Hdsdlic

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

HƯỚNG DẪN

SỬ DỤNG THƯ VIỆN


NỘI DUNG

 Giới thiệu các Phòng Phục vụ BĐ

 Hướng dẫn tra tìm tài liệu

 Thẻ và Nội quy Thư viện


1. HÖ thèng phßng phôc vô b¹n ®äc
Bạn đọc ĐHQGHN được sử dụng tất cả các sản phẩm, dịch vụ thư viện
tại 4 phòng Phục vụ bạn đọc sau:

Phòng PVBĐ Chung


Phòng PVBĐ Ngoại ngữ
Phòng PVBĐ Thượng Đình
Phòng PVBĐ Mễ Trì
Ngoài ra, Bộ phận hỗ trợ trực tuyến qua Email
lic@vnu.edu.vn, ĐT (04) 6253.9899; (04) 3754.6545 (lẻ 11) và Chat
tại Website http://lic.vnu.edu.vn luôn sẵn sàng phục vụ BĐ.
Phòng PVBĐ Chung
Địa chỉ: Tầng 1,4,5,7 Nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN
Điện thoại: (04) 3754.6545 + (28, 31, 32, 35, 36)
Kho tài liệu: Công nghệ, Kinh tế, Luật, Giáo dục, Y dược, TL Khác

Các bộ phận
P.101: Mượn Giáo trình và Làm thẻ
P.401: Đọc và Mượn sách tham khảo tổng hợp
P.403: Phòng tự học
P.501: Đọc và Mượn sách tham khảo Luật, Kinh tế
P.701: Đọc báo, tạp chí, tài liệu tra cứu, LVLA, đề tài NCKH
P.702: Tài liệu Nhiệm vụ chiến lược Kinh tế, Khoa học máy tính;
Tủ sách GS. Nguyễn Văn Đạo
Phòng PVBĐ Ngoại ngữ
Địa chỉ: Tầng 1,2,3,4 Nhà A2, ĐHNN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, HN
 thoại: (04) 3754.8037 / (04) 3754.9182
Điện
Kho tài liệu: Ngôn ngữ nước ngoài và tiếng Việt
Các bộ phận
Tầng 1: Mượn Giáo trình, Sách tham khảo các thứ tiếng: Anh, Pháp,
Đức, Trung, Nhật, Hàn và Ả rập
Tầng 2: Mượn Sách tham khảo tiếng Việt, tiếng Nga và Làm thẻ
Tầng 3: Đọc sách tham khảo
Tầng 4: Đọc Báo, Tạp chí tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga; Sách tra cứu
và Sách tham khảo tiếng Trung, tiếng Nga.
Phòng PVBĐ Thượng Đình
(Phòng PVBĐ KHXH & NV và KHTN)

Địa chỉ 1: Tầng 1,2,3 Nhà E số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Địa chỉ 2: Tầng 7 nhà T5 số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Điện thoại: (04) 3558.3740 / (04) 3858.3483/ (04) 3557.9066
Kho tài liệu: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
Các bộ phận
Tầng 1 nhà E: - Mượn Giáo trình KHTN / KHXH
- Sách tham khảo khoa học tự nhiên
- Làm thẻ
Tầng 2 nhà E: - Đọc Báo, Tạp chí, Sách tra cứu, Luận án / Luận văn
Tầng 3 nhà E: - Đọc và Mượn Sách tham khảo khoa học xã hội
- Tài liệu Nhiệm vụ chiến lược khoa học xã hội
Tầng 7 nhà T5:- Đọc và Mượn sách tham khảo Khoa học tự nhiên
- Tài liệu Nhiệm vụ chiến lược Khoa học tự nhiên
Phòng PVBĐ Mễ Trì
Địa chỉ: 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
(trong khuôn viên Kí túc xá Mễ Trì)
Điện thoại: (04) 3854.0195
Kho tài liệu: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội

