xác định tỷ lệ của chúng trong máu.
Cho thở một lượng khí oxyd carbon (CO) nhất định rồi xác định tỷ lệ CO trong máu.
Dùng phospho đồng vị tiêm vào tĩnh mạch rồi theo dõi sự hoà loãng trong máu.
Khi đã biết một trong những nồng độ nói trên, có thể tính được khối lượng chung của
máu.
Ở người khối lượng máu chiếm 7-9% hay khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể. Người trưởng
thành có khoảng 4-5 lít máu. Ở nam giới lượng máu lớn hơn ở nữ giới.
Khối lượng máu thay đổi theo loài. Ví dụ: tỷ lệ phần trăm của máu so với trọng lượng cơ
thể ở cá khoảng 3; ếch 5,7; thỏ 5,5; mèo 6,6; chó 8-9; bồ câu 9,2; ngựa 9,8; bò 8; lợn 4,6; gà
8,5 (người ta cũng có thể tính theo đơn vị ml/kg thể trọng).
Lượng máu còn thay đổi theo một số trạng thái. Ví dụ lượng máu tăng sau bữa ăn, khi
mang thai. Lượng máu giảm khi đói, khi cơ thể mất nước.
Trong trạng thái sinh lý bình thường có khoảng 1/2 máu lưu thông trong mạch, còn 1/2
được dự trữ ở các kho chứa, cụ thể là ở lách khoảng 16%, gan 20%, dưới da 10%. Máu ở
trong kho dự trữ thường "đặc" hơn máu lưu thông do lượng nước được hấp thu bớt. Máu dự
trữ được huy động bổ sung cho máu lưu thông trong mạch khi cơ thể mất máu, khi lao động
cơ bắp kéo dài, khi nhiệt độ cơ thể tăng (do sốt nóng) hoặc trong trạng thái ngạt thở, xúc cảm
mạnh.
Khi khối lượng máu giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm cho tính mạng vì làm cho huyết
áp giảm nhanh. Khi 3/4 lượng hồng cầu mất từ từ vẫn không gây chết, nhưng nếu mất nhanh
1/3-1/2 tổng lượng máu, thì cơ thể sẽ chết, nghĩa là mất nhanh khối lượng máu nguy hiểm hơn
mất từ từ hồng cầu.

9.2.2 Thành phần máu


5

Lấy máu, chống đông rồi cho vào ống nghiệm và li tâm, ta thấy máu được phân thành hai
phần rõ rệt:
Phần trên trong, màu vàng nhạt chiếm 55-60% thể tích, đó là huyết tương.
Phần dưới đặc, mầu đỏ thẫm, chiếm 40-45% thể tích, đó là các tế bào máu.
Trong các tế bào máu thì số lượng chủ yếu là hồng cầu, còn bạch cầu và tiểu cầu chiếm tỷ
lệ rất thấp (hình 9.1).

Hình 9.1
Tách huyết tương và tế bào máu bằng phương pháp ly tâm

9.2.3 Các tính chất lý, hoá học của máu

9.2.3.1 Tỷ trọng của máu


Ở người tỉ trọng chung của máu là 1,051-1,060, trong đó của riêng huyết tương là 1,028-
1,030, của riêng hồng cầu là 1,09-1,10.
Tỷ trọng máu thay đổi theo các loài khác nhau, tuy không lớn. Ví dụ của lợn, bò cái, lừa,
cừu là 1,04, của chó, gà, bò đực, ngựa là 1,06.
Do hồng cầu có tỷ trọng lớn hơn huyết tương, cho nên nếu để một cột máu (đã chống
đông) yên lặng, sau một thời gian hồng cầu sẽ lắng xuống phía dưới. Tốc độ lắng của hồng
cầu trong một cột máu có tiết diện nhất định theo thời gian là một chỉ tiêu sinh lý trong xét
nghiệm máu.
9.2.3.2 Độ nhớt của máu
Độ nhớt (hay độ quánh) chung của máu so với nước là 5, trong khi đó của riêng huyết
tương là 1,7-2,2.
Độ nhớt của máu do hồng cầu và thành phần protein trong huyết tương quyết định. Độ
nhớt tăng khi cơ thể mất nước (do ỉa chảy, mất nhiều mồ hôi trong lao động hoặc cảm đột
ngột...). Trường hợp mất nước nhiều không những chỉ làm thay đổi độ nhớt mà còn kèm theo
sự giảm huyết áp, các thành phần nội môi mất cân bằng, do đó cần phải được tiếp dung dịch
sinh lý cho cơ thể.
9.2.3.3 Áp suất thẩm thấu của máu
Áp suất thẩm thấu là áp suất thấm lọc của hai dung dịch qua màng. Áp lực này tỷ lệ thuận
với nồng độ mol hoà tan trong dung dịch và với nhiệt độ tuyệt đối. Chẳng hạn một dung dịch
6

có hàm lượng đường glucose 180g/l (1 phân tử gam) và một dung dịch có hàm lượng ure
60g/l (1 phân tử gam) thì có áp suất thẩm thấu bằng nhau. Nhưng một dung dịch có hàm
lượng muối ăn NaCl 58,5g/l lại có áp suất thẩm thấu lớn gấp 2 lần. Sở dĩ như vậy là do NaCl
trong dung dịch phân ly hoàn toàn thành Na+ và Cl- và mỗi ion có giá trị như 1 mol.
Áp suất thẩm thấu được tính bằng công thức:
C
πω = K T
M
Trong đó: πω là áp suất thẩm thấu
C là nồng độ tính bằng g/l
M là trọng lượng phân tử
T là nhiệt độ tuyệt đối
Đơn vị áp suất thẩm thấu là osmol (OsM) tương đương với 22,4 atmosphe, đơn vị dưới là
miliosmol (mOsM) 1/1000 OsM hoặc bằng 1/1000 mol/lít nước.
Để tính chính xác người ta phải tính nồng độ từng loại ion hoặc vật chất hoà tan (mg/l)
rồi chia cho trọng lượng phân tử hay mol của nó để biết áp suất thẩm thấu của từng loại. Tổng
các áp suất thẩm thấu thành phần trong dung dịch là áp suất thẩm thấu chung của dung dịch.
Người ta tính được áp suất thẩm thấu của huyết tương là 300-310 mOsM.
Trong thực tế việc tính toán áp suất thẩm thấu theo nồng độ mol của các thành phần rất
phức tạp nên người ta đo áp suất thẩm thấu bằng phương pháp gián tiếp thông qua độ hạ băng
o
điểm (∆t). Độ hạ băng điểm của máu là 0,56 đến 0,58 C. Khi một dung dịch có chứa một
phân tử gam trong một lít thì có độ hạ băng điểm là 1,86oC, cho nên có thể suy ra nồng độ phân
tử gam của máu là 0,3.
Áp dụng công thức tính của Clapeyron:
P = CRT
Trong đó: P là áp suất thẩm thấu
C là nồng độ phân tử gam
R là hằng số khí (tương đương 0,082 lít - atmotphe)
T là nhiệt độ tuyệt đối.
o
Nhiệt độ cơ thể người là 37 C thì:
P = 0,3 x 0,082 x 310 = 7,6 atmotphe
Giá trị áp suất thẩm thấu của máu người dao động trong khoảng 7,6-8,1 atmotphe. Giá trị
này chủ yếu do các muối vô cơ hoà tan (phần chính là muối ăn NaCl) tạo thành. Một phần
nhỏ do các protein hoà tan tạo ra được gọi là áp suất keo loại (hay áp suất thẩm thấu thể keo).
áp suất này chiếm khoảng 20-30 mmHg (tương đương 1/30 atm).
Trong thành mạch máu có các thụ quan nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất thẩm thấu.
Nếu trị số thay đổi, lập tức một phản xạ hình thành để tự điều chỉnh, giữ cho áp suất thẩm
thấu luôn luôn hằng định. Tính hằng định này đảm bảo sự tồn tại bình thường của hồng cầu
trong máu, cho sự ổn định của dịch thể, cho các quá trình sinh học diễn ra thuận lợi.
7

Người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra các dung dịch có áp suất thẩm thấu tương
đương áp suất thẩm thấu của máu, gọi là dung dịch sinh lý, nhằm:
Tiếp nước và các thành phần muối hoà tan cho cơ thể khi cơ thể mất nước, khi tiến hành
phẫu thuật.
Làm dung dịch nuôi các chế phẩm khi tiến hành các thí nghiệm cấp diễn hoặc lau rửa các
vết thương.
Bảng 9.1
Thành phần của cỏc dung dịch sinh lý mỏu (đơn vị tính g/lít)
Ringer
Thành phần Động vật đồng nhiệt Động vật biến Lock Tyrod
nhiệt
NaCl 8,5 - 9 6 - 6,6 9,0 8,0
KCl 0,2 0,1 0,2 0,2
CaCl2 0,2 0,1 0,2 0,2
NaHCO3 0,2 0,1 0,15 1,0
MgCl2 - - 0,15 1,0
NaH2PO4 - - 0,15 0,05
Glucose - - 1,0 1,0

