Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HÔ

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

----  ----

BÁO CÁO
“Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp 5 ở trường TH Nguyễn Trãi, thị xã Buôn Hồ,năm học 2020-2021”.

Người thực hiện: Lê Thị Hà


Năm học: 2021 - 2022

An Lạc, ngày 18 tháng 4 năm 2022


2

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
tại trường tiểu học Nguyễn Trãi

I. SƠ LƯỢC VỀ BẢN THÂN:


Họ và tên : Lê Thị Hà
Năm sinh: 30 / 03 / 1970
Trình độ chuyên môn: Đại học ; Chuyên ngành : Tiểu học
Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi- Thị xã Buôn Hồ- Tỉnh Đak Lak.
II. NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề.
Công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng ở tất cả các bậc học
trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Người giáo viên chủ nhiệm ngoài việc
tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập còn phải thường
xuyên bao quát, quan tâm, theo dõi tất cả các hoạt động khác.
Ở bậc Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và một số những kĩ năng liên quan, tạo tiền đề
cho học sinh học tập tốt những cấp học sau này. Bởi vậy, nếu không nhiệt tình,
sáng tạo, liên tục đổi mới các biện pháp giáo dục để nâng cao chất lượng chủ
nhiệm thì người giáo viên không thể làm tốt vai trò to lớn của mình.
Mỗi một năm học mới, mỗi một lớp học sinh mới, lại đặt ra những khó khăn
thử thách mới cho người giáo viên trong việc giảng dạy, quản lí, duy trì và nâng
cao thành tích học tập cho học sinh của mình. Đặc biệt với những học sinh lớp 5,
khi mà các em còn nhỏ, còn rụt rè, chưa dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước tập thể
lớp nếu có trình bày thì cũng ấp a ấp úng chưa rõ ràng trôi chảy, học tập kiến thức
mới …thì công tác chủ nhiệm trở thành một thử thách thực sự với thầy, cô giáo.
3

Làm sao để cho các em thực hiện tốt nền nếp lớp học, làm quen được với kiến
thức mới, tạo cho các em ý thức học tập tốt; tạo được nền tảng vững chắc thì
những năm sau này việc học tập của các em mới gặt hái được những thành công
lớn.
Bản thân là giáo viên đã 25 năm làm nghề dạy học và cũng là 25 năm làm
công tác chủ nhiệm lớp kể cả những năm tôi được điều động đi tăng cường ở các
trường bạn.Tôi luôn ý thức được việc xây dựng cho học sinh lớp mình những bước
đệm quan trọng để các em có thể duy trì và sử dụng trong suốt những năm tháng
sau này. Mỗi một năm học qua đi tôi đều tổng kết và đúc rút những kinh nghiệm
quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp để làm bài học cho mình, chia sẻ với các bạn
đồng nghiệp nhằm giúp cho hoạt động chủ nhiệm trong khối, trong trường ngày
một tốt hơn. Đó chính là lí do tôi chọn viết đề tài kinh nghiệm: “Một số biện pháp
giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5 ở trường tiểu học Nguyễn Trãi,
thị xã Buôn Hồ, năm học 2020 - 2021”.
2.Thực trạng.
2.1.Thực trạng của lớp chủ nhiệm trước khi áp dụng biện pháp.
Năm học 2020 -2021, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 5a2, trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Trong quá trình giảng dạy lớp 5 tại trường, tôi nhận thấy học sinh lớp 5 chưa
tự thực hiện được các việc theo yêu cầu của giáo viên, nếu có cũng chỉ là số ít. Các
em còn rụt rè trong giao tiếp, trình bày còn lúng túng nên nhiều khi không dám
phát biểu trước đám đông. Sử dụng ngôn ngữ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đối
tượng, chưa biết chia sẻ với mọi người. Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ
nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc
sống còn hạn chế....
Phần lớn học sinh chỉ biết đến trường đi học còn về nhà chưa có kĩ năng
chăm làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, khi làm việc thì tính tự tin ít, tự ti nhiều. Chưa
mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, chưa tự ý thức bảo vệ của công, vệ sinh môi
trường, chủ yếu hành động còn chờ vào sự nhắc nhở của giáo viên và sự chỉ đạo
của thầy tổng phụ trách hay yêu cầu của bố mẹ....
2.2. Vai trò của biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác
chủ nhiệm.
4

