Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chí Phèo

1. ĐỀ TÀI
Tác phẩm Chí Phèo sử dụng một đề tài quen thuộc trong văn học hiện thực, đó là đề tài viết
về người nông dân trước cách mạng. Khi tác phẩm ra đời vào năm 1941, văn học hiện thực đã
đi qua giai đoạn phát triển đỉnh cao và ghi nhận rất nhiều tên tuổi thành công xuất sắc ở đề tài
này. Nhưng Chí Phèo ngay lập tức gây xôn xao dư luận, tạo được tiếng vang lớn, được đưa lên
vị trí đỉnh cao, trở thành kiệt tác của văn học hiện thực.

2. CHỦ ĐỀ - khám phá mới mẻ


Các nhà văn hiện thực trước đó chủ yếu đề cập đến bi kịch về mặt vật chất của người nông
dân, khám phá nỗi khổ, nỗi khốn cùng vì miếng cơm manh áo, vì áp bức bóc lột siêu cao thuế
nặng như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng
Phụng.
Nam Cao chọn một lối đi riêng. Ông tập trung khắc họa bi kịch tinh thần đau đớn và nỗi
thống khổ của những con người bị cướp đoạt những thứ tưởng không thể nào tước đoạt : nhân
hình, nhân tính, nhân phẩm. Bi kịch của những con người sinh ra là người nhưng không có
quyền làm người, bị tước đoạt, bị từ chối, bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đẩy vào con
đường lưu manh, tha hóa, không lối thoát. Tác phẩm đem đến tiếng nói tố cáo sâu sắc, ý nghĩa
nhân văn, nhân đạo cao đẹp, đòi quyền sống, quyền làm người cho những con người lương
thiện.

3. BỐI CẢNH SÁNG TÁC


Lấy bối cảnh sáng tác người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng, quê hương của Nam Cao
nhưng đã được nhà văn hư cấu, sáng tạo để những con người và và bối cảnh hiện thực ấy trở
thành những điển hình nghệ thuật bất hủ và những bức tranh đời sống mang ý nghĩa khái quát
cao, tiêu biểu trong mọi làng quê Việt Nam, là hình ảnh đời sống làng quê Việt Nam những
năm tăm tối trước Cách mạng.

4. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
Tác phẩm có ba tên gọi khác nhau. Ban đầu Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ nhưng khi in
lần đầu vào năm 1941, nhà xuất bản Đời mới đã đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Khi in lại vào
năm 1946 trong tập truyện Luống cày, Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo.
a) Cái lò gạch cũ :
- Được đặt tên theo hình ảnh mở đầu là cái lò gạch bỏ hoang nơi Chí Phèo bị bỏ rơi từ lúc
mới lọt lòng và chi tiết kết thúc tác phẩm, đó là khi Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh
xuống bụng và thấy thoáng hiện ra hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không, nhà cửa và bóng
người lại qua.
- Xuất hiện ở những vị trí quan trọng của tác phẩm là đoạn mở đầu và kết thúc để tạo ra kết
cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó truyền tải ý đồ nghệ thuật của nhà văn, truyền tải vào tác
phẩm.
- Qua nhan đề này, Nam Cao muốn khái quát một hiện thực có tính chất quy luật phổ biến
trong xã hội cũ - hiện thực lưu manh hóa và số phận bế tắc, luẩn quần của những người
nông dân trước cách mạng.
 Chí Phèo chết nhưng những hiện thực như Chí Phèo vẫn chưa chấm dứt, chừng nào vẫn
còn chế độ áp bức bất công, giai cấp thống trị xã hội tàn bạo. Nhan đề cũng cho thấy sự
hạn chế do yếu tố thời đại đã khiến cho nhân vật không thể nhìn thấy khái niệm đổi đời
của người nông dân và chiều hướng phát triển tích cực của hiện thực nên đã có cách giải
quyết bi quan và đầy bi kịch.
b) Đôi lứa xứng đôi
- Nhà xuất bản tự ý sửa đổi nhằm mục đích câu khách, thu hút sự tò mò, chú ý của độc giả,
đánh vào thị hiếu tầm thường của độc giả. Nhan đề này nhấn mạnh vào mối tình giữa Chí
Phèo và Thị Nở, giữa một kẻ lưu manh hóa, con quỷ dữ của làng Vũ Đại với một người
đàn bà ngẩn ngơ, xấu đến ma chê quỷ hờn.
 Nhan đề này không phù hợp với nội dung, tư tưởng của tác phẩm, dễ làm sai lệch nhận
thức của độc giả và làm mất giá trị tư tưởng của tác phẩm.
c) Chí Phèo
- Lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm là cách đặt quen thuộc của nhà văn Nam
Cao. Đây cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Nếu như Cái lò gạch cũ nhấn
mạnh số phận luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân, Đôi lứa xứng đôi nhấn mạnh mối
tình có tính bi hài nhằm mỉa mai, giễu cợt chuyện tình giữa Chí Phèo và Thị Nở thì “Chí
Phèo” lại tập trung vào bi kịch tinh thần đau đớn của người nông dân, sinh ra là người
lương thiện nhưng bị dồn đẩy vào con đường lưu manh, tha hóa không lối thoát, sinh ra
là người người nhưng không có quyền làm người, bị từ chối, tước đoạt, cự tuyệt quyền
làm người, bị rơi vào cảnh bế tắc, biểu hiện tập trung trong hình tượng nhân vật chính
được lấy làm nhan đề cho tác phẩm là Chí Phèo.
 Nhan đề phù hợp nhất, thích hợp nhất bởi toàn bộ chủ đề, tư tưởng, giá trị hiện thực, ý
nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của tác phẩmđều được biểu hiện tập trung trong
hình tượng nhân vật chính, được lấy làm nhan đề của tác phẩm.
 Qua sự trăn trở, tìm tòi để tìm ra nhan đề đặt tên cho tác phẩm, ta thấy được sự tâm huyết
và ý thức trách nhiệm rất cao trong nghề nghiệp của nhà văn.

You might also like