Những dung dịch như trong bảng trên gọi là các dung dịch đẳng trương. Những dung
dịch có thành phần các muối cao hơn gọi là dung dịch ưu trương. Còn những dung dịch có
thành phần thấp hơn gọi là dung dịch nhược trương.
Pha loãng máu bằng dung dịch đẳng trương, các tế bào máu tồn tại bình thường. Trái lại,
trong dung dịch ưu trương tế bào bị teo lại và phá hủy vì nước thấm qua màng ra ngoài. Còn
trong dung dịch nhược trương, nước lại thấm vào trong làm cho tế bào hồng cầu căng phồng,
và đến một mức độ nhất định sẽ phá hủy màng, giải phóng hemoglobin ra dung dịch, làm cho
dung dịch có màu đỏ son, gọi là hiện tượng huyết tiêu (hemolyse). Vì hồng cầu có mức độ
non già khác nhau nên độ bền của màng cũng khác nhau. Người ta có thể xác định được độ
bền tối thiểu và tối đa của màng hồng cầu ở người bình thường. Đây là một chỉ tiêu sinh lý
quan trọng để xét nghiệm chức năng của hồng cầu.
9.2.3.4 Độ pH của máu
Độ pH phản ánh sự cân bằng toan – kiềm (hay còn gọi là cân bằng acid - base) của máu.
Duy trì sự ổn định của độ pH hay là sự điều hoà cân bằng toan – kiềm của máu và các dịch
thể có ý nghĩa sống còn đối với mọi hoạt động sống của cơ thể, bởi vì tất cả quá trình sống chỉ
được thực hiện và tồn tại với sự ổn định của độ pH.
Để nghiên cứu độ pH người ta phải tìm hiểu ion đồ tức là xem xét đến sự cân bằng của
các cation và anion trong dung dịch. Người ta dùng đơn vị Equivalent (Eq = đương lượng) và
mEq (miliequivalent) để tính.
Hàm lượng ion của huyết tương giữa anion và cation là bằng nhau và đạt khoảng 155
mEq. Điều này chứng tỏ huyết tương luôn cân bằng về điện tích. Thường anion được gọi là
thành phần toan, còn cation là thành phần kiềm. Thực sự thì hàm lượng ion H+ ([H+]) là yếu
tố quyết định của độ pH, cho nên cần bằng toan – kiềm chính là sự cân bằng hàm lượng ion
H+ trong máu. Hàm lượng ion H+ trong máu là 4.10-8 Eq/l = 0,00000004. Thông thường người
ta dùng khái niệm pH để chỉ hàm lượng ion H và tính theo công thức:
1
pH = log hay pH = - log [H+]
[H ]
+
8

Đối với máu: pH = - log [0,00000004] = 7,4


Giá trị pH của một số loài động vật như sau: chó 7,36; trâu, bò 7,25-7,45; lợn 7,97; thỏ
7,58; gà 7,42; cừu, dê 7,49.
Giá trị pH của máu người thường dao động từ 7,35-7,45. Khi hàm lượng ion H+ tăng là
trường hợp nhiễm toan có thể dẫn đến hôn mê và chết. Ngược lại, hàm lượng ion H+ giảm là
trường hợp nhiễm kiềm, có thể bị co giật và chết.
Giá trị pH là một hằng số. Trong cơ thể nó luôn được ổn định nhờ một số hệ đệm có mặt
trong máu. Cơ chế đệm tự động cũng chính là cơ chế điều hoà sự thăng bằng acid - base của
dịch thể. Tham gia cơ chế này còn có một số cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ bài tiết,
một số hormon.
Hệ đệm bao gồm một acid yếu, ít phân ly và muối kiềm của nó.
Trong máu có ba hệ đệm quan trọng là:
Hệ đệm bicarbonat: Hệ đệm này gồm acid carbonic (H2CO3) và muối kiềm bicarbonat
H 2 CO3
natri hay kali (kí hiệu là B) của nó. Hệ đệm được viết dưới dạng:
BHCO3
Trường hợp máu bị tăng acid: nếu thức ăn có nhiều acid làm cho acid thấm vào máu, lập
tức muối bicarbonat sẽ phản ứng để trung hoà. Và do vậy cân bằng H2CO3/BHCO3 bị thay
đổi, lượng acid carbonic thừa ra sẽ được cơ quan hô hấp tăng cường hoạt động để thải khí
carbonic ra ngoài. Sở dĩ vậy vì:
+ -
H2CO3 ⇔ H + HCO3
và H2CO3 ⇔ H2O + CO2
Hàm lượng ion H+ tăng sẽ kích thích trực tiếp vào trung khu hô hấp, hoạt động hô hấp
tăng cường, lượng khí CO2 thải ra tăng lên. Kết quả là cân bằng H2CO3 / BHCO3 được lập lại.
Trường hợp máu bị tăng base: Ngược với trường hợp trên, khi máu tăng lượng base, acid
carbonic được huy động để trung hoà. Lượng muối kiềm BHCO3 thừa ra trong cân bằng trên
sẽ được hệ bài tiết tăng cường hoạt động lọc để thải ra ngoài. Và cân bằng acid-base lại được
phục hồi.
Trong cơ thể, hệ đệm bicarbonat đảm nhiệm khoảng 7-9% khả năng đệm của máu.
Thường quá trình trao đổi chất tạo ra các acid trung gian nhiều hơn kiềm. Song lượng muối
bicarbonat trong máu cũng nhiều hơn lượng acid carbonic khoảng 18 lần. Do vậy, khả năng
đệm đối với acid cao hơn đối với base.
Hệ đệm phosphat: hệ này bao gồm muối phosphat diacid và phosphat monoacid và được
BH 2 PO 4
viết dưới dạng: .
B2 HPO 4
+ Khi acid tăng, ví dụ HCl sẽ sinh ra phản ứng :
HCl + Na2HPO4 → NaH2PO4 + NaCl
HCl là acid mạnh, còn NaH2PO4 là acid yếu hơn làm giảm độ acid.
+ Khi base tăng, ví dụ NaOH sẽ sinh ra phản ứng:
9

NaOH + NaH2PO4 → Na2HPO4 + H2O


NaOH là kiềm mạnh chuyển thành Na2HPO4 là kiềm yếu, làm giảm độ kiềm.
Hoạt động của hệ đệm này cũng tương tự như hệ đệm bicarbonat nhưng ít hơn.
Hệ đệm protein: là hệ đệm rất quan trọng, nó chiếm tới 75% khả năng đệm của máu trong
cơ thể đối với acid carbonic, là sản phẩm chủ yếu hình thành trong quá trình trao đổi chất.
Chất protein chính tham gia hệ đệm này là hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nó thường kết
hợp với Na hay K tạo thành muối kiềm (BHb). Khi lượng acid carbonic tăng lên, muối kiềm
phản ứng tạo thành carbonat:
BHb + H2CO3 ⇔ HHb + BHCO3
Hb vốn được coi là một acid rất yếu so với H2CO3, Hb có khả năng đệm mạnh hơn các
protein huyết tương khác tới 10 lần.
Các hệ đệm giữ cho thăng bằng acid-base luôn ổn định. Giá trị pH chỉ thay đổi trong
phạm vi nhỏ ± 0,2 đã có thể gây rối loạn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, thậm chí có
khả năng gây tử vong.
Trong thực tế, khi lao động nặng kéo dài, phản ứng máu hơi ngả về acid, hoặc ngả về
kiềm khi thở sâu, mạnh. Nhưng luôn được các hệ đệm tham gia điều chỉnh trong một thời
gian ngắn.
Sức lao động của động vật và người vì vậy, phụ thuộc một phần vào dự trữ kiềm của
máu. Dự trữ kiềm là số lượng thể tích acid carbonic được thu nhận trong 100 ml máu, khi cho
máu tiếp xúc với một hỗn hợp khí có chứa 5,5% CO2 (ngang tỷ lệ phần trăm của CO2 trong
khí phế nang). Dự trữ kiềm của máu người là 55-70 ml, của trâu, bò là 52-58 ml, lợn là 68-72
ml. Dự trữ kiềm có thể tăng lên trong quá trình luyện tập, đạt khoảng 10% cao hơn ở vận
động viên thể thao. Ở một số loài kiếm mồi bằng cách lặn dưới nước, dự trữ kiềm cao nên có
khả năng nín thở lâu, ví dụ vịt khoảng 8 phút, nhưng giá trị pH máu không đổi. Vận động viên
lặn không có khí tài, dự trữ kiềm cũng tăng.
9.3 Huyết tương
Huyết tương (plasma) là một dịch trong, màu vàng nhạt và vị hơi mặn. Huyết tương là
thành phần quan trọng của máu, chiếm 55-60% tổng lượng máu. Độ nhớt riêng của huyết
tương so với nước là 1,7-2,2.
Trong thành phần huyết tương:
Nước chiếm 90-92%
Chất khô 8- 10%
Thuộc thành phần chất khô có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất hữu cơ
chứa nitơ không phải protein (cũng gọi là đạm cặn). Ngoài ra còn có các enzym, hormon,
vitamin.

9.3.1 Protein huyết tương


Thành phần và tỷ lệ của các protein huyết tương có ý nghĩa chức năng quan trọng.
Bằng các phương pháp hiện đại, người ta tính được thành phần cụ thể của protein huyết
tương như sau (bảng 9.2 và 9.3):
10

Bảng 9. 2
Các loại protein có trong huyết tương người
Loại Protein Trọng lượng g/1000ml Tỷ lệ % so với
huyết tương protein toàn phần
Protein toàn 68-72 100
phần
Albumin 42 60
Globulin toàn 24 35
phần
Globulin ỏ1 3,5 5
Globulin ỏ2 5 7
Globulin õ 8 11
Globulin ó 7,5 11
Fibrinogen 2-4 4-5
Bảng 9.3
Các loại protein có trong huyết tương động vật
Loài Albumin (%) Globulin (%)

Lợn 4,4 3,9


Bò 3,3 4,1
Chó 3,1 2,2
Ngựa 2,7 4,6

Chức năng của protein huyết tương là:


Protein toàn phần tham gia tạo thành một phần của áp suất thẩm thấu (áp suất keo loại).
Albumin là nguyên liệu xây dựng các tế bào. Fibrinogen tham gia vào quá trình đông máu.
Globulin ỏ và õ tham gia vận chuyển các chất lipid như acid béo, phosphatid, steroid... còn
globulin ó có vai trò đặc biệt trong cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Trong sinh lý học, tỷ số giữa Albumin và globulin được coi là một hằng số, và gọi là hệ
số protein.
Thường Albumin/globulin bằng 1,7. Tỷ số này được dùng để nghiên cứu sự cân bằng
nước, đánh giá trạng thái của cơ thể trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

9.3.2 Các hợp chất hữu cơ không phải protein


Ngoài thành phần protein, các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm hai nhóm: có
chứa nitơ (đạm cặn) và không chứa nitơ (bảng 9.4).
Bảng 9. 3
Các hợp chất phi protein có trong huyết tương
Hàm lượng Các chất Hàm lượng
Các chất có nitơ
mg/100 ml không có nitơ mg/100 ml

Urê 30 Glucose 100


Acid uric 4,5 Lipid 400-600
Acid amin tự do 50 Cholesterol 150-230
Creatin-Creatinin 3 Phospholipid 150
Bilirubin 0,5 Acid lactic 10
Amoniac 0,1-0,2

Ngoài ra còn một số lượng ít các hormon, vitamin, enzym.