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 là phát
huy tối đa năng lực học sinh để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học
sinh Tiểu học như những cây non, chúng ta cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, nhẹ
nhàng chỉ bảo, nêu gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh tự tin vào bản
thân mình và phát triển.
3. Nội dung của biện pháp.
Từ thực tế trên, tôi đã lên kế hoạch và chuẩn bị những biện pháp phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng trong công tác tác chủ nhiệm ở lớp một cách cụ thể,rõ
rang và hợp lí..
3.1. Nội dung, quy trình và cách thực hiện biện pháp.
Biện pháp 1:
Khảo sát, điều tra cơ bản để phân loại đối tượng học sinh làm cơ sở để xây
dựng kế hoạch và đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp.
Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra. Tôi phát cho
mỗi phụ huynh một phiếu điều tra và yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong phiếu:

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH


Họ và tên học sinh:……………………………………… Nam/ nữ: ……
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
Là con thứ …………… trong gia đình có mấy…………….người con
Họ tên bố: …………………………………… Nghề nghiệp: ……… …..
Số điện thoại bố: …………………………………………………………
Họ tên mẹ: …………………………………… Nghề nghiệp: ……… …..
Số điện thoại mẹ: …………………………………………………………
Hoàn cảnh gia đình………………………………………………………..
Đặc điểm bản thân học sinh:………………………………………………
……………………………………………………………………………..

Thông qua phiếu điều tra tôi nắm được đầy đủ thông tin cần thiết của từng học sinh
để ghi vào sổ chủ nhiệm. Và quan trong hơn là tôi đã hiểu một phần về học sinh
của mình, điều đó giúp tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Tôi đã trực tiếp đến nhà gặp mặt một số phụ huynh lớp mình để biết được
điều kiện sống của học sinh. Mục đích đi thăm gia đình phụ huynh nhằm qua tiếp
5

xúc với phụ huynh để biết được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh
như thế nào.Từ đó tôi có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể rõ ràng và chỉ đạo, hướng dẫn
học sinh theo kế hoạch đó.
Biện pháp 2: Xây dựng kế họach chủ nhiệm.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, của ngành và tình hình thực tế
của lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch từng kỳ, kế hoạch tháng và kế
hoạch tuần. Đặc biệt kế hoạch tuần rất cụ thể, chi tiết đối với từng đối tượng học sinh.
Các số liệu điều tra tôi đã đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm đảm bảo đầy đủ,
chính xác, tỉ mỉ.
Biện pháp 3: Bầu ban tự quản và xây dựng nề nếp lớp học.
Một lớp học có nề nếp nghiêm túc và chất lượng tốt là nhờ một phần lớn vào
sự hỗ trợ của ban cán sự lớp.
Nhưng Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban tự quản của lớp là một công
việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau
khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban cán sự lớp có thể là do giáo viên
chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo
dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối
với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ra hội đồng tự
quản của lớp. Tiến trình bầu chọn hội đồng tự quản của lớp được diễn ra như sau.
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của chủ
tịch hội đồng tự quản và phó chủ tịch hội đồng tự quản.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 10 học sinh tiêu
biểu để cả lớp bầu chọn.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Chủ tịch hội đồng tự quản cũ phát cho mỗi
học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách
bầu chọn: ghi tên 7 bạn mình chọn vào phiếu.
- 7 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của
mình.
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình,
tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 6 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”,
thấy tự hào.
6

Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp thì nhiệm vụ tiếp theo là phân công
nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp (có sự hướng dẫn hàng
ngày của cô).
- Nhiệm vụ của lớp trưởng: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp, điểm
danh sĩ số của lớp, điều khiển các bạn xếp hàng.
- Nhiệm vụ của ba lớp phó:
+ Lớp phó học tập: Kiểm tra bài 15 phút đầu buổi, giúp đỡ các bạn học học
bài, làm bài, …
+ Lớp phó văn thể mỹ: Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật, phụ
trách văn nghệ, …
Số học sinh trong lớp được chia làm 3 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Tổ
trưởng chịu trách nhiệm phân công, điểu khiển, nhắc nhở các bạn trong tổ.
+ Lớp phó lao động: chịu trách nhiệm kiểm tra công việc trực nhật hàng
ngày của lớp.Tổ nào làm không tốt, lớp phó lao động có quyền nhắc nhở tổ đó.
Trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần tự quản, tự theo dõi nhắc nhở
nhau.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt
hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí
lớp của em đó và cũng thấy được khả năng hoàn thành nhiệm vụ của em đó như
thế nào, từ đó xây dựng cho lớp học của mình một nề nếp tự quản tốt.

Biện pháp 4: Cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giưa giáo
viên chủ nhiệm với các tổ chức, lực lượng giáo dục khác :
7

- Với phụ huynh: Tôi thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với từng phụ
huynh qua điện thoại, zalo, nhóm … để trao đổi tình hình học tập và rèn luyện của các
con.
- Với Ban giám hiệu nhà trường: Tôi luôn tranh thủ sự chỉ đạo quan tâm của
Ban giám hiệu đối với lớp, bám vào kế hoạch của nhà trường để kịp thời triển khai
hiệu quả.
- Với Đội TNTP HCM: bản thân luôn phối chặt chẽ với Tổng phụ trách, Ban chỉ
huy liên đội, Đội cờ đỏ nhắc nhở các em thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
- Với các lực lượng giáo dục khác: Phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp để
giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

Biện pháp 5: Giáo viên chủ nhiêm luôn là tấm gương sáng về mọi mặt.
Cha ông ta thường nói “Thầy nào trò nấy”, hành vi của giáo viên sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Bởi vậy mà
bản thân tôi luôn mẫu mực trong giao tiếp, xưng hô đúng mực với học sinh, tác
phong chuẩn mực, ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, cách cầm sách, chữ viết, làm việc
đúng giờ giấc. Vì vậy mà các học trò lớp tôi chủ nhiệm luôn có ý thức noi theo.
Biện pháp 6: Nghiên cứu tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ
dùng dạy học, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học nhằm
gây hứng thú và nâng cao hiệu quả dạy học và các hoạt động khác.
Biện pháp 7: Một số phương pháp giúp các em học tốt ở lớp và ở nhà.
8

Học ở lớp: Dựa vào kết quả điều tra thông tin học sinh đầu năm, tôi đã xếp
chỗ ngồi cho các em hợp lý, kết hợp phân công đôi bạn cùng tiến, tạo điều kiện
cho các em học tập theo nhóm đôi, từ đó các em giúp đỡ, hỏi bài nhau trong những
lúc giải quyết bài tập khó. Trong giờ học tôi luôn bao quát lớp, không để tình trạng
các em không chú ý. Giảng giải thật kĩ những bài tập khó, dùng nhiều phương
pháp dạy học linh hoạt. Mặt khác tôi luôn biểu dương, khen ngợi động viên, giúp
đỡ kịp thời.
Học ở nhà: Với sự yêu cầu của phụ huynh, hàng ngày, hàng tuần tôi ra bài
trên nhóm lớp để các em làm. Cuối tháng có bài kiểm tra. Đặc biệt tôi đã làm tốt
công tác chấm chữa bài, giúp đỡ các em trong học tập.
Biện pháp 8: Tổ chức tốt các hoạt động tập thể và giáo dục kỹ năng sống:
Tham gia các hoạt động tập thể giúp cho các em rất nhiều về kĩ năng sống,
các em có cơ hội thể hiện mình trước đám đông, thể hiện những tài năng, năng lực
và kĩ năng giao tiếp của mình. Qua đó giáo dục các em về sự hiểu biết nhiều lĩnh
vực của cuộc sống, phẩm chất, nhân cách, đạo đức, chính vì thế trong công tác chủ
nhiệm, tôi luôn chú trọng việc tham gia, tổ chức cho các em hoạt động tập thể theo
quy định, lịch của trường, lớp. Các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên
lớp, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, múa hát, tôi đều tạo điều kiện cho các em
được luyện tập, tham gia đầy đủ và có hiệu quả nhất.
9

