Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 115

NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN

CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNG


TRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM

TS. CẦM TÚ TÀI 

PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Lý do lựa chọn đề tài và mục đích của nghiên cứu
Tiếng Hán đã ghi chép lại những đặc trưng nổi bật của nền văn
hóa Trung Hoa, trong đó không thể không kể đến sự góp mặt của ngữ
cố định. Thông qua tiếng Hán nói chung và ngữ cố định tiếng Hán có
từ chỉ bộ phận cơ thể nói riêng, chúng ta sẽ quan sát được một số biểu
hiện đặc sắc trong bức tranh sinh động của nền văn hóa Trung Hoa,
qua đó có thể tiến sâu hơn vào việc nghiên cứu bản sắc văn hóa truyền
thống, mối liên hệ tích hợp của lịch sử văn hóa Trung Hoa và tiếng
Hán.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ
truyền thống lâu đời. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bản sắc
văn hóa của mỗi nước đều được lưu dấu ấn rõ nét trong tiếng Việt và
tiếng Hán. Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn luôn được thể hiện
trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Những năm gần đây, số lượng
người Việt Nam học tiếng Hán và số lượng người Trung Quốc học tiếng
Việt ngày càng nhiều. Việc dạy học, nghiên cứu, so sánh tiếng Hán và
tiếng Việt càng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nghiên cứu
tiếng Hán, cụ thể là nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán có các từ chỉ bộ
phận cơ thể, ở một khía cạnh nhất định có thể hỗ trợ công việc đối
chiếu hai ngôn ngữ Hán-Việt và góp phần tăng cường sự hiểu biết về
văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam từ trước đến nay đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, tất nhiên
trong đó bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca ... của tiếng
Việt và tiếng Hán. Tuy vậy, vẫn chưa có công trình nào chuyên đi sâu
vào nghiên cứu so sánh đặc trưng văn hóa Việt-Hán thông qua các ngữ
cố định có các từ chỉ bộ phận cơ thể. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn
đề tài này để thông qua những kết quả đạt được, tiếp tục bổ sung tri

Giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQGHN
129
thức chuyên ngành và vận dụng nâng cao hiệu quả thực hành giao tiếp
ngôn ngữ. Bước đầu đặt cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ cử
chỉ với các đặc trưng văn hóa dân tộc của người Trung Quốc. Bên cạnh
đó, ở một mức độ nhất định nào đó cũng có tác dụng gợi mở đối với
những người Việt Nam đang học tập, dạy học, nghiên cứu tiếng Hán và
văn hóa Trung Quốc tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng của nền văn hóa
Trung Hoa; Củng cố thêm kiến thức tiếng Hán, đặc biệt là những tri
thức về ngữ cố định; Thử nghiệm ứng dụng trong dạy học, phiên dịch,
giao tiếp, nghiên cứu tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc.
0.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Việt Nam và Trung Quốc bên cạnh những nét tương đồng về văn
hóa, còn có đặc trưng văn hóa dân tộc mang đặc thù của riêng mình,
đặc biệt từ sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, phương thức tổ chức
sinh hoạt, thói quen sử dụng ngôn ngữ, sẽ dẫn đến sự khác biệt trong ý
nghĩa của lớp từ vựng trong tiếng Việt và tiếng Hán. Ngôn ngữ của một
dân tộc luôn gắn bó mật thiết với văn hóa, từ góc độ ngôn ngữ của một
dân tộc, chúng ta có thể quan sát thấy các đặc trưng văn hóa của dân tộc
đó. Vì vậy, nét khác biệt văn hóa giữa các dân tộc sẽ được phản chiếu
qua hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là qua lớp từ vựng, mà trong đó có sự
hiện diện của ngữ cố định. Kết quả nghiên cứu trong tiếng Hán sẽ đặt
cơ sở cho việc tiến hành so sánh ý nghĩa ví von các ngữ cố định tiếng
Hán và tiếng Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể, góp phần làm rõ hơn sự
giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ-văn hóa Trung Quốc và Việt
Nam. Đây chính là giả thiết khoa học làm xuất phát điểm để đề tài tập
trung vào hướng nghiên cứu và đối tượng cụ thể sau:
Nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán, chú trọng tới những đặc trưng
văn hóa dân tộc Trung Hoa được biểu hiện trong tầng sâu lớp từ vựng
tiếng Hán - các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể.
Tư liệu phục vụ nội dung nghiên cứu là các công trình nghiên cứu
về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, các nghiên cứu về từ chỉ bộ phận
cơ thể và ngữ cố định tiếng Hán, đặc biệt là những nghiên cứu về ngữ
cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong Thành ngữ, Ngạn
ngữ, Quán ngữ, Yết hậu ngữ ... Cơ sở tham chiếu là các sách, các từ
điển thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, từ điển ngôn ngữ đất nước học
tiếng Hán, từ điển tiếng Hán, từ điển tiếng Việt, tham khảo ý kiến của
một số học giả Việt Nam và Trung Quốc.
0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

130
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
0.3.1. Nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán;
0.3.2. Phân tích, miêu tả một số ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ
phận cơ thể;
0.3.3. Từ một số ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể liên hệ với
tiếng Việt, để thấy được các đặc điểm giống và khác nhau, qua
đó nhìn nhận sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong hai ngôn ngữ
Việt-Hán;
0.3.4. Khảo sát việc vận dụng ngữ cố định tiếng Hán của sinh viên
Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc tại trường ĐHNN -
ĐHQGHN, qua đó nắm bắt tình hình học tập, nêu lên một số
phương pháp thích ứng trong dạy học tiếng Hán cho sinh viên
chuyên ngữ Việt Nam.
0.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận nền tảng tri thức của ngôn ngữ học, ngôn ngữ
học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học văn hóa và giao tiếp
phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cử chỉ), đồng thời dựa trên kết quả phân loại
của ngành sinh lý học giải phẫu về cấu tạo cơ thể người, vận dụng
phương pháp thống kê, miêu tả để khảo sát các ngữ cố định tiếng Hán
có từ chỉ bộ phận cơ thể; Phân tích các ngữ cố định thông qua các ví
dụ cụ thể để làm rõ các đặc trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa; Sử dụng
phương pháp qui nạp để rút ra các đặc điểm nổi bật thuộc đặc trưng
văn hóa dân tộc Trung Hoa. Bên cạnh đó, thông qua các ngữ cố định
tiếng Hán có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể làm ngôn ngữ nền, sử dụng
phương pháp đối chiếu để qui chiếu sang ngôn ngữ so sánh là tiếng
Việt, tìm ra sự giống nhau và khác nhau, qua đó chỉ ra các nét đặc
trưng trong giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán-Việt.
Để đảm bảo tính khoa học và chính xác, các ví dụ minh họa, đều
được trích dẫn, tham chiếu và biên soạn trên cơ sở tài liệu từ những
văn bản gốc do Trung Quốc ấn hành, các kết quả trắc nghiệm điều tra
đều được thực hiện thông qua những sinh viên đang trực tiếp học tiếng
Hán ở trường ĐHNN - ĐHQGHN.
0.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
- Tăng cường tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Hán-Việt.
- Củng cố tri thức về từ vựng học, ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học
xã hội, đặc biệt là kiến thức về ngữ cố định Hán-Việt.
- Tạo cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu về nghĩa từ và trường ngữ
nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể Hán-Việt.
- Xem xét việc vận dụng trong dạy học, giao tiếp tiếng Hán nói
131
chung và ngữ cố định nói riêng cho sinh viên chuyên ngữ ở Việt Nam.
- Bước đầu hỗ trợ việc sưu tập, thống kê ngữ liệu để biên soạn sổ
tay (từ điển) đối chiếu “Từ ngữ văn hóa Hán-Việt”, “Ngữ cố định
Hán-Việt”.
- Đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu ngôn ngữ cử
chỉ, ca dao trong tiếng Hán và tiếng Việt trong các công trình nghiên
cứu sau này.
- Rèn luyện phương pháp luận nghiên cứu khoa học, thực hành
phương pháp nghiên cứu độc lập và tổ chức nghiên cứu theo nhóm.
0.6. Nội dung mới của đề tài
Miêu tả được một số nội hàm văn hóa, so sánh được đặc điểm
giống và khác nhau của ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong hai
ngôn ngữ Hán-Việt. Bước đầu lập bảng thống kê, đối dịch một số các
từ, ngữ cố định chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán-Việt. Khảo
sát, điều tra, nắm bắt tình hình dạy-học ngữ cố định tiếng Hán của
sinh viên chuyên ngữ Việt Nam, tìm hiểu các lỗi có liên quan, nguyên
nhân phát sinh lỗi, từ đó nêu ra các biện pháp khắc phục lỗi để nâng
cao hiệu quả dạy học và giao tiếp ngôn ngữ.
0.7. Cấu trúc
Phần mở đầu.
Nội dung chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu.
- Chương 2: Nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận
cơ thể
- Chương 3: Ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể trong sự liên
hệ với tiếng Việt.
- Chương 4: Những ứng dụng và việc tổ chức dạy học Ngữ cố định
tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Ngôn ngữ với đặc trưng văn hóa dân tộc
Ngôn ngữ mang bản chất của một xã hội, vì vậy đặc trưng văn hóa
của một dân tộc luôn được thể hiện trong ngôn ngữ của dân tộc đó.
132
Xét từ góc độ tích luỹ tri thức của loài người thì ngôn ngữ chính là
phương tiện truyền tải văn hóa của nhân loại. Chính vì lẽ đó, thông
qua ngôn ngữ chúng ta có thể nhìn thấy được cả một hệ thống lịch sử,
văn hóa của toàn thể xã hội loài người. Ngôn ngữ của một dân tộc
ngoài việc miêu tả tri thức chung của nhân loại ra, đồng thời cũng
miêu tả một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất những tri thức văn hóa
của chính dân tộc mình. Tiếng Hán và tiếng Việt là công cụ giao tiếp
và công cụ tư duy được hai dân tộc sử dụng từ xa xưa trở lại đây. Hai
ngôn ngữ này đã ghi nhận lại những dấu ấn của lịch sử văn minh nhân
loại mà trong đó bao gồm cả lịch sử văn hóa Trung Quốc và Việt Nam.
Quan hệ giao lưu giữa hai nền văn hóa Hán-Việt đã có lịch sử từ lâu
đời, vì vậy đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau trong hai ngôn
ngữ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên sự khác biệt về đặc điểm tâm lý
dân tộc và truyền thống lịch sử văn hóa, đặc biệt là sự ảnh hưởng của
phong tục tập quán, phương thức tổ chức sinh hoạt, quan điểm nhìn
nhận vạn vật trong thế giới khách quan, thói quen sử dụng ngôn ngữ,
v.v… dẫn đến những nét khác biệt trong ngôn ngữ hai dân tộc Hán-
Việt. Sự giống nhau và khác nhau được phản chiếu thông qua việc
nghiên cứu và so sánh, đối chiếu lớp từ vựng Hán-Việt, trong phạm vi
các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi phân tích rõ nét
hơn các nội dung nêu trên.
1.2. Từ cấu tạo các bộ phận cơ thể nhận diện các từ ngữ biểu đạt
tương ứng
1.2.1. Cấu tạo các bộ phận cơ thể
Ngành sinh lý học giải phẫu đã phân chia cơ thể người một cách
khá chi tiết: từ tế bào, các tổ chức, các cơ quan bộ phận đến các hệ
thống. Trong đó tế bào, các tổ chức và các hệ thống là những đơn vị tổ
hợp mang tính trừu tượng, mắt thường của chúng ta rất khó quan sát,
chỉ có các bộ phận cơ thể là chúng ta rất dễ dàng quan sát và hình
dung ra được. Xét từ góc độ chỉnh thể, cơ thể người phân thành các
phần đầu, cổ, thân (mình) và tứ chi (chân tay). Phân chia cụ thể hơn,
phần đầu bao gồm: tóc, đầu lâu, sọ, não/óc (đại não, các bán cầu não
…), mặt (mắt, mũi, tai, trán, thái dương, má, cằm, mồm (miệng), mép,
môi, lông mi, lông mày, con ngươi, râu, tóc, lưỡi, răng, lợi, ngạc,
khoang miệng …); Phần cổ bao gồm: cổ họng, yết hầu, thực quản, khí
quản, gáy; Phần thân bao gồm: phía trước là ngực (vú), bụng (thai, rốn
và bộ phận sinh dục), phía sau là lưng (cột sống), hông (mông, cật,
133
hậu môn), hai bên cạnh là vai, sườn, nách, vòng quanh là eo, bên trong
là lục phủ ngũ tạng (tim, gan, phổi, mật, ruột/lòng/tràng; thận, dạ dày);
Phần chi bao gồm: tay (cánh tay, bắp tay, khuỷu tay, cùi tay, cổ tay,
bàn tay, lưng bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay, các đốt ngón tay, vân
tay, móng tay), chân (đùi, đầu gối, cẳng chân, khuỷu chân, cổ chân,
mắt cá chân, gót chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân, đốt
ngón chân, móng chân, vân chân). Ngoài ra còn có xương, sụn, tủy,
tụy, khớp, cơ, gân, mạch, vành, da, lông, máu, mỡ, mồ hôi, thất khiếu
(hai lỗ tai, hai lỗ mũi, hai mắt và mồm/miệng). Các bộ phận trên cơ
thể động vật cũng được lưu ý tới, như: đuôi, cánh, mào, mang, vây,
vẩy, móng/vuốt, sừng, trứng ... Tuy nhiên chỉ xét tới ở góc độ tham
chiếu, tần suất xuất hiện cũng không nhiều. Trên cơ sở phân chia này,
xem xét chức năng của các bộ phận cơ thể kết hợp với khả năng cấu
tạo từ và hiện diện trong các ngữ cố định, từ góc độ ngôn ngữ học,
tâm lý học, ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi tiếp tục đi sâu miêu tả,
phân tích về các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt.
1.2.2. Nhận diện các từ chỉ bộ phận cơ thể
Từ chỉ bộ phận cơ thể là những từ, bao gồm cả các cụm từ cố định
gọi tên các bộ phận cơ thể. Trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ vựng
biểu đạt các bộ phận cơ thể thuộc về lớp từ vựng cơ bản. Căn cứ theo
sơ đồ phân chia ở phần trên, chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân
chia từ chỉ bộ phận cơ thể theo các cấp độ từ cao tới thấp, từ tổng thể
đến bộ phận Cụ thể các tầng bậc như sau:
(1) Lớp từ vựng tầng thứ nhất: 人/người, 身/thân, 身躯/mình, 身体/
cơ thể, 个子/dáng vóc, 尸体/thi thể.
(2) Lớp từ vựng tầng thứ hai: 头/首/đầu, 脖子/cổ, 身/thân, 四肢/tứ
chi.
(A) Phần đầu
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 头髅/đầu lâu, sọ 头颅/, 头发/tóc, 脸/脸
面/面目/面貌/面形/mặt.
(4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 脑膜/màng não, 头顶/đỉnh đầu, 发根/
chân tóc, 额头/前额/trán, 耳朵/tai, 眼睛/目 mắt, 鼻子/mũi, 口/嘴巴
mồm/miệng, 唇/môi, 太阳/thái dương, 颊/脸颊/má, 下巴/颏/下巴 颏
儿/cằm, 颌/quai hàm, 上颌/hàm trên, 下颌/hàm dưới.
(5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 脑/não; 眉毛/lông mày; 耳轮/vành
tai, 耳门/lỗ tai, 耳垂/dái tai, 耳鼓/màng nhĩ, 耳根子/mang tai; 睫毛/
lông mi, 眼皮/mí mắt, 上眼皮/mí trên, 下眼皮/mí dưới, 眼角/khóe
mắt, 眼眶/vành mắt, 眼窝/hốc mắt, 眼肌/cơ mắt, 结膜/kết mạc, 视网
134
膜 /võng mạc, 眼 球 /cầu mắt, 眼 珠 /tròng mắt; 鼻 梁 /sống mũi, 鼻
翼/cánh mũi, 鼻眼/鼻孔/lỗ mũi, 鼻窦/hốc mũi, 鼻腔/xoang mũi, 鼻毛
/lông mũi; 嘴角/khóe miệng, 牙齿/răng (门牙/răng cửa, 臼牙/ răng
hàm, 知牙/răng khôn, 犬牙/răng nanh, 奶牙/răng sữa), 牙龈/lợi, 舌头
/lưỡi (舌尖/đầu lưỡi, 舌面/mặt lưỡi, 舌根/gốc lưỡi, 小舌/lưỡi con), 口
腔 /khoang miệng, 颚 /ngạc, 硬 颚 /ngạc cưng, 软 颚 //ngạc mềm; 上
唇/môi trên, 下唇/môi dưới; 颊颧/gò má, 酒窝/lúm đồng tiền; 胡子/
须子/râu, 连鬓胡/落腮胡/râu quai nón, 八字须/髭/ria mép.
(6) Lớp từ vựng tầng thứ sáu: 白眼珠/lòng trắng, 黑眼珠/lòng đen,
眸子/con ngươi; 牙缝儿/kẽ răng, 牙根/chân răng, 牙髓/tủy răng.
(B) Phần cổ
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 咽喉/yết hầu, 咽头/cổ họng, 上颚/vòm
họng, 食管/thực quản, 气管/khí quản, 颈背/后脑勺/gáy.
(C) Phần thân
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 肩膀/vai, 胸/ngực, 腋窝/nách, 腹部/
肚子/bụng, 背/lưng, 肋/sườn, 腰/eo, 臀/mông, 生殖器/phận sinh dục.
(4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 胸腔/lồng ngực; 腋毛/lông nách; 乳
房 /vú; 腹 腔 /khoang bụng, 腹 膜 /màng bụng, 胎 /thai, 心 脏 /tim,
肝/gan, 肺/phổi, 胆/mật, 肠/ruột/lòng/tràng, 肾/thận, 胃/dạ dày, 上腹/
bụng trên, 下腹/bụng dưới; 肚脐/rốn, 脐带/cuống rốn; 背椎骨/xương
cột sống, 背脊/sống lưng; 左肋/sườn trái, 右肋/sườn phải, 肋间肌/cơ
sườn, 肋骨/xương sườn; 肛门/hậu môn; 阴茎/dương vật, 阴囊/bìu
dái, 睾丸/精巢/tinh hoàn, 阴户/âm hộ, 阴道/âm đạo, 阴唇/âm thần,
尿道/niệu đạo, 膀光/bọng đái, 子宫/tử cung, 卵子/trứng, 卵巢/buồng
trứng, 处女膜/màng trinh.
(5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 乳头/đầu vú, 乳腺/tuyến sữa, 肺膜/
màng phổi, 肺叶/lá phổi, 肺管/cuống phổi, 小肠/ruột non, 大肠/ ruột
già, 盲 肠 /ruột thừa, 直 肠 /trực tràng, 结 肠 /kết tràng, 十 二 指 肠 /tá
tràng.
(D) Tứ chi (tay, chân)
(3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 手/tay, 脚/足/chân
(4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 手臂/cánh tay, bắp tay, 肘子/khuỷu tay,
手腕/cổ tay, 手掌/bàn tay; 大腿/đùi, 膝盖/đầu gối, 小腿/cẳng chân,
脚腕/cổ chân, 脚踝/mắt cá chân, 脚跟/gót chân, 脚掌/bàn chân
(5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 手心/lòng bàn tay, 手背/mu bàn tay,
手指/ngón tay, 手纹/vân tay; 脚心/lòng bàn chân, 脚背/mu bàn chân,
脚趾/ngón chân
(6) Lớp từ vựng tầng thứ sáu: 拇指/ngón cái, 食指/ngón trỏ, 中指/
135
ngón giữa, 无名指/ ngón áp út, 小指/ngón út, 指尖/指头/đầu ngón
tay, 指节/đốt ngón tay, 指甲/móng tay; 大脚趾/ngón chân cái, 二趾/
ngón thứ hai, 中趾/ngón giữa, 无名趾/ngón áp út, 小趾/ngón út, 趾尖
/đầu ngón chân, 趾节/đốt ngón chân, 趾甲/móng chân.
Những từ biểu thị 骨头/xương, 软骨/sụn, 髓/tủy, 胰/tụy, 关节/
khớp, 肌/cơ, 筋/gân, 脉/mạch, 皮肤/da, 毛/lông, 血/máu, 油脂/mỡ, 汗
水/mồ hôi, 唾沫/口水/nước bọt, 液体/dịch, /七窍/thất khiếu, 疮/ mụn,
黑痣/nốt ruồi, 疙瘩/伤痕/vết sẹo ... được gắn liền với toàn bộ cơ thể
và xuất hiện trong tất cả các bộ phận thuộc các tầng bậc, bên cạnh đó
còn có một số từ biểu thị ý nghĩa tương đối trừu tượng như: 样子/个
子/模样/dáng, dạng, 外表/外貌/mã, 影子/bóng, 身影/hình, 尸体/thi
thể, xác, 魂/灵魂/hồn, vía, linh hồn, 气味/hơi, 声音/tiếng. Một số bộ
phận trên cơ thể động vật, như: 尾 巴 /đuôi, 翅 膀 /cánh, 冠 子 /mào,
鳃/mang, 翅/vây, 鳞/vẩy, 爪/móng/vuốt, 角 sừng, 蛋/trứng, 羽毛/lông
vũ ... chúng tôi không xếp vào cấp độ cụ thể nào.
Kết quả phân tầng trên đây cho thấy, khi nghiên cứu về từ vựng,
từ vựng học thông qua nghiên cứu chi tiết các đơn vị từ vựng để tập
hợp từ loại, giới hạn phạm vi và cấu tạo từ, tổng kết ra tính hệ thống
của từ vựng. Trên cơ sở phân chia thứ bậc và chức năng ngữ nghĩa của
hệ thống các từ chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, phân
tích chiều sâu nội hàm văn hóa trong đó để tạo tiền đề nghiên cứu sự
góp mặt của lớp từ này trong các ngữ cố định.
Trong lịch sử phát triển, từ vựng biểu đạt các bộ phận cơ thể cũng
trải qua quá trình đi từ từ chỉ thực thể đến từ mang ý nghĩa trừu tượng,
đồng thời những từ chỉ thực thể sẽ ngày càng được mở rộng nghĩa,
ngày càng trở nên trừu tượng hóa và khái quát hóa. Nhà nhân loại học
Weillker đã nói: “trong tất cả các ngôn ngữ, phần lớn các hình thức
biểu đạt có liên quan tới sự vật vô sinh đều vay mượn qua sự ẩn dụ từ
cơ thể người, qua sự cảm nhận và ý muốn của con người”1. Khi biểu
đạt các khái niệm trừu tượng, mọi người sẽ vay mượn các từ chỉ thực
thể, trong đó đương nhiên là có sự hiện diện của các từ chỉ bộ phận cơ
thể để diễn đạt. Cơ thể người được chúng ta tiếp xúc, cảm nhận trực
tiếp và thường xuyên nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Con người sinh
tồn, tiến hóa trong tự nhiên và xã hội thì lẽ đương nhiên là phải có sự
tồn tại của các từ ngữ để biểu đạt các bộ phận cơ thể người. Trái đất là
1
转引自:古敬恒 “ 人体词语与人类的秘密 ”. 团结出版社. 2000 (6
页) (Sđd: Cổ Kính Hằng. Từ chỉ bộ phận cơ thể và bí mật của con người.
Nxb Đoàn kết, 2000. Tr.6)
136
trung tâm của vũ trụ, con người lại là trung tâm của sự sống trên trái
đất, vì vậy lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người mang một sức sống mạnh
mẽ. Lớp từ này không những biểu đạt cho bản thân con người, mà còn
biểu đạt những động tác, hành vi, trạng thái, tính chất, tình cảm, nhận
thức của con người về chính bản thân mình và mối liên hệ với vạn vật
xung quanh. Vì vậy lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể đã trở thành hiện
tượng xã hội - bộ phận phản chiếu đặc trưng văn hóa dân tộc. Ngôn
ngữ học xã hội đã nhận định: “Bất cứ xã hội nào cũng đều không thể
tách rời khỏi văn hóa. Văn hóa là cơ sở sinh tồn và phát triển của xã
hội loài người. Kết hợp ngôn ngữ và văn hóa lại với nhau, đi sâu vào
nghiên cứu tính ứng chiếu giữa chúng, càng có thể miêu tả sâu sắc
hơn và rộng hơn về thuộc tính xã hội của ngôn ngữ, đồng thời cũng
giúp con người hiểu biết sâu hơn về các chức năng văn hóa của ngôn
ngữ”2. Trước đây, người Trung Quốc đã từng nói “心之官则思” (con
tim tức là tư duy). Vì vậy chúng ta có thể thấy người Trung Quốc
thường coi “tim” là cơ quan tư duy, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động
tư duy, tinh thần và tình cảm của con người. Trong khái niệm của
những từ tố có từ “ 心 /tim” thường ẩn chứa các trạng thái tâm lý có
liên quan tới tư duy, tinh thần và tình cảm, kéo theo sự ảnh hưởng tới
các từ cùng biểu thị lục phủ ngũ tạng khác như “ 肝/gan”, “胆/mật”,
“ 肠 /ruột/lòng/tràng” cũng cùng mang theo nội hàm ý nghĩa trên.
Chúng ta thường thấy các từ và ngữ được cấu tạo, như: 心思/tâm tư,
有心 có tâm/có lòng, 贴心/quan tâm, 热心/nhiệt tâm, 心慌/tâm trạng
hoang mang, 愁肠/sầu lòng, 柔肠/mềm lòng, 胆大/to gan, 胆小/ 胆怯
/nhát gan. Thể diện, uy danh, tình cảm yêu ghét, tâm trạng vui buồn,
danh vọng uy tín của con người cũng thường được biểu lộ qua gương
mặt. Vì vậy các từ tố có cấu tạo liên quan tới “脸面/mặt” sẽ chuyển tải
các nội hàm ý nghĩa văn hóa này. Ví dụ: 体面/thể diện, 脸面/面子/bộ
mặt, được người Trung Quốc coi là quan trọng hơn tất cả, kể cả 士可
杀,不可辱 (kẻ sĩ có thể bị giết, không thể chịu nhục). Các bộ phận
眉/lông mày, 眼/mắt trên mặt thường truyền đạt thông tin về tình cảm,
tâm trạng của con người. Khi giận dữ, mọi người sẽ diễn tả qua từ: 怒
目 /trợn mắt/quắc mắt/trừng mắt, 横 眉 /quắc mắt. Khi buồn tủi, ưu
phiền, sẽ diễn đạt bằng từ: 愁眉/nhăn mặt nhăn mày, 眼泪/nước mắt.
Miêu tả tâm trạng vui vẻ sẽ có từ: 笑眼/mắt cười, 展眉/giãn mày/nở
2
转引自:顾嘉祖、陆升 “语言与文化 ”. 上海外语教育出版社.
1996 (2 页) (Sđd: Cố Gia Tổ, Lục Thăng. Ngôn ngữ và văn hóa. Nxb Giáo
dục ngoại ngữ Thượng Hải, 1996. Tr.2)
137
mày. Khi chán ghét, sẽ xuất hiện các từ: 白眼/mắt trắng, 颦眉/chau
mày/nhăn mày/nhíu mày. Mọi người còn căn cứ theo chức năng của
các bộ phận cơ thể để cấu tạo từ. Ví dụ chức năng của môi, răng,
mồm/miệng có liên quan tới sự phát âm tạo nên lời nói, vì vậy xuất
hiện các từ: 快嘴/nhanh mồm/ nhanh miệng, 口碑/bia miệng, 舌战/斗
口/顶嘴/đấu khẩu, 开口/mở miệng, 启齿/cạy răng, 牙慧/răng khôn,
嘴严/kín mồm kín miệng, 守口如瓶/giữ miệng như bình: giữ mồm
giữ miệng, giữ kín như bưng. Khả năng hoạt động của chân tay là rất
linh hoạt, vì vậy xuất hiện các từ: 出 手 /ra tay, 劈 手 /chém tay, 甩
手/vung tay, 罢手/dừng tay, 手记/chép tay, 手写/viết tay, 歇脚/nghỉ
chân, 蹑手蹑脚/nhón chân nhón tay: rón ra rón rén, 手忙脚乱/ chân
tay luống cuống: lúng túng như thợ vụng mất kim, 笨手笨脚 / vụng
chân vụng tay: chân tay vụng về ...
Kết quả phân loại và phân tích trên tạo tiền đề để chúng tôi tiếp
tục nghiên cứu sự hiện diện của từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố
định tiếng Hán và có sự liên hệ tới ngữ cố định tiếng Việt.
Hướng nghiên cứu cụ thể sẽ xuất phát từ các bộ phận cơ thể  Từ
vựng chỉ các bộ phận cơ thể  Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ
dụng của lớp từ vựng, bao gồm ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ
thể  Tri thức triết học, ngôn ngữ và văn hóa trong chiều sâu ngữ
nghĩa của lớp từ vựng, bao gồm ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ
thể  So sánh ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán
và tiếng Việt Liên hệ với thực tiễn tổ chức dạy học ngữ cố định
tiếng Hán.
1.3. Nhận diện về ngữ cố định
Có một số tên gọi khác như: từ tổ cố định, tổ hợp từ cố định, cụm
từ cố định, thục ngữ, đặc ngữ. Trong nội dung của đề tài này, chúng
tôi lấy tên gọi chung là “Ngữ cố định”. Được định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa trong “ 辞 海 ” (Từ hải), một cuốn từ điển ghi
chép tương đối đầy đủ về tiếng Hán đã ghi: Ngữ cố định là chỉ các
cụm từ hoặc câu được định hình trong ngôn ngữ. Khi sử dụng thường
không được tùy tiện thay đổi kết cấu của chúng. Gồm có các chủng
loại như thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, yết hậu ngữ. ( 熟 语 是 指
“语言中定 型的词组或句子. 使用时一般不能任意改变其组织. 包
括成语, 谚 语, 格言, 歇后语等.”) “辞海”.
Từ điển “现代汉语词典” (Từ điển tiếng Hán hiện đại. Thương
vụ ấn thư quán. Xuất bản lần thứ 5, 2005. Tr.1269) đã đưa ra định
nghĩa: Ngữ cố định là “cụm từ cố định, chỉ có thể sử dụng toàn bộ,
138
không được tùy ý thay đổi các thành phần trong đó, và không thể phân
tích chúng theo phương pháp cấu tạo từ nói chung” (熟语是 “固定
的 词组, 只能整个应用, 不能随意变动其中成分, 并且往往不能按
照 一般的构词法来 ...).
Còn có cách định nghĩa về ngữ cố định theo phạm vi nghĩa rộng và
hẹp sau: Ngữ cố định hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm thành ngữ trong
đó, là một hình thức ngôn ngữ có tần suất sử dụng cao trong sinh hoạt,
có cấu trúc cố định và ý nghĩa đặc thù. Ngữ cố định hiểu theo nghĩa
hẹp là hình thức ngôn ngữ được lưu truyền trong dân gian qua thời
gian dài, trong đó bao gồm các dạng thức ngôn ngữ được định hình
như quán ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ dân gian, yết hậu ngữ. (广义的熟语
是一种包括成语在内的, 具有一定固定结构, 特定含义的, 在生活中
使用频率很高的语言形式. 狭义的熟语是一种长时期 在民间流传
的, 包括惯用语, 俗语. 民谚, 歇后语等在内的定型语类)3
Đỗ Hữu Châu định nghĩa về ngữ cố định là: “Các cụm từ (ý nghĩa
có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ),
nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt
buộc, có tính xã hội như từ”4
Nguyễn Như Ý đã đưa ra định nghĩa về ngữ cố định/cụm từ cố
định là cụm từ sẵn có (có chức năng như từ) với thành phần từ vựng
và ngữ nghĩa ổn định. (“Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”.
Nxb Giáo dục, 2003:64).
Tổng hợp từ các định nghĩa và nội dung trên, chúng tôi sơ bộ rút
ra nhận xét: ngữ cố định được định hình từ thói quen sử dụng thường
xuyên của mọi người. Xét theo đặc tính ngôn ngữ của từ vựng ta thấy
nằm trong tổng hòa lớp từ vựng phổ thông và từ vựng cơ bản. Đây là
đơn vị ngôn ngữ với đầy đủ chức năng của đơn vị từ, thậm chí là đạt
tới chức năng của câu, đặc biệt khi sử dụng chúng có cấu trúc ổn định,
ý nghĩa hoàn chỉnh, không được tùy tiện bóc tách ra để sử dụng, do
vậy có thể coi đây là một đơn vị từ vựng đặc biệt, được xếp vào trong
đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Phần lớn ngữ cố định có nguồn
gốc cổ xưa, lịch sử lâu dài, ý nghĩa biểu đạt phong phú, ghi nhận
những trầm tích lịch sử văn hóa của một dân tộc. Phạm vi sử dụng của

3
王勤 “ 谈论汉语熟语 ”. 山东教育出版社 , 2006 (9 页) (Sđd:
Vương Cần, Bàn về ngữ cố định tiếng Hán. Nxb Giáo dục Sơn Đông,
2006. Tr. 9)
4
Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1999. Tr.
71
139
ngữ cố định trải trên diện rộng, đặc điểm rõ nét, giúp cho phong cách
biểu đạt của ngôn ngữ thêm chau chuốt và đa dạng. Ngữ cố định
thường được phân chia thành: Thành ngữ, quán ngữ, ngạn ngữ (tục
ngữ)5, trong tiếng Hán còn có thêm yết hậu ngữ (cách nói/câu/bỏ lửng)
và cách ngôn, trong tiếng Việt còn có thêm cách gọi khác về ngữ cố
định định danh, các đơn vị cụm từ trung gian 6 ... Tần suất sử dụng của
chúng trong giao tiếp hàng ngày rất cao. Chúng tôi sẽ tập trung miêu
tả chi tiết những chủng loại lớn có tính đại diện tiêu biểu trong nội
dung các chương tiếp theo.
1.4. Sự hiện diện của từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố định
Mục này chỉ mang tính chất liệt kê ví dụ minh họa, nhằm nhấn
mạnh ngữ cố định cũng là một đại diện trong hệ thống từ vựng chỉ bộ
phận cơ thể.
1.4.1. Tầng thứ nhất: 人 高 马 大 /người cao ngựa to, 身 强 力 壮 /thân
khỏe sức mạnh: sức dài vai rộng.
1.4.2. Tầng thứ hai: 人头马面/đầu người mặt ngựa, 耸肩缩颈/nhún
vai rụt cổ
1.4.3. Tầng thứ ba: 有眼不识泰山/có mắt không nhận ra Thái Sơn: có
mắt như mù; có mắt mà không biết bậc thầy, 胸有成竹/ngực có
sẵn cây tre, 手舞足蹈/tay múa chân nhảy: khoa tay múa chân
1.4.4. Tầng thứ tư: 唇亡齿寒/môi mất răng lạnh: môi hở răng lạnh;
máu chảy ruột mềm, 心乱如麻/tim loạn như hạt vừng: lòng rối
như tơ vò, 大手拗不过小腿/tay to không bẻ quặt được đùi nhỏ:
yếu trâu hơn khỏe bò
1.4.5. Tầng thứ năm: 赤 舌 烧城 /lưỡi trần (không) đốt thành: uốn ba
tấc lưỡi, 丰乳肥臀/vú nở mông béo (mông to ngực nở), 了如指
掌/hiểu như ngón tay bàn tay: rõ như lòng bàn tay; rõ từng chân
tơ kẽ tóc
1.4.6. Tầng thứ sáu: 牙缝里的肉——没多大一点/thịt trong kẽ răng -
chẳng bõ giắt răng, 明眸皓齿/con ngươi long lanh răng trắng
bóng (kiều nữ); 大拇指头瘙痒, 随上随下/đầu ngón tay cái gãi
ngứa, tùy lên tùy xuống (tự do hoạt động); 十个指头不一般齐/
mười ngón tay không đều như nhau: mỗi người mỗi vẻ; 十个指

5
Ghi chú: Một số học giả Trung Quốc đưa ra nhận định về sự khác nhau
giữa Tục ngữ và Ngạn ngữ tiếng Hán, tuy nhiên đa số học giả nghiên cứu
đều ủng hộ ý kiến qui về cùng một chủng loại.
6
Nguyễn Thiện Giáp, Lược sử Việt ngữ học - Tập 1. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2004. Tr. 215
140
头咬着都疼/mười ngón tay cắn vào đều đau: tay đứt ruột đau.
1.5. Tổng quan nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Hán
1.5.1. Nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Hán
Các học giả Trung Quốc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
ngữ cố định tiếng Hán7. Bắt đầu từ đời nhà Hán - Thời kỳ sơ khai
(năm 206 - năm 317) đã xuất hiện những tài liệu nghiên cứu, tập hợp
những ngôn từ lưu hành trong dân gian có liên quan đến ngạn ngữ/tục
ngữ trong ngữ cố định. Tác phẩm tiêu biểu gồm có “通俗文/Thông tục
văn” của Phục Kiềm (đời Hán), được đánh giá như một cuốn “Tự điển
Tục ngữ” tiếng Hán cổ của Trung Quốc.
Thời kỳ từ năm 420-1644 được gọi là: Thời kỳ phát triển trong
lĩnh vực nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán. Xuất hiện tác phẩm “齐民
要术 /Tề dân yếu thuật” của Giả Tư Hiệp (đời Bắc Ngụy) đã đề cập
đến những ngạn ngữ/tục ngữ tiếng Hán có liên quan đến lĩnh vực đời
sống sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ phát triển đỉnh cao về ngôn ngữ,
văn học nghệ thuật đời nhà Đường xuất hiện tuyển tập “ 义山 杂纂
/Nghĩa sơn tạp soạn” của Lý Thương Ẩn. Cuốn sách đã sưu tầm, tập
hợp được một số lượng lớn (khoảng 392 mục) ngữ cố định tiếng Hán
lưu truyền trong dân gian có liên quan đến các hành vi, sự việc trong
cuộc sống, đặc điểm gần giống với Yết hậu ngữ ngày nay. Tương tự,
đời Tống có “ 杂 纂 续 /Tạp soạn tục” của Vương Quân Ngọc đã thu
thập, miêu tả, giải thích hơn 139 ngữ cố định. Đời Thanh có “ 杂纂三
续/Tạp soạn tam tục” của Hoàng Doãn Giao đã thu thập, miêu tả, giải
thích hơn 241 ngữ cố định. “ 杂 纂 新 俗 /Tạp soạn tân tục” của Vi
Quang Phát đã thu thập, miêu tả, giải thích 95 ngữ cố định. “ 广杂纂
/Quảng tạp soạn” của Cố Thiết Khanh đã thu thập, miêu tả, giải thích
32 ngữ cố định. “纂得确/Soạn đắc xác” của Thạch Thành Kim đã thu
thập, miêu tả, giải thích 241 ngữ cố định. Các tác giả trên đã góp sức
tạo dựng nên một hệ thống “ 杂纂/Tạp soạn” có giá trị rất lớn trong
việc nghiên cứu ngữ cố định (Yết hậu ngữ) tiếng Hán thời kỳ thế kỷ
IX đến XVII. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về
ngữ cố định tiếng Hán thuộc đời Minh, như: “ 俚言解/Lí ngôn giải”
của Trần Sĩ Nguyên, “ 雅俗稽言 /Nhã tục kê ngôn” của Trương Tồn
Khôn, “世事通考/Thế sự thông khảo” của Trần Hư Vân, “常谈 考误