11

9.3.3 Các thành phần vô cơ


Thành phần vô cơ quan trọng nhất của huyết tương là muối ăn NaCl. Ở động vật đồng
nhiệt và người hàm lượng muối NaCl là 0,9%, còn ở động vật biến nhiệt là 0,65%. Ngoài
muối natri còn có calci, kali, magie. Các muối trong huyết tương thường ở dạng clorua, sulfat,
phosphat, bicarbonat. Hàm lượng các muối không cao và được coi như hoàn toàn phân ly
thành các ion, do vậy người ta tính hàm lượng riêng của các cation và anion.
Trong cơ thể có một phần calci được hấp thụ vào các protein. Phần lớn Iod tồn tại trong
hormon tuyến giáp (Thyroxin). Phần lớn sắt tập trung trong hồng cầu, thuộc thành phần cấu
tạo của hemoglobin (bảng 9.5).
Bảng 9. 4
Thành phần cation và anion của huyết tương trong máu người
Catio Hàm lượng Hàm lượng
Anion
n mg/100ml mg/100ml

+ -
Na 300-540 Cl 360-390
+ --
K 18-20 PO4 9,5-10,5
++ --
Ca 10 SO4 2,2-4,5
++ --
Mg 2,5 HCO3 160
++
Cu 1,8-2,0 Iod 0,007
++
Zn 0,3
++
Fe 0,1

9.4 Hồng cầu (Erythrocytes)


9.4.1 Cấu tạo và thành phần

9.4.1.1 Hình dạng và kích thước


Hồng cầu là tế bào máu có màu đỏ, chiếm khối lượng chủ yếu của phần các tế bào của
máu. Kích thước và hình dạng của hồng cầu thay đổi tuỳ loài động vật. Ở người, hồng cầu là
tế bào không có nhân và không có khả năng sinh sản. Hồng cầu người có hình đĩa lõm hai mặt
dầy khoảng 2 micromet ở xung quanh và 1 micromet ở phần lõm. Đường kính trung bình từ
7-8 micromet. Thể tích đạt khoảng 77 ± 5 micromet khối.
Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu có hình bầu dục và có nhân. Hồng
cầu lạc đà, nai cũng có hình bầu dục, còn đa số thú khác thì hình đĩa, lõm hai mặt như người
và cũng mất nhân. Sự lõm hai mặt trong cấu tạo hồng cầu đã làm tăng diện tích tiếp xúc bề
mặt của hồng cầu lên 1,63 lần, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi khí. Sự mất nhân
của hồng cầu ở người và ở thú đồng thời với sự tập trung Hemoglobin vào trong hồng cầu đã
làm tăng khả năng vận chuyển khí, nhất là oxygen (hình 9.2).
12

Hình 9.2
Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

9.4.1.2 Thành phần của hồng cầu


Ở người và thú hồng cầu là tế bào không nhân nên tương đối đồng nhất. Màng hồng cầu
là màng bán thấm, có thành phần chủ yếu là protein và lipid. Trong dịch nội bào, hồng cầu có
ít cơ quan tử mà chủ yếu là hemoglobin. Thành phần chung của hồng cầu gồm:
Nước từ 63-67%
Chất khô từ 33-37%, trong đó:
+ Protein (Hemoglobin) 28%.
+ Các chất có nitơ 0,2%.
+ Ure 0,02%
+ Glucid 0,075%
+ Lipid các loại (lecithin, cholesteron) 0,3%

9.4.2 Số lượng hồng cầu


13

Số lượng của hồng cầu trong máu rất nhiều. Trong sinh lý, người ta dùng phương pháp
pha loãng một thể tích máu nhất định (bằng ống trộn hồng cầu) rồi đếm hồng cầu trên một
phòng đếm có kích thước xác định để tính ra số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu. Đây là một
chỉ tiêu sinh lý quan trọng. ở người vào khoảng 4,5 – 5,5 triệu / 1mm3. Số lượng hồng cầu
của người Việt Nam là:
Nam 5,11 ± 0,3 triệu/ 1mm3. Nữ 4,6 ± 0,25 triệu/ 1mm3.
Bảng 9. 5
Số lượng hồng cầu của một số loài động vật (theo số liệu của sinh lý gia súc *)
Loài Hồng cầu Loài Hồng cầu
3 3
(triệu/mm ) (triệu/mm )
Lợn lớn * 5,0 Bò sữa 7,2
Lợn con * 4,7 - 5,8 Dê 14,0
Trâu * 4,5 - 5,3 Cừu 8,1
Nghé * 5,6 - 6,3 Chó 6,5
Thỏ 5,8 Gà 3,5

Ở trẻ sơ sinh số lượng hồng cầu khoảng 6 triệu, sau khi sinh hai tuần giảm xuống 5 triệu,
rồi 4,5 triệu. Đến tuổi dậy thì hơi tăng lên. Số lượng hồng cầu cũng hơi tăng sau bữa ăn, mùa
lạnh, lao động nặng, ở độ cao từ 700m so với mặt biển trở lên và khi mất nhiều mồ hôi, đái
nhiều. Số lượng hồng cầu giảm khi uống nhiều, cuối kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Trường hợp
bệnh lý, hồng cầu tăng khi bị ngạt. Hồng cầu giảm khi bị xuất huyết, chứng bệnh thiếu máu...

9.4.3 Độ bền thẩm thấu của màng hồng cầu và tốc độ lắng hồng cầu
Xem phần tỷ trọng và áp suất thẩm thấu ở trên

9.4.4 Hemoglobin (Hb)


9.4.4.1 Cấu tạo
Hemoglobin là một hợp chất protein, dễ hoà tan trong nước. Trong thành phần cấu tạo có
một phân tử globin (chiếm 96%) kết hợp với 4 phân tử Hem (chiếm 4%) có màu đỏ (hình
9.3).

9.4.4.2
Hình 9.3
Cấu trúc của phân tử hemoglobin

Sự tạo thành Hemoglobin như sau:


− Từ 2 succinyl CoA + 2 glycin tạo thành pyrol
14

− Từ 4 pyrol hình thành protoporphyrin IX.


− Protoporphyrin + Fe++ tạo thành hem.
− Hem + chuỗi polypeptid (globin) → chuỗi hemoglobin (α hoặc β).
− Từ 2 chuỗi α + 2 chuỗi β tạo thành Hemoglobin A.
Trọng lượng phân tử mỗi chuỗi là 16000. Mỗi phân tử hemoglobin được gắn lại từ 4
chuỗi và 4 nguyên tử sắt. Trọng lượng phân tử của Hemoglobin là 64.450. Mỗi nguyên tử sắt
có khả năng kết hợp 1 phân tử oxy và do vậy một phân tử Hb kết hợp được với 4 phân tử oxy.
Lưu ý rằng, sự hình thành diệp lục tố cũng tương tự, chỉ khác là nhân hem chứa Mg và
tạo mầu lục ở thực vật. Điều này được coi là một bằng chứng về mối quan hệ giữa động vật
và thực vật trong sự phát sinh của sinh giới.
Nhân hem khi phản ứng với NaCl trong môi trường acid sẽ tạo ra clorua-hem gọi là
hemin, dạng tinh thể màu nâu. Người ta ứng dụng tính chất này để phát hiện các vết máu khô
bằng cách: Nhỏ dung dịch NaCl và acid acetic lên vết máu còn nghi ngờ và hơ nóng, nếu đúng
là máu sẽ xuất hiện tinh thể hemin màu nâu.
Hb là nguyên liệu để tạo thành mọi sắc tố của cơ thể (da, mật, nước tiểu, phân).
9.4.4.3 Các hợp chất của Hb
Trong cơ thể Hb tạo thành các dạng kết hợp như sau:
− Oxyhemoglobin (HbO2). Khi tiếp xúc với O2, một hợp chất được hình thành
là HbO2. Đây là dạng kết hợp lỏng lẻo hai chiều:
Hb + O2 ⇔ HbO2
HbO2 có màu đỏ tươi đặc trưng cho máu động mạch. Quang phổ hấp phụ có hai băng
tương ứng với bước sóng ở = 541 và ở = 576 nm.
− Carbohemoglobin (HbCO2): Khi tiếp xúc với CO2 tạo thành HbCO2, cũng là
phản ứng thuận nghịch.
Hb + CO2 ⇔ HbCO2
HbCO2 có màu đỏ thẫm, đặc trưng cho máu tĩnh mạch.
− Carboxyhemoglobin (HbCO).
Hemoglobin gặp khí carbon oxyd (CO) sẽ xảy ra phản ứng tạo thành HbCO.
Hb + CO → HbCO
Đây là một liên kết bền vững làm cho Hb tự do giảm không còn đủ để vận chuyển O2. Đó
là trường hợp ngộ độc và ngạt do khí CO. Quang phổ hấp phụ ở=535 và 570nm.
− Methemoglobin: Dưới tác dụng của một số chất như chất oxy hóa,
ferricyanid, một số amin thơm, các dẫn xuất của anilin, antipyrin,
Hemoglobin chuyển thành methemoglobin. Trường hợp này sắt trong Hem có
hóa trị 3, hemoglobin mất khả năng kết hợp với O2.
9.4.4.4 Hàm lượng Hb trong máu
15