Các bộ phận
Tầng 1: - Mượn Sách tham khảo khoa học xã hội
- Phòng dịch vụ Café Sách (LIC book café)
- Phòng tự học
Tầng 2: - Đọc và Mượn Sách tham khảo KHTN
- Đọc Báo, Tạp chí, Sách tra cứu, LALV
- Mượn Giáo trình ngành Hóa học,
- Làm thẻ.
2. TRA T×M tµi liÖu

 Truy cập Website http://lic.vnu.edu.vn


 Tại VÙNG TRA CỨU:
 Mục lục thư viện - Tra cứu tài liệu in
 Thư viện số - Tra cứu tài liệu số nội sinh, tài liệu có bản quyền
 CSDL điện tử - Tra cứu nguồn tài liệu điện tử nước ngoài
 Bài giảng điện tử - Xem 2 bài giảng điện tử đa phương tiện
 môn Tin học cơ sở và Cơ sở văn hóa Việt Nam
(Website đang mặc định ở MỤC LỤC THƯ VIỆN
để bạn đọc sẵn sàng tra cứu tài liệu in).

 Tại KHÔNG GIAN HỌC THUẬT: Tra cứu tài liệu theo chủ đề
Tra cứu tài liệu in
(Xem file hướng dẫn chi tiết và Video tại website)
Tra cứu tài liệu in (tiếp)
(Xem file hướng dẫn chi tiết và Video tại website)
Tra cứu tài liệu in (tiếp)
(Xem file hướng dẫn chi tiết và Video tại website)
Giải thích ký hiệu trên nhãn gáy sách
Nhãn gáy sách gồm có 2 hệ thống ký hiệu:
Mã xếp giá bao gồm các yếu tố sau:
- Số phân loại Dewey
039
- Ký hiệu tên tác giả
hoặc tên sách BAC
- Năm xuất bản
2005
(Ví dụ: 039 BAC 2005 là Mã xếp giá
cuốn sách Bách khoa tri thức, 00040001126
xuất bản năm 2005)

Mã mượn trả (00040001126) là mã số


riêng của từng cuốn tài liệu dùng để ghi mượn, ghi trả.
MÃ XẾP GIÁ - Số phân loại Dewey
Số phân loại Dewey là kí hiệu để phân loại, tổ chức và
sắp xếp tài liệu trong kho theo quy tắc thập phân của
Bảng phân loại Dewey, chia tri thức thành 10 môn loại
như sau:
000 – 099: Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát
100 – 199: Triết học và Tâm lý học
200 – 299: Tôn giáo
300 – 399: KH xã hội
400 – 499: Ngôn ngữ
500 – 599: KH tự nhiên
600 – 699: Công nghệ
700 – 799: Nghệ thuật
800 – 899: Văn học
900 – 999: Địa lý và lịch sử
MÃ XẾP GIÁ- Số phân loại Dewey (tiếp theo)
 Từ 10 môn loại tri thức được tiếp tục phân chia thành
100 phân mục ứng với 100 lĩnh vực khoa học, ví dụ:
300 = Khoa học xã hội 500 = Khoa học tự nhiên
320 = Khoa học chính trị 510 = Toán học
330 = Kinh tế học 520 = Thiên văn học & KH liên
340= Luật pháp quan
350 = Hành chính công và khoa 530 = Vật lý học
học quân sự 540 = Hóa học
360 = Các vấn đề xã hội 550 = Khoa học về trái đất
370 = Giáo dục 570 = Khoa học về sự sống
390 = Phong tục, nghi thức, văn 580 = Thực vật
hóa dân gian
590 = Động vật
MÃ XẾP GIÁ- Số phân loại Dewey (tiếp theo)
 Từ 100 phân mục tiếp tục được chia thành 1.000
phân đoạn ứng với 1.000 lĩnh vực khoa học chi tiết
hơn…, ví dụ:
 800 = Văn học