Biện pháp 9: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực:
a)Trang trí lớp học thân thiện:
Phòng học là nơi các em học tập, vui chơi. Bởi thế mà ngoài việc có một
phòng học khang trang, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi, còn cần có phòng học trang
trí đẹp, thân thiện, gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú, say mê, niềm
phấn khởi khi ngồi vào lớp học. Cho nên ngay từ đầu năm tôi cùng các em đã trang
trí lớp học rất đẹp, với nhiều nội dung, hình ảnh phong phú, đa dạng phục vụ cho
việc học tập tốt hơn, mang lại nhiều niềm vui hơn cho các em mỗi ngày đến lớp.
b) Xây dựng mối quan hệ Thầy trò, bạn bè trong và ngoài lớp:
Cần xây dựng mối quan hệ giữa cô trò phải thân thiện, gần gũi như là
những người bạn thực sự, tôi luôn tạo cho các em mối quan hệ mật thiết, gần gũi,
nói năng nhỏ nhẹ, dịêu dàng, không để các em phải sợ sệt khi đứng trước mặt giáo
viên, tôi luôn chủ động chỉ bảo, tôi thường nói: “Các em muốn có ý kiến gì thì cứ
mạnh dạn trao đổi với cô, cô sẽ luôn giúp đỡ, hỗ trợ các em trong học tập cũng như
trong cuộc sống”. Trong lớp có vấn đề xảy ra giữa các em, tôi luôn từ từ giải quyết
công bằng, hợp tình, hợp lý. Tuyên dương khen thưởng những em có thành tích
cũng đồng thời nhắc nhở những em vi phạm nội quy của trường của lớp, nhắc nhở
trước lớp, nhưng trong quá trình nhắc nhở học sinh vi phạm mang tính giáo dục,
10

bên cạnh đó cần động viên, khuyến khích tìm những điểm tốt của các em để nêu
gương, sau đó mới đưa ra những yêu cầu các em không được vi phạm nữa.
Biện pháp 10: Gần gũi, chia sẻ, động viên kịp thời đến học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
Thưa ban giám khảo trong năm học 2020 -2021, trong lớp tôi giảng dạy thì
bản thân cũng gặp một một trường hợp học sinh em Nguyễn Đình Nhật Duy nhà ở
tại tổ dân phố Tân Bình, phường An Lạc, mồ côi cha, mẹ bị bệnh hiểm nghèo và
một người chị, chị thì phải đi làm xa để kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ.
Năm học 2021-2022 tôi cũng gặp một trường hợp là em Nguyễn Trí Dũng,
nhà ở Tổ dân phố 2, phường Đạt Hiếu. Hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Bố mẹ
quanh năm phải đi làm thuê làm mướn để nuôi hai anh em Dũng và một mẹ già
nên không có thời gian để quan tâm đến việc học tập của hai anh em Dũng nên
Dũng học rất yếu, ít giao tiếp với bạn bè, khi nào cũng im lặng, ít tham gia các hoạt
động. Rất khó khăn cho tôi trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm.Với hoàn cảnh
như vậy, tôi luôn gần gũi, chia sẻ, động viên các em mọi lúc, mọi nơi khi các em
cần. Khó khăn hơn nữa là, trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì khi học trực
tuyến em vào học đúng giờ và rất chuyên cần, nhưng sự lĩnh hội kiến thức của
Dũng chưa có hiệu quả.Vấn đề này rất trở ngại cho tôi. Nhưng bằng mọi biện pháp,
kinh nghiệm, bằng cả sự nhiệt huyết yêu thương con trẻ qua thời gian chủ nhiệm
dạy dỗ em thì đã mang lại kết quả rõ rệt .

