Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 52

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐÀ NẴNG

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH: ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG

CHUYÊN NGÀNH: VIỄN THÔNG

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG 5G SỬ DỤNG KỸ


THUẬT MASSIVE MIMO

Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

Sinh viên thực hiện: PHAN HOÀNG NGUYÊN

Số thẻ sinh viên: 106190026

Lớp: 19DTCLC1

Đà Nẵng, 12/2022
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 5G..............................................................

1.1. Giới thiệu chương.............................................................................................

1.2. Các kỹ thuật trong mạng 5G...........................................................................

1.2.1. Milimeter waves (sóng milimet)....................................................................

1.2.2. Ô nhỏ.............................................................................................................

1.2.3. Công nghệ massive MIMO..........................................................................

1.2.4. Beamforming................................................................................................

1.2.5. Full Duplex....................................................................................................

1.2.6. Một số công nghệ khác.................................................................................

1.3. Kết luận chương.............................................................................................

Chương 2 : GIỚI THIỆU VỀ MASSIVE MIMO VÀ NGHIÊN CỨU HIỆU


NĂNG SỬ DỤNG MẠNG DI ĐỘNG 5G SỬ DỤNG KỸ THUẬT TRONG
MASSIVE MIMO...................................................................................................

2.1 Giới thiệu chương...........................................................................................

2.2 Hệ thống MIMO.............................................................................................

2.3 Các kỹ thuật chính trong MIMO..................................................................

2.4 Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống MIMO.............................

2.4.1 Nhiễu trắng Gaussian..................................................................................

2.4.2 Nhiễu liên ký tự ISI......................................................................................

2.4.3 Fading............................................................................................................

2.4.4 Sự can nhiễu của sóng vô tuyến..................................................................

2.5 Hệ thống MASSIVE MIMO........................................................................

2.5.1 Tổng quan.....................................................................................................

2.5.2 Đặc điểm........................................................................................................

2.5.3 Phân tích hiệu suất.......................................................................................


2
2.6 MIMO đa người dùng (Multi-user MIMO).................................................

2.7 Kỹ thuật nhận biết tuyến tính đường lên (Uplink Linear Detection):......

2.8 Kỹ thuật mã hóa tuyến tính đường xuống (Downlink Linear Precoding)
32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.................................................................

3.1 Sơ đồ khối và lưu đồ giải thuật.....................................................................

3.1.2 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ


thuật mã hóa tuyến tính ở đường xuống (Download linear precoding).............

3.2 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG................................................................................

3.2.1 Thông số chung áp dụng vào mô phỏng.....................................................

3.2.2 Kết quả mô phỏng so sánh hiệu suất phổ với số lượng anten M ở cả 2
phương pháp Maximal Ratio và Zero-Forcing.....................................................

3.3 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
phát hiện tuyến tính ở đường lên (Uplink linear detection)....................................

3.3.1 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Maximal Ratio..............................

3.3.2 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Zero-Forcing.................................

3.4 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
mã hóa tuyến tính ở đường xuống (Downlink linear precoding)............................

3.4.1 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Maximal Ratio..............................

3.4.2 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Zero-Forcing.................................

3.5............................................................................................. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN


45

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Các ứng dụng trong mạng 5G..........................................................................


Hình 1. 2 Phổ tần trong 5G...............................................................................................
Hình 1. 3 Mô hình trạm ô nhỏ........................................................................................
Hình 1. 4 Hệ thống Massive MIMO...............................................................................
Hình 1. 5 Kỹ thuật beamforming...................................................................................
Hình 1. 6 Nguyên tắc giao tiếp Full-Duplex..................................................................

Hình 2. 1 Hệ Thống MIMO............................................................................................


Hình 2. 2 Nhiễu trắng Gaussian.....................................................................................
Hình 2. 3 Nhiễu liên ký tự ISI.........................................................................................
Hình 2. 4 Hiện tượng Fading..........................................................................................
Hình 2. 5 Một trạm BTS có nhiều anten và phục vụ số lượng thiết bị đầu cuối với
tầm nhìn thẳng và ở kênh truyền hướng xuống............................................................
Hình 2. 6 Một trạm BTS có nhiều anten và phục vụ số lượng thiết bị đầu cuối với
tầm nhìn thẳng và ở kênh truyền hướng lên.................................................................
Hình 2. 7 Sơ đồ biển diễn cách hoạt động của kỹ thuật linear detection ở đường
lên......................................................................................................................................
Hình 2. 8 Sơ đồ biển diễn cách hoạt động của kỹ thuật linear precoding ở đường
xuống.................................................................................................................................

Hình 3. 1 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
phát hiện tuyến tính ở đường lên...................................................................................
Hình 3. 2 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
mã hóa tuyến tính ở đường xuống..................................................................................

4
Hình 3. 3 Lưu đồ giải thuật mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ
thuật phát hiện tuyến tính ở đường lên.........................................................................
Hình 3. 4 Lưu đồ giải thuật mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ
thuật mã hóa tuyến tính ở đường xuống.......................................................................
Hình 3. 5 Kết quả mô phỏng so sánh hiệu suất phổ với số lượng anten M ở cả 2
phương pháp Maximal Ratio và Zero-Forcing.............................................................
Hình 3. 6 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
phát hiện tuyến tính ở đường lên qua phương pháp Maximal Ratio.........................
Hình 3. 7 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
phát hiện tuyến tính ở đường lên qua phương pháp Zero-Forcing............................
Hình 3. 8 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã
hóa tuyến tính ở đường xuống qua phương pháp Maximal Ratio..............................
Hình 3. 9 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã
hóa tuyến tính ở đường xuống qua phương pháp Zero-Forcing.................................

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 3-1 THÔNG SỐ CƠ BẢN DÙNG TRONG MÔ PHỎNG......................41

5
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, sự bùng nổ của các thiết bị di động, cùng với những nhu cầu về dịch vụ
ngày càng đa dạng của con người, đang là động lực phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực
thông tin di động.

Do tài nguyên vô tuyến dùng cho thông tin di động là giới hạn và đắt đỏ, trong khi
nhu cầu sử dụng ngày càng cao, nhiều thách thức đã đặt ra cho các nhà cung cấp dịch
vụ cũng như các nhà nghiên cứu. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên vô tuyến là công nghệ truyền thông vô tuyến sử dụng đa ăngten, hay
còn gọi là công nghệ truyền thông đa đầu vào và đa đầu ra (Multiple-Input
MultipleOutput hay MIMO) đã được triển khai áp dụng cho mạng 4G.

Tuy nhiên các thế hệ công nghệ từ 1G-4G mới chỉ tận dụng hết khả năng phân tài
nguyên cho nhiều người dùng trên các miền tần số, thời gian, mã trải băng rộng…
trong khi chưa tận dụng khả năng phân theo không gian.

Hệ thống Massive MIMO, ứng cử viên cho mạng 5G đã thực hiện được điều này.
Theo đó các búp sóng “ảo” được phân đến những người dùng ở các vị trí khác nhau có
thể cùng hoạt động trên một khe thời gian - tần số. Công nghệ này đã tạo nên bước
phát triển đột phá, đồng thời đem lại hiệu suất phổ và hiệu suất năng lượng tăng lên
hàng chục, hàng trăm lần. Trong đồ án này sẽ đánh giá về hiệu năng hoạt động của
mạng di động 5G khi sử dụng kỹ thuật MASSIVE MIMO.

6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 5G.

1.1. Giới thiệu chương

5G (thế hệ mạng thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công
nghệ truyền di động sau thế hệ 4G. Theo các nhà phát minh mạng 5G sẽ có tốc độ
nhanh hơn khoảng 100 lần so với 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp
dẫn. Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới mạng lưới Internet
kết nối vạn vật. Với tốc độ nhanh hơn giảm độ trễ và hiệu suất hoạt động cao hơn ở
các khu vực mật độ cao, 5G mang đến những trải nghiệm tiên tiến hơn cho người
đùng, đồng thời thúc đây sự phát triển của các ứng dụng như xe tự lái, thực tế ảo,
thành phố thông minh và robot, M2M (machine to machine — máy kết đến máy),
D2D (Device to Device — thiết bị đến thiết bị) phục vụ người dùng.

Hình 1. 1 Các ứng dụng trong mạng 5G.

- Các yêu cầu trong mạng 5G:


+ Tốc độ phát nhanh hơn và tốc độ dữ liệu người dùng cao hơn:

7
Các trạm phát sóng phải đáp ứng tốc độ tối thiểu cho tải xuống là 20 Gbps và tái lên là
10 Gbps. Đây là tổng lượng băng thông có thể được xử lý bởi một ô đơn. Dung lượng
20 Gbps này sẽ được phân chia cho các người dùng trong phạm vi phủ sóng của ô đó.

