Sự cần thiết của việc giải quyết tồn đọng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

2.

Sự cần thiết của việc giải quyết tồn đọng chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng
a) Xuất phát từ yêu cầu thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước

Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải
quyết chu đáo, kịp thời những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, như: báo tử liệt sĩ;
giải quyết chính sách đối với quân nhân mất tin, mất tích... Ngày 23 tháng 3 năm 1988,
Ban Bí thư đã chỉ thị: “Tiếp tục giải quyết gọn gàng, chu đáo những vấn đề còn tồn đọng
sau các cuộc chiến tranh". Ngày 19 tháng 7 năm 2017, Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí
thư nêu rõ: “Trên cơ sở các quy định của pháp luật, đẩy nhanh tiến độ xác nhận người có
công với cách mạng, giải quyết hồ sơ tồn đọng, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối
tượng và không để sót... Phấn đấu đến năm 2020, giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác
nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng"

b) Xuất phát từ đặc điểm của chiến tranh và thực trạng giải quyết chính sách
sau chiến tranh đối với người có công với cách mạng

Đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt, phức tạp, thời gian dài,
địa bàn tác chiến rộng; có nhiều thành phần, lực lượng tham gia, tính chất cơ động lớn.
Do đó, công tác quản lý, theo dõi tình hình và giải quyết chính sách đối với những người
hy sinh, bị thương cả trong và sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn. Kết thúc chiến tranh,
nhiều đơn vị sáp nhập hoặc giải thể; việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, danh sách quân nhân
không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, còn dễ thất lạc; đối tượng hầu hết không lưu trữ được giấy
tờ do bị mất hoặc rách nát..., việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính
sách của một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc chưa được chặt chẽ, thường xuyên,
nên công tác xác lập hồ sơ, giải quyết chế độ, chính sách đối với liệt sĩ, gia đình liệt sĩ,
thương binh, người có công với cách mạng có lúc, có thời kỳ chưa được kịp thời, chu
đáo. Qua tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, cho
thấy, còn nhiều đối tượng người có công với cách mạng chưa được xác nhận và hưởng
chế độ ưu đãi.

c) Xuất phát từ thực trạng giải quyết tồn đọng, tâm tư nguyện vọng đối tượng
và thân nhân đối tượng người có công với cách mạng

Thực tiễn giải quyết tồn đọng chính sách cho thấy, nhiều trường hợp để nghị xác
nhận liệt sĩ, thương binh, nhưng giấy tờ không đủ căn cứ chứng minh có đi bộ đội, có bị
thương, hy sinh hay không. Trường hợp có đi bộ đội, bị mất tin, mất tích nhưng đơn vị,
địa phương không còn lưu trữ được thông tin gì về nhân thân và thông tin liên quan.
Trường hợp có mộ trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng không xác định được đối tượng là quân
nhân, dân quân, du kích hay cán bộ dân chính đảng... và không xác định được trường hợp
hy sinh, từ trần. Quá trình giải quyết các tồn đọng chính sách đối với người có công với
cách mạng thấy rằng, đây là việc làm hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng nguyện vọng của
đối tượng và thân nhân người có công với cách mạng, giảm tải được đơn thư khiếu kiện,
bức xúc kéo dài, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định tình hình chính trị ở các địa
phương và trong phạm vi cả nước.

II. NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TỒN ĐỌNG CHÍNH
SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THUỘC | TRÁCH
NHIỆM CỦA BỘ QUỐC PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI

I. Nội dung, yêu cầu giải quyết tồn đọng thời gian tới

a) Về xác nhận liệt sĩ đối với quân nhân mắt tin, mắt tích

* Đặc điểm tình hình:

Theo kết quả khảo sát và báo cáo của các cơ quan, đơn vị, toàn quân có hàng chục
nghìn quân nhân mất tin, mất tích trong các thời kỳ kháng chiến, các cuộc chiến tranh và
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Toàn quân có hơn 14.971 quân nhân mất tin, mất tích, trong đó thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp: 1.004 quân nhân chống đế quốc Mỹ: 11.329 quân nhân,
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 2.423 quân nhân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 15 quân nhân
(Báo cáo số 1493/BC-CS ngày 19.6.2010 của Cục Chính sách Tổng cục Chính trị) Phần
lớn quân nhân mất tin, mất tích xảy ra trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu; một số
trường hợp tham gia hoạt động bí mật, bị địch bắt đưa đi biệt tích; bị bệnh tâm thần bỏ
đơn vị, bị lũ cuốn trôi hoặc mất tin, mất tích trong quá trình đơn vị giải quyết đi phép, đi
tranh thủ, còn nhiều trường hợp không rõ lý do.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, quân đội, việc giải quyết chính sách
đối với quân nhân mất tin, mất tích đã được triển khai từ đầu thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp đến nay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc, như: Hệ thống văn bản quy định chưa hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm tổ
chức xác minh, xác nhận quân nhân mắt tin, mất tích; thủ tục, hồ sơ và quy trình thực
hiện còn chung chung, thiếu rõ ràng. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chưa toàn diện, tổng
thể; khảo sát, đánh giá thực trạng chưa đầy đủ, khoa học. Phần lớn đối tượng không còn
giấy tờ hoặc thông tin không thống nhất, nên chưa dù cơ sở, căn cứ pháp lý để xác nhận,
giải quyết chính sách.
* Nội dung, yêu cầu giải quyết

