Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


BỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN

BÀI GIẢNG
XÂY DỰNG BẢN VẼ KỸ THUẬT

(Dùng cho sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện)


Lƣu hành nội bộ

Tập thể biên soạn:


1. GV. Phan Thị Cúc
2. GV. Trần Nguyễn Duy Trung

Thái Nguyên, 2014

1
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

MỤC LỤC
PHẦN I: HÌNH HỌC HỌA HÌNH ............................................................................. 7
Chương 1: Đồ thức của điểm, đường thẳng và mặt phẳng ......................................... 8
1.1. Khái niệm phép chiếu....................................................................................... 8
1.1.1. Phép chiếu xuyên tâm ................................................................................ 8
1.1.2. Phép chiếu song song................................................................................ 9
1.1.3. Phép chiếu vuông góc .............................................................................. 11
1.2. Đồ thức của điểm ........................................................................................... 12
1.2.1. Đồ thức của một điểm trong hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu ............ 12
1.2.2. Đồ thức của một điểm trong hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu ............. 14
1.3. Đồ thức của đường thẳng ............................................................................... 17
1.3.1. Trong hệ thống 2 mặt phẳng hình chiếu .................................................. 17
1.3.2. Trong hệ thống 3 mặt phẳng hình chiếu .................................................. 18
1.4. Đồ thức của mặt phẳng .................................................................................. 18
1.4.1. Trong hệ thống 2 mặt phẳng hình chiếu .................................................. 19
1.4.2. Trong hệ thống 3 mặt phẳng hình chiếu .................................................. 19
Chương 2: Đường, mặt phẳng có vị trí đặc biệt ....................................................... 20
2.1. Các đường thẳng đặc biệt ............................................................................... 20
2.1.1. Đường thẳng chiếu bằng ......................................................................... 20
2.1.2. Đường thẳng chiếu đứng ......................................................................... 20
2.1.3. Đường thẳng chiếu cạnh .......................................................................... 21
2.1.4. Đường bằng ............................................................................................ 21
2.1.5. Đường mặt ............................................................................................... 22
2.1.6. Đường cạnh .............................................................................................. 23
2.2. Các mặt phẳng đặc biệt .................................................................................. 23
2.1.1. Mặt phẳng chiếu bằng ............................................................................. 23
2.1.2. Mặt phẳng chiếu đứng ............................................................................ 24
2.1.3. Mặt phẳng chiếu cạnh ............................................................................. 24
2.1.4. Mặt phẳng bằng ....................................................................................... 25
2.1.5. Mặt phẳng mặt ......................................................................................... 26
2.1.6. Mặt phẳng cạnh........................................................................................ 26
Chương 3: Quan hệ giữa điểm, đường thẳng mặt phẳng ......................................... 27
3.1. Điểm thuộc đường thẳng ................................................................................ 27
3.2. Điểm, đường thẳng thuộc mặt phẳng ............................................................. 28
3.2.1. Điểm thuộc mặt phẳng ............................................................................. 28
2
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

3.2.2. Đường thẳng thuộc mặt phẳng................................................................. 28


3.2.3. Các bài toán cơ bản .................................................................................. 29
3.3. Giao của đường thẳng và mặt phẳng.............................................................. 30
3.3.1. Giao của một đường thẳng bất kỳ và một mặt phẳng chiếu .................... 30
3.3.2. Giao của một đường thẳng bất kỳ và một mặt phẳng bất kỳ ................... 31
3.3.3. Giao của một đường thẳng chiếu và một mặt phẳng ............................... 31
3.4. Giao tuyến của hai mặt phẳng ........................................................................ 32
3.4.1. Tìm giao tuyến của mặt phẳng với mặt phẳng chiếu ............................... 32
3.4.2. Giao tuyến của hai mặt phẳng bất kỳ....................................................... 33
Chương 4: Các phương pháp biến đổi ...................................................................... 35
4.1. Phương pháp thay mặt phẳng hình chiếu ....................................................... 35
4.1.2. Thay mặt phẳng hình chiếu đứng ............................................................ 35
4.1.3. Thay liên tiếp các mặt phẳng hình chiếu ................................................. 42
4.2. Phương pháp dời hình .................................................................................... 44
4.2.1. Phương pháp dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu bằng .......... 45
4.2.2. Phương pháp dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu đứng ......... 46
4.2.3. Thực hiện liên tiếp các phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu 48
4.3. Phương pháp xoay (quay) hình quanh một đường đồng mức........................ 48
Chương 5: Hình chiếu của các khối hình học cơ bản ............................................... 49
5.1. Khối đa diện ................................................................................................... 49
5.1.1. Khái niệm về khối đa diện ....................................................................... 49
5.1.2. Đồ thức của khối đa diện ......................................................................... 49
5.1.3. Đồ thức của hình lăng trụ ........................................................................ 50
5.1.4. Đồ thức của hình chóp đều, hình chóp cụt đều ....................................... 50
5.1.5. Biểu diễn điểm thuộc đa diện .................................................................. 51
5.2. Khối trụ .......................................................................................................... 52
5.2.1. Khái niệm................................................................................................. 52
5.2.2. Đồ thức của khối trụ ................................................................................ 52
5.2.3. Điểm thuộc mặt trụ .................................................................................. 53
5.3. Khối nón ......................................................................................................... 53
5.3.1. Khái niệm................................................................................................. 53
5.3.2. Đồ thức của khối nón ............................................................................... 53
5.3.3. Điểm thuộc mặt nón................................................................................. 54
5.4. Khối cầu ......................................................................................................... 54
5.4.1. Khái niệm................................................................................................. 54
5.4.1. Đồ thức của khối cầu ............................................................................... 55
3
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

5.4.3. Điểm thuộc mặt cầu ................................................................................. 55


Chương 6: Giao điểm, giao tuyến của các vật thể .................................................... 56
6.1. Giao điểm của đường thẳng với khối hình học .............................................. 56
6.1.1. Giao điểm của đường thẳng với đa diện .................................................. 56
6.1.2. Giao của đường thẳng với mặt trụ ........................................................... 57
6.1.3. Giao của đường thẳng với mặt nón......................................................... 57
6.2. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học ................................................ 58
6.2.1. Giao tuyến của mặt phẳng với đa diện .................................................... 58
6.2.2. Giao tuyến của mặt phẳng cắt lăng trụ .................................................... 59
6.2.3. Giao tuyến của mặt phẳng với mặt trụ..................................................... 59
6.2.4. Giao tuyến của mặt phẳng với khối nón .................................................. 61
6.2.5. Giao tuyến của mặt phẳng với khối cầu .................................................. 61
6.3. Giao tuyến của hai đa diện ............................................................................. 63
PHẦN II: VẼ KỸ THUẬT ....................................................................................... 64
Chương 1: Vẽ hình học............................................................................................. 65
1.1. Chia đều đoạn thẳng ....................................................................................... 65
1.1.1. Chia đôi một đoạn thẳng .......................................................................... 65
1.1.2. Chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau ......................................... 65
1.2. Chia đều đường tròn ....................................................................................... 66
1.2.1. Chia đường tròn ra 3 phần 6 phần bằng nhau .......................................... 66
1.2.2. Chia đường tròn ra 4 phần 8 phần bằng nhau .......................................... 67
1.2.3 Chia đường tròn ra 5 phần 10 phần bằng nhau ......................................... 67
1.2.4. Chia đường tròn ra 7, 9, 11, ... phần bằng nhau ...................................... 67
1.3. Phép dựng hình .............................................................................................. 68
1.3.1 Dựng đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước ................ 68
1.3.2 Dựng một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước ........ 68
1.4. Dựng độ dốc và độ côn .................................................................................. 68
1.4.1. Dựng độ dốc............................................................................................. 68
1.4.2. Dựng độ côn............................................................................................. 69
1.5. Vẽ nối tiếp ...................................................................................................... 69
1.5.1. Vẽ tiếp tuyến với đường tròn ................................................................... 70
1.5.2. Vẽ cung nối tiếp hai đường thẳng ............................................................ 71
1.5.3. Vẽ cung nối tiếp một đường tròn với một đường thẳng .......................... 73
1.5.4. Vẽ cung nối tiếp hai đường tròn .............................................................. 74
1.6. Ứng dụng ........................................................................................................ 75
1.7. Vẽ một số đường cong hình học .................................................................... 77
4
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

1.7.1. Đường elip ............................................................................................... 77


1.7.2. Vẽ đường elip theo hai trục AB và CD ................................................... 77
1.7.3. Vẽ đường elip theo hai trục AB và CD ................................................... 78
1.7.4. Đường thân khai của đường tròn ............................................................ 78
Chương 2: Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ .................................................... 79
2.1. Khổ giấy, khung tên, khung bản vẽ, tỷ lệ ..................................................... 79
2.1.1. Khổ giấy.................................................................................................. 79
2.1.2. Khung tên, khung bản vẽ ......................................................................... 80
2.1.3. Tỷ lệ ......................................................................................................... 81
2.2. Chữ và đường nét ........................................................................................... 81
2.2.1. Chữ và số ................................................................................................. 81
2.2.2. Khổ chữ................................................................................................... 81
2.2.3. Kiểu chữ .................................................................................................. 81
2.3. Đường nét ...................................................................................................... 83
2.3.1. Chiều rộng và các nét vẽ ......................................................................... 83
2.3.2. Quy tắc các nét vẽ ................................................................................... 84
2.4. Ghi kích thước ................................................................................................ 85
2.4.1. Quy định chung ........................................................................................ 85
2.4.2. Các thành phần của một kích thước......................................................... 86
2.5.4. Các ký hiệu .............................................................................................. 90
Chương 3: Hình chiếu trục đo .................................................................................. 91
3.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo ................................................................... 91
3.1.1. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo........................................ 91
3.1.2. Hệ số biến dạng theo trục đo .................................................................. 91
3.1.3. Phân loại hình chiếu trục đo ................................................................... 92
3.2. Các loại hình chiếu trục đo ........................................................................... 92
3.2.1. Hình chiếu trục đo vuông góc đều .......................................................... 92
3.2.2. Hình chiếu trục đo xiên cân .................................................................... 94
3.3. Cách vẽ hình chiếu trục đo vật thể ................................................................ 95
3.3.1. Chọn loại hình chiếu trục đo .................................................................... 95
3.3.2. Dựng hình chiếu trục đo .......................................................................... 95
Chương 4: Hình chiếu của vật thể ............................................................................ 99
4.1. Hình chiếu cơ bản .......................................................................................... 99
4.1.1. Hình chiếu phụ ....................................................................................... 100
4.1.2. Hình chiếu riêng phần ............................................................................ 101
4.2 . Các loại hình chiếu ...................................................................................... 102
5
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