Biện pháp 11: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp cuối tuần:
11

Tiết sinh hoạt diễn ra phải thực sự dân chủ, học sinh tích cực phát biểu ý
kiến, phải chỉ rõ những việc làm được và chưa làm được, cần tuyên dương những
em có thành tích và động viên những em cần cố gắng. Đặc biệt phải chỉ ra được
nguyên nhân để từ đó xây dựng kế hoạch và có biện pháp thực hiện cho tuần tới
một cách có hiệu quả.
Biện pháp 12: Xử lí các tình huống sư phạm một cách linh hoạt.
Trong quá trình giảng dạy các tình huống sư phạm thường xuyên xảy ra.
Không có tình huống nào giống nhau. Không có cách giải quyết giống nhau. Bởi
vậy, tôi luôn tuân thủ 4 nguyên tắc vàng sau đây:
Nguyên tắc 1: Mọi vấn đề trước khi đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp thì
cần tìm hiểu toàn diện sâu sắc các nguyên nhân phát sinh vấn đề, tâm lí học sinh,
điều kiện hoàn cảnh gia đình, thói quen hoặc cách sống sinh hoạt thường ngày của
các em học sinh.
Nguyên tắc 2: Giải quyết trên cơ sở lấy học sinh làm gốc, luôn giữ thái độ
bình tĩnh và tôn trọng học sinh ngay cả khi chúng mắc lỗi lầm do ở độ tuổi Tiểu
học các em còn quá nhỏ và có tâm lý khá nhạy cảm. Tuyệt đối không dùng vũ lực
hoặc lời nói đi ngược với văn hóa học đường tránh làm tổn thương như gây ra nổi
ám ảnh về hình thức giáo dục đối với học sinh.Tuyệt đối không xử lý thô lỗ gây
ảnh hưởng đến các học sinh khác và tiến độ bài giảng trên lớp.
Nguyên tắc 3: Tốt nhất giáo viên nên đặt mình vào vị trí của học sinh để có
cái nhìn đa chiều và có sự đồng cảm với tâm lí phát triển của chúng ở độ tuổi mới
lớn này.
Nguyên tắc 4: Trong một số trường hợp nên có khuynh hướng động viên
học sinh như trò chuyện, góp ý với những điểm chưa phù hợp của các em với thái
độ chân thành, bao dung và giàu lòng yêu thương. Tuy nhiên đối với học sinh, thầy
cô giáo nên ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết
điểm.Đặt biệt nên khen ngợi những ưu điểm, sở trường của các em để các em cảm
thấy giá trị của mình được nâng cao, có hứng thú học tập. Nhưng cũng cần lưu ý,
trong khi khen cũng không quên chỉ ra những thiếu sót của học sinh để các em
khắc phục, không ngừng tiến bộ.
4. Kết quả đạt được.
4.1. Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp.
12

Nhờ thường xuyên áp dụng các biện pháp trên mà năm học nào lớp tôi chủ
nhiệm cũng đạt thành tích xuất sắc.100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học,
trong đó Hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt đạt trên 70%. Lớp luôn dẫn đầu về các
phong trào của đội và luyện viết chữ đẹp giữ vở sạch, ....

4.2. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến của biện pháp.
Biện pháp được áp dụng với học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh trường Tiểu học
Nguyễn Trãi nói chung.
5. Kết luận.
13

Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi, phát
triển toàn diện, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học sinh Tiểu
học như những cây non, chúng ta cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, nhẹ nhàng chỉ
bảo, nêu gương nhiều hơn là nhắc nhỡ động viên để giúp học sinh tự tin vào bản
thân mình và phát triển.
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp,
tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp mình
chủ nhiệm luôn đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực. Chắc chắn
rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng
dạy và chủ nhiệm lớp của bản thân. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng ban giám khảo.
Trên đây là bài thuyết trình của tôi về một số kinh nghiệm trong công tác
chủ nhiệm lớp rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí để tôi hoàn
thiện tốt hơn nữa trong công tác chủ nhiệm lớp. Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị
đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Hội thi thành công rực rỡ. Tôi xin trân trọng
cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người báo cáo

Hoàng Văn Hùng Lê Thị Hà

You might also like