 810 = Văn học Mỹ bằng tiếng Anh


 811 = Thơ Mỹ bằng tiếng Anh
 812 = Kịch Mỹ bằng tiếng Anh
 813 = Tiểu thuyết Mỹ bằng tiếng Anh
 814 = Tiểu luận Mỹ bằng tiếng Anh
 815 = Diễn văn Mỹ bằng tiếng Anh
 818 = Tạp văn Mỹ bằng tiếng Anh
MÃ XẾP GIÁ - Ký hiệu tên tác giả
 Ký hiệu tên tác giả cá nhân:
- Tác giả Việt Nam: 2 chữ cái đầu của Họ/Tên đệm và chữ cái đầu
của Tên tác giả cách nhau một dấu gạch ngang.
Ví dụ: Ngô Tất Tố = NG -T Chu Xuân Diên = CH- D
- Tác giả Âu Mỹ: 3 chữ cái đầu của Họ tác giả.
Ví dụ: Victor Huygo = HUY Tom M.Mitchell = MIT
- Tác giả phương đông: Phiên âm Họ tên tác giả ra chữ La tinh và ký
hiệu như tác giả Âu Mỹ.
Ví dụ: Mao Trạch Đông = MAO

 Ký hiệu tên tác giả tập thể:


- Lấy 3 chữ cái đầu ở từ đầu tiên của tên tác giả tập thể.
Ví dụ: Đại học Quốc gia Hà nội = ĐAI
- Đối với tác giả tập thể đã có qui ước viết tắt thì giữ nguyên tên viết
tắt, lấy đủ 3 chữ cái đầu.
Ví dụ: UNESCO (United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization) = UNE
MÃ XẾP GIÁ - Ký hiệu tên sách
Ký hiệu tên sách chỉ áp dụng khi tài liệu không có tên tác giả hoặc
tài liệu đó có từ 4 tác giả trở lên. Số tập để trong ngoặc đơn ().
 Tên sách tiếng Việt: lấy 3 chữ cái đầu tiên trong tên sách và bỏ
dấu. Ví dụ:
Những người giữ lửa tình yêu với sách = NHƯ (Có nhiều tác giả)
Toán học trong thế giới ngày nay. Tập 1 = TOA (1) (Không có tênTG)
 Tên sách chữ Latin, Xlavơ áp dụng như sách tiếng Việt. Đối với tên
sách có quán từ, mạo từ đứng ở đầu thì bỏ quán từ, mạo từ và lấy
ký hiệu của từ tiếp theo trong tên sách. Ví dụ:
Directory of American scholars = DIR
The Oxford English dictionary. Vol.10 = OXF (10)
 Tên sách chữ tượng hình: Phiên âm ra chữ Latin và ký hiệu như
tên sách chữ Latin.
Quy tắc xếp giá tài liệu trong kho mở
 Tài liệu được xếp vào các dãy giá theo số phân loại tăng dần
từ mục 000 đến mục 900 từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Tại đầu mỗi dãy giá đều có gắn Bảng chỉ dẫn.
 Trong mỗi mục từ 000 đến 900 tài liệu được xếp vào từng
ngăn giá với các đề mục chi tiết hơn theo chỉ số phân loại từ
bé đến lớn. (VD: 330.1; 330.2…)
 Trong mỗi đề mục, tài liệu được xếp theo trật tự ngôn ngữ
Việt, Anh, Nga, Pháp, Latin, Trung Quốc, Nhật.
 Trong mỗi ngôn ngữ, tài liệu được xếp theo trật tự bảng chữ
cái của ký hiệu tên tác giả hoặc tên sách.
 Nếu tài liệu có cùng số phân loại, cùng ký hiệu tên tác giả/tên
sách, sẽ được xếp theo thứ tự năm xuất bản.
(Tại phòng đọc kho mở/tự chọn, Bạn đọc tự lấy sách mang ra
bàn đọc hoặc mang tới quầy thủ thư làm thủ tục mượn)
Mượn tài liệu trong kho đóng
Sau khi tra cứu tài liệu, bạn đọc ghi nhớ Mã mượn trả của
cuốn sách, điền vào Phiếu yêu cầu mượn sách để CBTV tìm
sách trong kho đóng. Mã mượn trả (còn gọi là số đăng kí cá biệt)
thể hiện đặc điểm của cuốn sách về ngôn ngữ (Việt/Anh/Pháp…),
địa điểm kho (phòng PVBĐ Chung/Ngoại ngữ/Thượng Đình/ Mễ
Trì), hình thức kho (Giáo trình/ Sách tham khảo…) và số thứ tự
của cuốn sách trong kho. Ví dụ:
VL-D2/28765 (Mã mượn trả của Tài liệu bổ sung trước năm 2011 gồm
11 kí tự là chữ cái, dấu gạch chéo và chữ số)
06031012453 (để tương thích với phần mềm thư viện mới, Mã mượn
trả của Tài liệu bổ sung từ năm 2011 gồm 11 kí tự là chữ số)
(Nếu bạn đọc trả cuốn sách sai Mã mượn trả
sẽ không được trừ trong tài khoản mượn)
3. THẺ VÀ NỘI QUY THƯ ViỆN