4.3. Cách vẽ hình chiếu của vật thể..................................................................... 102


4.4. Cách ghi kích thước của hình chiếu vật thể ................................................. 105
Chương 5: Hình cắt, mặt cắt ................................................................................... 107
5.1. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt ................................................................. 107
5.2. Các loại hình cắt ........................................................................................... 108
5.2.1. Theo vị trí mặt phẳng cắt ....................................................................... 108
5.2.2. Theo số lượng mặt phẳng cắt ................................................................. 109
5.2.3. Theo phần vật thể bị cắt ......................................................................... 110
5.3. Ký hiệu và quy ước về hình cắt.................................................................... 112
5.3.1. Ký hiệu ................................................................................................... 112
5.3.2. Quy ước ................................................................................................. 112
5.4. Mặt cắt, các quy ước ................................................................................... 113
5.4.1. Mặt cắt .................................................................................................. 113
5.4.2. Phân loại mặt ........................................................................................ 113
5.5. Ký hiệu và quy ước của mặt cắt .................................................................. 114
5.5.1. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt ................................................................. 115
5.5.2. Hình trích ............................................................................................... 116
5.5.3. Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ ba ....................................................... 117
Chương 6: Bản vẽ chi tiết ....................................................................................... 119
6.1. Khái niệm ..................................................................................................... 119
6.2. Những quy ước về biểu diễn ....................................................................... 119
6.3. Những quy ước về ghi kích thước................................................................ 119
6.4. Dung sai ...................................................................................................... 121
6.5. Độ nhám bề mặt .......................................................................................... 121
6.6. Các quy ước khác ......................................................................................... 122
6.7. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết .......................................................................... 122

6
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

PHẦN I: HÌNH HỌC HỌA HÌNH

7
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chƣơng 1: Đồ thức của điểm, đƣờng thẳng và mặt phẳng


1.1. Khái niệm phép chiếu
- Trong không gian lấy một mặt phẳng P, một điểm S không thuộc P và 1 điểm A
bất kỳ.
- Chiếu một điểm A từ tâm S lên mặt phẳng P là:
+ Vẽ đường thẳng SA
+ Tìm giao điểm của A’ = A x (P)

Hình 1.1: Minh họa phép chiếu


- Ta có các định nghĩa:
+ S là tâm chiếu
+ P là mặt phẳng hình chiếu
+ SA là đường thẳng chiếu hay tia chiếu
+ A’ là hình chiếu của điểm A qua tâm S lên mặt phẳng P (H.1.1)
Chú ý: Hình là 1 tập hợp các điểm. Vậy để chiếu một hình ta chiếu một số điểm
thành phần của hình để xác định hình đó.
1.1.1. Phép chiếu xuyên tâm
- Phép chiếu xây dựng như trên gọi là phép chiếu xuyên tâm.

- Các tính chất của phép chiếu xuyên tâm:


 Tính chất 1: Hình chiếu của đường thẳng không đi qua tâm chiếu là một
đường thẳng .
 Tính chất 2: Hình chiếu của đường thẳng đi qua tâm chiếu là một điểm .

8
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

- Nếu AB là đoạn th ẳng không đi qua tâm chiếu S thì hình chiếu xuyên tâm
của nó là một đoạn thẳng A’B’.
- Nếu CD là đường thẳng đi qua tâm chiếu S thì C’=D’.
1.1.2. Phép chiếu song song
- Phép chiếu xuyên tâm mà tâm chiếu lùi ra xa vô cực gọi là phép chiếu song song.
a) Xây dựng phép chiếu
- Cho mặt phẳng P, một đường thẳng s không song song mặt phẳng P và một điểm
A bất kỳ trong không gian.
- Chiếu một điểm A theo hướng s lên mặt phẳng P là:
1) Qua A vẽ đường thẳng a//s.
2) Xác định giao của đường thẳng a với mặt phẳng P là A’.

* Ta có các định nghĩa sau:


+ Mặt phẳng P gọi là mặt phẳng hình chiếu .
+ Đường thẳng s gọi là phương chiếu .
+ Điểm A’ gọi là hình chiếu song song của điểm A lên mặt phẳng hình chiếu
P theo phương chiếu s.
+ Đường thẳng a gọi là tia chiếu của điểm A.
b) Tính chất phép chiếu song song
 Tính chất 1. Hình chiếu của một đường thẳng không song song với hướng chiếu
là một đường thẳng.

9
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Có thể xác định d’ như sau:


- B1: Lấy 2 điểm A, Bd
- B2: Tìm A’, B’ theo định nghĩa
- B3: Nối A’B’ ta được d’
 Trường hợp đặc biệt
- Trường hợp đặc biệt 1: Hình chiếu của một đường thẳng song song với hư-
ớng chiếu là một điểm.

Nếu CD song song với phương chiếu s thì hình chiếu song song của nó là
một điểm C’=D’.
- Trường hợp đặc biệt 2: Một đường thẳng song song với mặt phẳng hình
chiếu thì song song với hình chiếu của nó.

 Tính chất 2: Hình chiếu của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song
song .

10
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

 Tính chất 3: Phép chiếu song song bảo toàn thứ tự và tỉ số đơn của 3 điểm thẳng
hàng.

𝐴𝐵 𝐵𝐶
= ′
𝐴′𝐵′ 𝐵 𝐶′

1.1.3. Phép chiếu vuông góc


- Phép chiếu vuông góc trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song khi phương
chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.
VD: Bóng khi chúng ta quan sát vào thời điểm 12h trưa.
- Phép chiếu vuông góc có đầy đủ tính chất của phép chiếu song song, ngoài ra có
thêm các tính chất sau:
+ Chỉ có một phương chiếu s duy nhất.

+ Giả sử AB tạo với mp (P) một góc φ thì:


A’B’=AB.cosφ
A’B’ ≤ AB

11
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

1.2. Đồ thức của điểm


Xây dựng đồ thức tức là thay các mặt phẳng toạ độ thành các mặt phẳng hình
chiếu, các trục toạ độ thành các trục hình chiếu.
1.2.1. Đồ thức của một điểm trong hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu
a. Cách xây dựng đồ thức
- Trong không gian lấy hai mặt phẳng vuông góc nhau P1 và P2.
- Mặt phẳng P1 có vị trí thẳng đứng.
- Mặt phẳng P2 có vị trí nằm ngang.
- Gọi x là giao tuyến của P1 và P2
(x = P1∩P2 )
- Có 1 điểm A bất kỳ trong không gian.
- Chiếu vuông góc điểm A lên mặt phẳng P1và P2 ta nhận được các hình
chiếu A1 và A2.
- Gọi Ax là giao của trục x và mặt phẳng (AA1A2)
- Cố định mặt phẳng P1, quay mặt phẳng P2 quanh giao tuyến x theo chiều
được chỉ ra trên Hình 2.1.a cho đến khi P2 trùng với P1.
=> Ta nhận được đồ thức của điểm A trong hệ hai mặt phẳng hình chiếu (Hình
2.1.b).

a) b)
Hình 1.2. Xây dựng đồ thức của một điểm trên hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu
b. Các định nghĩa
- Mặt phẳng P1: mặt phẳng hình chiếu đứng
- Mặt phẳng P2: mặt phẳng hình chiếu bằng
- Đường thẳng x: trục hình chiếu
- A1: hình chiếu đứng của điểm A
- A2: hình chiếu bằng của điểm A
- A A1: Độ xa của điểm A (là khoảng cách của điểm A tới mặt phẳng P1 )
- A A2: Độ cao của điểm A (là khoảng cách của điểm A tới mặt phẳng P2)
 Phần tư: Hai mặt phẳng hình chiếu P1, P2 vuông góc với nhau chia không
gian thành bốn phần, mỗi phần được gọi là một góc phần tư.
12
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

+ Phần không gian phía trước P1, trên P2 được gọi là góc phần tư thứ nhất (I).
+ Phần không gian phía sau P1, trên P2 được gọi là góc phần tư thứ hai (II).
+ Phần không gian phía sau P1, dưới P2 được gọi là góc phần tư thứ ba (III).
+ Phần không gian phía trước P1, dưới P2 được gọi là góc phần tư thứ tư (IV).

Ví dụ: Vẽ đồ thức của các điểm A, B, C, D lần lượt thuộc các góc phần tư I, II, III,
IV

 Độ xa của một điểm


- Ta có: 𝐴𝑥 𝐴2 = 𝐴1 𝐴 gọi là độ xa của điểm A
- Quy ước:
+ Độ xa dương: khi điểm A nằm phía trước P1
+ Độ xa âm: khi điểm A nằm phía sau P1.
+ Độ xa bằng 0: Nếu A thuộc P1
- Dấu hiệu nhận biết trên đồ thức:
+ Độ xa dương: A2 nằm phía dưới trục x
+ Độ xa âm: A2 nằm phía trên trục x
+ Độ xa bằng 0: Nếu A thuộc trục x
 Độ cao của một điểm
- Ta có: 𝐴𝑥 𝐴1 = 𝐴2 𝐴 gọi là độ cao của điểm A
- Quy ước:
+ Độ cao dương : khi điểm A nằm phía trên P2
+ Độ cao âm: khi điểm A nằm phía dưới P2.
+ Độ caobằng 0: Nếu A thuộc P2.