Dùng huyết sắc kế Shali với dung dịch HCl N/10 và nước cất, có thể dễ dàng và nhanh
chóng định lượng Hemoglobin có trong máu.
Hàm lượng hemoglobin của máu người bình thường trưởng thành nam giới là 15
gam/100 ml máu (g%) và nữ giới là 13,5 (g%). Hàm lượng này ở các loài động vật như sau:
ngựa 13,6g; bò cái 11g; lợn 10,6g.
Hemoglobin của các loài thú đều có lượng sắt giống nhau khoảng 0,33%. Cứ một nguyên
tử gam sắt kết hợp được tối đa với một phân tử gam O2. Như vậy một gam hemoglobin kết
hợp được 1,34 ml O2 và 15 gam Hb trong 100 ml máu kết hợp được 20 ml O2, một lít máu có
200ml O2. Lượng O2 này đủ đảm bảo cho nhu cầu bình thường của cơ thể.

9.4.5 Đời sống của hồng cầu


9.4.5.1 Thời gian sống
Trong cơ thể, hồng cầu luôn được thay đổi, các hồng cầu già bị tiêu hủy, các hồng cầu
mới được sinh ra. Hồng cầu sống trung bình khoảng 120 ngày. Có thể dùng phương pháp
nguyên tử đánh dấu để theo dõi vòng đời của hồng cầu từ khi sinh ra ở tủy xương đến lúc bị
phá hủy.
Các hồng cầu già bị phá hủy chủ yếu ở lách và gan. Tuy nhiên, ở những người bị cắt lách
sự phá hủy hồng cầu cũng không bị ảnh hưởng. Do vậy, có thể hồng cầu còn bị phá hủy ở
nhiều nơi trong hệ tuần hoàn. Khi bị phá hủy, lượng globin và sắt được tái thu hồi cho tủy
xương để sản xuất hồng cầu mới. Một phần hemoglobin tạo thành sắc tố mật (hình 9.4).

Hình 9.4
Phá huỷ hồng cầu bởi các đại thực bào của mô

9.4.5.2 Sự sinh ra hồng cầu


Ở giai đoạn bào thai, hồng cầu được sinh ra trong gan và lách. Ở cuối giai đoạn bào thai
và từ khi sinh ra đến khi già, hồng cầu sinh ra ở tủy xương. Tất cả tủy xương đều sinh ra hồng
cầu cho đến tuổi trưởng thành. Từ khoảng 20 tuổi trở đi, tủy xương của các xương dài đã
hoàn toàn bị mỡ hóa không sản sinh ra hồng cầu nữa. Lúc này chỉ có tủy các xương xốp như
xương sống, xương sườn, xương ức, xương chậu... sản xuất ra hồng cầu. Tuổi càng cao, khả
năng sản xuất ra hồng cầu của tủy xương càng kém. Do vậy ở người cao tuổi thường bị thiếu
máu nhẹ.
Sự tạo ra hồng cầu được bắt đầu từ những tế bào cơ bản (hemocytoblast) tách ra từ nội
mô các mao mạch của tủy xương. Sau đó lần lượt trải qua các giai đoạn: Hemocytoblast →
16

erythroblast ưa kiềm → erythroblast đa sắc → normoblast → reticulocyt → và cuối cùng


thành erythrocyt.
Ở giai đoạn normoblast, khi hàm lượng hemoglobin được hình thành trong bào tương đạt
mức 34% thì normoblast mất nhân. Lượng reticulocyt trong máu không chiếm quá 0,5%.
Erythrocyt là hồng cầu chính thức, không có nhân. Chúng xuyên qua mao mạch, đi vào hệ
tuần hoàn.
Ở người trưởng thành, mỗi tháng sản xuất khoảng 1250ml máu mới (và cũng tiêu diệt
một lượng hồng cầu tương đương). Sự sản xuất hồng cầu có thể tăng 3-4 lần khi bị xuất huyết,
thậm chí 10-15 lần ở một số bệnh về máu. Khi sống ở độ cao, khi lưu lượng tim giảm, sản
xuất hồng cầu cũng tăng. Trong cơ thể sản sinh một yếu tố kích thích sự tăng sinh hồng cầu.
Yếu tố này là erythropoietin, đó là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 34.000, được sản
xuất ra từ thận và gan (thận sản xuất khoảng 80-90% tổng số). Mọi nguyên nhân gây thiếu
oxy ở các mô đều kích thích thận và gan tăng sản xuất erythropoietin. Đến lượt mình
erythropoietin kích thích tuỷ xương tăng sinh hồng cầu. Các hormon nam tính làm tăng sản
xuất hồng cầu khoảng 10%. Hormon nữ không có tác dụng nào đáng kể. Thiếu các hormon
tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận, một vài hormon thùy trước tuyến yên làm giảm sự sản xuất
hồng cầu.
Khi cơ thể thiếu sắt, hemoglobin không được tạo thành đầy đủ trong hồng cầu. Các hồng
cầu này vào máu gây bệnh thiếu máu nhược sắc.
Các vitamin B nhất là vitamin B12 và acid folic tham gia quá trình tạo hồng cầu. Thiếu
vitamin B12 và acid folic sẽ làm giảm sự tổng hợp thymidin triphosphat, một thành phần quan
trọng của ADN nghĩa là giảm lượng ADN và do đó làm cho tế bào không phân chia và không
chín được. Cholin và thymidin cần thiết cho sự tạo màng hồng cầu. Thiếu acid nicotinic và
Thiamin gây thiếu máu vừa. Thiếu pyridoxin gây thiếu máu nặng.
Khi rối loạn sự tạo hồng cầu trong tủy xương làm xuất hiện nhiều hồng cầu dị dạng và có
màng rất yếu dễ bị phá hủy, rút ngắn vòng sống của hồng cầu.
Tổng kết lại hồng cầu có 3 chức năng quan trọng:
- Vận chuyển khí O2 và CO2
- Góp phần tạo áp suất keo loại
- Điều hoà sự cân bằng acid - base.

9.5 Bạch cầu và tiểu cầu


9.5.1 Bạch cầu (Leucocytes)

9.5.1.1 Cấu tạo và hình dạng của bạch cầu (hình 9.2)
Bạch cầu là những tế bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, trung bình vào khoảng 5-
25 micromet đường kính, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều lần so với hồng cầu. Hình dáng của
bạch cầu không cố định, chúng có khả năng di động theo kiểu amib và có khả năng chui ra
khỏi thành mạch.
Bạch cầu không chỉ tồn tại trong máu mà còn có mặt trong dịch bạch huyết, dịch não tủy,
các hạch bạch huyết và tổ chức liên kết...
Bạch cầu là những tế bào có nhân, và chia làm hai nhóm:
17

Một nhóm nhân tròn lớn, trong bào tương có các bào quan và không có các hạt bắt màu
đặc trưng.
Một nhóm nhân thường chia thành nhiều thùy và có các hạt bắt màu đặc trưng trong bào
tương.
Trong thành phần cấu tạo ngoài nước, bạch cầu có nhiều lipid như cholesterol, lecithin,
mỡ trung tính và acid béo. Sự giầu lipid có liên quan với chức năng chống nhiễm trùng của
bạch cầu. Bạch cầu còn có acid ascorbic (vitamin C), các hạt glycogen và các enzym như
oxydase, peroxydase, catalase, lipase, amilase, protease. Ngoài ra còn một số chất diệt trùng.
9.5.1.2 Số lượng bạch cầu
Số lượng hồng cầu thay đổi theo loài, lứa tuổi và một số trạng thái sinh lý khác nhau
(bảng 9.7).
3
Ở người, trong máu lưu thông có khoảng 7000-8000/mm . Trẻ em sơ sinh số lượng bạch
3
cầu lớn, khoảng 20.000/mm , sau đó giảm dần, một tuổi còn 10.000/ mm3 và ổn định ở tuổi
12. Sau khi ăn, lao động nặng, tháng cuối thời kỳ có thai ở phụ nữ, sau khi đẻ bạch cầu hơi
tăng. Khi đói, lạnh bạch cầu hơi giảm. Các hormon thyroxin, insulin làm giảm bạch cầu, còn
adrenalin, folliculin lại làm tăng.
Bảng 9. 6.
Số lượng bạch cầu của các loài động vật
Bạch cầu Bạch cầu
Loài Loài
(ngàn/mm3) (ngàn/mm3)
Lợn lớn (1) 20.000 Cừu 8.200
Lợn con (1) 15.000 Chó 9.400
Trâu (1) 13.000 Thỏ 8.000
Nghé (1) 12.000 Gà 30.000
Dê 9.600 Ngan 30.800

(1) Theo Sinh lý gia súc


9.5.1.3 Công thức bạch cầu
Dựa vào hình dạng, kích thước và cấu tạo, bạch cầu được phân chia ra hai nhóm gồm 5
loại bạch cầu như sau (hình 9.5):

