bồi dưỡng sinh học lớp 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HÀNH TRÌNH 12 DAY – DAY 2 - Câu nào làm xong là phải chắc câu đấy, thuộc luôn!

Tuyệt
đối không được để câu nào chưa làm.
Câu 1. a) Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng thịt trâu khác với thịt bò?
b) Nguyên tắc bổ sung là gì? Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 2. Một gen cấu trúc dài 5100 Å, có X = 15% số nucleotit của gen. Sau đột biến, gen có 1048 A
và 449 X. a) Xác định dạng đột biến?
b) So sánh chiều dài của gen đột biến với chiều dài của gen trước lúc đột biến?
Câu 3.
a)Có thể tạo dòng thuần bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó
khăn?
b) Tại sao kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái lại tạo đựoc các hợp tử chứa các tổ
hợp nhiễm sắc thể (NST) khác nhau về nguồn gốc?
Câu 4 a) Một bệnh nhân bị hở van tin (van nhĩ thất đóng không kín).
- Nhịp tim của người đó có thay đổi không? Tại sao?
- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim có thay đổi không? Tại sao?
- Hở van tim gây nguy hại gì đến tim?
b) Khi làm thí nghiệm, tiêu bản cố định của Lan bị mất mác ghi tên. Khi Lan quan sát dưới kính
hiển vi thấy mô này có đặc điểm: tế bào dài, hình thoi, có một nhân và không có vân ngang. Theo
em mô mà bạn Lan quan sát được dưới kính hiển vi là loại mô nào? Giải thích.
Câu 5. Trình bày quá trình điều hoà lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucozo ở mức ổn định
của các hoocmon tuyến tuỵ?
Câu 6
a) Hãy điền các từ: Các cromatit
chị em, các cromatit không chị em,
tâm động, cặp nhiễm sắc thể tương
đồng, cặp nhiễm sắc thể không
tương đồng tương ứng với các chữ
cái phù hợp ở hình bên.

b) Điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng là gì?
Câu 7. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình nhân đôi ADN, quá trình
phiên mã (tổng hợp ARN) và dịch mã (tổng hợp prôtêin)? Nếu trong quá trình nhân đôi ADN và
quá trình phiên mã có một nuclêôtit của môi trường nội bào kết cặp với một nuclêôtit trên mạch
khuôn không đúng nguyên tắc bổ sung, thì trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn? Vì sao?

Câu 8. a) Có hai cây, cây (K) có kiểu gen AaBb và cây (H) có kiểu gen . Biết các gen trội là trội
hoàn toàn, kiểu gen của cây (K) và cây (H) có những điểm nào giống và khác nhau? Các gen quy
định các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền nào?
b) Ở cà chua, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Cho hai cây (P) đều
có kiểu hình thân cao, quả tròn giao phấn với nhau thu được F 1 gồm 75% số cây thân cao, quả tròn:
25% số cây thân thấp, quả tròn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, hãy biện luận xác định kiểu gen
của P, quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Câu 9
a) ADN có đặc điểm gì giúp nó đảm bảo chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin
di truyền?
b) Biết các bộ ba mã hóa cho các axit amin như sau: AUG: met, GUA: val, XGG: arg, UAX:
tir, UXX: ser, AXX: thr.
Trình tự các nuclêôtit trên mạch mã gốc của 1 đoạn gen là: TAXGXXAGGXATATG
TGG…
Hãy xác định trình tự các axit amin trên chuỗi axit amin do đoạn gen trên quy định tổng hợp

You might also like