13
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

- Dấu hiệu nhận biết trên đồ thức:


+ Độ cao dương: A1 nằm phía trên trục x
+ Độ cao âm: A1 nằm phía dưới trục x
+ Độ caobằng 0: Nếu A thuộc trục x
Ví dụ: Vẽ đồ thức của các điểm A, B, C, D lần lượt thuộc các góc phần tư I, II, III, IV
- A thuộc góc thứ I: Vậy A có độ cao & độ xa đều dương
- B thuộc góc thứ II: Vậy B có độ cao dương & độ xa âm
- C thuộc góc thứ III: Vậy C có độ cao & độ xa đều âm
- D thuộc góc thứ IV: Vậy D có độ cao âm & độ xa dương
c. Tính chất
- Trên đồ thức, A1,Ax, A2 thẳng hàng, hay hình chiếu đứng và hình chiếu
bằng của 1 điểm nằm trên một đường thẳng vuông góc với trục x
=> Gọi đường thẳng đó là đường dóng thẳng đứng.
Chú ý: Với một điểm A trong không gian có đồ thức là một cặp hình chiếu A1, A2.
Ngược lại cho đồ thức A1 A2 , ta có thể xây dựng lại điểm A duy nhất trong không
gian. Như vậy đồ thức của một điểm A có tính phản chuyển.
1.2.2. Đồ thức của một điểm trong hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu
a. Cách xây dựng đồ thức
Tương tự như ở hệ thống mặt phẳng 2 hình chiếu, ta sử dụng thêm 1 mặt
phẳng hình chiếu thứ 3, vuông góc với 2 mặt phẳng nói trên, ta có hệ ba mặt phẳng
hình chiếu vuông góc.
- Trong không gian, lấy ba mặt phẳng P1’ P2,P3 vuông góc với nhau từng đôi mộ.t
+ Gọi x là giao điểm của P1 và P2 (x = P1∩P2)
+ Gọi y là giao điểm của P2 và P3 (y = P2∩P3)
+ Gọi z là giao điểm của P1 và P3 (z = P1∩P3)
- Chiếu vuông góc điểm A lên mặt phẳng P1, P2 và P3 ta nhận được các hình
chiếu A1, A2 và A3
- Cố định mặt phẳng P1, quay mặt phẳng P2 quanh trục x, quay mặt phẳng P3
quanh trục z theo chiều quay được chỉ ra trên Hình 2.2.a cho đến khi P2 trùng với
P1,P3 trùng với P1. Kết quả, trên mặt phẳng P2  P3  P1 ta thu được 3 hình chiếu
A1, A2, A3. Ta nhận được đồ thức của điểm A trong hệ hai mặt phẳng hình chiếu
(Hình 1.3.b).

14
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

a) b)
Hình 1.3. Xây dựng đồ thức của một điểm trên hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu
b. Định nghĩa
Ngoài 1 số định nghĩa và tính chất trong hệ thống mặt phẳng 2 hình chiếu ta
bổ sung thêm các định nghĩa và tính chất sau:
- Mặt phẳng P3: mặt phẳng hình chiếu cạnh
- Đường thẳng x, y, z : trục hình chiếu
- A3: hình chiếu cạnh của điểm A
- Gọi
Ax  x  (A1AA 2)
Ay  y  (A2AA 3)
Az  z  (A1AA 3)
- Trên đồ thức:
+ A1, Ax, A2 cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với trục x gọi là
đường dóng thẳng đứng.
+ A1, Az, A3 cùng nằm trên một đường thẳng song song với trục x gọi là
đường dóng nằm ngang.
 Độ xa cạnh của một điểm
- Ta có: 𝐴𝑧 𝐴1 = 𝐴𝑦 𝐴2 = 𝑂𝐴𝑥 = 𝐴3 𝐴 gọi là độ xa cạnh của điểm A
- Quy ước:
+ Độ xa cạnh dương: khi điểm A nằm phía bên trái P3
+ Độ xa cạnh âm: khi điểm A nằm phía bên phải P3.
+ Độ xa cạnh bằng 0: nếu A thuộc mặt phẳng P3
- Dấu hiệu nhận biết trên đồ thức:
+ Độ xa cạnh dương: A3 nằm phía bên phải trục z
+ Độ xa cạnh âm: A3 nằm phía bên trái trục z
+ Độ xa cạnh bằng 0: nếu A thuộc trục z

15
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

c. Tính chất của đồ thức


- Các yếu tố thuộc P1 và P2 vẫn giữ nguyên
- Nếu gọi Az là giao điểm của trục z với mặt phẳng (A, A1, A3) thì trên đồ
thức A1AZ A3 thẳng hàng.
- Đường thẳng A1A3 vuông góc với trục z gọi là đường dóng nằm ngang
Nhận xét: Ta có thể tìm được hình chiếu thứ 3 của một điểm khi biết hai hình chiếu
của điểm đó.
- Nếu A2 ở dưới trục x thì A3 ở bên phải trục z.
- Nếu A2 ở phía trên trục x thì A3 ở bên trái trục z.
- Nếu A2 thuộc trục x thì A3 thuộc trục z.
d. Cách tìm hình chiếu thứ 3 khi biết hai hình chiếu của điểm
Tìm hình chiếu cạnh: Có 2 cách
- Cách thứ nhất: áp dụng tính chất đồ thức:

- Cách thứ hai: Kẻ đường phân giác

16
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

1.3. Đồ thức của đƣờng thẳng


1.3.1. Trong hệ thống 2 mặt phẳng hình chiếu
- Đường thẳng được xác đinh bởi hai điểm vì vậy biểu diễn đường thẳng ta chỉ cần
biểu diễn hai điểm thuộc đường thẳng đó.
- Làm tương tự đối với từng điểm A, B ta được đồ thức của đoạn thẳng AB (cũng
như đường thẳng đi qua hai điểm AB).
- A1B1 là hình chiếu đứng của AB; A2B2 là hình chiếu bằng của AB.

b)
a)
Hình 1.4. Đồ thức của một đường thẳng trong hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu
 Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
- Trùng nhau: ta quy về bài toán xác định đồ thức của 2 điểm.
- Hai đường thẳng cắt nhau khi hình chiế đứng của chúng cắt nhau, hình chiếu bằng
của chúng cắt nhau và giao điểm cùng nằm trên một đường dóng.

a1  b1  M 1

a  b  M  a2  b2  M 2
M M  x
 1 2

Hình 1.5. Đồ thức của hai đường thẳng cắt nhau


- Hai đường thẳng song song với nhau khi hình chiếu đứng song song với nhau,
hình chiếu bằng song song với nhau.

a1 // b1
a // b  
a2 // b2

Hình 1.6. Đồ thức của hai đường thẳng song song với nhau

17
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

- Hai đường thẳng chéo nhau

1.3.2. Trong hệ thống 3 mặt phẳng hình chiếu

1.4. Đồ thức của mặt phẳng


Trong không gian, mặt phẳng được xác định bởi:
- Ba điểm không thẳng hàng.
- Một đường thẳng d và 1 điểm không thuộc đường thẳng d.
- Hai đường thẳng cắt nhau.
- Hai đường thẳng song song.

18
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Vì vậy, đồ thức của mặt phẳng cũng được xác định bởi đồ thức của các yếu
tố xác định mặt phẳng.
1.4.1. Trong hệ thống 2 mặt phẳng hình chiếu

Lƣu ý: Có thể chuyển mặt phẳng từ cách xác định này sang cách xác định
kia 1 cách dễ dàng.
Ví dụ: Mặt phẳng được xác định bởi 3 điểm không thẳng hàng A, B, C

=> Có thể được chuyển thành:


+ Hai đường thẳng cắt nhau.
+ Hai đường thẳng song song.

1.4.2. Trong hệ thống 3 mặt phẳng hình chiếu

19
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chƣơng 2: Đƣờng, mặt phẳng có vị trí đặc biệt


2.1. Các đƣờng thẳng đặc biệt
2.1.1. Đƣờng thẳng chiếu bằng
- Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng, do vậy nó cũng song
với mặt phẳng hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.

- Hình chiếu bằng là một điểm, hình chiếu đứng là một đường thẳng vuông góc với
trục x.

Hình 2.1. Đồ thức của đường thẳng chiếu bằng


2.1.2. Đƣờng thẳng chiếu đứng
- Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, do vậy nó cũng song
với mặt phẳng hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.

20
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

- Hình chiếu đứng là một điểm, hình chiếu bằng là một đường thẳng vuông góc với
trục x.

Hình 2.2. Đồ thức của đường thẳng chiếu đứng


2.1.3. Đƣờng thẳng chiếu cạnh
- Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh, do vậy nó cũng song
với mặt phẳng hình chiếu bằng và hình chiếu đứng.

- Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng là một đường thẳng song song với trục x. Hình
chiếu cạnh là một điểm.

Hình 2.3. Đồ thức của đường thẳng chiếu cạnh


2.1.4. Đƣờng bằng
- Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng.

21
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

- Tính chất: Hình chiếu đứng song song với trục x.

Hình 2.4. Đồ thức của đường bằng


2.1.5. Đƣờng mặt
- Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.

- Tính chất: Hình chiếu bằng song song song với trục x.

Hình 2.5. Đồ thức của đường mặt

22
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

2.1.6. Đƣờng cạnh


- Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh.

- Tính chất: Hình chiếu đứng song song với trục oz và hình chiếu bằng song song
với trục oy.

Hình 2.6. Đồ thức của đường cạnh


2.2. Các mặt phẳng đặc biệt
 TH1: Mặt phẳng có vị trí vuông góc với ít nhất 1 mặt phẳng hình chiếu
Mặt phẳng vuông góc với 1 mặt phẳng hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu.
2.1.1. Mặt phẳng chiếu bằng
- Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng (P2).

-Tính chất: Hình chiếu bằng suy biến thành một đường thẳng.

23
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình 2.7. Đồ thức của mặt phẳng chiếu bằng


2.1.2. Mặt phẳng chiếu đứng
- Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng

-Tính chất: Hình chiếu đứng suy biến thành một đường thẳng

Hình 2.8. Đồ thức của mặt phẳng chiếu đứng


2.1.3. Mặt phẳng chiếu cạnh
- Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh.

24
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

-Tính chất: Hình chiếu cạnh suy biến thành một đường thẳng.