Hình 9.5.
Các loại bạch cầu

a) Bạch cầu có hạt, đa nhân


18

Đó là những bạch cầu mà trong bào tương có các hạt bắt màu đặc trưng và nhân chia ra
nhiều thùy. Bạch cầu nhóm này chiếm khoảng 2/3 tổng số bạch cầu trong máu. Căn cứ vào sự
bắt màu của các hạt, chúng được chia ra:
- Bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính chiếm khoảng 65% tổng số bạch cầu. Kích thước khoảng 10-15
micromet. Nhân chia ra 3, 4 hoặc 5 thùy. Nhuộm giemsa, các hạt bắt màu đỏ nâu.
Chỉ sau thời gian rất ngắn lao động nặng bạch cầu trung tính đã tăng lên rõ rệt. Ngưng lao
động một giờ, số lượng bạch cầu này trở lại bình thường. Khi cơ thể bị tổn thương vì bất cứ lý
do gì và ở đâu bạch cầu trung tính đều tăng. Trong bệnh ung thư có thể tăng lên từ 4500-
3
15000 hay hơn nữa trong 1mm máu. Các trường hợp xuất huyết nhẹ trong ổ bụng, hay cấp
tính, ngộ độc, phẫu thuật, tiêm protein lạ vào cơ thể, cơn giật động kinh bạch cầu trung tính
đều tăng. Chức năng chính là thực bào.
- Bạch cầu ưa acid
Bạch cầu ưa acid có nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính, nhưng hạt bắt màu hồng
đỏ. Số lượng ít hơn bạch cầu trung tính, chiếm khoảng 9% tổng số bạch cầu. Kích thước trung
bình khoảng 10-15 micromet.
Bạch cầu ưa acid tăng trong bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
Chức năng của bạch cầu ưa acid còn được biết ít. Nhưng chức năng rõ nhất đã biết là khử
độc protein, do đó số lượng tăng trong trường hợp dị ứng và tập trung ở nơi xảy ra phản ứng
kháng nguyên - kháng thể. Niêm mạc ruột và phổi cũng có nhiều bạch cầu này, vì đó là các
địa điểm mà protein lạ xâm nhập cơ thể.
- Bạch cầu ưa kiềm
Số lượng loại bạch cầu này rất ít, vào khoảng 0-1% tổng số. Nhân phân 2-3 thùy, hạt bắt
màu xanh tím khi nhuộm giemsa. Kích thước trung bình khoảng 10-15 micromet. Bạch cầu
ưa kiềm tăng trong bệnh viêm mạn tính và giai đoạn phục hồi sau viêm. Chức năng chung còn
chưa được rõ.
b) Bạch cầu không hạt, đơn nhân
Nhóm bạch cầu này chiếm khoảng 1/3 tổng số bạch cầu. Trong bào tương không có hạt
và nhân không phân thùy. Được chia làm hai loại:
- Bạch huyết bào
Bạch huyết bào hay còn gọi Lympho bào, chiếm khoảng 25% tổng số bạch cầu. Kích
thước trung bình khoảng 5-15 micromet. Nhân tròn hoặc hình hạt đậu, khối lượng lớn chiếm
gần hết phần nội bào, bắt màu đậm. Bào tương ít, tạo thành lớp mỏng xung quanh giữa nhân
và màng. Người ta phân biệt Lympho T do tuyến ức sản sinh và Lympho B do hạch bạch
huyết sản sinh ra. Chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lympho
bào tăng có thể tới vài ngàn đến trăm ngàn trong một số bệnh, ví dụ ho gà, nhiễm trùng, nhiễm
độc.
Lympho bào có khả năng chuyển thành bạch cầu đơn nhân lớn (monocyt). Cũng còn có
khả năng trở lại tủy xương biến thành tế bào không biệt hóa, để rồi biến thành hồng cầu và
bạch cầu có hạt.
- Bạch cầu đơn nhân lớn
19

Bạch cầu đơn nhân lớn hay còn gọi là monocyt.


Loại này có kích thước lớn nhất, đường kính 15-25 micromet. Số lượng khoảng 2-2,5%
tổng số bạch cầu. Bạch cầu này có nhân lớn chiếm hầu hết khoang nội bào. Bào tương không
có hạt.
Chức năng chính của monocyt là thực bào (cùng với bạch cầu trung tính). Khi chuyển từ
máu sang tổ chức để làm nhiệm vụ thực bào, bạch cầu đơn nhân lớn dần lên và được gọi là
đại thực bào (macrophage). Nếu bạch cầu trung tính có khả năng thực bào nhanh, thì bạch cầu
đơn nhân lớn và đại thực bào có khả năng thực bào mạnh kéo dài, nhất là trong trường hợp
hoại tử do viêm mạn tính kéo dài. Trong bệnh lao số lượng bạch cầu này tăng cao.
Mỗi bạch cầu trung tính có khả năng thực bào 5-25 vi khuẩn, còn mỗi bạch cầu đơn nhân
lớn có khả năng thực bào 100 vi khuẩn rồi chết.
Trong sinh lý, tỷ lệ phần trăm của năm loại bạch cầu nói trên được gọi là công thức bạch
cầu (bảng 9.8).
Bảng 9.8.
Công thức bạch cầu của người và một số động vật (tỉ lệ %)
Loại bạch
Trung Ưa Ưa
cầu Lymphocyt Monocyt
tính acid base
Loài
Người 68 ± 5 2±2 0,4 27 ± 5 1,4 ± 0,4
Bò 31,0 7,0 0,7 54,3 7,0
Lợn 43,0 4,0 1,4 48,6 3,0
Dê 49,0 2,0 1,0 42,0 6,0
Trâu 39,2 10,0 0,8 45,0 5,0
Gà 27,0 4,0 4,0 59,0 6,0

Công thức bạch cầu là một chỉ tiêu sinh lý, nó luôn được ổn định trong cơ thể và đối với
từng loài. Lập công thức bạch cầu để chẩn đoán bệnh.
9.5.1.4 Đời sống bạch cầu
a) Sự sinh sản bạch cầu
Trong giai đoạn bào thai, bạch cầu được sinh ra từ lá trung phôi. Ở cơ thể trưởng thành
thì các loại bạch cầu được sinh ra từ các cơ quan khác nhau:
Bạch cầu có hạt, đa nhân tạo thành trong tủy xương.
Ở tủy xương tế bào bạch cầu được hình thành từ một tế bào của tổ chức lưới, rồi trở thành
myeloblast và tiếp theo là promyeloblast. Lúc này nó phân thành 3 loại bạch cầu non
(myelocyte) là trung tính, ưa acid và ưa base. Sau khi trải qua một vài dạng trung gian, ví dụ:
metamyelocyte, 3 loại bạch cầu trưởng thành và vào máu.
Bạch cầu Lympho sinh ra từ tổ chức lưới của lách và ống tiêu hóa. Từ tế bào lưới phân
hóa thành tế bào Lymphoblast, rồi trưởng thành thành Lympho bào.
Bạch cầu đơn nhân lớn chưa có nguồn gốc rõ ràng.
Người ta cho rằng chúng được sinh ra từ hệ võng mạc nội mô. Tuy nhiên, khi bị cắt lách,
tủy xương cũng có thể sản xuất bạch cầu mono.
Sự sinh sản bạch cầu đòi hỏi một số chất như các vitamin, các acid amin. Thiếu acid
folic, vitamin nhóm B sự trưởng thành của bạch cầu bị cản trở.
20

b) Sự tiêu huỷ bạch cầu


Người ta chưa xác định được chính xác thời gian sống của bạch cầu là bao nhiêu lâu.
Song, nói chung thời gian sống của bạch cầu ngắn hơn nhiều so với hồng cầu. Trường hợp bị
nhiễm xạ, ví dụ chiếu tia γ, thì trong khoảng 3-6 ngày máu không còn bạch cầu hạt đa nhân và
có thể chết. Ngoài ra, sự giảm bạch cầu còn do dùng thuốc như chloramphenicol, thirouracil,
thuốc ngủ. Sự tiếp xúc các hoá chất có nhân benzen và nhân anthracen cũng làm giảm bạch
cầu. Ngược lại, bệnh Leukemia hay còn gọi là Leucemie là trường hợp số lượng bạch cầu
tăng rất cao trong máu ngoại vi. Bệnh này có hai thể là Leukemia thể Lympho và thể tuỷ.
Leukemia thể Lympho là do bạch cầu Lympho được sinh ra quá nhiều từ các hạch bạch huyết,
các mô bạch huyết và toàn thân. Leukemia thể tuỷ là sự tăng sinh quá mức các tuỷ bào non
trong tuỷ xương và lan toả khắp cơ thể, đến mức bạch cầu được sinh ra cả ở các cơ quan
ngoài tuỷ. Ở thể này, bệnh ung thư có thể sinh ra những bạch cầu đã biệt hoá một phần như
Leukemia bạch cầu hạt trung tính, ưa acid và bạch cầu mono. Song, các tế bào Leukemia
thường dị dạng không biệt hoá và không giống với loại bạch cầu khác. Khi tế bào càng không
biệt hoá, Leukemia càng cấp tính và dẫn đến tử vong nhanh. Khi tế bào được biệt hoá thì
thường là mạn tính và kéo dài hơn.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, có thể đời sống bạch cầu kéo dài từ 8-12 ngày. Bạch
cầu đơn nhân lớn có thể sống dài hơn bạch cầu đa nhân ở trong tổ chức (ngoài mạch) tại
những nơi nhiễm trùng.
Lympho bào được sản xuất và chuyển vào máu liên tục, có lẽ đời sống chỉ kéo dài
khoảng 4-24 giờ.
Khi già bạch cầu bị phá hủy ở mọi nơi trong cơ thể, nhất là phổi, lá lách, trong ống tiêu
hóa. Sản phẩm của sự phá hủy bạch cầu chủ yếu là protein và nucleoprotein. Khi bạch cầu bị
phá hủy nhiều, lượng acid uric trong nước tiểu tăng lên.
9.5.1.5 Chức năng của bạch cầu
Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua khả năng thực bào và thực hiện
các phản ứng miễn dịch.
Bạch cầu tiết ra các enzym phân hủy protein như leucoprotease, các chất diệt khuẩn gọi
chung là bactericid. Đặc biệt là các chất chống lại các sản phẩm có hại như:
Các chất kháng độc (antitoxin) để trung hoà độc tố của trùng uốn ván, bạch hầu, nọc rắn.
Chất aglutinin để ngưng kết các tế bào lạ, vi khuẩn.
Chất precipitin để kết tủa các protein lạ hoà tan.
Chất citolizin để hoà tan các tế bào lạ, vi khuẩn.
Chất globulin ó do bạch cầu Lympho sinh ra như một kháng thể diệt vi trùng.
9.5.2 Tiểu cầu (Thrombocytes)
9.5.2.1 Hình dạng và số lượng
Tiểu cầu là những thể nhỏ có hình dạng không cố định (có thể tròn, thoi, sao, gậy). Kích
thước trung bình khoảng 2-4 micromet. Bào tương bắt màu lơ xám hay tím nhạt. (hình 9.2)
Khi máu chảy ra khỏi mạch, thường tiểu cầu bị phá hủy ngay nên rất khó xác định. Ước
3
tính số lượng của tiểu cầu vào khoảng 200.000-400.000/mm máu.
21

Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị
thiếu máu ác tính, khi bị nhiễm phóng xạ...
9.5.2.2 Các tính chất của tiểu cầu
Tiểu cầu có các tính chất:
Tiểu cầu có khả năng dính kết vào các tiểu phần khác, vào vi khuẩn lạ.
Tiểu cầu có khả năng ngưng kết, tạo thành từng đám không có hình dạng nhất định.
Tiểu cầu dễ vỡ và giải phóng một số chất như thromboplastin, serotonin.
9.5.2.3 Các chức năng của tiểu cầu
Với những tính chất đó, tiểu cầu có các chức năng chính như sau:
- Chức năng co mạch: khi mạch máu bị thương tổn, chất serotonin do tiểu cầu giải
phóng tham gia vào quá trình làm co mạch.
- Chức năng đông máu: Chất thromboplastin do tiểu cầu giải phóng là yếu tố quan
trọng tham gia vào quá trình đông máu, biến protein fibrinogen hoà tan thành
dạng sợi fibrin, rồi thành cục máu đông bịt kín vết thương.
- Chức năng làm co cục máu đông: Tiểu cầu có khả năng tiết ra một chất làm cho
cục máu đông co lại, củng cố sự cầm máu khi bị thương.
9.5.2.4 Đời sống tiểu cầu
Ở trong tủy xương và có thể cả ở phổi, tiểu cầu được tạo thành từ các tế bào nhân khổng
lồ có đường kính khoảng 40-100 micromet. Các tế bào này vận động bằng giả túc kiểu amib.
Các giả túc này bất thường teo lại rồi đứt ra thành từng đoạn. Các đoạn này tạo thành tiểu cầu
trong máu.
Tiểu cầu bị phá hủy ở lách. Đời sống của tiểu cầu khó xác định chính xác, ước lượng là
khoảng 9-11 ngày.

9.6 Sự đông máu


9.6.1 Khái niệm chung
Máu lưu thông trong hệ mạch luôn luôn ở thể lỏng. Nếu hình thành cục máu đông sẽ gây
tắc mạch rất nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng khi bị thương đứt mạch, máu chảy ra ngoài, máu
lại phải tự đông thành cục để bịt kín vết thương, cầm máu. Quá trình đông máu cùng với hiện
tượng co mạch tự động tại nơi thương tổn, là một cơ chế tự vệ của các hệ thống sống.
Đông máu là quá trình lý hóa học rất phức tạp, gồm nhiều yếu tố tham gia và nhiều giai
đoạn. Trong số các yếu tố tham gia, có những yếu tố gây đông, lại có những yếu tố chống
đông. Ở trạng thái sinh lý bình thường các chất chống đông ưu thế làm cho máu luôn ở thể
lỏng. Khi bị thương chảy máu, chất gây đông ưu thế hơn làm cho máu đông lại tại vết thương.
Người ta chia quá trình đông máu làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: sự xuất hiện thromboplastin nội sinh và ngoại sinh.
- Giai đoạn II: sự chuyển prothrombin ở dạng không hoạt động thành thrombin
dạng hoạt động thông qua các phản ứng hóa học và sự tham gia của nhiều yếu tố
khác nhau với thromboplastin là chất khởi động.
22

- Giai đoạn III: thrombin hình thành có tác dụng như một enzym tham gia chuyển
protein huyết tương là fibrinogen dạng hoà tan thành các sợi fibrin không hoà tan
và tạo thành mạng lưới để giữ các tế bào máu, hình thành cục máu bịt kín vết
thương.

9.6.2 Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu

Theo qui ước quốc tế, các yếu tố tham gia quá trình đông máu được đánh số La mã I-
XIII, không có yếu tố VI (bảng 9.9).
Bảng 9.7. Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu
23

Các yếu tố Tên thường gọi Các yếu tố Tên thường gọi
Yếu tố I Fibrinogen Yếu tố X Yếu tố Stuart
Yếu tố II Prothrombin Yếu tố XI Tiền thromboplastin
Yếu tố III Thromboplastin mô huyết tương (PTA),
Yếu tố IV Ion calci chống hemophilie C
Yếu tố V Proaccelerin; Ac-globulin Yếu tố XII Yếu tố Hageman (HF)
Yếu tố VII Proconvertin Yếu tố XIII Yếu tố ổn định
fibrin (FSF)
Yếu tố VIII Yếu tố chống hemophilie
Yếu tố IX Yếu tố Christmas, chống
hemophilie B

Yếu tố I Fibrinogen: là một protein huyết tương. Trọng lượng phân tử là 450.000. Hàm
lượng là 300mg/100ml huyết tương. Fibrinogen do gan sản xuất là chính, một phần nhỏ do
lưới nội mô.
Yếu tố II Prothrombin: là một protein huyết tương, thuộc loại 2α-globulin. Trọng lượng
phân tử khoảng 140.000. Hàm lượng trong máu 20-40mg/100ml. Prothrombin chuyển thành
thrombin dưới tác dụng của thromboplastin có trong huyết tương và do mô tiết ra với sự có
mặt của ion calci và một yếu tố khác của máu. Prothrombin do gan sản xuất ra (bệnh về gan
làm giảm sự sản xuất prothrombin, ảnh hưởng đến khả năng đông máu). Vitamin K rất cần
thiết cho quá trình sản xuất prothrombin của gan. Nếu rối loạn hấp thu vitamin K ở đường tiêu
hóa sẽ làm giảm prothrombin.
Hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa tham gia tổng hợp phần lớn vitamin K cho cơ thể. Khi
dùng nhiều kháng sinh, hệ vi khuẩn bị phá hủy sẽ làm giảm prothrombin. Vitamin K tan trong
mỡ, nên rối loạn hấp thu lipid cũng làm giảm hấp thu vitamin K. Các thuốc chống đông có tác
dụng kháng vitamin K.
Yếu tố III thromboplastin do mô tiết ra hay còn gọi thromboplastin ngoại sinh. Đó là một
hợp chất do sự kết hợp phức tạp của các protein chịu và không chịu nhiệt. Trọng lượng phân
tử cao, do phổi, não và một số mô tiết ra.
Sự giảm thromboplastin thường đi kèm với sự giảm yếu tố VIII, IX, XI trong các bệnh ưa
chảy máu (máu lỏng), cổ điển (A), và ưa chảy máu B, C.
Yếu tố IV Calci. Calci có nồng độ bình thường trong máu khoảng 9-11 mg/ 100 ml, trong
++
đó một nửa ở dạng ion hóa (Ca ). Ion calci rất cần cho nhiều giai đoạn của quá trình đông
máu:
+ Cùng yếu tố V và X: hoạt hóa thromboplastin.
+ Giai đoạn thành lập fibrin.
+ Cùng thromboplastin hoạt động chuyển prothrombin thành thrombin.
Tuy nhiên, calci cần cho quá trình đông máu với một lượng rất ít, cho nên thiếu calci vừa
ít khi gây rối loạn cho đông máu. Song nếu máu chống đông bằng citrat, oxalat... mà được
truyền nhiều, calci kết hợp với những yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng đến đông máu. Trong một
số bệnh như tăng globulin hoặc loạn globulin huyết, calci sẽ kết hợp với các globulin lạ làm
giảm calci ảnh hưởng đến đông máu.
Yếu tố V Proaccelerin là một globulin tan trong nước và không bền khi có mặt oxalat, do
gan sản xuất. Yếu tố này cần cho giai đoạn cuối của sự hình thành thromboplastin. Trong
24