7
王勤 “ 谈论汉语熟语 ”. 山东教育出版社 . 2006 (78-132 页) (Sđd:
Vương Cần, Bàn về ngữ cố định tiếng Hán. Nxb Giáo dục Sơn Đông, 2006.
Tr.78-132
141
/Thường đàm khảo ngộ” của Chu Mộng Dịch, “俗言/Tục ngôn”, “古
今谚/Cổ kim ngạn” của Dương Thận.
Thời kỳ hưng thịnh (từ đời Thanh đến Trung Hoa dân quốc, 1616-
1948): Những thành tựu phát triển, hoàn thiện của tiếng Hán đã thúc
đẩy công việc nghiên cứu ngữ cố định xuất hiện một diện mạo mới,
vượt xa thời kỳ trước về cả chất lượng và số lượng công trình nghiên
cứu, như: “通俗编/Thông tục biên” của Địch Hạo (1751). Cuốn sách đã
sưu tầm, giải thích được hơn 1500 ngữ cố định với đầy đủ các thành
viên mà ngày nay chúng ta có thể quan sát thấy. “直语补证/ Trực ngữ
bổ chứng” của Lương Đồng (đời Thanh) đã thu thập, dẫn giải 414 thành
ngữ, tục ngữ tiếng Hán. Trong nội dung cuốn “恒言录/ Hằng ngôn lục”
của Tiền Đại Hân (đời Thanh) đã giải thích nguồn gốc, cách dùng của
79 ngữ cố định tiếng Hán (thành ngữ, tục ngữ và quán ngữ). “恒言广证
/Hằng ngôn quảng chứng” của Trần Chiên (1814) đã bổ sung nội dung
dẫn chứng về ngữ cố định tiếng Hán cho cuốn “ 恒言录 / Hằng ngôn
lục”. “迩言/Nhĩ ngôn” của Tiền Đại Siêu (đời Thanh) đã nói rõ nguồn
gốc và giải thích một số quán ngữ, thành ngữ tiếng Hán. “ 释谚/Thích
ngạn” của Bình Bộ Thanh (đời Thanh), “语窦/Ngữ đậu” của Hồ Thức
Ngọc (đời Thanh), “ 古 谣 谚 /Cổ dao ngạn” của Đỗ Văn Lạn (đời
Thanh) ngoài ngạn ngữ ra còn sưu tập cả ca dao tiếng Hán, “俗说/Tục
thuyết” của La Trấn Ngọc (đời Thanh) đã bổ sung nội dung cho một số
trước tác trước đó. “ 俗 语 考 源 /Tục ngữ khảo nguyên” của Lý Giám
Đường (1937) đã tập hợp, chú giải và dẫn ví dụ của hơn 1280 mục từ,
thành ngữ, ngạn ngữ, quán ngữ, yết hậu ngữ tiếng Hán và sắp xếp theo
thứ tự các bộ chữ. Tôn Cẩm Tiêu (1913) đã xuất bản cuốn “通俗常言
疏证/Thông tục thường ngôn sơ chứng” sắp xếp phân loại theo ý nghĩa
các từ và ngữ cố định tiếng Hán (40 loại, 5775 mục từ). “ 中 华谚海
/Trung Hoa ngạn hải” của Tương Tai (1927) đã sưu tầm 12424 ngạn
ngữ tiếng Hán thuộc nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương khác nhau.
“国文成语辞典/Quốc văn thành ngữ từ điển” của Trang Thích (1916),
“俗语典/Tục ngữ điển” của Phổ An (1922) đã chỉ ra xuất xứ một số
ngữ cố định từ trong các văn bản cổ.
Giai đoạn hiện đại (từ năm 1949 đến nay): Có thể nói đây là thời kỳ
phồn vinh trong nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán. Hàng loạt bài viết
chuyên khảo, sách nghiên cứu, từ điển về Thành ngữ, Tục ngữ, Yết hậu
ngữ, Quán ngữ ... đã được phát hành và biên soạn ở Trung Quốc cũng
như ở nước ngoài. Nội dung chuyên sâu, chất lượng rất cao, số lượng
vô cùng lớn. Chúng tôi chỉ có thể kể ra một số từ điển, sách tiêu biểu,
142
như: “ 汉 语 成 语 小 词 典 /Tiểu từ điển thành ngữ tiếng Hán” (Nxb
Thương vụ quán TQ, 1996). Cuốn từ điển này đã thu thập được 3.559
thành ngữ tiếng Hán, đưa ra các chú giải kèm theo các ví dụ minh họa
dễ hiểu. Bài nghiên cứu về “Thành ngữ và việc sử dụng thành ngữ” của
tác giả Tùy Thụ Lâm đã góp phần giúp chúng ta củng cố thêm về khái
niệm thành ngữ, đặc trưng kết cấu bốn chữ của thành ngữ, các thành
phần câu do thành ngữ đảm nhận, tìm hiểu về nguồn gốc của thành ngữ,
những giá trị ưu việt của thành ngữ, nghiên cứu về phạm vi sử dụng
rộng rãi của thành ngữ, cách sử dụng thành ngữ và việc tra cứu xuất xứ
của thành ngữ. Những năm 90 của thế kỷ XX, GS Vương Đức Xuân đã
công bố các thành quả nghiên cứu mới về ngôn ngữ đất nước học, với
sự ra đời của cuốn từ điển “ 汉语国俗词典/Ngôn ngữ đất nước học”
(Nxb Đại học Hà Hải, 1990) mà trong đó đã thống kê và giải thích rất
cụ thể nội hàm văn hóa dân tộc Trung Hoa trong một số ngữ cố định
tiếng Hán. Đây quả thực là những nghiên cứu quan trọng về mối liên hệ
giữa tiếng Hán với văn hóa Trung Quốc, góp phần xây dựng và phát
triển chuyên ngành ngôn ngữ học-xã hội, ngôn ngữ học-văn hóa Trung
Quốc và ngôn ngữ đất nước học tiếng Hán. Cuốn “中国成语大词典/
Đại từ điển Thành ngữ Trung Quốc” do Vương Kiện Ân chủ trì biên
soạn năm 1987 được Nhà xuất bản Từ Thư Thượng Hải xuất bản đã thu
thập, giải thích, nêu các ví dụ sử dụng các loại Thành ngữ tiếng Hán với
số lượng hơn 18.000 thành ngữ. Đây là công trình đóng góp quan trọng
trong việc nghiên cứu từ vựng tiếng Hán. Tác giả Dương Tiểu Lệ trong
bài “鉴貌辨色·意在言外——通过成语讨论中华民族的身体语言/
JIAN MAO BIAN SE. Yi zai yan wai - Nhìn nhận ngôn ngữ cử chỉ của
dân tộc Trung Hoa qua các câu Thành ngữ” (Nxb Dạy học và nghiên
cứu ngoại ngữ, 1994) để miêu tả rõ những tinh hoa văn hóa Trung Hoa
được thể hiện qua thành ngữ biểu thị ngôn ngữ cử chỉ trong tiếng Hán.
Tác giả Thường Kính Vũ trong “汉语词汇与文化/từ vựng tiếng Hán
và văn hóa” (Nxb Đại học Bắc Kinh, 1995) đã thống kê và giải thích
nội hàm ngữ nghĩa về từ “Trái tim/Tim” trong một số một số câu Thành
ngữ, Yết hậu ngữ và Tục ngữ tiếng Hán. Tác giả Dương Đức Phong đã
miêu tả về nguồn gốc của các Thành ngữ và Tục ngữ tiếng Hán trong
tác phẩm “汉语与 交际 文化/Tiếng Hán và giao tiếp văn hóa” (Nxb
Đại học Bắc Kinh, 1999). “汉语惯用语词典/Từ điển Quán ngữ tiếng
Hán” của Mã Trung Lâm và Dương Quốc Phong chủ biên (Nxb Hiện
đại, 1991) thống kê được rất nhiều câu nói quen thuộc dân gian thường
dùng trong tiếng Hán, giúp cho người sử dụng tiếng Hán, nhất là những
143
người học tiếng Hán ở các nước khác ngoài Trung Quốc nắm bắt và sử
dụng chính xác những kiểu câu nói quen thuộc dân gian thường dùng
mà người dân Trung Quốc sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. “Tinh
hoa văn hóa Trung Quốc” của tác giả Vương Kiến Huy và Dịch Học
Kim (Nxb Thế giới, 2004) trong nội dung nghiên cứu về văn hóa Trung
Hoa có đề cập đến Thành ngữ “Muối” trong tiếng Hán. “中国熟语 大
典/Đại từ điển Ngữ cố định Trung Quốc” của tác giả Thẩm Quân chủ
biên, (Nxb Văn nghệ Thượng Hải, 1990) đã thống kê, thông qua các
câu chuyện lịch sử chú giải nguồn gốc, ý nghĩa của 719 ngữ cố định
tiếng Hán, trong đó có 85 ngữ cố định xuất hiện từ chỉ bộ phận cơ thể.
Nhận xét các công trình nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán theo
tuyến lịch đại chúng ta nhận thấy một số đặc điểm như: Thời kỳ đầu
số lượng rất ít, do giai cấp thống trị xuất phát từ thái độ xem thường
ngôn ngữ dân gian nên đã không chú trọng việc tổ chức khảo cứu, sưu
tầm ngôn từ của quần chúng. Thời kỳ tiếp theo cùng với sự phát triển
của xã hội và ngôn ngữ, ngữ cố định tiếng Hán đã được các học giả
chú ý sưu tầm nghiên cứu, nhưng chưa thành hệ thống và phân ngành
độc lập, cũng chưa có sự thống nhất về tên gọi. Các nghiên cứu chủ
yếu là sưu tập, giải thích xuất xứ của các từ trong ngữ cố định theo các
điển cố, trước tác. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, việc nghiên cứu ngữ cố
định tiếng Hán mới đi vào quĩ đạo. Các nghiên cứu mang tính chỉnh
thể, nội dung tương đối phong phú, chủng loại mang tính thống nhất.
Sự phát triển thịnh vượng thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu
từ những năm 80 thế kỷ trước cho đến nay. Các học giả Trung Quốc
đã đề nghị chính thức đặt tên gọi cho phân ngành nghiên cứu này là
“ngữ cố định học”.
1.5.2. Nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán
Tác giả Lý Huyền Ngọc (Li Xuanyu) (Lưu học sinh Hàn Quốc tại
Trung Quốc) có bài “汉韩熟语中的人体词语之比喻/Ý nghĩa ví von
của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc”
nghiên cứu so sánh các câu thành ngữ có từ ngữ chỉ bộ phận tay, đầu trên
cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc, qua đó giúp chúng ta thấy
được những nét giao thoa văn hóa của hai dân tộc Hán và Hàn Quốc.
Trình Thục Trinh trong bài viết “Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ
trong đặc trưng các từ chỉ bộ phận cơ thể” (Tạp chí dạy học và nghiên
cứu ngữ văn, 1999) dựa vào lý luận ẩn dụ của Lackof và Johnson
(1980), tiến hành thống kê và phân tích một số từ chỉ bộ phận cơ thể
dùng làm ngữ tố cấu tạo từ, thông qua các biện pháp tu từ như nhân
144
cách hóa, hoán dụ, ví von, so sánh, hình thành nên khái niệm diễn đạt
các sự vật có liên quan khác ẩn chứa trong các từ chỉ bộ phận cơ thể.
Vương Nghinh Xuân căn cứ theo nội dung lý luận ngôn ngữ học
nhận thức để khảo sát, phân tích và qui nạp tính hệ thống qua hiện
tượng ẩn dụ của các từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong “Từ điển
tiếng Hán hiện đại” (1996) “Bàn về hiện tượng ẩn dụ của từ chỉ bộ
phận cơ thể trong tiếng Hán” (Tạp chí Ngữ văn. Số 9/2005).
Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể
khác trong tiếng Hán, ví dụ như nghiên cứu về từ “ 心 /Tim” trong
tiếng Hán từ góc độ ứng dụng của Biên Lập Hồng (Học viện Cáp Nhĩ
Tân. Tháng 6/2003) và Ngô Ân Phong (Tạp chí dạy học và nghiên cứu
ngữ văn. Số 6/2004). Nghiên cứu về hậu tố “ 手/Tay”trong cấu tạo từ
tiếng Hán của Cát Giai Tài (Tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ. Tháng
6/2003). Nghiên cứu về danh từ chỉ bộ phận cơ thể từ sự kết hợp với
các từ “上/Trên” và “下/Dưới” trong tiếng Hán của Lý Huyền Ngọc
(Hàn Quốc) (Đại học Tân Cương. Tháng 6/2003) ...
1.5.3. Nghiên cứu đối chiếu về từ và ngữ cố định có từ chỉ bộ phận
cơ thể trong tiếng Hán với các ngôn ngữ khác
Có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu đối chiếu từ chỉ bộ
phận cơ thể của tiếng Hán với các tiếng nước ngoài khác, trong đó bao
gồm cả ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể. Yiliman Aimumaiti
trong bài viết “Những liên tưởng văn hóa của từ chỉ bộ phận cơ thể
trong tiếng Nhật và tiếng Hán” (Đại học sư phạm Tân Cương. Tháng
12/2003) đã so sánh một số từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nhật và
tiếng Hán từ góc độ tương đồng giá trị ngữ nghĩa, nhưng khác nhau về
hình thức, những hiện tượng miêu tả diện mạo tưởng chừng giống
nhau nhưng ý nghĩa thực tế lại khác nhau, những hiện tượng ví von
khác biệt nhau. Thông qua nội dung so sánh, tác giả giúp chúng ta
nắm bắt được đặc trưng văn hóa dân tộc và nhìn nhận ra sự giống
nhau và khác nhau về nội hàm văn hóa giữa hai dân tộc Nhật và Hán.
Đạo Nhĩ Cát, Quách Chí Cúc trong bài viết “Bàn về đặc điểm và
nội hàm văn hóa của từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng
Mông Cổ” (Tạp chí Khoa học xã hội Nội Mông Cổ. Tháng 11/2003)
đã xuất phát từ những nội dung và hình thức biểu đạt đa dạng mang
đặc trưng dụng học khác nhau của từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng
Hán và tiếng Mông Cổ để miêu tả những nhận thức của người xưa về
con người, những ghi nhận về quan niệm, tư tưởng, phong tục tập
quán trong trầm tích văn hóa Hán và Mông Cổ.
145
Vương Mẫn trong bài “Nghiên cứu đối chiếu những nhận thức về
từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Hán” (Đại học kỹ thuật
dạy nghề Kính Môn, tháng 3/2005) xuất phát từ cơ sở lý luận ngôn
ngữ học nhận thức và văn hóa tiến hành nghiên cứu về tư duy nhận
thức chung và sự khác biệt văn hóa trong nội dung chuyển nghĩa của
các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Hán.
Thẩm Cảnh Vân trong bài “So sánh ý nghĩa đối dịch thành ngữ,
quán ngữ tiếng Hán và tiếng Đức có liên quan đến từ ‘ 手 /Tay’” (Đại
học Đồng Tế. Tháng 12/2002) đã tìm ra hình ảnh ví von và ý nghĩa
tương đồng, hình ảnh ví von gần giống nhau và ý nghĩa giống nhau,
hình ảnh ví von khác nhau và ý nghĩa giống nhau, hình ảnh ví von
khác nhau và ý nghĩa khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu liên hệ tới
việc dạy học tiếng Hán và tiếng Đức cho người nước ngoài.
Còn có những nghiên cứu đối chiếu khác về lớp từ vựng và ngữ
cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể giữa tiếng Hán và tiếng Thái Lan,
tiếng Hán và tiếng Hàn, tiếng Hán và tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng
Tây Ban Nha ...
1.6. Nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Việt
Trong những năm qua, các học giả Việt Nam đã có một số công
trình nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán. Trước hết là cuốn “Từ điển
Thành ngữ Hoa-Việt” của GS.TS Nguyễn Văn Khang và Bùi Như Ý
(Nxb Văn hóa, 1994), đây là cuốn Từ điển Thành ngữ đối dịch Hán-
Việt đầu tiên ở Việt Nam đã thu thập, chú giải và đối dịch sang tiếng
Việt được hơn 2000 câu thành ngữ tiếng Hán hiện đại thường dùng
nhất. Được coi là sách công cụ phục vụ rất hữu hiệu cho những người
học tập và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam. Hai tác giả đã nhận định
rằng: “... thành ngữ của mỗi dân tộc có nguồn gốc sâu xa từ trong
phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, tín ngưỡng và triết học dân tộc,
do đó việc hiểu nội dung thành ngữ lại khó khăn bội phần. Ngoài yếu
tố ngôn ngữ phải có một vốn văn hóa rộng, sâu mới có thể hiểu được
thành ngữ”8.
Trong “Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam” của các tác giả
Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (Nxb Văn hóa Thông tin,
1993), đã sưu tập những câu thành ngữ và tục ngữ xuất hiện trong
tiếng Việt phản ánh phong tục, tập quán, nghi lễ, tôn giáo, truyền

8
Nguyễn Văn Khang, Bùi Như Ý. “Từ điển Thành ngữ Hoa-Việt”.
Nxb Văn hóa, 1994. Tr.4
146
thống văn hóa và lối tư duy riêng của dân tộc; Phản ánh kho tàng kinh
nghiệm dân gian về nếp sống, cách ứng xử xã hội, kinh nghiệm về
trồng trọt, chăn nuôi, làm ruộng, làm nghề thủ công, buôn bán, tục
cưới gả, văn hóa ẩm thực, kinh nghiệm về dự đoán thời tiết, phong
cách kiến xây dựng nhà cửa ... Cuốn từ điển đã thống kê các thành
ngữ và tục ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa để nói lên tính đa dạng, tinh tế
với lối nói của dân gian; Giải thích ý nghĩa các từ cổ, từ địa phương,
từ Hán-Việt, từ chỉ sự vật, động vật, thực vật, hiện tượng ... không
quen thuộc với những người trẻ tuổi; Đưa ra những tri thức tham khảo
về bối cảnh văn hóa-ngôn ngữ để hiểu về xuất xứ của thành ngữ, tục
ngữ. Thông qua cuốn từ điển này, bên cạnh hiểu biết được về nội hàm
văn hóa dân tộc xuất hiện trong các câu thành ngữ và tục ngữ tiếng
Việt, chúng ta cũng thấy được sự ảnh hưởng, giao lưu xâm nhập của
Thành ngữ và Tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt” (Nxb Giáo
dục, 1999) đã chỉ ra đặc điểm cố định hóa mang tính thành ngữ, tính
tương đương với cấp độ từ nhưng nhiều khi lại có cấu tạo là các câu,
có những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do (quán
ngữ) cũng được cố định hóa, mặc dù có sự biến thể chút ít, nhưng
không phá vỡ kết cấu và các liên hệ ngữ nghĩa vốn có. Trên cơ sở
phân loại ngữ cố định, tác giả đã căn cứ theo thành phần trung tâm để
chia nhỏ các kết cấu cụm từ trong ngữ cố định và tổng kết ra những
giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định.
“Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2002) của tác
giả Kiều Văn đã đưa ra định nghĩa khoa học về thành ngữ tiếng Việt
cùng toàn bộ tiêu chí khoa học chi tiết để xác định bản chất của thành
ngữ, tiêu chí khoa học phân biệt thành ngữ với tục ngữ, giúp độc giả
tra cứu, khảo sát và lĩnh hội những thành ngữ được liệt kê trong từ
điển, nắm bắt được bản chất của một số phạm trù ngôn ngữ trong
tiếng Việt có liên quan đến thành ngữ như: từ ghép và mối quan hệ với
thành ngữ, từ láy và mối quan hệ với thành ngữ, tổ hợp điệp âm và
thành ngữ.
Giáo sư Vũ Ngọc Phan trong công trình nghiên cứu về “Tục ngữ
ca dao dân ca Việt Nam” (Nxb Văn học, 2003), tác giả Việt Dương
trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam” (Nxb Đồng Nai,
2005) đã thống kê được hơn 15.000 đơn vị thành ngữ, tục ngữ và ca
dao Việt Nam thuộc các lĩnh vực khác nhau. Qua đó đưa ra những
kiến giải về Thành ngữ, Tục ngữ, ca dao dân ca của Việt Nam. Hai tác
147
giả còn đi sâu vào nghiên cứu vốn văn hóa văn nghệ cổ truyền, trong
đó có văn hóa dân gian của người dân Việt Nam được chuyển tải trong
những câu Thành ngữ, Tục ngữ, ca dao và dân ca.
Trong “Lược sử Việt ngữ học - Tập 1” (Nxb Giáo dục, 2004), tác
giả Nguyễn Thiện Giáp đã dẫn chứng qua thành ngữ để miêu tả hình
ảnh về một nước nông nghiệp, về những đặc điểm của lịch sử dân tộc,
phản ánh phong tục, tập quán, lối sống của người Việt Nam. “Hơn lĩnh
vực ngôn ngữ nào khác, các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc
trưng văn hóa dân tộc Việt Nam”9.
Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học tiếng
Việt” (Nxb Khoa học xã hội, 2004) đã chỉ ra nguồn gốc của thành ngữ
tiếng Việt, miêu tả cấu tạo, phân loại thành ngữ tiếng Việt bao gồm:
Thành ngữ ẩn dự hóa đối xứng; Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng;
Thành ngữ so sánh. Thông qua giá trị và nghệ thuật sử dụng của thành
ngữ để quan sát đặc trưng văn hóa của người. Bên cạnh đó ông đã lựa
chọn, sưu tập một số lượng đáng kể thành ngữ theo hệ thống ba kiểu
loại trên, tạo nên một tập hợp cơ sở dữ liệu phong phú về thành ngữ
tiếng Việt.
Tác giả Nguyễn Lực trong “Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt”
(Nxb Thanh niên, 2005) đã lấy tiêu chí giống nhau về ý nghĩa từ vựng,
thống kê, giải thích 836 nhóm thành ngữ đồng nghĩa. Giúp độc giả
nhận diện thành ngữ đồng nghĩa là: Những thành ngữ khác nhau cùng
chỉ một hiện tượng, hoặc: những thành ngữ giống nhau về mặt từ
vựng (chứ không phải về mặt ngữ pháp)10.
Trong “Từ vựng tiếng Việt thực hành” (Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2005), tác giả Trịnh Đức Hiển đã nhận định: “Thành ngữ là cụm
từ cố định có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, có chức năng
định danh như từ, dùng để gọi tên sự vật, hành động, tính chất”11. Căn
cứ vào đặc điểm cấu trúc, tác giả đã chia thành ngữ tiếng Việt thành ba
kiểu: Thành ngữ đối; Thành ngữ so sánh; Thành ngữ thường. Về mặt ý
nghĩa, nghĩa bóng của thành ngữ có tính chất khái quát, tượng trưng
cho toàn bộ tổ hợp, và có tầm quan trọng đặc biệt trong nội dung phản
9
Nguyễn Thiện Giáp. “Lược sử Việt ngữ học - Tập 1”. Nxb Giáo dục,
2004. Tr. 378
10
Nguyễn Lực. “Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt”. Nxb Thanh niên, 2005.
Tr.5
11
Trịnh Đức Hiển. “Từ vựng tiếng Việt thực hành”. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005. Tr.107
148
ánh về tự nhiên, xã hội, đất nước, con người Việt Nam. Trong việc sử
dụng thành ngữ, tác giả chú trọng miêu tả các chức năng ngữ pháp của
thành ngữ trong cấu trúc câu, và nhấn mạnh phải cố gắng làm sống
động thành ngữ tiếng Việt. Một số bài tập thực hành về thành ngữ
tiếng Việt cũng được tác giả đưa ra để làm các trắc nghiệm tham khảo.
1.6.1. Nghiên cứu so sánh Ngữ cố định tiếng Việt với các ngôn ngữ
khác và việc dạy học
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp đặc biệt ĐHQG Hà Nội (Mã số
QG.00.13) của tác giả Nguyễn Hữu Cầu đã cung cấp cho chúng ta
những tri thức văn hóa dân tộc Trung Hoa thể hiện trong một số ngữ
cố định tiếng Hán có chứa từ ngữ biểu thị tên gọi động thực vật. Tác
giả đã nghiên cứu đối chiếu, đưa ra nét tương đồng và khác biệt trong
các ngữ cố định cùng thể loại trong tiếng Việt, để giúp cho người học
tập, nghiên cứu và phiên dịch Hán-Việt tránh được những sai sót khi
đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Hán-Việt.
Trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN (Mã số QN
04.14) gần đây nhất, tác giả Nguyễn Hữu Cầu đã chủ trì nhóm nghiên
cứu tiến hành thống kê và so sánh 400 thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt
với tiếng Hán, qua đó chỉ ra sự giống và khác nhau trong hai ngôn
ngữ, đồng thời cũng chỉ ra những lưu ý trong quá trình chuyển dịch và
dạy học thành ngữ, tục ngữ theo chiều từ tiếng Việt sang tiếng Hán.
Công trình chuyển dịch “Đại từ điển thành ngữ tiếng Hán” sang
tiếng Việt do tác giả Trần Thị Thanh Liêm chủ trì cũng giúp cho
những người học tập và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam có thêm
được tài liệu bổ trợ đối dịch.
Trong luận văn thạc sĩ mã số 50408 (Trường ĐHKHXH&NV -
ĐHQGHN), Thạc sĩ Giang Thị Tám đã nghiên cứu về sự hiện diện của
các con số trong thành ngữ tiếng Hán để miêu tả đặc trưng văn hóa
Trung Hoa. Thông qua đó so sánh liên hệ tới thành ngữ có chứa các con
số trong tiếng Việt để làm rõ đặc trưng văn hóa của người Việt Nam.
Nguyễn Thị Tân trong bài “Các dạng thức tồn tại của thành ngữ
gốc Hán trong tiếng Việt” (Kỷ yếu hội nghị khoa học 2003: Những
vấn đề ngôn ngữ học. Nxb Khoa học xã hội, 2005) đã khảo sát, thống
kê 2710 đơn vị thành ngữ gốc Hán, bắt đầu từ đời Đường cho đến nay
đã du nhập, tồn tại và phát triển trong thành ngữ tiếng Việt. Tác giả đã
phân thành 6 loại: [1] Thành ngữ Hán-Việt; [2] Thành ngữ giữ nguyên
dạng gốc nhưng đọc theo âm địa phương Trung Quốc; [3] Thành ngữ
giữ nguyên hình thái cấu trúc và nghĩa, nhưng thay đổi một vài yếu tố;
149
[4] Thành ngữ thay đổi cấu trúc; [5] Thành ngữ dịch; [6] Thành ngữ
do người Việt tự tạo ra từ các yếu tố gốc Hán. Kết quả tác giả đạt được
giúp chúng ta nhận diện rõ nét hơn tất cả các thành ngữ gốc Hán này
xuất hiện với diện mạo trung thực hơn trong các thành ngữ tiếng Việt.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thọ trong bài viết “Về việc đổi mới phương
pháp dạy-học cụm từ cố định tiếng Pháp” (Tạp chí khoa học ĐHQG
HN, Ngoại ngữ, T.XXII, số 4, 2006) đã khảo sát thực trạng việc dạy
học cụm từ cố định tiếng Pháp ở trường/khoa chuyên ngữ Việt Nam.
Kết quả điều tra cả ở phía giáo viên và học sinh cho thấy, đa số sinh
viên và giáo viên đều coi cụm từ cố định (thành ngữ) là những đơn vị
từ vựng đặc biệt, gây rất nhiều khó khăn trong dạy học, có sự liên
quan chặt chẽ tới văn hóa, cần đặt trong ngữ cảnh cụ thể để giải nghĩa
và sử dụng, tỉ lệ sinh viên trả lời “không biết nghĩa” của 10 cụm từ cố
định là khá cao. Tác giả đã kiến nghị cần giảng dạy cụm từ cố định
một cách hệ thống, có sự phân loại khoảng cách lớn, nhỏ và gần kề, sử
dụng các thành tố của ngữ cảnh và tình huống để nhận biết ngữ nghĩa,
tăng cường các phương tiện hỗ trợ như sách công cụ, bài tập và mạng
internet, hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu, đưa vào chương trình
giảng dạy như một kiến thức tích hợp.
Bài viết về “Tính biểu trưng trong thành ngữ” của Thạc sĩ Nguyễn
Văn Hòa (Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ, T.XXII, số 3,
2004) đã nhận định tính biểu trưng qua một sự vật, hình ảnh cụ thể
giúp cho thành ngữ có được tính khái quát và trừu tượng, mang lại sắc
thái biểu cảm cao trong giao tiếp, thể hiện những tinh hoa của ngôn
ngữ văn hóa dân tộc. Thông qua một số thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Nga có từ chỉ bộ phận cơ thể, tác giả cũng đã đề cập đến tính biểu
trưng về ngoại hình, tình cảm nội tâm và các hoạt động khác.
Bài viết của Thạc sĩ Ngô Minh Thủy “Về hướng đi trong nghiên
cứu so sánh đối chiếu thành ngữ” (Tạp chí khoa học ĐHQGHN,
Ngoại ngữ, T.XVIII, số 1, 2002) đã trình bày một số vấn đề về phương
pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ gắn với đặc trưng văn
hóa dân tộc qua mặt cấu trúc hình thái, qua phương diện ngữ nghĩa để
phân tích quá trình hình thành nghĩa của thành ngữ, giải thích ý nghĩa
của thành ngữ, giải thích những điểm giống và khác nhau về cấu trúc
hình thái và về ngữ nghĩa, cách sử dụng các yếu tố, đối tượng như
động vật, bộ phận cơ thể, các hiện tượng tự nhiên, v.v... trong các
nhóm thành ngữ tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật.
Bài viết “Thành ngữ so sánh trong tiếng Hán và đối chiếu hàm ý
150
văn hóa với thành ngữ tiếng Việt” (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:
Nghiên cứu và dạy-học tiếng Hán) của Nguyễn Thị Phương đã chia
thành ngữ so sánh trong tiếng Hán thành 4 tiểu loại, thông qua khảo
sát, nghiên cứu cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Hán liên hệ tới sự
giống và khác nhau về nội hàm văn hóa trong thành ngữ tiếng Việt.
1.6.2. Nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt
Tạ Văn Thông “Hình dung các bộ phận cơ thể người qua ‘loại từ’
tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Số 9/2003) đã miêu tả sự
kết hợp của loại từ tiếng Việt với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
Như: cái, quả, trái, lá, con, khuôn, bộ, hòn, tấm, chiếc, mái, vầng, củ,
buồng ... Tác giả nhận xét và lí giải việc chiếm ưu thế về số lượng của
loại từ “cái” trong sự kết hợp.
Đỗ Anh Vũ “Mông má” (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Số
11/2003) đã mượn hình ảnh gây chú ý cảm quan của “mông” và “má”
trên bộ phận cơ thể để lí giải ý nghĩa trong thực tế cuộc sống xã hội
của từ ghép “mông má”, qua đó cho thấy sự phong phú, linh hoạt và
tính sáng tạo đầy thú vị của tiếng Việt.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác của Nguyễn
Xuân Hòa, Hiểu thêm về thành ngữ “nuôi ong tay áo” (Ngôn ngữ &
Đời sống. Tổng mục 2004. 1+2 [99+100]); Trần Văn Nam, Thành ngữ
Ruột thắt gan bào trong ca dao Nam Bộ (Ngôn ngữ & Đời sống. Tổng
mục 2004. 11 [109]); Phan Hồng Liên, Từ "ruột" trong các tổ hợp từ
chỉ quan hệ thân tộc của người Việt. (Kỉ yếu Ngữ học Trẻ năm 2004),
v.v...
1.6.3. Nghiên cứu so sánh về từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt
với các ngôn ngữ khác
Đàm Tú Quỳnh “So sánh từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và
tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Sư phạm Hoa Đông Trung
Quốc, 2004) đã tiến hành so sánh cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ chỉ
bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra một số đặc điểm
giống nhau và khác nhau trong lớp từ vựng này.
Chúng tôi cũng đã tham khảo tới một số công trình nghiên cứu
của các tác giả khác, như Đỗ Hoàng Ngân (1996) đối chiếu Thành ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nga và tiếng Việt; Nguyễn Thị
Thu (1997) so sánh đối chiếu Thành ngữ có từ “tay” trong tiếng Nga
với tiếng Anh và tiếng Việt; Lê Sỹ Sen (1999) đối chiếu Thành ngữ
tiếng Nga có từ “mắt” với các đơn vị tương đương trong tiếng Anh và
tiếng Việt; Tô Thị Ngân Anh (1999) đối chiếu Thành ngữ có các từ
151
chỉ bộ phận trên khuôn mặt trong tiếng Nga với các đơn vị tương
đương trong tiếng Việt; Đinh Trọng Nghĩa (2001) đối chiếu Thành
ngữ tiếng Nga có từ “chân” với các đơn vị tương đương trong tiếng
Việt; Nguyễn Văn Hòa (2001) đối chiếu Thành ngữ tiếng Nga có từ
“tâm hồn” và “trái tim” với tiếng Việt ...
Những nghiên cứu trên đây của các tác giả trong và ngoài nước đã
cung cấp rất nhiều ngữ liệu quí giá cho nội dung nghiên cứu tiếp theo
của đề tài.
1.7. Các cơ sở lý luận có liên quan khác
1.7.1. Ngôn ngữ học tâm lý và vấn đề nhận thức trong dạy học ngoại
ngữ
Những thành tựu nghiên cứu về tâm lý học nhận thức, ngôn ngữ
học tâm lý và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ thứ hai có tác dụng hỗ trợ rất
lớn trong việc dạy học ngôn ngữ, đặc biệt là xây dựng nền tảng lý
luận, kiểm chứng những tiêu chuẩn trong dạy học ngoại ngữ. Tâm lý
học nhận thức hiện đại đã rất chú trọng việc nghiên cứu cách thức chủ
thể nhận thức vận dụng để tiến hành nhận thức các thông tin khách
quan, từ cơ sở lý luận cấu trúc luận nhận thức, qui luật xử lý thông tin,
đã hình thành nên một ngành khoa học độc lập ứng dụng vào nghiên
cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (dạy học ngoại ngữ). Nhà tâm
lý học Phan Thục (Trung Quốc) đã nhận xét: “Bất kỳ quá trình học tập
tri thức nào đều bao gồm một loạt các hoạt động tâm lý phức tạp,
trong đó một dạng có liên quan đến tính tích cực trong học tập như:
sự chú ý, tình cảm, tâm trạng, ý chí; một dạng khác có liên quan đến
hoạt động nhận thức của bản thân như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, sức
tưởng tượng, tư duy”. Dạng thứ nhất chúng ta thường coi là các nhân
tố ngoài trí lực, có vai trò như là động lực thúc đẩy và điều tiết các
hoạt động nhận thức; Dạng thứ hai chính là các nhân tố trí lực, đảm
nhận chức năng tiếp nhận, thao tác gia công, xử lý các thông tin trong
hoạt động nhận thức. Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (dạy học
ngoại ngữ) chủ yếu được thực hiện qua ba giai đoạn: giai đoạn người
học xử lý mối quan hệ giữa tri thức ngôn ngữ tiếp thu (đầu vào) và tri
thức ngôn ngữ bản thân vốn có; những biểu hiện của người học về tri
thức ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ); mối quan hệ giữa tri thức ngôn
ngữ thứ hai (ngoại ngữ) và vấn đề sản sinh ngôn ngữ (đầu ra) của
người học.
Qui luật nhận thức của con người luôn phát triển theo hướng mở
rộng từ gần ra xa, đi từ thực thể đến phi thực thể, từ đơn giản đến

152
phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Chính vì vậy trong dạy học ngôn
ngữ, nhà ngôn ngữ học tâm lý Morten đã đưa ra kết luận: “Mô hình
sản sinh từ vựng đã nhấn mạnh cơ chế xuất hiện từ và ý nghĩa từ việc
kích hoạt các thông tin tác động đến thính giác, thị giác và các thông
tin ngữ cảnh. Thông qua lớp từ vựng để hình thành và diễn đạt các
khái niệm trong nhận thức của con người”. Một trong những đặc tính
vốn có trong khái niệm biểu đạt của từ vựng là cơ chế ẩn dụ, ví von và
so sánh được bắt nguồn từ kinh nghiệm cá nhân và từ các kinh nghiệm
xã hội, giúp cho mục tiêu nhận thức của con người trở nên phong phú
và đầy đủ hơn. (Lakoff và Johnson, 1980)
Trong lĩnh vực dạy học ngôn ngữ, thầy dạy và học sinh là những
chủ thể tham gia vào quá trình này. Đối tượng thầy dạy truyền thụ tri
thức, hướng dẫn học tập nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ năng ngôn
ngữ, chủ thể thụ đắc tri thức và vận dụng giao tiếp chính là học sinh.
Xét về khía cạnh tâm lý học, học sinh là những cá nhân cụ thể, có điều
kiện vật chất, tố chất tâm lý tình cảm, độ tuổi, mức độ hoạt động,
phương pháp học tập, khả năng nhận thức, vận dụng độc lập và khác
nhau. Cá nhân học sinh thông qua các hoạt động tâm lý như tri nhận,
lưu nhớ, tư duy và tưởng tượng để học tập, lĩnh hội và vận dụng ngôn
ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ).
1.7.2.So sánh, đối chiếu ngôn ngữ với việc dạy học ngoại ngữ
Việc nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ vốn đã được các nhà
ngôn ngữ học cấu trúc và tâm lý học hành vi chú ý tới từ những năm
thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đến nay vẫn còn nguyên các giá trị thiết
thực trong dạy học ngôn ngữ cũng như ngoại ngữ. Việc phân tích đối
chiếu giúp chúng ta thấy được sự giống nhau và khác nhau trong hai
ngôn ngữ, dự báo được một số mức độ khó, những lỗi sai có khả năng
phát sinh và ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ đối với ngôn ngữ đích
trong dạy học ngoại ngữ (Lado 1967). Nhưng muốn đánh giá một cách
chính xác hơn, chúng ta cần tham khảo và kết hợp với phạm trù tâm lý
trong ngôn ngữ, làm rõ hơn tầm quan trọng của nhân tố văn hóa dân
tộc trong ngôn ngữ.
1.7.3.Vấn đề phân tích lỗi sai trong dạy học ngoại ngữ
Để khắc phục và bổ sung những bất cập trong việc phân tích đối
chiếu ngôn ngữ, phân tích lỗi sai đã được ứng dụng rộng rãi trong dạy
học ngoại ngữ. Lý luận này được tiếp tục phát triển trên cơ sở lý luận
tâm lý học nhận thức, tập trung vào việc giải thích và phân tích những
lỗi sai mà người học ngoại ngữ thường mắc phải. Trong quá trình dạy
153
học, người học do không nắm bắt đầy đủ và chính xác những qui luật
của ngôn ngữ đích, nên thường qui nạp và suy diễn theo tư duy chủ
quan của mình, từ đó xuất hiện một hệ thống ngôn ngữ trung chuyển
từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp và đặc trưng văn hóa trong ngôn ngữ trung chuyển này không
giống với tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích và không cố định, luôn thay
đổi theo trình độ của người học và tiệm tiến, kề cận với thói quen sử
dụng của ngôn ngữ đích. Trạng thái động này giúp chúng ta quan sát
được đặc điểm diễn biến, sự điều chỉnh hành vi ngôn ngữ của người
học theo xu hướng bắt đầu từ lỗi sai chuyển hóa thành chính xác trong
quá trình thụ đắc ngôn ngữ, từ đó thấy rõ hơn một loạt nguyên nhân
phát sinh lỗi trong mối liên hệ từ những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực từ tiếng mẹ đẻ, những hạn chế của người học trong việc nắm bắt,
rèn luyện kỹ năng và vận dụng tri thức ngôn ngữ đích, sự can thiệp
của các nhân tố văn hóa, ảnh hưởng từ thái độ và phương pháp của
người học, mức độ chuẩn xác và hợp lý về mặt tri thức, phương pháp
truyền thụ, huấn luyện của thầy giáo, sự phù hợp về nội dung giáo
trình giảng dạy. Trên cơ sở phát hiện ra các nguyên nhân phát sinh lỗi,
giúp ích rất nhiều cho việc điều chỉnh và vận dụng có hiệu quả các
phương pháp dạy học.
Trong dạy học ngoại ngữ, mặc dù quá trình phân tích lỗi sai có thể
phát hiện được nguyên nhân phát sinh lỗi trong thực tiễn dạy học và
tiến hành giải thích để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục lỗi,
nhưng chỉ riêng bản thân quá trình này không thể phản ánh được đầy
đủ toàn bộ quán trình thụ đắc ngôn ngữ của người học, nếu thiếu sự hỗ
trợ của quá trình so sánh đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích
thì việc giải thích một cách chính xác và chi tiết những lỗi sai, mức độ
khó sẽ không có đủ sức thuyết phục. Vì vậy hai quá trình này luôn bổ
sung và hỗ trợ cho nhau.
1.7.4. Nhân tố văn hóa trong dạy học ngoại ngữ
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã giúp chúng ta nhận rõ,
muốn mở ra cánh cửa văn hóa thì cần phải có chiếc chìa khóa ngôn
ngữ. Ngược lại, một khi đã hội tụ được tri thức văn hóa thì việc học
tập ngôn ngữ sẽ có sự hỗ trợ rất lớn, bởi vì tương ứng với mỗi một nền
văn hóa là một hệ thống qui chuẩn ngôn ngữ. Các nghiên cứu có liên
quan đều thống nhất quan điểm là sự giống nhau và khác nhau trong
ngôn ngữ văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn trong dạy học
ngoại ngữ, bên cạnh đó, đặc điểm tâm lý dân tộc, phương thức tư duy
154
cũng có ảnh hưởng tới việc nắm bắt các qui tắc ngữ pháp ngoại ngữ
của người học. Thực tiễn giao tiếp liên văn hóa cho thấy, rất nhiều
trường hợp người sử dụng ngôn ngữ giao tiếp do không nắm bắt được
tri thức văn hóa, nên thường sử dụng, áp đặt quy tắc tiếng mẹ đẻ lên
đối tượng giao tiếp thuộc nền văn hóa khác, gây ra những chuyển di
tiêu cực về mặt ngữ dụng, hay còn gọi là các lỗi sai trong giao tiếp,
khiến cho đối phương rất khó chấp nhận. Như vậy, nhân tố văn hóa
dân tộc là một bộ phận không thể thiếu được trong dạy học ngoại ngữ
(ngôn ngữ), tuy nhiên không thể truyền tải nổi toàn bộ tri thức văn
hóa, mà cần phải có sự lồng ghép, hỗ trợ phù hợp với mục tiêu yêu
cầu của quá trình dạy học. Trong dạy học ngoại ngữ, lớp từ vựng là
nơi hội tụ nhiều nhất trầm tích văn hóa văn minh, chính vì vậy dạy
học từ vựng có tầm quan trọng rất lớn trong việc truyền tải tri thức văn
hóa dân tộc. Vấn đề giúp người học có được sự thích ứng về văn hóa
để nâng cao hiệu quả học tập ngoại ngữ đã được các nhà nghiên cứu
chú ý tới từ lâu. R. Brown đã nhận xét: “Nội dung nghiên cứu của mô
hình thích ứng văn hóa chính là việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai theo lộ
trình tự nhiên, tức là ‘quá trình từng bước thích ứng với một nền văn
hóa mới’”12. J. Schuman trong nội dung nghiên cứu về thời kỳ then
chốt cho việc truyền thụ văn hóa, cũng đã nhận xét quá trình phụ
thuộc văn hóa trong học tập ngôn ngữ thứ hai chính là quá trình dần
thích ứng với một nền văn hóa mới. Quá trình này từng bước thực
hiện qua 4 giai đoạn là: [1] Giai đoạn nhận kích thích (hiếu kỳ): Người
học vừa được tiếp xúc hoặc thâm nhập và môi trường văn hóa khác,
có tâm trạng cảm thấy mới lạ, ngạc nhiên, hào hứng, phấn chấn, rất
muốn tìm hiểu về nền văn hóa mới này. [2] Giai đoạn khủng hoảng:
Sau khi trải qua các cảm giác hưng phấn mới lạ, người học bắt đầu
cảm thấy không quen với các tập quán, con người, sự cách biệt ngôn
ngữ trong nền văn hóa mới, từ đó không ngừng xuất hiện cảm giác lạc
lõng, cô độc và phiền muộn. Có người có thể nảy sinh thái độ tiêu cực,
lẩn tránh việc học tập và sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp,
thậm chí có người còn nảy sinh ý nghĩ chán ghét, bực bội, thù địch,
không chịu đựng được về mặt tâm lý, dẫn đến việc từ bỏ học tập. Khi
học ngôn ngữ thứ hai, người học thường rơi vào trạng thái chịu “cú
sốc văn hóa” này. [3] Giai đoạn điều chỉnh: Trải qua giai đoạn chịu
“sốc”, người học bắt đầu biết cách điều chỉnh mối quan hệ cá nhân với
12
转引自: 刘珣 “ 对外汉语教学引论 ”. 北京语言文化大学出版社,
2000 (177-178 页 ) (Lưu Tuần. Dẫn luận dạy học tiếng Hán cho người
nước ngoài. Nxb Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh, 2000. Tr.177-178
155
môi trường văn hóa học tập, tìm ra phương pháp thích ứng phù hợp
cho bản thân. Đồng thời cùng với trình độ ngoại ngữ được nâng cao,
kỹ năng giao tiếp được cải thiện, các cảm giác xuất hiện ở giai đoạn
trước dần dần được xóa bỏ, tri thức văn hóa mới cũng được tăng
cường. [4] Giai đoạn thích ứng: Trải qua giai đoạn điều chỉnh, người
học dần hiểu, quen và trở nên thích ứng với nền văn hóa của ngôn ngữ
đang học tập. Người học không còn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
khác biệt, biết nhìn nhận các tri thức văn hóa mới bằng con mắt khách
quan, thậm chí còn có tâm lý hòa đồng để đi tìm hiểu chi tiết hơn, trở
nên chủ động trong học tập và giao tiếp, vì vậy có sự tiến bộ vượt bậc
trong học tập ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ).
Quá trình thích ứng với nền văn hóa trên thường diễn ra trong
khoảng thời gian từ một đến một năm rưỡi. Hiểu rõ sự ảnh hưởng, đặc
điểm diễn biến tâm lý của người học, có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong
dạy học ngoại ngữ.
Tiểu kết chương 1
1. Chương 1 của đề tài đã dựa trên cơ sở lý luận về mối quan hệ mật
thiết giữa ngôn ngữ và nền tảng văn hóa xã hội để làm sáng tỏ những
khái niệm và nét văn hóa ẩn chứa trong ngôn ngữ.
2. Phân định lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng
Việt.
3. Xác định nội hàm và chủng loại của ngữ cố định Hán-Việt.
4. Tìm hiểu về sự hiện diện của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ
cố định Hán-Việt.
5. Tham khảo các công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả
trong nước và ở Trung Quốc để tạo tiền đề tiếp tục nghiên cứu, so
sánh chiều sâu ngữ nghĩa của ngữ cố định và lớp từ vựng có chứa từ
chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán-Việt.
6. Tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan để tạo tiền đề cho các
bước nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn dạy học tiếng Hán tiếp
theo.
Chương 2
NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN
CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
2.1. Ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể là thành viên không thể
thiếu trong tổng thể ngữ cố định tiếng Hán
Chúng tôi đã sử dụng “ 汉 语 熟 语 词 典 ” (từ điển ngữ cố định
156
tiếng Hán) để thống kê, khảo sát các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ
thể trong tổng thể ngữ cố định tiếng Hán. Lý do vì đây là từ điển mới
được xuất bản năm 2005, nội dung đã phân chia theo từng chủng loại
ngữ cố định và các lĩnh vực xã hội, các ngữ cố định được liệt kê là
những ngữ cố định có tần suất xuất hiện cao, mang tính thực dụng.
Kết quả thu được như sau:
Số Loại có chứa từ Loại khác
Ngữ cố định lượng chỉ bộ phận cơ thể
chung Số Chiếm Số Chiếm
lượng tỉ lệ lượng tỉ lệ
Thành ngữ 7320 1021 13,95% 6299 86,05%
Quán ngữ 1917 508 24,50% 1409 75,50%
Yết hậu ngữ 2707 558 20,61% 2149 79,39%
Ngạn ngữ/ 2421 514 21,23% 1907 78,77%
Tục ngữ
Tổng 14365 2601 18,11% 11764 81,89%
Tỉ lệ các chủng loại ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ
thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

100
90
80
70
60
loại thường
50
có từ chỉ cơ thể
40
30
20
10
0
Thành ngữ Quán ngữ Yết hậu ngữ Tục ngữ