+ Mật độ kết nối 5G:

Các trạm phát sóng 5G phải hỗ trợ cho ít nhất một triệu thiết bị kết nối trong mỗi
kilomet vuông.

+ Tốc độ di chuyển trong 5G:

Tương tự như LTE (Long Term Evolution — tiến hóa dài hạn) và LTE-Adđvanced,
các trạm phát sóng 5G có thể hỗ trợ truy cập mạng cho mọi thứ di chuyển trên đường,
với tốc độ từ 0 km/h cho đến “phương tiện tốc độ cao tới 500 km/h”. Trong khi đó, với
những khu vực mật độ dân cư dày đặc như đô thị hay trong nhà sẽ không phải lo lắng
gì về vấn đề tốc độ, nhưng với các khu vực ngoại ô, việc hỗ trợ cho người dùng di
chuyển với tốc độ cao là rất cần thiết.

+ Độ trễ của 5G:

Trong những trường hợp lý tưởng, mạng lưới 5G sẽ mang đến cho người dùng độ
trễ tối đa chỉ 4ms, thấp hơn hắn so với mức 20ms trong các ô LTE. Thông số 5G cũng
cho phép độ trễ thấp hơn nữa, chỉ 1ms cho việc truyền tin độ trễ thấp siêu ổn định.

1.2. Các kỹ thuật trong mạng 5G


1.2.1. Milimeter waves (sóng milimet)

Điện thoại hoặc các thiết bị thông minh truyền dữ liệu tần số vô tuyến điện tử qua
không khí, các tần số này được tổ chức thành các dải tần số khác nhau. Một băng tần
có dung lượng lớn hơn những băng tần khác có khả năng cung cấp và truyền tải thông
tin nhanh hơn, mà nhóm em đang nhắc tới chính là mmWave.

Bằng cách sử đụng lượng lớn tài nguyên vô tuyến trong băng tần mmWave, dung
lượng hệ thống của hệ thống thông tin di động 5G có thể được cải thiện và các thiết bị
di động được hệ thống phục vụ có thể trải nghiệm môi trường dịch vụ tốt hơn với
đường truyền tốc độ cao.

8
Hình 1. 2 Phổ tần trong 5G.

- Một số đặc điểm của băng tần mmWave:

Các tần số trên 6 GHz thường được gọi chung là băng tần mmWave, nhưng trong thực
tế băng tần mmWave được các quốc gia xem xét cấp phép sử dụng cho các mạng 5G
chỉ sử dụng các tần số bắt đầu từ 24 GHz, trong đó chủ yếu là ở các băng tần 24 GHz,
26 GHz, 28 GHz, 37 GHz, 39 GHz và 47 GHz.

Băng tần mmWave có một số đặc tính truyền sóng khiến việc sử dụng trở nên khó
khăn. Trong thực tế, tần số càng cao thì suy hao đường truyền càng lớn và do đó, phạm
vi phủ sóng của mỗi trạm gốc di động sẽ bị thu hẹp lại. Mặc dù, băng tần mmWave đã
được thử nghiệm trong thực tế và đạt được phạm vi truyền sóng xa nhất lên tới hơn 5
km khi sử dụng trong mạng truy cập vô tuyến cố định (FWA: Fixed Wireless Access)
nhưng khi thử nghiệm trong các tình huống di động ngoài trời đã cho thấy phạm vi
phủ sóng tối đa của trạm gốc chỉ khoảng 600m.

Tín hiệu trong băng tần mmWave hoạt động tốt nhất khi thiết bị có kết nối trong tầm
nhìn thẳng với trạm gốc. Tín hiệu trong băng tần mmWave có tính định hướng cao và
có thể bị phản xạ bởi các tòa nhà ở môi trường ngoài trời hoặc bởi các cửa sổ và màn
hình trong môi trường trong nhà, nhưng chúng lại không thể “uốn cong” hoặc nhiễu xạ
như ở các băng tần số thấp hơn.

Ở môi trường ngoài trời, tín hiệu trong băng tần mmWave có thể bị ảnh hưởng bởi
điều kiện thời tiết, bao gồm tuyết, mưa và thậm chí cả sương mù. Tín hiệu trong băng
tần này có thể bị ảnh hưởng bởi các chướng ngại vật nằm giữa đường kết nối của thiết
bị với trạm gốc, chẳng hạn như có một vật thể, một người hoặc nhiều người đi qua thì
nó cũng có thể làm gián đoạn kết nối.

9
Để bù đắp cho những suy hao lớn hơn trên đường truyền dẫn và phạm vi phủ sóng hẹp
hơn, các hệ thống 5G sử dụng băng tần mmWave sẽ sử dụng kỹ thuật tạo búp sóng hẹp
(beamforming). Việc sử dụng kỹ thuật beamforming cho các ăng-ten nhằm hướng
chùm tia có độ lợi cao đến thiết bị của người dùng, kỹ thuật này có thể giúp tập trung
tín hiệu vào mục tiêu cụ thể cần truyền đến thay vì phát sóng đi mọi hướng. Tuy nhiên,
khi sử dụng beamforming, yếu tố góc tới (góc mà chùm tia truyền tới thiết bị) và việc
bố trí các ăng-ten trong thiết bị của người dùng là rất quan trọng.

Do hạn chế về khả năng truyền sóng đi xa nên việc triển khai lắp đặt đúng cách là yếu
tố rất quan trọng trong việc triển khai 5G ở băng tần mmWave. Bên cạnh đó, kết quả
thử nghiệm của Công ty Nghiên cứu Signals Research Group của Mỹ cũng cho thấy,
hiệu suất của thiết bị cầm tay hỗ trợ băng tần mmWave có sự khác biệt đáng kể khi
cầm thiết bị ở tay phải so với tay trái (tùy thuộc vào hướng của người dùng đến các
trạm gốc gần nhất) hoặc đặt thiết bị ở chế độ dọc so với chế độ ngang.

1.2.2. Ô nhỏ

Ô nhỏ là trạm gốc phiên bản thu nhỏ không cần dùng nhiều năng lượng để vận hành
và có thể được đặt cách nhau chỉ 250 mét xung quanh thành phố. Để tránh tín hiệu rớt,
các nhà mạng sẽ đặt hàng nghìn trạm ô nhỏ này để thiết lập một mạng lưới dày đặc,
nhận tín hiệu truyền qua các trạm gốc và truyền đến người dùng ở bất kỳ vị trí nào.

Ô nhỏ trong thế hệ kế tiếp sử dụng sóng mmwave đề bức xạ do đó nó có bán kính
bao phủ và khoảng cách cho một trạm phát sóng nhỏ hơn. Nhưng độ bao phủ của nó sẽ
được cải thiện và mong đợi sẽ đạt 100% nhờ vào việc lắp đặt các trạm phát sóng ô nhỏ
với mật độ cao.

Trong khi mạng lưới ô truyền thống phụ thuộc vào số lượng của các trạm gốc, thì
chất lượng mạng 5G còn cần cơ sở hạ tầng nhiều hơn thế. Rất may là Anten của trạm ô
nhỏ có thê nhỏ hơn rất nhiều so với Anten truyền thống khi chúng dùng để truyền sóng
mmwave, và kích cỡ nhỏ giúp cho trạm ô nhỏ để dàng được gắn trên cột đèn, hay sân
nóc toà nhà.

Điểm bắt lợi của trạm ô nhỏ là với số lượng trạm khá lớn cần có, việc phát triển mạng
5G sẽ khó khăn hơn ở những vùng ngoại ô, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh phát sóng
mmwave, trạm gốc 5G sẽ có nhiều Anten hơn hẳn trạm gốc hiện nay để tận dụng công

10
nghệ mới. Công nghệ ô nhỏ chính là phần bổ sung của mạng mefro nhằm cải thiện độ
phủ sóng, đạt được dung lượng mong muốn và hỗ trợ cho các dịch vụ và trải nghiệm
người dùng. Có nhiều hình thức của ô nhỏ, với nhiều khoảng cách bao phủ, công suất
và hệ số phẩm chất tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. Đơn vị ô nhỏ bé nhất được sử
dụng trong mục đích dân sự: nhà, văn phòng..., đơn vị lớn nhất là khu vực thành phố
và đô thị là metrocell.

Theo SCF, có 4 hình thức của ô nhỏ là femtocells, picocells, microcell và metrocell
được xác định đựa trên công suất đầu ra và bán kính bao phủ của chúng.

Hình 1. 3 Mô hình trạm ô nhỏ.

Nội dung Femtocell Picocell Microcell Metrocell

Độ bao phủ Nhỏ hơn Nhỏ hơn Khoảng vài 500m-3km


picocel 15m Microcell 15m trăm met

Công suất 10-100mW 100-250mW 2W-5W 2W-5W

Khu vực triển Nhà ở, văn Khu vực công Khu vực đô thị Khu vực đô thị
khai phòng, cơ cộng như sân để lấp đầy đông đúc, khu
quan, tòa nhà bay, trạm ga trong mạng vĩ vực nông thôn,
nhỏ tàu mô trong các toàn
nhà

Số user sử Dân dụng: 4-8 32-64 user. 32-200 user >250 user
dụng đồng user.