huyết thanh sau đông máu không còn yếu tố này. Sự giảm yếu tố V có thể do bẩm sinh hoặc
mắc phải. Bệnh bẩm sinh biểu hiện ở trường hợp những người bị cận ưa chảy máu có các biểu
hiện như xuất huyết niêm mạc, hay chảy máu cam, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ... Bệnh mắc
phải khi bị bệnh gan nặng hoặc do máu có quá nhiều chất chống đông.
Yếu tố VII Proconvertin: là một protein do gan sản xuất. Yếu tố này có thể chuyển thành
prothrombin bởi gan, và cần có vai trò của vitamin K. Yếu tố VII chỉ hoạt động khi có mặt
yếu tố III. Thiếu yếu tố này máu đông chậm hoặc không đông, nó hoạt hóa thromboplastin
ngoại sinh và thúc đẩy sự tạo thành thrombin từ prothrombin.
Yếu tố VII bị giảm do bệnh bẩm sinh hay mắc phải. Bệnh bẩm sinh thiếu proconvertin dễ
gây xuất huyết ở da và niêm mạc như trường hợp ở trẻ em sơ sinh bị ỉa ra máu, da có vết tím
bầm. Bệnh mắc phải do bị bệnh gan nặng, ví dụ xơ gan, do thiếu vitamin K, do dùng nhiều
kháng sinh, hoặc sau khi dùng nhiều chất chống đông coumarin.
Yếu tố VIII chống hemophilie A hay chống ưa chảy máu. Là một globulin do lách và có
thể cả lưới nội mô sản xuất. Yếu tố này có vai trò quan trọng cho sự tạo thành thromboplastin
nội sinh. Nó mất hoạt tính bởi thrombin và fibrinolysin.
Khi yếu tố này bị giảm, máu vẫn đông nhưng cục máu rất mềm, dễ di động.
Yếu tố IX Christmas: là một protein. Nó cần thiết cho sự tạo thành thromboplastin, nó
được hoạt hóa ngay trong quá trình đông máu và khi huyết tương tiếp xúc với thủy tinh. Thiếu
bẩm sinh yếu tố IX trong bệnh ưa chảy máu B hay bệnh Christmas. Thiếu nó trong bệnh thiếu
vitamin K, hay bệnh gan nặng.
Yếu tố X Stuart là yếu tố tương đối bền vững, nhưng chỉ hoạt động trong môi trường có
pH thích hợp từ 6-9. Có tác dụng cho sự tạo thành thromboplastin nội sinh và ngọai sinh, và
quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
Giảm yếu tố X là một bệnh di truyền hoặc do bệnh gan, thiếu vitamin K.
Yếu tố XI tiền thromboplastin huyết tương là một beta-globulin, rồi chuyển thành
thromboplastin nội sinh do yếu tố XII Hageman hoạt hóa. Nó còn có vai trò tập trung tiểu cầu
trong đông máu. Thiếu yếu tố XI gây bệnh ưa chảy máu nhẹ và ưa chảy máu C.
Yếu tố XII Hageman được hoạt hóa khi máu tiếp xúc với thủy tinh.
Yếu tố XIII: yếu tố ổn định fibrin là một globulin huyết tương do thrombin hoạt hóa. Tác
dụng củng cố sợi fibrin bằng cách giống như một enzym làm chắc thêm các cầu nối hydro
giữa các chuỗi polypeptid và các cầu disulfit.
Yếu tố XIII bị thiếu khi mắc bệnh gan. Nếu thiếu do bẩm sinh có thể gây xuất huyết ở
cuống rốn khi sơ sinh.

9.6.3 Các giai đoạn của quá trình đông máu

9.6.3.1 Giai đoạn 1: Sự hình thành và giải phóng thromboplastin ngoại sinh và nội
sinh
a) Thromboplastin ngoại sinh (yếu tố III)
Thromboplastin ngoại sinh do mô, tổ chức của cơ thể tiết ra. Đó là một lipoprotein. Khi
tổ chức bị thương tổn gây chảy máu, sự tiếp xúc của máu với các tổ chức nơi thương tổn là sự
cần thiết cho quá trình đông máu bắt đầu. Nếu máu chảy mà không có sự tiếp xúc này, máu
25

rất chậm đông. Tiêm tinh chất tổ chức vào tĩnh mạch gây đông máu làm tắc mạch dẫn đến tử
vong.
Quá trình hoạt hóa thromboplastin do tổ chức tiết ra khi bị tổn thương để trở thành dạng
hoạt động tích cực, đòi hỏi sự tham gia của một số yếu tố. Có thể tóm tắt trong sơ đồ sau
(hình 9.6):
b) Thromboplastin nội sinh (yếu tố XI)
Cho dù máu chảy ra khỏi mạch không tiếp xúc với mô thương tổn, nhưng để yên sau một
thời gian, máu vẫn đông. Nếu diện tiếp xúc của máu với bề mặt bình đựng càng rộng và càng
ráp máu càng đông nhanh (nếu cho máu vào bình có thành nhẵn, hoặc tráng parafin máu đông
rất chậm). Sở dĩ như vậy vì huyết tương với sự có mặt của tiểu cầu đã giải phóng ra
thromboplastin nội sinh.
Sự tạo thành thromboplastin nội sinh cũng đòi hỏi sự tham gia của các yếu tố khác. Có
thể tóm tắt trong sơ đồ hình 9.7.

Hình 9.6.
Sự hình thành thrombplastin ngoại sinh

Hình 9.7.
Sự hình thành thromboplastin nội sinh
26

9.6.3.2 Giai đoạn II: sự tạo thành thrombin từ prothrombin


Prothrombin (yếu tố II) do gan sản xuất, vào huyết tương ở dạng không hoạt động. Ở giai
đoạn tiếp theo này, nó được chuyển thành thrombin hoạt động với sự tham gia của một số yếu
tố. Có thể tóm tắt giai đoạn này bằng sơ đồ hình 9.8:

Hình 9.8.
Sự hình thành thrombin hoạt động

Như vậy, thông qua thromboplastin và một số yếu tố khác đã hình thành một enzym
Prothrombinase. Đến lượt mình enzym này tham gia tạo thành thrombin hoạt động.
9.6.3.3 Giai đoạn III: sự tạo thành sợi fibrin từ fibrinogen
Thrombin hoạt động hình thành ở giai đoạn II tham gia chuyển fibrinogen hoà tan trong
huyết tương thành dạng sợi fibrin không hoà tan. Quá trình có sự tham gia tích cực của một số
yếu tố khác. Có thể tóm tắt giai đoạn này bằng sơ đồ như hình 9.9:
F ib rin o g e n (y Õ u tè I)

T h ro m b in Io n C a (y Õ u tè IV )
ho ¹t ®éng

F ib rin o p e p tid + F ib rin ® ¬ n p h © n

C hÊt keo Io n C a

F ib rin trï n g h î p h o µ ta n
Y Õ u tè æ n ® Þn h fib rin
(y Õ u tè X III, F S F ) Io n C a

S î i fib rin k h « n g h o µ ta n
Hình 9.9.
Sự hình thành sợi fibrin không hoà tan

Khi sợi fibrin hình thành, chúng kết thành mạng lưới và giữ các tế bào máu trong đó tạo
thành cục máu (bợn máu) bịt kín vết thương để cầm máu. Sau khi cục máu hình thành một
thời gian, sẽ co lại và trên mặt cục máu đông có dịch trong, màu vàng nhạt gọi là huyết thanh.
Huyết thanh là huyết tương không có fibrinogen và một số yếu tố đông máu khác. Trong
huyết thanh có nhiều thrombin, khi nhỏ huyết thanh này vào máu khác sẽ gây đông rất nhanh.
27

Cục máu sau một thời gian từ vài giờ đến vài ngày sẽ tan. Sở dĩ vậy vì trong huyết tương
còn có plasminogen. Giai đoạn đầu plasminogen ở dạng không hoạt động, về sau chuyển
thành dạng hoạt động plasmin. Plasmin có tác dụng phân hủy các protein như fibrin,
fibrinopeptid, prothrombin (cắt cầu nối arginin-lisin), do đó cục máu đông bị tan ra.

9.6.4 Sự chống đông máu trong cơ thể

Trong hệ mạch, máu luôn ở thể lỏng là do trong máu có các chất chống đông tự nhiên và
do cấu tạo của thành mạch.
Lớp nội mô trong thành mạch luôn trơn nhẵn, tiểu cầu không bị phá hủy, không bám vào
thành từng đám, và do đó không có thromboplastin nội sinh trong máu.
Trên bề mặt lớp nội mô còn có một lớp protein rất mỏng mang điện tích âm có khả năng
ngăn cản tiểu cầu dính vào nội mô.
Trong máu có các chất chống đông tự nhiên:
Chất kháng thromboplastin: Chất này làm chậm sự hình thành thromboplastin huyết
tương và trung hoà những thromboplastin huyết tương đã được hình thành. Chúng gắn vào
yếu tố VIII (chống hemophilie) và cả yếu tố IX (Christmas) làm giảm hiệu quả của các yếu tố
này trong sự tạo thành thromboplastin ở giai đoạn I nói trên.
Chất kháng thrombin: Sau khi đông, lượng thrombin còn lại sẽ gắn vào fibrin mà không
khuếch tán sang phần máu chưa đông.
Fibrin gọi là kháng thrombin I. Chất kháng thrombin II giống như Heparin. Chất kháng
thrombin III dưới hình thức metathrombin. Chất kháng thrombin IV ức chế hoạt động của
prothrombin.
Heparin: là một mucopolysaccharid do các tế bào tuyến tiết ra. Các tế bào này có mặt ở
mao mạch phổi, gan. Hàm lượng heparin trong máu là 0,01 mg/100ml máu. Heparin tạo hợp
chất với proaccelerin làm cho proaccelerin tự do giảm bớt. Thiếu proaccelerin (yếu tố V) sẽ
cản trở quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
Các chất chống đông khác:
Dùng muối oxalat, citrat... Để khử ion Ca có tác dụng chống đông. Cần lưu ý rằng tuy
citrat không độc, nhưng nếu người nhận máu chống đông bằng citrat bị yếu gan, hoặc truyền
quá nhanh làm cho citrat không tiêu hủy kịp, đồng thời giảm ion Ca, sẽ gây co cứng (co
tetanos), có khi nguy hiểm.