Qua sơ đồ phân bố tổng thể trên cho thấy, quán ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể chiếm tỉ lệ cao nhất (24,50%), tiếp theo là tỉ lệ trong tục
ngữ (21,23%), tỉ lệ trong yết hậu ngữ (20,61%), đứng sau cùng là tỉ lệ
trong thành ngữ (13,95%). Thứ tự sắp xếp là: Quán ngữ (24,50%) >
Tục ngữ (21,23%) > Yết hậu ngữ (20,61%) > Thành ngữ (13,95%).
Tuy nhiên nếu như so sánh về mặt số lượng các ngữ cố định có chứa
157
từ chỉ bộ phận cơ thể, thứ tự sắp xếp sẽ phải thay đổi vị trí đảo ngược
như sau:
Thành ngữ (1021) > Yết hậu ngữ (558) > Tục ngữ (514) >
Quán ngữ (508)
Chủng Thành Yết hậu Tục ngữ Quán ngữ Cộng
loại ngữ ngữ
Số lượng 1021 558 514 508 2601
Tỉ lệ 39,25% 21,45% 19,76% 19,54% 100%
Kết quả trên chứng minh, không riêng gì thành ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể, mà thành ngữ nói chung, bao giờ cũng chiếm số lượng
lớn trong các chủng loại ngữ cố định tiếng Hán.
Với tư cách là thành viên không thể thiếu được trong tổng thể ngữ
cố định tiếng Hán, các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể đương
nhiên hội tụ gần như đầy đủ mọi đặc điểm, tính chất chung của ngữ cố
định. Chúng tôi lần lượt miêu tả và phân tích như sau:
2.1.1. Nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể
2.1.1.1. Nguồn gốc hình thành
Giống như các thành ngữ tiếng Hán nói chung, nguồn gốc hình
thành nên thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể luôn gắn chặt với tiến
trình lịch sử văn hóa lâu đời, phong tục tập quán và đời sống xã hội
Trung Quốc.
Thành ngữ có nguồn gốc từ các truyện ngụ ngôn, thần thoại, truyền
thuyết: Ví dụ: “画蛇添足/vẽ rắn thêm chân (vẽ vời vô ích; làm những
chuyện vô ích)”. Tương truyền mọi người cùng thi vẽ tranh với nhau, ai
vẽ xong trước sẽ được thưởng một bầu rượu ngon. Có một người vẽ
xong một con rắn trước. Anh ta thấy mọi người vẫn chưa vẽ xong, liền
dương dương tự đắc nói: Sao mọi người vẽ chậm thế, tôi còn có thể vẽ
thêm chân cho con rắn của tôi mà còn xong trước mọi người nữa. Nói
xong, anh ta lại cầm bút lên vẽ thêm chân vào cho con rắn của mình.
Trong lúc anh ta vẽ chân cho rắn thì một người khác đã vẽ xong tranh,
liền chộp lấy bầu rượu và nói: Rắn vốn không có chân, nay anh vẽ thêm
chân cho rắn thì không phải là loài rắn nữa. Vậy tranh của anh vẫn chưa
được vẽ xong. Nay tôi đã vẽ xong tranh trước anh rồi. Bầu rượu ngon
này phải thuộc về tôi. Thành ngữ “画蛇添足 (vẽ rắn thêm chân)” có từ
câu chuyện ngụ ngôn này cho thấy làm việc gì nếu thêm thắt tình tiết
không đáng có vào sẽ trở thành quá thái và hỏng việc.
Thành ngữ có nguồn gốc từ các câu chuyện lịch sử: “ 身在曹营心
158
在汉/thân ở doanh trại Tào Tháo lòng ở đất Hán: người một nơi lòng dạ
một nẻo” có nguồn gốc từ tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”. Quan Công
vì tình thế bức bách phải ở lại trong doanh trại của quân đội Tào Tháo.
Tào Tháo biết ông là một tướng tài nên tìm mọi cách giữ chân lại để
mua chuộc ông đứng về phía mình, nhưng Quan Công nhất mực mong
ngóng về đất Thục (đất Hán) - nơi có Lưu Bị đã cùng ông kết nghĩa anh
em, ông bày tỏ ý nguyện trước sau phải trở về bằng được. Tào Tháo
chẳng còn cách nào khác đành phải để ông đi. Từ câu thành ngữ này ta
có thể thấy được tâm tư, tình cảm, lòng trung thành của con người rất
khó bị chi phối, lung lạc, cho dù thân thể có thể giam hãm, cầm tù.
Thành ngữ có nguồn gốc từ thơ văn: “慌手慌脚/cuống tay cuống
chân (cuống chân cuống tay; chân tay luống cuống)” có nguồn gốc từ
tiểu thuyết “红楼梦 (Hồng lâu mộng)” hồi tám mươi lăm: 这时候我
看着也是吓得 慌手慌脚 的了. (lúc này tôi trông thấy mà sợ tới mức
cuống tay cuống chân).
Bắt nguồn từ khẩu ngữ dân gian: 指手画脚/chỉ tay chỉ chân: chỉ
tay năm ngón.
Chuyển thể từ các ngữ cố định khác sang. Ví dụ: thành ngữ 鸡蛋
里挑骨头 (bới tìm xương trong trứng gà: bới lông tìm vết) chuyển thể
từ yết hậu ngữ 鸡蛋里挑骨头——找毛病 (lần tìm sai sót); thành ngữ
一窍不通/một khiếu không thông: dốt đặc cán mai, bắt nguồn từ 擀面
杖 吹 火 (dùng chày cán mỳ thổi lửa)—— 一 窍 不 通 ; 耳 边 风 /gió
thoảng bên tai: nước đổ đầu vịt; nước đổ lá khoai, bắt nguồn từ quán
ngữ 耳边风.
Có những thành ngữ bắt nguồn từ nước ngoài, như: 现 身 说 法 /
hiện thân thuyết pháp (giáo dục hiện thực; lấy chính bản thân mình để
giáo dục thuyết phục người khác), 心花怒放/lòng như nở hoa: mở cờ
trong bụng, nở gan nở ruột, 回头是岸/quay đầu lại là bờ (cải tà qui
chính; hối hận còn kịp; quay lại còn kịp), là những thành ngữ có nguồn
gốc từ phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. 弱肉强食/kẻ yếu bị
kẻ mạnh ăn thịt: cá lớn nuốt cá bé, là thành ngữ bắt nguồn từ phương
Tây. 象牙之塔/tháp ngà voi (nhà văn, những người làm công tác nghệ
thuật thoát li hiện thực, xa rời thực tế) là câu nói của nhà truyền giáo
người Pháp. Những thành ngữ như vậy cho thấy sự phát triển, giao lưu
văn hóa và ngôn ngữ giữa Trung Quốc với các quốc gia khác.
2.1.1.2. Cấu trúc
Xét về mặt hình thức ngữ âm, thành ngữ có bốn âm tiết chiếm tỉ lệ
khá lớn. Theo thống kê sơ bộ chiếm tới trên 95% số lượng thành ngữ.
159
Ví dụ: 掩耳盗铃/bịt tai trộm chuông (tự lừa dối mình, không lừa dối
được người), 雪泥鸿爪/dấu chân chim hồng trên tuyết (dấu vết xưa),
千 钧 一 发 /ngàn cân treo một sợi tóc: ngàn cân treo sợi tóc ... Bên
cạnh đó cũng xuất hiện một số ít các thành ngữ có các hình thức ngữ
âm khác. Gồm có: Thành ngữ hai âm tiết: 交 心 /trao đổi tim (thổ lộ
tình cảm; thổ lộ tâm tình); Thành ngữ ba âm tiết: 执牛耳/giữ tai bò
(người đứng đầu; người cầm đầu; lãnh đạo), 墙有耳/vách có tai: tai
vách mạch rừng, 拍马屁/vỗ mông ngựa (xu nịnh, bợ đỡ); Thành ngữ
có năm âm tiết: 一心挂两头/một tim treo hai đầu (lòng hướng về cả
hai phía), 一鼻孔出气/hơi ra từ một lỗ mũi (giống nhau); Thành ngữ
có sáu âm tiết: 一 步 一 个 脚 印 /mỗi bước đi là một dấu chân (vững
vàng chắc chắn; đi nước nào chắc nước nấy), 牛头不对马嘴/đầu bò
không khớp mõm ngựa: trống đánh xuối, kèn thổi ngược; nồi vuông
úp vung tròn; ông nói gà, bà nói vịt; râu ông nọ cắm cằm bà kia, 打肿
脸充胖子/đánh xưng mặt giả làm thằng béo (phùng má giả làm thằng
mập; mạo xưng là trang hảo hán); Thành ngữ có bảy âm tiết 一个巴
掌 拍 不 向 /một bàn tay vỗ không lên tiếng: một cây làm chẳng nên
non, 一失足成千古恨/một bước sảy chân để hận nghìn đời (một sai
lầm để hận mãi mãi), 不到黄河心不死/chưa đến Hoàng Hà thì lòng
chưa nản (ngoan cố; cà cuống chết đến đít vẫn còn cay; chứng nào tật
ấy. Quyết tâm cao; quyết tâm làm cho kỳ được); Thành ngữ có tám âm
tiết: 司 马 昭 之 心 , 路 人 皆 知 /lòng dạ của Tư Mã Siêu, người qua
đường đều biết (âm mưu không che dấu ai được), 一叶蔽目, 不见泰
山/một chiếc lá che mắt, không trông thấy Thái Sơn (thấy cây không
thấy rừng; chỉ thấy bộ phận không thấy toàn cục; không nhận thức
được bản chất của vấn đề), 癞蛤蟆想吃天鹅肉 /cóc ghẻ đòi ăn thịt
thiên nga: đũa mốc đòi chòi mâm son; Thành ngữ có chín âm tiết: 泥
菩萨落水, 自身难保, 泥菩萨过江, 自身难保/Bồ Tát bùn lội nước, tự
thân mình khó bảo toàn (khó giữ nổi mình), 丈八金刚摸不着头脑;
Thành ngữ có mười âm tiết: 一 朝 权 在 手 , 便 把 令 来 行 /một sớm
quyền hành đến tay, liền dùng mệnh lệnh để hành sự: cờ đến tay ai
người nấy phất. 在人矮檐下, 怎敢不低头/dưới hiên nhà người lùn,
buộc phải cúi đầu (phải chấp nhận thực tế).
Thông thường thành ngữ có cấu trúc hình thức bốn âm tiết chiếm
số lượng tương đối lớn. Với hình thức này giúp tạo ra sự cân đối, tiết
tấu hài hòa. Có một số thành ngữ có kiểu cấu trúc 2 + 2, 1 + 3 hoặc 3
+ 1, nhưng bước âm vẫn có sự thống nhất cao. Ví dụ: 画龙/点睛 (vẽ
rắn/thêm chân) (kết cấu 2 + 2), 目/不识丁 mắt/không nhìn thấy chữ
160
đinh (mù chữ; dốt đặc; dốt đặc cán mai; một chữ bẻ đôi cũng không
biết) (kết cấu 1 + 3).
Xét về mối quan hệ trong cấu trúc nội bộ Thành ngữ, ta có thể
phân chia thành Thành ngữ có kết cấu đơn nhất và Thành ngữ có kết
cấu lồng ghép. Ví dụ: 上下一心/trên dưới một lòng: trên dưới đồng
lòng, là những Thành ngữ có kết cấu đơn nhất; Thành ngữ có kết cấu
lồng ghép lại có thể chia nhỏ ra thành Thành ngữ có cấu trúc ghép
song song, Thành ngữ có cấu trúc ghép chính phụ, Thành ngữ có cấu
trúc ghép chủ vị, Thành ngữ có cấu trúc ghép kiểu chi phối, Thành
ngữ có cấu trúc ghép kiểu bổ sung, Thành ngữ có cấu trúc ghép liên
động từ, Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng kiêm nhiệm thêm chức
năng. Ví dụ:
Thành ngữ có cấu trúc ghép song song: 手舞足蹈/tay múa chân
nhảy: khoa tay múa chân, 面红耳赤/mặt đỏ tai đỏ: mặt đỏ tía tai, 嘴
硬心软/miệng cứng tim mềm (nói lời cứng rắn những trong lòng mềm
yếu) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép chính phụ: 满腹经纶/kinh luận đầy
bụng: bụng một bồ chữ, 菩萨心肠/tim ruột Bồ Tát (lòng từ bi), 手足
之情/tình thể tay với chân: tình như anh em, 口耳之学/việc học bằng
miệng và tai (chỉ có một số kiến thức mà tai nghe thấy, miệng nói ra,
không có kiến thức thật), 须眉男子/nam nhi mày râu: đấng mày râu;
đáng nam nhi ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép chủ-vị: 目 不 识 丁 /mắt không nhìn
thấy chữ đinh: dốt đặc cán mai, 胸有成竹/ngực có sẵn cây tre (định
liệu trước; trong lòng đã có sẵn dự định; đã tính trước mọi việc), 马
不停蹄/ngựa không dừng vó (tiến tới không ngừng) ...
Thành ngữ có cấu trúc động-tân: 包 藏 祸 心 /ẩn chứa lòng hiểm
họa: lòng lang dạ sói; lòng lang dạ thú; rắp tâm hại người; bụng bồ
dao găm, 免 开 尊 口 /xin miễn mở cái miệng tôn quí (làm ơn ngậm
miệng lại) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng bổ sung: 轻于鸿毛/nhẹ tựa lông
hồng, 卧薪尝胆 /nằm củi nếm mật: nằm gai nếm mật (chịu đựng mọi
gian truân vất vả) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng liên động từ: 画龙点睛/vẽ rồng
thêm mắt (thêm vài câu quan trọng ở phần then chốt làm cho nội dung
bài văn, bài nói càng trở nên phong phú sinh động hơn), 手到擒来/
tay đến bắt được (làm việc chắc chắn, không tốn công sức đã giả
quyết xong ngay) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng kiêm nhiệm thêm chức năng: 含
161
血喷人/ngậm máu phun người (vu không hãm hại người khác; vu oan
đặt điều nói xấu để hãm hại người khác), 引火烧身/dẫn lửa đốt thân:
tự chuốc lấy tai họa; rước vạ vào thân, 顺 手 牵 羊 /tiện tay dắt dê:
mượn gió bẻ măng ...
Thành ngữ dạng đảo cấu trúc: đưa tân ngữ lên trước động từ: 一毛
不拔/một chiếc lông không nhổ: vắt chày ra nước; rán sành ra mỡ;
đãi cứt gà lấy hạt tấm măn. Đưa trạng ngữ về phía sau: 出 以 公
心 /xuất phát từ tấm lòng vì cái chung (lấy xuất phát điểm suy nghĩ
hành động là lợi ích quốc gia và tập thể) ...
2.1.1.3. Đặc điểm
Thành ngữ tiếng Hán có bốn đặc điểm sau:
* Tính chất hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa
Với ý nghĩa hàm xúc và sâu sắc, Thành ngữ đã hòa quyện thành
một chỉnh thể ngôn ngữ có sức biểu đạt rất cao. Khác với sự tổ hợp
một cách đơn giản của các cụm từ thông thường, trong Thành ngữ có
rất nhiều hiện tượng hàm ý được biểu hiện ngoài ngôn từ, để hiểu
được chính xác ý nghĩa, cần phải nắm bắt chỉnh thể của Thành ngữ,
không thể xác định được ý nghĩa nếu chỉ nhìn nhận qua ký hiệu mặt
chữ. Ví dụ: “一针见血/một mũi kim là thấy máu: nói trúng tim đen;
gãi đúng chỗ ngứa; lời nói sắc bén” (ví với ngôn từ, lời nói sắc xảo,
nói ra là trúng tiêu điểm). Có thể thấy các bộ phận của Thành ngữ
mặc dù có sự độc lập nhất định, nhưng ý nghĩa của Thành ngữ lại
mang tính chất chỉnh thể, tức là vừa chỉ sự lặp lại bổ sung về mặt ý
nghĩa của bộ phận, vừa chỉ ý nghĩa mở rộng hoặc ví von của chỉnh thể
Thành ngữ.
* Tính chất tương đối chặt chẽ cố định về mặt kết cấu
Hình thức kết cấu của Thành ngữ do trải qua quá trình sử dụng lâu
dài nên trở thành cố định, chặt chẽ. Tính chất chặt chẽ cố định về mặt
kết cấu trong Thành ngữ thể hiện ở chỗ không được tùy tiện thay đổi
từ trong kết cấu của phần lớn Thành ngữ. Ví dụ:“ 掩 耳 盗 铃 /bịt tai
trộm chuông”không được đổi thành “ 掩 目 偷 铃 (bịt mắt trộm
chuông)”, “ 一 目 了 然 /một mắt ‘ 目 ’ nhìn là hiểu hết (vừa xem đã
hiểu ngay; liếc qua thấy ngay)” không được đổi thành “ 一 眼 了 然
(một mắt ‘眼’ nhìn là hiểu hết)”. Một số ít Thành ngữ có sử dụng các
từ cổ trước đây ngày nay đã trở thành quá xa lạ, nên dần được thay thế
bằng một số từ hiện đại. Ví dụ: “口齿伶俐”/miệng răng lanh lợi (ăn
nói lưu loát) thành cách nói “ 口 角 伶 俐 ” (khóe miệng lanh lợi).
Thành ngữ “ 杀 人 不 见 血 ” /giết người không thấy máu: giết người
162
không dao (thủ đoạn hại người hết sức hiểm độc, tinh ranh) chuyển
thành cách nói: “杀人不 眨 眼” /giết người không chớp mắt (người
tàn nhẫn, độc ác). Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do kết
quả quá trình tự thân phát triển của ngôn ngữ.
Hai là, tính cố định về mặt trật tự từ trong phần lớn các Thành ngữ
cũng không cho phép tùy tiện thay đổi. Ví dụ 当头一棒/giáng một gậy
vào đầu (đánh đòn cảnh báo, cảnh tỉnh) không được đổi vị trí thành
一棒当头 (một gậy giáng vào đầu); 肉眼愚眉/mắt thị mày ngu dốt
(kiến thức nông cạn) không được đổi vị trí thành 愚眉肉眼 (mày ngu
dốt mắt thịt). Vì một khi trật tự từ đảo khác, thì sẽ đi ngược lại qui luật
hình thành do thói quen qui ước chung, đồng thời sự phá vỡ quan hệ
ngữ pháp vốn có trong nội bộ cấu trúc. Đương nhiên cần nói rõ là cá
biệt một số Thành ngữ có cấu trúc ghép song song trật tự từ có sự thay
đổi đôi chút cho phù hợp với qui luật ngữ âm, tuy nhiên số lượng
không nhiều, không thể làm thành đặc trưng đại diện chung của Thành
ngữ. Ví dụ: “提心吊胆/nhấc tim treo mật: phập phồng lo sợ; nơm nớp
lo sơ” có thể được đổi thành “吊胆提心/treo mật nhấc tim”; “铭心刻
骨/ghi tim khắc cốt: khắc cốt ghi xương; ghi lòng tạc dạ” có thể được
đổi thành “刻骨铭心/khắc cốt ghi tim”; “伤心惨目/thương tim thảm
mắt (trông thấy mà đau lòng; thảm thương đau xót)” có thể được đổi
thành “惨目伤心 (thảm mắt thương tim)”. Cá biệt có thành ngữ có thể
rút gọn 画蛇添足/vẽ rắn thêm chân, rút gọn thành 蛇足/chân rắn ...
* Đặc trưng văn hóa dân tộc trong Thành ngữ
Thành ngữ tiếng Hán luôn phản ánh môi trường địa lý, các vùng
miền Trung Hoa, thể hiện nội hàm lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời
của Trung Quốc, trong đó tập trung phản ánh đời sống kinh tế, phong
tục văn hóa, phương thức tư duy của người dân Trung Quốc. Như:
Phản ánh lịch sử các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung
Quốc: 卧薪尝胆/nằm củi nếm mật: nằm gai nếm mật, 身在曹营, 心在
汉/thân ở doanh trại Tào Tháo, lòng dạ hướng về đất Hán: người một
nơi, lòng dạ một nẻo ...
Phản ánh môi trường địa lý, các vùng miền Trung Hoa: 不到黄河
心不死/chưa đến Hoàng Hà thì lòng chưa nản, 呆头呆脑/ngẩn đầu
ngẩn óc (đầu óc ngu si; ngờ nghệc đần độn) là thành ngữ khu vực Bắc
Kinh, Thiên Tân phương Bắc thường dùng. 木头目脑/đầu mắt não gỗ
(đầu óc ngu si; ngờ nghệc đần độn) là cách nói của vùng Thượng Hải.
Phản ánh cuộc sống kinh tế: 腰缠万贯/eo lưng giắt vạn cọc tiền
163
(tiền bạc đầy mình).
Phản ánh các tập tục văn hóa, phương thức tư duy của người dân
Trung Quốc, như: 龙眉凤目/mày rồng mắt phượng (hình dung tướng
mạo của người quyền quí khác những người thường).
* Đặc trưng âm tiết (số lượng chữ) nổi trội - 4 âm tiết
Như đã trình bày trong ví dụ ở trên, đại bộ phận Thành ngữ tiếng
Hán là cụm từ tổ hợp 4 chữ - 4 âm tiết, thậm chí một số Thành ngữ
vốn ban đầu không có số lượng chữ - âm tiết là 4, nhưng về sau trong
quá trình sử dụng được giản lược thành Thành ngữ 4 chữ - 4 âm tiết.
Đây là một đặc trưng rõ nét của Thành ngữ tiếng Hán.
2.1.2. Nghiên cứu quán ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể
2.1.2.1. Nguồn gốc hình thành
Phần lớn quán ngữ tiếng Hán có nguồn gốc từ việc vận dụng ngôn
ngữ để ví von. Một số quán ngữ được chuyển đổi từ các từ ngữ chỉ
ngành nghề sang. Ví dụ: trong học tập nói 吃 鸭 蛋 /ăn trứng vịt (bị
điểm 0).
Một số quán ngữ có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử. Ví dụ: 执牛
耳/giữ tai bò, trước đây các nước chư hầu cùng nhau liên kết lập hiệp
ước liên minh uống máu ăn thề, chủ liên minh trực tiếp cắt tai bò để
lấy máu, về sau này biểu thị địa vị lãnh đạo ở một lĩnh vực nào đó.
Có quán ngữ xuất phát từ các thư tịch cổ. Ví dụ: 眼中钉/cái đinh
trong mắt: cái gai trong mắt; cái giằm trong thịt, trong “新五代史·赵
在礼传” (tân ngũ đại sử - triệu tại lễ truyện) có viết: “在礼在宋州, 人
尤苦之; 已而罢去, 宋人喜而相谓曰‘眼中拔钉, 岂不乐哉!” (người
đất Tống vô cùng khốn khổ vì những chuyện lễ nghi; Việc này được loại
bỏ bớt đi, mọi người đều vui mừng nói với nhau ‘nhổ được cái đinh
trong mắt đi, chẳng phải là việc vui mừng đó sao!’)
Một số quán ngữ được rút gọn, chuyển thể từ ngạn ngữ hoặc yết
hậu ngữ. Ví dụ: 牵鼻子/dắt mũi (bị dẫn dắt, sai khiến), 抱佛脚/ôm
chân phật (nước đến chân mới nhảy; bình thường không chịu chuẩn bị
trước, có việc mới cuống quýt đối phó) vốn được rút gọn từ câu “平时
不烧香, 急来抱佛脚” (ngày thường không thắp hương, lúc cuống
lên mới đến ôm chân phật).
Quán ngữ du nhập từ phương ngôn/ tiếng địa phương. Ví dụ: 老鼻
子 /cái mũi cũ (quá nhiều; ngập đầu) được du nhập từ tiếng địa
phương miền bắc Trung Quốc.
2.1.2.2. Cấu trúc
164
Hình thức ngữ âm của quán ngữ chủ yếu là 3 âm tiết. Ví dụ: 耳边风
/gió bên tai; 吹牛皮 /thổi da bò (ba hoa khóac loác; bốc phét); 露马
脚 /lộ chân ngựa (lộ chân tướng); 挖 墙 脚 /đào chân tường (thọc gậy
bánh xe; phá hoại cơ sở); 抓辫子/túm đuôi tóc (nắm lấy điểm yếu để
làm cơ sở công kích); 拖后腿/gây vướng víu chân từ phía sau (gây trở
ngại; cản trở; níu kéo). Tuy nhiên cũng không hoàn toàn cố định trong
số lượng âm tiết này, còn có quán ngữ 2 âm tiết. Ví dụ: 丢脸/ mất mặt
(mất thể diện); Quán ngữ 4 âm tiết. Ví dụ: 寡妇脸子/mặt của quả phụ
(vẻ mặt khắc khổ); 骨子里头/trong xương (thực chất bên trong; chuyện
riêng tư); 狐狸尾巴/đuôi con cáo: giấu đầu hở đuôi; 火烧眉毛/lửa đốt
lông mày (tình hình gấp rút; việc cấp bách); 打马虎眼/con mắt làm ngơ
(làm ngơ; bỏ qua); Quán ngữ 5 âm tiết. Ví dụ: 脚踏两只船/chân giẫm
lên hai thuyền: bắt cá hai tay; 断尾巴 蜻蜓/chuồn chuồn đứt đuôi (có
đầu không có cuối; đã ra đi là không trở lại); Quán ngữ 6 âm tiết. Ví dụ:
打肿脸充胖子/đánh sưng mặt để làm người béo: giả dạng; 吹胡子瞪
眼睛/thổi râu trừng mắt (dáng vẻ giận dữ); 摸着老虎屁股/sờ mông hổ
(làm việc nguy hiểm); 驴 唇不 对马 嘴 /môi lừa không khớp được với
mõm ngựa: râu ông nọ cắm cằm bà kia; đầu Ngô mình Sở; 睁只眼闭只
眼/mở một mắt nhắm một mắt (cố tình làm ngơ, bỏ qua); Quán ngữ 10
âm tiết. Ví dụ: 鼻子不是鼻子, 脸不是脸/ mũi không phải là mũi, mặt
không phải là mặt: đầu cua tai nheo; 鼻子不是鼻子, 眼不是眼/mũi
không phải là mũi, mắt không phải là mắt: đầu cua tai nheo.
Xét từ cấu trúc quan hệ nội bộ, hình thức kết cấu của quán ngữ
bao gồm: dạng kết cấu song song, chính phụ, chủ vị, động tân (bổ) ...
Ví dụ:
Kiểu kết cấu quan hệ song song: 睁 只 眼 闭 只 眼 /mở một mắt
nhắm một mắt (cố tình làm ngơ, bỏ qua).
Kiểu kết cấu quan hệ bổ sung: 厚脸皮/da mặt dày: mặt dạn mày
dày; trơ tráo, vô liêm sỉ; 红眼病/bệnh đau mắt đỏ (đố kỵ, ghen ăn tức
tức ở) ...
Kiểu kết cấu quan hệ chủ vị. Ví dụ: 火烧眉毛/lửa thiêu lông mày
(tình hình nguy cấp) ...
Kiểu kết cấu quan hệ động tân (bổ). Ví dụ: 拍马屁/vỗ mông ngựa
(nịnh bợ); 吹牛皮/thổi da bò (ăn nói khoác loác) ...
2.1.2.3. Đặc điểm
Quán ngữ mang đặc điểm tương đối ổn định về kết cấu và tính cô
đọng về mặt ý nghĩa.
Thông thường quán ngữ có hai tầng ý nghĩa: Ý nghĩa mặt chữ và ý
165
nghĩa ví von. Lúc đầu tưởng chừng như là mang ý nghĩa của một kết
cấu tập hợp từ, nhưng qua sự định hình ví von, ý nghĩa mặt chữ sẽ
được khái quát, cô đọng trở thành ý nghĩa chỉnh thể. Ví dụ: 脚踏两 只
船/chân giẫm lên hai thuyền: Bắt cá hai tay ...
Tính cô đọng về mặt ý nghĩa trong Quán ngữ được khái quát ở cấp
độ rất cao, từ ý nghĩa mặt chữ chuyển thể qua ý nghĩa ví von mở rộng
trở thành ý nghĩa chỉnh thể. Tức là ý nghĩa mà quán ngữ biểu thị là
một chỉnh thể không thể phân tách ra được, không phải là tổ hợp kết
hợp nghĩa các từ một cách giản đơn và thường thì không thể trực tiếp
giải thích nghĩa qua mặt chữ. Khi sử dụng, ý nghĩa mặt chữ đã được
chuyển hóa thành một dạng hàm ý trừu tượng sâu sắc hơn. Ví dụ: 狗
腿子/cái đùi chó (tay sai, chó săn) ...
Mặc dù quán ngữ mang đặc điểm tương đối ổn định về kết cấu,
nhưng vẫn có thể thêm, bớt hoặc thay đổi một số thành phần riêng biệt
nào đó. Thể hiện sự linh hoạt về mặt cấu trúc và ảnh hưởng của ý
nghĩa mặt chữ tới ý nghĩa ví von trong quán ngữ. Ví dụ: “ 拖 后
腿”(kéo chân từ phía sau: gây cản trở) → “扯后腿” (giữ chân từ
phía sau), “抓辫子”(tóm dải tóc: nắm điểm yếu) → “抓你的辫子”
(tóm dải tóc của nó), 吹牛皮 (thổi da bò: nịnh bợ) → (牛皮吹得山响)
(thổi da bò vang khắp núi).
Sắc thái biểu cảm trong quán ngữ rất rõ nét. Phần lớn mang hàm ý
tiêu cực (nghĩa xấu), thể hiện sắc thái tình cảm phủ nhận, khinh bỉ, bài
xích. Ví dụ: 红眼病/bệnh đau mắt đỏ: thói đố kị, ghen ăn tức ở. Ngoài
ra quán ngữ thường mang phong cách khẩu ngữ, có tính thông tục, dí
dỏm, mọi người rất hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Số lượng âm tiết trong quán ngữ bao gồm: Hai âm tiết: 丢脸/mất
mặt. Ba âm tiết chiếm số lượng lớn 抓辫子/túm đuôi tóc: nắm điểm
yếu. 拖后腿/kéo chân từ phía sau: gây cản trở; 狗腿子/cái đùi chó:
làm tay sai. Bốn âm tiết 打 马 虎 眼 /con mắt làm ngơ: làm ngơ; giả
dạng không biết; 不要脸皮/không cần da mặt: mặt trơ mày dày; trơ
trẽn, vô liêm sỉ. Năm âm tiết 脚 踏 两 只 船 /chân bước lên hai chiếc
thuyền: bắt cá hai tay; 白脚花狐狸/con cáo có hoa chân trắng: ngồi
không nóng chỗ, người thích hoạt động. Sáu âm tiết 睁一只眼 闭一只
眼/mở một mắt nhắm một mắt: nhắm mắt làm ngơ.
2.1.3. Nghiên cứu về yết hậu ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể
2.1.3.1. Nguồn gốc hình thành
Yết hậu ngữ có nguồn gốc từ các sinh hoạt trong cuộc sống và các
sáng tác của quần chúng. Còn có tên gọi khác về Yết hậu ngữ được sử
166
dụng, như “Câu nói bỏ lửng”, “cách nói treo”, “cách nói dừng vế phía
sau” ...
Phần lớn yết hậu ngữ là các sáng tác cửa miệng của người dân, vì
thế các sự vật trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật luôn là nguồn
sáng tác chủ yếu. Ví dụ: 聋子的耳朵——样子货 (tai của thằng điếc
--- hàng mẫu), 瞎 子 逛 街 — — 目 中 无 人 (thằng mù đi dạo phố ---
trong mắt không có ai) ...
Khi nguồn sáng tác yết hậu ngữ trong cuộc sống sinh hoạt thường
nhật không đáp ứng đầy đủ, con người bắt đầu sử dụng sức tưởng
tượng, hư cấu phong phú của mình tìm đề tài sáng tác từ các câu
chuyện có liên quan tới các nhân vật lịch sử, các câu chuyện truyền
thuyết thần thoại và tiểu thuyết mà mọi người đều thông thuộc, nếu
hiểu rõ bối cảnh lịch sử và nội dung các câu chuyện, thì chúng ta mới
nắm bắt được các yết hậu ngữ này. Ví dụ: 猪八戒演讲——大嘴说 大
话 (Chư Bát Giới diễn thuyết --- mồm rộng nói tiếng to), 孔夫子挂 腰
刀 — — 能 文 能 武 (Khổng Phu Tử giắt dao vào eo --- văn võ song
toàn) ...
2.1.3.2. Cấu trúc
Xét về mặt hình thức và nội dung thì gồm có hai bộ phận trước và
sau cấu tạo nên yết hậu ngữ. Yết hậu ngữ tiếng Hán được cấu tạo nên
bởi hai thành phần, thành phần phía trước của Yết hậu ngữ thường
mang nghĩa ví von, ẩn ý biểu đạt, giống như một câu đố; Thành phần
phía sau của Yết hậu ngữ sẽ giải thích, nói rõ ý nghĩa của vế câu phía
trước và đồng thời cũng là ý nghĩa chính của yết hậu ngữ, giống như
là đáp án giải câu đố, đây chính là thành phần quan trọng trong Yết
hậu ngữ. Thành phần phía sau có thể giải thích một cách trực tiếp,
cũng có thể ngầm ví von, ẩn dụ, hướng tới biểu đạt một ý nghĩa khác.
Ví dụ:
兔子的尾巴——长不了(đuôi của con thỏ --- không dài ra nổi:
không phát triển được nữa).
擀面杖吹火——一窍不通 (dùng chày cán mỳ thổi lửa --- một
khiếu không thông: đầu óc ngu muội).
黄鼠狼给鸡拜年——没安好心 (cáo đến chúc tết gà --- không
yên tâm được: luôn có mối nguy hiểm rình rập).
猪鼻子插葱——装象(相)(cắm hành trên mũi lợn --- hình
ảnh trang trí: đồ giả)
狗咬吕洞宾——不识好人心/不认识真人了/不认真伪人/不识
好赖人 (chó cắn Lã Động Tân --- không hiểu lòng tốt của người
167
khác/không nhận ra con người thực/không nhận ra người ngay
kẻ gian/không biết người tốt kẻ xấu).
六窍皆通——一窍不通 (sáu lỗ đều thông --- một khiếu không
thông: đầu óc ngu muội).
泥佛爷的眼珠儿——动不得 (mắt ngọc của tượng phật đất ---
không động vào được).
钥匙插进胸口里——开心 (chìa khóa cắm vào ngực – vui vẻ)
镜子挂在后脑勺——只顾别人, 不照自己 (gương treo sau gáy
--- chỉ lo cho người ngoài, không lo cho mình).
2.1.3.3. Đặc điểm
Yết hậu ngữ được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ. Thường thì giữa
hai thành phần Yết hậu ngữ được tạm ngừng phát âm và người phát
ngôn sẽ không nói ra vế phía sau của Yết hậu ngữ, mà để cho người
nghe tự suy ngẫm tìm ra ý nghĩa của lời nói, vì vậy mà người Trung
Quốc gọi hiện tượng ngôn ngữ này là “Yết hậu ngữ” - có nghĩa là
ngừng lại câu nói phía sau hoặc là câu nói bỏ lửng.
Yết hậu ngữ tiếng Hán chia thành hai thể loại chính, đó là Yết hậu
ngữ mang nghĩa ví von, ẩn dụ và Yết hậu ngữ mang nghĩa hài âm
(mượn các từ ngữ đồng âm hoặc cận âm).
Đối với Yết hậu ngữ mang nghĩa ẩn dụ, ví von thì vế phía trước là
một sự so sánh ví von, vế phía sau đưa phần giải thích cho nội dung vế
phía trước. Ví dụ:
诸葛亮皱眉头----计上心来 (Gia Cát Lượng chau đầu mày ---
trong bụng đã có kế).
腿肚子贴 灶 王爷 ----人 走家搬 (bụng chân dán hình ông Táo
quân --- người phải đi nhà phải chuyển).
Đối với Yết hậu ngữ mang nghĩa hài âm thì vế phía sau thường
mượn các từ ngữ đồng âm hoặc cận âm để biểu đạt ý nghĩa theo hình
thức chơi chữ, tạo ra hình thức ý tại ngôn ngoại. Ví dụ: 旗杆上绑鸡毛
----好大的掸 (胆) 子 (buộc lông gà trên cột cờ --- gan to tày trời): 掸
được thay bằng từ (胆). Nếu giữ nguyên từ 掸 thì sẽ mang nghĩa 好大
的掸子 (cái phất trần rất to).
猪八戒的脊梁----悟 (无) 能之背 (辈) (cột sống của Chư Bát Giới
--- thế hệ vô dụng): 悟 được thay bằng từ (无), 背 được thay bằng từ
(辈). Nếu giữ nguyên từ 悟 và 背 thì sẽ mang nghĩa 悟能之背 (cái
lưng của Ngộ Năng).
空棺材出葬——目(木)中无人 (đưa quan tài trống đi chôn ---
trong mắt không có ai): 木 được thay bằng từ 目. Nếu giữ nguyên từ
168
木 thì sẽ mang nghĩa 木中无人 (trong gỗ không có người).
驴屁股钉掌——离(蹄)题太远 (đóng tấm vào mông lừa ---
quá lạc đề): 蹄 được thay bằng từ 题. Nếu giữ nguyên từ 蹄 thì sẽ
mang nghĩa 离蹄太远 (cách vó quá xa).
Phần lớn Yết hậu ngữ mang đặc điểm, phong cách khẩu ngữ, nên
thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp hoạt hàng ngày của mọi người,
qua những câu nói hài hước, châm chọc, câu chửi. Ví dụ:
老鼠尾巴上害疖子——出脓也不多 (mụm lở trên đuôi con
chuột ra mủ cũng không nhiều: không được bền lâu)
头顶上长疮脚底下流脓——坏透了 (mụm mọc trên đầu mủ ra
dưới chân --- quá xấu xa).
Sự linh hoạt thay đổi hình thức kết cấu cũng là một đặc điểm
thường thấy của Yết hậu ngữ. Yết hậu ngữ cùng ý nghĩa có thể xuất
hiện nhiều cách biểu đạt khác nhau. Ví dụ:
空棺材出葬——目(木)中无人 (đưa quan tài trống đi chôn
--- trong mắt không có ai).
瞎 子 逛 街 — — 目 中 无 人 (thằng mù đi dạo phố --- trong mắt
không có ai).
Hoặc có sự thay đổi ở vế phía sau. Ví dụ:
狗咬吕洞宾——不识好人心/不认识真人了/不认真伪人/不识
好赖人 (chó cắn Lã Động Tân --- không hiểu lòng tốt của người
khác/không nhận ra con người thực/không nhận ra người ngay
kẻ gian/không biết người tốt kẻ xấu).
2.1.4. Nghiên cứu ngạn ngữ (tục ngữ) tiếng Hán có từ chỉ bộ phận
cơ thể
2.1.4.1. Nguồn gốc hình thành
Ngạn ngữ là kho tàng từ vựng thuộc thể loại ngôn ngữ lời nói,
được người dân của rất nhiều thế hệ sáng tạo ra và không ngừng bổ
sung thêm. Ngạn ngữ được đông đảo quần chúng nhân dân ưa thích sử
dụng. Ngạn ngữ thường thông qua miêu tả một sự việc khách quan để
nói tới một đạo lý mang tính giáo dục cộng đồng trên diện rộng, đây là
sự kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm tập thể của người dân để thể hiện nội
dung thông tin lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ của dân
tộc mình. Có thể chia Ngạn ngữ theo hai nhóm chính: Ngạn ngữ về xã
hội và Ngạn ngữ về lao động sản xuất.
Ngạn ngữ về xã hội phản ánh nhiều nội dung, bao gồm: lý tưởng,
chân lý, thực tiễn, giai cấp, tình cảm yêu - ghét, tri thức và học tập,
tinh thần rèn luyện, sự khiêm tốn và lòng thành thực, tinh thần đoàn
169
kết và hữu nghị, tình yêu và gia đình... mang tính triết lý và ý nghĩa
giáo dục cao, có tác dụng khuyến khích, thúc giục, cảnh tỉnh con
người. Ví dụ: 民心即天心/lòng dân là lòng trời (Dễ trăm lần không
dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong). 万人万双手,拖着
泰山走/vạn người dân là vạn đôi tay, bê được cả Thái Sơn (biết đồng
sức, biết đồng lòng. Việc gì khó, làm cũng xong). 人民的眼睛是雪亮
的 /mắt của nhân dân rất tường tỏ. 一 只 脚 难 走 路 , 一 个 人 难 成
户/một chân khó bước, một người khó thành hộ gia đình: một cây làm
chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 人无头不走, 鸟无
头不飞/ người không có đầu thì không đi được, chim không có đầu thì
không bay nổi. 好汉不敌双拳, 双拳不敌四手/hảo hán không địch nổi
nắm đấm của hai đối thủ, hai tay không địch nổi bốn tay (hai đánh
một chẳng chột cũng què). 人心齐, 泰山移 /mọi người đồng lòng,
Thái Sơn cũng di chuyển được (góp gió thành bão). 富贵深山有远亲,
贫穷对面不相认/giàu có ở trong rừng sâu cũng có người thân, nghèo
khó trước mặt không thèm nhận: thấy người sang bắt quàng làm họ).
好马不吃回头草/ngựa tốt không quay đầu ăn lại cỏ phía sau (người
có chí khí dù gặp khó khăn, vất vả cũng không bao giờ chùn bước
tiến). 十个指头有长短,森林树木有高低 /mười ngón tay có ngón
ngắn ngón dài, cây trong rừng có cây cao cây thấp (mỗi cây mỗi hoa,
mỗi nhà mỗi cảnh; mỗi người một khác). 不听老人言, 吃亏在眼前/
không nghe lời người già, thua thiệt sẽ ở trước mắt: cá không ăn muối
cá ươn; con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư. 人有失足, 马
有失蹄/con người cũng có lúc xảy chân, ngựa cũng có lúc tuộc vó (ai
cũng có lúc sơ xảy; nhân vô thập toàn). 心中没有鬼, 不怕鬼敲门/
trong lòng không có quỉ, không sợ quỉ đến gõ cửa (không làm điều
xấu thì lòng thảnh thơi). 宰 相 肚 里 好 撑 船 /trong bụng tể tướng dễ
chống thuyền (tấm lòng bao dung, độ lượng) ...
Ngạn ngữ về lao động sản xuất đề cập đến các lĩnh vực có liên quan
đến những tri thức khoa học trong các ngành: địa lý học, thiên văn học,
khí tượng học, sinh vật học, thổ nhưỡng học, y dược học, nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Như: chăn nuôi, nghề phụ, chài lưới, khí
tượng, các hiện tượng thiên nhiên, y dược, vệ sinh ... Ví dụ: 吃过端午
酒, 扇子不离手/sau khi uống rượu Đoan Ngọ, quạt không thể rời khỏi
tay (thời tiết chuyển sang nóng bức). 要洗脸, 天将好转/ rửa mặt, thì
trời sẽ chuyển sang thời tiết đẹp (vệ sinh sạch sẽ sẽ thấy cảnh vật đẹp
hơn). 狗吐舌头鸡张嘴, 乌云遮天要下雨/chó lè lưỡi gà há mỏ, mây
đen che bầu trời là mưa sắp đến. 饱不剃头, 饿不洗澡/ không cạo đầu
170
lúc ăn no, không tắm lúc đói bụng. 勤吃药, 不如勤 洗脚/chăm uống
thuốc, không bằng chăm rửa chân. 指甲常剪短, 不怕病传染/thường
xuyên cắt móng tay ngắn, không sợ bệnh lây truyền. 牙不剔不稀, 耳不
挖不聋/răng không xỉa thì không bị thưa, tai không khoét thì không bị
điếc. 鼻不掏不破, 眼不揉不红/mũi không ngoáy thì không bị bị rách,
mắt không dụi thì không bị đỏ. 睡不张口, 睡不掩面/ngủ không nên há
miệng, ngủ không nên che mặt. 春夏头向东, 秋冬转归西/mùa xuân
mùa hạ đầu nên quay về hướng đông, mùa thu mùa đông nên chuyển
sang hướng tây. 寒从脚下起, 火自心头升/lạnh đến từ chân, nóng bốc
lên từ tim. 白露不露身, 寒露不露脚/Bạch lộ không nên để hở nười,
Hàn lộ không nên để hở chân. 名 医 难 治 心 头 病 , 心 病 终 需 心 药
医/danh y khó chữa nổi bệnh trong tim, bệnh tim rốt cuộc cần thuốc tim
để chữa (tìm đúng thầy, dùng đúng thuốc. 忠言逆耳利于行, 良药苦口
利于病 /lời nói thành thật khó lọt lỗ tai nhưng có lợi cho hành động,
thuốc tốt đắng miệng nhưng có lợi cho việc chữa trị bệnh (thuốc đắng
dã tật, nói thật có ích).
2.1.4.2. Cấu trúc
Cấu trúc ngữ pháp của ngạn ngữ rất gần với cấu trúc câu, vì vậy
mọi người thường phân tích cấu trúc của ngạn ngữ từ góc độ câu. Có
hình thức kết cấu câu đơn và câu phức:
Cấu trúc câu đơn. Ví dụ: 一口吃不成胖子 /ăn một miếng chưa
thành người béo ngay được (một bước không thể lên tiên).
Cấu trúc câu phức. Ví dụ: 人 不 可 貌 相 , 海 水 不 可 斗 量 /con
người không thể nhìn nhận từ hình dáng bên ngoài, nước biển không
thể dùng đấu để đong (đánh giá một người không thể chỉ nhìn bề
ngoài). 路遥知马力, 日九见人心/đường xa biết được sức ngựa, thời
gian dài biết được lòng người: thức lâu mới biết đêm dài, sống lâu mới
biết lòng người trắng đen).
2.1.4.3. Đặc điểm
Đặc điểm của Ngạn ngữ là cấu trúc từ ngữ cân đối, gọn gàng,
hoàn chỉnh, âm điệu hài hòa, luyến láy, vang, dứt khoát, hình ảnh
miêu tả sinh động và bình dị, thường mang đậm sắc thái địa phương
vùng miền, giúp cho ngạn ngữ có đặc điểm của thi ca, dễ hiểu, dễ ghi
nhớ và lưu truyền. Thường thì các từ trong ngạn ngữ cùng góp phần
tạo nên ý nghĩa chỉnh thể, hoặc ngạn ngữ có cấu trúc câu phức một vế
sẽ đảm nhận chức năng ví von, một vế sẽ biểu đạt ý nghĩa thực tại 路
遥知马力, 日九见人心/đường xa biết được sức ngựa, thời gian dài
171
biết được lòng người: thức lâu mới biết đêm dài, sống lâu mới biết
lòng người trắng đen; cũng có khi toàn bộ ý nghĩa ví von của ngạn
ngữ mới là ý nghĩa chỉnh thể 羊毛出在羊身上/lông cừu mọc trên thân
cừu: lấy mỡ nó rán nó.
Về mặt âm tiết, ngạn ngữ không có sự ràng buộc cố định. Có ngạn
ngữ 4 âm tiết: 孤掌难鸣/một bàn tay vỗ không nên tiếng (một cây làm
chẳng nên non). 人 多嘴 杂 /người đông mồm miệng phức tạp: mồm
năm miệng mười; lắm thầy em khó lấy chồng; lắm thầy nhiều ma); Có
ngạn ngữ 5 âm tiết: 人老心不老/người già nhưng tâm không già (vẫn
còn nhiệt huyết). 僧来看佛面/tăng đến xem mặt phật (cả nể); Có ngạn
ngữ 6 âm tiết: 挂羊头, 卖狗肉/treo đầu dê, bán thịt chó: hình thức và
nội dung khác hẳn nhau. 拉大旗作 虎皮/kéo lá cờ to làm da hổ (lấy
uy cầm cờ cách mạng để đến dọa nạt, lừa gạt mọi người); Ngạn ngữ 7
âm tiết: 一失足成千古恨/một bước xảy chân để hận ngàn đời (sơ sảy
một chút là hậu quả khôn lường). 人心不足蛇吞象/lòng người không
biết đủ như rắn nuốt voi: lồng tham vô đáy. 伸手不打笑脸人/giơ tay
ra không nỡ đánh người có vẻ mặt cười: đánh kẻ chạy đi, không ai
đánh kẻ chạy lại; Ngạn ngữ 8 âm tiết: 心直口快, 招人责怪/lòng ngay
miệng thẳng núi nhanh, dễ khiến người trách cứ: nói thật dễ mất lòng.
癞蛤蟆想吃天鹅肉/cóc ghẻ muốn ăn thịt thiên nga: đũa mốc đòi chòi
mâm son; ăn mày đòi xôi gấc. 外伤好治, 心病难医/vết thương bên
ngoài dễ chữa, vết thương lòng khó chữa (tổn thương về mặt tình cảm
rất khó hàn gắn). 丑媳妇 要见公婆面/con dâu dù xấu xí cũng phải
gặp mặt bố mẹ chồng (việc ắt phải làm). 笑口常开, 青春常在/thường
xuyên mở miệng cười, tuổi trẻ luôn ở bên: nụ cười bằng mười thang
thuốc; Ngạn ngữ 9 âm tiết: 三寸舌头害了六尺身/ba tấc lưỡi làm hại
sáu thước thân: cái miệng làm khổ cái thân; Ngạn ngữ 10 âm tiết: 平
时不烧香,急来抱佛脚 / ngày thường không chịu thắp hương, lúc
cuống lên mới đến ôm chân phật. 众人一条心, 黄土变成金/nhiều
người cùng đồng lòng, đất đỏ cũng biến thành vàng (biết đồng sức,
biết đồng lòng. Việc gì khó, làm cũng xong); Ngạn ngữ 11 âm tiết: 猴
自装人, 忘了自己长尾巴/khỉ giả làm người, quên mất việc mình còn
có đuôi (lộ tẩy chân tướng). 猛 虎 并 不 把 利 齿 露 在 外 边 /mãnh hổ
không hề để lộ răng sắc ra bên ngoài (nguy hiểm tiềm ẩn bên trong).
舌头没有骨头, 但比铁还硬/ lưỡi không có xương, nhưng còn cứng
hơn sắt: nhu khắc cương. 六 月 里 的 旧 头 , 晚 娘 的 拳 头 /cái đầu cũ
trong tháng sáu, nắm đấm của bà già (sức tàn lực kiệt); Ngạn ngữ 12
âm tiết: 三寸不烂之舌, 可敌百 万之师/cái lưỡi ba tấc không nát, có
172
thể địch nổi hàng triệu quân (nhu khắc cương). 当官的动动嘴, 当兵
的 跑 折 腿 /người làm quan mới mở miệng, kẻ làm lính chạy gãy cả
chân (miệng quan nói lời nặng tựa ngàn cân); Ngạn ngữ 13 âm tiết:
儿女亲, 辈辈亲, 打断胳膊连着筋/ con cái là ruột thịt, đời đời vẫn là
ruột thịt, đánh gãy cánh tay nhưng vẫn liền sợi gân (máu mủ ruột già);
Ngạn ngữ 14 âm tiết: 不到黄河心 不死, 不到长城非好汉/chưa đến
Hoàng Hà thì lòng chưa nản, chưa đến Trường Thành chưa phải là
trang hảo hán (làm việc phải làm đến cùng). 莫在人前自夸口, 强中
还 有 强 中 手 /đừng nên tự mở miệng khoa trương trước mặt người,
trong những kẻ mạnh còn có kẻ mạnh tay hơn (cần biết khiêm tốn, còn
có nhiều người giỏi hơn mình). 害 人之心不可有 , 防 人之心不可
无/lòng hại người khác đừng nên có, lòng đề phòng người khác không
thể không có (không nên hại người và đừng để người hại mình).
Ngạn ngữ được dùng rộng rãi, đặc biệt là trong khẩu ngữ, gắn liền
với các mặt đời sống sinh hoạt hàng ngày, vì vậy ngạn ngữ thường dễ
hiểu, dễ nhớ. Thông thường ý nghĩa của ngạn ngữ bao gồm:
Nghĩa đen: Những câu ngạn ngữ dạng này không phải suy đoán,
mang ý nghĩa trực tiếp thông qua cấu tạo từ. Ví dụ: “强将手下无弱兵
/dưới tay tướng giỏi không có người lính yếu” nghĩa là tướng giỏi ắt
có binh hùng/hoặc là thầy giỏi sẽ có trò giỏi. 预防肠胃病, 吃喝要 干
净 (đề phòng bệnh đường ruột và dạ dày, ăn uống phải sạch sẽ). 饭前
要洗手, 饭后要漱口 (trước khi ăn cơm phải rửa tay, sau khi ăn cơm
phải súc miệng).
Nghĩa bóng: Chiếm số lượng lớn, chúng thường dùng để ví von,
so sánh. Ví dụ: “狗嘴里吐不出象牙 (trong mõm chó không thể khạc
ra được ngà voi)” dùng để chỉ: người xấu không bao giờ nói được
những điều hay lẽ phải. “ 看人吃豆腐牙齿快 (trông người khác ăn
đậu phụ thấy răng nhai nhanh)” dùng để khuyên: cần phải mau chóng
hành động giống như mọi người.
Ngạn ngữ được sử dụng và lưu truyền rộng rãi trong dân gian,
chứa đựng những kinh nghiệm được đúc kết từ trong đời sống và
trong lao động sản xuất. Ví dụ: 牵牛要牵牛鼻子/dắt bò phải dắt mũi
bò, 庄稼要好, 手勤肥饱/muốn có mùa màng tốt, tay phải chăm phân
bón phải đầy đủ.
Trong thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt, quần chúng nhân
dân thông qua quan sát tỉ mỉ các hiện tượng gió, mây, sấm, chớp, mưa,
sương, bão, băng, tuyết, mặt trăng, mặt trời, sao ... không ngừng suy
xét và đúc rút ra nguồn gốc, các qui luật hoạt động và biến đổi, sau đó