11
thời Doanh nghiệp:
16-32 user.

Đường dẫn Wired Wired Cáp, vi ba, Cáp, vi ba,


ASDL/cáp ASDL/cáp Mesh, DSL DSL
bảng 1. 1 thông số cần thiết để phân biệt các loại ô nhỏ

Thế hệ đi động tiếp theo 5G, với xu hướng sử dụng sóng mmwave và hoạt động ở
những phổ tần chưa được cấp phép sẽ được triển khai cùng với công nghệ ô nhỏ nắm
vai trò cốt lõi. Về tầm nhìn 5G, dân sự, doanh nghiệp, khu vực đô thị và nông thôn và
những đơn vị ô nhỏ từ xa sẽ hoạt động liền mạch cùng với nhà điều hành mạng để
mang lại trải nghiệm 5G thật sự. Việc ứng dụng 5G vào trong thực tế trở thành cuộc
đua không những giữa các tập đoàn công nghệ mà nó còn là cuộc đua của những quốc
gia với nhau.

- Xu hướng công nghệ ô nhỏ:

Trong kỉ nguyên 5G Với sự phô biến của thiết bị đeo được và sự thâm nhập ngày
càng tăng của các thiết bị thông minh, số lượng người đùng sử dụng dịch vụ truy cập
internet tốc độ cao (Mobile Broadband MBB) tăng từ 3 tỉ năm 2015 lên 6,7 tỉ vào năm
2020. Việc sử dụng video 2K và 4K, HD VoLTE và VR thường xuyên làm cho dung
lượng dữ liệu di động tăng gấp mười lần bình quân mỗi người dùng và tỉ lệ gấp trăm
lần lên đến 1 Gbps. Quá trình đô thị hóa đang tăng tốc, đặc biệt là ở Trung Quốc,
Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điểm nóng hơn nữa.
Trong các khu vực điểm nóng này, lưu lượng dữ liệu gấp 3 lần mức trung bình cho
toàn bộ mạng, tăng lên 20 lần ở những nơi công cộng như sân vận động thể thao.

Các mạng truyền thông vô tuyến đang hướng tới Internet kết nối vạn vật và khả
năng mở rộng dung lượng mạng. Xu hướng này mang lại cơ hội tuyệt vời để khai thác
tối đa tiềm năng của cơ sở hạ tầng mạng và cho phép các mô hình dịch vụ mới giúp
tăng thêm đoanh thu. Những yêu cầu sau đây đại điện những thách thức rất lớn đối với
dung lượng và chế độ xây dựng của các mạng đi động tế bào hiện có.

1.2.3. Công nghệ massive MIMO

Trong hệ thống truyền tải sử dụng công nghệ MIMO (Multiple Input Multiple
Output — Nhiều công vào và nhiều cổng ra), luồng đữ liệu được truyền tải sử dụng
12
nhiều Anten thu phát. Việc này sẽ cải thiện việc nhận tín hiệu, mở rộng khoảng cách
có thể truyền tải và tăng thông lượng dữ liệu nói chung.

Nếu LTE thường gồm tối đa tám thiết bị Anten, 5G có tới vài trăm Anten được sử
dụng ở trạm thu phát đối với sóng mmwave. Công nghệ tối ưu hóa các Anten này được
biết tới với cái tên Massive MIMO, sẽ tăng dung lượng mạng đi động lên theo cấp số
nhân. Tuy nhiên Masive MIMO cần thêm công nghệ khác đề có thể tận đụng được lợi
thế của sóng mmwave bởi tín hiệu chỉ có thể được quy tụ và truyền tải một cách đảm
bảo nhờ sử dụng Beamforming (chùm tia sóng).

Hình 1. 4 Hệ thống Massive MIMO.

Nhờ sử dụng Anten truyền thống, tín thiệu được phát ra giống nhau theo mọi
hướng. Nếu tín hiệu này chồng chéo lên tín hiệu tới từ các máy phát khác, việc truyền
tín hiệu có thể sẽ gặp phải trở ngại dẫn đến tổn hại đáng kể. Công nghệ đa Anten
Massive MIMO sẽ giải quyết được vẫn đề này khi kết hợp với Beamforming: truyền đi
tín hiệu giống y hệt trong các khoảng thời gian so le bằng cách sử dụng nhiều Anten.
Máy phát sẽ nhắm tới những địa điểm gần nhất của khách hàng và từ đó điều chỉnh
công suất đường truyền phù hợp, nhờ vậy tạo ra tia tín hiệu hoặc Beamforming. Có
nghĩa là một máy phát Beamforming có thể truyền tín hiệu đơn tới những từng người
nhận ở các vị trí khác nhau. Điều này giúp tăng vùng phủ sóng, đảm bảo kết nối ổn
định hơn cũng như tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.

- Ưu điểm: Với tất cả các đặc tính trên, ta có thể kết luận vắn tắt về ưu điểm của hệ
thống Massive MIMO như sau:
13
+ Tăng dung lượng kênh truyền do đó có thể tăng được tốc độ đữ liệu.
+ Tăng cường khả năng chống Fading thậm chí phần nào khai thác được nó.
+ Loại bỏ nhiễu (chẳng hạn tạo búp sóng và điều kiện hướng phát xạ không tại cả
máy phát và máy thu).
+ Giảm mức công suất phát trên đường truyền từ Anten phát sẽ giảm được điện năng
tiêu thụ và đơn giản hóa các vấn đề trong việc thiết kế các bộ khuếch đại công suất.
+ Hệ thống Massive MIMO có khả năng nâng cao hiệu suất sử dụng phổ tần vô tuyến
bằng cách ghép kênh không gian nhằm tăng dung lượng và phân tập không gian giúp
tăng chất lượng hệ thống.
- Nhược điểm:
+ Chi phí giá thành cho thiết bị cao hơn.
+ Giải thuật xử lý tín hiệu phức tạp hơn.
1.2.4. Beamforming

Là kỹ thuật sử dụng một dãy Anten để hướng búp phát sóng của Anten phát về một
hướng nhất định.

Trong Beamforming, một trạm gốc sử dụng nhiều Anten theo một cách hoàn toàn
khác nhau, để tăng vùng phủ sóng của nó. Được thẻ hiện trong hình 1.5.

Kỹ thuật xử lý tín hiệu vô tuyến sử dụng phương pháp truyền tín hiệu đạng Anten
mảng để định hướng truyền của tín hiệu nhằm tăng độ lợi Anten phát và độ nhạy phía
thu.

Hình 1. 5 Kỹ thuật beamforming

- Ưu điểm:
+ Tăng hiệu quả công suất.
14
+ Giảm nhiễu và tránh được nhiễu tới từ các nhiễu không mong muốn.
+ Giúp tăng độ bao phủ của hệ thống và cải thiện chất lượng kênh truyền.
+ Nhiễu trong tín hiệu nhận được khi dùng kỹ thuật Beamforming sẽ giảm, bởi vì
Beamforming lợi dụng nhiễu để chuyên tín hiệu trực tiếp vào các phần tử Anten mảng.
+ Tăng độ lợi Anten phát và tối ưu hoá công suất.
- Nhược điểm:
+ Các hệ thống Anten sẽ không biết vị trí hay phương hướng của người sử dụng nên
để tìm kiếm người dùng sẽ phát tín hiệu theo mọi hướng.
+ Tín hiệu sẽ bị phân tán, gây lãng phí và nhiễu cho người sử dụng khác.
1.2.5. Full Duplex

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về truy cập không dây này, cộng đồng những
nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa vào thế hệ thứ năm mới nổi (5G) và xa hơn các mạng
di động những công nghệ truyền thông không đây tiên tiến nhất. Trong số đó, công
nghệ Full Duplex (FD- truyền song công hoàn toàn) gần đây đã được chú ý do tiềm
năng tăng gấp đôi hiệu quả quang phổ về mặt lý thuyết khi so sánh với truyền thông
Half Duplex (HD-truyền bán song công). Ngoài ra, công nghệ Full Duplex mang lại
một số lợi ích tiềm năng khác, vì chúng tránh được vấn đề đầu cuối ẩn, tăng cường bí
mật mạng, cải thiện khả năng cảm nhận trong các mạng vô tuyến nhận thức và giảm
độ trễ / độ trễ của gói tin từ đầu đến cuối. Cung cấp tần suất thấp là một trong những
tính năng chính của giao diện 5G. Công nghệ Full Duplex có thể được coi là một công
nghệ có thể thực hiện được để cung cấp độ trễ thấp cho giao tiếp 5G. Cách thức hoạt
động của công nghệ được thể hiện qua Hình 1.6.