Thẻ học sinh/sinhviên/HVCH /NCS

Thẻ thư viện

Quyền sử dụng Thư viện

Nội quy Thư viện


Thẻ Học sinh/Sinh viên/HVCH/NCS
và Thẻ Thư viện

Thẻ Học sinh/Sinh viên do đơn


vị đào tạo cấp cho người học sẽ Thẻ Thư viện do Trung tâm TT-TV
được tích hợp chức năng thư viện cấp theo yêu cầu của cá nhân
sau khi HS/SV thực hiện đạt yêu cán bộ, giảng viên, người học
cầu Bài kiểm tra kỹ năng sử dụng của ĐHQGHN khi có Giấy giới
thiệu của các đơn vị thành viên/trực
thư viện (Testonline) trên website
thuộc ĐHQGHN.
của Thư viện.
Quyền sử dụng Thư viện
 Quyền sử dụng thư viện được cấp theo từng năm học. Hằng
năm, đối với Học sinh/ Sinh viên thời điểm khóa thẻ tạm
dừng quyền sử dụng thư viện là ngày 30/6; đối với HVCH,
NCS, Cán bộ là khi hết 1 năm sử dụng kể từ ngày kích hoạt
thẻ.
 Để được tiếp tục sử dụng thư viện sau khi bị tạm dừng, Bạn
đọc cần phải có xác nhận của đơn vị đào tạo để làm thủ tục gia
hạn cho năm tiếp theo.
Đối với HS, SV năm cuối khóa, từ ngày 15/5 sẽ không
được quyền mượn tài liệu về, chỉ đọc tại chỗ.
 Khi mất thẻ, cần báo ngay cho phòng PVBĐ để được khóa
tài khoản tránh việc người khác dùng thẻ đó mượn tài liệu. Tất
cả tài liệu được mượn bằng Thẻ của bạn đọc nào thì bạn đọc đó
với tư cách là chủ thẻ đều phải có trách nhiệm hoàn trả Thư
viện.
Nội quy thư viện
 Nội quy thư viện gồm 19 điều, đặc biệt lưu ý những điều sau:
1. Không cho người khác mượn thẻ và không sử dụng thẻ của người khác.
2. Sử dụng phòng đọc tự chọn: Không mang TL ra khỏi phòng đọc khi chưa
làm thủ tục mượn; Lấy không quá 3 cuốn tài liệu một lần khi đọc tại chỗ.
3. Chính sách mượn tài liệu:

4. Bạn đọc có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu của Thư viện.
5. Bạn đọc vi phạm nội quy tùy theo mức độ sẽ chịu xử lý theo Quy định
xử phạt vi phạm nội quy thư viện.
Chúc các bạn học tập,
nghiên cứu đạt kết quả cao!

Chúng tôi luôn đồng hành


cùng các bạn!

You might also like