173
dùng các ngạn ngữ khái quát, miêu tả lại một cách sinh động, giàu
hình ảnh. Ví dụ: 狗吐舌头鸡张嘴, 乌云遮天要下雨/chó lè lưỡi gà há
mỏ, mây đen che bầu trời là mưa sắp đến ...
Ngạn ngữ mang tính triết lý giáo dục, huấn thị, khuyên răn chiếm
số lượng khá cao. Ví dụ: 耳听为虚, 眼见为实 (tai nghe là giả, mắt
thấy là thật), 眼过千遍,不如手过一遍 (mắt nhìn qua nghìn lượt
không bằng tay sờ một lần), 人心齐, 泰山移 (lòng người tề tựu, dời
được Thái Sơn), 家有一心, 有钱买金 (trong nhà đồng lòng, có tiền
mua vàng). Là loại hình thái ý thức mang tính giáo dục, cho nên có
những lúc Ngạn ngữ tiếng Hán đã bị tầng lớp thống trị trong xã hội cũ
lợi dụng để lừa gạt, giáo huấn người dân tuân thủ theo những luật lệ hà
khắc, lễ giáo chậm tiến bộ, những qui định bất công để chúng dễ bề cai
trị. Ví dụ: 女人辫子长, 见识短/đàn bà bím tóc thì dài, kiến thức thì
ngắn. 天下最毒妇人心/trong thiên hạ lòng dạ đàn bà là độc địa nhất.
Khi vận dụng Ngạn ngữ, chúng ta nên có thái độ phân tích, tiếp thu
tinh hoa, gạn bỏ cặn bã để ngôn ngữ được trong sáng, lành mạnh hơn.
Ngạn ngữ mang tính trào phúng, châm biếm, đả kích những thói
hư tật xấu, lên án những bất công trong xã hội. Ví dụ: “狗嘴里吐不出
象牙/trong mõm chó không thể khạc ra được ngà voi (kẻ xấu không
thể nói ra những lời tử tế)” ...
Ngạn ngữ tuy là những cụm từ cố định, nhưng tùy theo từng hoàn
cảnh cụ thể mà có thể thêm, bớt hay thay đổi cho câu văn được phong
phú, sinh động hơn. Ví dụ: “ 心急吃不了热粥 /thiếu lòng kiên nhẫn
không ăn được cháo nóng (không có lòng kiên trì khó làm được việc
lâu dài)” vốn là câu “心急吃不了热豆腐/thiếu lòng kiên nhẫn không
ăn được đậu phụ nóng”.
2.2. Nghiên cứu về số lượng của từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ
cố định tiếng Hán
2.2.1. Ngữ cố định sử dụng một từ chỉ bộ phận cơ thể
眉毛/lông mày: 火烧眉毛/lửa đốt lông mày: tình hình nguy cấp.
眼/mắt: 红眼病/bệnh đau mắt đỏ: thói đố kỵ, 睁一只眼,闭一只
眼/mở một mắt, nhắm một mắt: cố tình làm ngơ.
鼻孔/lỗ mũi: 一个鼻孔出气/hơi ra từ môt lỗ mũi: giống nhau, 鼻
孔朝天/lỗ mũi hướng lên trời (từ cao tự đại).
脑袋/đầu óc: 榆木脑袋/đầu óc gỗ du (tư tưởng bảo thủ).
手腕/cổ tay: 耍手腕/khua lắc cổ tay (giở chiêu; giở thủ đoạn).
巴 掌 /bàn tay: 一 个 巴 掌 拍 不 响 /một bàn tay vỗ không thành
174
tiếng: một cây làm chẳng nên non.
脚/chân: 四脚朝天/bốn chân hướng lên trời: chổng bốn vó lên trời
(chết).
腰/eo: 站着说话不腰痛/đứng nói mà eo không đau: nói như rồng
leo làm như mèo mửa; lời nói thoát li hiện thực.
肚子/bụng: 宰相肚子里能撑船/trong bụng Tể tướng có thể chống
thuyền (lòng bao dung).
2.2.2. Ngữ cố định sử dụng hai từ chỉ bộ phận cơ thể có nghĩa độc
lập
眉毛/lông mày, 胡子/râu: 眉毛, 胡子一把抓/lông mày, râu cùng
túm một lúc (túm gọn).
鼻子/mũi, 眼睛/mắt: 鼻子不是鼻子, 眼睛不是眼睛/mũi không
phải là mũi, mắt không phải là mắt (đầu cua tai nheo), 横挑鼻子竖 挑
眼/ngang thì chọn mũi dọc thì chọn mắt (bắt bẻ, vặn vẹo; bới lông tìm
vết).
眉/lông mày, 眼/mắt: 不知眉眼高低/không biết sự cao thấp của
lông mày và mắt (không biết trời cao đất dày).
嘴/miệng, 心/tim: 刀子嘴豆腐心/miệng dao tim đậu phụ (miệng
nói cứng nhưng lòng yếu mềm).
胳膊/bắp tay, 大腿/đùi: 胳膊拗不过大腿/bắp tay không ghìm nổi
đùi (yếu trâu còn hơn khỏe bò).
皮/da, 肉/thịt: 皮笑肉不笑/da cười thịt không cười (vẻ cười nham
hiểm).
2.2.3. Ngữ cố định sử dụng hai từ chỉ bộ phận cơ thể tạo thành một
chỉnh thể nghĩa mới
面目/mặt mắt: 面目可憎/mặt mũi đáng ghét
心胸/tim ngực: 心胸开阔/ tim ngực (tấm lòng) rộng mở (tấm lòng
rộng mở).
心肝/tim gan: 娘的心肝/tim gan (tâm can) của người mẹ, 毫无 心
肝/không chút tim gan (tâm can).
心腹/tim bụng: 心腹之人/người tim bụng (tâm phúc), 心腹之患/
họa tim bụng (tâm phúc).
手足/tay chân: 手足之情/tình tay chân (tình như anh em).
手脚 tay chân: 手脚麻利/tay chân nhanh nhẹn, 做手脚/làm tay
chân (tay sai; chó săn).
身手 /thân tay: 身手不凡 /thân tay không bình thường (thân thủ
phi phàm).
175
骨肉/xương thịt: 亲骨肉/tình thân xương thịt (cốt nhục).
2.2.4. Ngữ cố định sử dụng ba từ hoặc trên ba từ chỉ bộ phận cơ thể
骨, 面, 心/cổ ... mặt ... tim: 画龙画虎难画骨, 智人智面不知心/
vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết tim (lòng
người khó tỏ, nước bể khó đo).
眼, 眼, 眼/mắt ... mắt ... mắt: 龙眼识珠, 凤眼识宝, 牛眼识青草/
mắt rồng biết được châu ngọc, mắt phượng biết được vật báu, mắt trâu
biết được cỏ xanh.
心, 卵, 皮/tim ... trứng ... da: 人多心不齐, 鹅卵石挤掉皮/người
đông tim không đồng nhất, trứng ngỗng đá lèn rụng lông (người đông
khó đồng thuận).
拳, 拳, 手/nắm đấm ... nắm đấm ... tay: 好汉不敌双拳, 双拳不 敌
四手/hảo hán không địch nổi nắm đấm của hai đối thủ, hai tay không
địch nổi bốn tay (hai đánh một chẳng chột cũng què).
手心, 肉, 手背, 肉/lòng bàn tay ... thịt ... mu bàn tay ... thịt: 手心
是肉, 手背也是肉/lòng bàn tay là thịt, mu bàn tay cũng là thịt (anh
em một nhà).
2.3. Nghiên cứu về nội hàm văn hóa Trung Quốc qua vị trí và chức
năng các từ chỉ bộ phận cơ thể hiện diện trong ngữ cố định
Ngữ cố định cũng đảm nhận chức năng chung của ngôn ngữ là lưu
trữ, truyền tải văn hóa. Thông qua Ngữ cố định tiếng Hán, bức tranh
về xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, cộng đồng văn hóa dân tộc,
truyền thống, phong tục, tập quán, điều kiện sống, môi trường sống,
đặc điểm tâm lý, tư duy của dân tộc của dân tộc Trung Hoa đã được
thể hiện một cách rõ nét qua các chủng loại Ngữ cố định, trong đó có
sự hiện diện của ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể.
2.3.1. Nội hàm văn hóa Trung Quốc trong các ngữ cố định có từ chỉ
bộ phận cơ thể
2.3.1.1.Miêu tả nền văn hóa đa dân tộc
Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc (56 dân tộc khác nhau), để
có sự thống nhất như ngày nay, Trung Quốc đã trải qua lịch sử năm
nghìn đấu tranh nội bộ. Sự tập trung thể hiện rõ nét qua đặc trưng văn
hóa với vai trò chủ đạo của nền văn hóa Hán trong một quốc gia đa
dân tộc. Ví dụ trong ngữ cố định của dân tộc Hán có câu “ 强中有强
中手/三人行必有我师/trong những kẻ mạnh sẽ có kẻ mạnh nhất/ba
người cùng đi ắt có một người là thầy” khuyên răn rèn rũa đức tính
khiêm tốn, trong ngữ cố định của dân tộc Mông Cổ cũng có cách nói
176
“人群里有聪明人 , 高山里有金和银 /trong đoàn người sẽ có một
người thông minh, trên núi cao có vàng có bạc”. Qua đây cũng thấy
được sự đa dạng văn hóa của các dân tộc Trung Hoa.
2.3.1.2. Sự giao lưu văn hóa Trung Hoa với các nền văn hóa khác
Mặc dù mỗi một dân tộc có điều kiện sống và bối cảnh lịch sử
khác nhau, nhưng tư duy con người cũng ít nhiều có những đặc điểm
tương đồng nhau, bên cạnh đó hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái,
thời tiết, khí hậu, mùa vụ trong năm và một số nét sinh hoạt trong
cuộc sống, nhận thức về thế giới khách quan của mọi người... cũng có
những sự giống nhau nhất định. Trong sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa
giữa Trung Quốc và các nước khác được thể hiện qua sự thu nạp các
ngữ cố định của nước khác vào trong tiếng Hán và sự xuất hiện ngữ cố
định tiếng Hán trong ngôn ngữ của nước khác. Ví dụ sự thu nạp các
Ngạn ngữ Mông Cổ:
“群众眼里亮如星/con mắt của quần chúng sáng như sao (tai mắt
quần chúng thông tỏ nhất)”, “群众的嘴, 能说干海水/miệng của quần
chúng, có thể nói cạn nước biển (dễ một lần không dân cũng chịu, khó
vạn lần dân liệu cũng xong)”.
Sự giống nhau trong nhiều câu thành ngữ, quán ngữ và ngạn ngữ
giữa tiếng Hán và tiếng Triều Tiên.
Ví dụ: “面皮如牛皮一样厚/da mặt dày như da bò: mặt dày mày
dạn”, “脸皮比地皮厚/da mặt dày hơn đất: mặt dày mày dạn” (tiếng
Triều Tiên).
“脸皮比城墙厚/da mặt dày hơn tường thành: mặt dày mày dạn”,
“面比靴皮肤厚/mặt dày hơn da ủng: mặt dày mày dạn” (tiếng Hán).
“脸上抹黑/quệt đen trên mặt: làm mất thể diện”, “朝自己的脸上
唾沫/nhổ nước bọt vào mặt mình” (tiếng Triều Tiên).
“ 往 脸 上 抹 灰 /quệt màu xám vào mặt”/ 丢 脸 : làm mất thể diện
(tiếng Hán).
“舌头底下压死人/dưới lưỡi đè chết người” (tiếng Hán và tiếng
Triều Tiên).
Phật giáo Ấn Độ cũng được truyền bá vào Trung Hoa và dung hòa
vào Phật giáo của Trung Hoa. Ví dụ “回头是岸/quay đầu lại là bờ: hối
cải còn kịp”, “ 口佛心蛇 /khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ
dao găm”.
Qua đây chúng ta cũng nhìn nhận ra được sự giao lưu, truyền bá
văn hóa giữa Trung Quốc với các nước khác đã được ghi nhận vào
trong cuộc sống, tâm tư tình cảm của người dân Trung Quốc. Chỉ đạo
177
những hoạt động đối nhân xử thế trong đời sống của người dân.
2.3.1.3. Lịch sử phát triển kế thừa, liên thông của dân tộc Trung Hoa
Trong diễn tiến của lịch sử xã hội loài người, các nền văn hóa và
các thành tố văn hóa không ngừng được xuất hiện, bổ sung về nội
dung, tuy vậy cũng có những nền văn hóa đã bị mất đi, hoặc gián đoạn,
phát triển không liền mạch. Sự liền mạch, kế tiếp lịch sử của dân tộc
Trung Hoa được thể hiện rõ nét qua các ngữ cố định. Ví dụ câu nói “挂
羊头, 卖狗肉/悬羊头, 卖狗肉” (treo đầu dê, bán thịt chó) vốn là câu
nói ví với sự tạo dựng chiêu bài giả, không đúng với thực tế để lừa dối
mọi người. Xuất xứ câu nói này được viện dẫn từ bài “ 宴子春秋~ 内
篇杂下一” (Yến tử xuân thu - nội thiên tạp hạ nhất) của thời Xuân
thu chiến quốc: “君使服之于内, 而禁之于外, 犹悬牛首于门, 而卖马
肉于内也.” (bên trong thì quân vương sử dụng nó, nhưng bên ngoài
thì lại cấm sử dụng, giống như là treo đầu trâu trên cửa, nhưng bên
trong lại bán thịt ngựa). Đời nhà Minh có bài “渔樵 闲话” (ngư tiêu
nhàn thoại), viết “悬羊头, 卖狗肉, 胡枝叶. 名不正, 言不顺. 根脚趄.”
(treo đầu dê, bán thịt chó, cành lá hồ. Danh bất chính, ngôn bất thuận,
nền móng nghiêng). Đến thời hiện đại, Mao Trạch Đông đã từng chỉ
trích những người theo phe bảo thủ là “新民主主义的宪政” (Hiến
pháp chính trị chủ nghĩa dân chủ mới): “中国 现在的顽固派, 正是 这
样. 他们口里的宪政, 不过是‘挂羊头, 卖狗 肉” (phe bảo thủ hiện
nay ở Trung Quốc chính là như vậy. Hiến pháp chính trị là trong cửa
miệng họ nói ra, nhưng chẳng qua chỉ là ‘treo đầu dê, bán thịt chó’ mà
thôi). Nhà văn Quách Mạt Nhược cũng viết “ 泰戈尔来华的我见”
(Tôi gặp Taigeer tại Trung Quốc): “在我们凡百事情都是羊头狗肉的
中国, 一切原则则都要生出例外.” (trong hàng nghìn sự việc treo đầu
dê bán thịt chó - vàng thau lẫn lộn thường ngày ở Trung Quốc, tất cả
các nguyên tắc đều có thể xuất hiện những trường hợp ngoại lệ), đến
nay, câu nói xuyên suốt lịch sử này vẫn được người dân Trung Quốc sử
dụng trong giao tiếp. (“Đại từ điển Thành ngữ tiếng Hán”. Tr.1469).
Như trên đã nói mọi phương diện của xã hội đều được phản ánh
trong ngôn ngữ trong đó có lịch sử phát triển của dân tộc như: lịch sử
diễn biến xã hội, chế độ chính trị xã hội, tôn pháp và quan niệm đạo
đức ít nhiều đều được lưu lại dấu tích trong ngữ cố định, chính điều đó
làm cho ngữ cố định có tính lịch sử. Và như vậy khi chúng ta nghiên
cứu, sử dụng tục ngữ sẽ ít nhiều được chứng kiến dấu ấn, diễn biến
lịch sử xã hội. Ví dụ:
“民心爱即天心”/lòng dân yêu tức là lòng ông trời (chở thuyền
178
là dân, lật thuyền cũng là dân).
“足寒伤心, 民怨伤国”/chân lạnh thì sẽ tổn hại đến tim, dân
oán thì sẽ nguy hại đến vận nước.
2.3.1.4.Đời sống xã hội cộng đồng Trung Hoa
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội phản ánh tư duy của con
người, mà trong ngôn ngữ thì ngữ cố định là bộ phận mang đậm nét
văn hóa dân tộc. Vì vậy càng có thể nói rằng ngữ cố định gắn bó chặt
chẽ với xã hội, hay nói khác đi ngữ cố định mang tính xã hội.
Ngữ cố định phản ánh nhận thức của con người với tất cả các mặt
của đời sống xã hội như lịch sử, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, thẩm
mỹ, giáo dục, đạo đức luân lý, tâm lí, phương thức tư duy, từ một hiện
tượng tự nhiên, một quy luật tồn tại của thế giới khách quan, đến các
phương thức sản xuất ...
Ví dụ: “人有脸, 树有皮, 没脸没皮没出息”/người có bộ mặt,
cây có vỏ/da, không có bộ mặt không có da thì không có tương lai. Ý
nói “thể diện” là rất quan trọng.
“头要冷, 心要热”/cái đầu thì cần phải lạnh, trái tim thì cần phải
nóng. Diễn đạt ý cần tỉnh táo, xử trí công việc theo tình huống.
“学习多了心自明”/học được nhiều rồi thì trong lòng tự biết. Có
nghĩa là: mình tự biết về sự hiểu biết của mình.
“脚跑不过雨, 嘴强不过理”/chân chạy không nhanh được bằng
mưa, miệng mạnh không thắng nổi lý lẽ. Có nghĩa: lý lẽ là quan trọng.
2.3.1.5. Đặc trưng văn hóa tâm lý dân tộc Trung Hoa
Đặc trưng văn hóa tâm lý dân tộc Trung Hoa được đúc kết trong
các Ngữ cố định dưới đây:
Quan niệm đạo đức luân lí thuộc về văn hóa bề sâu của một dân
tộc. Từ bao đời nay, tôn ti, trật tự xã hội, kính trên nhường dưới đã ăn
sâu vào phương thức đối nhân xử thế của người Trung Quốc ... Do vậy
người Trung Quốc thường hiếu kính chăm lo săn sóc cha mẹ, tôn
trọng bề trên, tôn trọng những người cao tuổi. Lễ giáo ngày xưa đã qui
định. Sự coi trọng truyền thống, gốc rễ, hướng về cội nguồn, coi trọng
tôn ti trật tự trong xã hội, đó chính là cái gốc của một xã hội ổn định.
Vì vậy Đạo trung quân, dường như đã ăn sâu bám rễ vào tâm thức của
người Trung Quốc. Ví dụ:
忠心贯日/lòng trung thành mãi mãi (lòng trung son sắt), 忠肝 义
胆/trung gan nghĩa mật (lòng trung son sắt), 忠心耿耿/lòng trung son
sắt (lòng trung son sắt), 披心沥胆 /khoác tim dốc mật (lòng trung son

179
sắt).
“有头有尾”/có đầu có đuôi (kiên trì đến cùng).
“狐死头归山”/cáo chết đầu quay về núi: lá rụng về cội; hướng
về cội nguồn (con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không
quên gốc tích của mình).
“不听老人之言, 吃亏在眼前”/không nghe lời của người già, bị
thiệt thòi sẽ ở trước mắt: cá không ăn muối cá ươn; con không nghe
lời cha mẹ trăm đường con hư.
Bản tính của người Trung Quốc là cần cù, giàu nghị lực, tiết kiệm,
sẵn sàng nhường nhịn đối phương ... phản ánh sự ảnh hưởng của Đạo
Trung Dung ở Trung Quốc.
Ví dụ: “君子不度小人心”/quân tử không so bì với lòng kẻ tiểu
nhân.
Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến ảnh hưởng của Phật giáo thể
hiện qua quan hệ xử thế với lòng nhân đạo, từ bi.
Ví dụ: “伸手不打笑脸人”/giơ tay ra không nỡ đánh người có
nét mặt cười (đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại).
“回头是岸”/quay đầu lại là bờ (hối cải).
Tiền tài, địa vị xã hội được mọi người đặc biệt chú ý tới, vì vậy có
những cách diễn đạt sau:
“纱帽底下无穷汉, 情人眼里出西施”/dưới áo mũ ô sa không có
kẻ nghèo, trong con mắt người tình sẽ đẹp như Tây Thi (làm quan
không sợ nghèo, yêu nhau chín bỏ làm mười).
背紫腰金/lưng tím eo vàng (làm quan to).
“戴上纱帽嘴就歪”/đội mũ ô sa lên miệng sẽ nói lệch: miệng
quan trôn trẻ.
Thực hiện xã hội bình quyền nam-nữ. Dấu ấn của hệ tư tưởng
trọng nam khinh nữ.
Ví dụ:“女人辫子长,见识短”/đàn bà đuôi tóc thì dài, kiến thức
thì ngắn.
Trung Quốc vốn phát triển lên từ một quốc gia có nền sản xuất
nông nghiệp, từ ngày xưa người dân Trung Quốc đã dựa vào đất đai
canh tác để sinh sống, nên họ đặc biệt quí trọng và yêu quí đất đai.
Cho dù ở nơi nào, người dân Trung Hoa cũng biết sử dụng đất đai để
trồng cấy, kinh doanh.
Ví dụ: “口饮的清水如玉液, 脚踏的土地如黄金”/nước sạch
miệng uống giống như nước hạt ngọc, đất đai chân đặt lên giống như
vàng.
180
“身不离土, 手不离锄”/thân không rời khỏi đất, tay không rời
khỏi cuốc.
Tóm lại, ngữ cố định tiếng Hán có chứa từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
đã khái quát được một số biểu hiện đặc trưng cơ bản của nền văn hóa
Trung Hoa, trong đó miêu tả rõ nét lịch sử, xã hội, tâm lý, tư tưởng ý
thức, đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân Trung
Hoa.
2.3.2. Ngữ cố định tiếng Hán xuất hiện theo vị trí từ chỉ bộ phận cơ
thể và đặc trưng văn hóa Trung Quốc
Khi tách riêng Ngữ cố định tiếng Hán có chứa các từ chỉ bộ phận
cơ thể để phân nhóm khảo sát, các đặc trưng văn hóa Trung Quốc
được biểu hiện như sau:
2.3.2.1. Ngữ cố định với các từ chỉ ngoại hình cơ thể
Trong tiếng Hán, người ta thường dùng các từ chỉ các bộ phận cơ
thể nói chung và các từ trên khuôn mặt nói riêng để miêu tả ngoại
hình. Bao gồm:
(1) Ngữ cố định có các từ chỉ bộ phận đầu
Là bộ phận trên cùng trong cơ thể người và động vật, người Trung
Quốc luôn luôn quan niệm rằng bộ phận đầu là cơ quan chỉ huy tối
cao nhất. Đầu là phần phía trên cùng nhất trên cơ thể con người và
động vật. Trên đầu còn có các bộ phận như miệng (mồm), mũi, má,
cằm, mắt, tai, trán, não bộ ... Có thể nói đầu là cơ quan tổng chỉ huy
tất cả các giác quan và các bộ phận trên cơ thể con người và là đầu
mối chỉ huy tất cả các hoạt động hành vi cùng các chức năng sinh lý
của con người và động vật, đặc biệt là trí tuệ, tư duy và ngôn ngữ vốn
chỉ có ở con người cũng được quyết định bởi đại não - phần mà mọi
người vẫn nói là “Nơi linh thiêng tối quan trọng của con người”.
Những đặc điểm trên chủ yếu được thể hiện thông qua bộ não kiệt
xuất và độc đáo của con người. Có thể nói, đầu là phần quí giá nhất
trên toàn bộ cơ thể con người. Trong các cuộc chiến tranh ngày xưa,
đầu của kẻ thù bị khi cắt xuống trong con mắt nhìn nhận của người
xưa không chỉ có ý nghĩa lý tính và đơn thuần, mà còn có giá trị rất
lớn về mặt tinh thần, về cán cân lực lượng, về cả vận mệnh của kẻ thù.
Trong cuộc sống, người dân đặc biệt coi trọng bộ phận đầu, coi đầu là
điểm khởi đầu của tất cả vạn vật trên thế gian, là cội nguồn của mọi
hoạt động. Trong tiếng Hán, đầu đã được bổ sung ý nghĩa văn hóa rất
đặc biệt. Ví dụ đầu được coi là “thứ nhất”, là đại diện cho toàn bộ cơ