Hình 1. 6 Nguyên tắc giao tiếp Full-Duplex

Giao tiếp Full duplex, về cơ bản cho phép một thiết bị truyền đồng thời như đã thấy
trong trên và nhận trong cùng một dải tần, nhưng cái giá phải trả là nó đòi hỏi mức độ
tự khử nhiễu cao.

15
1.2.6. Một số công nghệ khác
- OFDM:

Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) là một phần thiết yếu của công
nghệ 5G. OFDM là một định dạng điều biến mã hóa sóng không khí băng tần cao
không tương thích với 4G, cung cấp độ trễ thấp hơn và cải thiện tính linh hoạt so với
mạng LTE.

- Tháp nhỏ hơn

Công nghệ 5G cũng sử dụng các máy phát nhỏ hơn được đặt trên các tòa nhà và cơ
sở hạ tầng khác. 4G và công nghệ di động trước đây dựa trên các tháp sóng di động
độc lập. Khả năng vận hành mạng từ các tháp sóng nhỏ sẽ hỗ trợ nhiều thiết bị với tốc
độ vượt trội.

- Phân chia mạng

Các nhà mạng di động sử dụng công nghệ 5G để triển khai nhiều mạng ảo độc lập
trên cùng một cơ sở hạ tầng. Bạn có thể tùy chỉnh mỗi phần trong mạng cho các dịch
vụ và trường hợp kinh doanh khác nhau, ví dụ như các dịch vụ truyền phát hoặc các
tác vụ của doanh nghiệp. Bằng cách hình thành một bộ các chức năng mạng 5G cho
từng trường hợp sử dụng hoặc mô hình kinh doanh cụ thể, bạn có thể hỗ trợ các yêu
cầu khác nhau từ tất cả các ngành dọc. Sự tách biệt về dịch vụ có nghĩa là người dùng
được hưởng lợi từ trải nghiệm đáng tin cậy hơn và hiệu quả cao hơn trên thiết bị của
họ.

1.3. Kết luận chương

Qua chương này, đồ án đã giới thiệu tổng quan về những tiềm năng có được và các
yêu cầu được nêu ra của mạng 5G. Bên cạnh đó mạng 5G vẫn còn nhiều khuyết điểm
mà nhà điều hành vẫn chưa thể khắc phục được. Mạng thông tin di động 5G thông
thường sẽ sử dụng một số công nghệ như ô nhỏ, Beamforming, Masisve MIMO, sóng
mmwave, ... Ở chương sau nhóm em sẽ giới thiệu và phân tích về công nghệ Masisve
MIMO, công nghệ tổng hợp những công nghệ đã nêu ở trên . Những phân tích của
những công nghệ ở trên sẽ giúp việc mô phỏng và phân tích ở chương tiếp theo được
dễ dàng, thuận tiện hơn.

16
Chương 2 : GIỚI THIỆU VỀ MASSIVE MIMO VÀ NGHIÊN CỨU HIỆU
NĂNG SỬ DỤNG MẠNG DI ĐỘNG 5G SỬ DỤNG KỸ THUẬT TRONG
MASSIVE MIMO

2.1 Giới thiệu chương


Trong hệ thống truyền thông không dây, giới hạn của hiệu năng hệ thống luôn nằm
ở lớp vật lý, do bởi lượng thông tin có thể truyền được giữa hai địa điểm được giới hạn
bởi độ khả dụng của phổ tần số, định luật truyền sóng vô tuyến và lý thuyết thông tin.
Do đó có ba phương thức cơ bản để tăng hiệu năng của mạng vô tuyến đó là: tăng
mật độ triển khai các điểm truy cập (tức là tăng hệ số sử dụng lại tần số); bổ sung thêm
băng tần; hoặc áp dụng kỹ thuật tăng hiệu suất sử dụng phổ. Do việc triển khai thêm
các điểm truy cập cũng như cấp phát dải tần mới là tốn kém và không dễ dàng, nên
nhu cầu tối đa hóa hiệu suất phổ trên một băng tần cho trước là điều tất yếu.
Kỹ thuật MIMO (Nhiều đầu vào nhiều đầu ra) là phương pháp khả thi nhất để cải
thiện hiệu suất phổ bằng cách sử dụng chiều không gian. Trong đó hệ thống Massive
MIMO (MIMO cỡ rất lớn) một dạng đặc thù của kỹ thuật MIMO, và là ứng cử viên
sáng giá cho mạng thông tin di động thế hệ thứ 5. Phần này mô tả tổng quan mô hình
hệ thống Massive MIMO đi từ các phiên bản trước cùng các nguyên lý hoạt động
chính được trình bày theo các phần dưới đây.
2.2 Hệ thống MIMO

17
Hệ thống thông tin MIMO (Multiple-Input and Multiple-Output) trong lĩnh vực vô
tuyến là truyền dẫn vô tuyến sử dụng đồng thời nhiều anten ở máy phát và ở máy thu
nhằm tận dụng chiều không gian để cải thiện tốc độ và chất lượng truyền thông tin.

Việc sử dụng nhiều anten thu và anten phát để phát đi cùng một tín hiệu qua nhiều
anten khác nhau qua các kênh truyền với các thông số kênh truyền khác nhau và ở phía
thu sẽ sử nhiều anten để thu lại cùng một tín hiệu nhưng trên nhiều anten khác nhau.
Từ đó, chúng ta có thể làm giảm nhiễu, giảm ảnh hưởng của fading và tăng độ lợi thu
được trên cùng một tín hiệu.

MIMO đang dần trở thành thành phần cốt yếu trong các tiêu chuẩn truyền
thông không dây, như IEEE 802.11n/ac (Wifi), HSPA+ (3G), WiMAX (4G) và Long
Term Evolution (4G LTE).

Hình 2. 1 Hệ Thống MIMO

Ưu điểm:

 Tăng dung lượng (capacity) kênh truyền do đó có thể tăng được tốc độ dữ liệu.

 Tăng cường khả năng chống fading thậm chí phần nào khai thác được nó.
 Loại bỏ nhiễu.
 Giảm mức công suất phát trên đường truyền từ anten phát nhờ sẽ giảm điện năng
tiêu thụ và đơn giản hóa các vấn đề thiết kế bộ khuếch đại công suất.

Nhược điểm:

18
 Chi phí giá thành cho thiết bị cao hơn (do sử dụng nhiều anten thu phát, và phải
dùng các bộ vi xử lý đặc biệt chuyên dụng…)

 Giải thuật xử lý tín hiệu phức tạp hơn.


2.3 Các kỹ thuật chính trong MIMO

Kỹ thuật MIMO tập trung chủ yếu vào 3 hướng: kỹ thuật beamforming đa luồng,
ghép kênh không gian, mã hóa phân tập (thời gian, không gian...), để nâng cao chất
lượng truyền tin.

Khi bộ thu tín hiệu có nhiều hơn một anten, kỹ thuật beamforming thông thường
(đơn luồng) không thể tối ưu hóa tín hiệu cho tất cả các anten thu này, vì thế người ta
sử dụng kỹ thuật beamforming đa luồng nhằm mục đích tối ưu hóa tín hiệu cho tất cả
các anten trên bộ thu tín hiệu.

Trong kỹ thuật ghép kênh không gian, một tín hiệu tốc độ cao sẽ được chia nhỏ
thành các dòng tín hiệu hiệu tốc độ thấp hơn và được phát trên các anten khác nhau ở
cùng một kênh tần số. Kỹ thuật này rất hiệu quả để tăng năng suất của kênh và tỷ lệ tín
hiệu trên nhiễu (SNR). Kỹ thuật ghép kênh không gian làm cho bộ thu tín hiệu trở nên
phức tạp hơn. Vì vậy người ta thường kết hợp MIMO với kỹ thuật OFDMA hay
OFDM để giải quyết các vấn đề về fading đa đường. Tiêu chuẩn IEEE 802.16e là sự
kết hợp giữa MIMO và OFDMA; còn IEEE 802.11n kết hợp MIMO và OFDM.

Trong kỹ thuật mã hóa phân tập, một dòng tín hiệu được phát đi sau khi đã được mã
hóa bằng kỹ thuật mã hóa thời gian - không gian. Nó tận dụng sự không phụ thuộc vào
fading trong các liên kết đa anten để làm tăng độ phân tập tín hiệu.

2.4 Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống MIMO
2.4.1 Nhiễu trắng Gaussian

Nhiễu trắng là một loại tín hiệu ngẫu nhiên có mật độ phân bố công suất phẳng
nghĩa là tín hiệu nhiễu có công suất bằng nhau trong toàn khoảng băng thông. Chúng
ta không thể tạo ra nhiễu trắng theo đúng lý thuyết vì theo định nghĩa của nó, nhiễu
trắng có mật độ công suất phân bố trong khoảng tần vô hạn và do vậy nó cũng phải có
công suất vô hạn. Lưu ý rằng nhiễu Gaussian là nhiễu có phân bố biên độ theo hàm
Gaussian.