Tổ chức xác minh, kết luận; xác nhận, giải quyết chính sách đối với quân nhân mất
tin, mất tích phù hợp với tính chất, đặc điểm của đối tượng từng thời kỳ; thực hiện thận
trọng, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, được quần chúng nhân dân và thân
nhân đối tượng đồng tình ủng hộ.

Theo đó, nội dung, yêu cầu giải quyết chính sách đối với quân nhân mắt tin, mất
tích thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau: - Nghiên cứu ban hành và hoàn thiện
văn bản quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình điều tra, xác minh, kết luận và
thủ tục xác nhận, giải quyết chính sách đối với quân nhân mất tin, mất tích (để thống nhất
thực hiện trong toàn quân).

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục rà soát xác minh, hoàn thiện
danh sách quân nhân mắt tin, mất tích của đơn vị qua các thời kỳ Các quân khu chỉ đạo
Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội địa phương tập trung và soát, cung cấp thông tin có liên quan đến quân
nhân mắt tin, mắt tích.

Tập trung tổ chức xác minh, kết luận đối với số quân nhân mất tín, mất tích chưa
được giải quyết chính sách và hoàn thiện hồ sơ xác nhận, giải quyết chính t sách đối với
những trường hợp đủ điều kiện theo quy định hiện hành.

1) Đối tượng dủ điều kiện xác nhận liệt sĩ theo quy định tại các văn bản có hiệu
lực tại thời điểm hy sinh, nhưng đơn vị bảo từ từ sĩ hoặc từ trần

* Đặc điểm tình hình

Do tính chất cơ động trong chiến tranh, nhiều đơn vị có quân nhân hy sinh, nhưng
bản giao cho đơn vị tuyến sau bao tử, dẫn đến không ít trường hợp đã bảo từ không chính
xác (quân nhân hy sinh đủ điều kiện xác nhận liên sĩ, nhưng đơn vị bảo tử nhầm sang tử
sĩ hoặc từ trần). Hiện nay, có nhiều dạn thư của thân nhân đối tượng kiến nghị, khiếu nại,
đề nghị được bảo tử và giá quyết chính sách liệt sĩ.

* Nội dung, yêu cầu giải quyết

Nghiên cứu, đề xuất Chỉnh phủ bổ sung quy định về điều kiện xác nhận tại các văn
bản quy phạm pháp luật để vận dụng giải quyết chính sách để với đối tượng này. Tổ chức
rà soát, xác minh kết luận rõ đối tượng, trưởng hợp hy sinh, bảo đảm khách quan, dân
chủ, công khai, đồng thuận giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; xem xét giải quyết từng
trường hợp cụ thể.
2) Đối tượng đã được báo tử là liệt sĩ; được cấp Bằng "Tổ quốc ghi công thực
hiện chính sách ưu đãi đối với thân nhân, nhưng hiện nay cơ quan không lưu trữ
được danh sách cấp Bằng Tổ quốc ghi công", danh sách biệt sĩ hoặc bị thu hồi Bằng
"Tổ quốc ghi công", chế độ, chính sách

*Đặc điểm tình hình

Trong giai đoạn trước tháng 5 năm 1996, việc cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" chưa
được thống nhất; theo quy định Bộ Quốc phòng cấp Bảng "Tổ quốc ghi công" cho liệt sĩ
quân đội từ ngày 1 tháng 4 năm 1952 đến 24 tháng 5 năm 1956; Bộ Thương binh cấp
Bằng “Tổ quốc ghi ơn" cho liệt sĩ hy sinh trước ngày 1 tháng 4 năm 1952. Từ ngày 25
tháng 5 năm 1956 đến nay, việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công" được thống nhất, do Thủ
tướng Chính phủ ki tặng thưởng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương binh" (nay là Bộ
Lan động - Thương binh và Xã hội). Theo các văn bản hướng dẫn thực hiện ngh 1. Nghị
định số 899/TT ngày 2 Bạn đã gửi định nêu trên, đối với các liệt sĩ đã được cấp Bảng “Tổ
quốc ghi công" hoặc Băng "Tổ quốc ghi ơn" được cấp đổi lại cho thống nhất.

Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc cấp băng và đổi bằng theo quy định nêu
trên, các cơ quan, đơn vị quân đội và cơ quan chuyên môn của địa phương phối hợp chưa
kịp thời, thống nhất, nên đối tượng đã được bảo tử là viết sĩ hoặc được cấp Bằng “Tổ
quốc ghi công” và đã được cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chính sách ưu đãi đối
với thân nhân, gia đình nhưng hiện nay cơ quan không lưu trữ được danh sách cấp Bằng
“Tổ quốc ghi công". danh sách liệt sĩ nên bị thu hồi Băng "Tổ quốc ghi công" và chế độ,
chính sách hoặc còn để tồn đọng, dẫn đến nhiều đơn thư kiến nghị, khiếu kiện.

* Nội dung, yêu cầu giải quyết

Nghiên cứu, tham mưu đề xuất Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát, xác minh, phân loại, kết luận rõ từng trường hợp.
Trước mắt, xem xét vận dụng về thủ tục đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công theo quy
định, hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các văn bản hướng dẫn thực
hiện Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng văn bản đề
xuất bổ sung doi tượng vào các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết chính sách đối
với đối tượng này. Tổ chức rà soát, xác minh, phân loại, kết luận rõ, bảo đảm khách quan,
dân chủ, công khai; lấy ý kiến đồng thuận giữa các cơ quan, đơn vị và nhân dân địa
phương nơi thân nhân đối tượng cư trú.
3) Đối với đối tượng ẩm đạn, tai nạn bị chết trong các cuộc chiến tranh tại các
vùng chiến sự, vùng tiếp giáp với địch, vùng núi reo cao, vùng địa bản kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn... theo văn bản quy định tại thời điểm đối tượng chết đủ điều kiện
bảo tử là liệt sĩ

*Đặc điểm tình hình

Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, việc báo tử, xác nhận liệt
sĩ theo quy định tại Nghị định số 980-TTg ngày 27 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Điều lệ ưu đãi thương binh, dân quân du kích, thanh niên
xung phong bị thương tật, bản Điều lệ Ưu đãi gia đình liệt sĩ và bản Điều lệ Ưu đãi gia
đình quân nhân; Thông tư của Bộ Thương binh về việc giải thích và hướng dẫn thi hành
Điều lệ Ưu đãi gia đình liệt sĩ Từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 đến trước năm 1990, được
thực hiện theo Quyết định số 301-CP ngày 20 tháng 9 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ
về việc sung bổ sung về tiêu chuẩn để xác nhận là liệt sĩ, thương binh và về chính sách
dài với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ Thông tư số 03 TBXH ngày 17 tháng 1
năm 1981 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ,
thương binh; bổ sung chính sách đối với thường binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ mới bị
thương hoặc hy sinh từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 trở đi.

Theo các quy định nêu trên, các trường hợp chết vì ốm đau, tai nạn do dũng cảm
vượt khó khăn, nguy hiểm trong khi làm nhiệm vụ ở chiến trường vùng có chiến sự, vùng
tiếp giáp với địch trong các thời kỳ chiến tranh, hoặc vùng núi rẻo cao, hải đảo và làm
nhiệm vụ quốc tế; chết vi dũng cảm và tự nguyện làm những công việc nguy hiểm, cấp
bách nhằm phục vụ sản xuất và xây dựng, phục vụ quốc phòng và an ninh, xứng đáng
nêu gương cho mọi người học tập được xem xét xác nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, trong quá
trình tổ chức thực hiện, việc báo tử, xác nhận liệt sĩ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương
không thống nhất, nên trong một vụ việc có người được xác nhận liệt sĩ, có người không
được xem xét, giải quyết; hoặc đối tượng đăng là được báo từ hy sinh thì lại bảo tử là từ
trần.

* Nội dung, yêu cầu giải quyết

Nghiên cứu, xây dựng văn bản báo cáo Chính phủ xem xét ban hành văn bản quy
định bổ sung cụ thể về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ. Tổ chức rà soát,
xác minh, kết luận rõ, bảo đảm khách quan, dân chủ, công khai, lấy ý kiến đồng thuận
giữa các cơ quan, đơn vị và nhân dân địa phương nơi thân nhân đối tượng cư trú. Những
trường hợp có đơn thư kiến nghị, khiếu nại kéo dài, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức xác
minh, kết luận, có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

You might also like