Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I/ LỰC HẤP DẪN CỦA TRÁI ĐẤT

-Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng. Lực hấp dẫn có độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của
chúng, một vật thể có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn của nó càng mạnh.
-Nhờ có lực hấp dẫn của Trái Đất mà các vệ tinh nhân tạo có thể quay xung quanh Trái Đất

-Khi không có lực hấp dẫn, sẽ dẫn đến hiện tượng không trọng lực (khi đó con người và mọi vật sẽ trôi
vô định, nổi lềnh bềnh trong không gian). Không trọng lực thường xảy ra khi các nhà du hành di chuyển
ra khỏi Trái Đất tới các vũ trụ khác.
Ví dụ:
*Một viên phấn được thả tự do xuống đất
*Cuốn sách được đặt trên mặt bàn
*Trái Đất xoay quanh Mặt Trời
- Đặc điểm:
+ Lực hấp dẫn là lực hút.
+ Điểm đặt của lực hấp dẫn: Đặt tại trọng tâm của vật (chất điểm).
+ Giá của lực hấp dẫn: Là đường thẳng đi qua tâm 2 vật.
II/ ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
Phát biểu của Newton về định luật vạn vật hấp dẫn cho rằng trong vũ trụ, mỗi hạt đều hút mỗi hạt khác
tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng. Mặt khác, chúng sẽ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
giữa tâm.
Trong đó:
Fhd: Lực hấp dẫn (N)
m1 và m2 :là khối lượng của hai vật, đơn vị là kg
r: khoảng cách giữa 2 vật , đơn vị là mét
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2: hằng số hấp dẫn.
Lưu ý: Định luật vạn vật hấp dẫn sẽ chỉ đúng khi khoảng cách giữa hai vật lớn hơn nhiều so với kích
thước của chúng hoặc các vật đồng chất dạng hình cầu.
III/ TRƯỜNG HẤP DẪN
1.Khái niệm của trường hấp dẫn
- Trường hấp dẫn là một mô hình được sử dụng để giải thích sự ảnh hưởng của một vật thể khối lượng
lớn lên không gian bao xung quanh nó, tạo ra lực tác dụng lên một vật thể có khối lượng khác
vd : mặt trăng chuyển động xung quanh trái đất với quỹ đạo có bán kính 384 400km bởi vì nó chịu lực
do trường hấp dẫn của trái đất tác dụng lên
2.Biểu diễn trường hấp dẫn
- Chúng ta đã biết cách dùng hệ thống các đường sức từ để biểu diễn từ trường.Ta có thể dựa vào hình
1.6 và 1.7 để có thể biểu diễn trường hấp dẫn của trái đất bằng hệ thống đường sức
- Các đường sức trường hấp dẫn được vẽ theo nguyên tắc
+ Mũi tên trên đường sức chỉ hướng của lực hấp dẫn tác dụng lên 2 vật có khối lượng đặt trong trường
hấp dẫn
+ Mật độ các đường sức biểu thị cường độ của trường hấp dẫn - khu vực có mật độ đường sức càng thưa
thì trường hấp dẫn càng yếu và ngược lại
Ta có thể thấy đường sức biểu diện của trái đất ,tất cả các vật có khối lượng đặt trong trường này đều sẽ
bị hút về tâm trái đất và lực hấp dẫn dẽ yếu khi rời xa trái đất
Tuy vậy ở gần là 1 trường đều,do đó ta có thể thấy hình 1.7 lực hấp dẫn tác dụng lên vật đều như nhau
dù vật ở vị trí nào.Mọi vật ở gần trái đất đều sẽ rơi tự do theo phương thẳng đứng
ta có thể biết các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở cả 2 đầu.Chiều của các
đường sức từ sẽ theo quy tắc : quy tắt nắm tay phải và quy tắt vào nam ra bắc

You might also like