19
Hình 2. 2 Nhiễu trắng Gaussian

2.4.2 Nhiễu liên ký tự ISI

Do ảnh hưởng của kênh truyền ngoài nhiễu Gausian trắng cộng. ISI gây ra do trải
trễ đa đường. Trong môi trường truyền đa đường, kí tự phát đến đầu thu của máy thu
với các khoảng thời gian khác nhau thông qua nhiều đường khác nhau. Sự mở rộng
của chu kỳ kí tự gây ra sự chồng lấn giữa kí tự hiện thời với kí tự trước đó và kết quả
là có nhiễu liên kí tự (ISI).

Hình 2. 3 Nhiễu liên ký tự ISI

2.4.3 Fading

Fading là hiện tượng sai lạc tín hiệu thu một cách bất thường xảy ra đối với các hệ
thống vô tuyến do tác động của môi trường truyền dẫn.

Các yếu tố gây ra fading đối với các hệ thống vô tuyến mặt đất như:

 Sự thăng giáng của tầng điện ly đối với hệ thống sóng ngắn.
 Sự hấp thụ gây bởi các phân tử khí, hơi nước, mưa, tuyết, sương mù... hấp thụ này
phụ thuôc vào dải tần số công tác đặc biệt là dải tần cao (>10 GHz).

 Sự khúc xạ gây bởi sự không đồng đều của mật độ không khí.
 Sự phản xạ sóng từ bề mặt trái đất, đăc biệt trong trường hợp có bề mặt nước và sự
phản xạ sóng từ các bất đồng nhất trong khí quyển. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến sự
lan truyền đa đường.

 Sự phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ từ các chướng ngại trên đường lan truyền sóng điện
từ, gây nên hiện tượng trải trễ và giao thoa sóng tại điểm thu do tín hiệu nhận được là
tổng của rất nhiều tín hiệu truyền theo nhiều đường. Hiện tượng này đặc biệt quan
trọng trong thông tin di động.
20
Hình 2. 4 Hiện tượng Fading

2.4.4 Sự can nhiễu của sóng vô tuyến

Thiết bị thông tin tăng lên rất nhanh mỗi ngày, nên số lượng sóng lan truyền trong
không gian tự do là rất lớn. Sự tác động của chúng lẫn nhau là không thể nào tránh
khỏi. Các sóng can nhiễu lẫn nhau có thể trùng hoặc không trùng tần số. Ví dụ như hai
trạm viba hoạt động ở hai vùng lân cận, hoạt động trên cùng một dải tần số hoặc là
trên các dải tần số gần nhau. Ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng bởi các trạm mặt đất của
các hệ thống thông tin vệ tin lân cận...

2.5 Hệ thống MASSIVE MIMO


2.5.1 Tổng quan

Massive MIMO (còn được gọi là MIMO tập hợp lớn) là bước đột phá hiện nay khi
sử dụng một lượng lớn anten phục vụ tại trạm cơ sở với số thiết bị đầu cuối kết hợp
với kỹ thuật song công theo thời gian. Những anten bổ sung còn lại ở trạm cơ sở giúp
tập trung năng lượng vào vùng nhỏ hơn của không gian, mang lại những cải tiến rất
lớn về dung lượng và tiết kiệm năng lượng bức xạ.

2.5.2 Đặc điểm

Massive MIMO một hệ thống MIMO đa người dùng với M anten và K người sử
dụng trong mỗi trạm thu phát (BS). Số lượng M anten lớn hơn rất nhiều so với số K
người sử dụng. Hệ thống hoạt động ở chế độ TDD.

Một mảng anten thường bao gồm các M anten lưỡng cực. Một mảng anten có diện
tích 1 m2 có thể chứa 100 anten với tần số sóng mang là 1,5 GHz và 400 anten ở tần số
3 GHz.

21
Một mảng anten có thể có nhiều loại hình học: đường thẳng, hình chữ nhật, hình trụ
và cả ở dạng phân phối.

2.5.3 Phân tích hiệu suất

Trong phần này, chúng ta mô tả kỹ thuật nhận biết tuyến tính đường lên (uplink
linear detection) và kỹ thuật mã hóa tuyến tính đường xuống (downlink linear
precoding) cho mạng Massive MIMO.

Một mạng Massive MIMO thông thường sẽ gồm có L cell, với mỗi cell có duy nhất
1 trạm BTS với M anten và phục vụ cho K thiết bị đầu cuối đơn anten.

Đáp ứng kênh giữa trạm BTS thứ l và thiết bị đầu cuối k trong cell thứ i được biểu
T
thị bởi hli , k =[ h li ,k ,1 … hli , k , M ] ∈C M

Giá trị trung bình của đáp ứng kênh được biểu thị bằng

T
hli , k =E { hli ,k }=[ h li, k ,1 … hli , k , M ] (2.1)

Phương sai của hli , k của hệ số thứ m được biểu thị bằng

l l
β i ,k =V {hi , k, m } (2.2)

2.6 MIMO đa người dùng (Multi-user MIMO)

Dung lượng kênh của một kênh truyền vô tuyến một ngõ vào một ngõ ra (SISO),
được tính dựa vào công thức kênh Shannon

C Shannon =log 2 (1+ SNR ) (2.3)

Để tăng dung lượng kênh truyền, chúng ta phải tăng SNR lên rất nhiều lần. Khi
tăng SNR, ta phải tăng công suất phát lên rất lớn và điều này là không khả thi.

22
Mỗi trạm thu phát gốc (BTS) trong mạng di động tế bào đều phục vụ lượng lớn
người sử dụng. Theo truyền thống, tài nguyên thời gian / tần số được chia thành nhiều
khối tài nguyên và chỉ một thiết bị đầu cuối mới sử dụng được một khối tài nguyên đó.

Nếu chúng ta có G đường tín hiệu truyền độc lập và song song, chúng ta sẽ có tổng
dung lượng kênh C Shannon =G log 2 (1+ SNR)(3.2). Truyền tín hiệu song song sẽ được thực
hiện bằng nhiều anten phát và nhiều anten thu.

MIMO đa người dùng sử dụng một trạm thu phát gốc có nhiều anten liên lạc với
nhiều thiết bị đầu cuối với mỗi thiết bị đầu cuối có một hay nhiều anten.

Có rất nhiều ý kiến giải thích vì sao MU – MIMO là giải pháp mang khả năng mở
rộng và thu hút nhất cho mạng di động trong tương lai. Đầu tiên, bước sóng của MU-
MIMO là khoảng 5 – 30 cm trong khoảng tần số của mạng di động tế bào (1 – 6 GHz).
Do đó, một người sử dụng có thể được số lượng anten phục vụ tách biệt nhau trong
cùng một thời điểm.

Tiếp theo, hạn chế của người sử dụng MU – MIMO là mỗi thiết bị sử dụng phải
cách nhau vài mét để có được các đặc điểm khác nhau của kênh truyền, đó là một hạn
chế tương đối không chặt chẽ so với thực tế.

Cuối cùng, đối với MU- MIMO, các thiết bị đầu cuối chỉ cần phát hiện ra mỗi dòng
dữ liệu khác nhau của từng anten.

Hình 2. 5 Một trạm BTS có nhiều anten và phục vụ số lượng thiết bị đầu cuối với tầm nhìn thẳng và
ở kênh truyền hướng xuống

23
Hình 2. 6 Một trạm BTS có nhiều anten và phục vụ số lượng thiết bị đầu cuối với tầm nhìn thẳng và
ở kênh truyền hướng lên

Với ví dụ trên, ta thấy một trạm thu phát gốc có M anten phục vụ cho K thiết bị đầu
cuối đơn anten. Ta thấy các anten sẽ phục vụ trực tiếp các yêu cầu ở đường xuống của
mỗi người dùng và các tín hiệu gửi ở đường lên sẽ được thu một cách tách biệt.

2.7 Kỹ thuật nhận biết tuyến tính đường lên (Uplink Linear Detection):

Đối với mỗi ký tự uplink, tín hiệu băng tần thu được y l ∈C M tại l BTS được biểu thị
bằng :

L K
(2.4)
y l=∑ ∑ hli , k √ p i ,k x i ,k +nl
l =1 k=1

với x i ,k là ký tự truyền được chuẩn hóa và pi , k là công suất truyền của người sử dụng k
trong cell thứ i.

Các kênh hli , k cần được ước lượng tại l BTS để thực hiện các dò tìm và điều này được
thực hiện trong hướng lên bằng cách cho phép các thiết bị đầu cuối truyền chuỗi ký tự
pilot τ p. Chúng ta cho τ p = fK khi f là một số nguyên dương được gọi là nhân tố tái sử
dụng pilot.