Hình 2.9. Đồ thức của mặt phẳng chiếu cạnh


 TH2: Mặt phẳng có vị trí song song với ít nhất 1 mặt phẳng hình chiếu
2.1.4. Mặt phẳng bằng
- Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng

- Tính chất: Hình chiếu đứng suy biến thành một đường thẳng song song với trục x

A1B1C1 là đường thẳng //ox


A2B2C2=ABC

25
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

2.1.5. Mặt phẳng mặt


- Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.

-Tính chất: Hình chiếu bằng suy biến thành một đường thẳng song song với trục x

A1B1C1=ABC
A2B2C2 là đường thẳng // ox

2.1.6. Mặt phẳng cạnh


- Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh.

- Tính chất: Hình chiếu đứng suy biến thành một đường thẳng song song với trục
oz. Hình chiếu bằng suy biến thành một đường thẳng song song với trục oy.

A1B1C1 // oz
A2B2C2 // oy
A3B3C3=ABC

26
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chƣơng 3: Quan hệ giữa điểm, đƣờng thẳng mặt phẳng


3.1. Điểm thuộc đƣờng thẳng
Một điểm thuộc một đường thẳng khi và chỉ khi hình chiếu đứng của điểm
thuộc hình chiếu đứng của đường thẳng, hình chiếu bằng của điểm thuộc hình chiếu
bằng của đường thẳng.
Ví dụ 1: C ∈ AB => C1∈ A1B1, C2∈ A2B2

Ví dụ 2:
- A ∈ m khi A1m1; A2 m2; A1A2x.
- B∉ m

Ví dụ 3: Cho điểm I thuộc đường thẳng a. Biết I1, tìm I2


Giải:
1- Từ I1 vẽ đường đóng x
2- Đường dóng trên cắt a2 là điểm I2 cần tìm.

27
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

3.2. Điểm, đƣờng thẳng thuộc mặt phẳng


3.2.1. Điểm thuộc mặt phẳng

- Cho mặt phẳng α


- Đường thẳng d α
- Điểm M d thì Mα

Điều kiện để 1 điểm thuộc 1 mặt phẳng là: Điểm phải thuộc một đường
thẳng của mặt phẳng.
Ví dụ: D∈(ABC); E,F ∉(ABC).

Hình 3.1. Đồ thức của điểm thuộc và không thuộc mặt phẳng
3.2.2. Đƣờng thẳng thuộc mặt phẳng

- Cho mặt phẳng α


- Điểm M α và N α
- Qua M và N vẽ đường
thẳng d thì dα

Điều kiện 1: để 1 đường thẳng thuộc 1 mặt phẳng là: Đường thẳng đó phải
có 2 điểm thuộc mặt phẳng.
Ví dụ: DE ∈(ABC)

28
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình 3.2. Đồ thức của đường thẳng thuộc mặt phẳng


3.2.3. Các bài toán cơ bản
Bài toán 1: Cho hình chiếu đứng l1 của đường thẳng l thuộc mặt phẳng  xác định
bởi 2 đường thẳng cắt nhau a & b. Tìm hình chiếu bằng l2 của l.
Giải
- Giả thiết l1 cắt a1, b1 tại 11 & 21
Đường thẳng l có hai điểm 1 và 2 thuộc mặt phẳng  nên theo điều kiện
điểm thuộc mặt phẳng, l sẽ thuộc .
 Vậy ta tìm 12, 22 sẽ có l2

Bài toán 2: Cho mặt phẳng α(a,b), a cắt b tại I, điểm K thuộc mặt phẳng α đó. Biết
hình chiếu đứng K1, tìm hình chiếu bằng K2 .
Giải:
- Gắn điểm K vào một đường thẳng l ∈(α)
- Khi đó l1 qua K1. Tìm l2?
- K2 ∈ l2 (Điểm thuộc đường thẳng)

29
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

3.3. Giao của đƣờng thẳng và mặt phẳng


3.3.1. Giao của một đƣờng thẳng bất kỳ và một mặt phẳng chiếu
Trường hợp này một hình chiếu của giao điểm xem như đã biết, nó chính là
giao giữa hình chiếu suy biến của mặt phẳng chiếu và hình chiếu cùng tên của
đường thẳng. Để tìm hình chiếu còn lại, áp dụng bài toán điểm thuộc đường thẳng.
Bài toán: Cho một đường thẳng d, mặt phẳng (ABC) là mặt phẳng chiếu
đứng. Xác định giao điểm của d và (ABC)

• Phân tích:
- Nếu dựng một mặt phẳng qua d cắt mặt phẳng (ABC) thì giao của d với (ABC)
sẽ thuộc giao tuyến này.
- Vì mặt phẳng (ABC) là mặt phẳng chiếu đứng nên hình chiếu đứng là một
đường
thẳng, mọi đường thẳng thuộc (ABC) cũng thuộc đường thẳng này, vậy giao
tuyến
cũng trùng với đường thẳng này.
• Cách tìm
- Dựng giao tuyến m, m1 ≡A1B1C1 giao tuyến này cắt d1 tại I1.
- Từ I1 dóng tìm I2; I1I2 là giao điểm của d và (ABC).

30
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

3.3.2. Giao của một đƣờng thẳng bất kỳ và một mặt phẳng bất kỳ
Bài toán: Cho mặt phẳng (ABC) và đường thẳng d xác định giao điểm của d
và (ABC).

• Phân tích:
- Nếu mặt phẳng (ABC) là mặt phẳng chiếu như bài toán phần 2.3.1 có thể dễ dàng
xác định được. Ta tìm cách đưa bài toán này về dạng bài toán trên.
- Nếu ta dựng một mặt phẳng qua d cắt (ABC) thì giao điểm phải nằm trên giao
tuyến.
• Cách tìm
- Qua d dựng mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng này cắt (ABC) theo một giao tuyến
là DE có hình chiếu đứng là D1E1.
- Xác định D2E2. D2, E2 cắt d2 tại I2. Dóng lên d1 ta được I1. I (I1I2) là giao điểm của
d với (ABC).
3.3.3. Giao của một đƣờng thẳng chiếu và một mặt phẳng
Trường hợp này một hình chiếu của giao điểm xem như đã biết, nó trùng với
hình chiếu suy biến của đường thẳng chiếu. Để tìm hình chiếu còn lại, áp dụng bài
toán điểm thuộc mặt phẳng.
Bài toán: Vẽ giao điểm I của đường thẳng chiếu bằng d và mặt phẳng (a,b)
Vì d ⊥ P1 nên biết 𝐼1 ≡ 𝑑1 . Áp dụng bài toán điểm thuộc mặt phẳng (a,b) vẽ được
I2 .

31
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

3.4. Giao tuyến của hai mặt phẳng


3.4.1. Tìm giao tuyến của mặt phẳng với mặt phẳng chiếu
Bài toán: Cho mặt phẳng (ABC) và mặt phẳng chiếu đứng (mn) xác định
giao tuyến của hai mặt phẳng trên.
• Phân tích:
- Giả sử (ABC) cắt (mn) theo một giao tuyến thì hình chiếu đứng của giao tuyến
trùng
với hình chiếu đứng của (mn).
-Vì m1n1 là giao tuyến nên thuộc mặt phẳng (ABC) và có thể cắt AC, BC.

Hình 3.3. Giao tuyến của mặt phẳng chiếu với mặt phẳng bất kỳ
• Cách tìm:
- Qua m1n1 vẽ đường giao tuyến của (mn) với (ABC) giao tuyến này trùng với m1n1
và cắt cạnh A1C1 tại E1 cắt B1C1 tại D1. Dóng xuống hình chiếu bằng ta được E2, B2.
-Vẽ đường thẳng đi qua E2B2 đó là hình chiếu bằng của giao tuyến. Giao tuyến này
cắt m2n2 tại 2, K2. Dóng lên ta có hình chiếu đứng của I2K2 là I1K1 ∈ m1n1.

32
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

3.4.2. Giao tuyến của hai mặt phẳng bất kỳ


Muốn xác định giao tuyến của hai mặt phẳng ta chỉ cần biết hai điểm chung
của chúng.
Ta có thể có 1 điểm chung bằng cách tìm giao điểm của đường thẳng bất kỳ
của mặt phẳng này với mặt phẳng kia. Do đó, việc tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng
có thể đưa về việc giải liên tiếp 2 lần bài toán xác định giao điểm của đường thẳng
với mặt phẳng.
Dưới đây ta trình bày một phương pháp khác để tìm điểm chung của hai mặt
phẳng.
Cho 2 mặt phẳng 𝛼 và 𝛽. Để có một điểm chung của hai mặt phẳng 𝛼 và 𝛽 ta
cắt 𝛼 và 𝛽 bằng 1 mặt phẳng 𝜑
Khi đó:
- 𝜑 cắt 𝛼 theo giao tuyến m.
- 𝜑 cắt 𝛽 theo giao tuyến n.
Hai đường thẳng m và n cùng thuộc mặt phẳng 𝜑 nên phải cắt nhau tại một
điểm I. Dĩ nhiên I là một điểm chung của 2 mặt phẳng 𝛼 và 𝛽.
Để có điểm chung thứ 2 ta cũng làm tương tự.
Ta dùng 1 mặt phẳng thứ 2 là 𝜑′ cắt 𝛼 và 𝛽.
Khi đó:
- 𝜑′ cắt 𝛼 theo giao tuyến m’
- 𝜑′ cắt 𝛽 theo giao tuyến n’
Hai đường thẳng m’ và n’ cắt nhau tại điểm chung thứ hai K.
 IK là giao tuyến cần tìm

Những mặt phẳng phụ trợ là mặt phẳng bất kỳ. Tuy nhiên, phải chọn những
mặt phẳng ấy thế nào để có thể vẽ giao tuyến của chúng với mặt phẳng 𝛼 và 𝛽 được

33
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

dễ dàng. Thông thường ta dùng các mặt phẳng phụ trợ là mặt phẳng chiếu mà việc
vẽ giao tuyến của chúng với một mặt phẳng thường ta đã biết.
Lưu ý: Mặt phẳng phụ trợ phải chọn sao cho việc xác định giao tuyến phụ
được dễ dàng  thường chọn là mặt phẳng chiếu.
Bài toán: Cho hai mặt phẳng (mn) và (pq) xác định giao tuyến của hai mặt
phẳng này.
• Phân tích
- Để tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ta cần tìm được hai điểm thuộc giao tuyến.
Thông thường ta có thể dùng mặt phẳng phụ để tìm.
- Ta có thể sử dụng một số đường, mặt đặc biệt để xác định.
• Cách tìm:

Hình 3.4. Giao tuyến của hai mặt phẳng


- Dựng mặt phẳng chiếu đứng P cắt hai mặt phẳng (ab) và (mn), ta xác định được
hình chiếu đứng của giao tuyến.

