Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu

dùng Việt Nam:


Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định” của nhóm tác giả Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành
Độ. Nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết hành vi có hoạch định (Theory of planned behaviour – TPB)
để dự đoán ý định và hành vi mua sắm trực tuyến. Theo TPB, ba yếu tố ảnh hưởng lớn đến ý định mua
sắm trực tuyến của người dùng là thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua trực tuyến của họ,
ý kiến của nhóm tham khảo ảnh hưởng tích cực đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng, rủi ro
cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định mua trực tuyến.

Nghiên cứu “Đề xuất mô hình đánh giá ảnh hưởng của rủi ro nhận thức đến ý định mua sắm trực tuyến
trong tình hình dịch bệnh Covid-19” của tác giả Lý Quỳnh Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học
TP.HCM). Nghiên cứu đã chỉ ra các rủi ro khác nhau về nhận thức liên quan đến ý niệm mua hàng trực
tuyến: Rủi ro về chất lượng sản phẩm, Rủi ro về quyền bảo mật thông tin cá nhân, Rủi ro về mặt thời
gian, Rủi ro xã hội, Rủi ro giao hàng). Không chỉ vậy, tác giả còn cho rằng đại dịch COVID-19 tác động
rất lớn đối với ý định mua sắm trực tuyến của người dùng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng
đồng.
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong bối cảnh COVID-19” của nhóm tác giả Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Anh, Vũ Huyền
Phương, Nguyễn Hồng Trà My của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Nghiên cứu đã phân tích ảnh
hưởng của 7 yếu tố gồm: Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Thái độ với trang web, Chất
lượng trang web, Rủi ro cảm nhận, Giá thấp, Niềm tin. Dựa trên sự tính toán của nhóm tác giả về hệ số
của mô hình hồi quy, nhóm tác giả đã cho ta thấy thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ
quan có tác động cùng chiều lên hành vi mua sắm của sinh viên Hà Nội trong thời kì COVID-19 trong đó
thái độ là yếu tố quan trọng nhất. Khác với giả thuyết của nhóm tác giả Tạ, V.T & Đặng, X.O (2021)
trong bài báo “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại
Việt Nam”1 hay nghiên cứu của nhóm tác giả Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ2, nghiên cứu này lại
chỉ ra rằng rủi ro cảm nhận không ảnh hưởng đến sinh viên Hà Nội trong việc mua sắm trực tuyến. Nhóm
tác giả còn đưa ra lý giải cho điều này vì độ tin tưởng với việc mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội
rất cao bất kể những rủi ro.

1
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 229, tr 27-35
2
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở
rộng thuyết hành vi có hoạch định”

You might also like