Tín hiệu nhận được ở đường lên Y lpilot ∈C M × τ tại l BTS có truyền pilot
p

24
L
(2.5)
Y lpilot =∑ H li P 1/i 2 Φ Hi + N l
i=1

với H li = [ h li ,1 … hli , K ] ∈C M × K Pi=diag ( pi , 1 … pi , K ) ∈C K × K , và Φ Hi =[ ϕi , 1 … ϕi , K ] ∈C τ p ×K

được gọi là ma trận pilot bởi K thiết bị đầu cuối trong cell thứ i .

Bằng cách sử dụng trung bình kênh và phương sai, chúng ta tính toán sai số trung bình
tối thiểu tuyến tính (LMMSE) với mỗi thành phần của hli , k từ tín hiệu pilot nhận được.
Ước lượng kênh h^ li , k liên quan đến đáp ứng kênh hli , k theo công thức:

h^ i , k =h i, k +
l l √ p j , k β lj ,k (Y l
pilot
ϕ j , k − ∑ √ pi ,k τ p hi , k )
l (2.6)
∑ p i ,k τ p β l
i ,k +σ
2
UL i ∈P j
i∈ Pj

Với mỗi thành phần ước tính lỗi không tương quan e lj , k =hlj ,k −h^ lj ,k có trung bình và
phương sai

( )
p j , k τ p β lj ,k (2.7)
MSE lj , k =β lj , k 1−
∑ pi , k τ p β li ,k + σ 2UL
i ∈P j

Sử dụng các ước lượng kênh như trên, ta phân tích hiệu suất của một mạng Massive
MIMO. BS trong cell thứ l phân biệt tín hiệu truyền bởi người sử dụng thứ k từ sự giao
thoa bằng cách nhân tín hiệu thu được với một vectơ phát hiện tuyến tính v l ,k ∈C M như
sau:

L K
(2.8)
v Hl ,k y l=∑ ∑ v Hl ,k hli ,t √ pi , t x i , t + vlH, k nl
i=1 t=1

K L K
H
¿v h
l ,k
l
l ,k √ p l ,k x l ,k + ∑ v H
l ,t h l
l,t √ p l ,t x l ,t + ∑ ∑ v lH, k h ll ,k √ pl ,k x l , k +v lH, k n l
t=1 i=1 t =1
t≠ k i ≠l

25
Chúng ta sử dụng 2 phương pháp chính trong phần này là maximum ratio (MR) và
zero forcing (ZF)

(2.9)

Với phương pháp phát hiện MR, các thông số được khai thác trong M anten trong tín
hiệu y l được tối đa hóa tỉ lệ giữa độ lợi tín hiệu trung bình và tiêu chuẩn của tín hiệu
phát hiện:

(2.10)

Còn với phương pháp phát hiện ZF, các ma trận phát hiện ZF sử dụng các thông số
trên M anten để giảm thiểu giao thoa trung bình trong tế bào:

(2.11)

26
Hình 2. 7 Sơ đồ biển diễn cách hoạt động của kỹ thuật linear detection ở đường lên

Tại đường lên, ta có dung lượng kênh truyền ergodic chặn dưới của số thiết bị đầu cuối
k trong cell :

(2.12)

Với tỉ lệ tín hiệu trên giao thoa và nhiễu (SINR) là

(2.13)

27
Tỉ lệ tín hiệu trên giao thoa và nhiễu được biểu diễn bao gồm tử số là độ lời của tín
hiệu mong muốn. Mẫu số được chia thành 3 phần bao gồm: công suất trung bình của
toàn bộ tín hiệu, bao gồm cả tín hiệu giao thoa bởi nhiều người dùng và tín hiệu mong
muốn. Trong khi đó, phần tiếp theo thể hiện một phần công suất của tín hiệu mong
muốn được dùng để giải mã. Và phần cuối cùng là công suất nhiễu.

τp τp
Ở công thức (2.12), hệ số trước hàm log ( 1− ¿ là thông số bù cho thực tế là của
τc τc
các ký tự truyền chứa các pilot thay vì chứa các dữ liệu. Hiệu suất sử dụng phổ có thể
được nhân lên bởi γ UL, được định nghĩa là một phần của dữ liệu đường lên.

Từ đó, ta thấy phương pháp phát hiện MR sẽ nhắm tới tối đa hóa tử số của SINRUL
l ,k và

phương pháp phát hiện ZF sẽ cố gắng giảm thiểu sự giao thoa bên trong cell.

Những kỳ vọng trong công thức (2.12) có thể được tính toán số cho bất kỳ kênh nào
phân phối và bất kỳ chương trình phát hiện nào. Trong trường hợp phát hiện MR, độ
2
lợi tín hiệu mong muốn đạt được|E {v lH, k hll , k }| phát triển thành M 2đối với hầu hết các

{ 2
}
bản phân phối kênh, trong khi thuật ngữ nhiễu σ 2UL E ‖v ll , k‖ chỉ phát triển thành M và

do đó trở nên ít quan trọng hơn nhiều anten được triển khai tại các trạm BTS.

Dung lượng kênh truyền ergodic C UL


l ,k dựa vào kỹ thuật pháp hiện tuyến tính và ước

lượng kênh truyền pilot gốc được cho là chặn trên của thông tin chung giữa tín hiệu
ngõ vào x l ,k và tín hiệu ngõ ra v Hl ,k y l.

(2.14)

Với I(.;.) là thông tin chung dưới phân bố tín hiệu Gaussian và h(.;.) là hàm entropy vi
sai.

28
(2.15)

Trong đó, dấu bằng đầu tiên cho ta sự giảm đi của một biến đã biết α v Hl ,k y l đối với một
số vô hướng xác định α , không làm thay đổi entropy. Bất đẳng thức đầu tiên biểu thị
của công thức khi loại bỏ biến đã biết v Hl ,k y lvà ^
H làm tăng entropy. Bất đẳng thức tiếp

theo cho ta được biểu thức ở thực tế sễ đạt được entropy cao nhất khi x l ,k −α v Hl ,k y l là
một biết ngẫu nhiên phức theo hàm Gaussian.

Cuối cùng, ta chọn α lấy giới hạn trên chặt nhất, tương ứng với việc giảm thiểu được
vấn đề

(2.16)

Thay công thức (2.16) vào công thức (2.15) ta được

(2.17)

Tại đường lên, nếu tất cả các kênh đều là fading Rayleigh không tương quan, ta có
dung lượng kênh truyền ergodic chặn dưới với số lượng k người dùng trong l cell:

Với SINR được cho là:

29
(2.18)

Các thông số G và z li ,t và biểu thị đặc trưng bởi phương pháp mã hóa. Phương pháp
phát hiện theo MR cho ta G = M và z li ,t =β li ,t , trong khi phương pháp phát hiện theo ZF
cho ta G = M – K và

Biểu thức hiệu suất phổ có dạng trong công thức trên cung cấp nhiều hiểu biết về lợi
thế của ghép kênh đa người dùng và ảnh hưởng của ước lượng kênh. Đầu tiên, tín hiệu
mong muốn ở tử số tỉ lệ với số anten của trạm BTS, tương ứng với M và M - K với
MR và ZF. Mức tăng mảng này được nhân với công suất tín hiệu trung bình nhận được
trên mỗi ăng-ten, pl , k β ll ,k và chất lượng tương đối của ước lượng kênh.

(2.19)

Thứ hai, chúng ta nhận thấy rằng thuật ngữ đầu tiên của mẫu số trong công thức có cấu
trúc tương tự như tín hiệu mong muốn và biểu thị giao thoa của các pilot nhất quán
được khuếch đại cùng với các tín hiệu mong muốn do BS không có khả năng phân biệt
người dùng sử dụng cùng chuỗi pilot.
Thứ ba, hiệu suất trong công thức trên cũng bị ảnh hưởng bởi nhiễu và giao thoa. Vì
L K
MR chỉ tập trung và việc tối đa hóa SNR, giao thoa giữa các cell ∑ ∑ p i ,t β li ,t đơn giản
i=1 t =1

là trung bình công suất tín hiệu nhận được tại bất kỳ anten nào trong BS. Ngược lại,
ZF chú ý đến sự giao thoa trong cell và không chú ý đến nhiễu. Triệt tiêu giao thoa
thay thế phương sai toàn bộ kênh β li ,t trong tổng số giao thoa đã nói ở trên với ước
lượng phương sai MSE li ,t trong cell thứ i.