34
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chƣơng 4: Các phƣơng pháp biến đổi


Mục đích của các phép biến đổi là đưa các yếu tố hình học ở vị trí tổng quát
về vị trí đặc biệt để thuận lợi cho việc giải các bài toán.
Trong hình học họa hình thường dùng hai phép biến đổi sau:
• Các phép thay mặt phẳng hình chiếu: là các phép biến đổi ta giữ nguyên các
đối tượng hình học, chỉ thay đổi vị trí của các mặt phẳng hình chiếu (tất
nhiên giữ nguyên các thuộc tính khác của hệ thống).
• Các phép dời hình (kể cả những phép dời đặc biệt như quay, gập): Ngược lại
giữ nguyên hệ thống mặt phẳng hình chiếu, chỉ thay đổi vị trí các hình.
4.1. Phƣơng pháp thay mặt phẳng hình chiếu
Phép thay đổi mặt phẳng hình chiếu là một phép biến đổi mà trong đó hệ
thống mặt phẳng hình chiếu thay đổi còn vật thể được biểu diễn thì đứng yên.
Phương pháp chung: Thay một mặt phẳng hình chiếu là trong hệ hai mặt
phẳng hình chiếu đã cho, ta giữ nguyên một mặt phẳng và thay mặt phẳng kia bằng
một mặt phẳng khác, vẫn vuông góc với mặt phẳng hình chiêu còn lại, hướng chiếu
lúc này thay đổi và vuông góc với mặt phẳng hình chiếu mới. Vẫn quay mặt phẳng
hình chiếu quanh trục x vể trùng với mặt phẳng hình chiếu kia trong hệ.
4.1.2. Thay mặt phẳng hình chiếu đứng
a. Phƣơng pháp
Giả sử ta có hệ thống mặt phẳng hình chiếu P1, P2. Thay mặt phẳng hình
chiếu đứng P1 là lấy một mặt phẳng 𝑃1′ vuông góc với P2 làm mặt phẳng chiếu đứng
mới và hướng vuông góc với 𝑃1′ làm hướng chiếu đứng mới.
Điều kiện: 𝑃1′ ⊥ 𝑃2
Bài toán: Cho điểm A trong hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu. Thay mặt
phẳng hình chiếu đứng P1 bằng mặt phẳng hình chiếu P1'. Xác định đồ thức của A
trong hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu mới.
 Xây dựng phép thay mặt phẳng hình chiếu:
- Giả sử điểm A trong hệ thống (P1 , P2) có hình chiếu là (A1 , A2).
- Chiếu vuông góc điểm A lên P’1 ta có hình chiếu A’1.
- Gọi x’ ≡ P’1∩P2 là trục hình chiếu mới.

35
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình 4.1. Thay mặt phẳng P1 thành mặt phẳng P’1


- Cố định P2 xoay P’1 quanh trục x’cho đến khi P’1≡P2.
(Chiều quay xác định như dưới hình ).

- Ta nhận được đồ thức của điểm A trong hệ thống (P’1, P2), A’1 là hình chiếu đứng
mới của điểm A.
Khi thay mặt phẳng hình chiếu đứng, vị trí tương đối của một điểm A bất kỳ
đối với mặt phẳng hình chiếu bằng không thay đổi, do đó:
- Hình chiếu bằng A2 của điểm A không thay đổi.
- Khoảng cách từ hình chiếu mới đến trục chiếu mới bằng khoảng cách từ hình
chiếu cũ đến trục chiếu cũ. (Độ cao của điểm A)
Tức là: A1Ax = A1' Ax'
Dựa trên những nhận xét đó, ta thấy việc thay hình chiếu đứng được tiến hành
trực tiếp như sau: Giả sử trong hệ thống cũ điểm A có các hình chiếu A1 và A2.
+ Vẽ trục hình chiếu x’, dĩ nhiên mỗi vị trí xác định của P1’ sẽ có một vị trí
của trục x’ tương ứng. Việc ta chọn nó như thế nào là tùy theo yêu cầu của từng bài
toán cụ thể.

36
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

+ Vẽ hình chiếu đứng mới A1’ của A, ở đây A1’A2 phải vuông góc với trục
x’ và A1’Ax’ = A1Ax
 Biểu diễn dạng đồ thức
- Chọn trục chiếu mới là một đường thẳng bất kỳ nằm trong vùng của hình chiếu bằng
(trục x’).
- Vẽ hình chiếu đứng mới A1' của A.
+ Vẽ đường thẳng qua hình chiếu bằng A2 của A vuông góc với trục chiếu mới.
+ Hình chiếu mới A1' nằm trên đường thẳng này và cách trục chiếu mới x' một
đoạn bằng A1Ax.

Hình 4.2. Đồ thức của điểm A trong hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới
b. Bài toán ứng dụng
Ví dụ 1: Cho đường thẳng AB thay mặt phẳng hình chiếu đứng sao cho đường
thẳng AB trở thành đường mặt.
Phân tích: Để AB trở thành đường mặt thì hình chiếu bằng phải song song với trục x'
Như vậy trục chiếu mới x' phải song song với hình chiếu bằng A2B2.
Cách dựng:
- Dựng trục x' song song với A2B2.
- Xác định điểm B1': B1'Bx' = B1Bx
- Xác định điểm A1': A1'Ax' = A1Ax

37
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Ví dụ 2: Xác định độ dài của đoạn AB.


Phân tích: Ta thấy nếu một đoạn thẳng nằm song song với mặt phẳng thì hình chiếu
thẳng góc của nó có độ dài bằng chính nó. Vậy muốn xác định độ dài của AB ta
thay mặt phẳng hình chiếu đứng để cho AB trở thành đường mặt là được.
Cách xác định:
- Vẽ trục x' sao cho AB là đường mặt
- Dựng x' song song với A2B2.
- Dựng A1'B1'
- Đo đoạn A1'B1' chính là độ dài của AB. (hình như ở ví dụ 1)
Ví dụ 3:Thay mặt phẳng hình chiếu đứng để đường bằng AB trở thành đường thẳng
chiếu đứng trong hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới.
LG
Để đường thẳng AB trở thành đường thẳng chiếu đứng ta phải chọn trục x’
vuông góc với A2B2, khi đó hình chiếu đứng mới của AB trùng thành một điểm
A1’ ≡ B1’, cách x’ một đoạn bằng độ cao của đường bằng trong hệ thống cũ.

Ví dụ 4: Cho mặt phẳng ABC thay mặt phẳng hình chiếu đứng sao cho ABC là mặt
phẳng chiếu đứng.
Phân tích: Nếu mặt phẳng ABC là mặt phẳng chiếu đứng thì trong hệ thống mới
hình chiếu đứng của nó phải là một đường thẳng. Mặt khác nếu thay mặt phẳng hình
chiếu đứng mới thì mặt phẳng hình chiếu này (P1') vừa vuông góc với P2 vừa vuông
góc với mặt phẳng (ABC) do đó P1' sẽ vuông góc với đường bằng của (ABC). Như
vậy trục x’ sẽ vuông góc với hình chiếu bằng của (ABC).
Cách dựng:
Ta có cách vẽ như sau:
- Dựng đường bằng của (ABC)
- Vẽ trục x’ vuông góc với hình chiếu bằng của đường bằng này.
- Dựng các điểm A1’, B1’, C1; ta được hình chiếu đứng mới của (ABC)

38
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

4.1.2. Thay mặt phẳng hình chiếu bằng


a. Phƣơng pháp
Giả sử ta có hệ thống mặt phẳng hình chiếu P1, P2. Thay mặt phẳng hình
chiếu bằng P2 tức là lấy một mặt phẳng 𝑃2′ vuông góc với P1 làm mặt phẳng chiếu
bằng mới và hướng vuông góc với 𝑃2′ làm hướng chiếu bằng mới.
Điều kiện: 𝑃2′ ⊥ 𝑃1
Bài toán: Cho điểm A (A1,A2). Hãy tìm hình chiếu mới của điểm A trong
phép thay mặt phẳng hình chiếu P2 thành P’2 biết trước trục x’ là giao của P’2 với P1.
Làm tương tự như đối với mặt phẳng hình chiếu đứng, sau đó xoay P’2 về
trùng với P1

Hình 4.3. Thay mặt phẳng P2 thành mặt phẳng P’2


Đối với 1 điểm A bất kỳ, khi thực hiện thay mặt phẳng hình chiếu bằng vị trí
tương đối của điểm A đối với P1 không có gì thay đối, do đó:
- Hình chiếu đứng A1 của điểm A không thay đổi.
- Độ xa của điểm A trong hệ thống hình chiếu mới bằng độ xa của điểm A trong hệ
thống hình chiếu cũ.
Tức là: A2Ax = A2' Ax' = AA1

39
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Dựa trên những nhận xét đó, ta thấy việc thay hình chiếu bằng được tiến hành
trực tiếp như sau: Giả sử trong hệ thống cũ điểm A có các hình chiếu A1 và A2.
+ Vẽ trục hình chiếu x’, dĩ nhiên mỗi vị trí xác định của P2’ sẽ có một vị trí
của trục x’ tương ứng. Việc ta chọn nó như thế nào là tùy theo yêu cầu của từng bài
toán cụ thể.
+ Vẽ hình chiếu bằng mới A2’ của A, ở đây A1A2’ phải vuông góc với trục x’
và A2’Ax’ = A2Ax.
 Biểu diễn dạng đồ thức
- Giả sử trong hệ thống hình chiếu cũ, điểm A có các hình chiếu A1, A2
- Chọn trục chiếu mới là một đường thẳng bất kỳ nằm trong vùng của hình chiếu bằng
(tùy theo yêu cầu bài toán cụ thể).
- Vẽ hình chiếu bằng mới A2' của A. Ở đây, 𝐴1 𝐴′2 ⊥ 𝑥 ′ và 𝐴′2 𝐴′𝑥 = 𝐴2 𝐴𝑥
+ Vẽ đường thẳng qua hình chiếu bằng A2 của A vuông góc với trục chiếu mới.
+ Hình chiếu mới A1' nằm trên đường thẳng này và cách trục chiếu mới x' một
đoạn bằng A1Ax.

