Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1. Nêu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam hiện nay?

– Khái niệm cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ
cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
+ Kết cấu cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị,
quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội
tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vị trí chủ đạo,
định hướng đường lối kinh tế, chính sách kinh tế và chế độ kinh tế của xã hội đó,
qua đó quyết định đến bản chất của chế độ xã hội. Nó giữ vai trò chi phối các quan
hệ sản xuất khác.
– Khái niệm kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các
hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị−xã hội tương ứng, được hình
thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
+ Kết cấu kiến trúc thượng tầng bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội
(những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...)
cùng với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, đảng phái, giáo
hội, các đoàn thể xã hội...). Trong đó. hình thái ý thức chính trị và pháp quyền
cùng hệ thống thiết chế của nó là đảng phái và nhà nước là những yếu tố quan
trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng.
– Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam hiện nay: Sau khi hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh
tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, hiện nay nước ta đã ở trong giai đoạn phát triển thời
kì quá độ lên chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội (bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa). Thời kỳ quá
độ từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa là thời kỳ cải biến cáchmạng một cách sâu
sắc và triệt để, là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng mang đầy đủ đặc trưng của nó.
+ Cơ sở hạ tầng nước ta mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thành
phần cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với những hình thức tổ chức kinh
doanh đa dạng, đan xen hỗn hợp như: kinh tế nhà nước (các tập đoàn PVN,
Viettel, Vietnam Airline...), kinh tế tập thể (các hợp tác xã nội nghiệp, công
nghiệp ở các địa phương), kinh tế tư nhân (các tập đoàn Vingroup, Masan,
Vinamilk,...), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (LG, Toyota, Samsung,...).
+ Các thành phần kinh tế được tổ chức thành một cơ cấu kinh tế thống nhất, tạo nên
một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
được quản lý bởi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế nhà
nước ngày càng vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội.
+ Về kiến trúc thượng tầng, Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng duy nhất chỉ đạo toàn bộ đời sống
xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân,
và vì dân” mang bản chất giai cấp công nhân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội. Như vậy,
tất cả các tổ chức, hệ thống chính trị−xã hội không tồn tại vì mục đích cá nhân mà
vì phục vụ con người, quyền lợi thuộc về nhân dân lao động.
2. Làm sao để phát triển bản chất tốt đẹp của sinh viên Việt Nam hiện nay?
– Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc (1845)
C.Mác đã viết: "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan
hệ xã hội”. Các quan hệ xã hội góp phần hình thành nên bản chất của con người. Và khi
các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng
sẽ thay đổi theo. Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con
người hiện thực, cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Do vậy, bản
chất con người trong mối quan hệ đối với điều kiện lịch sử xã hội luôn vận động biến
đổi cũng phải thay đổi cho phù hợp.
– Vì thế, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh
mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là môi trường tự nhiên và xã hội tác
động đến con người của theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính
mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó con người tiếp nhận
hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác
nhau.
– Vận dụng lí luận chủ nghĩa Mác về bản chất con người, ta cần có một số giải pháp nhằm
phát triển bản chất tốt đẹp của sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
+ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Đây là cơ sở để xây dựng nhân cách
đạo đức cho sinh viên Việt Nam nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế
những tác động tiêu cực của môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển bản
chất tốt đẹp ở sinh viên. Cụ thể là tạo lập môi trường kinh tế−xã hội lành mạnh.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lí của Nhà nước, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển,
tăng trưởng kinh tế, sức sáng tạo, tự giác của con người. Đồng thời, những thành
tựu đã đạt được từ khi đất nước tiến hành đổi mới đã củng cố thêm niềm tin cho
nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, kích thích họ trong quá trình rèn
luyện, xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân, trong đó có sinh viên Việt
Nam. Tiếp theo là tạo lập môi trường văn hóa tiến bộ. Cần xây dựng chính sách,
cơ chế, tạo điều kiện cho sinh viên thấm nhuần các giá trị văn hóa dân tộc, gắn liền
văn hóa với các hoạt động học tập cũng như các hoạt động xã hội khác của của
sinh viên. Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tạo những điều kiện thuận
lợi về vật chất, tinh thần là những yêu cầu có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc
phát triển bản chất tốt đẹp cho sinh viên. Cụ thể là: nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường bởi thầy cô giáo không chỉ là
người góp phần làm giàu vốn tri thức mà còn giúp hình thành ở sinh viên những
hoài bão, ước mơ, lí tưởng cao đẹp, tình cảm, ý chí vươn lên trong mọi nghịch
cảnh...
+ Đổi mới giáo dục đạo đức cho sinh viên theo hướng thiết thực, hiệu quả, chú
trọng cả đức và tài, phẩm chất và năng lực. Về nội dung: cần tập trung giáo dục
những phẩm chất đạo đức cơ bản bám sát đối tượng, tránh dàn trải, quá tải. Về
phương pháp dạy hoc: đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng
tạo, tự rèn luyện của sinh viên. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức và giáo
dục luật pháp; thực hiện nghiêm minh luật pháp trong xã hội. Việc đổi mới công
tác giáo dục đạo đức, trang bị cho sinh viên nắm vững và thực hiện các chuẩn mực
pháp lí giúp sinh viên thực hiện những nghĩa vụ đạo đức tối thiểu của con người.
+ Phát huy tính tính cực xã hội của sinh viên. Sinh viên muốn có nhân cách đạo
đức tốt đẹp, trong sáng, trước hết mọi động cơ học tập và rèn luyện của họ phải
được xác định đúng đắn. Thế hệ thanh niên trí thức là tương lai của đất nước và
nhiệm vụ chủ yếu của họ là nhiệm vụ học tập. Họ cần xác định rõ: Học để làm gì?
Học để phụng sự ai? Học phải đi đôi với hành; nếu chỉ biết lao động trí óc mà
không lao động chân tay, chỉ biết lí thuyết mà không biết thực hành thì trí thức ấy
chỉ mới đạt được một nửa. Xác định được động cơ, mục tiêu đúng đắn sẽ là yếu tố
dẫn đến tích cực xã hội của chủ thể hoạt động. Như chúng ta đã biết, nhân cách
được hình thành và phát triển thông qua hoạt động của con người; bản chất con
người, trong tính hiện thực của nó là tổng hòa của các quan hệ xã hội, mà những
quan hệ xã hội chỉ có thể được bộc lộ thông qua hoạt động của con người. Vì vậy,
giáo dục để phát huy tính tính cực xã hội của sinh viên sẽ góp phần quyết định đến
quá trình hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, bản chất tốt đẹp cho sinh
viên.
+ Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Đoàn và hội
sinh viên Việt Nam có nhiệm vụ chủ yếu là tham gia vào việc giáo dục lí tưởng,
niềm tin cách mạng, tuyên truyền tư tưởng chính trị, định hướng và uốn nắn sinh
viên thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, có ý thức đạo đức trong sáng..., qua
đó góp phần tạo nên một thế hệ sinh viên vừa có đức vừa có tài. Thông qua các
hình thức sinh hoạt Đoàn, người làm công tác đoàn, công tác giáo dục sinh viên có
thể nắm bắt, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng, xu hướng tâm lí, trình độ nhận
thức; từ đó tìm ra biện pháp, nội dung thích hợp để tác động đến quá trình hình
thành nhân cách nói riêng và bản chất của sinh viên nói chung theo hướng tích
cực.

You might also like