30
Trước khi tính toán SINR trong công thức (2.13) trên kênh truyền Rayleigh, chúng ta
gọi

(2.20)

(2.21)

(2.22)

đối với kênh giữa một người sử dụng tùy ý t trong cell thứ i(i=1 , … , L) và trạm BS l .
Lưu ý m được sử dụng như là môt anten tùy ý vì phương sai kênh giống nhau đối với
tất cả anten. SINR được chứng minh qua trường hợp Maximal Ratio, khi v l ,k = h^ ll ,k ,
SINR trong công thức (2.13) được biến đổi thành

(2.23

Trong công thức (2.23), chúng ta tập trung tính toán mẩu số và tử số. Khi hll , k =h^ ll ,k +e ll ,k ,
tử số sẽ có dạng

(2.24)

31
Khi chúng ta tính toán mẫu số, ta chia mẫu số thành 3 phần. Hai phần đầu là phần chứa
các cell sử dụng trình tự pilot giống như cell l và phần thứ ba chứa các cell còn lại.
Chúng ta quan sát thấy

(2.25)

Thuật ngữ đầu tiên trong biểu thức thứ hai của (2.25) cho thấy tác động của sai lạc
√ p i ,k βi , k h^ l
l

pilot và là được tính bằng cách sử dụng h^ i , k =


l
l , k và tính độc lập giữa ước tính
√ p l ,k βll , k
MMSE ước lượng lỗi.

(2.26)

Ngược lại, phần thứ hai của biểu thức trung gian của (2.25) được tính bằng thực tế là
những người dùng còn lại trong các chuỗi pilot sử dụng Pl là trực giao đến trình tự
pilot của người dùng k. Phần thứ ba trong (2.25) được tính dựa trên sự độc lập giữa
các ước lượng kênh trong cell l và các kênh trong các ô khác không thuộc về Pl, trong

khi phần cuối cùng thực tế là .


Thay thế (2.20), (2.21), (2.22), (2.24), (2.25) vào (2.23), ta được SINR ở trường hợp
MR

32
(2.27)

Trong trường hợp của Zero Forcing, cấu trúc đảo ngược kênh cho chúng ta thuộc tính
E { v Hl ,k hll , k }=1 (2.28)

Chúng ta có thông số nhiễu được biểu thị dưới công thức

(2.29)

Thay thế (2.28), (2.29) vào công thức (2.13), ta được SINR cho trường hợp ZF

(2.30)

Để tính toán các kỳ vọng còn lại, chúng ta sử dụng các mẫu tái sử dụng pilot cùng với
ZF các thuộc tính để tách biểu thức kỳ vọng trong (2.30) thành ba phần

(2.31)

33
Trong đẳng thức cuối của (2.31), phần đầu tiên thu được bằng cách sử dụng mối quan
hệ giữa người dùng các kênh cho các ô trong Pl. Phần thứ hai và thứ ba theo sau trực
tiếp từ độc lập giữa vector phát hiện ZF, lỗi ước tính cho các kênh trong Pl và hoàn
thành các kênh cho các ô không có trong Pl. Thay thế (2.31) vào (2.30), cùng với các
biểu thức (2.20), (2.21), (2.22), ta được biểu thức SINR như trên (2.18).

Trong trường hợp đơn cell đường lên, nếu tất cả các kênh đều là fading Rayleigh
không tương quan, ta có dung lượng kênh truyền ergodic chặn dưới với số lượng k
người dùng:

(2.32)

Các thông số G và z t phụ thuộc vào phương thức phát hiện, MR cho ta G = M và z t =βt
2
βt σ UL
, trong khi đó ZF lại cho ta G = M – K và z k = 2
pt τ p β t + σ UL

Hệ quả này cho thấy khả năng ghép kênh đa người dùng không gian thậm chí còn lớn
hơn trong các mạng đơn bào đơn lẻ. Nói cách khác, sự giao thoa chỉ xuất hiện từ người
dùng trong cell của họ, trong khi sự giao thoa pilot đã biến mất nhờ tính trực giao của
các trình tự pilot trong cell.

2.8 Kỹ thuật mã hóa tuyến tính đường xuống (Downlink Linear Precoding)

Tiếp theo, ta xem xét đường xuống của mạng Massive MIMO khi các BTS gửi các tín
hiệu đến các thiết bị đầu cuối. Từ các trạm BTS tùy ý, chúng ta cho x l ∈ C M biểu thị các
tín hiệu truyền dành cho K thiết bị đầu cuối. Chúng ta xem xét kỹ thuật mã hóa tuyến
tính nơi mà các tín hiệu này được tính như

(2.33)

34
khi các ký tự tải trọng sl , t dành cho các thiết bị đầu cuối t trong cell l

Hơn thế nữa, w l ,t ∈ C M ,t=1 , … , K , là các vector mã hóa tuyến tính tương ứng xác định
độ dẫn không gian của tín hiệu được gửi tới từng người dùng

Tín hiệu nhận y l , k ∈ C tại người dùng k tại cell l được biểu thị như

(2.34)

Hình 2. 8 Sơ đồ biển diễn cách hoạt động của kỹ thuật linear precoding ở đường xuống

Tại đường xuống, ta có dung lượng kênh truyền ergodic chặn dưới với số lượng k
người dùng tùy ý trong cell :

35
(2.35)

Với SINR là :

(2.36)

Ta thấy được sự tương đồng về công thức vì các kênh đường lên và đường xuống liên
quan đến nhau, ngoại trừ các tham số truyền công suất khác nhau và thực tế là vector
phát hiện được thay thế bằng vector mã hóa tương ứng. Ta có công thức vector mã hóa
đường xuống được mô tả như sau:

(2.37)

Dựa theo công thức vector phát hiện đường lên v l ,k cho toàn bộ l cell và k người sử
dụng.

Do đó, ta có sự tương đồng về SINR của cả 2 phương pháp trên

(2.38)

36
Ta thấy được sự tương đồng về hiệu năng có thể đạt được của cả 2 đường lên và
đường xuống, nếu đường lên phụ thuộc vào vector công suất đường lên và đường
xuống phụ thuộc và công suất của vector đường xuống. Tuy nhiên, công suất sẽ được
tạo ra một cách ngẫu nhiên và khác nhau ở từng người sử dụng.

Dựa vào sự tương đồng của cả 2 đường, nó có ý nghĩa để xem xét ở cả 2 phương pháp
MR và ZR của mã hóa đường xuống. Chúng được định nghĩa:

(2.39)

Với r l , k chứng tỏ số cột k của tương tự với việc phân tích hiệu suất đường
lên, chúng ta tính toán hiệu suất sử dụng phổ ở đường xuống trên kênh truyền fading
Rayleigh không tương quan. Bởi vì sự tương đồng về kênh truyền, ước lượng kênh của
các trạm BS ở đường lên sẽ được sử dụng ở đường xuống.

(2.40)

Tại đường xuống, nếu tất cả các kênh đều là fading Rayleigh không tương quan, ta có
dung lượng kênh truyền ergodic chặn dưới với số lượng k người dùng:

(2.41)

Với SINR là:

37
(2.42)

Các thông số G và z il ,k và biểu thị đặc trưng bởi phương pháp mã hóa. Phương pháp mã
hóa theo MR cho ta G = M và z il ,k =βil , k , trong khi phương pháp mã hóa theo ZF cho ta
G = M – K và

Trong trường hợp đơn cell đường xuống, nếu tất cả các kênh đều là fading Rayleigh
không tương quan, ta có dung lượng kênh truyền ergodic chặn dưới với số lượng k
người dùng:

(2.43

Các thông số G và z k phụ thuộc vào phương thức mã hóa, MR cho ta G = M và z k =β k ,


2
β k σ DL
trong khi đó ZF lại cho ta G = M – K và z k = 2
pk τ p β k + σ DL

38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

3.1 Sơ đồ khối và lưu đồ giải thuật

3.1.1 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
phát hiện tuyến tính ở đường lên (Uplink linear detection)

39
Hình 3. 1 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật phát hiện tuyến
tính ở đường lên

40
3.1.2 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật
mã hóa tuyến tính ở đường xuống (Download linear precoding)

Hình 3. 2 Sơ đồ khối mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã hóa tuyến tính
ở đường xuống

 Khối thiết lập môi trường truyền tín hiệu dùng để đưa các thông số mô phỏng kênh
truyền.
 Khối tạo kênh truyền Rayleigh và nhiễu Gaussian trắng để thiết lập các kênh truyền
ngẫu nhiên Raileigh và nhiễu Gaussian.
 Khối các phương pháp tuyến tính ở đường xuống để áp dụng các công thức của đã
chứng minh.
 Khối biểu đồ so sánh tỉ lệ hiệu suất so với số anten cho ta được biểu đồ sau khi đã
áp dụng các công thức vào hệ thống.
3.1.3 Lưu đồ giải thuật mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ
thuật phát hiện tuyến tính ở đường lên (Uplink linear detection)

41
Hình 3. 3 Lưu đồ giải thuật mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật phát hiện
tuyến tính ở đường lên

3.1.4 Lưu đồ giải thuật mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ
thuật mã hóa tuyến tính ở đường xuống (Downlink linear precoding)

42
Hình 3. 4 Lưu đồ giải thuật mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã hóa
tuyến tính ở đường xuống

3.2 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

3.2.1 Thông số chung áp dụng vào mô phỏng

43
SNR 5 dB
Số anten M 100
Số người sử dụng 10
K
Độ dài ký tự pilot 50
Bảng 3-1 Thông số cơ bản dùng trong mô phỏng

3.2.2 Kết quả mô phỏng so sánh hiệu suất phổ với số lượng anten M ở cả 2
phương pháp Maximal Ratio và Zero-Forcing

Hình 3. 5 Kết quả mô phỏng so sánh hiệu suất phổ với số lượng anten M ở cả 2 phương pháp
Maximal Ratio và Zero-Forcing

Giải thích
Nhìn vào biểu đồ hình 3-5, chúng ta thấy được cả 2 phương pháp đều tăng hiệu suất
sử dụng phổ khi tăng số lượng anten. Tuy nhiên, phương pháp ZF sẽ cho ta được
đường tiệm cận với đường mô phỏng kênh truyền không có giao thoa. Trong khi đó,
phương pháp MR cho ta hiệu suất thấp hơn trên cùng một kênh truyền với ZF vì do
phương pháp MR chỉ tập trung làm tăng tối đa độ lợi của tín hiệu mong muốn.