Hình 4.4. Đồ thức của điểm A trong hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới
 Tính chất:
- Trên hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới (P1, P’2)
+ A1A’xA’2 cùng nằm trên một đường dóng vuông góc với x’
+ A’xA’2 =AxA2
b. Bài toán ứng dụng
Ví dụ 1: Cho đoạn thẳng AB (A1B1, A2B2). Thay mặt phẳng hình chiếu bằng, đưa
đoạn thẳng AB về đường bằng trong hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới.

40
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Phân tích: Như ta đã biết điều kiện ắt có và đủ để AB là đường bằng thì A1B1 phải
song song với trục x.
Cách dựng:
- Ta chọn trục x’ song song với A1B1.
- Hình chiếu bằng mới của AB là A2’B2’ ( A2’Ax’ = A2Ax, B2’Bx’ = B2Bx ).
Vì trong hệ thống mặt phẳng mới AB là đường bằng nên ta có độ dài của đoạn
thẳng AB chính bằng A2’B2’.

Ví dụ 2: Tìm hình dạng độ lớn thật của tam giác ABC được cho trên đồ thức.
Dựa vào tính chất của mặt phẳng đồng mức
- (ABC) đã cho là mặt phẳng chiếu đứng.
- Thay mặt phẳng P2 thành P’2 sao cho P’2 // (ABC)
Muốn vậy, chọn trục hình chiếu x’// A1B1C1. Tìm A’2B’2C’2?
- Kết quả ΔA’2B’2C’2 là hình dạng độ lớn thật của ΔABC.

41
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

4.1.3. Thay liên tiếp các mặt phẳng hình chiếu


a) Thay mặt phẳng P1 thành mặt phẳng P’1 rồi thay P2 thành P’2
P'1  P2
Điều kiện:
P'2  P'1
Bài toán: Cho điểm A (A1,A2). Hãy tìm các hình chiếu mới của điểm A trong phép
thay mặt phẳng hình chiếu P1 thành P’1 rồi P2 thành P’2, biết trước trục x’ là giao của
P2 với P’1, trục x” là giao của P’1 với P’2 .
Giải:
- Tìm A’1: A’1A2  x’ ; 𝐴′𝑥 𝐴′1 = 𝐴𝑥 𝐴1
- Tìm A’2: A’2A’1  x” ; 𝐴′2 𝐴′′2 = 𝐴2 𝐴𝑥′

Hình 4.5. Thay mặt phẳng P1 thành P’1 , rồi thay P2 thành P’2
Ví dụ 3: Cho đoạn thẳng AB (A1B1,A2B2). Bằng phương pháp thay mặt phẳng hình
chiếu hãy đưa đoạn thẳng AB về vị trí là đường thẳng chiếu bằng trong hệ thống mới.
Giải:
- Thay P1 thành P’1 để trong hệ thống (P’1,P2), AB là đường mặt.
+ Muốn vậy, chọn trục x’//A2B2.
+ Tìm A’1B’1? (Độ cao điểm A âm)
- Thay P2 thành P’2 để trong hệ thống (P’1,P’2), AB là đường thẳng chiếu bằng.
+ Muốn vậy, chọn trục x” ⊥ A’1B’1.
+ Tìm A’2B’2?
(A’2 ≡B’2 vì có độ xa bằng nhau, AB chiếu bằng)

42
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chú ý: Không được nhầm độ xa AxA2 với A’xA2


b) Thay mặt phẳng P2 thành mặt phẳng P’2 rồi thay P1 thành P’1
P'2  P1
Điều kiện:
P'1  P'2
Thực hiện phép thay tương tự như mục a)
Bài toán: Cho điểm A (A1,A2). Hãy tìm các hình chiếu mới của điểm A trong phép
thay mặt phẳng hình chiếu P2 thành P’2 rồi P1 thành P’1, biết trước trục x’ là giao
của P’2 với P1, trục x’’ là giao của P’1 với P’2.
Giải:
Tìm A’2: A1A’2  x’ ; 𝐴′𝑥 𝐴′2 = 𝐴𝑥 𝐴2
Tìm A’1: A’1A’2  x” ; A’’xA’1=A’xA1

Hình 4.6. Thay mặt phẳng P2 thành P’2 , rồi thay P1 thành P’1

43
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Ví dụ: Tìm hình dạng, độ lớn thật của tam giác ABC được cho trên đồ thức.
Giải:
- Thay P2 thành P’2 sao cho trong hệ thống (P1, P’2) thì (ABC) là mặt phẳng chiếu
bằng.
Muốn vậy, vẽ đường mặt Af.
Chọn trục x’  A1f1.
 Tìm A’2B’2C’2?
- Thay P1 thành P’1 sao cho trong hệ thống (P’1, P’2) thì (ABC) là mặt phẳng mặt.
Muốn vậy, chọn trục x’//A’2B’2C’2.
 Tìm A’1B’1C’1?
- Ta có A’1B’1C’1là hình dạng, độ lớn thật của tam giác ABC.

4.2. Phƣơng pháp dời hình


Dời một hình là ta di chuyển hình đến vị trí mới mà vẫn giữ nguyên vị trí các
mặt phẳng hình chiếu. Trong quá trình dời hình Ø = Ø'. Nên người ta nói rằng: “
phép dời bảo tồn khoảng cách giữa các yếu tố của hình”
Định nghĩa: Phép dời hình là phép dời hình đến một vị trí mới sao cho
khoảng cách của hai điểm bất kỳ A và B bằng khoảng cách của hai điểm tương ứng
A’, B’.
Nguyên tắc: Giữ nguyên hệ thống các mặt phẳng hình chiếu (x, P1, P2) và di
chuyển vật thể đến vị trí mới theo quy tắc các điểm của vật thể chuyển động trên
quỹ đạo là đường thẳng song song với 1 trong 2 mặt phẳng hình chiếu.

44
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Từ tính bất biến của khoảng cách của hai điểm bất kỳ, ta có thể suy ra các
tính chất sau đây của phép dời hình:
+ Một hình chiếu giữ nguyên hình dạng và kích thước.
+ Hình chiếu kia di chuyển trên đường thẳng song song với trục x.

Hình 4.7. Dời đường thẳng AB đến vị trí A’B’


4.2.1. Phƣơng pháp dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu bằng
Định nghĩa: Phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (P2) là
phép dời hình mà các đường thẳng nối các cặp điểm tương ứng đều song song với
mặt phẳng hình chiếu bằng.
Tính chất 1: Hình chiếu đứng của những đường thẳng nối các cặp điểm
tương ứng AA’, BB’, … đều song song với trục x: A1A1’// B1B1’// …// x
Thực vậy, trong phép dời song song với mặt phẳng hình chiếu bằng những
đường thẳng AA’, BB’, … là những đường bằng.
Tính chất 2: Hình chiếu bằng của hai hình tương ứng trong phép dời hình là
bằng nhau (Hình 4.8 ).
Tức là: A2B2=A'2B'2

Hình 4.8. Đồ thức dời AB thành A’B’ song song với P2


Do đó phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu bằng P2 được thực
hiện trên đồ thức như sau:

45
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

+ Vẽ hình chiếu bằng Φ2’ = Φ2 ( Vị trí Φ2’ được xác định theo yêu cầu của
từng trường hợp).
+ Vẽ Φ1’. Mỗi điểm A1’ của Φ1’ được xác định bằng giao điểm của hai
đường gióng. Đường gióng qua A1 và song song với trục x và đường thẳng qua A2’
và vuông góc với trục x.
Ví dụ 1: Cho đường thẳng AB, bằng phương pháp dời hình đưa AB trở thành
đường mặt.

Ví dụ 2: Xác định độ dài của đoạn thẳng AB.


Để xác định độ dài của đoạn thẳng AB ta dời AB đến A’B’ song song với
mặt phẳng hình chiếu đứng P1 (A’B’ là đường mặt ). Vậy ta dời A2B2 đến A2’B2’
song song với trục x (A2B2 = A2’B2’ ). Theo A1B1 và A2’B2’, xác định A1’B1’.
Độ dài của A1’B1’ chính là độ dài của AB (Hình minh họa ở VD1).
Ví dụ 3: Cho mặt phẳng (ABC), bằng phương pháp dời hình đưa mặt phẳng (ABC)
trở thành mặt phẳng chiếu đứng. ( Đưa mp (ABC) thành mp bằng).

4.2.2. Phƣơng pháp dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu đứng
Định nghĩa: Phép dời hình song song mặt phẳng hình chiếu đứng là phép
dời hình mà các đường thẳng nối các điểm tương ứng đều song song với mặt phẳng
hình chiếu đứng.

46
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Tính chất 1: Hình chiếu bằng của những đường thẳng nối các cặp điểm
tương ứng AA’, BB’, … đều song song với trục x: A2A2’// B2B2’// …// x
Thực vậy, trong phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu đứng
những đoạn thẳng AA’, BB’ ... đều là những đường mặt.
Tính chất 2: Hình chiếu đứng của hai hình tương ứng trong phép dời hình là
bằng nhau.
Tức là: A1B1 = A1’B1’

Hình 4.9. Đồ thức dời AB thành A’B’ song song với P1


Do đó phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu đứng P1 được thực
hiện trên đồ thức như sau:
+ Vẽ hình chiếu đứng Φ1’ = Φ1 ( Vị trí Φ1’ được xác định theo yêu cầu của
từng trường hợp).
+ Vẽ Φ2’. Mỗi điểm A2’ của Φ2’ được xác định bằng giao điểm của hai
đường gióng. Đường gióng qua A2 và song song với trục x và đường thẳng qua A1’
và vuông góc với trục x.