181
thể người. Chính vì vậy, Thành ngữ tiếng Hán đã ghi nhận lại ý nghĩa
này rất rõ nét. Ví dụ: 改头换面/thay đầu đổi mặt: thay da đổi thịt, 出
头露面/xuất đầu lộ diện.
Ngoài ra còn có một số nét biểu hiện sau:
Đầu: Hình dung sự dũng mãnh, kiên cường: 铜头铁额/đầu đồng trán
sắt (dũng mãnh can trường, tên đạn không chạm nổi đến da thịt).
Hình dung sự lặp lại: 头上安头/trên đầu lắp đầu (lặp lại gây rườm
rà).
Các nghĩa khác: 头痛医头, 脚痛医脚/Đầu đau chữa đầu, chân
đau chữa chân (đau đâu chữa đấy; có bệnh gì trị bệnh ấy).
白 头 偕 老 /bạc đầu cùng già (sống cùng nhau đến đầu bạc răng
long).
浪子回头/lãng tử quay đầu (hối cải; cải tà qui chính).
Mặt: Ví với tình cảm bị rạn nứt, tranh chấp cãi vã lẫn nhau, sử dụng
cách diễn đạt: 抓破脸/nắm mặt rách.
Miêu tả sự sợ hãi: 面如土色/mặt như màu đất: vẻ mặt tái mét.
Hình dung diện mạo (đẹp/oai phong uy vũ) con người: 面如 冠
玉/mặt như đội ngọc (diện mạo đàn ông khôi ngô, tuấn tú).
Ví với mối quan hệ nhân quả: 举石而面红/nhấc đá mà mặt đỏ.
Các nghĩa khác: 面红耳赤/mặt hồng tai đỏ: mặt đỏ tía tai.
面 目 全 非 /mặt mắt toàn không (hoàn toàn thay
đổi).
面目一新/mặt mắt mới hết (thay đổi hình dáng).
脸软心慈/mặt mềm tâm từ (lòng thánh thiện).
嬉皮笑脸 da vui mặt cười (vẻ mặt vui tươi).
Tai: Tai là cơ quan thính giác của người và động vật, là kênh nắm bắt
thông tin quan trong của con người. Vì vậy, tai thường được ví như
“ngôn ngữ”, “âm thanh”, “thông tin”, “tin tức”.
Ví với sự cùng liên quan tới nhau: 扯着耳朵腮颊动/kéo tai quai
hàm má cũng động.
Chỉ việc dò la tin tức, thông tin tình báo cho người khác: 做耳目/
làm tai mắt.
Ví với việc lúc thường không chịu chuẩn bị trước, nước đến chân
rồi mới vội vàng ứng phó: 大姑娘临上轿穿耳朵眼-----来不及/gái
luống tuổi sắp lên kiệu hoa mới đeo khuyên tai --- không kịp.
Các nghĩa khác: 面红耳赤/mặt đỏ tía tai. 耳闻目睹/mắt thấy tai
nghe. 耳软心活/tai mềm tim hoạt (nhẹ dạ cả tin).
Trán: Ví với sự mạo phạm liều lĩnh: 大王额上捏汗/quệt mồ hôi trên
182
trán đại vương (gan to tày trời).
Các nghĩa khác: 额手称庆 /giơ tay lên trán tỏ vẻ vui mừng (vui
mừng khôn xiết; mừng quýnh lên; vung tay mừng rỡ). 焦头烂额/cháy
đầu nát trán: sứt đầu mẻ trán (chỉ người bị thương hoặc bị công kích
nặng nề).
Mắt: Mắt là cơ quan thị giác của người và động vật, là cửa sổ tâm hồn
của con người. Nhờ có mắt mà con người vừa có thể nhìn thấy được
thế giới muôn màu muôn vẻ xung quanh chúng ta, lại vừa có thể biểu
đạt được thế giới nội tâm vui-buồn-yêu-ghét của chính mình. Mắt có
một vị trí nhất định trong tâm lý sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Trung
Hoa, đây là một trong những bộ phận cơ thể được sử dụng tương đối
nhiều. Mắt có ý nghĩa tượng trưng rất sinh động, rất giàu hình tượng.
Trước hết với vị trí quan trọng trong các bộ phận cơ thể, mắt có thể
đại diện cho “kiến thức”, “tình cảm” và “hành động” của con người.
Hình dung tầm nhìn thiển cận: 目 光 如 豆 /ánh mắt như hạt đậu
(tầm mắt hạn hẹp; kiến thức nông cạn). 眼皮子浅/da mắt nụng (tầm
mắt hạn hẹp; kiến thức nông cạn).
Hình dung ánh mắt trong sáng: 目 光 如 镜 /ánh mắt như gương
(mắt sáng như gương; kiến thức sâu rộng; kiến thức uyên bác).
Với ánh mắt sáng quắc, có thể hình dung ra được khí thế thịnh
vượng, kinh nghiệm, học vấn của con người: 目光如炬/mắt sáng như
đuốc (con mắt tinh tường; kiến thức sâu rộng; kiến thức uyên bác). 眼
光远大/ánh mắt xa rộng: nhìn rộng trông xa. 眼皮子高/da mắt cao:
nhìn rộng trông xa. 眼力过 人 /tầm mắt hơn người (thông minh hơn
người).
Với ánh mắt lấm la lấm lét như mắt chuột, có thể hình dung ra
được những hành vi bất chính của con người: 目光如鼠/ánh mắt như
mắt chuột (tầm nhìn hạn hẹp; kiến thức nông cạn; làm việc không
đường hoàng).
Ví với việc loại bỏ những kẻ thù của mình: 眼中拔钉/nhổ đinh
trong mắt: nhổ được cái gai trong mắt (loại bỏ được đối thủ).
Ví với việc thông qua nói chuyện và quan sát để tìm hiểu được về
chân tướng của con người hoặc của sự vật: 眼 是 观 宝 珠 /có mắt để
nhìn ngắm ngọc quí (hiểu được giá trị), 嘴是试金石/miệng là hòn đá
thử vàng (biết được sự vật).
Ví với sự tham lam tiền của: 见钱眼开/nhìn thấy tiền là mắt sáng
ra (quá coi trọng tiền bạc).
Ví với việc đối đãi đầy thiện ý: 佛 眼 相 看 /mắt phật cùng nhìn
183
nhau (cái nhìn thiện cảm).
Các nghĩa khác: 耳目一新/mắt mũi đều mới (lạ mắt lạ tai; cảm
giác mới mẻ)/眼高手低/mắt cao tay thấp: nói như rồng leo làm như
mèo mửa (yêu cầu bản thân thì cao, nhưng năng lực thực tế thì thấp)/
眼明手快/mắt sáng thay nhanh: nhanh tay lẹ mắt (thị lực tốt, động tác
nhanh).
Mũi: Mũi là cơ quan khíu giác và hô hấp trao đổi ô-xi của người và
các động vật cao cấp. Cũng giống như mắt, mũi nằm ở vị trí hiển thị
rõ nét trên khuôn mặt. Mũi to hay nhỏ, mũi dẹt hay hếch, chúng ta
ngay lập tức nhìn nhận ra ngay. Vì mũi nằm ở chính giữa gương mặt,
nên mũi có tác dụng giữ sự cân đối, hài hòa cho gương mặt. Nếu một
khuôn mặt có chiếc mũi không phù hợp, thì gương đó sẽ mất đi sự cân
đối. Cơ thể người trao đổi không khí với bên ngoài thông qua hai lỗ
mũi, vì vậy người Trung Quốc quan niệm rằng nếu hai người tâm đầu
ý hợp, tư tưởng, tình cảm và hành động đồng nhất, thì sẽ giống như
hơi thở được thông qua cùng một lỗ mũi.
Khi châm biếm hai người hoặc nhiều người có cách nói năng,
hành động dập khuôn y hệt như nhau, ngữ cố định tiếng Hán diễn đạt:
一 个 鼻 子 眼 儿 里 出 气 /hơi cùng ra từ một lỗ mũi: giống nhau như
đúc; cá mè một lứa.
Ví với lời nói cụ thể, sinh động, gần với thực tế: 有鼻子有眼睛/
có mũi có mắt (có mắt có mũi hẳn hoi; có căn cứ hẳn hoi; nghe cứ
như thật).
Ví với việc nếu không gặp phải trở ngại sẽ không chuyển ý: 不撞
鼻 子 不 回 头 /không đập mũi vào thì không quay lại (chưa thất bại
chưa buông xuôi).
Ví với việc cố tình tự lừa dối bản thân mình: 捏着鼻子哄眼睛/vê
mũi dỗ mắt (tự mình lừa mình).
Ví với sự việc thứ yếu lại vượt lên trên sự việc chính, đây là một
nghịch lý hoang đường: 鼻 子 大 于 脸 /mũi to hơn mặt (nghé to hơn
trâu).
Mồm (miệng): Mồm (miệng) là cơ quan để ăn, uống giúp duy trì sự
sống của người và động vật. Trong khoang miệng có răng để nhai nát
thức ăn hỗ trợ cho tiêu hóa. Miệng còn là cơ quan phát âm, giúp cho
con người phát ra tiếng nói để biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình.
Trong ngữ cố định tiếng Hán, mồm (miệng) được ví như là cơ quan
truyền đạt lời nói nhanh nhạy nhất của con người: 人口如风/miệng
người như gió (miệng người gió thổi), 嘴快如风/miệng nhanh như gió
184
(miệng người gió thổi).
Hình dung sự thận trọng, giữ bí mật trong lời ăn tiếng nói: 守口
如瓶/giữ miệng như bình: ngậm miệng như hến; miệng kín như bưng.
Ví với sự chân thành cởi mở, kể rõ ngọn ngành sự việc: 开口见
喉咙/mở miệng nhìn thấy họng (nói như cởi tấm lòng; dốc bầu tâm
sự), 开 口 见 心 /mở miệng nhìn thấy tim (nói như cởi tấm lòng; dốc
bầu tâm sự).
Ví với sự không tham lam những cái lợi nhỏ, không gây ra những
chuyện thị phi: 不 吃 鱼 , 嘴 不 腥 /không ăn cá, miệng không tanh
(không có lửa thì không có khói).
Ví với lời nói ra tuy rất hay, nhưng lại ẩn chứa sự hiểm độc trong
đó: 佛口蛇心/miệng phật tim rắn: miệng nam mô, bụng bồ dao găm
(miệng nói từ bi nhưng lòng dạ hiểm độc).
Ví với những người vạch ra quyết sách thì rất nhẹ nhàng, an nhàn,
nhưng những người thực hiện thì lại rất phải vất vả, mệt nhọc: 文官动
动嘴, 武官跑断腿/quan văn động đậy cái miệng, quan võ chạy rạc
cẳng (lời nói nặng tựa ngàn cân).
Ví với việc giáo điều lý thuyết, nói ra thì đao to búa lớn, nhưng
làm thì lại yếu ớt, kém hiệu quả: 嘴硬骨头酥/miệng cứng xương giòn
(nói như rồng leo làm như mèo mửa; miệng cứng chân run).
Các nghĩa khác: 七嘴八舌/bảy miệng tám lưỡi: mồm năm miệng
mười; miệng mép tép nhảy; 口 惠而实不至 /miệng hứa suông nhưng
không thực hiện (ân huệ đầu môi chóp lưỡi; chỉ nói miệng; hứa suông).
Lưỡi: Lưỡi là cơ quan vị giác, đồng thời cũng là một trong các bộ
phận phát âm của người và động vật. Nếu như lưỡi có khuyết tật, dù là
rất nhỏ thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất giọng của lời nói. Vì vậy, lưỡi
được coi là “trợ thủ” tốt nhất của lời nói. Có những lúc, sự an nguy
tính mạng, sự thành bại trong công việc đều được quyết định bởi ba
tấc lưỡi đưa ra lời nói. Người Trung Quốc thường dựa vào lưỡi để làm
một trong những tiêu chuẩn đánh giá thế giới nội tâm, kiến thức, năng
lực và phẩm chất đạo đức của một người.
Việc nói lời không giữ lời được ví như: 女人舌头上没骨头/đầu
lưỡi của đàn bà không có xương (lời nói gió bay).
Chỉ việc bắt giữ người của đối phương để khai thác tin tức: 抓舌
头/tóm đầu lưỡi (khai thác thông tin đối phương từ tù binh).
Ví với tài ăn nói, hùng biện, tập trung đi vào nội dung: 舌剑 唇
枪/lưỡi gươm môi súng (tranh luận kịch liệt; biện luận sôi nổi), 巧舌
如簧/lưỡi khôn như lò xo (có tài ăn nói, thuyết phục).
185
Ví lời đồn đại từ miệng lưỡi đưa ra là vô cùng nguy hại: 赤舌 烧
城/lưỡi không đốt thành: miệng lưỡi rắn độc. 赤舌如火, 足以烧城/
lưỡi không như lửa, đủ để đốt cháy thành (lời nói nặng tựa ngàn cân;
miệng lưỡi rắn độc).
Cằm: Ví với quan hệ mật thiết, gắn bó không tách rời: 唇不离腮/môi
không rời cằm (liền một khúc ruột).
Môi: 唇齿相依/môi răng nương tựa vào nhau (gắn bó khăng khít; gắn
bó như môi với răng); 唇 亡 齿 寒 /môi hở răng lạnh: máu chảy ruột
mềm (quan hệ mật thiết; gắn bó khăng khít).
Răng: Ví với sự chắt chiu, cần kiệm: 牙齿上刮下来的/cạo ra từ răng
(tích cóp được).
Chỉ sự nói chuyện dông dài: 闲 打 牙 / 闲 磕 牙 /nhàn rỗi thì nhay
răng (ngồi lê mép lẻo; ngồi buôn dưa lê).
Ví với sự chịu đựng, nhẫn nhục mặc dù phải chịu oan ức quyết
không thèm phân trần, giải thích: 打落牙齿向肚中咽/đánh rụng răng
thì nuốt vào bụng (nuốt hận chịu nhục).
Các nghĩa khác: 咬牙切齿/cắn răng chặt răng: nghiến răng nghiến
lợi (cực kỳ phẫn nộ; cực kỳ giận dữ); 拾人牙慧/nhặt răng khôn người
khác (bắt chước lời người khác; học mót lặp lại; ăn mót ăn nhặt)/ 青
面獠牙/mặt xanh nanh vàng (mặt mũi hung dữ); 齿白唇红/răng trắng
môi hồng (trẻ đẹp); 伶 牙 俐 齿 /răng lanh lợi: nhanh mồm nhanh
miệng; miệng mồm lanh lợi; khéo ăn khéo nói.
Thông qua các Ngữ cố định có chứa từ ngữ chỉ bộ phận ở Đầu,
người dân Trung Quốc đã thể hiện đầu não thống lĩnh, chỉ huy, chỉ đạo
các hoạt động chung; thể hiện diện mạo của con người; thể hiện trí
tuệ, sức khỏe, tài năng thao lược, hùng biện của con người.
(2) Ngữ cố định có các từ chỉ bộ phận thân
Vai: 肩摩毂击/vai mài chạm cốt: ngựa xe như nước, áo quần như nêm
(người đi chen chúc, xe chạy nhiều); 胁 肩 谄 笑 /ép vai cười nịnh
(khúm núm quỵ lụy; nhún vai nhường nhịn).
Ngực: 成竹在胸/cây tre có sẵn trên ngực)/胸有成竹/ngực có sẵn cây
tre; 捶胸顿足/捶胸跌脚/đập ngực giậm chân (cực kỳ đau khổ, uất hận).
Bụng: Bụng xuất hiện trong các ngữ cố định tiếng Hán không đơn
thuần chỉ “phần bụng” của người hoặc động vật nữa, mà nó biểu thị tư
duy, tình cảm, tâm tình, tính cách của một con người.
Hình dung sự đau khổ cùng cực: 无肠可断/không có ruột để đứt
(cực kỳ đau khổ).
Ví với tính cách thẳng thắn, bộc trực của con người: 一根肚肠 通
186
到底/ruột thông suốt bụng: thẳng ruột ngựa.
Ví với nhu cầu, khả năng hạn hẹp: 鼠肚鸡肠/bụng chuột ruột gà
(hẹp hòi thiển cận; bụng dạ như lỗ kim).
Ví với sự thiếu kinh nghiệm thực tiễn, không nắm hết được chỗ
khó khăn bất cập: 不生孩子不知道腰酸肚子疼/không sinh con không
biết lưng mỏi bụng đau.
Các nghĩa khác: 腹背受敌/bụng lưng đều có địch (bị bao vây tứ
phía; trước mặt sau lưng đều có địch); 口 蜜 腹 剑 /miệng mật bụng
kiếm: miệng nam mô bụng bồ dao găm (lòng dạ hết sức hiểm độc); 推
心置腹/đẩy tim đặt bụng (thật thà với nhau; đối xử chân thành); 牵肠
挂肚/dắt ruột treo bụng: nóng ruột nóng gan; rối ruột rối gan; canh
cánh trong lòng; nhớ thương da diết.
Lưng: Là bộ phận thân phía sau, nơi mà con người không dễ dàng nhìn
thấy được. Người Trung Quốc thường hình dung: 背水一战/lưng tựa
vào sông đánh trận (trận huyết chiến; trận tử chiến; trận sống mái;
trận quyết chiến; không có chỗ thoái lui); 虎背熊腰/lưng hổ eo gấu
(cao to lực lưỡng; người cao to khỏe mạnh); 汗流浃背/mồ hôi chảy
xuống lưng (mồ hôi đầm đìa; lưng đẫm mồ hôi; mồ hôi nhễ nhại).
Eo: 腰缠万贯/eo giắt vạn xâu tiền (tiền bạc đầy mình).
Mông: Là phần dưới thân nên khó quan sát thấy, vì thế người Trung
Quốc ví với việc chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác, mà không
nhìn nhận ra được khuyếm khuyết của chính bản thân mình. Ví dụ:
“屁股上挂镜子, 照见别人, 照不见自己”/treo gương ở mông, người
khác nhìn được, mình không nhìn được (nói người không ngẫm đến
thân; của mình Bồ Tát, của người lạt buộc). Còn ví với việc không
gây ra ảnh hưởng lớn có cách nói: “ 屁股上扎刀, 离心远哩” đâm
dao vào mông, cách tim còn xa (không bị ảnh hưởng).
Các Ngữ cố định có chứa từ ngữ chỉ bộ phận Thân thường dựng
để biểu hiện sức vóc, thể trạng, phẩm cách, tâm tính, khả năng gánh
vác công việc của con người.
(3) Ngữ cố định có các từ chỉ tứ chi (hai chân, hai tay)
Tay: Tay là phần chi trên để con người cầm nắm đồ đạc. Dung lượng
hoạt động của tay rất lớn, hàm lượng thông tin do tay truyền đạt cũng
rất lớn. Tay chỉ ra các mệnh lệnh được não bộ định ra. Ý nghĩa quan
trọng mà người dân Trung Quốc muốn thông qua các Ngữ cố định của
Tay để diễn đạt đó là ngầm chỉ một người có năng lực, giỏi giang về
một công việc hoặc giỏi về một kỹ năng nào đó; ngoài ra còn có các
nghĩa khác như chỉ những người có quan hệ thân tín, sử dụng các biện
187
pháp hay thủ đoạn, để khống chế hay nắm bắt được tình hình.
Hình dung sự kín kẽ: 手 暗 不 透 风 /tay ngầm không lọt gió (kín
như bưng; kín kẽ).
Ví với sự thân mật, gắn bó: 手掌是肉, 手心也是肉/bàn tay là thịt,
lòng bàn tay cũng là thịt (anh em một nhà).
Ví với khả năng thành thạo trong công việc với nhiều kinh nghiệm,
tay nghề cao: 斫轮老手/chặt bổ lão luyện (tay nghề lão luyện); 手到
病除/tay sờ đến là hết bệnh (y thuật cao).
Các ngữ cố định khác có liên quan đến tay như: 赤手空拳 /nắm
đấm tay không (tay không tấc sắt); 措手不及/trở tay không kịp (không
sẵn sàng; không chuẩn bị trước); 手足无措/tay chân luống cuống (vô
cùng luống cuống; không biết làm thế nào); 手忙脚乱/tay bấn chân
loạn: lúng túng như thợ vụng mất kim (chân tay lúng túng; lúng ta lúng
túng; luống cuống); 袖手旁观/khoanh tay đứng nhìn (bình chân như
vại); 情同手足 /tình như tay chân (tình như thủ túc; tình như anh em);
爱 不 释 手 /yêu không rời tay (quyến luyến không rời; không dứt ra
được); Cánh tay: 一臂之力/sức lực cánh tay (giúp một tay); 使臂使指/
sử dụng cánh tay ngón tay (chỉ đạo đâu ra đó).
Lòng bàn tay: 易如反掌/dễ như trở bàn tay; 孤掌难鸣/một bàn tay
khó tạo nên tiếng: một cây làm chẳng nên non (sức một người chẳng
làm nên việc gì); 掌 上 明 珠 /viên ngọc quý trên tay (cục cưng; con
cưng; đồ vật quý) ; Ngón tay (các đốt ngón tay): 屈指可数/gập đầu
ngón tay có thể đếm được (bấm đốt ngón tay); 了如指掌/hiểu như các
ngón trong bàn tay: rõ như lòng bàn tay; rõ từng chân tơ kẽ tóc.
Chân: là phần tiếp đất, chống đỡ cả cơ thể và giúp cho việc đi lại, vận
động của người và động vật (chi dưới). Người Trung Quốc coi là cơ sở
cho sự vận động.
Ví dụ: 插一只脚/xen một cái chân vào (tham gia); 头重脚轻/đầu
nặng chân nhẹ (cơ sở không vững vàng).
Có rất nhiều hoạt động liên quan đến các phần của chân, như: Đùi,
Đầu gối: 促膝谈心/chụm gối dốc bầu tâm sự (chụm đầu dốc bầu tâm
sự); 承欢膝下/quỳ phục vụ dưới đầu gối (phụng dưỡng cha mẹ); 奴颜
婢膝/cúi đầu uốn gối: uốn gối khom lưng (khúm núm nịnh bợ; nịnh
hót); Cẳng chân: 脚 踏 实 地 /chân đặt lên thực địa (làm đến nới đến
chốn; làm ra làm, chơi ra chơi); 举足轻重/nhấc chân nặng nhẹ (hết
sức quan trọng; có ảnh hưởng lớn; nhất cử nhất động đều có ảnh
hưởng); Gót chân: 接踵而至/nối gót mà đến (theo nhau mà đến; lũ
lượt kéo đến); 趾高 气 扬/ngón chân nhấc cao lên (vênh váo tự đắc;
188
nghênh ngang kiêu ngạo; vênh váo hống hách).
2.3.2.2. Ngữ cố định với các từ chỉ bộ phận chức năng chung của cơ
thể
(1) Tóc (lông): Lông, tóc, mày: Dùng lông mày để ví “sự việc cấp
bách”, tình cảnh rất gấp gáp. Điều này có lẽ là vì lông mày ở vị trí trên
phần đầu của mình, lại rất dễ bị đốt cháy, gây nguy hiểm đến sự an
toàn của phần đầu. Lông mày vốn không thể nói thành lời được,
nhưng dân tộc Trung Hoa đã sử dụng rất nhiều cách thay đổi hình
dáng như nhíu mày, dãn mày, dựng lông mày để biểu thị và truyền đạt
tình cảm nội tâm và các hoạt động tâm lý của con người.
Ví với sự việc, tình cảnh cấp bách: 迫 在 眉 睫 / 间 /cấp bách đến
giữa lông mày lông mi (lửa xém lông mày; vô cùng cấp bách; việc cấp
bách trước mắt); 逼近眉毛/cấp bách cận đến lông mày (lửa xém lông
mày; vô cùng cấp bách; việc cấp bách trước mắt); 千钧一发/nghìn
cân treo sợi tóc (vô cùng nguy hiểm).
Chỉ việc không thể quan sát được sắc thái mà các động tác vẫn
thích hợp: 不 知 眉 眼 高 低 /không biết mắt lông mày cao hay thấp
(chưa biết sự thể thế nào, cứ làm trước).
Chỉ đầu mối của sự việc: 眉目/mắt mày (manh mối; đầu đuôi sự
việc).
Chỉ dáng vẻ lấm lét, vụng trộm, không đường hoàng: 贼眉鼠眼/
mày thằng trộm mắt chuột: lấm la lấm lét; lén lút thậm thụt (vẻ mặt
gian giảo).
Các nghĩa khác: 吹毛求疵/thổi lông tìm vết: bới lông tìm vết; 凤毛
麟角/lông phượng sừng lân (đồ vật quý hiếm; của quý hiếm); 火烧 眉
毛/lửa đốt lông mày (tình hình gấp rút; việc cấp bách; việc khẩn cấp;
lửa cháy đến nơi); 九牛一毛/chín bò một lông: trăm voi không được
bát nước sáo; hạt cát trong sa mạc (nhỏ nhặt; không đáng kể).
(2) Da: 豹死留皮/báo chết để lại da (để lại tiếng thơm); 画虎画皮难
画骨/vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương: lòng người khó tỏ, nước bể khó đong;
皮开肉绽/da rạn thịt nứt (bị đánh trọng thương); 略知皮毛/hơi biết
lông da (hơi biết võ vẽ; có chút kiến thức); 羊质虎皮/chất dê da hổ (bề
ngoài giả dạng oai phong, thực chất bên trong nhút nhát); 肤 皮 潦
草/da bì như cỏ (qua loa cẩu thả); 切肤之痛/nỗi đau cắt da (đau điếng
người; đau như cắt); 痛若切肤/đau như cắt da: đau như xát muối vào
vết thương (đau điếng người; đau như cắt).
(3) Thịt: 骨肉相连/thịt xương nối liền (như chân với tay; như thịt với
da xương gân cốt nối liền; như thịt với xương; quan hệ gắn bó khăng
189
khít); 骨肉离散/xương thịt chia lìa (anh em ruột thị chia lìa); 心惊 肉
跳/tim sợ thịt nhảy: hãi hùng khiếp vía (vô cùng lo sợ; ghê rợn).
(4) Cơ: 冰 肌 玉 骨 /cơ băng xương ngọc (thanh cao thoát tục; cao
quý); 面黄肌瘦 /mặt vàng cơ gày: mặt vàng xanh xao; mặt bủng da
chì; xanh xao vàng vọt.
(5) Xương: 抽筋拔骨/rút gân nhổ xương (vô cùng miễn cưỡng); 粉身
碎 骨 /nát thân nát xương: thịt nát xương tan; tan xương nát thịt; hy
sinh thân mình; 亲如骨肉/thân như xương thịt (tình thân như thể anh
em một nhà); 骨瘦如柴/xương gày như que củi: gày như que củi; gày
giơ xương (gày đét); 刻骨铭心/khắc cốt ghi tim: ghi lòng tạc dạ.
(6) Máu: 口 血 未 干 /máu miệng chưa khô (chưa gì đã phản bội lời
thề); 狗血喷头 /máu chó phun đầu (câu chửi cay độc, chửi cho mất
mặt); 心 血 来 潮 /tâm huyết dâng trào (chợt có ý nghĩ; chợt có linh
cảm); 血口喷人/miệng máu phun người: ngậm máu phun người (dung
thủ đoạn thâm độc, ngấm ngầm hại người); 热血沸腾/máu nóng sục
sôi (nhiệt huyết; hăng hái sôi nổi); 腥风血雨/gió tanh mưa máu (tang
thương chết chóc; tang tóc); 一针见血/một mũi kim nhìn thấy máu:
nói trúng tim đen; gãi đúng chỗ ngứa (lời nói sắc bén); 血浓 于 水 /
máu đặc hơn nước (tình người trên tất cả); 血肉 相 连 /máu thịt liền
nhau (quan hệ mật thiết).
Các ngữ cố định trên đã diễn tả cốt lõi của sự sống, diễn tả ngoại
hình, tâm tính, nhân cách của con người.
2.3.2.3. Ngữ cố định với các từ chỉ các bộ phận nội tạng
Nội tạng - Lục phủ ngũ tạng có các cơ quan xúc tiến vòng tuần
hoàn trao đổi chất trong cơ thể con người và động vật. Lục phủ ngũ
tạng được coi là trung tâm quan trọng duy trì sự sống. Từ xa xưa, lục
phủ ngũ tạng đã được mọi người ví như đại diện cho tư tưởng, tình
cảm của con người và có mối quan hệ rất khăng khít với các hoạt động
của hệ thần kinh của con người. Các ngữ cố định có liên quan đến nội
tạng như:
(1) Tim: 一心一意/cùng tim cùng ý: toàn tâm toàn ý; một lòng một
dạ; 专 心 致 志 /chuyên tim chuyên chí: một lòng một dạ (hết sức
chuyên chú; tập trung ý chí); 嘴直心快/miệng thẳng tim nhanh: thẳng
ruột ngựa; 别有用心/có dụng tim khác (có dụng ý khác không nói ra
được); 做贼心虚/làm trộm có tim sợ sệt: có tật giật mình; 心如铁石/
tim như sắt đá (ý chí sắt đá); 心急如火/tim gấp như lửa đốt: lòng như
lửa đốt; 心如刀割/tim như dao cứa: lòng đau như cắt; xé ruột xé gan;
口是心非/miệng thật nhưng tim không thật: lá mặt lá trái; ăn ở hai
190
lòng; miệng nói một đường tâm nghĩ một nẻo (suy nghĩ và lời nói
không ăn khớp nhau).
(2) Gan: 肝 胆 相 照 /gan mật cùng dựa dẫm (cởi mở; đối xử chân
thành với nhau; gặp nhau với lòng thành thật); 披肝沥胆/khoác gan
lật mật: giãi bày tâm can; giãi bày tâm sự.
(3) Mật: 胆 大 心 细 /mật lớn tim bé (làm việc quyết đoán; suy nghĩ
thấu đáo); 心 惊 胆 战 /tim sợ mật run: kinh hồn bạt vía (kinh hoàng
khiếp đảm); 琴心剑胆/tim đàn mật kiếm: văn võ song toàn (có tình
cảm, có lòng quả cảm).
(4) Phổi: 肺腑之言/lời nói phổi tạng: lời tâm huyết (lời nói xuát phát
từ đáy lòng); 别具肺肠/có phổi ruột riêng (lời nói, ý thức, tư tưởng
độc đáo, đặc sắc); 狼心狗肺/tim sói phổi chó: lòng lang dạ sói; lòng
muông dạ thú (tâm địa độc ác).
(5) Tràng (ruột): 肠 肥 脑 满 /ruột béo não đầy (béo ục ịch; phinh
phỉnh mặt heo; béo như chó thiến ăn cơm nóng; bọn ăn no ngủ kỹ); 牵
肠挂肚/dắt ruột treo bụng: nóng ruột nóng gan; rối ruột rối gan; canh
cánh trong trong (nhớ thương da diết); 铁石心肠/tim ruột sắt đá: lòng
gan dạ sắt; gan vàng dạ sắt (ý chí sắt đá).
Qua các ví dụ trên cho thấy, khi biểu đạt tư tưởng, tình cảm, thế
giới nội tâm của con người, người Trung Quốc thường dùng các từ chỉ
bộ phận nội tạng cơ thể người như: bụng, dạ, tim, gan, lòng, ruột ...
được thể hiện với ý nghĩa biểu trưng cao, giàu hình ảnh và giàu tính
khái quát, súc tích để thể hiện trạng thái tâm lý của con người mang
đậm dấu ấn của dân tộc Trung Hoa như: Biểu trưng tính cách của một
người; Biểu trưng tâm tư, tình cảm; Thể hiện tính cách nội tâm, tâm
trạng lo lắng, bồn chồn; Thể hiện sự thỏa mãn, hả hê, sung sướng,
hạnh phúc; Thể hiện sự kiên cường, trung thành, son sắt; Thể hiện sự
bộc trực, ngay thẳng; Thể hiện sự giận dữ; Thể hiện sự căm thù, căm
hận, yêu ghét; Thể hiện sự xót thương, khổ đau ...
Thông qua việc khảo sát chi tiết các ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ
phận cơ thể trong tiếng Hán, chúng ta đã thấy được biểu hiện trong
quan niệm đánh giá về diện mạo và năng lực của con người, tình cảm
đối nhân xử thế trong ý thức hệ của người dân Trung Quốc. Đây cũng
là nét thể hiện của đặc trưng văn hóa tâm linh Trung Hoa.
2.1.4. Nhận xét về ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể
Nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể,
chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

191
(1) Tính đa dạng về chủng loại: Ngữ cố định tiếng Hán bao gồm các
thành viên như: Thành ngữ, quán ngữ, yết hậu ngữ, ngạn ngữ. Ngữ cố
định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể là một thành viên không thể thiếu
trong tổng thể ngữ cố định tiếng Hán. Kết quả thống kê chúng tôi có
được chiếm tỉ lệ 17.36%. Trong số lượng ngữ cố định này, đôi khi
không có sự phân định rõ ràng về chủng loại, như: 耳边风/gió bên tai,
执牛耳/giữ tai bò, 火烧眉毛/lửa đốt lông mày, vừa là thành ngữ lại
vừa là quán ngữ. 狗咬吕洞宾/chó cắn Lã Động Tân, vừa là thành ngữ
lại vừa là yết hậu ngữ. 不到黄河心不死/chưa đến Hoàng Hà thì lòng
chưa nản, 以其人之道,还治其人之身/lấy cái của người đó, trị lại
con người anh ta (lấy đọc trị độc; dùng đầu gấu trị kẻ đầu gấu), vừa là
ngạn ngữ vừa là thành ngữ. Bên cạnh đó xuất hiện rất nhiều ngữ cố
định đồng nghĩa. Ví dụ: 老虎身上瘙痒——找死 (gãi ngứa trên mình
hổ --- tự tìm đến cái chết), 老虎身上拔痒——找死(nhổ ngứa trên
mình hổ --- tự tìm đến cái chết), 老虎嘴上拔毛——找死 (nhổ lông
trên miệng hổ --- tự tìm đến cái chết), 老鼠舔猫鼻子——找死 (chuột
liếm mũi mèo --- tự tìm đến cái chết), 耗子舔猫鼻子——找死 (chuột
liếm mũi mèo --- tự tìm đến cái chết); 狗咬吕洞宾 (chó cắn Lã Động
Tân: không biết người tốt kẻ xấu; vàng thau lẫn lộn), 有眼不识好歹
(có mắt không biết phân biệt tốt xấu; vàng thau lẫn lộn).
(2) Tính định hình cố định: Trong quá trình sử dụng, về mặt chỉnh
thể, trật tự cấu trúc và ý nghĩa luôn mang tính tương đối cố định. Tổng
thể kết cấu có thể là cụm từ ghép song song, chủ-vị, động-bổ/tân, bổ
sung, chính-phụ, cụm từ kết cấu so sánh và kết cấu câu. Với thuộc tính
định hình về mặt tổ chức, phần lớn ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ
phận cơ thể có tính định hình vững chắc về mặt kết cấu, ít có sự thay
thế, chuyển đổi, thêm, bớt các thành tố/từ trong cấu trúc. Một số ít cấu
trúc ngữ cố định có thể tăng giảm một số từ, cụm từ. Ví dụ như quán
ngữ “拖后腿” (níu chân từ phía sau) → “扯后腿” (giữ chân từ phía
sau). “抓辫子” (tóm dải tóc) → “抓你的辫子” (tóm dải tóc của
nó), 吹牛皮 (thổi da bò) → (牛皮吹得山响) (thổi da bò vang khắp
núi). Bên cạnh đó một số ít ngữ cố định có sự linh hoạt thay đổi từ/
thành tố trong cách diễn đạt. Ví dụ: “碰了一鼻子灰/vập mũi vào cả
đống tro (chán nản vì bị một vố đau; chán nản vì bị chửi mắng té tát)”
và “扑了一鼻子灰 (ngã sấp mũi vào cả đống tro)”. Thông thường trên
cơ sở đảm bảo số lượng âm tiết cân đối, hài hòa, sự hiện diện của từ
chỉ bộ phận cơ thể trong cấu trúc ngữ cố định là một đến hai từ, ba từ
hoặc trên ba từ chiếm một số lượng nhỏ. Đây là những đặc trưng của
192
xu hướng phát triển tiếng Hán, nên bên cạnh tính chất tương đối cố
định, ngữ cố định vẫn có sự linh hoạt nhất định.
(3) Tính hiện diện sẵn có về mặt ngữ dụng: Tuyệt đại đa số ngữ cố
định đều mang một ý nghĩa tu từ nhất định. Văn phong bình dị, thân
thuộc, sinh động, dễ hiểu, dễ nắm bắt, mang nội dung triết lý cao, kinh
nghiệm tổng kết sâu sắc và sức biểu đạt phong phú. Trong quá trình sử
dụng có một sự linh hoạt nhất định.
(4) Phạm vi xuất hiện của ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ
thể mang tính cộng đồng rất cao, trừ thành ngữ ra, các chủng loại ngữ
cố định khác thường mang phong cách khẩu ngữ, từ ngữ xuất hiện
không quá xa lạ, khó hiểu, nếu đã đọc qua các câu truyện ngụ ngôn,
truyền thuyết dân gian, các điển cố lịch sử, hiểu biết về văn hóa, đất
nước, con người, xã hội Trung Quốc thì dễ ràng suy đoán ra được nội
dung ý nghĩa.
(5) Tính hoàn chỉnh về mặt chức năng: Ngữ cố định tiếng Hán có từ
chỉ bộ phận cơ thể xét từ góc độ từ loại có đầy đủ chức năng tương
đương với cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Xét trên bình diện
câu, có thể đảm nhận chức năng của các thành phần chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ, tân ngữ (bổ ngữ) trong câu.
(6) Tính hòa hợp về mặt ý nghĩa: Tính định hình cố định về ý nghĩa là
một thuộc tính nổi bật. Một số lượng nhỏ ngữ cố định có ý nghĩa bề
mặt (mặt chữ) tương đối rõ nét, hoặc có thể suy đoán ra từ một số
từ/thành tố trong cấu trúc. Nhưng chiếm số lượng lớn là các ngữ cố
định ẩn chứa ý nghĩa chiều sâu, ý tại ngôn ngoại, đặc biệt là nội hàm
văn hóa dân tộc trong nội dung ngữ nghĩa.
(7) Bản chất văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét qua ngữ cố định nói
chung và ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể nói riêng. Chúng ta dễ
bề quan sát được diện mạo văn hóa vật chất và tinh thần dân tộc trong
hệ thống ngữ cố định này.
(8) Ngữ cố định tiếng Hán đảm nhận một phần chức năng truyền đạt
thông tin, giáo dục, và góp phần làm phong phú thêm ngôn từ trong
giao tiếp.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chi tiết về ngữ cố
định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể. Nội dung cụ thể là:
1. Nghiên cứu chi tiết sự hiện diện của 2601 ngữ cố định có từ chỉ bộ

193
phận cơ thể trong tổng thể 14365 ngữ cố định tiếng Hán.
1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, đặc điểm, cấu trúc của
1021 thành ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể;
1.2. Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, đặc điểm, cấu trúc của
508 quán ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể;
1.3. Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, đặc điểm, cấu trúc của
558 yết ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể;
1.4. Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, đặc điểm, cấu trúc của
514 ngạn ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể.
2. Nghiên cứu về số lượng từ chỉ bộ phận cơ thể hiện diện trong ngữ
cố định.
3. Nghiên cứu về nội hàm văn hóa Trung Quốc qua vị trí và chức
năng các từ chỉ bộ phận cơ thể hiện diện trong ngữ cố định.
4. Nhận xét chung về ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ
thể.
Chương 3
NGỮ CỐ ĐỊNH HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT
3.1. Miêu tả chung về ngữ cố định tiếng Việt có từ chỉ bộ phận cơ
thể
Là một thành viên góp mặt trong tổng thể ngữ có định tiếng Việt,
ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể cũng rất phong phú, đa dạng,
giàu hình ảnh sinh động, mang ý nghĩa sâu sắc, không những có giá trị
quan trọng về mặt ngôn ngữ mà còn mang giá trị quan trọng về mặt
văn hóa. Đây là kho tư liệu quí giá để nghiên cứu về địa lý nhân văn,
phong tục tập quán, lịch sử xã hội của Việt Nam.
Như nội dung phần trên đã xác định các chủng loại ngữ cố định
tiếng Việt bao gồm: thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ. Trên cơ sở
miêu tả ngữ cố định nói chung và ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận
cơ thể nói riêng, chúng tôi lần lượt nói rõ về nguồn gốc, đặc điểm cấu
trúc, ngữ nghĩa của từng chủng loại. Qua miêu tả chi tiết đặc điểm
ngôn ngữ của các dạng thức cấu trúc ngữ cố định cũng như nội hàm
văn hóa trong đó, tiếp tục làm rõ hơn nữa đặc điểm về địa lý, khí hậu
của Việt Nam, đặc điểm tâm lý dân tộc, phong tục tập quán, đời sống
tinh thần, nền văn minh nông nghiệp cổ truyền lúa nước, văn hóa cộng
đồng làng xóm, lịch sử xã hội Việt Nam.
194
Nội dung nghiên cứu này sẽ tiếp tục bổ sung tư liệu cho việc nghiên
cứu đối chiếu ngữ cố định Hán-Việt có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể.
3.1.1. Thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ tiếng Việt là tổ hợp từ/ngữ cố định có cấu trúc giống
như cụm từ hoặc câu nhưng hoàn toàn thuộc phạm trù cấp từ, được mã
hóa, hầu hết có tính chất cách điệu nghệ thuật, và chỉ làm một thành
phần trong câu nói.13
Cấu trúc
- Cấu trúc tổ hợp từ cố định: hiện diện như một đơn vị cấp từ, mang
tính chất được mã hóa hoàn toàn về hình thức và nội dung, với sự nổi
trội về sắc thái từ ngữ, hiệu quả trong thủ pháp so sánh, ví von và sự
đối xứng thanh bằng với trắc, trầm với bổng. Ví dụ: Mặt mày hớn hở,
mặt méo xệch, mặt mũi nhăn nhó, chạy vắt chân lên cổ, tức sùi bọt
mép, buồn nẫu ruột, mặt trái xoan, mặt vuông chữ điền, da bánh mật,
mày ngài, mắt phượng, mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, mũi cà
chua, mũi sư tử, vú chũm cau, vú bánh giầy, vú quả mướp, tai hồng,
chân vịt, đá tai mèo, đá gan gà, khăn mỏ quạ, mũ cánh chuồn, mũ tai
bèo, búi tóc củ hành, tóc đuôi gà, cà dái dê, hoa móng rồng, hoa mõm
chó, hoa mào gà, cây xương rồng, màu da bò, màu da cam, đầu quạ
đánh, lười chẩy thây, lười thối thây, buồn thối ruột, đau cắt ruột, đợi
mòn con mắt, đói vàng mắt, nẻ chân chim, tấm thân vàng ngọc, tấm
lòng son sắt, nhảy chân sáo, tay bắt chuồn chuồn, gò lưng tôm, chân
như chân voi, đầu như đầu cá trê, nòng nọc đứt đuôi ...
- Cấu trúc dạng đối xứng: Gồm hai bộ phận (hai vế), có âm tiết đối
xứng theo vần và qui luật bằng trắc, trầm bổng, ý nghĩa trái ngược
hoặc loại trừ lẫn nhau, tạo nên hiệu quả ngôn ngữ nổi bật về tương
quan đối xứng. Ví dụ: đầu cua tai ếch (nheo), mắt trước mắt sau, chân
tơ kẽ tóc, v.v...
- Cấu trúc dạng đảo trật từ: Trật tự danh-tính đổi ngược thành tính-
danh. Ví dụ: ấm đầu, đau đầu, cứng đầu, to đầu, nát óc, đẹp mặt,
sượng mặt, mát mặt, trơ mặt, rắn mặt, nóng mặt, ngứa mắt, xanh mắt,
gai mắt, trắng mắt, khéo mồm, dẻo mồm, nỏ mồm, to mồm, già mồm,
ngượng mồm, cứng cổ, to họng, nóng gáy, lạnh gáy, tức mình, dở
người, ươn người, lạnh người, tái người, hở sườn, ớn sườn, đẹp lòng,
vừa lòng, đau lòng, mềm lòng, hẹp lòng, hẹp bụng, hả dạ, xót ruột, to
gan, cả gan, nát gan ... Trật tự danh-động đổi ngược thành động-danh.

13
Kiều Văn. Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 2002. Tr.659
195
Ví dụ: liều thân (mình), dấn thân, hiến thân, hạ mình, nhún mình, chết
người, chết nửa người, ngóc đầu, ngửng đầu, vỡ đầu, vỡ mặt, trở mặt,
nhắm mắt, khua môi múa mép, cắn răng, câm họng, xuôi lòng, lộn
ruột, sôi gan, sôi tiết, buông tay, xuôi tay, trở tay, ra tay, đặt chân,
bước chân, khoa chân múa tay, lòi đuôi, giật gân ...
- Cấu trúc dạng điệp âm: Thành ngữ loại này thường có bốn âm tiết
trở lên, có cấu trúc dạng đối xứng, trong đó có một hay nhiều thành tố
(là từ cơ bản hay âm tiết không có nghĩa) được nhắc lại hoàn toàn. Ví
dụ: Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.
- Cấu trúc dạng láy: Thành ngữ loại này vận dụng nguyên tắc của
các từ láy, được cấu tạo bằng cách nhân đôi một từ láy (tổ hợp láy
đơn) để thành một cấu trúc đối xứng cố định. Ví dụ: buông chân
buông tay, một lòng một dạ…
- Mượn từ ngữ và thành ngữ gốc tiếng Hán: Để tăng thêm sắc thái
cường điệu. Ví dụ: quái thai, dị nhân, thiêu thân, tuẫn tiết, bới lông
tìm vết ...
3.1.2. Tục ngữ tiếng Việt
Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét,
một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê
phán14. Ví dụ: đói thì đầu gối cũng phải bò; gà cựa dài thịt rắn, gà
cựa ngắn thịt mềm; đầu tắt, mặt tối; thắt lưng, buộc bụng; bụng đói,
cật rét ...
Nội dung ý nghĩa: Thời xưa, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao
động, sinh hoạt, thông qua kinh nghiệm tập thể đã đúc kết ra những
câu thông tục nói về thiên nhiên, thời tiết, về cày cấy, trồng trọt, chăn
nuôi, về quan hệ cuộc sống trong xã hội, sinh hoạt trong gia đình,
những nhận xét, giải thích, khuyên răn theo một luân lý và một thế
giới quan nhất định. Hầu hết tục ngữ đều do nhân dân sáng tác dựa
trên cơ sở thực tế, đã lưu hành từ xưa, nên còn có tên gọi là “Ngạn
ngữ” (chữ ngạn nghĩa là lời nói của người xưa). Ví dụ: cổ cày, vai
bừa; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời; cưa sừng, xẻ tai; cá vàng
bụng bọ ...
Hình thức cấu trúc: Vì được chắt lọc lưu truyền qua nhiều thế hệ,
nên câu tục ngữ trở nên gọn gàng, cân đối, vần vè nghe xuôi tai. Ví
dụ: May tay, hơn hay thuốc; Ở gần nhà giàu, đau răng ăn cốm; Ở gần
kẻ trộm, ốm lưng chịu đòn; trai có vợ như rợ buộc chân; lớn vú, bụ

14
Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Nxb Văn học, 2003. Tr. 30
196
con; con khôn nở mặt cha mẹ; con lên ba mới ra lòng mẹ ...
3.1.3. Quán ngữ tiếng Việt
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại
diễn từ (discourse) thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng
là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ.
Ví dụ: (Nói) bỏ ngoài tai, (Nói) trộm bóng vía, ra dáng người có
học, mặt mày tươi đẹp, lòi đuôi …
Nội dung ý nghĩa:
Hình thức cấu trúc: Tính ổn định trong cấu trúc của quán ngữ
không cao, gần giống với cấu trúc của cụm từ tự do. Do quán ngữ
thường xuyên được sử dụng cho nên hình thức cấu trúc của chúng
được định dạng như một đơn vị ngôn ngữ có sẵn.
Chúng ta thường quan sát thấy quán ngữ của tiếng Việt được dùng
nhiều trong hội thoại khẩu ngữ, như: (Nói) bỏ ngoài tai, Nói trộm
bóng vía, phải vía, hú hồn ...
Chúng ta thường gặp khó khăn khi phân tích, phân loại quán ngữ
theo cấu tạo hoặc cấu trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, chứng minh
sự tồn tại của quán ngữ không phải là một vấn đề quá khó khăn. Tính
phức tạp và dễ thay đổi của các quán ngữ cũng như những đặc trưng
khác đôi khi khiến cho chúng ta nghĩ rằng, quán ngữ đứng ở vị trí
trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định, chứ không hoàn toàn
nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, đôi lúc
có thể có sự thay đổi theo chiều hướng ngược lại.
3.1.4. Đặc trưng văn hóa trong ngữ cố định tiếng Việt có từ chỉ bộ
phận cơ thể
Ngữ cố định phản ánh đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội
Việt Nam trong việc đề cập đến môi trường tự nhiên, địa lý, khí hậu,
tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa... Đặc
biệt đi sâu miêu tả nền văn minh nông nghiệp cổ truyền lúa nước, văn
hóa cộng đồng làng xóm, lịch sử xã hội Việt Nam, tâm lý dân tộc,
phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Xuất phát từ một nước
nông nghiệp, văn minh lúa nước từ bao đời nay đã tạo dựng nên nền
văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Hình ảnh
người nông dân, cây trồng, vật nuôi (con trâu, cây lúa), thửa ruộng,
bến nước, con sông, chiếc thuyền, chài lưới, gốc đa, đình làng ... luôn
tái hiện lại qua các ngữ cố định tiếng Việt. Ví dụ: Hàm chó vó ngựa;
thưa con lớn trứng; rau chọn lá, cá chọn vảy; trắng như ngà voi; lờn
197
bơn méo miệng chê chai lệch mồm; lấy đầu cá vá đầu tôm; Tay làm
hàm nhai, tay quai miệng trễ; ruộng không phân, như thân không của;
trâu hoa tai, bò gai sừng; dâu non ngon miệng tằm; đi cuốc đau tay,
đi cày mỏi gối; chân lấm tay bùn; lo bò trắng răng; anh em như thể
tay chân; hàng thịt nguýt hàng cá; được vạ thì má đã sưng; ba chân
bốn cẳng; đánh chó ngó mặt chủ; được đằng chân, lân đằng đầu,
chồng yêu; xỏ chân lỗ mũi...
3.2. Ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể trong sự liên hệ với
tiếng Việt
3.2.1. Liên hệ về chủng loại
Trong tiếng Hán và tiếng Việt đều xuất hiện: Thành ngữ, quán
ngữ, ngạn ngữ (tục ngữ), trong tiếng Hán còn có thêm yết hậu ngữ
(cách nói/câu/bỏ lửng) và cách ngôn, trong tiếng Việt còn có thêm
cách gọi khác về quán ngữ như ngữ cố định định danh, hoặc là các
đơn vị cụm từ trung gian. Thực tế khảo sát chúng tôi nhận thấy, trong
nghiên cứu về các chủng loại ngữ cố định Hán-Việt, phần lớn đều tập
trung đi sâu vào nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ và tục ngữ/ngạn ngữ.
Nghiên cứu về yết hậu ngữ, cách ngôn và quán ngữ còn rất hạn chế,
đặc biệt là việc nghiên cứu về quán ngữ tiếng Việt chưa được chú
trọng nhiều bằng tiếng Hán.
3.2.2. Liên hệ về cấu trúc hình thức
3.2.2.1. Số lượng từ/thành tố chỉ bộ phận cơ thể
Xuất hiện một từ: Tiếng Hán: 目中无人/trong mắt không có người
(không coi ai ra gì); 红眼病/bệnh mắt đỏ (thói đố kỵ).
Tiếng Việt xuất hiện: Buồn nẫu ruột; mặt trái xoan.
Xuất hiện hai từ: Tiếng Hán: 做手脚/làm tay chân (tay sai); 唇亡
齿寒/môi mất răng lạnh; máu chảy ruột mềm (quan hệ mật thiết).
Tiếng Việt: Chạy vắt chân lên cổ; to gan lớn mật.
Xuất hiện ba từ: Tiếng Hán: 画龙画虎难画骨, 智人智面不知心/
vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết tim (lòng
người khó tỏ, nước bể khó đong); 龙眼识珠, 凤眼识宝, 牛眼识青草/
mắt rồng biết được châu ngọc, mắt phượng biết được vật báu, mắt trâu
biết được cỏ xanh (làm nghề gì giỏi nghề đó); 人多心不齐, 鹅卵石挤
掉皮/người đông tim không đồng nhất, trứng ngỗng đá lèn rụng lông
(người đông khó đồng thuận); 好汉不敌双拳, 双拳不敌四手/hảo hán
không địch nổi nắm đấm của hai đối thủ, hai tay không địch nổi bốn
tay (hai đánh một chẳng chột cũng què; tránh voi chẳng xấu mặt nào).
198
Tiếng Việt xuất hiện: Đầu râu tóc bạc; Mắt trắng, môi thâm, da
thiết bì.
Trên 3 âm tiết: Tiếng Hán: 手心是肉, 手背也是肉/lòng bàn tay là
thịt, mu bàn tay cũng là thịt (anh em một nhà).
Tiếng Việt: Mồm miệng đỡ chân tay; Tay làm hàm nhai, tay quai
miệng trễ; gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm; nhất má, nhì
mông, tam lông, tứ diện.
Qua khảo sát cho thấy, đại bộ phận ngữ cố định Hán-Việt xuất
hiện một đến hai từ chỉ bộ phận cơ thể. Hiện tượng xuất hiện ba hoặc
trên ba từ chỉ bộ phận cơ thể chỉ chiếm một số lượng hạn chế.
3.2.2.2. Kết cấu
Kết cấu mang tính chất tương đối cố định: Ngữ cố định tiếng Việt
và tiếng Hán đều có ngữ cố định dạng nguyên thể, tức là tính chất
tương đối vững chắc về hình thức kết cấu, ít có sự thay đổi trật tự hoặc
thêm, bớt từ. Bởi vì nếu thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí các từ sẽ phá vỡ
kết cấu cố định vốn có của ngữ cố định. Ví dụ, thành ngữ tiếng Hán 吹
毛求疵/thổi lông tìm vết (bới lông tìm vết), không thể đảo vị trí thành
*求疵吹毛/tìm vết thổi lông. Trong tiếng Việt thành ngữ “bới lông tìm
vết” cũng không thể thay đổi trật từ thành *“bới vết tìm lông” được.
Tương tự, thành thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa” trong tiếng Việt
không thể đổi thành *“đầu như trâu mặt như ngựa” hoặc *“đầu con
trâu mặt con ngựa”.
Tuy nhiên trên cơ sở đảm bảo kết cấu hài hòa âm tiết và chỉnh thể
ý nghĩa, một số ngữ cố định Hán-Việt có thể đảo được trật tự, vị trí từ
vốn có, hoặc thêm bớt từ, giúp tăng cường sắc thái biểu đạt, nâng cao
khả năng tu từ. Cụ thể như sau:
Đảo trật tự: Thành ngữ tiếng Hán 眉清目秀/mày thanh mắt đẹp
(diện mạo đẹp đẽ), có thể đảo trật tự thành 目 秀 眉 清 /mắt đẹp mày
thanh; 疑心生暗鬼/lòng nghi ngờ sinh ra quỉ ám (mang lòng nghi ngờ
sinh ra sự hiểu nhầm), có thể đảo trật tự thành 心疑生暗鬼/ lòng nghi
ngờ sinh ra quỉ ám. Thành ngữ “đè đầu cưỡi cổ” trong tiếng Việt có
thể đảo thành “cưỡi cổ đè đầu”. Yết hậu ngữ tiếng Hán không thể đảo
vế giải thích lên trước vế so sánh, ví von. Ví dụ: 诸葛亮皱眉头——
计 上 心 来 (Gia Cát Lượng chau đầu mày --- trong bụng đã có kế),
không thể đảo thành *计上心来——诸葛亮皱眉头 (trong bụng đã có
kế --- Gia Cát Lượng chau đầu mày).
Thay thế từ: Có thể thay đổi thành ngữ tiếng Hán 口齿伶俐/miệng
răng lanh lợi (ăn nói lưu loát) thành cách nói 口角伶俐 /khóe miệng
199
lanh lợi; Quán ngữ “拖后腿”(níu chân từ phía sau) đổi thành “ 扯后
腿 ” (giữ chân từ phía sau), ý nghĩa đều không có sự thay đổi. Hiện
tượng này có thể quan sát rõ hơn trong vế sau của một số yết hậu ngữ
tiếng Hán. Ví dụ: 狗咬吕洞宾——不识好人心/不认识真人了/ 不认
真伪人/不识好赖人/chó cắn Lã Động Tân --- không hiểu lòng tốt của
người khác/không nhận ra con người thực/không nhận ra người ngay
kẻ gian/không biết người tốt kẻ xấu; vàng thau lẫn lộn. Thành ngữ
“thay da đổi thịt” trong tiếng Việt có thể đổi từ “thịt” bằng từ “óc”,
thành “thay da đổi óc” diễn tả sự thay đổi từ hình thức bên ngoài đến
tình cảm và trí tuệ bên trong. Biểu thị ý nghĩa tăng tiến, nhấn mạnh.
Chỉnh thể ý nghĩa cũ được bổ sung thêm. Cũng có thể thay thế từ
trong ngữ cố định bằng những từ cùng trường nghĩa hoặc đồng nghĩa.
Ví dụ: “đi guốc trong bụng” thành “lê dép loẹt quẹt trong bụng”. Một
số thành ngữ tiếng Việt khi thay đổi từ trong cấu trúc sẽ có ý nghĩa
khác dạng nguyên thể. Ví dụ: “một lòng một dạ” khác với “thật lòng
thật dạ”.
Thêm từ: Trong ngữ cố định tiếng Hán (quán ngữ) thường xuất
hiện hiện tượng thêm từ hoặc cụm từ vào trong cấu trúc. Ví dụ: “ 抓辫
子” (tóm dải tóc) → “ 抓你的辫子” (tóm dải tóc của anh), 吹牛皮
(thổi da bò) → ( 牛皮吹得山响 ) (thổi da bò vang khắp núi). Thành
ngữ tiếng Hán cá biệt cũng có hiện tượng ngữ vậy. Ví dụ: 吃不 开啦!
得忍气就忍气, 胳膊反正拗不过大腿 去. (老舍 “方珍珠”) (ăn
không xong đâu! Cần nhẫn nhịn thì phải nhẫn nhịn, bắp tay dẫu sao
cũng không quặt lại được đùi mà/yếu trâu còn hơn khoẻ bò). Trong
thành ngữ tiếng Việt cũng có thể thêm từ vào giữa cấu trúc. Ví dụ:
“Anh ta khua môi rồi lại múa mép những chuyện trên trời dưới biển
với mọi người”.
Rút gọn (bớt từ): Khi sử dụng yết hậu ngữ tiếng Hán, ta có thể chỉ
cần nói nửa vế phía trước là mọi người đã nhận ra được toàn bộ ý
nghĩa cần diễn đạt. Ví dụ: “ 他自己没主见 , 是个八哥的嘴巴 /Anh ta
chẳng có chủ kiến gì của mình, chỉ là người ai nói sao mình nói vậy”.
Cụm từ “八哥的嘴巴/miệng của con sáo” chính là vế trước của yết
hậu ngữ “八哥的嘴巴——随人说话/miệng của con sáo --- người nói
sao nói lại như vậy”; Ngạn ngữ 君 子 动 口 不 动 手 /quân tử động
miệng không động thủ (quân tử dùng lời, tiểu nhân dùng tay) là dạng
rút gọn từ cách nói 君子动口 , 小人动手 /quân tử động miệng, tiểu
nhân động thủ. Trong tiếng Việt, có trường hợp chỉ sử dụng một vế
chính cũng có thể nhận ra toàn bộ ý nghĩa của câu nói. Ví dụ: “Cách
200
làm ăn của cái ‘công ty lừa’ ấy ai còn lạ gì, toàn kiểu treo đầu dê cả
thôi”15. Trong câu này cụm từ “treo đầu dê” là cách nói rút gọn của
thành ngữ gốc Hán “Treo đầu dê, bán thịt chó”, mọi người vẫn hiểu
được toàn bộ ý nghĩa. Trong tiếng Việt, thành ngữ so sánh “như nước
đổ đầu vịt” có thể nói rút gọn thành “nước đổ đầu vịt”. “Chết nhăn
răng” được rút gọn thành “nhăn răng”. “Tốt mã giẻ cùi” rút gọn thành
“tốt mã”. Hiện tượng rút gọn hay bớt từ trong ngữ cố định Hán-Việt là
đặc trưng của tính tiết kiệm thể hiện trong hai ngôn ngữ.
Ngữ cố định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể thường xuất hiện
dưới các dạng cấu trúc sau:
Kết cấu song song: Tiếng Hán: 大手大脚/tay to chân to: vung tay
quá trán, tiêu tiền như nước (ăn tiêu phung phí). Tiếng Việt: mắt trước
mắt sau, đầu cua tai ếch, chân tơ kẽ tóc ...
Kết cấu chủ-vị: tiếng Hán dùng 人心难测/tim người khó đo (lòng
người khó tỏ, nước bể khó đong). Tiếng Việt: mắt lòi, bà chúa đứt tay,
ăn mày sổ ruột ...
Kết cấu động-bổ/tân: Tiếng Hán: 做 耳 目 /làm tai mắt (dò la tin
tức); 抓舌头/túm lấy lưỡi (nắm lấy chứng cứ). Tiếng Việt: nhắm mắt,
ngóc đầu, xuôi lòng, cầm lòng, lòi đuôi, chết nửa người ...
Kết cấu bổ sung: 头上安头/trên đầu lắp đầu (lặp lại).
Kết cấu quan hệ tăng tiến: Tiếng Hán: 举石而面红/nhấc đá lên
mặt đỏ (ăn cá miệng tanh; không có lửa làm sao có khói).
Kết cấu định ngữ-trung tâm ngữ: Tiếng Hán: 手足之情/tình thủ
túc (tình anh em; tình cảm thân mật); 杨柳小留腰/eo cành dương liễu
nhỏ (eo cây liễu).
Cấu trúc so sánh: Có sự hiện diện của từ so sánh, tiếng Hán: 脑袋
如 猪 头 (đầu óc như đầu lợn: ngu như lợn). Tiếng Việt: Chân như
chân voi; đầu như đầu cá trê; Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột ...
Không có sự hiện diện của từ so sánh. Tiếng Hán: 榆木 脑袋 (đầu óc
gỗ cây du: tư tưởng bảo thủ); Tiếng Việt có: thẳng ruột ngựa; mặt trái
xoan ...
Cấu trúc lồng chéo hai từ hợp nghĩa hay tách một từ hợp nghĩa
bằng một từ chung: Tiếng Việt: tím gan tím ruột; nóng ruột nóng gan;
một lòng một dạ; ...
3.2.3. Liên hệ về chức năng ngữ pháp