44
3.3 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật phát
hiện tuyến tính ở đường lên (Uplink linear detection)

3.3.1 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Maximal Ratio

Hình 3. 6 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật phát hiện tuyến tính
ở đường lên qua phương pháp Maximal Ratio

3.3.2 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Zero-Forcing

45
Hình 3. 7 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật phát hiện tuyến tính
ở đường lên qua phương pháp Zero-Forcing

Giải thích

Qua hai biểu đồ hình 3-6 và hình 3-7 mô phỏng kỹ thuật phát hiện tuyến tính đường
lên, ta thấy được sự cải thiện rất lớn về hiệu suất sử dụng phổ của cả 2 phương pháp
MR và ZF. Nhưng trong kênh truyền có CSI thì MR lại cho ta được đường tiệm cận
với đường mô phỏng kênh truyền có CSI hoàn hảo hơn so với ZF vì MR tập trung làm
tăng độ lợi tối đa của kênh truyền để đạt đến gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, phương
pháp ZF lại cho ta đượng hiệu suất sử dụng phổ cao hơn so với MR bởi vì ZF đã loại
bỏ được giao thoa giữa các cell.

3.4 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã hóa
tuyến tính ở đường xuống (Downlink linear precoding)

3.4.1 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Maximal Ratio

46
Hình 3. 8 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã hóa tuyến tính ở
đường xuống qua phương pháp Maximal Ratio

3.4.2 Kết quả mô phỏng qua phương pháp Zero-Forcing

47
Hình 3. 9 Kết quả mô phỏng hiệu suất phổ so với số lượng anten M ở kỹ thuật mã hóa tuyến tính ở
đường xuống qua phương pháp Zero-Forcing

Giải thích

Ở hai biểu đồ hình 3-8 và hình 3-9 ở đường xuống, chúng ta thấy được sự tương
đồng so với hai biểu đồ hình 3-6 và hình 3-7 ở đường lên. Tuy nhiên, hiệu suất sử
dụng phổ ở đường xuống cao hơn ở đường lên bởi vì các kênh truyền hướng lên luôn
phải chứa các ký tự pilot để do đạt và ước lượng thông tin kênh truyền.

3.5 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

- Nhận xét:

Sau kết quả mô phỏng hai kỹ thuật chính của Massive MIMO cho hệ thống 5G,
chúng ta thấy cả hai kỹ thuật đều đem lại sự gia tăng rất lớn về hiệu suất sử dụng phổ.
Phương pháp Maximal Ratio cho thấy được khả năng thất thoát tín hiệu rất thấp, đưa
đến hiệu suất sử dụng phổ đạt đến gần như truyền trên kênh truyền hoàn hảo. Phương
pháp Zero-Forcing cho ta được khả năng thất thoát tín hiệu lớn hơn do việc ước tính
lỗi khiến cho việc ngăn chặn nhiễu khó khăn hơn, nhưng hiệu suất sử dụng phổ cao

48
hơn phương pháp Maximal Ratio trên toàn bộ M anten. Kỹ thuật ở đường xuống luôn
cho ta hiệu suất phổ cao hơn kỹ thuật ở đường lên do đường lên phải chứa các pilot để
đo đạt và ước lượng kênh.

Chế độ TDD hoạt động tốt hơn rất nhiều so với FDD trong kỹ thuật này vì có thể có
một hay nhiều anten cùng truyền cho một người sử dụng. Chế độ FDD hoạt động được
ở kỹ thuật này chỉ khi chúng ta tăng số lượng pilot. Từ đó, giải quyết được vấn đề làm
sao để gia tăng hiệu năng cho mạng mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.

- Kết luận:

Kết quả mô phỏng đã cho thấy được việc tăng hiệu suất sử dụng mạng thông qua sử
dụng rất nhiều anten đển phục vụ cho số lượng người sử dụng nhất định mang lại
những lợi ích to lớn. Việc sử dụng Massive MIMO cho hệ thống mạng di động 5G
đang được xem là một hướng phát triển tiềm năng cho các nhà mạng di động.

Tuy nhiên, kết quả mô phỏng chỉ thực hiện được với kênh truyền Rayleigh và nhiễu
Gaussian, chưa thể mô phỏng được với các loại kênh truyền khác và các loại nhiễu
khác.

- Hướng phát triển:

Từ kết quả mô phỏng trên, ta thấy được các kỹ thuật trên đều có các thông số tương
đồng. Nếu chúng ta kết hợp cả 2 kỹ thuật trên và mô phỏng qua các loại tín hiệu, ta sẽ
thu được các số liệu về BER và thông lượng. Từ đó, ta đánh giá được khả năng phù
hợp của kỹ thuật Massive MIMO cho mạng di động 5G.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh:

[1] Bjornson, E., Hoydis, J., Kountouris, M., Debbah, M.: “Massive MIMO
systems with non-ideal hardware: Energy efficiency, estimation, and capacity limits.”
IEEE Trans. Inf. Theory 60(11), 7112–7139, (2014)

[2] Bjornson, E., Kountouris, M., Bengtsson, M., Ottersten, B.: “Receive
combining vs. multi- stream multiplexing in downlink systems with multi-antenna
users.” IEEE Trans. Signal Process. 61(13), 3431–3446, (2013)

[3] Bjornson, E., Larsson, E., Debbah, M.: “Massive MIMO for maximal
spectral efficiency: How many users and pilots should be allocated ?” IEEE Trans.
Wireless Communication. 15(2), 1293–1308, (2016)

[4] Cheng, H.V., Bjornson, E., Larsson, E.G.: “Optimal pilot and payload
power control in single- cell massive MIMO systems.” IEEE Trans. Signal Process.

[5] Gao, X., Edfors, O., Rusek, F., Tufvesson, F.: “Linear pre-coding
performance in measured very-large MIMO channels.” In: Proc. IEEE VTC Fall,
(2011)

[6] Huh, H., Caire, G., Papadopoulos, H., Ramprashad, S.: “Achieving
“Massive MIMO” spectral efficiency with a not-so-large number of antennas.” IEEE
Trans. Wireless Commun. 11(9), 3226–3239, (2012)

[7] Ngo, H.Q., Larsson, E.G., Marzetta, T.L.: “Massive MU-MIMO downlink
TDD systems with linear precoding and downlink pilots.” IEEE Trans. Commun.
61(4), 1436–1449, (2013)

[8] Cheng, H.V., Bjornson, E., Larsson, E.G.: “Uplink pilot and data power
control for single cell Massive MIMO systems with MRC.” In: Proc. IEEE ISWCS,
(2015)

50
[9] Hoydis, J., ten Brink, S., Debbah, M.: “Massive MIMO in the UL/DL of
cellular networks: How many antennas do we need?”, IEEE J. Sel. Areas Commun.
31(2), 160–171 (2013)

[10] Huh, H., Caire, G., Papadopoulos, H., Ramprashad, S.: “Achieving
“massive MIMO” spectral efficiency with a not-so-large number of antennas.”, IEEE
Trans. Wireless Commun. 11(9), 3226–3239 (2012)

[11] Vieira, J., Malkowsky, S., Nieman, K., Miers, Z., Kundargi, N., Liu, L.,
Wong, I.C., Owall, V., Edfors, O., Tufvesson, F.: “A flexible 100-antenna testbed for
massive MIMO.” In: Proc. IEEE Globecom Workshop - Massive MIMO: From
Theory to Practice (2014)

[12] Michael C. Grant, Ph.D, Stephen P. Boyd: “CVX: Matlab Software for
Disciplined Convex Programming” http://cvxr.com/cvx

51
52

You might also like