Ví dụ 1: Đưa AB thành đường thẳng chiếu đứng


Ví dụ 2: Cho mặt phẳng (ABC) là mặt phẳng chiếu đứng. Bằng phép dời hình song
song với măt phẳng hình chiếu đứng có thểđưa mặt phẳng ABC về mặt mặt phẳng
bằng.

47
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Do mặt phẳng (ABC) là mặt phẳng chiếu đứng => A1B1C1 nằm trên một
đường thẳng
Vì vậy phép dời hình song song với măt phẳng hình chiếu đứng có thể đưa
mặt phẳng ABC về mặt mặt phẳng bằng. Khi đó hình dạng thật của ABC chính là
A2’B2’C2’. Muốn vậy dời A1B1C1 về song song với trục x.

4.2.3. Thực hiện liên tiếp các phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu
Cũng như trong phép thay mặt phẳng hình chiếu, với những bài toán phức
tạp ta không thể chỉ dùng một phép dời hình song song với mặt phẳng hình chiếu
mà phải dùng liên tiếp hai hoặc nhiều hơn nữa các phép dời ấy.
Ví dụ: Xác định hình dạng thật của tam giác ABC
Giải: Để xác định được dạng thật của tam giác ABC ta đưa chúng về mặt
phẳng bằng. Vì vây, để làm được việc này trước tiên ta phải đưa ABC về mặt phẳng
chiếu đứng, muốn vậy ta phải dời A2B2C2 đến A2’B2’C2’ sao cho ở vị trí này đường
bằng AE là đường thẳng chiếu đứng. ( A2’E2’ vuông góc với trục x ) sau đó tương
tự như ví dụ trên ta đưa ABC về mặt phẳng bằng. Khi đó hình dạng thật của ABC
chính là A2”B2”C2”. ( H 6.11 ). Lưu ý tương tự như trên ta có thể giải bài toán bằng
việc đưa mặt phẳng ABC về mặt phẳng mặt.

4.3. Phƣơng pháp xoay (quay) hình quanh một đƣờng đồng mức
Sinh viên tự nghiên cứu phương pháp này

48
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chƣơng 5: Hình chiếu của các khối hình học cơ bản


Trong các bài toán ứng dụng đồ họa ta luôn phải phân tích một vật thể thành
các khối hình học cơ bản để có thể áp dụng các lý thuyết về hình học không gian,
hình học họa hình giải quyết các yêu cầu đặt ra.
Một vật thể bất kỳ đều có thể phân tích gần đúng thành các khối hình học cơ
bản, do vậy nghiên cứu cách biểu diễn đồ thức của các khối hình học cơ bản giúp ta
mô tả một vật thể chính xác.
5.1. Khối đa diện
5.1.1. Khái niệm về khối đa diện
Khối đa diện là khối hình học được giới hạn bằng các đa giác phẳng. Các đa
giác phẳng gọi là các mặt của khối đa diện. Các đỉnh và các cạnh của đa giác gọi là
các đỉnh và các cạnh của khối đa diện (Hình 5.1).
Trong các bài toán thường gặp đa diện có thể là những hình chóp, hình lăng
trụ, hình hộp, hoặc một vài đa diện bất kì như trên.

Hình 5.1. Khối đa diện


5.1.2. Đồ thức của khối đa diện
Muốn vẽ hình chiếu của khối đa diện phải vẽ hình chiếu của các đỉnh, các
cạnh và các mặt của khối đa diện. Khi chiếu lên một mặt phẳng hình chiếu nào đó,
nếu cạnh không bị các mặt của vật thể che khuất thì cạnh đó được vẽ bằng nét liền
đậm, ngược lại, nếu cạnh bị che khuất, thì cạnh đó được vẽ bằng nét đứt.

Hình 5.2. Đồ thức của khối đa diện


Hình chóp, hình lăng trụ là các khối đa diện đặc biệt.

49
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

5.1.3. Đồ thức của hình lăng trụ


a. Đồ thức của hình hộp chữ nhật
Để đơn giản, đặt các mặt của hình hộp song song với các mặt phẳng hình
chiếu. Các hình chiếu của các mặt của hình hộp là các hình chữ nhật (Hình 5.3).

Hình 5.3. Đồ thức của hình hộp chữ nhật


Muốn xác định điểm K nằm trên mặt của hình hộp, ta vẽ qua K một đường
thẳng thuộc mặt hình hộp.
b. Đồ thức của hình lăng trụ đều
Cách vẽ hình chiếu và cách xác định điểm nằm trên mặt của hình lăng trụ
tương tự như trên. Hình 5.4 là hình chiếu của một lăng trụ tam giác.

Hình 5.4. Đồ thức của hình lăng trụ


5.1.4. Đồ thức của hình chóp đều, hình chóp cụt đều
a. Hình chiếu của hình chóp đều
Xét hình chóp đều SABCDEF. Để đơn giản, nên đặt mặt đáy ABCDEF của
hình chóp đều song song với mặt phẳng hình chiếu P2 và đường chéo AD song
song với mặt phẳng hình chiếu P1, sẽ được các hình chiếu như hình 5.5.

50
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình chiếu bằng là hình lục giác đều, Hình chiếu bằng của đỉnh S trùng với
tâm của hình lục giác đều. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là hai hình tam giác
cân, đó là hình chiếu của các mặt bên. Chiều cao của tam giác cân bằng chiều cao
của hình chóp.
Muốn xác định một điểm K nằm trên mặt của hình chóp, hãy kẻ qua đỉnh S
và điểm K nằm trên đường thẳng SK nằm trên mặt bên của hình chóp. Cách vẽ như
hình 5.5.

Hình 5.5. Đồ thức của hình chóp


b. Hình chiếu của hình chóp cụt đều
Cách vẽ hình chiếu và cách xác định điểm nằm trên mặt bên của hình chóp
cụt tương tự như trường hợp hình chóp. Hình 5.6 là hình chiếu của một hình chóp
cụt có đáy là hình vuông.

Hình 5.6. Đồ thức của hình chóp cụt


5.1.5. Biểu diễn điểm thuộc đa diện
+ Để vẽ điểm thuộc cạnh đa diện ta áp dụng bài toán vẽ điểm thuộc đường thẳng.
Như điểm H.

51
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

+ Để vẽ điểm thuộc mặt đa diện ta áp dụng bài toán xác định điểm thuộc mặt phẳng.
Như điểm I.

Chú ý:
- Vẽ điểm thuộc mặt bên của một hình chóp thì điểm đó thường được gắn vào
đường thẳng đi qua điểm đó và đỉnh chóp. Điểm I.
- Vẽ điểm thuộc mặt bên của một hình lăng trụthì ta thường áp dụng gắn điểm
đó vào đường thẳng song song với cạnh bên của lăng trụ.
- Trên hình chiếu đang xét của đa diện một điểm thuộc mặt thấy của đa diện
thì điểm đó thấy, một điểm thuộc mặt khuất thì điểm đó khuất.
5.2. Khối trụ
5.2.1. Khái niệm
Hình trụ tròn xoay thường gọi là hình trụ, đó là khối hình học được giới hạn bởi
một mặt trụ tròn xoay và hai mặt cắt song song với nhau và vuông góc với trục quay.
Hình trụ cũng được xem như khối hình học được tạo thành bởi một hình chữ
nhật quay quanh một cạnh của nó (Hình 5.7).

Hình 5.7. Khối trụ


5.2.2. Đồ thức của khối trụ
Hình chiếu của hình trụ trên mặt phẳng vuông góc với trục quay là hình tròn
có đường kính bằng đường kính đáy của khối trụ.

52
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình chiếu của khối trụ trên mặt phẳng song song với trục quay là các hình
chữ nhật bằng nhau (Hình 5.8).

Hình 5.8. Đồ thức của hình trụ


5.2.3. Điểm thuộc mặt trụ
Muốn xác định một điểm K nằm trên mặt của hình trụ, biết hình chiếu đứng
K1 , hãy kẻ qua K1 đường dóng K1 K2 với K2  A2B2C2D2. Cách vẽ như hình 5.8
5.3. Khối nón
5.3.1. Khái niệm
Hình nón tròn xoay thường gọi là hình nón, đó là khối hình học được giới
hạn bởi một phần mặt nón tròn xoay kể từ đỉnh tới mặt cắt vuông góc với trục quay.

Hình 5.9. Khối nón


Hình nón cũng được xem như khối tròn được tạo thành bởi một hình tam
giác vuông quay quanh một cạnh góc vuông của nó.
5.3.2. Đồ thức của khối nón
Hình chiếu của khối nón trên mặt phẳng vuông góc với trục quay là hình tròn
có đường kính bằng đường kính đáy của khối nón.
Hình chiếu của khối nón trên mặt phẳng song song với trục quay là các tam
giác cân bằng nhau (Hình 5.10).

53
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình 5.10. Đồ thức của hình nón

Hình 5.11. Đồ thức của hình nón cụt


5.3.3. Điểm thuộc mặt nón
Muốn xác định một điểm K nằm trên mặt của hình nón, biết hình chiếu đứng
K1 , hãy kẻ qua K1 đường sinh S1 K1, từ đó xác định S2 K2. Cách vẽ như hình 5.10.
5.4. Khối cầu
5.4.1. Khái niệm
Hình cầu là hình được tạo ra bằng cách quay nửa hình tròn xung quanh
đường kính của nó.

54
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

5.4.1. Đồ thức của khối cầu


Hình chiếu của khối cầu trên các mặt phẳng hình chiếu là các hình tròn có
đường kính bằng đường kính của khối cầu.
Các hình tròn này là đường bao hình chiếu của hình cầu, đồng thời là hình
chiếu của đường tròn lớn song song với mặt phẳng hình chiếu (Hình 5.12).