15
Trịnh Đức Hiểu, Từ vựng tiếng Việt thực hành. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2005.
Tr.123
201
Xét theo tính từ loại, ngữ cố định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ
thể thường được phân loại như sau:
Mang tính chất danh từ: Tiếng Việt: Chân như chân voi; đầu như
đầu cá trê; đầu như quạ đánh; mắt bồ câu; mặt như chàm đổ; mặt
xanh như tàu lá; ruột đau như cắt ...
Mang tính chất tính từ: Tiếng Việt: thẳng ruột ngựa; tím mày tím
mặt; nóng gan nóng ruột; (lười) chảy thây; (lười) thối thây; (tức) sùi
bọt mép; (buồn) nẫu ruột; (đau) cắt ruột; (đợi) mòn con mắt; (đói)
vàng mắt; (nẻ) chân chim; (rám) trứng cuốc ...
Mang tính chất động từ: Tiếng Việt: Chạy vắt chân lên cổ; chạy
long tóc gáy; chết không nhắm mắt; chen vai thích cánh; ném đá giấu
tay; nhảy chân sáo; (tay) bắt chuồn chuồn; gò lưng tôm ...
Về mặt cú pháp, ngữ cố định Hán-Việt thường đảm nhận các chức
năng sau:
Đảm nhận chức năng chủ ngữ: Tiếng Hán: 口齿 伶俐/miệng răng
lanh lợi (ăn nói lưu loát); Tiếng Việt: Đầu trâu mặt ngựa ào ào như
sôi. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)16
Đảm nhận chức năng vị ngữ: Tiếng Hán: 这个人 一毛不拔 ; 方志
敏 “可爱的中国”: “他们昂头阔步, 带着一种藐视中国人不屑 与
中国人为伍的神气, 总引起我心里的愤愤不平.”; Tiếng Việt: Nhà
nó cũng có tai có mắt trong làng, con biết đâu được (Tô Hoài); Nhu
không thể đầu gối tay ấp được (Đinh Quang Nhã).
Đảm nhận chức năng trạng ngữ: Tiếng Hán: 哦, 哦, 侄子! ‘我刚
才听说你走, 也赶来送送!’ 谢清斋满脸是笑, 点头哈腰 地说. 魏巍
“东方” 第一部第十章; 老舍 “四世同堂” 三四: “比他穷的人,
知道 他既是钱狠子, 手脚又厉害, 都只向他点头哈腰的敬而远之.”
Tiếng Việt: Đến họp mắt trước mắt sau chực chuồn về.
Đảm nhận chức năng bổ ngữ/tân ngữ: Tiếng Hán: 老伴说: “你吃
吧! 你不知道胳膊努不过大腿 ? 有啥里说啥哩!” (李准 “黄河东流
去 ” ); Tiếng Việt: Ngu như con chó ấy mà còn mở mồm. Phải biết
ném đá dấu tay chứ? (Nguyễn Thị Ngọc Tú).
Đảm nhận chức năng định ngữ: Tiếng Hán: 看她俩 挨肩搭背 的
样 子 , 就 知 道 是 一 对 好 朋 友 ; Tiếng Việt: Tình nghĩa vợ chồng là
nghĩa đầu gối tay ấp. Chị Chấm có thương tôi thì thương cho chót
(Đào Vũ).
3.2.4. Liên hệ về cấu trúc ngữ nghĩa
16
Sđd. Trịnh Đức Hiểu, Từ vựng tiếng Việt thực hành. Nxb ĐHQGHN,
2005. Tr.115-120
202
Nghĩa thể hiện trực tiếp qua từ ngữ: Hiểu ý nghĩa ngữ cố định qua
thành phần/từ trung tâm. Ví dụ:
Tiếng Hán: 平时不烧香,急来抱佛脚/bình thường không thắp
hương, lúc cuống lên mới đến ôm chân Phật: nước đến chân mới nhảy.
Tiếng Việt: Chạy long tóc gáy; Chạy như cờ lông công.
Nghĩa bóng:
Hiểu ngữ cố định thông qua cấu trúc tổng thể. Ví dụ:
Tiếng Hán:勒紧腰带/buộc chặt dây eo: thắt lưng buộc bụng.
Tiếng Việt: Thắt lưng buộc bụng; Qua sông đấm bòi vào sóng
Hiểu ý nghĩa thông qua một số từ trong cấu trúc. Ví dụ:
Tiếng Hán: 火烧眉毛 /lửa đốt lông mày: nguy cấp 、手舞足蹈 /tay
múa chân nhảy: múa máy chân tay.
Tiếng Việt: Thần hồn nát thần tính; Hồn vía lên mây; Hồn xiêu
phách lạc; Múa rìu qua mắt thợ.
3.2.5. Liên hệ về sự chi phối của nội hàm văn hóa xã hội khi sử
dụng các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn
ngữ Hán-Việt
Dù là người Trung Quốc hay người Việt Nam, thì đều có những
nét tương đồng về mặt nhận thức thế giới khách quan. Do thuộc tính
tự nhiên của thế giới khách quan luôn đồng nhất, cách thức sử dụng
biện pháp tu từ ví von, so sánh và ẩn dụ để xuất hiện các ý nghĩa biểu
đạt sẽ có phần bị trùng lặp, đặc biệt là quan hệ giao lưu giữa hai nền
văn hóa Hán-Việt đã có lịch sử từ lâu đời, vì vậy điểm giống nhau
hoặc gần giống nhau trong hai ngôn ngữ là điều khó tránh khỏi.
“Điểm gần giống nhau” lúc đầu được người sử dụng ngôn ngữ lấy làm
xuất phát điểm cảm nhận đối với một điểm nổi bật trong sự vật A (bản
thể), thông qua sự liên tưởng, tìm ra sự vật B (sự vật ví von) có điểm
gần giống với điểm cảm nhận nổi bật trong sự vật A, nhưng bản chất
thực lại không hoàn toàn tương tự, từ đó sử dụng sự vật B (lấy một
điểm trong đó) để hình dung miêu tả sự vật A, hình thành nên hiện
tượng ví von. Từ quá trình hình thành này giúp chúng ta nhận ra
“điểm gần giống nhau” chính là cơ sở của hiện tượng ví von, cũng
chính là sợi dây liên hệ giữa bản thể và sự vật ví von.
Ví von mặc dù có cơ sở là các hiện tượng vật lý, dựa vào sự giống
và khác nhau của các hiện tượng này làm xuất phát điểm, nhưng xét
về mặt bản chất, ví von không chỉ đơn thuần là các sự việc thuộc về
thế giới vật lý. Ví von là do con người sáng tạo ra, thuộc về hiện
tượng văn hóa xã hội. Vì vậy, sự giống hay khác nhau của các hiện
203
tượng vật lý chỉ là một cơ sở do ví von tạo ra mà thôi. Nội dung của
hiện tượng ví von được quyết định bởi nền văn hóa xã hội với tính chủ
thể là con người. Nói một cách khác, sự hình thành hiện tượng ví von
sẽ chịu sự ảnh hưởng và chi phối nền văn hóa xã hội và tính chủ thể là
con người.
Sử dụng mỗi một bộ phận cơ thể để ví von đều phải có một đặc
trưng riêng, đó chính là đặc trưng ý nghĩa của bộ phận cơ thể đó. Ví
von là phương thức tư duy quan trọng của con người. Sự tồn tại của
hiện tượng ví von nằm ở các điểm gần giống nhau, giữa bản thể và sự
vật ví von tiềm ẩn rất nhiều các điểm gần giống nhau, mấu chốt của
vấn đề là phải có được sự chấp nhận của nền văn hóa xã hội và tâm lý
con người. Trong các bộ phận cơ thể đưa ra làm sự vật ví von, chúng
ta thường ít thấy xuất hiện các bộ phận “ 下 部 ” /“bộ hạ” và “ 乳
房”/“vú”. Điều này chính là sự chi phối, hạn chế trong hai nền văn
hóa Hán- Việt. Đặc biệt là ở những nơi công cộng lại càng không thể
sử dụng nhiều bộ phận “下部”/“bộ hạ” và “乳房”/“vú” để ví von.
Điều này còn liên quan đến đạo đức, luân lý và văn minh biểu đạt
ngôn ngữ. Chỉ hạn chế sử dụng trong các trường hợp chửi bới, cãi cọ,
đay nghiến, hạ nhục, phê phán, đả kích. Ví dụ: “qua sông đấm bòi vào
sóng” (chỉ kẻ vô ơn), “cả vú lấp miệng em” (cậy sức, cậy thế lớn tiếng
lấp liếm sự thật xấu xa của mình).
Thế giới vật chất khách quan đương nhiên là cơ sở để hình thành
nên hiện tượng ví von, tuy nhiên ví von rốt cuộc vẫn là sản phẩm
thuộc tư duy liên tưởng của con người, buộc phải chịu sự ảnh hưởng
và chi phối của một số nhân tố mang tính chủ quan của con người. Do
có sự khác biệt về đặc điểm tâm lý và truyền thống lịch sử văn hóa
dân tộc, hai dân tộc Hán-Việt sẽ có sự suy xét khác nhau về quan niệm
thẩm mỹ đối với vạn vật trong thế giới khách quan. Ví dụ thông qua
các câu thành ngữ sau, người Trung Quốc nhìn nhận vẻ đẹp điển hình
của diện mạo một phụ nữ phải là: 柳 眉 如烟 (lông mày lá liễu), 肤 若
凝脂 (da tựa bôi sáp), 眉清目秀 (mày thanh mắt đẹp), 明眸皓齿 (mắt
sáng răng trắng), 眉目 如画 (lông mày mắt như tranh vẽ), 蛾 眉 皓 齿
(mày ngài răng trắng), 星 眸 皓 齿 (con ngươi sáng răng trắng), 柳 眉
花明 (lông mày lá liễu mặt đẹp tựa hoa), 朱 唇 粉 面 (môi ngọc mặt
phấn), 眉似青山 (lông mày giống như màu xanh của rừng), 脸如莲萼
(mặt như búp sen), 唇 缀樱桃 (môi như trái anh đào), 腰 若柳枝 (eo
tựa nhành liễu), 樱桃樊索 口 (miệng tựa trái anh đào), 杨柳小留 腰
(eo như cành dương liễu nhỏ), 杏 眼 桃 腮 (mắt hạnh nhân cằm trái
204
đào), 手如柔荑 (tay mềm dẻo như mầm lá), 齿如排玉 (răng như hàng
ngọc), 花容月貌 (diện mạo như hoa như nguyệt), 脸似出水芙蓉 (mặt
tựa như hoa phù dung nhô lên khỏi mặt nước), 回眸 一笑, 秋波荡漾
(con ngươi hễ cười, sóng tình trào dâng). Vẻ đẹp cổ điển trên khác hẳn
vẻ đẹp thời hiện đại ngày nay là: 玉 腿 酥 胸 (đùi thon ngực nở), 大 嘴
高臀 (miệng rộng mông cao).
Dưới con mắt nhìn nhận của người Việt Nam, hình thể đẹp của
người con gái được miêu tả qua các ngữ cố định sau:
“Tóc đen như gỗ mun”, “da trắng như trắng gà bóc”, “môi đỏ như
son”, “mắt đen láy như hạt nhãn”, “mặt trái xoan”, “mặt hoa da phấn”,
“mũi dọc dừa”, “lông mày lá liễu”, “thắt đáy lưng ong”, “ngực nở
mông rộng”, “thân hình thon thả”, “miệng trái tim”, “má lúm đồng
tiền”, “răng trắng đều như hạt bắp”, “chân thon dài”.
Người Trung Quốc coi trọng tư duy về hình thức, khi nói chuyện
thích dùng nhiều hình ảnh ví von. Người Việt Nam cũng có cách dùng
các hình ảnh ví vọn, tuy nhiên sự vật ví von sẽ không thể hoàn toàn
giống như nhau được, vì trên thực tế, sự vật ví von là xuất phát điểm
của nhận thức, đồng thời cũng là điểm tham chiếu của nhận thức. Tâm
lý học nhận thức đã nhận định ví von là sự liên tưởng tới các biểu
tượng giống nhau trong não chúng ta. Biểu tượng chính là hình ảnh
các sự vật trong thế giới khách quan được lưu giữ lại trong bộ não con
người, tức là, chúng ta dùng một sự vật nào đó để làm hình ảnh ví von,
và được quyết định bởi việc lưu lại trí nhớ nhiều hay ít để hình ảnh sự
vật đó tái hiện trong não, trí nhớ nhiều hay ít lại có mối liên hệ chặt
chẽ tới mức độ nhận thức của chúng ta đối với sự vật đó. Hình ảnh ví
von trong hai ngôn ngữ Hán-Việt có sự khác nhau chính là xuất phát
từ lý do này. Tuy vậy, việc sử dụng các ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ
phận cơ thể để ví von đã thúc đẩy sự phát triển của hai ngôn ngữ, làm
cho ngôn ngữ trở nên phong phú hơn, sức biểu đạt giàu hình ảnh và
sinh động hơn. Tất cả điều này chính là sự cống hiến của phương thức
ví von đối với ngôn ngữ và văn hóa Hán-Việt.
3.3. Nội hàm văn hóa của ngữ cố định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận
cơ thể
Trong hai ngôn ngữ Hán-Việt, các từ chỉ bộ phận cơ thể thông
thường như: tim (tâm) /心, đầu/头, mắt/眼, lông mi/眉, miệng (mồm) /
口, mũi/鼻, tay/手, tai/耳, chân/脚, v.v... đồng thời cũng được dùng để
ví von với vạn vật trong thế giới tự nhiên, thường dùng để làm chuẩn

205
đo các sự vật trong tự nhiên. Ví dụ: “chân bàn/ 桌腿”, “lưng núi/山
腰”, “thân cây/树身”, v.v...
Ví von là phương thức tu từ được sử dụng rộng rãi, tần suất cao và
nội dung phong phú nhất. Nhờ có phương thức tu từ mà từ khía cạnh
nào đó đã góp phần làm cho ngôn ngữ trở nên phong phú sống động,
giàu hình ảnh hơn, và thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ, trong đó
lớp từ chỉ bộ phận cơ thể đã trở thành một thành viên quan trọng trong
hệ thống từ vựng biểu thị ý nghĩa ví von.
Ví von cũng được coi là một hiện tượng văn hóa. Tất cả sự tương
đồng và dị biệt của các hiện tượng vật lý trên thế giới, đều thông qua
sự xử lý và chắt lọc trong bối cảnh văn hóa của các dân tộc. Tổng hòa
nội dung ví von trong ngôn ngữ của một dân tộc luôn là tập hợp nhận
thức về các sự vật và hiện tượng của dân tộc đó. Đây là bộ phận cấu
thành quan trọng trong kho tàng văn hóa của một dân tộc.
Bộ phận trên cơ thể của tất cả mọi người trên thế giới này là giống
như nhau, tuy nhiên các dân tộc khác nhau sử dụng bộ phận cơ thể để
ví với các sự vật hiện tượng sẽ không thể hoàn toàn đồng nhất với
nhau. Điều đó cho thấy, nội dung ví von của mỗi dân tộc luôn bao
gồm bối cảnh văn hóa, lịch sử, ẩn chứa phương thức sinh hoạt, thế
giới nhân sinh quan và đặc điểm tư duy của dân tộc đó. Nội dung cụ
thể được chúng tôi đề cập dưới đây cũng xuất phát từ đặc trưng văn
hóa dân tộc để tiến hành phân tích, so sánh ý nghĩa ví von của các từ
chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt.
3.3.1. Sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể trong vế ví và ý nghĩa ví von về
cơ bản là giống nhau
Điều kiện khách quan bên ngoài như hoàn cảnh địa lý, môi trường
sinh thái, các mùa, tiết khí trong năm, sự thay đổi khí hậu và toàn bộ
bối cảnh văn hóa xã hội mà con người dựa vào đó để sinh tồn, đều tồn
tại rất nhiều tính chất giống nhau, những tính chất này hình thành nên
nhận thức chung về bản thân mình và thế giới khách quan bên ngoài.
Vì vậy, phương thức tư duy của hai dân tộc Hán-Việt có một số điểm
giống nhau. Chúng ta có thể phát hiện ra đặc điểm này qua ý nghĩa ví
von của các ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể. Ví dụ:
Ví với sự căng thẳng đầu óc vì phải lo nghĩ, trong tiếng Hán diễn
đạt 头发 如花白 (tóc như bạc trắng), tiếng Việt cũng có cách diễn đạt
“lo bạc cả đầu”. Đều dùng tới “(đầu) tóc bạc (trắng)”.
Ví với sự ngu xuẩn, trong tiếng Hán dùng 脑 袋 如 猪 头 /đầu óc
như đầu lợn (ngu như lợn), trong tiếng Việt dùng “đầu óc bã đậu”.
206
Trông thấy điều chướng tai gai mắt, trong lòng chất chứa sự căm
tức, hận thù, tiếng Việt và tiếng Hán đều xuất hiện “trong mắt (thịt) có
gai hoặc đinh”. Ví dụ, tiếng Hán diễn đạt 眼 中钉, 肉 中刺 (cái đinh
trong mắt, cái gai trong thịt) hoặc 眼中钉, 心上刺 (cái đinh trong mắt,
cái gai trong tim); tiếng Việt dùng “cái gai trong mắt”, “cái giăm trong
thịt”.
Ví với sự dốt nát, mù quáng, trong tiếng Hán dùng 有 眼 如盲 (có
mắt như mù), tiếng Việt diễn đạt “có mắt cũng như mù”.
Hình dung vẻ tức giận, phẫn nộ lên đến đỉnh điểm, trong tiếng
Hán dùng 怒 目 圆睁 (giận mắt trợn tròn), tiếng Việt sẽ diễn đạt “tức
phồng mang trợn mắt”, “tức nổ đom đóm mắt”.
Hình dung vẻ tự cao tự đại, kiêu căng, không coi ai ra gì, tiếng
Hán dùng 目 中无人 (trong mắt không có ai), 眼睛 突出在 额头 上
(mắt lồi lên trên trán), tiếng Việt dùng “trong mắt chẳng có ai”, “mắt
để trên trán”.
Ví “bộ mặt” trơ lì, vô liêm sỉ, tiếng Hán diễn đạt 脸皮 比城墙厚
(da mặt dày hơn bức tường thành), 面似靴皮厚 (mặt dày tựa da ủng);
tiếng Việt dùng cách nói “mặt dạn mày dày”, “mặt trơ trán bóng”,
“mặt dày”, “mặt thớt”.
Tiếng Hán dùng 丢脸 (mất mặt), 丢面子 (mất thể diện), tiếng Việt
cũng dùng “mất mặt” và “mất thể diện” để ví với việc mất thể diện.
Ví với việc kiềm chế, gây cản trở cho hành động của người khác,
tiếng Hán diễn đạt bằng 拉 后 腿 (kéo chân từ phía sau), tiếng Việt
dùng “ngáng chân”.
Ví với sự đi lại nhanh nhẹn, tiếng Hán dùng 心忙似箭, 两脚走 如
飞 (tim vội như mũi tên, hai chân đi như bay), tiếng Việt dùng “chân
không chạm đất”.
Ví với sự hoang phí, tiếng Hán nói 大 手 大 脚 (tay to chân to),
tiếng Việt dùng “vung tay quá trán”.
Ví với sự coi thường, khinh bỉ, tiếng Hán dùng 嗤之以 鼻 (cười
chê bằng mũi), tiếng Việt dùng “cười giọng mũi”.
Hình dung nhiều người tham gia, tạo nên cảnh náo loạn, tiếng Hán
dùng 人多 嘴 杂 (người đông miệng tạp), tiếng Việt dùng “mồm năm
miệng mười”.
Ví với cửa miệng là nơi chuốc họa vào thân, tiếng Hán diễn đạt 舌
为利害本, 口 是祸福门 (lưỡi là gốc rễ được thua, miệng là cửa của
phúc họa), 口 是祸之门 (miệng là cửa của tai họa), tiếng Việt dùng
“họa đến đằng miệng”.
207
Ví với việc giữ bí mật, kín kẽ, tiếng Hán dùng 守 口 如 瓶 (giữ
miệng như bình), tiếng Việt dùng “ngậm miệng như hến”.
Ví lời đồn đại, dèm phe có thể gây hại đến tính mạng con người,
trong tiếng Hán dùng 舌头 底 下 压 死人 (lưỡi đè chết người), trong
tiếng Việt diễn đạt bằng “miệng lưỡi rắn độc”.
Ví người bụng phệ, to kềnh, tiếng Hán sử dụng 大 腹 便便 (bụng
to kềnh càng), 将军 肚 (bụng tướng quân), tiếng Việt dùng “bụng to
bằng cái rổ sề: bụng phệ”.
Ví với việc có kiến thức, am hiểu, tiếng Hán dùng 一 肚 子墨水
(đầy một bụng mực nước),tiếng Việt có cách diễn đạt “bụng một bồ
chữ”.
Hình dung vẻ đói cồn cào, trong tiếng Hán dùng 前 肚皮 贴着后
肚 皮 (da bụng đằng trước dính vào da bụng đằng sau), trong tiếng
Việt dùng cách diễn đạt “bụng thắt đến tận xương sống”.
Ví với việc khó đoán định lòng dạ con người, tiếng Hán dùng 人
心 难测 (tim người khó lường), 人 心 难测海水难量 (lòng người khó
lường, nước biển khó đong), 知人知 面 难知 心 (biết người biết mặt
khó biết tâm), tiếng Việt dùng “lòng người khó tỏ”.
Ví với tính cách kiên định, vững vàng, trong tiếng Hán dùng 铁石
心肠 (lòng tim sắt đá), tiếng Việt diễn đạt “lòng son dạ sắt”.
Ví với việc thương yêu con cái do mình sinh ra, tiếng Hán dùng
肠 里 出 来 肠 里 热 (trong ruột đi ra thì trong ruột nóng), tiếng Việt
dùng “máu chảy ruột mềm”.
Hình dung việc tận tình khuyên bảo người khác với tất cả thiện
chí của mình, trong tiếng Hán sẽ dùng cách diễn đạt 苦口婆心 (miệng
nói lời gay gắt nhưng có cái tâm của mẹ chồng), tiếng Việt sẽ diễn đạt
“nói hết cả tấm lòng”.
Chỉ việc nghe người khác nói với thái độ dửng dưng, hờ hững,
nghe rồi bỏ bê không đếm xỉa đến, tiếng Hán dùng cách diễn đạt 一只
耳朵 进, 一只 耳朵 出 (vào một tai, ra một tai), trong tiếng Việt dùng
“nói bỏ ngoài tai”.
Ví với sự gan dạ, can đảm, tiếng Hán dùng 七个 头 八个 胆 (bảy
cái đầu tám túi mật), tiếng Việt dùng “to gan lớn mật”.
3.3.2. Sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể trong vế ví khác nhau, ý nghĩa
ví von giống nhau
Do phương thức sản xuất và thói quen tư duy có sự khác nhau, sự
liên tưởng về các sự vật của hai dân tộc Hán-Việt cũng sẽ khác nhau,
đặc biệt là trong việc sử dụng một số bộ phận cơ thể làm vật ví von sẽ
208
dẫn đến những liên tưởng rất khác nhau. Ví dụ:
Ví với sự nhút nhát, trong tiếng Hán dùng cách biểu đạt 胆小如鼠
(mật bé như chuột), tiếng Việt dùng “nhát gan thỏ đế”.
Ví với sự gan dạ, can đảm, tiếng Hán dùng 七个 头 八个 胆 (bảy
cái đầu tám túi mật), tiếng Việt dùng “gan cóc tía”.
Ví với sự tức giận, tiếng Hán dùng 面 红 耳 赤 (mặt hồng tai đỏ),
tiếng Việt dùng “phồng mang trợn mắt”, “tức nổ đom đóm mắt”, “tức
sùi bọt mép”.
Chỉ việc nghe người khác nói với thái độ dửng dưng, hờ hững,
nghe rồi bỏ bê không đếm xỉa đến, tiếng Hán dùng cách diễn đạt 漫不
经 心 (dửng dưng không để qua tâm), trong tiếng Việt dùng “nói bỏ
ngoài tai”.
Hình dung việc tận tình khuyên bảo người khác với tất cả thiện chí
của mình, trong tiếng Hán sẽ dùng cách diễn đạt 把 嘴皮 说破了 (nói
đến toạc cả da miệng), tiếng Việt sẽ diễn đạt “nói hết cả tấm lòng”.
Ví với việc tự mình gây ra, tự phải hứng chịu hậu quả, tiếng Hán
dùng 搬起石头打自己的 脚 (nhấc hòn đá lên tự đập vào chân mình),
tiếng Việt dùng “gậy ông lại đập lưng ông”.
Ví việc dễ bề tin theo người khác, tiếng Hán diễn đạt 耳 软 心 活
(tai mềm tim hoạt), tiếng Việt diễn đạt “nhẹ dạ cả tin”.
Ví lòng dạ xấu xa, hiểm độc, tiếng Hán diễn đạt bằng 狼 心 狗 肺
(tim sói phổi chó), tiếng Việt dùng “lòng lang dạ thú”.
Ví với việc hoàn toàn sám hối, ăn năn, tiếng Hán dùng 洗 心 革 面
(rửa tim thay mặt), tiếng Việt diễn đạt bằng “rửa tay gác kiếm”.
Ví với việc che chắn, bảo vệ lấy người của mình, tiếng Hán dùng
胳膊 总是要往里弯 (cánh tay luôn quặt vào phía trong), tiếng Việt
dùng cách diễn đạt “tay đứt ruột xót”.
Ví với trợ thủ đắc lực, tiếng Hán dùng 左 膀 右 臂 (cánh trái bắp
tay phải), 如左右 手 (như tay trái tay phải), tiếng Việt diễn đạt bằng
“cánh tay phải”.
Ví với sự mâu thuẫn, đối đầu, kình địch, đáp trả, trả thù nhau,
trong tiếng Hán diễn đạt bằng 牙 对 牙 , 眼 对 眼 (răng đối với răng,
mắt đối với mắt), trong tiếng Việt dùng “nợ máu trả bằng máu”.
Ví làm việc gì cũng hay sốt sắng, trong một chốc một lát đòi phải
thành công ngay, trong tiếng Hán dùng cách diễn đạt 一 嘴 吃个胖子
(miệng vừa ăn thành béo ngay), trong tiếng Việt dùng “chưa vỡ bụng
cứt đã tập bay chuyền”.
209
3.3.3. Sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể trong vế ví giống nhau, ý nghĩa
ví von khác nhau
Trong hai ngôn ngữ Hán-Việt tuy dùng cùng từ chỉ bộ phận cơ
thể, nhưng ý nghĩa ví von có sự khác nhau. Ví dụ:
Trong tiếng Hán dùng 人 眼 是秤 (mắt người là cái cân) để chỉ tai
mắt của quần chúng có thể nhìn nhận rất rõ, trong tiếng Việt dùng
“con mắt tinh đời” để ví sự thông minh, lanh lợi trong cách nhìn nhận,
đánh giá vấn đề.
Tiếng Việt dùng “như thủ túc” để ví với trợ thủ tin cậy, tiếng Hán
dùng 手足之情 (tình thủ túc) để ví tình cảm gắn bó thân mật.
Ví với cách ăn nói mạch lạc, biện luận chắc chắn, trong tiếng Hán
diễn đạt 口若悬河 (miệng nói như sông chảy), tiếng Việt dùng “miệng
mép tép nhảy”, “nói miệng không mọc được da non” để chỉ việc ăn
nói ba hoa.
3.4. Ví von xét từ khía cạnh chức năng sử dụng của các ngữ cố
định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể
Trong ví von cũng sử dụng tới các chức năng khác nhau của từ chỉ
bộ phận cơ thể, ví dụ như: “mồm/miệng”, “lưỡi”, “răng” thuộc bộ
phận phát âm, đều có chức năng tổ chức nên lời nói trong phát ngôn.
Chức năng của các bộ phận ở “đầu” là để tư duy. Chức năng của
“tay”, “chân” là để làm việc. “Mắt” có chức năng để nhìn, “tai” có
chức năng để nghe, “mũi” có chức năng dùng để ngửi, v.v... Tất cả các
từ chỉ bộ phận cơ thể người đều có tác dụng ví von rất phong phú.
Mỗi người trong chúng ta đều rất rõ về cơ thể mình, đều rất quen
thuộc với các bộ phận cơ thể của mình. Từ cổ xưa đến nay, trong ngôn
ngữ của bất cứ dân tộc nào đều có đầy đủ các từ ngữ biểu đạt các bộ
phận cơ thể, và lớp từ vựng này thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét nội
hàm tư duy, phương thức giao tiếp thông tin của dân tộc đó. Ở rất
nhiều dân tộc, mồm/miệng, mắt, mũi, tai đều đóng vai trò quan trọng
bậc nhất của bộ phận truyền đạt thông tin giao tiếp và biểu thị tình
cảm. Chúng ta thử xem xét chức năng này trong hai ngôn ngữ Hán-
Việt được biểu hiện như sau:
(1) Tai
“Tai” là cơ quan thính giác của người và động vật. Đây là một
trong những kênh thu nhận thông tin quan trọng, vì vậy ý nghĩa ví von
đầu tiên của tai có liên quan chặt chẽ tới “ngôn ngữ”, “thông tin” và
“tin tức”.
210
Trong tiếng Hán có cách diễn đạt 扯着耳朵腮颊动/túm tai thì má
và cằm phải động đậy: rút dây động rừng, ví với các sự việc có sự liên
quan, móc nối với nhau. 做 耳目 (làm tai mắt), chỉ việc thăm dò tin
tức hộ người khác. 耳闻目睹 (Mắt thấy tai nghe).
Trong tiếng Việt có cách diễn đạt “Mũ ni che tai” (khép mình
không để ý gì đến bên ngoài), “Đàn gảy tai trâu” (phí công đem lời
hay ý đẹp nói với kẻ ngu si), “Tai vách mạch rừng” (khó giữ bí mật),
“Mắt thấy tai nghe” (điều hoàn toàn đúng sự thật do được quan sát
trực tiếp), “Lọt tai” (nghe thấy và vừa ý).
(2) Mắt
“Mắt” là cơ quan thị giác của người và động vật, được coi là cửa
sổ tâm hồn của tâm linh. Chúng ta nhìn nhận thế giới đa màu sắc
thông qua “mắt”, đồng thời biểu lộ thế giới nội tâm, tình cảm buồn,
vui, yêu, ghét của mình cũng thông qua “mắt”. Trong tư duy ngôn ngữ
của hai dân tộc Hán-Việt, “mắt” chiếm một vị trí quan trọng nhất định,
có ý nghĩa tượng trưng rất sinh động và giàu hình ảnh, vì thế “mắt”
được sử dụng với tần suất khá cao để ví von. Trước hết “mắt” được
đại diện cho “sự sống”, “cơ thể con người”, “cuộc đời mỗi người”,
“cách nhìn nhận cuộc sống”. Điều này nói lên vị trí quan trọng của
“mắt” trong các bộ phận trên cơ thể người.
Trong tiếng Hán, “ 眼 / 目 mắt” đã xuất hiện trong các ngữ cố định
như: 目光 如豆 (ánh mắt như hạt đậu), hình dung tầm nhìn hạn hẹp.
目光 如镜 (ánh mắt như gương), hình dung ánh mắt sáng như gương.
目光 如炬 (ánh mắt sáng như ánh sáng ngọn đuốc), ví với kiến thức
rộng, khí thế mạnh mẽ của con người. 目光 如鼠 (ánh mắt lấm la lấm
lét như chuột), ví với hành vi không quang minh chính đại, bất chính
của một người nào đó. 眼 中拨钉 (nhổ đi cái đinh trong mắt), ví với
việc loại trừ được kẻ thù của mình. 眼是观宝珠, 嘴是试金石 (mắt là
để ngắm viên ngọc đẹp, miệng là hòn đá để thử vàng), ví với việc
thông qua quan sát cuộc nói chuyện để hiểu rõ chân tướng con người
và sự việc. 见钱 眼 开 (nhìn thấy tiền là sáng cả mắt), hình dung dáng
vẻ tham lam tiền bạc. 佛 眼 相 看 (mắt phật cùng nhìn nhau), ví với
cách nhìn nhận có thiện ý, không có sự ác ý gì.
Trong tiếng Việt xuất hiện các ngữ cố định mang ý nghĩa ví von
thông qua con mắt như: “Mắt la mày lém” (nhìn một cách sợ sệt).
“Mắt lơ mày láo” (nhìn một cách tò mò, vô lễ). “Mắt nhìn láo liên”
(nhìn gian giảo). “Mắt trông lòng đau” (động lòng thương xót khi
chứng kiến cảnh thương tâm). “Mắt xanh mỏ đỏ” (cách trang điểm
211
quá lố của phụ nữ hiện đại). “Bịt mắt bắt chim” (một việc không thể
làm nổi).
(3) Lông mày
Tiếng Hán sử dụng “lông mày” để ví von có cách diễn đạt như:
“迫在 眉 间” (sát bên lông mày), chỉ tình thế cực kỳ cấp bách. Có lẽ
vì “lông mày” nằm ở vị trí trên đầu, lại rất dễ bén lửa bốc cháy, gây
nguy hiểm đến bộ phận đầu. “Lông mày” vốn không thể tự cất lên
tiếng nói, nhưng thông qua các tư thế, hình dạng như chau mày, giãn
mày, nhướn mày, dựng mày, có thể diễn tả được tình cảm nội tâm và
hoạt động tâm lý của con người, từ đó truyền đạt các thông tin cảm
xúc đến người khác. Nhiều khi tuy không trực tiếp quan sát được sắc
thái, nhưng lại có những biện pháp xử lý thích đáng, trong tiếng Hán
sẽ cách diễn đạt 不 知 眉 眼 高 低 (không biết lông mày hay mắt cao
thấp). Chỉ đầu mối sự việc, tiếng Hán dùng 眉 目 (mắt và lông mày).
贼眉 鼠眼 (lông mày thằng ăn trộm và mắt chuột), hình dung dáng vẻ
lấm la lấm lét, không đường hoàng.
Trong tiếng Việt cũng sử dụng “lông mày” để diễn tả các tình cảm
nội tâm và hoạt động tâm lý giống như tiếng Hán là “chau mày”, “giãn
mày”, “nhướn mày”, “dựng ngược lông mày”. Ngoài ra còn có các
cách ví von khác, như: “Lông mày lưỡi/mũi mác” (ví với dáng vẻ đàn
ông hùng dũng, võ biền hoặc quắc thước). “Lông mày sâu róm” (vẻ dữ
tợn của đàn ông, gây cảm tưởng là người có lòng dạ độc ác, đáng sợ).
“Mặt sưng mày sỉa” (nét mặt lộ vẻ hờn giận bất bình). “Mày râu” (chỉ
nam giới). “Mày liễu mặt hoa” (chỉ sắc đẹp của phụ nữ). “Đầu mày
cuối mắt” (sự nhìn nhau say đắm của trai gái đang mê nhau).
(4) Mũi
“Mũi” là cơ quan khíu giác của người và các động vật cấp cao.
“Mũi” có chức năng quan trọng trong tuyến đường hô hấp trao đổi ô-
xy để duy trì sự sống. “Mũi” cũng giống như “mắt”, đều nằm ở vị trí
hiện hữu rất rõ trên khuôn mặt. Mũi to hay mũi nhỏ, tròn hay dẹt, nhìn
là nhận biết ngay được. Vì vậy, “mũi” có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc làm hài hòa, giúp làm cân đối kết cấu khuôn mặt. Một gương mặt
sẽ không còn cân đối hài hòa và có được khí thế nếu thiếu sự hiện diện
của “mũi”. Các mùi vị dạng khí sẽ được hít vào mũi thông qua hai lỗ
mũi, vì thế khi nói hai cá thể có mùi vị giống nhau, trong tiếng Hán sẽ
diễn đạt “一个 鼻子眼儿 里出气” (thở ra từ một lỗ mũi), ví với hai
người hoặc nhiều người có tư tưởng, cách nói năng và hành động hoàn
toàn giống nhau, mang hàm ý châm biếm. 有 鼻子 有眼睛 (có mắt có
212
mũi), ví với cách nói năng cụ thể, linh hoạt, đúng như sự việc trong
thực tế. 不撞 鼻子 不回头 (không va mũi vào thì không quay đầu lại),
ví với việc không bị va vấp sẽ không hồi tâm chuyển ý. 捏着 鼻子 哄
眼睛 (vê mũi để dỗ dành mắt), ví với việc tự lừa dối bản thân mình. 鼻
子大于脸 (mũi to hơn mặt), ví với cái thứ yếu lại vượt quá cái chính,
việc này là hoang đường, không hợp lý.
Trong tiếng Việt có các ngữ cố định ví von liên quan đến mũi như:
“Mũi nhòm mồm” (kiểu mũi xấu, được coi là tướng của người ăn
tham). “Mắt mũi” (sự chú ý quan sát). “Xỏ chân lỗ mũi” (bắt nạt ăn
hiếp người trên mình). “Xỏ mũi” (điều khiển được người khác).
(5) Mồm/miệng, răng, cổ họng
Mồm/miệng là cơ quan thu nạp, đưa thức ăn vào dạ dày người và
động vật, đồng thời cũng là một bộ phận của cơ quan phát âm. Răng
mọc bên trong khoang miệng, có hình dạng và các chức năng khác
nhau, chủ yếu là sử dụng để nhai, nghiền nát thức ăn, hỗ trợ cho việc
tiêu hóa. Đối với con người, mồm/miệng có vị trí rất quan trọng,
không chỉ dùng để ăn, uống duy trì sự sống, mà còn dùng để phát
ngôn, diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình.
Trong tiếng Hán xuất hiện các ngữ cố định mang ý nghĩa ví von
có liên quan đến mồm/miệng, răng và cổ họng như sau:
人 口 如风 (miệng người như gió), 嘴 快如风 (miệng nhanh như
gió), chỉ những người thích buôn chuyện, và kể ra cho người khác rất
nhanh, tựa như gió thổi đi. 守口如瓶 (giữ miệng như bình), hình dung
việc nói năng cẩn trọng hoặc giữ bí mật nghiêm ngặt không để lộ ra.
开 口 见喉咙 (mở miệng ra là thấy cổ họng), ví với việc hễ mở miệng
ra là nói toạc ra chân tơ kẽ tóc sự việc. 不吃鱼, 口不腥 (không ăn cá,
miệng không mùi tanh), ví với việc nếu không tham cái lợi nhỏ thì sẽ
không xảy ra những điều thị phi. 佛口蛇心 (khẩu phật tâm xà), ví với
việc miệng nói nghe rất hay, rất nhận từ, nhưng tâm địa cực kỳ hiểm
độc. 文官动动嘴, 武官跑断腿 (quan văn vừa mở miệng, quan võ phải
chạy rạc cẳng), ví với việc người tham mưu chỉ cần nhẹ nhàng đưa ra
quyết sách chỉ thị, những người thực thi liền phải vất vả chạy ngược
chạy xuôi. 嘴 硬骨头酥 (miệng cứng xương xốp), ví với lời nói tỏ ra
cứng rắn, nhưng hành động yếu ớt. 牙齿上刮下来的 (cạo ra từ răng),
ví với việc tiết kiệm, chắt bóp tiền ăn uống hàng ngày. 闲打 牙 (nhàn
rỗi ngồi nhay răng), chỉ việc nhàn rỗi ngồi tán chuyện vô bổ. 打落 牙
齿向肚中咽 (răng bị đánh gãy thì nuốt xuống bụng), ví với việc dù bị
oan ức vẫn kiên cường, không hé răng kêu khổ.
213
Trong tiếng Việt có các cách diễn đạt sau:
“Mồm miệng đỡ chân tay” (khôn ngoan, xảo quyệt, nói nhiều để
khỏi phải làm). “Mồm loa mép giải” (nói nhiều, điêu ngoa). “Mồm cá
ngão” (mồm quá to, ăn nhiều). “Mồm ngang mũi dọc” (chân dung,
mặt mũi). “Mồm như quạ cái” (nói lắm, nói to, vô duyên). “Miệng
nam mô, bụng một bồ dao găm” (hiểm ác, giả dối, miệng thì nói lời
nhân đức, nhưng bụng đầy ý nghĩ độc ác). “Miệng nói chân đi” (mẫn
cán, nói đi đôi với làm). “Miệng quan sai vai đầy tớ” (rất vất vả, mình
ra lệnh nhưng rồi chính mình phải làm). “Răng cải mả” (to kệch xấu
xí, trông phát sợ). “Răng để ngoài môi” (răng vổ). “Thấp cổ bé họng”
(ví với địa vị hèn kém, lời nói không có trọng lượng). “Câm họng” (im
lặng, không được nói năng, chống đối). “Chặn họng” (ngăn lại không
cho nói).
(6) Lưỡi
Lưỡi là cơ quan vị giác và cũng là một trong những công cụ để
cấu âm, phát ra tiếng nói. Nếu ai đó có chút tật ở lưỡi, dù là tật rất
nhỏ, thì cũng không thể phát ra tiếng nói chuẩn xác được. Vì vậy có
thể nói lưỡi là “trợ thủ” đắc lực nhất trong việc phát ngôn, là “người
phối hợp” quan trọng nhất của một ca sỹ. Khi truyền đạt tư tưởng, tình
cảm của một người, lưỡi được mệnh danh là “con thuyền tâm tư”.
Lưỡi còn là đầu mối trung tâm nội tại của một sinh mạng, vì lẽ đó nên
từ trước tới nay, mọi người thường hay dựa vào hình dạng của lưỡi để
đánh giá thế giới nội tâm, tâm tính của một con người, và cho rằng
lưỡi không dễ dàng manh động là một trong những tiêu chuẩn của đức
hạnh. Để miệng phát ra được tiếng nói, lưỡi đóng một vai trò rất quan
trọng. Các nhà nghiên cứu ngữ âm học khi phân tích quá trình phát âm
đã rất chú ý đến từng vị trí cao, thấp, trước, sau của lưỡi trong khoang
miệng. Khi phát âm các phụ âm, chúng ta phải sử dụng tới lưỡi rất
nhiều, vì vậy lưỡi thường được coi là đại diện của “tiếng nói” và “khả
năng ăn nói”. Trong tiếng Hán xuất hiện rất nhiều ngữ cố định có liên
quan tới lưỡi. Ví dụ:
女 人 舌 头 上 没 骨 头 (miệng lưỡi của đàn bà không có xương),
trước đây dùng để ví với việc người vợ nói ra thường không giữ lấy
chữ tín.
抓舌头 (túm lấy lưỡi), chỉ bắt sống người của đối phương để phục
vụ cho công việc trinh sát, nắm bắt tình hình của đối phương.
舌 剑唇枪 (lưỡi là kiếm môi là súng), 舌如剑唇如枪 (lưỡi như
kiếm và môi như súng), hình dung với lời lẽ sắc xảo, đi đúng vào
214
trọng tâm trong các cuộc biện luận.
赤舌烧城 (lưỡi không mà đốt cháy thành quách), 赤舌如火, 足以
烧 城 (lưỡi không mà như lửa, đủ đốt cháy thành), ví với những lời
gièm pha gây họa rất lớn.
巧 舌 如簧 (cái lưỡi khéo léo giống như lò xo), hình dung lời ăn
tiếng nói khéo léo, dễ bề khiến người khác nghe lọt tai.
Trong tiếng Việt xuất hiện các ngữ cố định có liên quan đến lưỡi
sau đây:
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” (ví với tính bất nhất
trong lời nói của con người).
“Miệng lưỡi đưa đẩy” (ví dùng lời lẽ khéo léo dàn xếp công việc).
“Miệng lưỡi rắn độc” (ví với kẻ nói năng gây nguy hiểm cho
người khác).
“Tắc lưỡi cho qua” (cố tình dễ dàng bỏ qua).
“Lắc đầu lè lưỡi” (vô cùng kinh ngạc hoặc khâm phục).
(7) Tay, cánh tay và móng tay
Tay là bộ phận chi trước trên cơ thể người dùng để cầm nắm đồ
vật. Khả năng hoạt động của tay rất rộng, lượng thông tin thông qua
tay truyền ra cũng rất lớn. Có thể nói tay đã thúc đẩy sự tiến hóa của
bộ óc loài người, thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh. Mối liên hệ
giữa tay và bộ não được coi là sự liên kết giữa ý chí và hành động,
giữa mệnh lệnh và sự thực thi. Vì vậy, tay được coi là cơ quan tượng
trưng rõ nét nhất giữa thế giới nội tâm con người và các chức năng
của đại não. Xét trên phương diện sinh lý học, trí lực của con người có
được là từ đôi tay tham gia lao động sản xuất. Tay là cơ quan cảm
nhận phức tạp và nhạy cảm nhất trong hệ thống thần kinh trung ương
của người. Trước khi loài người xuất hiện tiếng nói, thì chủ yếu dùng
tay làm các ký hiệu để tiến hành giao lưu. Tay chiếm một vị trí quan
trọng nhất định trong tâm lý sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hán, và
cũng là một trong những bộ phận được dùng ví von với tần suất cao.
Ví dụ tay được đại diện cho “sức mạnh”, “quyền lực”. Bàn tay liền
năm ngón được ví với “tình thân ruột thịt”; hai tay liền cánh tay giơ ra
được ví với “mối quan hệ”. Dưới đây tiếp tục liệt kê một số ngữ cố
định tiếng Hán khác có chứa từ chỉ tay:
手 暗 不 透 风 (tay không để lọt tiếng gió), ví với việc giữ kín
không để lộ ra chút nào danh phận.
手掌是肉, 手心也是肉 (bàn tay là thịt, lòng bàn tay cũng là thịt),
ví hai bên đều là tình thân ruột thị, lẽ đương nhiên phải quan tâm,
215
chăm sóc tới nhau.
手掌儿怎样看得见手背儿 (bàn tay làm sao có thể nhìn thấy lưng
bàn tay được), ví với việc chúng ta không thể nào nhìn thấy được
những việc xảy ra phía sau.
使 臂 使 指 (sử dụng cánh tay và ngón tay), thành thạo, tự nhiên
giống như đang sử dụng cánh tay và ngón tay của chính mình vậy.
大拇指 头挠痒, 随上随下 (đầu ngón tay cái bị ngứa, lúc giơ lên
lúc hạ xuống), ví với người không có chủ kiến, việc gì cũng nghe theo
người khác.
Các ngữ cố định trong tiếng Việt có liên quan đến tay, bàn tay,
ngón tay, cánh tay như sau:
“Tay bế tay bồng” (ví với hình ảnh hạnh phúc của người mẹ với
đàn con).
“Tay dài quá gối” (hình ảnh của người dị tướng).
“Tay trong” (người làm nội ứng).
“Tay trắng dựng cơ đồ” (rất có nghị lực nên đã thành công từ chỗ
không có gì).
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” (có đối sách tốt để xử lý những
công việc khó).
(8) Chân, cẳng và đùi
Chân là bộ phận chi sau, tiếp xúc với mặt đất, dùng để chống đỡ,
di chuyển cơ thể người và động vật. Chân, cẳng, đùi hiện diện trong
các ngữ cố định tiếng Hán sau:
插一只脚 (cắm thêm một chân), ví có sức mạnh tham gia vào một
hoạt động nào đó.
头重脚轻 (đầu nặng chân nhẹ), ví với cơ sở kém ổn định.
Trong tiếng Việt có:
“Chân nam đá chân chiêu” (dáng tất bật vội vàng).
“Chân đất mắt toét” (người nhà quê lạc hậu, thất học).
“Chân lấm tay bùn” (hình ảnh vất vả, lam lũ của người lao động).
“Chân không đến đất, cật không đến trời” (chơi vơi lơ lửng,
không có chỗ dựa vững chắc).
“Chân son mình rỗi” (ví với cô vợ trẻ nhàn rỗi vì chưa có con).
“Lưng ong đùi dế” (ví với thân thể đẹp của người phụ nữ).
(9) Tim, gan và ruột
Tim là cơ quan giúp tuần hoàn máu trong cơ thể người và các
động vật cấp cao, là một trong những cơ quan duy trì sự sống quan
trọng. Tim (tâm) còn được coi là cơ quan dùng để tư duy. Từ “tim
216
(tâm/lòng)” chiếm một vị trí rõ nét trong tâm lý sử dụng ngôn ngữ của
hai dân tộc Hán-Việt. Tim, gan, ruột là những bộ phận quan trọng
trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Trước đây mọi người coi tim (tâm/
lòng) là cơ quan tư duy, có liên quan đến rất nhiều hoạt động tư tưởng
và tình cảm nội tâm. Ví dụ trong tiếng Hán diễn đạt 心 乱如麻 (lòng
rối như tơ vò), 心 如铁石 (lòng như sắt đá), 心 急如火 (lòng như lửa
đốt), 心如刀割 (lòng đau như cắt), v.v...
琴心剑胆 (tim đàn mật kiếm), ví việc vừa có tình cảm lại vừa gan
dạ, can đảm.
锦 心 绣口 (lòng thêu gấm miệng dệt hoa), ví có tài sử dụng ngôn
từ, văn chương giỏi.
无肠可断 (không có ruột để đứt), ví với sự đau đớn đến cùng cực.
Trong tiếng Việt có các ngữ cố định sau:
“Tâm phúc” (người bạn hoặc cộng sự đáng tin cậy).
“Tim đen” (ví con người có lòng dạ xấu xa).
“Tim gan phèo phổi” (ví với tất cả sự thật).
“Ruột để ngoài da” (ví với con người rất thật thà).
“Thẳng ruột ngựa” (ví người có tính tình ngay thẳng, thật thà).
“Ruột héo gan mềm” (lòng đau thương vô hạn).
“Gan to mật lớn” (rất táo bạo, liều lĩnh).
“Gan vàng dạ sắt” (rất trung kiên).
“Gan lim mặt sứa” (ví với người có hai đức tính trái ngược nhau,
mặt trông hiền lành, nhu mì nhưng tinh thần rất cứng rắn, dũng cảm).
(10) Mông
Mông thuộc vùng xương chậu, được coi là bộ phận phía sau của
động vậy, vì vậy gắn với hàm nghĩa chỉ phần cuối của sự việc. Các
ngữ cố định tiếng Hán có xuất hiện bộ phận mông gồm:
屁股 上挂镜子, 照见别人, 照不见自己 (gắn gương trên mông,
xem được người khác, không xem được bản thân mình), ví với việc
chỉ nhìn thấy thiếu sót, khuyết điểm của người khác, mà không nhận
ra thiếu sót, khuyết điểm của bản thân mình.
屁股上扎刀, 离心远哩 (đâm dao vào mông, còn cách tim rất xa),
ví với sự thờ ơ trước việc gì đó, hoặc cảm thấy không có sự liên quan
hệ trọng gì với mình.
Tiếng Việt có các ngữ cố định sau:
“Ngồi lá vông chổng mông lá chốc” (lá vông thì có thể ngồi lên
được, còn lá chốc/chóc thì phải chổng mông ngồi xổm vì sự bị ngứa)
“Vai nồi đồng, mông cối lỗ” (Vai to tròn, mông lớn là trâu tốt)
217
“Chổng mông mà gào” (gái quá lứa chỉ biết than thân trách phận
với trời đất).
“Lấy vợ xem mông, lấy chồng xem giống” (lựa chọn bạn đời)
(11) Bụng và rốn
Trong từ vựng tiếng Hán, những ngữ cố định có xuất hiện từ “ 肚
子”/“腹” (bụng) thường không đơn thuần dùng để chỉ phần bụng
của người và động vật hoặc “phần có hình dạng tròn, nhô lên”, mà là
chỉ cơ quan tư duy của con người. Ngoài ra còn có rất nhiều hàm ý
khác biểu thị về tư tưởng, tình cảm, tâm tư, tính cách có liên quan tới
từ “肚子” (bụng). Ví dụ:
一根肚肠通到底 (một đoạn ruột trong bụng thông đên tận cùng),
ví người có tính tình ngay thẳng, làm việc, nói chuyện đều tiến hành
đến tận cùng.
鼠 肚 鸡肠 (bụng chuột ruột gà), 鼠 腹 蜗肠 (bụng chuột ruột ốc
sên), ví với những thứ cần có có hạn, hoặc số lượng ít.
不生孩子不知道腰酸 肚子 疼 (không sinh con không biết được
lưng mỏi bụng đau), ví với không tự bản thân mình trải nghiệm qua
thực tiễn công việc nào đó, sẽ không thể biết được sự gian khổ và khó
khăn là như thế nào.
Trong tiếng Việt có các ngữ cố định sau liên quan tới phần bụng
và rốn:
“Chưa vỡ bụng cứt đã tập bay chuyền” (quá nôn nóng hành động
khi chưa có đủ khả năng).
“Miệng nam mô, bụng bồ dao găm” (miệng nói lời nhân đức giả
dối, nhưng trong bụng hiểm ác).
“Rốn lồi quả quýt” (có khuyết tật trên cơ thể).
“Sứt môi lồi rốn” (hình dạng xấu xí của con gái).
(12) Đầu, mặt và trán
Đầu là phận trên cùng của cơ thể người và phần phía trước của các
loài động vật. Trên đầu còn có các bộ phận như mồm/miệng, mũi, mắt,
tai. Đây là cơ quan tổng chỉ huy các bộ phận khác trên cơ thể, từ các
chức năng sinh lý đến tất cả các hoạt động, hành vi. Đặc biệt là trí tuệ,
tư duy và ngôn ngữ con người được bộ não trong đầu quyết định, vì
vậy có tên gọi là “phần linh thiêng nhất trên cơ thể”, là bộ phận cao
quí nhất trong chỉnh thể tổ chức các cơ quan, bộ phận cơ thể. Các dân
tộc đều đặc biệt coi trọng phần đầu của cơ thể, coi đây là gốc rễ của
vạn vật, sự khởi nguồn của tất cả sự vật và hoạt động.
Càng ngày con người càng nhận thức ra tác dụng quan trọng của
218
đầu. Người Trung Quốc đã gắn cho đầu những ý nghĩa đặc biệt, như
“đầu” có nghĩa là “đầu tiên”, “thứ nhất”, đương nhiên điều này được
suy diễn ra từ ý nghĩa đầu là phần trên cùng, là cơ quan quan trọng
nhất của cơ thể.
Trong tiếng Hán, “đầu” trước hết mang ý nghĩa là đại diện cho
toàn thân, khiến mọi người liên tưởng tới tác dụng không thể thay thế
của đầu. Các ngữ cố định có từ “đầu” như:
铜 头 铁 额 (đầu đồng trán sắt), hình dung con người dũng mãnh,
ngoan cường.
头上安头 (trên đầu lại lắp thêm đầu), ví với sự trùng lặp.
抓破脸 (cào rách mặt), ví với tình cảm bị rạn nứt, công khai tranh
cãi.
面 如 土 色 (mặt như màu đất), sắc mặt giống như bùn đất, hình
dung vẻ sợ hãi tột độ.
面 如 冠 玉 (mặt như dát ngọc), hình dung diện mạo tuấn tú của
người đàn ông.
举石而面红 (nhấc đá lên mặt đỏ), ví với quan hệ nhân quả.
大王 额 上捏汗 (vuốt mồ hôi trên trán đại vương), chỉ việc mạo
phạm đến nhân vật tai to mặt lớn, ví với sự cả gan, ngông cuồng.
Trong tiếng Việt có các ngữ cố định sau:
“Sứt đầu mẻ trán” (bị tổn thương sau cuộc va chạm).
“Đầu rơi máu chảy” (cảnh giết chóc thảm thương).
“Đầu trâu mặt ngựa” (kẻ du côn, vô lại).
“Đầu xuôi đuôi lọt” (công việc diễn tiến thuận lợi và hoàn tất tốt
đẹp).
“Mặt vênh như bánh đa nướng” (hình dung vẻ kiêu căng, không
coi ai ra gì).
(13) Lưng
Lưng là bộ phận nằm trên phần thân, ở phía sau, đối diện phía
trước là phần ngực và phần bụng. Lưng là phần chúng ta không dễ
quan sát kỹ được, ngoài ra còn có tác dụng mang vác đồ đạc. Trong
tiếng Hán có các ngữ cố định sử dụng từ “lưng” sau:
膝杨搔 背 (ngứa ở đầu gối lại gãi ở lưng), ví với lời nói và việc
làm không thích đáng.
Trong tiếng Việt có các ngữ cố định sau:
“Lưng lẳn mình trắm”, “lưng eo vú dảnh”, “lưng ong đùi dế” (ví
với thân thể đẹp của người phụ nữ).