9.6.5 Các bệnh ưa chảy máu


- Bệnh thiếu proconvertin (yếu tố VII) và thiếu prothrombin (yếu tố II) do có bệnh gan,
thiếu vitamin K, rối loạn hấp thu lipid.
- Bệnh ưa chảy máu (hemophilia) do:
+ Giảm yếu tố VIII chống hemophilie, chiếm khoảng 75% trường hợp (bệnh ưa chảy máu
cổ điển) hay hemophilie A.
+ Thiếu yếu tố IX (Christmas) chiếm khoảng 15% (hemophilie B).
+ Thiếu yếu tố XI (tiền thromboplastin huyết tương) chiếm khoảng 5-10% (hemophilie
C).
28

+ Bệnh thiếu tiểu cầu (thrombocytopenia)


Bệnh thiếu tiểu cầu bẩm sinh, do vô sinh tủy xương, do bị nhiễm phóng xạ, thiếu máu ác
tính.

9.7 Nhóm máu


Khối lượng máu của cơ thể là một chỉ tiêu sinh lý cần được duy trì ổn định. Do vậy khi
mất máu do chấn thương, phẫu thuật, băng huyết khi sinh... cơ thể cần thiết phải được bổ sung
một lượng máu. Trong thực tế truyền máu, không phải trường hợp nào cũng thành công mà có
trường hợp gây tử vong do hồng cầu bị ngưng kết. Nguyên nhân đưa đến kết quả trên là do
máu được phân ra thành nhiều nhóm khác nhau, thuộc các hệ khác nhau. Khi máu để truyền
và máu người nhận không phù hợp với nhau, làm xuất hiện tương tác miễn dịch gây ngưng
kết hồng cầu.
9.7.1 Hệ nhóm máu ABO
Nghiên cứu máu người và động vật, người ta phát hiện ra các yếu tố khác nhau:
Trên màng hồng cầu có hai yếu tố gọi là ngưng kết nguyên A và B (kháng nguyên A và
B). Trong huyết tương có hai yếu tố gọi là ngưng kết tố anpha và beta (kháng thể α và β).
Không thể có người nào cũng có đủ 4 yếu tố nói trên, mà được phân chia ra làm 4 nhóm
người khác nhau:
- Nhóm I: gồm những người:
Trên màng hồng cầu không có ngưng kết nguyên A và B.
Trong huyết tương có cả hai ngưng kết tố α và β.
Nhóm II: gồm những người:
Trên màng hồng cầu chỉ có A, không có B.
Trong huyết tương chỉ có β, không có α.
- Nhóm III: gồm những người:
Trên màng hồng cầu chỉ có B, không có A.
Trong huyết tương chỉ có α, không có β.
9.7.1.1 Nhóm IV: gồm những người:
Trên màng hồng cầu có cả A và B.
Trong huyết tương không có cả α và β.
Ngưng kết tố α luôn đối lập với ngưng kết nguyên A, còn ngưng kết tố β lại đối lập với
ngưng kết nguyên B. Khi A gặp α và B gặp β thì hồng cầu bị ngưng kết. Do đó, thuộc hệ
nhóm máu ABO có 4 nhóm như sau (theo Landsteiner) (bảng 9.10).
Bảng 9.8.
Các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO
Tên nhóm máu Ngưng kết nguyên Ngưng kết tố
29

I hay O Không α, β
II hay A A β
III hay B B α
IV hay AB AB không

Tỉ lệ phần trăm nhóm máu thay đổi theo các chủng tộc khác nhau (bảng 9.11).

Bảng 9.9.
Tỷ lệ các nhóm máu ở người Việt Nam
Nhóm máu Người Kinh Người Mường Người Tày
O 48,35 33,56 30,73
A 19,46 14,20 32,46
B 27,94 45,54 35,93
AB 4,24 6,68 0,86

Phản ứng ngưng kết hồng cầu thực chất là sự tương tác miễn dịch giữa kháng nguyên -
kháng thể. Ngưng kết nguyên A, B là các kháng nguyên có bản chất là các polysaccharid. Còn
ngưng kết tố α và β là các kháng thể IgM có bản chất là globulin.
Trong thực hành truyền máu khi chỉ truyền một lượng ít khoảng dưới 0,25 lít (1 đơn vị
truyền máu), người ta cho phép chỉ chú ý đến hồng cầu người cho và huyết tương người nhận.
Sở dĩ như vậy vì với khối lượng ít của huyết tương máu người cho và được truyền rất chậm,
khi vào cơ thể người nhận có thể hoà đồng với khối lượng lớn của máu nhận. Tuy nhiên, hồng
cầu người cho không được đối kháng với huyết tương người nhận. Do vậy, có thể thực hiện
truyền máu theo bảng 9.12.
Bảng 9.10.
Sự tương tác giữa huyết tương máu nhận và hồng cầu máu cho
Huyết tương máu nhận I II III IV
α, β α, β α, β O
Hồng cầu máu cho
I–O - - - -
II – A + - + -
III – B + + - -
IV – AB + + + -

+ Bị ngưng kết - Không ngưng kết.


Như vậy máu nhóm I (O) có thể truyền cho người thuộc nhóm I và cho các nhóm II, III,
IV được gọi là nhóm chuyên cho. Máu nhóm II (A) cho người cùng nhóm và nhóm IV. Máu
nhóm III (B) cho người cùng nhóm và nhóm IV. Máu nhóm IV (AB) chỉ cho được người
cùng nhóm và gọi là nhóm chuyên nhận. Có thể tóm tắt trong sơ đồ hình 9.10.
30

Hình 9.10.
Khả năng truyền máu giữa các nhóm máu thuộc hệ nhóm máu ABO khi truyền 1 đơn vị

Tuy truyền với khối lượng ít và về lý thuyết là cho phép, nhưng cũng ít khi thực hiện.
Ngay trong trường hợp truyền máu cùng nhóm cũng cần thiết phải làm phản ứng chéo lần
cuối cùng trước khi truyền. Phương pháp là rạch nhẹ trên da tay người được truyền để máu
chảy ra, rồi nhỏ trực tiếp một vài giọt máu định truyền lên vết rạch và quan sát.
9.7.2 Hệ thống Rh
Landsteiner và Wiener (1940) còn nhận thấy huyết tương máu thỏ được miễn dịch bởi
máu loài khỉ vàng (Macacus rhesus) có khả năng ngưng kết hồng cầu của khỉ vàng, đồng thời
cả hồng cầu người. Đã phát hiện yếu tố Rh trong máu khỉ và trong máu người.
+
Những người có yếu tố Rh trong máu gọi là rhesus dương (Rh ), còn những người không

có gọi là rhesus âm (Rh ).
+
Kháng thể chống Rh không có sẵn như ỏ và õ trong huyết tương, mà nó chỉ hình thành ở
- +
những người Rh sau khi đã nhận nhiều lần một lượng máu có kháng nguyên Rh . Kháng thể
+
này được ký hiệu là rh, nó phát triển chậm, thường 2-3 tháng sau khi nhận kháng nguyên Rh
nó mới có phản ứng. Khi đã được tạo ra, tính đồng miễn dịch sẽ tồn tại nhiều năm.
+
Trường hợp nguy hiểm nhất do ngưng kết nguyên Rh tạo ra là khi kết hôn người cha Rh
– +
còn mẹ Rh . Khi mẹ có thai, thai nhi theo cha mang Rh . Rh sẽ có mặt trong tất cả các tế bào
của thai nhi mà không phải chỉ riêng ở hồng cầu. Khi các tế bào và hồng cầu thai nhi bị thoái
biến, yếu tố Rh được giải phóng vào dịch thể thai nhi. Từ dịch thể thai nhi Rh sẽ khuếch tán

qua màng nhau thai sang cơ thể mẹ. Vì mẹ là Rh nên trong máu mẹ xuất hiện kháng thể rh
chống Rh. Ở lần chửa đầu, lượng kháng thể rh trong máu mẹ còn ít, nhưng từ lần chửa thứ hai
trở đi, lượng rh tăng lên và qua máu mẹ khuếch tán sang thai nhi gây ra phản ứng ngưng kết
hồng cầu ở thai nhi. Do vậy từ lần chửa thứ hai trở đi rất dễ bị sẩy thai, đẻ non hoặc thậm chí
thai nhi chết trong bụng mẹ. Trẻ đẻ non rất ốm yếu và rất dễ tử vong.
9.7.3 Các hệ thống nhóm máu khác
Ngoài hệ ABO và Rh, trong máu người còn rất nhiều hệ khác như kháng nguyên Kell,
kháng nguyên Fya, kháng nguyên S (thuộc hệ thống MNSs).
Người ta cũng còn phát hiện các kháng thể của hệ thống Kidds, các kháng thể chống M,
N, P, Lea, Leb...
31

Trong truyền máu thông thường các hệ thống này ít nguy hiểm, nhưng chúng có ý nghĩa
khi nghiên cứu di truyền huyết học, ứng dụng trong pháp y.
Ở các loài động vật cũng có nhiều hệ. Ví dụ: ở bò có tới 70 loại nhưA, B, C, D, J... mà
quan trọng nhất là hệ B có tới 27 kháng thể (ngưng kết tố) khác nhau. Ở ngựa có 10; lợn có
19, cừu có 6 ngưng kết nguyên...
Trong thực tế cấy ghép cơ quan và mô, phản ứng của kháng thể với protein lạ là nguyên
nhân gây ra hiện tượng loại trừ sinh học. Chính phản ứng ngưng kết của máu cũng tham gia
quá trình này.
Xét nghiệm ngưng kết nguyên và ngưng kết tố là một phương pháp để xác minh nguồn
gốc huyết thống của những trường hợp nghi vấn, bởi vì chúng đều mang tính di truyền.

You might also like