Hình 5.12. Đồ thức của hình cầu


5.4.3. Điểm thuộc mặt cầu
Một điểm thuộc mặt cầu khi điểm đó thuộc một đường tròn của mặt cầu.
Muốn xác định một điểm K nằm trên mặt cầu, ta dựng qua điểm đó đường tròn nằm
trên mặt cầu, và mặt phẳng chứa đường tròn đó song song với mặt phẳng hình
chiếu. Cách vẽ như hình 5.12.

55
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Chƣơng 6: Giao điểm, giao tuyến của các vật thể


6.1. Giao điểm của đƣờng thẳng với khối hình học
6.1.1. Giao điểm của đƣờng thẳng với đa diện
Giao của đường thẳng với đa diện, thực chất là tập hợp các giao điểm của
đường thẳng với các mặt phẳng tạo thành đa diện, mà giao của đường thẳng với mặt
phẳng ta đa biết cách giải ở chương 3.
Muốn tìm giao của một đường thẳng với một đa diện, người ta thường dùng
phương pháp mặt phẳng phụ trợ. Nội dung của phương pháp đó như sau:
+ Qua đường thẳng đã cho dựng mặt phẳng chiếu gọi là mặt phẳng phụ trợ.
+ Tìm giao của mặt phẳng phụ trợvới đa diện đã cho. Giao này gọi là giao phụ.
+ Tìm tập hợp các giao điểm của đường thẳng đã cho với giao phụ. Tập hợp các
điểm đó là giao phải tìm.
Ví dụ: Xác định giao của đường thẳng d với khối chóp SABC.
Giải:
- Dựng mặt phẳng phụ trợlà mặt phẳng chiếu
đứng R chứa đường thẳng d.
- Sau đó tìm các giao tuyến phụ giữa mặt
phẳng phụ trợR với các mặt phẳng hình chóp
SAB là GE, SBC là HE.
- Sau đó tìm các giao điểm của các giao tuyến
phụ với đường thẳng d là I,J đó chính là giao
điểm của đường thẳng d với khối chóp SABC.

Cách vẽ được thể hiện trên đồ thức

Hình 6.1. Giao điểm của đường thẳng với đa diện

56
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

6.1.2. Giao của đƣờng thẳng với mặt trụ


Như ta đã biết một đường thẳng cắt mặt trụ tại hai điểm, đểtìm hình chiếu
của hai giao điểm này ta tìm được ngày hình chiếu bằng của chúng chính là giao
của đường thẳng hình chiếu bằng và đường tròn hình chiếu bằng của mặt trụ, để tìm
giao điểm của đường thẳng d với mặt trụta tìm được ngay hai hình chiếu bằng của
giao điểm là A2, B2.Thình chiếu bằng này ta tìm được hình chiếu đứng A1, B1.A,
B chính là giao điểm của đường thẳng d với mặt trụ.

Hình 6.2. Giao của đường thẳng với mặt trụ


6.1.3. Giao của đƣờng thẳng với mặt nón
Trường hợp đường thẳng là đường thẳng chiếu thì ta dễ dàng tìm được một
hình chiếu của giao điểm việc tìm hình chiếu còn ta đã biết cách tìm.

57
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Trường hợp đường thẳng là đường thẳng thương ta phải sử dụng mặt phẳng
phụ trợ là mặt phẳng chứa đường thẳng đó và đi qua đỉnh của nón.

Hình 6.3. Giao của đường thẳng với mặt nón


Trên (Hình 6.3) chọn mặt phẳng phụ trợ là mặt phẳng chứa đường thẳng d và
đỉnh S. Sau đó ta tìm giao tuyến NT của mặt phẳng phụ trợ với mặt phẳng đáy.
⇒ S2I2 và S2J2 chính là giao tuyến phụ với nón từ đây ta dễ dàng tìm được A2, B2
⇒ A1, B1.
6.2. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học
6.2.1. Giao tuyến của mặt phẳng với đa diện
Giao của mặt phẳng với đa diện là một đa giác. Đỉnh của đa giác này là giao
điểm của một cạnh đa diện với mặt phẳng cắt, cạnh của đa giác là giao tuyến của
một mặt đa diện với mặt phẳng cắt.
Ví dụ: Tìm giao của mặt phẳng chiếu đứng R với khối đa diện SABC.
Giải: Ta thấy mặt phẳng R giao với đa diện SABC tại 4 mặt phẳng đó là 3 mặt bên
SAC, SBC, SAB và mặt đáy ABC. Do đó giao tuyến là đa giác có bốn cạnh, các
cạnh đó là giao của các mặt phẳng trên với mặt phẳng R. Các đỉnh của đa giác là
giao của các cạnh SC, SB, AB, và AC với mặt phẳng R. Nếu ta gọi các đỉnh của đa
giác lần lượt là I, N, H, K . Khi đó bài toán trở nên tìm giao điểm của đường thẳng
với mặt phẳng chiếu đã biết ở trên.

58
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình 6.4. Giao tuyến của mặt phẳng với đa diện


6.2.2. Giao tuyến của mặt phẳng cắt lăng trụ

Hình 6.5. Giao tuyến của mặt phẳng với lăng trụ
Trong hình 6.5a mặt phẳng Q vuông góc với P1 cắt hình lăng trụ lục giác đều
tạo thành giao tuyến là một đa giác.
Vì Q  P1 nên hình chiếu đứng của giao tuyến trùng với hình chiếu đứng của
mặt phẳng Q, đó là đoạn thẳng A1D1.
Các mặt bên của lăng trụ vuông góc với P2 , nên hình chiếu bằng của giao
tuyến trùng với hình chiếu bằng của các mặt bên, chính là lục giác A2B2C2D2E2F2 .
Để vẽ hình chiếu cạnh của giao tuyến, ta vẽ hình chiếu cạnh của từng điểm
của giao tuyến (Hình 6.5b).
6.2.3. Giao tuyến của mặt phẳng với mặt trụ
Tùy theo vị trí của mặt phẳng đối với trục của hình trụ, ta có các giao tuyến
khác nhau (Hình 6.6).
- Nếu mặt phẳng vuông góc với trục hình trụ thì giao tuyến là một đường
tròn (Hình 6.6a).

59
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

- Nếu mặt phẳng nghiêng với trục hình trụ thì giao tuyến là một đường elip
(Hình 6.6b).
- Nếu mặt phẳng song song với trục hình trụ thì giao tuyến là một hình chữ
nhật (Hình 6.6c).

Hình 6.6. Giao tuyến của mặt phẳng cắt mặt trụ
Ví dụ 1: Đầu trục vát phẳng (hình 6.3). Phần vát phẳng là do giao tuyến của mặt
phẳng Q song song với trục của hình trụ và mặt phẳng R vuông góc với trục của
hình trụ tạo thành.
Khi vẽ giao tuyến ta vẽ hình chiếu bằng trước và bằng cách xác định điểm
nằm trên mặt trụ ta vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của giao tuyến.

Hình 6.7. Đồ thức đầu trục vát phẳng


Ví dụ 2: Đầu trục xẻ rãnh (hình 6.8). Phần xẻ rãnh là do giao tuyến của hai mặt
phẳng A1 , A2 song song với trục của hình trụ và mặt phẳng B vuông góc với trục
của hình trụ tạo thành.

60
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Khi vẽ giao tuyến ta vẽ hình chiếu bằng trước và bằng cách xác định điểm
nằm trên mặt trụ ta vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của giao tuyến.

Hình 6.8. Đồ thức đầu trục rẽ nhánh


6.2.4. Giao tuyến của mặt phẳng với khối nón
Tùy theo vị trí của mặt phẳng đối với trục của hình nón tròn xoay, ta có các
giao tuyến khác nhau (Hình 6.9).
- Nếu mặt phẳng đi qua đỉnh hình nón thì giao tuyến là một tam giác cân,
cạnh của tam giác cân là đường sinh hình nón (Hình 6.9b).
- Nếu mặt phẳng song song với một đường sinh hình nón thì giao tuyến là
một parabol (Hình 6.9c).
- Nếu mặt phẳng song song với trục hình nón hoặc hai đường sinh hình nón
thì giao tuyến là một hyperbol (Hình 6.9d).
- Nếu mặt phẳng nghiêng với trục hình nón và cắt tất cả các đường sinh của
hình nón thì giao tuyến là một đường elip (Hình 6.9e).

Hình 6.9. Các dạng mặt phẳng cắt khối nón


6.2.5. Giao tuyến của mặt phẳng với khối cầu
Giao tuyến của mặt phẳng với khối cầu là một hình tròn.
- Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu của
đường tròn giao tuyến trên mặt phẳng hình chiếu đó cũng là một đường tròn (Hình
6.10).

61
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

Hình 6.10. Giao tuyến của mặt phẳng với khối cầu
- Nếu mặt phẳng nghiêng với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu của giao
tuyến trên mặt phẳng hình chiếu là một đường elip (Hình 6.11).

Hình 6.11.
Ví dụ 3: Đầu đinh vít chỏm cầu xẻ rãnh (hình 6.12). Phần xẻ rãnh là do giao tuyến
của hai mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh và một mặt phẳng
song song với mặt phẳng hình ciếu bằng tạo thành.
Khi vẽ giao tuyến ta vẽ hình chiếu đứng trước và bằng cách xác định điểm
nằm trên mặt cầu ta vẽ hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của giao tuyến.

Hình 6.12.

62
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện

6.3. Giao tuyến của hai đa diện


Thông thường giao tuyến của hai đa diện là một hoặc hai đường gẫy khúc
kín mà mỗi đỉnh là giao điểm của một cạnh của đa diện này với một mặt của đa
diện kia và mỗi cạnh là giao tuyến của một mặt của đa diện này với một mặt của
đa diện kia.

- Giao tuyến của hai khối lăng trụ

Hình 6.9. Giao của hai khối lăng trụ


- Giao tuyến của hai khối trụ

Hình 6.10. Giao của hai khối trụ

63
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

You might also like