219
“Lưng dài vai rộng” (ví người có sức khỏe, to lớn).
“Lưng eo vú xếch” (ví hình ảnh người phụ nữ lao động vất vả).
“Lưng đen khố bện” (ví với hình ảnh người lao động nghèo khổ,
lam lũ, vất vả).
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã chỉ ra một số mối liên hệ giữa ngữ cố định tiếng
Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể và tiếng Việt. Nội dung bao gồm:
1. Liên hệ về chủng loại ngữ cố định.
2. Liên hệ về hình thức cấu trúc.
3. Liên hệ về chức năng ngữ pháp.
4. Liên hệ về nội dung ngữ nghĩa, đặc biệt là nội hàm văn hóa dân
tộc.
Thông qua sự liên hệ cho thấy, có rất nhiều sự giống nhau trong
ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận cơ thể thuộc hai ngôn ngữ Hán-Việt,
bên cạnh đó cũng có những đặc trưng riêng biệt trong mỗi ngôn ngữ.
Chương 4
VIỆC VẬN DỤNG VÀ DẠY H ỌC NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ Ở VIỆT NAM
Việc dạy học và nghiên cứu khoa học luôn song hành với nhau,
cùng ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau. Thành quả trong nghiên cứu có
thể gợi mở đường hướng, chỉ đạo phương pháp cho thực tiễn dạy học;
Còn thực tiễn dạy học sẽ cung cấp tài liệu và nội dung cho việc nghiên
cứu khoa học. Xét về mặt bản chất thì lý luận luôn bắt nguồn từ thực
tiễn, nếu không có thực tiễn kinh nghiệm dạy học làm cơ sở thì việc
nghiên cứu ngôn ngữ (ngoại ngữ) rất khó thu được hiệu quả cao. Từ
thực tiễn dạy học chúng ta có thể tích lũy được kinh nghiệm, tri thức,
phát hiện ra các vấn đề và giải quyết các vấn đề này qua quá trình
nghiên cứu. Trong nội dung nghiên cứu thuộc đề tài này, chúng tôi đã
tìm hiểu tình hình ứng dụng của ngữ cố định tiếng Hán trong một số
trường hợp giao tiếp ngôn ngữ, như ứng dụng trong quảng cáo và tìm
hiểu giao tiếp phi ngôn từ. Bước tiếp theo là khảo sát tình hình dạy
học ngữ cố định tiếng Hán ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
thuộc trường ĐHNN - ĐHQGHN.
4.1. Việc vận dụng ngữ cố định tiếng Hán
4.1.1. Những ứng dụng trong dạy học tiếng Hán
220
Vận dụng trong dạy học từ vựng tiếng Hán: giải thích kết cấu và
tính chất từ loại, cụm từ, quan hệ cú pháp. Nắm bắt ngữ nghĩa và sắc
thái ngữ nghĩa, phong cách ngôn ngữ, nội hàm văn hóa dân tộc. Tìm
hiểu mối quan hệ giữa tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc
Thông qua ngữ cố định có thể đi sâu tìm hiểu về các chức năng
ngữ pháp của ngôn ngữ, đặc biệt là các đặc điểm dụng học của ngữ cố
định: hiện tượng trái nghĩa, đa nghĩa, văn phong.
Từ cơ sở ngữ cố định tiếng Hán, tiếp tục liên hệ, đối chiếu để tìm
ra đặc điểm giống và khác nhau trong hai ngôn ngữ Hán-Việt.
4.1.2. Ứng dụng ngữ cố định trong ngôn ngữ quảng cáo
Con người sử dụng ngôn ngữ để nhằm mục đích thực hiện giao
tiếp truyền đạt thông tin. Việc nghiên cứu những ứng dụng cụ thể của
ngữ cố định trong giao tiếp giúp chúng ta hiểu thêm được chức năng
và những ứng dụng của ngữ cố định nằm bên ngoài việc nắm bắt ý
nghĩa đơn thuần của chúng, từ đó nâng cao tri thức về ngữ cố định. Để
phục vụ cho mục đích quảng cáo thông qua ngôn ngữ, mọi người
thường căn cứ theo đặc điểm nội dung của quảng cáo, vận dụng ngữ
cố định xây dựng nên tiêu đề của quảng cáo, kết hợp với các hình ảnh
quảng cáo hỗ trợ hình thành tiêu điểm nhấn mạnh, lưu lại dấu ấn sâu
hơn trong tâm trí độc giả hoặc khán giả, sau đó giúp mọi người nhớ lại
tiêu đề và nội dung ý nghĩa của quảng cáo. Trong thực tiễn, mối liên
hệ liên tưởng mặc dù không phải dễ dàng nhận biết ra ngay, nhưng
vẫn được mọi người chấp nhận, kể cả có sự thay đổi của một số
từ/ngữ nào đó trong ngữ cố định, qua đó ngầm chỉ dẫn người đọc hiểu
chính xác nội dung ý nghĩa, cuốn hút gây hứng thú cho người đọc tiếp
tục đi tìm hiểu, nghiên cứu, cuối cùng đạt tới hiệu quả mang tính
thuyết phục của quảng cáo. Ví dụ trong tiếng Hán có: 火眼金睛牌电
视 (quảng cáo ti vi hiệu Mắt lửa vàng); 爱于心 , 信于行 (quảng cáo
cho hãng chuyển phát thư tín nhanh); 无屑可击, 柔顺到底 (quảng cáo
cho dầu gội đầu Clear) ... Trong tiếng Việt có những quảng cáo như:
Nâng niu bàn chân Việt (quảng cáo giầy dép Bi-tít); giữ cho mái tóc
luôn óng mượt (quảng cáo dầu gội đầu); để cho hàm răng được trắng
đẹp (quảng cáo thuốc đánh răng), giữ cho làn da của bé được thông
thoáng mịn màng (quảng cáo cho bỉm tã lót trẻ em) ...
4.1.3. Ứng dụng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thân thể (ngôn
ngữ cử chỉ)
Trước hết chúng tôi cần nói rõ ngôn ngữ thân thể là do con người
221
vận dụng các bộ phận cơ thể để thay thế cho việc giao tiếp bằng lời
nói hay chữ viết. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể, ngữ cố định có từ chỉ
bộ phận cơ thể hoàn toàn không đồng nghĩa với ngôn ngữ thân thể.
Qua khảo sát, chúng tôi phát hiện một số ít ngữ cố định có chứa từ chỉ
bộ phận cơ thể biểu thị trạng thái tâm lý tình cảm, tư thế và động tác
kết hợp với nội hàm văn hóa dân tộc được mặc định sẵn, có mối liên
hệ nhất định với ý nghĩa của ngôn ngữ thân thể. Chúng ta thử quan sát
các nội dung được miêu tả dưới đây:
面红耳赤 (mặt đỏ tía tai), 面无人色 (mặt mày thất sắc), 面如 死
灰 (mặt mày xám ngoét), 面面相觑 (giương mắt nhìn nhau), 嬉皮 笑
脸 (mặt mày rạng rỡ), 怒发冲冠 (nổi giận dựng cả tóc, lật cả mũ), 交
头接耳 (kề đầu áp tai), 张口结舌 (há miệng cứng lưỡi), 口干舌燥
(miệng khô lưỡi ráp), 咬牙切齿 (cắn chặt hàm răng), 摇头晃脑 (lắc
đầu quầy quậy), 抓耳挠腮 (túm tai vặn cằm), 垂头 丧气 (cúi đầu ủ
đột), 趾高气扬 (ghếch chân làm cao), 举案齐眉 (dựng mày đập án),
眉头一皱 (mặt mày nhăn nhó), 眉开眼笑 (nét mặt tươi cười), 眉飞
色舞 (mắt qua mày liếc), 眉高眼低 (mày cao mắt thấp), 横眉立目
(mày ngang mắt dọc), 挤眉弄眼 (nhíu mày trợn mắt), 眉目传情 (liếc
mắt đưa tình), 眉来眼去 (mắt đưa qua mày đưa lại), 喜上眉梢 (niềm
vui hiện trên đầu mày), 目不转晴 (ánh mắt không rời), 目光炯炯 (ánh
mắt long lanh), 目瞪口呆 (trợn mắt há mồm), 怒目而视 (mắt nhìn
giận dữ), 瞠目结舌 (trợn mắt cứng lưỡi), 拭目以待 (lau mắt để đợi
nhìn), 侧目而视 (ánh mắt nhìn xiên), 闭目塞听 (nhắm mắt để nghe),
目不暇接 (mắt nhìn không xuể), 目空一切 (mắt không thấy gì), 目中
无人 (không có ai trong mắt), 掩鼻而过 (bịt mũi đi qua), 捧腹 大笑
(ôm bụng cười ngất), 点 头 哈 腰 (khôm lưng cúi đầu), 昂 首 挺 胸
(ngẩng đầu ưỡn ngực), 拍手称快 (vỗ tay tán thưởng), 握手言欢 (tay
bắt mặt mừng), 指手画脚 (khua chân múa tay), 袖手旁观 (khoanh tay
đứng nhìn), 束手无策 (bó tay), 摩拳擦掌 (vung nắm đấm), 手不释卷
(tay không rời sách), 手 忙 脚 乱 (tay chân luống cuống), 卑躬 屈 膝
(khom lưng uốn gối), 奴颜卑膝 (quì gối phục dịch), 促膝谈心 (chụm
gối bàn bạc), 蹑手蹑脚 (mân mê tay chân), 爱不释手 (thích không nỡ
rời tay), 了如指掌 (hiểu như lòng bàn tay), 捉襟见肘 (vén tay áo nhìn
thấy khuỷu tay), 拱手相让 (chắp tay nhường nhịn), 垂手可得 (úp tay
là có được), 头重 脚轻 (đầu nặng chân nhẹ), 翘 足引颈 (chân mọc
thêm cổ và cánh), 手疾眼快 (nhanh tay nhanh mắt), 以手加额 (lấy
tay áp lên trán), 顿足捶胸 (giậm chân đấm ngực), 卑躬屈膝 (khom
222
lưng uốn gối) ...
4.2. Khảo sát năng lực nắm bắt ngữ cố định của học sinh
Trong quá trình dạy học tiếng Hán của sinh viên chuyên ngữ tại
Việt Nam, việc nắm bắt từ vựng, đặc biệt là ngữ cố định có vai trò rất
quan trọng, tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa được coi trọng đúng
mức. Là đơn vị đặc thù trong lớp từ vựng, ngữ cố định vừa gây cảm
giác hứng thú, mới mẻ đối với người học, đồng thời cũng là một vấn
đề khó nắm bắt mà người học phải đối mặt. Cho đến nay, những công
trình nghiên cứu về ngữ cố định trong dạy học tiếng Hán cho đối
tượng là sinh viên chuyên ngữ Việt Nam chủ yếu là tập trung vào việc
nghiên cứu so sánh đặc điểm văn hóa của ngữ cố định tiếng Hán với
tiếng Việt, vẫn còn thiếu sự chú ý tới qui luật học tập của người học,
thiếu những gợi mở, chỉ đạo cụ thể về mặt phương pháp giảng dạy. Vì
vậy cần thiết phải đi sâu hơn nữa trong việc nghiên cứu ngữ cố định
tiếng Hán từ góc độ dạy và học. Từ cơ sở xác định được vị trí dạy học
ngữ cố định tiếng Hán trong quá trình giảng dạy tiếng Hán cho sinh
viên chuyên ngữ Việt Nam. Chúng tôi nhận định ngữ cố định tiếng
Hán là một điểm khó trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán, đây là một
trong những cửa sổ để tiến hành quan sát nền văn hóa đồ sộ Trung
Quốc, là con đường quan trọng để học tập tiếng Hán và bồi dưỡng, rèn
luyện năng lực giao tiếp liên văn hóa cho người học.
Để tìm hiểu tình hình dạy học ngữ cố định của học sinh, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu nguồn ngữ liệu tự nhiên và nguồn
ngữ liệu thu thập được qua các bài trắc nghiệm điều tra. Miêu tả cụ thể
như sau:
4.2.1.Phân tích nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu tự nhiên chủ yếu được chúng tôi thu thập trong
các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, các bài viết luận và bài trắc nghiệm
của sinh viên hệ đại học chính qui thuộc bậc học cơ sở, trung cấp và
cao cấp (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) ở Khoa NN&VN Trung
Quốc, trường ĐHNN - ĐHQGHN.
Chúng tôi quan sát thấy trong nguồn ngữ liệu tự nhiên, học sinh rất ít khi sử dụng
tới ngữ cố định, vì vậy hướng lựa chọn nghiên cứu của chúng tôi buộc phải tập trung
vào nguồn ngữ liệu về ngữ cố định được thu thập qua thể loại bài trắc nghiệm. Nội
dung khảo sát được thiết kế như sau: Lựa chọn từ thích hợp điền vào ngữ cố định (05);
Lựa chọn ngữ cố định có ý nghĩa giải thích tương đương (10); Chuyển dịch sang ngữ
cố định tương đương trong tiếng Việt (10). Tổng cộng chúng tôi đã thu thập 150 bài
223
điều tra (cơ sở: 58; trung cấp: 45; cao cấp: 47). Tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bậc học Kết quả Tổng số


Hợp tác Không hợp tác
Cơ sở 51 (88%) 07 (12%) 58
Trung cấp 42 (93,3%) 03 (6,7%) 45
Cao cấp 44 (93,6%) 03 (6,4%) 47
Tổng cộng 137 (97,9%) 13 (2,1%) 140
Trong số 150 bài khảo sát đã thu thập, số lượng bài hợp tác là 137
bài, chiếm 97,9 %; Số lượng bài không hợp tác là 13, chỉ chiếm 2,1%;
Như vậy số lượng được chọn lựa phù hợp cho việc điều tra là 137 bài.
Kết quả thống kê như sau:

Bậc học Kết quả trắc nghiệm Tổng


Đúng Sai Bỏ số
Cơ sở 33/825(64,7%) 13/325(25,5%) 05/125(9,8%) 1275
Trung cấp 31/775(73,8%) 07/175(16,7%) 03/75(9,5%) 1050
Cao cấp 38/950(86,4%) 04/100(9,1%) 02/50(4,5%) 1100
Tổng cộng 102/2550(74,5%) 24/600(17,5%) 10/250(8%) 3425
Chúng tôi nhận thấy thứ tự sắp xếp số lượng câu đúng - sai của
học sinh ở các năm có sự khác nhau. Câu đúng tăng dần theo bậc học,
câu sai giảm dần theo bậc học. Ở giai đoạn cao cấp, số lượng câu đúng
là có 950/1100 câu, chiếm 86,4%; câu sai là 100/1100 câu, chiếm tỉ lệ
9,1%; số lượng câu bị bỏ qua là 50/1100 câu, chiếm tỉ lệ 4,5%. Ở giai
đoạn trung cấp, số lượng câu đúng là có 775/1050 câu, chiếm 73,8%;
câu sai là 175/1050 câu, chiếm tỉ lệ 16,7%; số lượng câu bị bỏ qua là
75/1050 câu, chiếm tỉ lệ 9,5%. Ở giai đoạn cơ sở, số lượng câu đúng
là có 825/1275 câu, chiếm 64,7%; câu sai là 325/1275 câu, chiếm tỉ lệ
25,5%; số lượng câu bị bỏ qua là 125/1275 câu, chiếm tỉ lệ 9,8%.
Kết quả trên được trình bày theo biểu đồ dưới đây:

224
100
90
80
70
60 đúng
50 sai
40 bỏ
30
20
10
0
1 2 3

Biểu đồ kết quả trắc nghiệm (1 – cơ sở; 2 – trung cấp; 3 – cao cấp)
Thứ tự: ĐÚNG: cơ sở < trung cấp < cao cấp
SAI: cơ sở > trung cấp > cao cấp
BỎ: cơ sở > trung cấp > cao cấp
Theo kết quả khảo sát trên, chúng tôi sơ bộ đánh giá năng lực sử
dụng ngữ cố định của học sinh có sự tiến bộ dần dần theo quá trình
học tập.
Bước tiếp theo là khảo sát cụ thể năng lực nhận diện ngữ cố định
của học sinh.
A- Về mặt hình thức, năng lực nhận diện đúng thành ngữ của sinh
viên của cả ba giai đoạn nhìn chung chiếm một tỉ lệ 83,9%, chỉ có
16,1% số học sinh không biết hoặc có sự nhận diện sai, chiếm một tỉ
lệ rất thấp. Tuy nhiên mức độ nhận biết của học sinh ở mỗi giai đoạn
cũng có sự khác biệt, có sự tăng-giảm tỉ lệ thuận-nghịch với thời gian
học tập. (Xem bảng I).
Bảng I: Điền từ vào ngữ cố định chưa hoàn chỉnh sau:
(1) 鱼与熊……不可兼得
(2) 手舞……蹈
(3) 伸……不打笑脸人
(4) 火烧……毛
(5) 提心掉……

Bậc học Kết quả trắc nghiệm Tổng


Đúng Sai Không điền số
Cơ sở 38/190 [74,5%] 11/55 [21,6%] 02/10 [3,9%] 255
Trung cấp 36/180 [85,7%] 05/25 [11,9%] 01/05 [2,4%] 210
Cao cấp 41/205 [93,2%] 02/10 [4,5%] 01/05 [2,3%] 220
Tổng cộng 115/575 [83,9%] 18/90 [13,2%] 04/20 [2,9%] 685
225
B- Ngược lại với năng lực nhận diện về mặt hình thức, phần lớn số
học sinh được hỏi đều đã hiểu rõ ý nghĩa vốn có của các ngữ cố định.
Điều này được thể hiện ở tỉ lệ chọn đúng là 84,7% và tỉ lệ sai là
13,1%. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa các ngữ cố định cũng có sự
tiến bộ cùng thời gian học học. (Xem bảng II: Lựa chọn ngữ cố định
có ý nghĩa giải thích tương đương).

Bậc học Kết quả trắc nghiệm Tổng


Đúng Sai Không điền số
Cơ sở 38/380 [74,5%] 11/110 [21,6%] 02/20 [3,9%] 510
Trung cấp 36/360 [85,7%] 05/50 [11,9%] 01/10 [2,4%] 420
Cao cấp 42/420 [95,5%] 02/20 [4,5%] [0%] 440
Tổng cộng 116/1160 [84,7%] 18/180 [13,1%] 03/30 [2,2%] 1370
C- Khảo sát tình hình chuyển dịch sang ngữ cố định tương đương
tiếng Việt để tìm hiểu năng lực nhận biết và giao tiếp liên ngôn ngữ
của học sinh. Kết quả thể hiện như bảng III dưới đây (10).
(Xem bảng III: Chuyển dịch sang ngữ cố định tương đương tiếng Việt)
Bậc học Kết quả trắc nghiệm Tổng
Đúng Sai Không điền số
Cơ sở 38/380 [74,5%] 12/120 [23,5%] 01/10 [2%] 510
Trung cấp 34/340 [80,9%] 08/80 [19,1%] 0 [0%] 420
Cao cấp 40/400 [90,9%] 03/30 [6,8%] 01 [2,3%] 440
Tổng cộng 112/1120 [81,8%] 23/230 [16,8%] 02/20 [1,4%] 1370
Kết quả thống kê cho thấy, năng lực chuyển dịch ngữ cố định
tiếng Hán sang ngữ cố định tương đương trong tiếng Việt của học sinh
cũng tương đối khả quan. Mặc dù tỉ lệ sai chiếm tỉ lệ la 16,8%, nhưng
kết quả này cũng cho thấy học sinh đã có thể sử dụng được trong giao
tiếp ngôn ngữ.
Thật ra, đây mới chỉ là những kết quả ban đầu dựa trên con số
thống kê đại trà đối với đối tượng khảo sát. Để đánh giá đũng năng lực
nhận biết của học sinh đối với thành ngữ, chúng ta cần phải xem xét
khả năng giao tiếp của học sinh trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể, nhất là đối với một số ngữ cố định học sinh ít được tiếp xúc.
4.2.2. Tìm hiểu lỗi sai của học sinh
Qua phân tích nguồn ngữ liệu, chúng tôi phát hiện trong quá trình
vận dụng ngữ cố định tiếng Hán, sinh viên Việt Nam thường mắc 02
226
loại lỗi sai chủ yếu là lỗi sai về hình thức viết (37,5%)và lỗi sai trong
việc hiểu ý nghĩa (62,5%), lỗi sai về vận dụng cú pháp và lỗi sai về
mặt xử lý ngữ dụng chưa thấy xuất hiện. Chúng tôi cho rằng có lẽ là
do học sinh thường né tránh việc sử dụng ngữ cố định nên những lỗi
sai này chưa bộc lộ ra. Ngoài ra, chúng tôi còn quan sát được lỗi sai về
mặt hiểu nghĩa có chiều hướng tăng cao ở bậc học cao (cơ sở: 53,8%;
trung cấp: 71, 4%; cao cấp 75%). Có thể học sinh ở giai đoạn sau chịu
sự ảnh hưởng từ nhiều nguồn thông tin tri thức, nên ra gây nhiễu hoặc
lãng quên trong việc hiểu ý nghĩa chính xác của ngữ cố định, từ đó
dẫn ra các lỗi sai. Chi tiết tổng hợp trong bảng dưới đây:
Lỗi sai: Hình thức viết Hiểu nghĩa Cú pháp Ngữ dụng Tổng
Bậc học: số
Cơ sở 06/150 07/175 0 0 325
[46,2%] [53,8%]
Trung cấp 02/50 05/125 0 0 175
[28,6%] [71,4%]
Cao cấp 01/25 03/75 100
[25%] [75%]
Tổng cộng 09/225 15/375 600
[37,5%] [62,5%]
Chúng tôi miêu tả các lỗi sai như sau:
(1) Lỗi sai về hình thức viết:
Học sinh nhầm lẫn các chữ/từ, như: [1] *鱼与熊手不可兼得。
(鱼与熊掌不可兼得)
[2] *伸掌不打笑脸人。
(伸手不打笑脸人)
[3] *火烧睫毛。
(火烧眉毛)
[4] *提心掉担。
(提心掉胆)
Chúng tôi nhận định nguyên nhân phát sinh lỗi là do học sinh
chưa nắm bắt được nội dung ý nghĩa của ngữ cố định, cũng có trường
hợp là do học sinh nhầm lẫn các chữ Hán có cấu tạo gần giống chữ
trong cấu trúc ngữ cố định.
(2) Lỗi sai trong việc hiểu ý nghĩa:
Kết quả thống kê cho thấy loại lỗi sai này chiếm tỉ lệ tương đối
cao trong tổng số lỗi sai và kéo dài suốt cả quá trình học tập của học
sinh. Ví dụ, học sinh dịch câu(10)九牛一毛 (trăm voi không được
227
bát nước sáo) sang tiếng Việt là “*chín trâu một bò”, hoặc “*chín trâu
một lông”. Người tham gia giao tiếp sẽ không thể nào nắm bắt được ý
nghĩa của câu này qua cách dịch như vậy.
Trên cơ sở thu thập ngữ liệu và tiến hành thống kê, phân tích tình
hình sử dụng ngữ cố định tiếng Hán viết của học sinh, tìm hiểu về
nguyên nhân phát sinh lỗi sai, chúng tôi phát hiện. Xét từ góc độ học
tập ngôn ngữ, nguyên nhân xuất hiện lỗi sai của học sinh thường do sự
thiếu hụt các tri thức có liên quan, kể cả ngôn ngữ đích và tiếng mẹ đẻ.
Học sinh chịu sự ảnh hưởng gây nhiễu của văn hóa tiếng mẹ đẻ và
việc sử dụng ngữ cố định giới hạn trong trạng thái tĩnh, chỉ bó gọn
đơn thuần trong việc học, thiếu hụt môi trường giao tiếp thực tiễn để
rèn luyện. Trong lĩnh vực biên soạn giáo trình giảng dạy và tham khảo
còn mang tính cục bộ, hạn chế, thực tế ở Việt Nam con rất ít từ điển
chuyên dụng và sách tham khảo có liên quan đến ngữ cố định tiếng
Hán. Việc lồng ghép ngữ cố định trong nội dung ngôn ngữ dạy học
còn chưa mang lại hiệu quả rõ nét.
4.3. Một số suy nghĩ trong dạy học và sử dụng ngữ cố định
4.3.1. Vấn đề đối dịch ngữ cố định trong tiếng Hán và tiếng Việt
Ngôn ngữ là kênh quan trọng nhất để con người người tiến hành
giao lưu. Ngữ cố định trong tiếng Hán và tiếng Việt đều rất phong
phú, có hình thức cấu trúc ngôn ngữ đơn giản, nhưng ý nghĩa vô cùng
sâu sắc và sống động, là tấm gương phản chiếu lại những tinh hoa văn
hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên việc chuyển tải lại nội hàm văn hóa
trong ngữ cố định luôn khiến cho chúng ta gặp không ít khó khăn.
Phiên dịch không đơn thuần chỉ là quá trình hoán chuyển các kí hiệu
trong hai hay nhiều ngôn ngữ, ngoài mặt đảm bảo về qui luật ngữ
pháp ra đồng thời còn phải xem xét tới các hiện tượng giao lưu văn
hóa trong đó. Nói một cách đầy đủ hơn là chất lượng của phiên dịch
còn được quyết định bởi sự giống nhau và khác nhau giữa văn hóa
trong hai ngôn ngữ có hiểu chính xác hay không? Ngữ cố định là hình
thức đặc biệt trong diễn đạt ngôn ngữ, vì trong cách biểu đạt đã thể
hiện ra đặc điểm văn hóa của ngôn ngữ đó, không những thể hiện cuộc
sống thường nhật, mà còn bao gồm các lĩnh vực tín ngưỡng, luật tục,
tôn giáo, môi trường sống, phương thức sản xuất và phương thức tư
duy. Trong phiên dịch các ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt, chúng
ta trước hết cần kết hợp giữa ngôn ngữ với lịch sử văn hóa dân tộc để
xử lý đối dịch các ngữ cố định đồng nghĩa. Trong quá trình chuyển
dịch ý nghĩa cần chú ý đến ý nghĩa nguyên văn và phương thức biểu
228
đạt trong ngôn ngữ đích, bên cạnh đó cũng cần chú ý tới việc chuyển
dịch ngữ cố định gốc Hán và ngữ cố định vốn có trong tiếng Việt.
4.3.2. Vấn đề dạy học ngữ cố định
Trong quá dạy học, bên cạnh việc phân tích nguyên nhân phát sinh
lỗi, sửa lỗi sai, chúng ta còn có thể thông qua phương pháp giải thích
câu văn và giải thích từ (chữ), suy luận truy tìm về nguồn gốc và phân
tích quá trình diễn biến, tạo dựng ngữ cảnh, lồng ghép trong nội dung
bài học, sử dụng các câu chuyện giải thích, tiến hành so sánh ngữ cố
định tiếng Hán với tiếng Việt, sưu tập và giới thiệu những sách tham
khảo có liên quan. Đối với học sinh, có thể tận dụng mọi điều kiện có
được để tích lũy kiến thức, chú ý lựa chọn, nắm bắt chính xác nội
dung và phong cách trong qui luật sử dụng, thường xuyên bổ sung
kiến thức và rèn luyện, chú ý tìm hiểu nội hàm văn hóa dân tộc trong
ngữ cố định ngôn ngữ đích và tiếng mẹ đẻ. Hy vọng rằng, những giải
pháp nêu trên ở một mức độ nào đó cũng có thể góp phần gợi mở
đường hướng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngữ cố định
tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam.
Tuyệt đại đa số học sinh đều thích nghe kể chuyện, thông qua nội
dung câu chuyện để học tập ngôn ngữ. Thầy giáo có thể nắm bắt đặc
điểm này để lồng ghép việc giảng dạy, giải thích, tăng thêm hứng thú
học tập, tìm hiểu về ngữ cố định cho học sinh. Thầy giáo có thể lựa
chọn những ngữ cố định mang ý nghĩa giáo dục tích cực, phù hợp với
năng lực ngôn ngữ của học sinh, tận dụng thời gian trước giờ học
chính, trong giờ họp lớp, giờ nghỉ, v.v... kể hoặc đọc cho học sinh
nghe, cũng có thể in chụp, mở nghe băng đĩa thu âm, cho xem băng
đĩa thu hình, xem tranh ảnh, phân công học sinh sưu tầm, đứng ra kể
những câu chuyện có liên quan đến các ngữ cố định, qua đó có thể tạo
nên ấn tượng ghi nhớ về ngữ cố định đối với học sinh. Ví dụ kể
chuyện về câu thành ngữ “悬梁刺骨”/treo tóc lên xà nhà, đâm dùi
nhọn vào xương đùi (tinh thần học tập cao độ) để giáo dục, khuyến
khích nhiệt tình học tập. Ở cấp học cao có thể tổ chức những cuộc thi
kể chuyện có liên quan đến các ngữ cố định. Thầy giáo sẽ bố trí nhiệm
vụ cho từng cá nhân hoặc là từng nhóm học sinh, đưa ra yêu cầu cụ
thể và chuẩn đánh giá. Ví dụ: “lần thi này chúng ta sẽ thi kể chuyện về
nhân cách đạo đức, hy vọng các em sẽ tìm ra những câu chuyện có
ngữ cố định xoay quanh nội dung này để làm sáng tỏ vấn đề”. Thông
qua các câu chuyện, học sinh sẽ được tăng cường các kiến thức về lịch
sử, văn hóa, được giáo dục về truyền thống đạo lý, phương thức đối
229
nhân xử thế. Tổ chức cho học sinh sưu tầm, tìm đọc, sau đó tường
thuật những cảm nhận, lĩnh hội về nội dung, ý nghĩa của ngữ cố định,
từ đó liên hệ đến thực tiễn cuộc sống và học tập.
Một số điểm cần chú ý trong dạy học ngữ cố định
Trong dạy học ngữ cố định, ngoài việc cần chú ý đến nội dung ý
nghĩa ra, cũng cần chú ý đến xuất xứ, các chủng loại, phương thức kết
cấu, cấu tạo âm, hình chữ (tiếng Hán) để có thể nhận biết sâu hơn về
ngữ cố định, góp phần nâng cao hiệu quả trong sử dụng. Chúng tôi
nhận thấy có một điểm cần lưu ý trong dạy học ngữ cố định như sau:
(1) Cần làm nổi bật nội dung ngữ nghĩa của ngữ cố định
Nội dung tư tưởng và tính triết lý được thể hiện rất sâu sắc trong
các ngữ cố định, vì vậy trong dạy học trước hết cần chú ý làm nổi bật
nội dung ngữ nghĩa của ngữ cố định, kết hợp được việc giảng dạy tri
thức và giáo dục đạo đức tư tưởng. Ví dụ, dạy câu thành ngữ “鞠躬 尽
瘁: cúc cung tận tụy” trong bài “后出师表/người thầy xuất hiện sau”
của Gia Cát Lượng (Tam Quốc), có thể giáo dục học sinh về tinh thần
phấn đấu, tận tâm phục vụ xã hội; câu “先忧后乐/lo trước hưởng sau:
khổ trước sướng sau” trong bài “ 岳 阳 楼 记 /ghi chép ở lầu Nhạc
Dương” của Phạm Trọng Yêm (đời Tống) giáo dục học sinh tinh thần
chịu đựng thử thách, vượt qua khó khăn gian khổ để sau này được
hưởng hạnh phúc; câu “学而不厌/học mà không chán (học tập không
biết chán chường, mệt mỏi)” trong “论语·述而/Luận ngữ - thuật nhi”,
có thể giáo dục học sinh có lòng khiêm tốn học hành, không bao giờ
được tự mãn với kiến thức của mình; khi giảng giải ý nghĩa của câu
“载舟覆舟/chở thuyền lật thuyền (chở thuyền cũng là dân, lật thuyền
cũng là dân)” trong “孔子家语/Những câu nói của KhổngTử” có thể
nhấn mạnh cho học sinh biết sức mạnh vĩ đại của nhân dân, có được
lòng dân là điều hết sức quan trọng; giảng giải ý nghĩa câu “塞翁 失
马/Tái Ông mất ngựa: họa phúc khôn lường” trong bài “淮南子/ Hoài
NamTử” nhấn mạnh cho học sinh biết được sự xoay vần khó đoán biết
giữa sự việc tốt và sự việc xấu, không có việc gì là tuyệt đối hóa cả;
câu “物及必反/vật cực tất phản (sự vật đến cực thịnh sẽ đi ngược lại)”
trong “ 吕 氏 春 秋 /Lã Thị Xuân thu” cho thấy quan điểm mang tính
biện chứng trong qui luật vận động của sự vật, khi sự vật đạt đến cực
thịnh sẽ bắt đầu vận động theo chiều hướng ngược lại.
(2) Kết hợp phân tích về ý nghĩa, cấu tạo ngữ âm và cấu tạo chữ viết
(đối với tiếng Hán)
Kết hợp phân tích về ý nghĩa, cấu tạo ngữ âm và cấu tạo từ/chữ
230
viết sẽ càng làm sáng tỏ nội dung ngữ nghĩa của ngữ cố định. Ví dụ
khi phân tích câu thành ngữ “再接再厉/lại tiếp tục lại mài sắc”, có thể
trích dẫn xuất xứ khi miêu tả cảnh gà trống mỗi lần trước lúc chọi
nhau, thường mài sắc mỏ của chúng. Chữ/từ “ 厉” ở đây đồng nhất
với chữ/từ “砺”, mang nghĩa “mài sắc”. Câu “汗流浃背/mồ hôi chảy
ướt đẫm lưng (mồ hôi đầm đìa)” hình dung mồ hôi túa ra rất nhiều,
ướt đẫm cả lưng áo. Chữ/từ “ 浃” với nghĩa là “ướt đẫm” được viết
thành chữ/từ “夹”/“汗流夹背”. Trong câu “走投无路/đi đến chỗ
đường cùng: đến bước đường cùng” có từ/chữ “ 投 ” mang nghĩa
“chạy đến; sung đến” được viết thành từ/chữ “头”. Khi kết hợp phân
tích về ý nghĩa, cấu tạo ngữ âm và cấu tạo chữ viết, chúng ta có thể
phát hiện ra được những trường hợp sử dụng sai về ngữ cố định. Ví
dụ, “*装腔 作死/giả đò như chết”, câu đúng là “装腔作势/giả giọng
tạo thế (làm điệu làm bộ)”; “* 旁 证 博 引 /trích dẫn một lượng lớn
chứng cứ”, câu đúng là “旁征博引/tìm tòi trích dẫn một lượng lớn cứ
liệu”; “*明察 秋亳”, câu đúng là “明察秋毫”. Ngoài ra còn có thể
nhận biết những từ/chữ sai trong các ngữ cố định khác, như: “*淋漓尽
至”, câu đúng là “淋漓尽致/Tường tận, không bỏ sót điều gì”; “*貌
和神离”, câu đúng là “貌合神离/Bằng mặt không bằng lòng”; “*迫
不急待”, câu đúng là “迫不及待/Gấp gáp không thể chờ đợi”; “*名
列前矛”, câu đúng là“名列前茅/ Đứng đầu danh sách”; “*好高鹜
远”, câu đúng là “好高骛远/Mơ màng, tham vọng viển vông”; “*不
径而走”, câu đúng là “不胫而走/Không chân mà đi; không cánh mà
bay”; “*神采弈弈”, câu đúng là“神采奕奕/Hân hoan phấn khởi; nét
mặt hồng hào”; “*妄费心机”, câu đúng là “ 枉费心机/Lo toan vô
ích; tính toán uổng công; lo bò trắng răng”; “*磬竹难书”, câu đúng
là “罄竹难书/Chặt hết trúc trên ngàn, không ghi tày tội ác”; “*蜂涌而
上”, câu đúng là “蜂拥而上/Ùn ùn kéo đến” ...
Làm thế nào để kết hợp phân tích về ý nghĩa, cấu tạo ngữ âm và
cấu tạo từ/chữ viết?
Trước hết cần tránh hiện tượng suy luận chỉnh thể ngữ nghĩa qua
mặt chữ/từ. Mỗi từ/chữ trong ngữ cố định đều là một đơn vị ngữ
nghĩa, tuy vậy chúng không hề độc lập tách rời khỏi nhau, mà là tạo ra
một chỉnh thể mang ý nghĩa tổng quát, không thể căn cứ theo từng
từ/chữ để nhận biết ngữ nghĩa của chỉnh thể ngữ cố định. Ví dụ: nghĩa
của từ “建” trong câu “高屋建瓴” là “rót nước; té nước”. Nghĩa
của câu thành ngữ này là: đem bình nước lên nóc nhà rót xuống. Ví
với việc từ trên cao ép xuống, tình thế không thể ngăn chặn được.
231
Từ/chữ “刊” trong câu “不刊之论” có nghĩa là “loại trừ; loại bỏ”.
Ngày xưa chữ được viết trên thẻ tre, nếu viết sai thì gọt đi. “ 不刊之
论” hình dung lời nói, ngôn luận không thể thay đổi hoặc không thể
vùi lấp liếm đi được. Câu “差强人意” với nghĩa gốc là lời nói giúp
phấn chấn lòng người, nay mang thêm nghĩa là lời nói giúp làm hài
lòng mọi người. Chữ/từ “差” nghĩa là “略/hơi”, “强” nghĩa là “振
奋/phấn chấn”. Nếu trong các câu trên chỉ đơn thuần dựa vào nghĩa từ
các từ/chữ, phỏng đoán nghĩa của “ 建” là “建立/dựng lên”, “刊”
nghĩa là “刊登/đăng tải”, “差” nghĩa là “不好/kém, tồi”, “强” nghĩa
là “勉强/ miễn cưỡng, gò ép”, thì nghĩa chỉnh thể của các câu sẽ hoàn
toàn chuyển thể thành các nghĩa khác.
Tiếp nữa là cần phân biệt các từ/chữ cùng hình thức nhưng khác
nghĩa. Có một số từ/chữ xuất hiện trong các ngữ cố định khác nhau sẽ
mang nghĩa khác nhau. Ví dụ, từ/chữ “ 爽 ” trong câu “ 毫 厘 不
爽 /Không chút sai sót” mang nghĩa “ 差 错 , 失 误 /sai sót, sai lầm”,
nhưng trong câu “爽心悦目/Nhẹ nhõm thư thái” lại mang nghĩa là “舒
服, 轻松/thư thái, nhẹ nhõm”. Từ/chữ “投” trong câu “投笔从戎”
mang nghĩa là “掷/ném, vứt”, nhưng trong câu “情投意合” lại mang
nghĩa là “迎合/hòa hợp”. Từ/chữ “体” trong câu “五体 投地” mang
nghĩa là “身体的一部分/một bộ phận của cơ thể”, nhưng trong câu “身
体力行/Dốc sức thực hiện” lại mang nghĩa là “体验/thể nghiệm”.
(3) Phân tích cấu trúc ngữ pháp của ngữ cố định
Nắm bắt được cấu trúc ngữ pháp của ngữ cố định giúp ta càng
hiểu sâu hơn về nội dung ngữ nghĩa, tạo thuận lợi, linh hoạt và chính
xác trong việc vận dụng đặt câu. Quan sát các ví dụ trong cấu trúc
thành ngữ dưới đây, chúng ta sẽ thấy được các kiểu quan hệ ngữ pháp
thường xuyên xuất hiện. Như:
Quan hệ song song: 高瞻远瞩/Nhìn xa trông rộng, 层峦叠嶂/Núi
non trập trùng, 云蒸霞蔚/Cảnh sắc tươi đẹp, 分门别类/Chia ngành
phân loại, 博大精深/Học rộng biết sâu.
Quan hệ chính-phụ: 中流砥柱/Trụ cột vững vàng, 揭竿而起/Phất
cờ khởi nghĩa, 默默无闻/Không chút tiếng tăm, 得意忘形/Say sưa
mãn nguyện, 痛不欲生/Đau không thiết sống.
Quan hệ chủ-vị: 言者无罪/Kẻ nói vô tội, 短兵相接/Đánh giáp la
cà, 鞭长莫及/Xa không với tới, 胸有成竹/Trong lòng định sẵn, 鹏程
万里/Bay xa vạn dặm.
Quan hệ động-tân: 置 之 度 外 /Không thèm để ý, 包 罗 万
象/Thượng vàng hạ cám, 粉饰太平/Cảnh thái bình giả dối, 混淆黑
232
白/Vàng thau lẫn lộn, 崭露头角/Xuất đầu lộ diện.
Quan hệ liên động từ: 拍 案 叫 绝 /Đập bàn khen hay, 负 荆 请
罪/Nhận hết lỗi sai, 刻舟求剑/Mò trăng đáy nước, 量体裁衣/Giải
quyết theo thực tế, 饮水思源/Uống nước nhớ nguồn.
Quan hệ kiêm ngữ: 请君入瓮/Lấy đọc trị độc, 调虎离山/Điệu hổ
ly sơn, 引人入胜/Cuốn hút lòng người, 耐人寻味/Khiến người suy
ngẫm, 化险为夷/Biến nguy hiểm thành vô sự.
Trong một số ngữ cố định còn lưu lại dấu ấn đặc điểm ngữ pháp
tiếng Hán cổ, ví dụ danh từ mang chức năng của động từ: “ 一鼓 作
气/Làm một hơi”, “衣冠禽兽/Mặt người dạ thú”; danh từ mang chức
năng của động từ cầu khiến: “汗牛充栋/Sách chất đầy nhà”, “祸国殃
民/Hại nước hại dân”; danh từ có chức năng gây ảnh hưởng đến tân
ngữ: “草菅人命/Coi mạng người như cỏ rác”, “ 幕天席地/Rộng rãi
khoáng đạt”; danh từ làm thành phần trạng ngữ: “ 天 长 地 久 /Ngày
rộng tháng dài”, “ 草行露宿/Hành trình gấp gáp, gian nan”; động từ
mang chức năng cầu khiến: “ 闭 花 羞 月 /Chim sa cá lặn”, “ 生 死 肉
骨/Ân tình sâu nặng”; động từ có chức năng gây ảnh hưởng đến tân
ngữ: “是古非今/Thuộc về quá khứ”; hình dung từ mang chức năng
của danh từ: “ 扬 长 避 短 /Tốt phô xấu đậy”, “ 拈 轻 怕 重 /Chọn gánh
nhẹ, bỏ gánh nặng”; hình dung từ mang chức năng của động từ: “厚此
薄彼/Nhất bên trọng, nhất bên khinh”; hình dung từ mang chức năng
cầu khiến: “ 丰 衣 足 食 /Sung túc no đủ”, “ 光 宗 耀 祖 /Vinh danh tổ
tông”; hình dung từ có chức năng gây ảnh hưởng đến tân ngữ: “ 不远
万里/Không quản ngại đường xa”, “不耻下问/Học hỏi bề dưới không
sợ xấu hổ” ...
Một số ngữ cố định có kết cấu đảo trật tự các thành phần. Như,
đảo tân ngữ lên phía trước: “时不我待/Thời gian không đợi chờ ta”,
“何去何从/Muốn theo đường nào”, “唯我独尊/Mình là trên hết; của
mình Bồ Tát, của người lạt buộc”, “马首是瞻/Hành động theo người
khác”, “ 唯 利 是 图 /Chỉ chăm chăm trục lợi”; đảo trạng ngữ về phía
sau: “持之以恒/Bền bỉ kiên trì”, “重于泰山/Nặng tựa Thái Sơn”, “相
濡以沫/Gắng sức giúp đỡ”, “相敬如宾/Vợ chồng kính trọng nhau”,
“运筹帷幄/Bày mưu lập kế” ...
(4) Phân tích sắc thái văn hóa dân tộc chuyển tải trong ngữ cố định
Sắc thái văn hóa dân tộc là biểu hiện rõ nét nhất trong ngữ cố
định. Phần lớn ngữ cố định khởi nguồn từ các câu chuyện thần thoại:
“盘古开天地/Bàn Cổ khai thiên lập địa”, “夸父追日/Khoa Phụ đuổi
mặt trời”, chuyện ngụ ngôn: “狐假虎威/cáo mượn oai hùm” (“战国
233
策 /chiến quốc sách”), “ 揠 苗 助 长 /nhổ mầm giúp cho cao” (“ 孟 子 /
Mạnh Tử”), các điển tích lịch sử: “睨柱吞赢” (“史记/Sử kí”), “图穷
匕见” (“战国策/chiến quốc sách”), thơ văn cổ “世外桃源” (出于
东晋 陶渊明的 “桃花源记”), “海阔天空” (唐僧玄览). Vì vậy tri
thức văn hóa dân tộc trong ngữ cố định là vô cùng phong phú.
(5) Phân tích thủ pháp tu từ được sử dụng trong ngữ cố định
Rất nhiều ngữ cố định vận dụng thủ pháp tu từ để diễn đạt, điều
này giúp cho ngôn từ trở nên linh hoạt, giàu hình ảnh sống động hơn.
Ví dụ, sử dụng thủ pháp ví von: “怀瑾握瑜/Phẩm đức thanh cao”, “望
穿秋水/Trông chờ mỏi mắt”, “铜墙铁壁/Tường đồng vách sắt”; vận
dụng thủ pháp hoán dụ: “青梅竹马/Bạn lúc thơ ấu”, “布衣之交/Bạn
không đẳng cấp”, “蓬筚生辉/Rồng đến nhà tôm”; vận dụng thủ pháp
phóng đại/khoa trương: “ 饿 莩 遍 野 /Chết đối đầy đồng”, “ 铺 天 盖
地/Ùn ùn kéo đến”, “ 怒发冲冠/Nổi giận đùng đùng”; vận dụng thủ
pháp so sánh: “ 满 招 损 , 谦 受 益 /Khiêm tốn được lợi, tự mãn chịu
thiệt”, “顺我者昌, 逆我者亡/Nghe ta thì sống, phản ta thì chết”, “金
玉其外, 败絮其中/Tốt mã rẻ cùi”; vận dụng thủ pháp đối ngẫu: “十年
树木, 百年树人/Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, “路遥
知马力, 日久 见人心/Đường xa mới biết sức ngựa, ở lâu mới biết
lòng người trắng đen”; vận dụng thủ pháp phản vấn: “既有 今日, 何
必当初/Sớm biết có kết quả này thì lúc đầu đã không làm”... Có một
số ít ngữ cố định còn vận dụng tổng hợp một số thủ pháp tu từ như ví
von + so sánh + đối ngẫu: “ 雷声大, 雨点小/Nói như rồng leo, làm
như mèo mửa” ...
(6) Chú ý hướng dẫn tích lũy và thực hành sử dụng
Ngoài mục đích học tập ngữ cố định để tìm hiểu về văn hóa và đặc
điểm của ngôn ngữ ra, việc học tập để sử dụng cũng đóng một vai trò
rất quan trọng. Giáo viên nên chú ý hướng dẫn, gợi ý học sinh vận
dụng ngữ cố định để đặt câu, viết văn. Có thể thông qua các dạng bài
tập liên kết thành ngữ cố định, điền từ/chữ thích hợp vào ngữ cố định,
lựa chọn ngữ cố định thích ứng với ngữ cảnh, đoán nghĩa của ngữ cố
định, nêu ra mệnh đề có liên quan đến ngữ cố định ... từng bước giúp
học sinh tăng cường hiểu biết về các chủng loại ngữ cố định, tích lũy
được các tri thức ngôn ngữ và văn hóa có liên quan, nâng cao năng lực
thực hành sử dụng. Dưới đây xin nêu ra một số phương pháp chúng
tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học:
(6.1) Phân loại ngữ cố định:
Số lượng ngữ cố định xuất hiện trong ngôn ngữ là rất lớn, ghi nhớ
234
toàn bộ ngữ cố định là điều không thể thực hiện nổi. Tuy nhiên cũng
cần thiết phải ghi nhớ một số lượng nhất định ngữ cố định để vận dụng
trong giao tiếp. Việc phân loại ngữ cố, đặc biệt là phân chia về tiểu loại,
phân chia theo nhóm có tác dụng hỗ trợ rất tích cực, tạo dấu ấn ghi nhớ
sâu.Ví dụ, chúng tôi bố trí cho các nhóm học sinh sưu tập và tìm hiểu
về các nhóm (tiểu loại) ngữ cố định sau (có qui định về số lượng):
a. Sưu tập các ngữ cố định có từ chỉ động vật (có từ chỉ về 12 con giáp);
b. Sưu tập các ngữ cố định có từ chỉ thực vật (có từ chỉ về các loài
hoa/quả/cỏ);
c. Sưu tập các ngữ cố định có chứa các con số;
d. Sưu tập các ngữ cố định có từ chỉ về các hiện tượng tự nhiên “风/gió,
霜/sương, 雨/mưa, 雪/tuyết, 云/mây, 雾/sương mù, 雷/sấm, 电/sét”;
e. Sưu tập các ngữ cố định có từ chỉ về Ngũ hành “ 金/kim, 木/mộc,
水/thủy, 火/hỏa, 土/thổ”;
g. Sưu tập các ngữ cố định có từ miêu tả thiên nhiên “江/suối, 湖/hồ, 河/
song, 海/biển, 日/mặt trời, 月/mặt trăng, 山/núi non, 川/sông nước”;
h. Sưu tập các ngữ cố định có từ chỉ về “妖/yêu, 魔/ma, 鬼/quỷ, 怪/
thánh;生/sinh,老/lão, 病/bệnh, 死/tử”;
i. Sưu tập các ngữ cố định có hình thức cấu tạo kiểu “AABB, AABC,
ABAC”;
k. Sưu tập các ngữ cố định có liên quan đến các điển tích;
l. Sưu tập các ngữ cố định miêu tả các nhân vật anh hùng;
m.Sưu tập các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể.
Thông qua công việc sưu tập, vô hình chung học sinh ghi nhớ lại
các ngữ cố định thuộc phạm vi mình đảm nhận, đồng thời cũng từng
bước làm quen với công việc phân loại chỉnh lý các tiểu loại ngữ cố
định.
(6.2) Học tập ngữ cố định trong các hoạt động chung:
Để khuyến khích tạo hứng thú cho học sinh tích lũy tri thức về
ngữ cố định, chúng tôi đã thiết kế ra một số hoạt động chung để học
sinh tham gia như sau:
a. Sử dụng từ/chữ trong ngữ cố định trước để tiếp tục tạo ra ngữ cố
định sau (cả lớp tham gia; tiến hành theo vị trí chỗ ngồi);
b. Kể các câu chuyện về ngữ cố định (cả lớp tham gia);
c. Tổ chức cuộc thi tìm ngữ cố định theo nội dung yêu cầu: có thể
chia số học sinh trong lớp ra làm 4 nhóm, 4 nhóm sẽ tiến hành cuộc
thi tìm ngữ cố định theo nội dung yêu cầu. Trước hết qui định mỗi
nhóm tự đặt ra một số nội dung yêu cầu, hạn định trong vòng 10
235
phút các nhóm khác phải đưa ra các ngữ cố định có liên quan, sau
khi kết thúc sẽ tính toán điểm số của mỗi nhóm, nhóm có số điểm
cao nhất giành được giải thưởng. Cách tổ chức hoạt động chung
này rất hấp dẫn học sinh, nhóm nào cũng muốn vươn lên dẫn điểm.
Dưới đây là ví dụ mà chúng tôi đã thực hiện:
+ Tìm ra các ngữ cố định có liên quan đến một số nhân vật trong
lịch sử như: “ 诸 葛 亮 /Gia Cát Lượng, 项 羽 /Hạng Võ, 齐 桓 公 /Tề
Hằng Công, 陶渊明/Đào Uyên Minh, 孔子/Khổng Tử”;
+ Tìm ra 05 ngữ cố định có liên quan đến tình cảm con người;
+ Tìm ra 05 ngữ cố định có sử dụng đến thủ pháp tu từ ví von hoặc
phóng đại;
+ Tìm ra 05 thành ngữ có cấu trúc dạng “不 X 而 X”;
+ Tìm ra 05 thành ngữ có số lượng 06 chữ;
+ Tìm ra 05 thành ngữ trong cấu trúc có từ ngược nghĩa;
+ Tìm ra 05 ngữ cố định có thể thay đổi vị trí từ mà không ảnh
hưởng đến ngữ nghĩa.
+ Viết phiên âm cho các thành ngữ sau:
草 菅 人 命 /Coi mạng người như cỏ rác ( )不容置
喙 /Không được nói xen vào ( ) 病 入 膏 肓 /Bệnh chờ
ngày( )
垂涎三尺/Thèm rỏ nước miếng( )涸泽而渔/Ham cái
lợi trước mắt, quên cái hại sau này( )图穷匕见/Cuối cùng
cũng lộ chân tướng( )
+ Sửa những chữ sai trong các thành ngữ dưới đây:
川流不息/Liên tục không ngừng( )世外桃园/Thế giới
thần tiên( )大声疾呼/Lớn tiếng kêu gọi( )
沧海一栗/Hạt cát trong sa mạc( )不记其数/Không sao
đếm xuể( )按步就班/Theo trình tự mà làm( )
(6.3) Tổ chức những buổi tọa đàm chuyên đề về ngữ cố định:
Để tăng cường năng lực thực hành vận dụng, kiến thức về ngữ cố
định cần được hệ thống hóa và khái quát nâng lên tầm lí luận. Ở bậc
học cao có thể tổ chức những buổi tọa đàm chuyên đề về ngữ cố định
để củng cố tri thức cho học sinh. Ví dụ giới thiệu đặc điểm, nguồn
gốc, cấu trúc, thủ pháp tu từ, phạm vi ứng dụng ... của các chủng loại
ngữ cố định.
(6.4) Thường xuyên sử dụng
Ứng dụng thực tiễn là cái đích cuối cùng của việc học. Kiến thức
học được cần thường xuyên ôn luyện, sử dụng thì mới có thể nắm bắt,
236
ghi nhớ một cách chắc chắn. Chính vì vậy thường xuyên yêu cầu, tạo
cho học sinh có điều kiện sử dụng ngữ cố định sẽ góp phần củng cố
kiến thức và nâng cao khả năng vận dụng trong thực tiễn. Có thể
thông qua hình thức sử dụng trong giao tiếp hội thoại, sử dụng trong
viết văn, viết nhật ký. Sau đó so sánh, xem xét ngôn từ của học sinh
nào phong phú, tinh luyện, sử dụng chính xác các ngữ cố định, dần
từng bước hình thành nên thói quen sử dụng ngữ cố định cho học sinh.
Tiểu kết chương 4
Nội dung chương 4 bao gồm:
1. Nêu tới những phạm vi có thể vận dụng tri thức về ngữ cố định.
2. Tiến hành khảo sát, điều tra tình hình học tập, sử dụng ngữ cố
định của học sinh học tập tiếng Hán ở Việt Nam.
3. Đưa ra những gợi ý trong thực tiễn dạy học và đối dịch ngữ cố
định Hán-Việt, Việt-Hán.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và nền
tảng văn hóa xã hội, thông qua nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán nói
chung và khảo sát bộ phận ngữ cố định tiếng có từ chỉ bộ phận cơ thể
nói riêng, chúng tôi đã xác định được nội hàm và chủng loại của ngữ
cố định Hán-Việt; phân định được lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể trong
tiếng Hán và lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể tương đương trong tiếng
Việt; tìm hiểu về nguồn gốc hình thành, đặc điểm, cấu trúc của 1021
thành ngữ, 508 quán ngữ, 558 yết hậu ngữ, 514 ngạn ngữ trong tổng số
2601 ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể (tổng thể 14365 ngữ cố định
tiếng Hán). Qua nghiên cứu về số lượng từ chỉ bộ phận cơ thể hiện
diện trong ngữ cố định, đã góp phần làm sáng tỏ nội hàm văn hóa
Trung Quốc qua vị trí và chức năng các từ chỉ bộ phận cơ thể hiện diện
trong ngữ cố định. Từ nhận thức chung về ngữ cố định tiếng Hán có từ
chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi đã tiến hành so sánh về chủng loại, hình
thức cấu trúc, chức năng ngữ pháp, nội dung ngữ nghĩa, đặc biệt là nội
hàm văn hóa dân tộc trong ngữ cố định ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ
phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt. Nội dung so sánh cho thấy
có rất nhiều sự giống nhau trong ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận cơ
thể thuộc hai ngôn ngữ Hán-Việt, bên cạnh đó cũng có những đặc
trưng riêng biệt trong mỗi ngôn ngữ. Thông qua việc khảo sát, điều tra
tình hình học tập, sử dụng ngữ cố định của học sinh học tập tiếng Hán
ở Việt Nam, chúng tôi đã nêu tới những phạm vi có thể vận dụng tri
237
thức về ngữ cố định lên một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả trong
dạy học, đối dịch và sử dụng ngữ cố định Hán-Việt, tạo tiền đề tiếp tục
nghiên cứu so sánh chiều sâu ngữ nghĩa của Ngữ cố định và lớp từ
vựng có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán-Việt.
Một số vấn đề cần được hoàn thiện thêm:
Đề tài được thực hiện song song với thời gian chủ trì đề tài đang
hoàn thành luận án tiến sĩ, thời gian bố trí cho nghiên cứu vì thế chưa
được tập trung, tài liệu nghiên cứu chưa được phong phú. Bên cạnh đó
sự hiểu biết về tri thức tiếng Hán cổ không sâu, việc nghiên cứu các
ngữ cố định có liên quan đến lĩnh vực này còn hạn chế. Vì vậy nội
dung của đề tài chưa thực sự đầy đủ và đạt độ sâu. Trong thời gian tới
chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những nội dung còn thiếu
hụt này, đồng thời cũng mong muốn nhận được sự chỉ giáo của các
chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. 朱学岚. “ 人体词语的语义、语用考察 ”. 天津师范大学. 2001 年
(Chu Học Cảng. Khảo sát về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng trong các từ chỉ
cơ thể người. Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSP Thiên Tân, 2001)
2. 王勤 “谈论汉语熟语”.山东教育出版社. 2006 (Vương Cần, Bàn về
ngữ cố định tiếng Hán. Nxb Giáo dục Sơn Đông, 2006)
3. Nguyễn Hữu Cầu. “汉语言文化” (Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc).
Nxb ĐHNN-ĐHQGHN, 2000
4. Nguyễn Hữu Cầu. “实用汉语语义学 ” (Ngữ nghĩa học tiếng Hán thực
dụng). Nxb ĐHNN-ĐHQGHN, 2000
5. Nguyễn Hữu Cầu. “ 语 用 学 教 程 ” (Giáo trình ngữ dụng học). Nxb
ĐHNN-ĐHQGHN, 2001
6. 芳州. “ 青年常用知识手册 ”. 中国青年出版社. 2000 年 (Phương
Châu. Sổ tay tri thức thông dụng thanh niên. Nxb Thanh niên Trung
Quốc, 2000)
7. 杨寄州. “汉语教程》 - 语言技能类第一册 . 北京语言文化大学出 版
社. 1999 年 (Dương Ký Châu. Giáo trình Hán ngữ - Quyển I. Kỹ năng
ngôn ngữ. Nxb ĐH Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh, 1999)
8. 温端正. “ 歇后语 ”. 商务印书馆. 1999 年 (Ôn Đoan Chính. Yết hậu
ngữ. Nxb Thương vụ, 1999)
9. 温端正. “ 谚语 ”. 商务印书馆. 1999 年 (Ôn Đoan Chính. Ngạn ngữ.
Nxb Thương vụ, 1999)
10. 琳宝卿. “汉语与中国文化”. 科学出版社. 2000 年 (Lâm Bảo Khanh.
Tiếng Hán và Văn hóa Trung Quốc. Nxb Khoa học, 2000)
11. 唐得阳. “ 中国文化渊源 ”. 文学协会出版社. 2003 年 Đường Đắc
Dương. Cội nguồn Văn hóa Trung Quốc. Nxb Hội Nhà văn, 2003
238
(Nguyễn Thị Thu Hiền - Dịch)
12. 黄安达. “中国传统文化课程纲要 ”. 上海社会科学院出版社. 2001
年 (Hoàng An Đạt. Đề cương chi tiết chương trình văn hóa truyền
thống Trung Quốc. Nxb Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải, 2001)
13. 杨存田. “ 中国风俗概观 ”. 北京大学出版社. 1994 年 (Dương Tồn
Điền. Khái quát về phong tục tập quán Trung Quốc. Nxb ĐH Bắc Kinh,
1994)
14. 谢光辉. “ 汉语字源字典 ”. 北京大学出版社. 2000 年 (Tạ Quang
Huy. Tự điển nguồn gốc chữ Hán. Nxb ĐH Bắc Kinh, 2000)
15. 吴业友. “ 新编小学生十万个为什么 ”. 大众文艺出版社. 2000 年
(Ngô Nghiệp Hữu. 10.000 câu hỏi Tại sao biên soạn mới dùng cho học
sinh tiểu học. Nxb Văn nghệ quần chúng, 2000)
16. 李运益. “汉语比喻大辞典”. 四川辞书出版社. 1992 年 (Lý Vận Ích.
Đại từ điển ví von tiếng Hán. Nxb Từ thư Tứ Xuyên, 1992)
17. 马中琳, 杨国章. “ 汉语惯用语词典 ”. 现代出版社. 1991 年 (Mã
Trung Lâm & Dương Quốc Chương. Từ điển dụng học quán ngữ tiếng
Hán. Nxb Hiện đại, 1991)
18. 崔稀亮 “汉语熟语与中国人文世界 I”. 北京语言文化大学出版社.
1997 (Thôi Hy Lượng. Ngữ cố định tiếng Hán và thế giới nhân văn
Trung Quốc. Nxb ĐH Ngôn ngữ văn hóa Bắc Kinh, 1997)
19. 古敬恒. “ 人体词语与人类的秘密 ”. 团结出版社. 2000 (Cổ Kính
Hằng. Từ chỉ bộ phận cơ thể và bí mật của con người. Nxb Đoàn kết,
2000)
20. 刘德莲, 高明明. “ 趣味汉语”. 北京大学出版社. 1990 年 (Lưu Đức
Liên, Cao Minh Minh. Tiếng Hán - Những điều thú vị. Nxb ĐH Bắc
Kinh, 1990)
21. 郑勋列 . “ 中国谚语 ”. 东方出版中心 . 1996 年 (Trịnh Huân Liệt.
Ngạn ngữ Trung Quốc. Trung tâm xuất bản Phương Đông, 1996)
22. 吴晓露. “说汉语谈文化”. 北京语言文化大学出版社. 1992 年 (Ngô
Hiểu Lộ. Nói tiếng Hán, bàn về văn hóa. Nxb ĐH Ngôn ngữ văn hóa
Bắc Kinh, 1992)
23. 金梁年. “ 论语译注 ”. 上海辞书出版社. 2001 年 (Kim Lương Niên.
Chú dịch Luận ngữ. Nxb Từ thư Thượng Hải, 2001)
24. 丸艳邵元. “中国姓名文化”. 上海古籍出版社. 2000 年 (Hoàn Nhan
Thiệu Nguyên. Văn hóa họ tên Trung Quốc. Nxb Cổ tịch Thượng Hải,
2000)
25. 杨德峰. “汉语与文化交际”. 北京大学出版社. 1999 年 (Dương Đức
Phong. Tiếng Hán và giao tiếp văn hóa. Nxb ĐH Bắc Kinh, 1999)
26. 刘欧生, 李杰. “诗经”. 山西古籍出版社. 1999 年 (Lưu Âu Sinh, Lý
Tiệp. Kinh thi. Nxb Cổ tịch Sơn Tây, 1999)
27. 徐宗才. “俗语”. 商务印书馆. 1999 年 (Từ Tông Tài. Tục ngữ. Nxb
Thương vụ, 1999)
28. 刘洁修. “ 成语 ”. 商务印书馆. 1999 年 (Lưu Khiết Tu. Thành ngữ.
Nxb Thương vụ, 1999)
239
29. 王福祥, 吴汉英. “文化与语言” (论文集). 外语教学与研究出版社.
1994 年 (Vương Phúc Tường, Ngôn Hán Anh. Ngôn ngữ và Văn hóa.
‘Kỷ yếu’. Nxb Nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ, 1994)
30. 王德春. “ 汉语国俗词典 ”. 河海大学出版社. 1990 年 (Vương Đức
Xuân. Từ điển đất nước học tiếng Hán. Nxb Đại học Hà Nam, 1990)
31. 王德春. “ 语言学概论 ”. 上海外语出版社 . 1997 年 (Vương Đức
Xuân. Khái luận Ngôn ngữ học. Nxb Ngoại ngữ Thượng Hải, 1997)
32. 常敬宇. “ 汉语词汇与文化 ”. 北京大学出版社. 1995 年 (Thường
Kính Vũ. Từ vựng tiếng Hán và văn hóa. Nxb ĐH Bắc Kinh, 1995)
33. 李树新. “人体词语的文化意蕴”. 内蒙古大学学报 (人文.社会科 学
版 ). 2002 年 , 5 期 (Lý Thụ Tân. Hàm ý văn hóa của từ chỉ cơ thể
người. Báo trường Đại học Nội Mông Cổ. ‘mục Khoa học Xã hội Nhân
văn’. Số 5/2002)
34. 李玄玉 [韩]. “ 汉韩熟语中的人体词语之比喻 ”. 中国工人出版社.
2003 年. Lý Huyền Ngọc [Hàn Quốc]. Ý nghĩa ví von của các từ chỉ bộ
phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc. Nxb Công nhân Trung
Quốc, 2003)
35. 孟娜. “汉语人体器官类俗语的隐喻构建研究 ”. 吉林大学. 2007 年
(Mạnh Na. Nghiên cứu cấu trúc ẩn dụ của tục ngữ có từ chỉ các giác
quan cơ thể người trong tiếng Hán. Luận văn Thạc sĩ trường Đại học
Cát Lâm, 2007)
36. 冯凌宇 . “ 汉语人体词汇研究 ”. 中国广播电视出版社 . 2008 年
(Phùng Lăng Vũ. Nghiên cứu lớp từ vựng chỉ cơ thể người trong tiếng
Hán. Nxb Phát thanh truyền hình Trung Quốc, 2008)
37. 沈军. “中国熟语大典”. 上海文艺出版社. 1990 年 (Thẩm Quân. Đại
từ điển Ngữ cố định Trung Quốc. Nxb Văn nghệ Thượng Hải, 1990)
38. 谭秀琼[越]. “ 越南语和汉语的人体部分词汇语义特点的对比研
究 ”. 华中师范大学. 2004 年 (Đàm Tú Quỳnh [Việt Nam]. Nghiên
cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người
trong tiếng Hán và tiếng Việt. Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Sư
phạm Hoa Đông, 2004)
39. 王钰. “现代汉语名词研究”. 华东师范大学出版社. 2001 年 (Vương
Ngọc, Nghiên cứu từ vựng tiếng Hán hiện đại. Nxb trường Đại học Sư
phạm Hoa Đông, 2001)
40. 顾嘉祖, 陆升. “语言与文化”. 上海外语教育出版社. 1996 (Cố Gia
Tổ, Lục Thăng. Ngôn ngữ và văn hóa. Nxb Giáo dục ngoại ngữ
Thượng Hải, 1996)
41. “ 论语译注 ”. 上海辞书出版社. 2001 年 (Chú dịch Luận ngữ. Nxb
Từ thư Thượng Hải, 2001)
42. “ 中国成语大词典 ”. 上海辞书出版社. 1987 年 (Đại từ điển Thành
ngữ Trung Quốc. Nxb Từ thư Thượng Hải, 1987)
43. “辞海”. 上海辞书出版社. 2000 年 (Từ Hải. Nxb Từ thư Thượng Hải,
240
2000)
44. Lâm Thị Hòa Bình, Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý trong
tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, 2000
45. Nguyễn Hữu Cầu. Ngữ nghĩa đất nước học chứa các yếu tố biểu thị tên
gọi động, thực vật trong hai ngôn ngữ Hán-Việt và việc giảng dạy tiếng
Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam. Đề tài NCKH cấp đặc biệt
ĐHQGHN. Mã số QG.00.13
46. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1999.
47. Hữu Đạt. Văn hóa và Ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Nxb Văn hóa
thông tin, 2000.
48. Nguyễn Thiện Giáp. Lược sử Việt ngữ học - Tập 1. Nxb ĐHQG Hà
Nội, 2004
49. Phạm Ngọc Hàm. So sánh đối chiếu từ xưng hô trong gia đình của
tiếng Hán và tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, 2000
50. Hoàng Văn Hành. Kể chuyện thành ngữ. Nxb Khoa học xã hội, 2002
51. Hoàng Văn Hành. Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt.
Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 1976
52. Trịnh Đức Hiển. Từ vựng tiếng Việt thực hành. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2005
53. Nguyễn Xuân Hòa. Hiểu thêm về thành ngữ “nuôi ong tay áo”. Tạp
chí Ngôn ngữ & Đời sống. Tổng mục 2004. 1+2 (99+100)
54. Nguyễn Xuân Hòa. Đối chiếu thành ngữ Nga-Việt trên bình diện giao
tiếp. Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, 1996
55. Vương Kiến Huy & Dịch Học Kim. Tinh hoa Tri thức Văn hóa Trung
Quốc. Nxb Thế giới, 2004
56. Lương Văn Hy. Ngôn từ, giới & nhóm xã hội. Nxb Khoa học xã hội,
2000.
57. Nguyễn Văn Khang. Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản. Nxb
Khoa học xã hội, 1999
58. Nguyễn Văn Khang & Bùi Như Ý. Từ điển Thành ngữ Hoa-Việt. Nxb
Văn hóa, 1994
59. Nguyễn Văn Khang. Bình diện văn hóa, xã hội-ngôn ngữ học của
thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1,
1994
60. Nguyễn Thụy Khánh. Một vài nhân xét về thành ngữ so sánh có tên gọi
động vật. Tạp chí ngôn ngữ, số 3, 1995
61. Nguyễn Lân. Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000.
62. Phan Hồng Liên. Từ "ruột" trong các tổ hợp từ chỉ quan hệ thân tộc
của người Việt. Kỉ yếu Ngữ học Trẻ năm 2004
63. Nguyễn Lực. “Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt”. Nxb Thanh niên, 2005
64. Trần Văn Nam, Thành ngữ Ruột thắt gan bào trong ca dao Nam Bộ.
Ngôn ngữ & Đời sống. Tổng mục 2004. 11 (109)
241
65. Trần Thị Nga. Sắc thái văn hóa trong ngôn ngữ không lời của người
Việt. Các nhóm ngôn ngữ cử chỉ. Đề tài NCKH cấp Trường ĐHNN-
ĐHQGHN. Mã số 00.33
66. Đỗ Hoàng Ngân. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nga
và đối chiếu với tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ, 1996
67. Phan Ngọc. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Văn học, 1999
68. Trịnh Thị Kim Ngọc. Ngôn ngữ & Văn hóa. Nxb Khoa học xã hội, 1999
69. Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam. Nxb Văn học,
2003
70. Nguyễn Quang. Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp văn hóa. Nxb
ĐHNN-ĐHQG Hà Nội, 2001.
71. Phan Văn Quế. Ngữ nghĩa của thành ngữ - tục ngữ có thành tố chỉ
động vật trong tiếng Anh (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt).
Luận án phó tiến sĩ, 1996
72. Phan Văn Quế. Gà, khỉ, chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt. Ngôn ngữ và đời sống. Số 3, 2000
73. Lê Sỹ Sen. Thành ngữ tiếng Nga có từ “mắt”, trong sự đối chiếu với các
đơn vị tương đương trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ, 1999
74. Giang Thị Tám. Khảo sát Thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số
trong sự so sánh đối chiếu với Thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số.
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn. Mã số 50408. 2000
75. Phạm Thế Minh. Thành ngữ tiếng Nga có những từ chỉ số đếm tự nhiên
so sánh với những thành ngữ tương đương trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Luận văn thạc sĩ. 1997
76. Ngô Minh Thủy. Con mắt” trong thành ngữ tiếng Nhật. Tạp chí Ngôn
ngữ & Đời sống. Số 8 năm 2005)
77. Ngô Minh Thủy. Thành ngữ có từ chỉ con vật trong tiếng Nga so sánh
đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ. 1996
78. Kiều Văn. Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 2002
79. Đỗ Anh Vũ. Tìm hiểu một yếu tố tục trong cấu tạo thành ngữ tục ngữ
tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Tổng mục 2004. 10 ‘108’)
80. Nguyễn Thị Thu. Thành ngữ có từ “tay” trong tiếng Nga so sánh đối
chiếu với tiếng Anh và tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ. 1997
81. Trương Đông San. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn
ngữ. Số 1/1974.
82. 50 bài báo trên mạng điện tử Trung Quốc.
83. 50 đầu sách điện tử.
84. 40 cuốn từ điển điện tử chuyên ngành ngôn ngữ
85. http://www.erong.com
86. http://www.ah2z.com/xxgl/ShowArticle.asp?ArticleID=329

242
Bài báo có liên quan đến đề tài
1. Nguyễn Hữu Cầu. Văn hóa như một yếu tố quan trọng trọng giảng dạy
ngoại ngữ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế. ĐHQGHN, 2006
2. Cầm Tú Tài & Vũ Phương Thảo. Sắc thái văn hóa dân tộc trong ngữ
cố định tiếng Hán (nghiên cứu trên ngữ liệu có từ chỉ bộ phận cơ thể).
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1.2009 (12).

243

You might also like